Năng suất sinh sản của lợn nái GF24 được phối với các dòng đực GF337, GF280, GF399 và sức sản xuất thịt của đời con nuôi tại miền trung

Chăn nuôi lợn là một nghề truyền thống ở nước ta, từ xưa tới nay nó luôn đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và là nguồn chủ đạo cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng. Theo kết quả điều tra năm 2018, chăn nuôi lợn đã tạo sinh kế cho khoảng 2,5 triệu nông hộ trong tổng số 8,6 triệu hộ sản xuất nông nghiệp và 9.770 trang trại trong tổng số 31.668 trang trại nông nghiệp, góp phần làm thay đổi bộ mặt của khu vực nông thôn. Đồng thời, chăn nuôi lợn đã cung cấp 3,8 triệu tấn thịt hơi (chiếm 70,4% tổng sản lượng thịt hơi các loại) cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu [9].

Để chăn nuôi lợn tiếp tục phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, Nhà nước đã có định hướng và đặt mục tiêu phát triển đến 2030 là phát triển chăn nuôi lợn với các giống cao sản theo hướng trang trại công nghiệp; tổng đàn lợn có mặt thường xuyên ở quy mô khoảng 29-30 triệu con, trong đó đàn lợn nuôi trang trại, công nghiệp chiếm trên 70%; cung cấp khoảng 60-62% sản lượng thịt xẻ (trong tổng sản lượng thịt xẻ các loại), trong đó, sản lượng xuất khẩu khoảng 15-20% [9].

Trong chăn nuôi, con giống có vai trò quyết định đến khả năng sản xuất tối đa của vật nuôi. Vì thế, để đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành chăn nuôi nói chung, Nghị quyết số 26 NQ/TƯ ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (khoá X) đã xác định giống là khâu tạo đột phá để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất. Tuy nhiên, mỗi giống, bên cạnh các ưu điểm đều có những nhược điểm nhất định liên quan đến khả năng sản xuất. Một trong những giải pháp để hạn chế những nhược điểm và phát huy tối đa ưu điểm của mỗi giống là sử dụng lai tạo

docx 147 trang dienloan 5340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Năng suất sinh sản của lợn nái GF24 được phối với các dòng đực GF337, GF280, GF399 và sức sản xuất thịt của đời con nuôi tại miền trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Năng suất sinh sản của lợn nái GF24 được phối với các dòng đực GF337, GF280, GF399 và sức sản xuất thịt của đời con nuôi tại miền trung

Năng suất sinh sản của lợn nái GF24 được phối với các dòng đực GF337, GF280, GF399 và sức sản xuất thịt của đời con nuôi tại miền trung
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HOÀNG THỊ MAI
NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI GF24 
ĐƯỢC PHỐI VỚI CÁC DÒNG ĐỰC GF337, GF280, GF399 VÀ SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA ĐỜI CON 
NUÔI TẠI MIỀN TRUNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
 HUẾ - 2021
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HOÀNG THỊ MAI
NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI GF24 
ĐƯỢC PHỐI VỚI CÁC DÒNG ĐỰC GF337, GF280, GF399 VÀ SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA ĐỜI CON 
NUÔI TẠI MIỀN TRUNG
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 9620105
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:
GS. TS. LÊ ĐÌNH PHÙNG
PGS. TS. NGUYỄN XUÂN BẢ
 HUẾ - 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS. Lê Đình Phùng và PGS.TS. Nguyễn Xuân Bả. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực, chính xác và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. 
Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận án này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thừa Thiên Huế, ngày 04 tháng 3 năm 2021
Nghiên cứu sinh
Hoàng Thị Mai
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ nhiều cá nhân và tổ chức.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới GS. TS. Lê Đình Phùng và PGS. TS. Nguyễn Xuân Bả, hai Thầy hướng dẫn khoa học, đã luôn sát sao, đầy trách nhiệm, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án này.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y, Phòng Đào tạo và Công tác sinh viên, quý Thầy Cô giáo Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô giáo Bộ môn Di truyền - Giống và Phòng Thí nghiệm Trung tâm, Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế đã luôn tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình phân tích chất lượng thịt lợn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý Công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam và quý Thầy Cô nhóm nghiên cứu đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện các nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt, luôn giúp đỡ và động viên để tôi hoàn thành luận án này.
Thừa Thiên Huế, ngày 04 tháng 3 năm 2021
Nghiên cứu sinh
Hoàng Thị Mai
MỤC LỤC 
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
a* 
b* 
95%CI
cs 
Du 
DFD 
h2 
L* 
L
LSM
LW
Min
Max
n
Pi 
pH24 
pH45 
PiDu
PiDu25 PiDu50 PiDu75 PSE 
TCVN
Y 
Giá trị màu đỏ
Giá trị màu vàng
Khoảng tin cậy 95%
Cộng sự
Duroc 
Dark, firm, dry
Hệ số di truyền
Giá trị màu sáng
Landrace
Giá trị trung bình bình phương bé nhất 
Large White
Giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn nhất
Số lượng mẫu
Pietrain
Giá trị pH sau 24 giờ giết mổ
Giá trị pH sau 45 phút giết mổ
Tổ hợp lai đực Pietrain x nái Duroc 
Tổ hợp lợn lai có 25% giống Pietrain và 75% giống Duroc Tổ hợp lợn lai 50% giống Pietrain và 50% giống Duroc 
Tổ hợp lợn lai 75% giống Pietrain và 25% giống Duroc 
Pale, Soft, Exudative 
Tiêu chuẩn Việt Nam 
Yorkshire
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Số lượng và cơ cấu hộ nuôi lợn theo quy mô chăn nuôi năm 2019	8
Bảng 2.1. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn	41
Bảng 2.2. Định mức cho ăn của lợn nái trong thí nghiệm	42
Bảng 2.3. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu sức sản xuất thịt của 3 tổ hợp lai GF337xGF24, GF280xGF24 và GF399xGF24.	44
Bảng 2.4. Giá trị dinh dưỡng phân tích (%, ngoại trừ năng lượng thô) theo nguyên trạng của khẩu phần thức ăn theo các giai đoạn nuôi	50
Bảng 2.5. Quy trình vắc xin cho lợn thí nghiệm	51
Bảng 2.6. Biến động nhiệt độ và độ ẩm trong chuồng kín trong quá trình thí nghiệm	51
Bảng 2.7. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu sức sản xuất thịt của 3 tổ hợp lai GF337xGF24; GF280xGF24 và GF399xGF24 trong chuồng hở.	53
Bảng 2.8. Biến động nhiệt độ và độ ẩm trong chuồng hở	53
trong suốt quá trình thí nghiệm	53
Bảng 2.9. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu sức sản xuất thịt của tổ hợp lai GF337xGF24 ở 3 mức khối lượng giết mổ 100, 110 và 120 kg.	54
Bảng 2.10. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu sức sản xuất thịt của tổ hợp lai GF399xGF24 ở 3 mức khối lượng giết mổ 100, 110 và 120 kg.	55
Bảng 3.1. Đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn nái GF24	57
Bảng 3.2. Năng suất sinh sản của lợn nái GF24 khi được phối tinh các dòng đực GF337, GF280, GF399	62
Bảng 3.3. Năng suất sinh sản theo lứa đẻ của lợn nái GF24 khi phối với các dòng đực GF337, GF280 và GF399	66
Bảng 3.4. Khối lượng (trung bình [khoảng tin cậy 95%]) của 3 tổ hợp lai GF337xGF24, GF280xGF24 và GF399xGF24 ở các độ tuổi (kg) trong điều kiện chuồng kín	69
Bảng 3.5. Tăng khối lượng (trung bình [khoảng tin cậy 95%]) của 3 tổ hợp lai GF337xGF24, GF280xGF24 và GF399xGF24 qua các giai đoạn tuổi (g/ngày)	70
Bảng 3.6. Lượng ăn vào (trung bình [khoảng tin cậy 95%]) của 3 tổ hợp lợn lai GF337xGF24, GF280xGF24 và GF399xGF24 qua các giai đoạn tuổi (kg/con/ngày)	72
Bảng 3.7. Hệ số chuyển hóa thức ăn (trung bình [khoảng tin cậy 95%]) của 3 tổ hợp lợn lai GF337xGF24, GF280xGF24 và GF399xGF24 qua các giai đoạn tuổi (kg thức ăn/kg tăng khối lượng)	73
Bảng 3.8. Năng suất thịt (trung bình [khoảng tin cậy 95%]) của 3 tổ hợp lợn lai GF337xGF24, GF280xGF24 và GF399xGF24 trong điều kiện chuồng kín	74
Bảng 3.9. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt (trung bình [khoảng tin cậy 95%]) của 3 tổ hợp lợn lai GF337xGF24, GF280xGF24 và GF399xGF24	77
Bảng 3.10. Giá trị dinh dưỡng của thịt cơ thăn (trung bình [khoảng tin cậy 95%]) ở 3 tổ hợp lợn lai GF337xGF24, GF280xGF24 và GF399xGF24 trong điều kiện chuồng kín	81
Bảng 3.11. Khối lượng (trung bình [khoảng tin cậy 95%]) của 3 tổ hợp lợn lai GF337xGF24, GF280xGF24 và GF399xGF24 ở các độ tuổi (kg)	82
Bảng 3.12. Tăng khối lượng (trung bình [khoảng tin cậy 95%]) của 3 tổ hợp lai GF337xGF24, GF280xGF24 và GF399xGF24 qua các giai đoạn tuổi (g/ngày)	83
Bảng 3.13. Lượng ăn vào (trung bình [khoảng tin cậy 95%]) của 3 tổ hợp lai GF337xGF24, GF280xGF24 và GF399xGF24 qua các giai đoạn tuổi (kg/con/ngày)	84
Bảng 3.14. Hệ số chuyển hóa thức ăn (trung bình [khoảng tin cậy 95%]) của 3 tổ hợp lai GF337xGF24, GF280xGF24 và GF399xGF24 (kg thức ăn/kg tăng khối lượng) qua các giai đoạn tuổi	85
Bảng 3.15. Năng suất thịt (trung bình [khoảng tin cậy 95%]) của 3 tổ hợp lai GF337xGF24, GF280xGF24 và GF399xGF24 trong điều kiện chuồng hở	86
Bảng 3.16. Chất lượng thịt (trung bình [khoảng tin cậy 95%]) của 3 tổ hợp lai GF337xGF24, GF280xGF24 và GF399xGF24 trong điều kiện chuồng hở	88
Bảng 3.17. Giá trị dinh dưỡng của thịt cơ thăn (trung bình [khoảng tin cậy 95%]) ở 3 tổ hợp lai GF337xGF24, GF280xGF24 và GF399xGF24 trong điều kiện chuồng hở	92
Bảng 3.18. Tăng khối lượng, lượng ăn vào và hệ số chuyển hóa thức ăn (trung bình [khoảng tin cậy 95%]) của hai tổ hợp lai GF337xGF24 và GF399xGF24 theo khối lượng giết mổ	94
Bảng 3.19. Năng suất thịt (trung bình [khoảng tin cậy 95%]) của hai tổ hợp lai GF337xGF24 và GF399xGF24 theo khối lượng giết mổ	96
Bảng 3.20. Chất lượng thịt (trung bình [khoảng tin cậy 95%]) của hai tổ hợp lai GF337xGF24 và GF399xGF24 theo khối lượng giết mổ	99
Bảng 3.21. Thành phần hóa học của thịt cơ thăn (trung bình [khoảng tin cậy 95%]) của hai tổ hợp lai GF337xGF24 và GF399xGF24 theo khối lượng giết mổ	102
Bảng 3.22. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi hai tổ hợp lai GF337xGF24 và GF399xGF24 theo khối lượng giết mổ	104
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Số lượng đàn lợn cả nước giai đoạn 2010-2019	5
Hình 1.2. Sản lượng thịt lợn cả nước giai đoạn 2010-2019	6
Hình 1.3. Phân bố đàn lợn theo vùng sinh thái năm 2008	7
Hình 1.4. Phân bố đàn lợn theo vùng sinh thái năm 2018	7
Hình 2.1. Sơ đồ lai tạo các dòng lợn sử dụng trong nghiên cứu	38
Hình 3.1. Phân bố thời điểm bắt đầu và kết thúc đẻ trong ngày đêm của lợn nái GF24	59
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chăn nuôi lợn là một nghề truyền thống ở nước ta, từ xưa tới nay nó luôn đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và là nguồn chủ đạo cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng. Theo kết quả điều tra năm 2018, chăn nuôi lợn đã tạo sinh kế cho khoảng 2,5 triệu nông hộ trong tổng số 8,6 triệu hộ sản xuất nông nghiệp và 9.770 trang trại trong tổng số 31.668 trang trại nông nghiệp, góp phần làm thay đổi bộ mặt của khu vực nông thôn. Đồng thời, chăn nuôi lợn đã cung cấp 3,8 triệu tấn thịt hơi (chiếm 70,4% tổng sản lượng thịt hơi các loại) cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu [9]. 
Để chăn nuôi lợn tiếp tục phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, Nhà nước đã có định hướng và đặt mục tiêu phát triển đến 2030 là phát triển chăn nuôi lợn với các giống cao sản theo hướng trang trại công nghiệp; tổng đàn lợn có mặt thường xuyên ở quy mô khoảng 29-30 triệu con, trong đó đàn lợn nuôi trang trại, công nghiệp chiếm trên 70%; cung cấp khoảng 60-62% sản lượng thịt xẻ (trong tổng sản lượng thịt xẻ các loại), trong đó, sản lượng xuất khẩu khoảng 15-20% [9]. 
Trong chăn nuôi, con giống có vai trò quyết định đến khả năng sản xuất tối đa của vật nuôi. Vì thế, để đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành chăn nuôi nói chung, Nghị quyết số 26 NQ/TƯ ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (khoá X) đã xác định giống là khâu tạo đột phá để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất. Tuy nhiên, mỗi giống, bên cạnh các ưu điểm đều có những nhược điểm nhất định liên quan đến khả năng sản xuất. Một trong những giải pháp để hạn chế những nhược điểm và phát huy tối đa ưu điểm của mỗi giống là sử dụng lai tạo. Vì thế, thực tế hiện nay các cơ sở giống chủ yếu đang tổ chức quản lý giống theo “tháp lai tạo”. Theo phương thức quản lý giống này, ở đàn cụ kị người ta thường sử dụng các giống thuần, ở đàn ông bà có thể sử dụng giống thuần hoặc giống lai, ở đàn bố mẹ thường là giống lai để sản xuất con thương phẩm có ưu thế lai cao. Trong lai tạo ở lợn, bên cạnh sử dụng lợn nái lai, việc sử dụng đực giống phù hợp để phối với lợn nái có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa lại ảnh hưởng bổ sung (compensate) và ưu thế lai ở đời con lai [69]. Từ cơ sở khoa học và thực tiễn đó, năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020, trong đó có hai nội dung quan trọng liên quan đến giống lợn là: 1) Nhập bổ sung các dòng, giống lợn có năng suất, chất lượng cao của thế giới, vừa nhân giống vừa sản xuất ra con lai có năng suất và phẩm chất thịt cao phù hợp với điều kiện Việt Nam và 2) Nghiên cứu công thức lai hiệu quả cho chăn nuôi lợn công nghiệp, phù hợp với từng vùng miền khác nhau của đất nước. Tổng kinh phí cho chương trình giống lợn lên đến 6.000 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước chỉ khoảng 1.200 tỷ đồng, phần còn lại là từ các tập đoàn, công ty chăn nuôi và thức ăn liên doanh khác nhau [43]. Các tập đoàn, công ty này đã nhập và lai tạo nhiều giống/dòng khác nhau phục vụ cho chăn nuôi lợn công nghiệp trong nước, ví dụ công ty GreenFeed (GF), công ty CP, công ty France Hybrides . Một số giống lợn cao sản được nhập phổ biến như Landrace (L), Yorkshire (Y), Pietrain (Pi), Duroc (Du). 
Gần đây, công ty GreenFeed đã nhập các dòng lợn cụ kị: L2 (L), L3 (Y) và ông bà: L15 (Du), L62 (Pi), L65 (Pi tổng hợp) và L18 (Pi tổng hợp) từ tập đoàn PIC, Hoa Kỳ (Tập đoàn cải biến giống lợn, có trụ sở trên 30 nước và chiếm 60% thị phần di truyền giống lợn toàn cầu), mỗi dòng được chuyên hóa theo các hướng sản xuất khác nhau như tăng tỷ lệ mỡ dắt, tăng hiệu quả chuyển hóa thức ăn, tăng khả năng tăng trưởng, và tiến hành lai tạo ra các dòng đực GF337, GF280 và GF399... và dòng lợn nái GF24. Các dòng lợn này còn được gọi là PIC337, PIC280, PIC399 và PIC24 (do dựa trên các nguồn cụ kỵ, ông bà của công ty PIC). Dòng lợn nái này và đời con thương phẩm giữa nó với các dòng đực nêu trên được dự đoán có sức sinh sản và sức sản xuất thịt cao trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam nói chung và miền Trung nói riêng vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá một cách toàn diện về sức sản xuất của các dòng lợn này cũng như đời con lai của chúng.
Ngoài con giống thì khối lượng giết mổ cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thịt lợn, đặc biệt là các tính trạng như độ dày mỡ lưng, tỷ lệ mỡ giắt, màu sắc, độ mềm của thịt. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của độ tuổi/khối lượng giết mổ đến năng suất và chất lượng thịt lợn, trên cơ sở đó đã có những khuyến cáo về độ tuổi/khối lượng giết mổ thích hợp cho các giống/dòng lợn khác nhau [103], [136], [176], [198]. Tuy nhiên, ở Việt Nam các nghiên cứu về vấn đề này vẫn còn rất ít ỏi. Trên thực tế, lợn ngoại thương phẩm ở Việt Nam hầu hết được giết mổ ở khối lượng 80-100kg và chưa có các khuyến cáo về vấn đề này. So với lợn công nghiệp của thế giới thì mức khối lượng giết mổ này là thấp hơn nhiều.
 Miền Trung là nơi có tốc độ phát triển kinh tế nói chung chăn nuôi nói riêng chậm hơn so với hai đầu tổ quốc nhưng đã có những bước tiến mạnh mẽ trong những năm gần đây. Trong chăn nuôi hiện nay, dịch bệnh diễn ra liên miên, phương thức chăn nuôi công nghiệp đang ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng của nó trong hệ thống sản xuất, đặc biệt trong phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo hiệu quả kinh tế chăn nuôi. Vì thế, chăn nuôi lợn công nghiệp trên cả nước nói chung và miền Trung nói riêng đang ngày càng phát triển. Hiện nay, chăn nuôi lợn nái ở miền Trung đang phát triển theo hướng công nghiệp chuồng kín, chăn nuôi lợn thịt đang áp dụng cả phương thức công nghiệp chuồng kín và chuồng hở. Việc nghiên cứu dòng/giống tốt có ý nghĩa quan trọng góp phần giúp chăn nuôi lợn ở miền Trung phát triển bền vững. 
Từ thực tế nêu trên việc nghiên cứu một cách có hệ thống về năng suất sinh sản của lợn nái GF24 khi được phối tinh bởi các dòng đực GF337, GF280 và GF399 và khả năng sản xuất của các con lai trong điều kiện chuồng kín và chuồng hở, ở các mức khối lượng giết mổ khác nhau, để có cơ sở khuyến cáo lựa chọn con giống và thời điểm giết mổ thích hợp, góp phần thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi lợn công nghiệp ở miền Trung là cần thiết. Vì vậy, tôi đã thực hiện đề tài “Năng suất sinh sản của lợn nái GF24 được phối với các dòng đực GF337, GF280, GF399 và sức sản xuất thịt của đời con nuôi tại miền Trung”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu tổng quát 
Nghiên cứu năng suất sinh sản của lợn nái GF24 khi được phối với các dòng đực GF337, GF280, GF399 và sức sản xuất thịt của đời con khi được nuôi trong cả hai điều kiện chuồng kín và chuồng hở, và khi được giết mổ ở các khối lượng khác nhau, tại miền Trung nhằm đưa ra các khuyến cáo về con giống và thời điểm giết mổ thích hợp, từ đó giúp nâng cao năng suất, chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn công nghiệp ở miền Trung. 
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được năng suất sinh sản của lợn nái GF24 khi được phối giống với các dòng đực GF337, GF280 và GF399 trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp chuồng kín ở miền Trung.
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt c ... , UK.
Mc Cann, M. E. E., Beattie, V.E., Watt, D., and Moss, B. W. (2008), The effect breed type on reproduction, production performance and carcass and meat quality in pigs,Irish Journal of Agricultural and Food Ressearch, 47(2), pp. 171-185.
Miar, Y., Plastow, G. S., Moore, S. S., Manafazar, G., Charagu, P., Kemp, R. A., Van Haandel, B., Huisman, A. E., Zhang, C. Y., McKay, R. M., Bruce, H. L., and Wang, Z. (2014), Genetic and phenotypic parameters for carcass and meat quality traits in commercial crossbred pigs, Journal of Animal Science, 92(7), pp. 2869–2884.
Milligan, S. D., Ramsey, C. B., Miller, M. F., Kaster, C. S., and Thompson, L. D. (1998), Resting of pigs and hot-fat trimming and accelerated chilling of carcasses to improve pork quality, Journal of Animal Science, 76(1), pp. 74–86. 
Mittchel, G., and Heffron, J. J. A. (1982), Porcine stress syndromes, Advances in Food Research, 28, pp. 167–230.
Morales, J. I., Serrano, M. P., Cámara, L., Berrocoso, J. D., López, J. P. and Mateos, G. G. (2013), Growth performance and carcass quality of immunocastrated and surgically castrated pigs from crossbreds from Duroc and Pietrain sires, Journal of Animal Science, 91(8), pp. 3955-3964.
Nanni Costa, L., Lo Fiego, D. P., Dall’Olio, S., Davoli, R., and Russo,
V. (2002), Combined effects of pre-slaughter treatments and lairage time on carcass and meat quality in pigs of different halothane genotype, Meat Science, 61(1), pp. 41–47.
Nardone, A., Ronchi, B., Lacetera, N., Ranieri, M. S., and Bernabucci, U. (2010), Effects of climate changes on animal production and sustainability of livestock system, Livestock Science, 130(1-3), pp. 57–69.
National Pork Producers Council (2000), Pork composition and quality assessment procedures, Edited by Eric Berg; published by National Pork Producers Council, Des Moines, Iowa, 515, pp. 223-260.
National Research Council (2012), Nutrient requirements of swine, 11th ed. National Academy Press, Washington, DC.
Neely, J. D., Johnson, R. K., and Walters, L. E. (1979), Efficiency of gains and carcass characteristics of swine of two degrees of fatness slaughtered at three weights, Journal of Animal Science, 48(5), pp. 1049-1056.
Nguyen, N. H., and McPhee, C. P. (2005), Genetic parameters and responses of performance and body composition traits in pigs selected for high and low growth rate on a fixed ration over a set time, Genetics Selection Evolution, 37(2), pp. 199-213. 
Okoro, V. M. O., Mbajiorgu, C. A. (2017), Estimates of crossbreeding parameters for growth and conformation traits in Nigerian indigenous and exotic pig breeds, Applied Ecology and Environmental Reresear, 15(4), pp. 117-128. 
Otto, G., Roehe, R., Looft, H., Thoelking, L., and Kalm, E. (2004), Comparison of different methods for determination of drip loss and their relationships to meat quality and carcass characteristics in pigs, Meat Science, 68(3), pp. 401-409.
Park, M. J., Ha, D. M., Shin, H. W., Lee, S. H., Kim, W. K., Ha, S. H., Yang, H. S., Jeong, J. Y., Joo, S. T., and Lee, C. Y. (2007), Growth efficiency, carcass quality characteristics and profitability of ‘high’-market weight pigs, Journal of Animal Science and Technology, 49(4), pp. 459-470.
Park, M. J., Jeong, J. Y., Ha, D. M., Han, J. C., Sim, T. G., Park, B. C., Park, G. B., Joo, S. T. and Lee, C. Y. (2009), Effects of dietary energy level and slaughter weight on growth performance and grades and quality traits of the carcass in finishing pigs, Journal of Animal Science and Technology, 51(2), pp. 143-154. 
Park, B., and Lee, C. (2011), Feasibility of increasing the slaughter weight of finishing pigs, Journal of Animal Science and Technology, 53(3), pp. 211-222.
Patience, J. F., Thacker, P. A., de Lange, C. F. M. (1995), Swine Nutrition Guide, 2nd ed. Saskatoon: Prairie Swine Centre.
Peloso, J., Lopes, P., Gomide, L., Guimarães, S., and Carneiro, P. (2010), Carcass and ham quality characteristics of heavy pigs from different genetic groups intended for the production of dry-cured hams, Meat Science, 86(2), pp. 371-376.
Peinado, J., Serrano, M. P.,  Medel, P.,  Fuentetaja, A. (2011), Productive performance, carcass and meat quality of intact and castrated gilts slaughtered at 106 or 122kg BW, Journal of Animal Science, 5(7), pp. 1131-1140.
Piao, J. R., Tian, J. Z., Kim, B. G., Choi, Y. I., Kim, Y. Y. and Han, I. K. (2004), Effects of Sex and Market Weight on Performance, Carcass Characteristicsand Pork Quality of Market Hogs, Asian-Australas Journal of Animal Science, 17(10), pp. 1452-1458.
Piao, L. G., Ju, W. S., Long, H. F., Kim, Y. Y. (2010), Effect of various feeding methods for gestating gilts on reproductive performance and growth of their progeny, AsianAustralas Journal of Animal Science, 23(10), pp. 1354-1363.
Praew Thiengpimol, Supansa Tappreang and Phutlada Onarun (2017), Reproductive Performance of Purebred and Crossbred Landrace and Large White Sows Raised under Thai Commercial Swine Herd, Thammasat International Journal of Science and Technology, 22(2), pp. 16-22.
Quesnel, H., Brossard, L., Valancogne, A., and Quiniou, N. (2008), Influence of some sow characteristics on within-litter variation of piglet birth weight, Animal, 2(12), pp. 1842–1849. 
Quesnel, H., Meunier-Salaün, M. C., Hamard, A., Guillemet, R., Etienne, M., Farmer, C., Dourmad, J. Y., and Pére, M. C. (2009), Dietary fiber for pregnant sows: Influence on sow physiology and performance during lactation, Journal of Animal Science, 87(2), pp. 532–543. 
Renaudeau, D., Gilbert, H., Noblet, J. (2012), Effect of Climatic Environment on Feed Efficiency in Swine. In: Patience JF, editor. Feed Efficiency in Swine. Wageningen: Wageningen Academic Press, pp. 183–210.
Rosenvold, K., Lærke, H. N., Jensen, S. K., Karlsson, A. H., Lundstrom, K., and Andersen, H. J. (2001), Strategic finishing feeding as a tool in the control of pork quality, Meat Science, 59(4), pp. 397–406. 
Rosenvold, K., Andersen, H. J. (2003), Factors of significance for pork quality-a review, Meat Science, 64(3), pp. 219–237.
Rozeboom, D. W. (2010), Nutritional Aspects of Sow Longevity, Michigan State University, Pork infomation gateway.
Rozycki, M. (2003), Selected traits of Polish pedigree pigs – progress in the carcass meat deposition and meat quality, Animal Science Papers and Reports, 21(1), pp. 163-171.
Ruusunen, M., Partanen, K., Poso, R., Puolanne, E. (2007), The effect of dietary protein supply on carcass composition, size of organs, muscle properties and meat quality of pigs, Livestock Science, 107(2-3), pp. 170-181. 
Sasaki, Y., Saito, H., Shimomura, A., Koketsu, Y. (2011), Consecutive reproductive performance after parity 2 and lifetime performance in sows that had reduced pigs born alive from parity 1 to 2 in Japanese commercial herds, Livestock Science, 139(3), pp. 252–257.
Schäfer, A., Rosenvold, K., Purslow, P. P., Andersen, H. J. (2002), Physiological and structural events post mortem of importance for drip loss in pork, Meat Science, 61(4), pp. 355-366.
Schneider, J. F., Rempel, L. A., Rohrer, G. A., and Brown-Brandl, T. M. (2011),
Genetic parameter estimates among scale activity score and farrowing disposition
with reproductive traits in swine, Journal of Animal Science, 89(11), pp. 3514-3521. 
Scott, P. (2009), Crossbreeding Beef Cattle, College of Agriculture and Life Sciences, Virginia Polytechnic Institute and State University, pp. 400-805. 
Seedorf, J., Hartung, J., Schröder, M., Linkert, K. H., Pedersen, S., Takai, H., Johnsen, J. O., Metz, J. H. M., Groot Koerkamp, P. W. G., Uenk, G. H., Phillips, V. R., Holden, M. R., Sneath, R. W., Short, J. L., White, R. P., Wathes C. M. (1998), Temperature and Moisture Conditions in Livestock Buildings in Northern Europe, Journal of Agricultural Engineering Research, 70(1), pp. 49-57.
Serrano, M. P., Valencia, D. G., Fuentetaj, A., Lázaro, R. and Mateos, G. G. (2008), Effect of gender and castration of females and slaughter weight on performance and carcass and meat quality of Iberian pigs reared under intensive management systems, Meat Science, 80(4), pp. 1122-1128.
Soede, N. M., Wetzels, C. C. H., Zondag, W., de Koning, M. A. I., Kemp, B. (1995), Effects of time of insemination relative to ovulation, as determined by ultrasonography, on fertilization rate and accessory sperm count in sows, Journal of Reproduction and Fertility, 104(1), pp. 99–106. 
Sellier, P., and Monin, G. (1994), Genetics of pig meat quality: a review, Journal of Muscle Foods, 5(2), pp. 187-219.
Sellier, P. (1998), Genetics of meat and carcass traits, In: Rothschild M.F. and Ruvinsky A., editors, The Genetics the pig. CAB Int., Wallingford, UK, pp. 463–510.
Sellier, P. (2006), Genetic of meat and carcass traits: The genetic of the pig, Rothchild M.F and Ruvinsky A, CAB Internationnal.
Seo, J. H., Shin, J. S., Noh, J. K., Song, C. E., and Do, C. H. (2011), The situation of genetic exchange in Duroc breed and impacts on genetic evaluation, Journal of Animal Science Technology, 53(5), pp. 397-408.
Shull, G. H. (1914), Duplicate genes for capsule form in Bursa bursapastoris, Zeitschrift für Induktive Abstammungsund Vererbungslehre, 12, pp. 97-149. 
Shull, C. (2013), Modeling growth of pigs reared to heavy weights. Phd dissertation. University of Illinois at Urbana-Champaign, Urbana, IL. 
Stanimir Dimitrov, Vesna Karapetkovska-Hristova, Ljupce Kochoski, Biljana Trajkovska, Borche Makarijoski, Vesna Prodanovska-Poposka, Godswill Ntsomboh-Ntsefong (2018), The effect of season and parity on the reproductive performance of sows, Macedonian Veterinary Review, 41(2), pp. i-iv.
Sutha, M., Gawdaman, G., Robinson, J., Abraham, J., Thirumurugan, K. (2015), Influence of age on the carcass characteristics of three way synthetic pigs raised under swill feed regime, Indian Journal of Animal Research, 49(1), pp. 114-117. 
Suzuki, K., Shibata, T., Kadowaki, H., Abe, H., and Toyoshima, T. (2003), Meat quality comparison of Berkshire, Duroc and crossbred pigs sired by Berkshire and Duroc, Meat Science, 64(1), pp. 35-42. 
Takai, Y., Saito, K., Koketsu, Y. (2009), Factors associated with a single-mating
occurrence in first-serviced and reserviced female pigs on commercial
farms, Journal of Veterinary Medical Science, 71(5), pp. 631–634. 
Tummaruk, P., Lundeheim, N., Einarsson, S., and Dalin, A. M. (2000), Reproductive Performance of Purebred Swedish Landrace and Swedish Yorkshire Sows: II. Effect of Mating Type, Weaning-to-first-service Interval and Lactation Length, Acta Agriculturae Scandinavica, Section A – Animal Science, 50(3), pp. 217-224.
Tummaruk, P., Lundeheim, N., Einarsson, S., and Dalin, A. M. (2001), Effect of birth litter size, birth parity number, growth rate, backfat thickness and age at first mating of gilts on their reproductive performance as sows, Animal Reproduction Science, 66(3), pp. 225-237.
Tummaruk, P., Tantasuparuk, W., Techakumphu, M., & Kunavongkrit, A. (2007), Age, body weight and backfat thickness at first observed oestrus in crossbred Landrace x Yorkshire gilts, seasonal variations and their influence on subsequence reproductive performance, Animal Reproduction Science, 99(1-2), 167–181. 
Tummaruk, P., Tantasuparuk, W., Techakumphu, M., and Kunavongkrit, A. (2010), Seasonal influences on the litter size at birth of pigs are more pronounced in the gilt than sow litters, Journal of Agricultural Science, 148(4), pp. 421–432. 
Van de Perre, V., Permentier, L., De Bie, S., Verbeke, G., Geers, R. (2010),
Effect of unloading, lairage, pig handling, stunning and season on pH of pork,
Meat Science, 86(4), pp. 931-937. 
Vandana, Y., Narendra, P. S., Anjali, K., Rahul, S., Aamrapali, B., Sourabh, S.
(2018), Effects of crossbreeding in livestock, The Pharma Innovation Journal,
7(6), pp. 672-676. 
Verbeke, W., Van Oeckel, M. J., Warnants, N., Viaene, J., and Boucque, C. V. (1999), Consumer perception, facts and possibilities to improve acceptability of health and sensory characteristics of pork, Meat Science, 53(2), pp. 77-99.
Virgili, R., Degni, M., Schivazappa, C., Faeti, V., Poletti, E., Marchetto, G., Pacchioli, M., and Mordenti, A. (2003), Effect of age at slaughter on carcass traits and meat quality of italian heavy pigs, Journal of Animal Science, 81(10), pp. 2448–2456. 
Warner, R. D., Kauffman, R. G., and Greaser, M. L. (1997), Muscle Protein
Changes Post Mortem in Relation to Pork Quality Traits, Meat Science, 45(3),
pp. 339-352. 
Weatherup, R. N., Veattie, V. E., Moss, B. W., Kilpatrick, D. J. and Walker, N. (1998), The effect of increasing slaughter weight on the production performance and meat quality of finishing pigs, Animal Science, 67(3), pp. 591-600.
Wood, J. D., Brown, S. N., Nute, G. R., Whittington, F. M., Perry, A. M., Johnson, S. P., and Enser, M. (1996), Effects of breed, feed level and conditioning time on the tenderness of pork, Meat Science, 44(1-2), pp. 105-112.
Wood, J. D., Nute, G. R., Richardson, R. I., Whittington, F. M., Southwood, O.,
Plastow, G., and Chang, K. C. (2004), Effects of breed, diet and muscle on fat
deposition and eating quality in pigs, Meat Science, 67(4), pp. 651-667. 
Wu, G., Bazer, F.W., Wallace, J. M., and Spencer, T. E. (2006), Board-invited review: intrauterine growth retardation: implications for the animal sciences, Journal of Animal Science, 84(9), pp. 2316–2337.
Wu, G., Bazer, F. W., Burghardt, R. C., Johnson, G. A., Kim, S. W., Li, X. L., Satterfield, M. C., and Spencer, T. E. (2010), Impacts of amino acid nutrition on pregnancy outcome in pigs: mechanisms and implications for swine production, Journal of Animal Science, 88(Supplement 13), pp. 195–204.
Wu, F., Vierck, K. R., DeRouchey, J. M., O’Quinn, T. G., Tokach, M. D., Goodband, R. D., Dritz, S. S., and Woodworth, J. C. (2017), A review of heavy weight market pigs: status of knowledge and future needs assessment. Translational Animal Science, 1(1), pp. 1-15.
Xue, L., Piao, X., Li, D., Li, P., Zhang, R., Kim, S. W., and Dong, B. (2012), The effect of the ratio of standardized ileal digestible lysine to metabolizable energy on growth performance, blood metabolites and hormones of lactating sows, Journal of Animal Science and Biotechnology, 3(1), pp. 11-22.
Tài liệu Internet
Chăn nuôi Việt Nam, Thống kê Chăn nuôi, Thống kê hộ nuôi lợn 2019, cập nhật trên website: https://channuoivietnam.com/thong-ke-chan-nuoi/.
Chăn nuôi Việt Nam, Thống kê Chăn nuôi, Cả nước có 911 HTX và 9.924 trang trại chăn nuôi lợn, cập nhật ngày 09 tháng 6 năm 2020 trên website: 
Đoàn Xuân Trúc, Chăn nuôi lợn tại Việt Nam: Thực trạng và triển vọng, cập nhật ngày 31 tháng 10 năm 2018 trên website: 
PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM 
Lợn đực GF337
Lợn đực GF280
Lợn đực GF399
Lợn nái GF24 
Lợn nái GF24 nuôi con
Cân lợn trong quá trình thí nghiệm
Chuẩn bị mẫu phân tích chất lượng thịt
Đo pH thịt
Đo màu sắc thịt
Xác định tỷ lệ mất nước bảo quản
Xác định tỷ lệ mất nước chế biến
Xác định lực cắt của thịt

File đính kèm:

  • docxnang_suat_sinh_san_cua_lon_nai_gf24_duoc_phoi_voi_cac_dong_d.docx
  • docTHONG TIN MOI LA MAI-tieng anh.doc
  • docTHONG TIN MOI LA MAI-tieng viet.doc
  • docTOM TAT LA-MAI-tieng viet.doc
  • docxTOM TAT LA-MAI-tienganh.docx
  • docxTRICH YEU LA-MAI.docx