Mr ‐ proanp, một chất điểm chỉ sinh học mới trong chẩn đoán, tiên lượng suy tim
Suy tim là một hội chứng phức tạp có thể do
rối loạn chức năng hoặc cấu trúc dẫn đến suy
khả năng tống máu hoặc làm đầy tâm thất. Hiện
nay khuynh hướng cố gắng xử lý sớm các đối
tượng có nguy cơ cao bị suy tim ví dụ như tăng
huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, nhưng suy
tim ở giai đoạn A, B (chưa có suy tim thật sự),
nhằm hạn chế đưa đến giai đoạn suy tim thật sự
(suy tim giai đoạn C, D) theo phân loại của
trường phái tim mạch Hoa Kỳ, Hiệp Hội tim Mỹ
ACC/AHA(23, 24). Tuy nhiên việc chẩn đoán suy
tim không dễ dàng, các triệu chứng thì không
đặc hiệu và dấu hiệu lâm sàng tuy có tương đối
đặc hiệu nhưng không phải tất cả đều nhạy cảm
(3)
. Đa số bệnh nhân suy tim đều lớn tuổi và có
nhiều bệnh lý khác đi kèm làm chẩn đoán trở
nên khó khăn hơn. Siêu âm tim được xem là tiêu
chuẩn đáng tin cậy để xác định rối loạn chức
năng thất trái và suy tim, nhưng không luôn sử
dụng dễ dàng vì cần yêu cầu về chuyên môn và
trang thiết bị. Việc chẩn đoán mức độ suy tim
thường dựa trên triệu chứng lâm sàng của độ
khó thở, là triệu chứng rất dễ thay đổi tùy theo
chủ quan của cả bệnh nhân và thầy thuốc. Do
vậy việc tìm các dấu sinh học chỉ điểm suy tim,
mang tính khách quan, đơn giản, độ tin cậy cao
là cần thiết(20).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Mr ‐ proanp, một chất điểm chỉ sinh học mới trong chẩn đoán, tiên lượng suy tim
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 538 MR‐proANP, MỘT CHẤT ĐIỂM CHỈ SINH HỌC MỚI TRONG CHẨN ĐOÁN, TIÊN LƯỢNG SUY TIM Lê Ngọc Hùng*, Nguyễn Chí Thanh**, Phan Thị Danh* TÓM TẮT Cơ sở: Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát độ nhạy và độ đặc hiệu của MR‐proANP trong chẩn đoán và tiên lượng điều trị suy tim. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu kiểu quan sát, tiền cứu về giá trị chẩn đoán và tiên lượng điều trị của MR‐proANP. Nhóm chứng gồm các bệnh nhân có nguy cơ và/hoặc bệnh lý tim mạch nhưng chưa có dấu hiệu suy tim (n = 43) và nhóm bệnh nhân bệnh lý tim mạch kèm suy tim (n=77). Tất cả bệnh nhân đều được đo MR‐ proANP. Trong phân nhóm bệnh nhân có suy tim nặng (n=38), theo định nghĩa NYHA độ III, IV kèm phân suất tống máu thất T (EF) < 30, việc theo dõi tử vong sớm trong 30 ngày và 12 tháng được thực hiện. Kết quả: Nồng độ MR‐proANP là 88,6 ± 98,9 pmol/L và 365,5 ± 193,8 pmol/L theo thứ tự cho nhóm chứng và nhóm bệnh nhân suy tim (p = 0,0001). Điểm cắt cho chẩn đoán suy tim của MR‐proANP là 140 pmol/L với độ nhạy và độ đặc hiệu là 95% và 93%, theo thứ tự. Nồng độ MR‐proANP ghi nhận không liên quan phái tính, tuổi và rung nhĩ, nhưng liên quan đến mức độ suy tim (thang điểm NYHA), phì đại thất T trên siêu âm, và phân suất tống máu thất trái. Trong phân nhóm bệnh nhân suy tim nặng, có 4 tử vong (10,5%) trong 30 ngày và 18 tử v ong (47,4%) trong 12 tháng. Điểm cắt của MR‐proANP là 458 pmol/L (độ nhạy 75%, độ chuyên 67,6%, p=0,032) và 400 pmol/L (độ nhạy 72,2%, độ chuyên 66.5%, p = 0,017) cho tiên lượng tử vong trong 30 ngày và 12 tháng. Kết luận: MR‐proANP là chất chỉ thị sinh học tốt trong chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh nhân suy tim. Cần thêm các nghiên cứu lâm sàng về vai trò của MR‐proANP. Từ khóa: MR‐proANP, suy tim, NYHA, độ nhạy, độ đặc hiệu. ABSTRACT MR‐PROANP, A NEW BIOMARKER FOR DIAGNOSIS, PROGNOSIS IN TREATMENT OF HEART FAILURE Le Ngoc Hung, Nguyen Chi Thanh, Phan Thi Danh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2013: 538 ‐ 547 Backgrounds: The aim of the study is to evaluate the sensitivity and specificity of MR‐proANP in diagnosis and prognostics in treatment of heart failure. Methods: Study design was prospective, longitudinal and observational trial evaluating the value of diagnosis and prognostics of MR‐proANP. The control group included patients with risks or cardiovascular diseases but without heat failure (n = 43) and the case group including ones with cardiovascular diseases and heart failure (n=77). All patients were measured MR‐proANP at baseline. In subgroup of patients with severe heart failure (n=38), defined as NYHA degree III, IV with ejection fraction of left ventricle < 30, the follow‐up for early mortality within 30 days and in 12 months were done. Results: The concentrations of MR‐proANP were 88.6 ± 98.9 pmol/L and 365.5 ± 193.8 pmol/L * Khoa Sinh Hóa, BV Chợ Rẫy ** Bộ môn Sinh Hóa, Khoa Y, Đại Học Y Dược TP Cần Thơ Tác giả liên lạc: TS. BS. Lê Ngọc Hùng, ĐT: 0913653618, Email: lengochungan@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 539 respectively to control group and heart failure cases group (p = 0.0001). The cut‐off value for diagnostics of heart failure of MR‐proANP was 140 pmol/L with sensitivity of 95% and specificity of 93%. The concentration of MR‐proANP was not related to gender, age, and atrial vibration, but significantly related to the severity of heart failure (NYHA scores), enlargement of left ventricle in ultra sound exam, and ejection fraction of left ventricle. In the severe heart failure group, there was 4 died cases (10.5%) within 30 days and 18 died (47.4%) within 12 months. The cut‐off of MR‐proANP was 458 pmol/L (sensitivity 75%, specificity 67.6%, p=0.032) and 400 pmol/L (sensitivity 72.2%, specificity 66.5%, p = 0.017) for prognosis of mortality within 30 days and 12 months, respectively. Conclusion: MR‐proANP was a good biomarker for diagnosis and prognosis in treatment of patients with heart failure. It is needed to have more clinical trial on the role of MR‐proANP. Keywords: MR‐proANP, heart failure, NYHA, sensitivity, specificity. ĐẶT VẤN ĐỀ Suy tim là một hội chứng phức tạp có thể do rối loạn chức năng hoặc cấu trúc dẫn đến suy khả năng tống máu hoặc làm đầy tâm thất. Hiện nay khuynh hướng cố gắng xử lý sớm các đối tượng có nguy cơ cao bị suy tim ví dụ như tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, nhưng suy tim ở giai đoạn A, B (chưa có suy tim thật sự), nhằm hạn chế đưa đến giai đoạn suy tim thật sự (suy tim giai đoạn C, D) theo phân loại của trường phái tim mạch Hoa Kỳ, Hiệp Hội tim Mỹ ACC/AHA(23, 24). Tuy nhiên việc chẩn đoán suy tim không dễ dàng, các triệu chứng thì không đặc hiệu và dấu hiệu lâm sàng tuy có tương đối đặc hiệu nhưng không phải tất cả đều nhạy cảm (3). Đa số bệnh nhân suy tim đều lớn tuổi và có nhiều bệnh lý khác đi kèm làm chẩn đoán trở nên khó khăn hơn. Siêu âm tim được xem là tiêu chuẩn đáng tin cậy để xác định rối loạn chức năng thất trái và suy tim, nhưng không luôn sử dụng dễ dàng vì cần yêu cầu về chuyên môn và trang thiết bị. Việc chẩn đoán mức độ suy tim thường dựa trên triệu chứng lâm sàng của độ khó thở, là triệu chứng rất dễ thay đổi tùy theo chủ quan của cả bệnh nhân và thầy thuốc. Do vậy việc tìm các dấu sinh học chỉ điểm suy tim, mang tính khách quan, đơn giản, độ tin cậy cao là cần thiết(20). Hoạt hóa hệ thần kinh – nội tiết giữ vai trò thiết yếu trong việc duy trì tuần hoàn của cơ thể trong suy tim(1). Trong quá trình đó sự bài tiết các peptide tăng thải natri của tâm nhĩ (ANP), nhằm đáp ứng với tình trạng tăng tải về thể tích và/hoặc tăng áp lực của tim. ANP (99 – 126) được dự trữ dưới dạng tiền hormone (prohormone). Trong quá trình phóng thích từ tế bào, prohormone này phân chia thành ANP và N‐terminal‐proANP (1 – 98)(2). Nồng độ NT‐pro Atrial natruretic peptide (NT‐proANP) tăng cao trong suy tim; nồng độ peptide này có mối tương quan nghịch với phân suất tống máu (EF), và tương quan thuận với mức độ nặng của suy tim(4,5,6). Hiện nay, NT‐proANP được sử dụng thường quy cho chẩn đoán, tiên lượng và điều trị suy tim(16,21). Vài nghiên cứu ở Phần Lan, Anh chỉ ra rằng việc xác định nồng độ hormone này giúp ích cho việc chẩn đoán sớm suy tim, làm giảm tần suất chẩn đoán sai mức độ suy tim(3, 7). Tuy nhiên, NT‐ ProANP bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong tuần hoàn như dễ bị thoái hóa bởi enzym, tương tác với một số protein khác trong máu. Để khắc phục những nhược điểm này, một phương pháp miễn dịch mới phát hiện đoạn peptide trong phân tử NT‐proANP có tên là Mid‐regional‐pro ANP (MR‐proANP) (53 – 90) có tính ổn định hơn NT‐proANP, đang được khảo sát trong các nghiên cứu gần đây(22). Tại Việt Nam ở thời điểm này, xét nghiệm MR‐proANP chưa được áp dụng. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tìm hiểu giá trị của MR‐proANP trong chẩn đoán và tiên lượng trên bệnh nhân suy tim. Mục tiêu chuyên biệt bao gồm xác định nồng độ MR‐proANP ở các giai đoạn A, B, C, D (theo ACC/AHA) và điểm cắt của MR‐proANP trong chẩn đoán suy tim; khảo sát mối tương Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 540 quan giữa MR‐proANP với mức độ suy tim theo NYHA, phân suất tống máu, và rung nhĩ, phì đại thất trái trên điện tâm đồ; và giá trị tiên đoán tử vong sớm trong vòng 30 ngày và muộn trong 12 tháng của MR‐proANP trên bệnh nhân suy tim nặng (NYHA III, IV) . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu tiền cứu, thiết kế kiểu quan sát, cắt dọc, không can thiệp, hàng loạt ca. Quần thể bệnh nhân quan sát là các bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ gây suy tim (cao huyết áp, bệnh van tim, xơ mỡ động mạch) nhưng chưa có biểu hiện suy tim và các bệnh nhân có biểu hiện suy tim thật sự. Tất cả bệnh nhân đều được chẩn đoán và điều trị tại khoa nội tim mạch, bệnh viện Chợ Rẫy, từ tháng 8/2010 đến tháng 9/2011. Cỡ mẫu được tính theo công thức n = Z2(1‐ α/2).p(1‐p)/d2, trong đó n: cỡ mẫu cần có cho quan sát, Z: tham số lấy từ bảng phân bố chuẩn, α: xác xuất sai lầm loại I, chọn α = 0,05; nên Z = 1,96, p là tỉ lệ tăng MR‐proANP trên người bị suy tim (p = 96%); d: sai số cho phép là 0,05. Có 52 ca bệnh nhân cho mỗi nhóm bệnh nhân, với 10% ca bệnh thất thoát trong nghiên cứu, số ca bệnh cần thiết là 60 ca cho mỗi nhóm, tổng cộng có 120 bệnh nhân.Tiêu chuẩn chọn bệnh: chia làm 2 nhóm: nhóm bệnh nhân có nguy cơ suy tim (ví dụ: tăng huyết áp, bệnh động mạch vành–nhưng chưa có tổn thương thực sự trên cơ tim, chưa bị suy tim (giai đoạn A, B/theo ACC/AHA) và nhóm bệnh nhân có suy tim thật sự (giai đoạn C,D). Chẩn đoán suy tim dựa theo các tiêu chuẩn sau: trên lâm sàng có triệu chứng suy tim (giảm khó thở lúc nghỉ, tăng khó thở khi gắng sức, phù cổ chân‐bàn chân, phù ngoại biên, tĩnh mạch cổ nổi – hoặc áp lực tĩnh mạch trung ương cao (> 16 cm nước), gan to, ran ư đọng đáy phổi, nhịp tim nhanh >120 lần/phút, nghetim có tiếng T3); có bằng chứng khách quan của rối loạn chức năng lúc nghỉ dựa vào siêu âm tim (phân suất tống máu thất T 2. Bệnh nhân được phân độ suy tim theo NYHA: độ I: không giới hạn họat động thể lực, không có triệu chứng khi gắng sức; độ II: giới hạn nhẹ hoạt động thể lực, có triệu chứng khi gắng sức; độ III: giới hạn đáng kể hoạt động thể lực, không có triệu chứng lúc nghỉ ngơi; độ IV: khó khăn khi tiến hành các họat động thể lực, có triệu chứng lúc nghỉ ngơi. Bệnh nhân suy tim nhưng kèm theo ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau, đều bị loại ra khỏi nghiên cứu: suy thận,xơ gan,hội chứng vành cấp,chấn thương tim, tâm phế mãn, hội chứng Cushing. Các biến số khảo sát gồm tuổi, phái tính, bệnh lý nền của suy tim (bệnh mạch vành, bệnh van tim, bệnh cơ tim, tăng huyết áp, bệnh tim bẩm sinh, bệnh lý khác), điện tâm đồ (nhịp xoang, rung nhĩ, phì đại tâm thất), phân độ NYHA (độ II, III, IV), giai đoạn suy tim (giai đoạn A, B, C và D) (theo ACC/AHA), triệu chứng cơ năng của suy tim (ran ứ đọng phổi, phù phổi cấp, tiếng T3, phản hồi gan‐tĩnh mạch cảnh (+), gan to, tim nhanh > 120 lần/phút), nồng độ MR‐proANP, ure, creatinin, EF tỉ số, E/A, phân nhóm EF (phân suất tống máu thất trái, chỉ số bình thường > 50%(32, 64), tiêu chuẩn chẩn đoán phì đại tâm thất trên ĐTĐ(6) (chỉ số Sokolov – Lyon: SV1 + RV5 hoặc RV6 > 35mm, chỉ số Cornell: RaVL + SV3 > 28 mm (nam), RaVL + SV3 > 20 mm (nữ), và RaVL > 11 mm), tiêu chuẩn chẩn đoán rung nhĩ (nhịp nhĩ: > 300 l/p, nhịp tim: không đều, nhịp thất: thay đổi), tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim nặng(6): NYHA III – IV và EF < 30%. Phương pháp thực hiện: tất cả bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh, tại khoa tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy. Bệnh nhân được hỏi bệnh sử, tiền sử, thăm khám lâm sàng dựa theo bảng câu hỏi thu thập số liệu, xét nghiệm máu: công thức máu, chức năng gan, thận, định lượng nồng độ MR‐proANP, đo điện tâm đồ, chụp XQ ngực thẳng, siêu âm Doppler tim. Xét nghiệm định lượng nồng độ MR‐ proANP trong máu được thực hiện tại khoa Sinh Hoá bệnh viện Chợ Rẫy theo quy trình sau: mẫu máu EDTA chống đông được lấy sau khi bệnh nhân nằm nghỉ tại giường 30 phút, mẫu được lấy trong vòng 24 giờ sau nhập viện, thể Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 541 tích 2 ml. Xét nghiệm được thực hiện trên máy Brahams và thuốc thử của hãng Kryptor (Đức), MR‐proANP trong máu được định lượng theo phương pháp TRACE. Với nồng độ chất kiểm tra chất lượng (quality control‐ QC) QC‐1 là 97,5 pmol/L, độ lập lại sau 15 lần đo có độ dao động CV (coeficent of variation) là 0,6%, và độ chính xác là 0,72% (96,8 pmol/L), với nồng độ QC‐2: 478,3 pmol/L độ dao động CV sau 15 lần đo là 10,7% và độ chính xác là 0,9% (473,5 pmol/L). Giá trị bình thường của MR‐proANP theo nhà sản xuất là 3‐85 pmol/L. Thống kê và xử lý số liệu: số liệu được nhập lưu giử với phần mềm EXEL và phân tích thống kê sử dụng phần mềm SPSS 16.0. Các biến số định lượng có phân phối bình thường sẽ được mô tả bằng trung bình và độ lệch chuẩn. Các biến số định lượng không có phân phối bình thường được mô tả bằng trị số trung vị và phạm vi của biến số. Dùng phương pháp phân tích biểu đồ xác xuất còn sống tích luỹ Kaplan Meier để so sánh sự khác biệt tử vong của 2 nhóm suy tim có tăng và không tăng MR‐proANP. Tính nguy cơ tử vong tương đối (với 95% khoảng tin cậy) trong các nhóm suy tim khác nhau và phân tích đa biến bằng mô hình hồi quy kiểu bậc thang của Cox. So sánh khả năng còn sống chung cả 2 nhóm trong toàn bộ thời gian theo dõi bằng phép kiểm Logrank test.Các phép kiểm được thực hiện với ngưỡng của mức ý nghĩa 5%. Hệ số tương quan r giữa 2 biến luôn nằm trong khoảng [‐1,+1], và r ≥ 0,7 biểu hiện mối tương quan rất chặt. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tổng số có 120 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, gồm 43 bệnh nhân có nguy cơ suy tim và 77 bệnh nhân suy tim. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và nồng độ MR‐proANP được trình bày trong Bảng‐1. Nồng độ MR‐proANP trên bệnh nhân suy tim có phân phối chuẩn, tuy nhiên số liệu có độ phân tán rộng, độ lệch chuẩn > 50% trị số trung bình (Hình 1). Bảng 1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân có nguy cơ suy tim (n = 43) Bệnh nhân suy tim (n=77) p Phái tinh Nữ Nam 26 17 41 36 0,28 Tuổi (năm) Trung bình ± ĐLC 65,1 ± 15,7 60,4 ± 16,6 0,22 Tối thiểu – tối đa 38 – 98 18 - 88 Nhóm tuổi (năm) < 25 0 3 0,38 26 -45 5 12 46 -65 16 32 >65 22 30 Bệnh lý gốc Thiếu máu cục bộ cơ tim 8 32 p < 0,0001 Tăng huyết áp 23 6 Bệnh van tim 12 27 Bệnh cơ tim 0 8 Bệnh lý khác (tim bẩm sinh, cường giáp) 0 4 Rối loạn nhịp Không 42 51 < 0,0001Có 1 26 Phân độ suy tim NYHA Độ I 0 0 < 0,0001 Độ II 0 11 Độ III 0 44 Độ IV 0 22 Phân suất tống máu thất trái (EF) Trung b ... n, và vấn đề chăm sóc y tế tốt hơn do đó ít bị các bệnh tim do nhiễm trùng lúc tuổi trẻ. Nhóm bệnh nhân suy tim NYHA III chiếm tỷ lệ cao nhất (57,1%), nhóm bệnh nhân NYHA II chiếm tỷ lệ thấp nhất (14,3%) và không có bệnh nhân NYHA I. Tỷ lệ bệnh nhân theo phân độ NYHA trong nghiên cứu này tương tự trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Loan(9) (1989 – 1990). Ngoài ra, trong một bài báo cáo của tác giả Châu Ngọc Hoa (11) thì suy tim theo phân độ NYHA III cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (42,5%). Sự khác biệt này có thể do chẩn đoán và điều trị tốt ở suy tim giai đoạn còn bù trừ hoặc phản ảnh bệnh viện Chợ Rẫy là tuyến cuối, tập trung bệnh nặng được chuyển từ tuyến dưới lên do vượt quá khả năng điều trị. So sánh với các nước phương Tây, trong một nghiên cứu đa trung tâm năm 2002(8) thì bệnh nhân tiền suy tim NYHA I và II chiếm tỷ lệ cao nhất (50,8%), suy tim NYHA IV thấp nhất (14,7%). Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân suy tim NYHA IV vẫn còn chiếm một tỷ lệ khá cao (28,6%), và tiền suy tim (NYHA I và II) là 14,3%. Điều này chứng tỏ điều trị bệnh nhân suy tim tại Việt Nam thường ở giai đoạn muộn, do bệnh nhân suy tim chưa nhận thức về vấn đề suy tim, hoặc do các yếu tố khách quan khác (ví dụ nhân viên y tế chủ quan bỏ sót, dịch vụ y tế chưa trang bị đủ phương tiện chẩn đoán). Nguyên nhân suy tim đứng đầu trong nghiên cứu này là bệnh động mạch vành (41,6%), thứ hai là bệnh lý van tim (35,1%). Kết quả này khác với nguyên nhân chủ yếu là bệnh lý van tim ghi nhận của Đỗ Đình Địch(10) năm 1959 tại bệnh viện Bạch Mai (>50%), và tại bệnh viện đa khoa Thái Nguyên (60%). Điều này chứng tỏ ở nước ta, điều trị bệnh van tim tốt và việc phòng ngừa thấp tim đạt hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy suy tim tại Việt Nam đang theo chiều hướng giống các nước phương tây với nguyên nhân do bệnh động mạch vành. Giá trị EF trung bình trong nghiên cứu này là 37,6%, thấp hơn nghiên cứu Kono T và cs., 1992 (45,1%). Nguyên nhân của sự khác biệt này là do đối tượng suy tim NYHA III và IV trong nghiên cứu này chiếm tỉ lệ cao, chức năng thất trái đã bị suy nhiều.Trong nhóm bệnh nhân được chẩn đoán xác định là suy tim thì suy chức năng thất trái mức độ trung bình (EF từ 20% đến 34%) chiếm tỉ lệ cao nhất (49,4%) còn suy chức năng thất trái mức độ nặng (EF < 20%) chiếm tỉ lệ thấp nhất (2,6%). Trong 77 bệnh nhân suy tim, 67,5% trường hợp có biểu hiện phì đại thất trái trên điện tâm đồ. Tỉ lệ phì đại thất trái cao hơn nhiều so với một số nghiên cứu trước đây, có thể do trong nghiên cứu này tỉ lệ bệnh nhân suy tim NYHA III khá cao. Rung nhĩ là rối loạn nhịp thường gặp nhất trên bệnh nhân suy tim, có 35,1% bệnh nhân suy tim có rung nhĩ. Theo dữ liệu của ADHERE(13) (Acute Decompensated National Heart Failure Registry), rung nhĩ tồn tại như là một bệnh lý đi kèm ở 31% bệnh nhân nhập viện vì suy tim. Tần suất của rung nhĩ tăng ở những bệnh nhân suy tim nặng, 50% số bệnh nhân tham gia nghiên cứu với phân độ NYHA IV có rung nhĩ hoặc tiền sử rung nhĩ. Trong nghiên cứu của chúng tôi, biểu đồ phân phối tần suất và kiểm định Kolmogorov‐ Smirnov cho thấy nồng độ MR‐proANP trong máu có phân phối tần suất lệch phải. Đặc điểm này tương tự như các nghiên cứu ở các nước khác. Công trình nghiên cứu của Gottlieb SS và cs(15) hay Stephan von Haehling(14) cũng cho kết quả tương tự. Tham gia vào nghiên cứu này có 43 bệnh nhân suy tim giai đoạn A, B thuộc nhóm chứng. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 545 Nồng độ MR‐proANP trung vị là 75,7 pmol/l; cao hơn so với người bình thường (trung vị 46,1 pmol/l) (p < 0,001). Điều này chứng tỏ MR‐ proANP có vai trò trong việc phát hiện sớm suy tim ở những người không có triệu chứng lâm sàng, đặc biệt ở những đối tượng có nguy cơ cao bị suy tim. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, giá trị MR‐proANP ở mức 140 pmol/l độ nhạy và độ chuyên cao (95% và 93%) trong chẩn đoán suy tim. Kết quả này tương tự như trong nghiên cứu của Maisel và cs (120 pmol/l)(8). Trong nghiên cứu này, nồng độ MR‐proANP có giá trị trung bình 366 pmol/l; độ lệch chuẩn 194 pmol/l; trung vị 349 pmol/l trên 77 bệnh nhân suy tim. Kết quả tương tự nghiên cứu của tác giả Von Haehling(14), trên bệnh nhân Châu Âu (339 pmol/L). Xét nghiệm định lượng MR‐proANP góp phần làm tăng độ chính xác trong chẩn đoán suy tim cho bác sĩ lâm sàng, đặc biệt đối với người không phải chuyên khoa tim mạch, do mang tính khách quan và đo lường được cụ thể. Đánh giá suy tim dựa theo điện tâm đồ, siêu âm tim hay X‐quang lồng ngực đòi hỏi phải được huấn luyện kỹ. Vì vậy, việc định lượng nồng độ MR‐ proANP có vai trò thiết thực trong chẩn đoán suy tim lâm sàng. Nồng độ MR‐proANP và độ nặng suy tim theo NYHA có tương quan khá chặt chẽ với nhau. Mức độ suy tim càng nặng thì nồng độ MR‐proANP trong máu càng cao (p < 0,001). Một công trình nghiên cứu của von Healing(14) trên 525 bệnh nhân suy tim cũng nhận thấy rằng nồng độ MR‐proANP gia tăng theo phân độ suy tim NYHA. Tác giả này cho thấy những bệnh nhân suy tim nhập viện có nồng độ MR‐ proANP dao động trong khoảng 142 – 430 (pmol/L), còn trong nghiên cứu của chúng tôi từ 228 – 432 pmol/L. Mối liên hệ trên cho thấy MR‐ proANP là phương tiện khách quan góp phần vào việc đánh giá chính xác tình trạng suy tim. Trong 77 bệnh nhân suy tim, mối liên quan giữa sự giảm phân suất tống máu (EF%) với sự gia tăng nồng độ MR‐proANP trong máu, mối tương quan nghịch này yếu, r = ‐ 0,54; p<0,001. Điều này có nghĩa là khi chức năng co bóp thất trái giảm càng nặng thì nồng độ MR‐proANP càng tăng cao trong máu. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi tương tự với một số nghiên cứu khác trên thế giới như Swedberg hay Burnett Jr JC(16). Việc kết hợp cả hai giá trị này sẽ giúp làm tăng thêm độ chính xác trong việc đánh giá chức năng tâm thu thất trái ở bệnh nhân suy tim. Ở các nước châu Âu, sử dụng kết quả MR‐proANP để tầm soát rối loạn chức năng thất trái và khi nồng độ hormone này cao thì mới thực hiện những xét nghiệm đánh giá tiếp theo về mặt tim mạch như siêu âm tim. Nếu so sánh giữa xét nghiệm nồng độ MR‐proANP trong máu và siêu âm tim thì định lượng dấu ấn sinh học này rất đơn giản, dễ thực hiện, không cần đòi hỏi phải được huấn luyện kỹ càng như siêu âm tim, cho một trị số khách quan và có giá thành rẻ, tại các nước phương tây. Nồng độ MR‐proANP trong máu ở bệnh nhân có biểu hiện phì đại thất trái là 407 ± 202,7 pmol/l cao hơn những bệnh nhân không có phì đại thất trái (278,1 ± 141 pmol/l), (p<0,005). Ở trạng thái bình thường, lượng MR‐proANP trong tuần hoàn có nguồn gốc chủ yếu là ở tâm nhĩ, nhưng khi bị suy tim thì hormone này được phóng thích từ tâm thất lẫn tâm nhĩ(18). Do đó bệnh nhân suy tim có phì đại thất trái lượng MR‐proANP tăng cao hơn trong tuần hoàn. Mối liên quan giữa nồng độ MR‐proANP trong máu với tình trạng rung nhĩ trên điện tâm đồ ở bệnh nhân suy tim. Nồng độ MR‐proANP trong máu của bệnh nhân suy tim kèm theo rung nhĩ là 389,4 ± 303,5 cao hơn những bệnh nhân không bị rung nhĩ (318,5 ± 253,7) pmol/L, (p< 0,005). Cơ chế của vấn đề tăng nồng độ MR‐ proANP trên bệnh nhân rung nhĩ chưa được biết rõ. Hiện tượng tăng điều chỉnh lên của gen tổng hợp ANP khi bị rung nhĩ nhiều hơn những đối tượng không bị rối lọan nhịp này hoặc do tình trạng tăng nồng độ ANP thông qua protein G. Protein G là một chất trung gian truyền tín hiệu đến tế bào trong cơ tâm nhĩ làm thay đổi Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 546 một số kênh ion dẫn đến việc tăng bài tiết ANP vào vòng tuần hoàn của cơ thể. Có 38 bệnh nhân suy tim nặng được theo dõi liên tục. Bốn bệnh nhân tử vong trong khoảng 30 ngày (10,5%); và 18 bệnh nhân tử vong trong 18 tháng (47,4%); cao hơn tỉ lệ tử vong so với nghiên cứu của tác giả Miheal(19). Sự khác biệt này là do chúng tôi chỉ theo dõi những đối tượng suy tim nặng (NYHA III, IV và EF < 30%), còn tác giả Miheal theo dõi tất cả các đối tượng.Theo kết quả của nghiên cứu này, diện tích dưới đường cong ROC của xét nghiệm MR‐ proANP trong tiên lượng tử vong trên bệnh nhân suy tim nặng trong khoảng thời gian nghiên cứu là 0,728; điểm cắt tối ưu là 400 pmol/l. Những đối tượng suy tim có nồng độ MR‐proANP lớn hơn 400 pmol/l có khả năng tử vong rất cao(21). Đường biễu diễn thời gian sống Kapplan Miere giữa 2 nhóm bệnh nhân sống và tử vong trong vòng 30 ngày tách rời nhau rõ vào khoảng ngày 23, 24 cho tới ngày 30. Bệnh nhân có nồng độ MR‐proANP cao (614,1 pmol/l) thì có nguy cơ tử vong cao vào tuần thứ ba, thứ tư sau điều trị. Với theo dõi 12 tháng, những bệnh nhân suy tim có nồng độ MR‐proANP lớn hơn 476,7 pmol/l có tỉ lệ tử vong cao hơn những đối tượng có nồng độ < 476,7 pmol/L, p, 0005. Kết luận, MR‐proANP là một dấu ấn sinh học có giá trị trong chẩn đoán, tiên lượng điều trị suy tim. CẢM ƠN Chúng tôi chân thành cảm ơn BS. Nguyễn Tú Phương, CNXN. Nguyễn Minh Thanh hỗ trợ trong thực hiện xét nghiệm MR‐proANP. Chúng tôi cảm ơn TS. BS Nguyễn Thị Hậu, TS.BS. Lê Thanh Liêm và khoa Nội Tim Mạch trong giúp đo84 thực hiện nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Schrier RW and WT. Abraham. (1999). Hormones and hemodynamics in heart failure. N Engl. J Med.; 341:577–585. 2. Itho H., Nakao K, and al Sugawara A et al. (1988). Gamma‐atrial natri uretic polypeptide (gammaANP)‐derived peptides in human plasma. J Clin Endocrinol Metab ; 67: 429 ‐ 437. 3. Cowie MR, Struthers AD, and Wood DA et al. (1997). Value of natriuretic peptides in assessment of patients with possible new heart failure in primary care. Lancet; 350: 1347 ‐ 1351. 4. Person H, et al. (2002). Neurohormonal activation in heart failure after acute myocardial infartion treated with bete‐ receptor antagonist. Eur Heart J Fail.; 4: 73 ‐ 82. 5. Sarnak MJ, et al. (2003). Kidney disease as a risk factor for development of cardiovascular disease: a statement from the AHA Councils on Kidney in Cardiovascular Disease, High blood pressure Research, Clinical Cardiology; 50: 1973 ‐ 1980. 6. Wei CM, et al. (1993). Natriuretic peptide system in humun heart failure. Circulation. pp 1004 ‐ 1009. 7. Dickstein K, Aarsland T, and C Hall. (1997). Plasma N‐terminal atrial natriuretic factor: a predictor of survival in patients with congestive heart failure. J Car Failure.; 3(2):pp 83 ‐ 89. 8. Maisel AS and et al. (2002). Diagnosing congestive heart failure in the dyspnea emegency department patient. Rev Cardiovasc Med., 4: pp 10 ‐ 17. 9. Nguyễn Thị Loan, Lại Phú Thưởng. (1995). Góp phần tìm hiểu tình trạng suy tim qua 200 bệnh nhân điều trị tại khoa nội bệnh viện đa khoa Thái Nguyên 1989 ‐ 1990. Tạp chí tim mạch học; tr 24 ‐ 25. 10. Đỗ Đình Địch. (1961). Kinh nghiệm điều trị suy tim ở bệnh viện Bạch Mai.Tập san nội khoa: tr 122 ‐ 131. 11. Châu Ngọc Hoa.(1999). Nghiên cứu kết hợp ức chế men chuyển trong điều trị suy tim mạn. Luận án Tiến sĩ Y học. 12. Kono T, et al. (1992).Clinical significance of normal cardiac silhouette in dilated cardiomyopathy‐evaluation based upon echocardiography and magnetic resonance imaging. Jpn Circ J.; 56: pp 359 ‐ 365. 13. Fonarow GC; (2003) ADHERE Scientific Advisory Committee. The Acute Decompensated Heart Failure National Registry (ADHERE): opportunities to improve care of patients hospitalized with acute decompensated heart failure. Rev Cardiovasc Med. ;4 Suppl 7:S21‐30 14. Stephan von Haehling, Ewa A. Jankowska, and et al.(2007) Comparison of Midregional Pro‐Atrial Natriuretic Peptide With NT‐proBNPin predicting survival in patients with chronic heart failureʺ. J Am Coll Cardial. 50: pp 1973 ‐ 1980. 15. Gottlieb SS, et al. (1989). Prognostic importance of atrial natriuretic peptide in patients with chronic heart failure. J Am Coll Cardial ; 13: pp 1334 ‐ 1339. 16. Burnett Jr. JC, Kao PC, and Hu DC et al. (1998) Atrial natriuretic peptide elevation in congestive heart failure in the human.Science. ; 231: pp 1145 ‐ 1147. 17. Russell J.OʹBrien, Joan E.Davies, and Squire. lain B. (2004). N‐ terminal pro‐atrial natriuretic peptide and Nterminal pro‐Btype natriuretic peptide in the prediction of death and heart failure in unselected patients following acute myocardial infarction. Clinical Science ; 204: pp 309 ‐ 316. 18. Russell J.OʹBrien, Joan E.Davies, and Squire. lain B. (2004).N‐ terminal pro‐atrial natriuretic peptide and Nterminal pro‐Btype natriuretic peptide in the prediction of death and heart failure in unselected patients following acute myocardial infarction. Clinical Science; 204: pp 309 ‐ 316. 19. Mihael Potocki, et al. (2009). Midregional pro‐Adrenomedullin in addition to B‐type natriuretics in the risk stratification of patients with acute dyspnea: an observational study. Critical Care; 13(4): R122 (doi: 10.1186/cc7975) 20. Fonarow G.(2004) Overview of acutely decompensated congestive heart failure: a report from the ADHERE registry. Heart fail Rev ; 9(3): pp 179 ‐ 185. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 547 21. Troughton RW, et al .(2000) Treatment of heart failure guided by plasma aminotreminal natriuretic peptide concentration.Lancet;355: pp 1126 ‐ 1130. 22. Wieczorek SJ, Wu AHB, and et al. (2002). A rapid Natriuretic peptide assay accurately diagnoses left ventricular dysfunction and heart failure: A multicenter evaluation. Am Heart J.; 144: pp 834 ‐ 839. 23. Frederick R, Yturralde and William H, and Gaasch. (2005). Diagnostic Cretia for Diastolic Heart Failureʺ. Progress in Cardiovascular Diseases; 47(5): pp 314 ‐ 319. 24. Michael, Catalin F. Baicu, and Bonnema and David D. (2005). Diastolic Heart Failure: Definitions and terminology. Progress in Cardiovascular Diseases; 47(5): pp 307 ‐ 313.
File đính kèm:
- mrproanp_mot_chat_diem_chi_sinh_hoc_moi_trong_chan_doan_tien.pdf