Nghiên cứu chọn tạo và kỹ thuật thâm canh giống lúa lai 2, 3 dòng cho các tỉnh phía bắc và đồng bằng sông Cửu Long

Bên cạnh những kết quả đã đạt được sau 20

năm phát triển, nghiên cứu và phát triển lúa lai

trong nước cũng còn nhiều khó khăn và hạn chế

về lực lượng nghiên cứu, cơ chế chính sách, điều

kiện thời tiết và thiên tai dịch hại, về nguồn gen

bố mẹ, nguồn gen chống chịu cho chọn tạo giống

lúa lai trong nước. Những khó khăn và hạn chế

này đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT, các nhà

khoa học, các nhà chọn giống lúa lai trong nước

đánh giá và tổng kết tại hội nghị “Tổng kết phát

triển lúa lai giai đoạn 2001 - 2012, định hướng

giai đoạn 2013 - 2020” diễn ra ngày 18/9/2012

tại Nam Định. Tại hội nghị này, Bộ đã đưa ra 4

định hướng nhằm từng bước chủ động nguồn

giống lúa lai F1 trong nước phù hợp với việc mở

rộng diện tích lúa lai thương phẩm, đảm bảo hàng

năm đạt 700 - 800 nghìnha. Sản xuất hạt lai F1

trong nước cung cấp 50 - 60% nhu cầu hạt giống

cho sản xuất lúa lai đại trà, năng suất hạt lai F1

đạt hơn 3 tấn/ha. Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng

sẽ nghiên cứu chính sách bảo hiểm cho sản xuất

hạt lai F1 và các chính sách khuyến khích doanh

nghiệp đầu tư sản xuất hạt giống lúa lai F1 tại

Việt Nam để giảm giá bán hạt giống. Vì vậy, kết

quả của đề tài “Nghiên cứu chọn tạo và kỹ thuật

thâm canh giống lúa lai 2, 3 dòng cho các tỉnh

phía Bắc và đồng bằng sông Cửu Long” sẽ góp

phần từng bước giải quyết được những hạn chế

còn tồn tại và đáp ứng nhu cầu của phát triển lúa

lai trong những năm tới

pdf 10 trang dienloan 4800
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu chọn tạo và kỹ thuật thâm canh giống lúa lai 2, 3 dòng cho các tỉnh phía bắc và đồng bằng sông Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu chọn tạo và kỹ thuật thâm canh giống lúa lai 2, 3 dòng cho các tỉnh phía bắc và đồng bằng sông Cửu Long

Nghiên cứu chọn tạo và kỹ thuật thâm canh giống lúa lai 2, 3 dòng cho các tỉnh phía bắc và đồng bằng sông Cửu Long
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
180 
NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO VÀ KỸ THUẬT THÂM CANH 
GIỐNG LÚA LAI 2, 3 DÒNG CHO CÁC TỈNH PHÍA BẮC 
VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 
PGS.TS. Nguyễn Trí Hoàn 
Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm 
SUMMARY 
Research on breeding and technique intensive hybrid rice, three lines for the 
Vietnamese Northern provinces and Mekong Delta 
Practical research and development of hybrid rice in Vietnam for 20 recent years has not been as 
expected, but also achieved encouraging results. Beside the achieved results, these researches and 
development has faced some limited conditions, including research forces, policies, weather 
conditions, natural disasters and pests, the parental genetic resources and resistant genome for 
breeding hybrid rice. In order to resolve existent limitations to meet the demands of hybrid rice 
development in the coming years, project “Research on selecting and developing intensive 
technologies toward two, three - line hybrid rice for Vietnamese Northern provinces and Mekong 
Delta” has been carried out with the purpose of generating maternal lines, TGMS, CMS and two, three 
- line hybrid rice combinations, which are branded Vietnam. Another aim of the research is to 
improve the technology of F1 seed production and farming techniques that are suitable to new hybrid 
rice combinations. From this project, six domestic CMS was created including 248 (D62/R623BC11, 
135 (BoA/BK25BC7), 157 (25A/B8-3-1BC10), 8 (BoA/BK1-5-1BC11), 279 (II32A/OM250213BC13) và 211 
(IA/BK7-8-2BC11) and 2 imported CMS (IR79128A and IR71156A); domestication and use four TGMS 
(34S, 35S, 36S, 37S); selected five combinations with higher yield compared to control including 
D161s-7Tr/RG33; 827s/M406; 827s/M386; D64s/R50; D59s/R3. Expecially, three-line combinations 
with high yield for Tien Giang Province were selected such as Nam uu 12105 (9,56 tons/ha); Nam uu 
12110 (9,31 tons/ha) và Nam uu 12114 (9,13 tons/ha). Also, Organization of F1 seed production 
testing of hybrid combinations that have potential yield more than 2 tons/ha as HYT 124 (25S/R100); 
827S/D19; 827S/M386; 827S/R128. 
Keywords: Breeding, hybrid rice, technique, Northern, Mekong Delta. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ* 
Bên cạnh những kết quả đã đạt được sau 20 
năm phát triển, nghiên cứu và phát triển lúa lai 
trong nước cũng còn nhiều khó khăn và hạn chế 
về lực lượng nghiên cứu, cơ chế chính sách, điều 
kiện thời tiết và thiên tai dịch hại, về nguồn gen 
bố mẹ, nguồn gen chống chịu cho chọn tạo giống 
lúa lai trong nước. Những khó khăn và hạn chế 
này đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT, các nhà 
khoa học, các nhà chọn giống lúa lai trong nước 
đánh giá và tổng kết tại hội nghị “Tổng kết phát 
triển lúa lai giai đoạn 2001 - 2012, định hướng 
giai đoạn 2013 - 2020” diễn ra ngày 18/9/2012 
tại Nam Định. Tại hội nghị này, Bộ đã đưa ra 4 
định hướng nhằm từng bước chủ động nguồn 
giống lúa lai F1 trong nước phù hợp với việc mở 
rộng diện tích lúa lai thương phẩm, đảm bảo hàng 
năm đạt 700 - 800 nghìnha. Sản xuất hạt lai F1 
trong nước cung cấp 50 - 60% nhu cầu hạt giống 
Người phản biện: TS. Hà Văn Nhân. 
cho sản xuất lúa lai đại trà, năng suất hạt lai F1 
đạt hơn 3 tấn/ha. Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng 
sẽ nghiên cứu chính sách bảo hiểm cho sản xuất 
hạt lai F1 và các chính sách khuyến khích doanh 
nghiệp đầu tư sản xuất hạt giống lúa lai F1 tại 
Việt Nam để giảm giá bán hạt giống. Vì vậy, kết 
quả của đề tài “Nghiên cứu chọn tạo và kỹ thuật 
thâm canh giống lúa lai 2, 3 dòng cho các tỉnh 
phía Bắc và đồng bằng sông Cửu Long” sẽ góp 
phần từng bước giải quyết được những hạn chế 
còn tồn tại và đáp ứng nhu cầu của phát triển lúa 
lai trong những năm tới. 
Với mục tiêu: Chọn tạo và phát triển được 
bộ giống lúa lai Việt Nam có năng suất cao (đạt 
10 tấn/ha vụ Xuân, 7 tấn/ha vụ Mùa trở lên) chất 
lượng khá, thích ứng cho các tỉnh phía Bắc để 
từng bước thay thế giống lúa lai nhập nội, cụ thể: 
- Tạo được các dòng mẹ TGMS, CMS và các 
dòng bố tốt cho năng suất hạt lai F1 đạt 2,0 - 4 tấn/ha, 
phục vụ cho công tác chọn tạo và phát triển lúa 
lai ở Việt Nam. 
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 
181 
- Tạo được các tổ hợp lúa lai 2, 3 dòng mang 
thương hiệu Việt Nam, có năng suất lúa thương 
phẩm đạt 10 tấn trong vụ Xuân, 7 tấn trong vụ 
Mùa. Kháng sâu bệnh chính, đặc biệt bệnh bạc lá 
trong vụ Mùa, chất lượng gạo khá. 
- Xây dựng được công nghệ sản xuất hạt lai 
F1 và kỹ thuật canh tác phù hợp cho các tổ hợp 
lúa lai mới. 
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Vật liệu 
- Các dòng CMS, TGMS, nhập nội, lai tạo 
trong nước. 
- Tập đoàn công tác của trung tâm. 
- Tập đoàn lúa thuần: Giống địa phương, 
nhập nội, giống cải tiến. 
- Các tổ hợp F1 lai thử, lai thử lại, sản xuất thử. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
- Phương pháp chọn tạo giống: Áp dụng 
phương pháp chọn tạo giống lúa lai 2, 3 dòng của 
IRRI (1997) và Trung Quốc; Quy chuẩn kỹ thuật 
quốc gia về chất lượng hạt giống lúa lai 3 dòng 
QCVN 01-50: 2011/BNNPTNT; Quy chuẩn kỹ 
thuật Quốc gia về chất lượng hạt giống lúa lai 2 
dòng QCVN 01-51: 2011/TTBNNPTNT. 
- Thí nghiệm khảo nghiệm cơ bản, đánh giá 
các chỉ tiêu theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về 
khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của 
giống lúa QCVN 01-55: 2011/BNNPTNT của Bộ 
Nông nghiệp và PTNT; Trung tâm Nghiên cứu 
Lúa lai Hồ Nam, Trung Quốc; Tiêu chuẩn đánh 
giá nguồn gen lúa của IRRI, 1996, 1997. 
- Đánh giá phản ứng của giống với sâu bệnh 
hại chính trên đồng ruộng và nhân tạo trong nhà 
lưới, phòng thí nghiệm. 
- Xác định ngưỡng gây bất dục của các dòng 
TGMS trong điều kiện Phytoron. 
- Đánh giá khả năng kết hợp của các dòng bố 
mẹ dựa vào phương pháp “Line Tester” với 
chương trình phân tích phương sai “Line 
Tester” ver 3.0 của Nguyễn Đình Hiền (1996) và 
phương pháp “Line Tester” của IRRI, 1997. 
- Phân bón theo qui trình thâm canh của 
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Lúa lai: 
+ 1 tấn VSHC + 120 - 150 N + 90 - 120 P205 
+ 120 K20 (vụ Xuân). 
+ 1 tấn VSHC + 100 - 120 N + 90 P205 + 
90 - 120 K20 (vụ Mùa). 
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Nghiên cứu chọn tạo các dòng bố mẹ 
3.1.1. Kết quả chọn tạo các dòng CMS mới 
Qua nghiên cứu đã chọn được 6 dòng CMS 
mới lai tạo trong nước là: 248 (D62/R623BC11, 
135 (BoA/BK25BC7), 157 (25A/B8-3-1BC10), 8 
(BoA/BK1-5-1BC11), 279 (II32A/OM250213BC13) 
và 211 (IA/BK7-8-2BC11) và 2 dòng CMS nhập nội 
(IR79128A và IR71156A) là những dòng có 
nhiều đặc điểm của một dòng mẹ CMS tốt. 
* Một số đặc điểm của dòng CMS mới trong 
điều kiện vụ Xuân, Mùa năm 2012: 
Trong điều kiện vụ Xuân, thời gian từ gieo 
đến trỗ của các dòng CMS dao động từ 90 - 100 
ngày (vụ Xuân) và 68 đến 79 ngày trong vụ Mùa, 
2 dòng nhập nội từ IRRI là IR79128 và IR71156 
từ 105 - 107 ngày trong vụ Xuân và 78 - 80 ngày 
trong vụ Mùa. 
Chiều cao cây của các dòng CMS thuộc 
nhóm thấp cây - trung bình, biến động từ 71,5cm 
(Dòng số 248) đến 82,5cm (Dòng số 8P). Kiểu 
hình chấp nhận đạt từ tốt đến xuất sắc (điểm 1-3). 
Kết quả theo dõi được ghi lại trong bảng 1. 
Bảng 1. Một số đặc điểm nông sinh học của các dòng CMS mới tại Thanh Trì năm 2012 
Thời gian gieo - trỗ 10% (ngày) Chiều cao cây (cm) 
Tên dòng Nguồn gốc 
Vụ Xuân Vụ Mùa A B 
Kiểu hình 
chấp nhận 
(điểm) 
Dạng hạt và 
màu sắc mỏ hạt
6 - P IR79128 105 80 80,5 88,1 1 Dài, trắng 
8 - P IR71156 107 78 82,5 97,5 1 Dài, trắng 
8 - Y BoA/BK1-5-1BC11 95 69 82,1 87,3 3 Dài, tím 
135 BoA/BK25BC10 100 71 75 78,2 1 TB, tím 
157 25A/B8-3-1BC10 94 68 78 83,6 1 Dài, tím 
211 IA/BK7-8-2BC11 95 72 72,3 75,5 1 TB, tím 
248 D62/R623BC11 92 69 71,5 75,8 1 Dài, tím 
279 II32A/OM250213BC13 
95 69 78 88,5 1 Dài, tím 
Ghi chú: Đặc điểm bất dục phấn, vòi nhụy và độ thuần quần thể của các dòng CMS. 
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
182 
Kết quả theo dõi được ghi lại trong bảng 2 
cho thấy: 
Trong vụ Mùa 2012, hầu hết các dòng CMS 
có độ bất dục cao đạt 90-100%. Một số dòng vừa 
có tỷ lệ bất dục 100% vừa có tỷ lệ cây phân ly 
thấp như dòng số 6A-P, 8A-P, 157A, 211A, 
248A, 279A. 
Tỷ lệ thò vòi nhụy của các dòng cao, từ 54,1% 
- 80,1% và tất cả đều cao hơn đối chứng BoIIA 
(53,1%). Trong đó, thấp nhất là dòng số 211A 
(54,1%) và cao nhất là dòng số 6A-P (80,1%). 
Bảng 2. Tỷ lệ HP bất dục, tỷ lệ thò vòi nhụy và độ thuần quần thể của các dòng CMS vụ Mùa 2012 
tại Thanh Trì 
Chỉ tiêu 
Dòng CMS Nguồn gốc 
Tỷ lệ hạt phấn 
bất dục (%) 
Tỷ lệ thò vòi 
nhụy (%) 
Màu sắc vòi 
nhụy 
Tỷ lệ cây 
phân ly (%) 
6A- P IR79128 100 80,1 Trắng 0,5 
8A- P IR71156 100 78,5 Trắng 0,5 
8A - Y BoA/BK1-5-1BC11 98 69,4 Tím 1,2 
135A BoA/BK25BC10 90 59,2 Tím 1,8 
157A 25A/B8-3-1BC10 100 56,6 Tím 1,0 
211A IA/BK7-8-2BC11 100 54,1 Tím 0,5 
248A D62/R623BC11 100 67,3 Tím 0,8 
279A II32A/OM250213BC13 100 79,0 Tím 1,0 
BoIIA (Đ/C) 100 53,1 Tím 1,8 
3.1.2. Kết quả chọn tạo các dòng TGMS mới 
Đánh giá đặc điểm nông sinh học và một số 
yếu tố cấu thành năng suất của các dòng TGMS 
mới chúng tôi thấy rằng: 
- Thời gian sinh trưởng: Một số dòng có thời 
gian sinh trưởng ngắn là 34s-127; 34s-72 và 66-501. 
Dòng 35s-64 ở vụ xuân có thời gian sinh trưởng dài 
do trong thời kỳ phân hoá đòng bị nhiễm rầy nặng 
nên ảnh hưởng đến quá trình phát triển. 
- Chiều cao cây của dòng 34s-127, 34s-72 và 
66-501 thấp (53-59cm), các dòng 37s, 35s và 38s 
có chiều cao trung bình (70- 80cm). 
- Số hoa/bông: Các dòng có bông nhỏ, số 
hoa/bông thấp là 34s-72, 34s-127, 66-501, 37s-
78, 35s (101-152 hoa/bông). Các dòng còn lại có 
số hoa/bông từ 180 đến 235. 
- Tỷ lệ hoa bị ấp bẹ nhiều nhất là dòng 66-
501 (25,5%) và 37s-78 (20,5%), dòng ấp bẹ ít 
nhất là 38s (8,3-9,3%). 
Bảng 3. Một số đặc điểm nông sinh học và một vài chỉ tiêu cấu thành năng suất 
của các dòng TGMS tại Thanh Trì năm 2012 
Dòng Thời vụ Thời gian từ gieo đến trỗ 10% (ngày) 
Cao cây 
(cm) 
Số 
bông/khóm
Số 
hoa/bông 
Tỷ lệ hoa 
bị ấp bẹ (%) 
34s-127 Mùa 58-63 53 6,3 101 12,3 
34s-72 Xuân Mùa 75-80 60-65 
59 
- 
6,3 
5,9 
106 
102 
17,7 
12,0 
C7 Xuân 90-95 73 5,1 224 16,7 
37s-69 Mùa 75-80 74 47 180 15,5 
37s-78 Mùa 74-80 70 5,6 146 20,5 
37s-77 Xuân Mùa 90-95 75-80 
73 
- 
5,7 
4,6 
226 
202 
19,2 
16,8 
37s-76 Xuân Mùa 90-95 76-80 
73 
- 
5,6 
6,3 
235 
195 
14,2 
17,2 
37s-75 Xuân Mùa 85-90 74-80 
72 
- 
5,0 
5,1 
205 
179 
10,2 
12,7 
66-501 Mùa 59-65 57 3,8 145 25,5 
10-6-51 Mùa 74-80 70 4,7 183 15,3 
35s-64 Xuân Mùa 100-105 75-80 
76 
- 
7,0 
5,9 
183 
186 
13,4 
11,9 
35s Xuân Mùa 90-95 77-82 
73 
- 
6,9 
5,2 
152 
144 
14,1 
11,8 
38s Xuân Mùa 90-95 74-80 
79 
- 
7,4 
6,8 
182 
153 
8,3 
9,3 
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 
183 
Kết quả đánh giá ngưỡng nhiệt độ chuyển 
hóa tính dục, động thái trỗ bông, nở hoa và khả 
năng thò vòi nhụy của các dòng TGMS mới được 
ghi lại trong bảng 4. 
Bảng 4. Một số đặc điểm trỗ bông, nở hoa, bất dục phấn của các dòng TGMS tại Thanh Trì năm 2012 
Dòng Thời vụ Thời gian trỗ 
(ngày) 
TG từ trỗ đến nở 
hoa 10% (ngày) 
Thời gian nở 
hoa (ngày) 
Màu vòi 
nhụy 
Tỷ lệ thò vòi 
nhụy (%) 
Nhiệt độ gây 
bất dục 100% 
34s-127 Mùa 5 1 3-4 Tím 73,4 >25oC 
34s-72 
Xuân Mùa 
5 
5 
1 
1 
4-5 
3-4 
Tím 81,3 
80,5 
> 25oC 
C7 Xuân 5 2 5 Tím 73,8 >25oC 
37s-69 Mùa 5 1 4-5 Tím 59,4 >25oC 
37s-78 Mùa 5 1 3-4 Tím 76,4 >25oC 
37s-77 
Xuân Mùa 
6 
5 
2 
1 
4-5 
5 
Tím 78,0 
73,8 
>25oC 
37s-76 
Xuân Mùa 
6 
5 
2 
2 
5-6 
5 
Tím 54,5 
64,9 
>25oC 
37s-75 
Xuân Mùa 
7 
6 
1 
1 
6 
5 
Tím 83,0 
76,6 
>24oC 
66-501 Mùa 4 2 5 Tím 64,3 >24oC 
10-6-51 Mùa 6 2 4-5 Trắng 69,9 >24oC 
35s-64 
Xuân Mùa 
5 
6 
2 
1 
5-6 
4 
Trắng 68,1 
68,4 
>24oC 
35s 
Xuân Mùa 
6 
5 
2 
2 
3-4 
4 
Trắng 56,2 
65,3 
23,5oC 
38s 
Xuân Mùa 
4 
5 
1 
2 
5 
4 
Trắng 55,8 
55,4 
>25oC 
3.2. Lai tạo giống lúa lai 2, 3 dòng mang 
thương hiệu Việt Nam 
3.2.1. Kết quả quan sát năng suất của một số 
dòng triển vọng 
Từ kết quả đánh giá con lai F1 lai thử năm 
2011, 44 tổ hợp tổ hợp lai triển vọng đã được 
đánh giá lại qua thí nghiệm quan sát năng suất ở 
vụ xuân 2012 trên diện tích 5m2/tổ hợp. Kết quả 
cho thấy: 11 tổ hợp cho năng suất cao hơn và 
bằng so với đối chứng, trong đó chỉ có 6 tổ hợp 
(D161s-7Tr/RG33, 827s/ko số, D64s/R50, 
D59s/R3, D67s-4tím/KD và D59s/R39) vừa có 
năng suất thực thu cao vừa có năng suất điều 
chỉnh tương đương hoặc cao hơn đối chứng. Kết 
quả được ghi lại trong bảng 5. 
Bảng 5. Năng suất và các yếu tố cấu thành NS của 6 tổ hợp lai 2 dòng triển vọng 
quan sát vụ Xuân 2012 tại Hà Nội 
Chỉ tiêu 
Tổ hợp 
TGST 
Gieo - 
trỗ 50% 
Bông/khóm Hạt chắc/bông
Tỷ lệ 
lép 
(%) 
Khối 
lượng 
1000 hạt 
Năng suất 
lý thuyết 
(tạ/ha) 
Năng suất 
thực thu 
(tạ/ha) 
NS 
Điều chỉnh
(tạ/ha) 
D161s-7Tr/RG33 112 9,0 135,6 23,5 22,7 79,5 75,2 70,6 
827s/ko số 110 8,3 137,0 19,6 22,1 75,7 73,6 69,0 
D67s-4Tím/KD 108 12,0 117,3 9,8 20,7 72,8 68,8 72,2 
D64s/R50 109 7,7 146,4 6,3 22,7 74,8 72,0 75,4 
D59s/R3 114 10,0 125,6 29,7 23,8 74,8 72,0 75,4 
D59s/R39 110 8,7 124,5 22,8 24,0 69,7 68,8 72,2 
 Nhị ưu 838 (đc1) 113 8,7 109,7 10,6 27,5 70,4 67,2 
Kết quả theo dõi một số đặc điểm của 6 tổ 
hợp triển vọng ghi lại trong bảng 6. 
3.2.2. Kết quả khảo nghiệm sinh thái 
3.2.2.1. Kết quả khảo nghiệm sinh thái vụ Xuân 
* Kết quả khảo nghiệm tại một số tỉnh phía Bắc: 
Thí nghiệm được triển khai với 13 tổ hợp lai 
tốt được chọn tạo trong nước đối với các vùng 
sinh thái khác nhau: Hà Nội, Thái Bình, Phú Thọ, 
Thanh Hoá, Nghệ An, đồng bằng sông Cửu 
Long. Kết quả nghiên cứu cụ thể như sau: 
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
184 
Kết quả so sánh năng suất tại các vùng sinh 
thái được ghi lại ở bảng 7 cho thấy, tổ hợp 
D116tím/R527, có năng suất ổn định tại các vùng 
sinh thái khác nhau, cao nhất tại Nghệ An (74,2 
tạ/ha), đối chứng 968 (70,3 tạ/ha). Tổ hợp 
D116tím/R725 cao nhất tại Hà Nội (76 tạ/ha), 
trong đó đối chứng Dưu 525 (75,3 tạ/ha), Nghệ 
An (72,7 tạ/ha). Tổ hợp D116t/R108 cao nhất tại 
Hà Nội (75,6 tạ/ha), trong đó đối chứng Dưu 525 
(5,3 tạ/ha), Nghệ An (72,5 tạ/ha). 
Bảng 6. Tổng hợp năng suất thực thu của các giống tại các điểm khảo nghiệm vụ xuân 2012 
Đơn vị tính: Tạ/ha 
Điểm khảo nghiệm Tên giống 
Hà Nội Thái Bình Phú Thọ Thanh Hoá Nghệ An 
NS Trung 
bình 
Kim76S/R838 66,6 56,3 42,0 46 - 52,73 
D161-7/R838 64,3 36,6 60,0 46,1 - 51,75 
827S/R218 63,6 59,3 50,0 49 82,4 60,86 
827S/R9311 69,3 58,3 57,7 43,4 78,4 61,42 
D67-4/RV119 64,3 59,6 46,3 45,6 69,9 57,14 
827S/D47 66,3 37,6 45,3 54,5 81,8 57,1 
D116tím/R108 75,6 51,6 65,5 59 72,5 64,84 
D116tím/RG62 72,6 60,6 62,7 54,4 63,8 62,82 
827S/D46 64,7 73 50,7 54,8 73,4 63,32 
827S/M386 72,3 60,6 55,7 63,6 72,9 65,02 
D116tím/R527 73,6 72,6 69,2 58,8 74,2 69,68 
D116tím/R725 76 61,3 60,0 56,7 72,7 65,34 
827S/D19 67 77 65,0 57,8 64,0 66,16 
Dưu 527 75,3 71,6 
Nhị ưu 838 57,2 60,6 
968 70,3 
CV (%) 47, 7,2 5,0 5,0 
LSD.05 5,4 7,1 4,7 4,9 
Bảng 7. Một số đặc điểm sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh của các tổ hợp triển vọng 
trong vụ Xuân 2012 tại Thanh Trì 
Tên giống Độ trỗ 
thoát 
Độ cứng 
cây (điểm) 
Độ thuần 
(điểm) 
Đạo ôn 
(điểm) 
Rầy nâu 
(điểm ) 
Cao cây 
(cm) 
Thời gian sinh 
trưởng (ngày) 
DH 
(điểm) 
D116tím/R108 1 3 5 0 0 107,4 136 1 
827S/M386 1 3 1 0 0 108,0 133 1 
D116tím/R527 1 3 5 1 0 110,1 137 1 
D116tím/R725 1 3 5 0 0 107,6 137 1 
827S/D19 1 3 1 0 0 106,3 135 1 
Dưu 527 1 3 1 1 0 108,8 139 1 
- Độ thuần đồng ruộng của 1số tổ hợp có mẹ 
là D116 tím chưa đạt yêu cầu (điểm 5) do dòng 
mẹ chưa thuần. 
- Đa số các tổ hợp không nhiễm đạo ôn và 
rầy nâu. 
* Kết quả khảo nghiệm tại Tiền Giang 
Kết quả khảo nghiệm 24 tổ hợp lai tại trại 
nghiên cứu giống Cai Lậy, Tiền Giang của Công 
ty Giống cây trồng miền Nam cho thấy: 
- Trong số 14 tổ hợp lai 2 dòng có 5 tổ hợp 
triển vọng (số 2, 5, 10, 11, 13) có năng suất thực 
thu từ 7,69 - 8,13 tấn/ha. Thời gian sinh trưởng 
100 - 105 ngày. Khả năng nhiễm rầy điểm 5 - 9 
(nhẹ nhất là HYT 108 điểm 5), không nhiễm đạo 
ôn, độ cứng cây điểm 1 - 3. 
- Trong số 10 tổ hợp lúa lai 3 dòng có 8 tổ 
hợp triển vọng (số 14, 15, 17, 18, 19, 20, 21, 22) 
cho năng suất cao từ 7,94 - 9,56 tấn/ha, trong đó 
cao nhất là số 14 (Nam ưu 12105) đạt 9,56 
tấn/ha, Nam ưu 12110 (số 18) đạt 9,31 tấn/ha 
đứng thứ 2. Khả năng nhiễm rầy điểm 3-5, đạo 
ôn 0 -3, cứng cây 3. Thời gian sinh trưởng biến 
động từ 99 - 104 ngày. Kết quả cụ thể được ghi 
lại trong bảng 9. 
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 
185 
Bảng 8. Một vài đặc điểm nông học, năng suất và khả năng chống chịu sâu bệnh 
của 13 tổ hợp lai triển vọng tại Cai Lậy, Tiền Giang 
(Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam, Đông Xuân 2012 - 2013) 
TT Tên giống 
Phản ứng 
với rầy nâu 
(1-9) 
Phản ứng 
với đạo ôn 
(1-9) 
Độ 
cứng cây
TGST 
(ngày) 
Chiều 
cao cây 
(cm) 
NS 
thực thu 
(tấn/ha) 
Ghi chú 
2 116 rắng/R838 7 0 3 105 112 7,69 2 dòng 
5 25 S/R 100 9 (cục bộ) 0 3 104 118 8,13 2 dòng 
10 D 116 tím/GR 62 7 0 1 104 113 7,81 2 dòng 
11 D 116 tím/R108 9 0 1 100 109 7,88 2 dòng 
13 HYT108 5 0 3 101 97 7,75 2 dòng 
14 Nam ưu 12105 3 3 3 99 102 9,56 3 dòng 
15 Nam ưu 12106 3 0 3 99 105 9,00 3 dòng 
17 Nam ưu 12109 3 0 3 99 98 8,75 3 dòng 
18 Nam ưu 12110 5 0 3 103 100 9,31 3 dòng 
19 Nam ưu 12113 3 0 3 101 108 7,94 3 dòng 
20 Nam ưu 12114 3 0 3 101 105 9,13 3 dòng 
21 Nam ưu 12115 3 0 3 101 106 8,88 3 dòng 
22 Nam ưu 12116 5 0 3 104 102 8,13 3 dòng 
23 HR 182 (Đ/C) 3 0 3 99 97 9,38 3 dòng 
3.2.2.1. Kết quả khảo nghiệm sinh thái vụ Mùa 
Kết quả nghiên cứu 14 tổ hợp trong vụ mùa 
2012 tại Hà Nội, Thái Bình, Phú Thọ, Thanh 
Hoá, Nghệ An, chúng tôi chọn ra 5 tổ hợp có 
năng suất tương đương đối chứng nhị ưu 838 
(62,8 tạ/ha). Kết quả ghi lại trong bảng 10. 
Bảng 9. Tổng hợp năng suất thực thu (tạ/ha) của các giống tại các vùng khảo nghiệm vụ mùa 2012 
Điểm khảo nghiệm 
Tên giống 
Hà Nội Thái Bình Phú Thọ Thanh Hoá Nghệ An 
NS trung 
bình 
Kim76S/R838 66 55 60,6 62,5 61,0 
827S/M386 67,0 59,3 60 60,4 66,7 62,7 
D116tím/R725 63,6 58 67 52,5 68,9 62,0 
D116tím/R527 68 57,3 54 57,3 65,5 60,4 
TH18 80,0 69 54 63,7 52,1 63,8 
Nhị ưu 838 (Đ/C) 75 56 58 62 62,8 
VL20 (Đ/C) 60,5 
986 (Đ/C) 53,8 
CV (%) 6,3 12,1 4,9 3,4 
LSD.05 6,9 10,6 5,4 3,0 
Tổ hợp Kim76S/R838 (61 tạ/ha), đây là tổ 
hợp có kết quả phân tích chất lượng gạo khá và 
đặc biệt nhất trong quá trình sản xuất hạt lai F1 
năng suất hạt lai cao. 
Tổ hợp 827S/M386, năng suất (62,7 tạ/ha), 
ưu điểm của tổ hợp này là sản xuất hạt lai F1 
cho năng suất cao. Có dòng mẹ 827S ổn định 
về ngưỡng nhiệt độ và độ thuần cao, dòng bố 
M386 là dòng bố tôt, độ thuần cao, dạng hình 
đẹp, khả năng cho phấn nhiều, thời gian cho 
phấn kéo dài. 
Tổ hợp D116tím/R527 (60,4 tạ/ha), 
D116t/R725 (62 tạ/ha), có dạng hình đẹp, thời 
gian sinh trưởng tương đuơng đối chứng. Năng 
suất ổn định qua nhiều vụ trên các vung sinh thái 
khác nhau. TH18 là tổ hợp 3 dòng mới. 
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
186 
- Độ thuần đồng ruộng một số tổ hợp chưa 
cao do độ thuần của dòng bố mẹ chưa cao như: 
D116tím/R725, D116tím/R527 (điểm 5). 
Bảng 10. Đặc điểm sinh trưởng của các giống triển vọng tuyển chọn vụ mùa 2012 tại Hà Nội 
Tên giống Độ trỗ thoát (điểm) 
Độ cứng 
cây (điểm) 
Độ thuần 
(điểm) Bạc lá Rầy nâu
Chiều cao 
cây (cm) 
TGST 
(ngày) 
DH 
(điểm) 
Kim76S/R838 1 3 1 7 0 106.4 105 3 
827S/M386 1 3 1 5 0 107.5 110 1 
D116tím/R725 1 3 5 0 0 107 113 1 
D116tím/R527 1 3 5 0 0 111.2 113 1 
TH18 1 3 1 0 0 113.4 115 1 
Nh ị ưu 838 1 3 1 0 0 115 115 1 
- Đánh giá bạc lá ngoài đồng ruộng bằng lây 
nhiễm nhân tạo cho thấy: Tổ hợp Kim76S/R838 
nhiễm nặng ở (điểm 7), 827S/M386 (điểm 5), các 
tổ hợp khác không nhiễm. 
- Tổng hợp kết quả vụ xuân và vụ mùa, 
chúng tôi chọn ra 5 tổ hợp triển vọng như: 
D116t/R527, D116t/R725, D116t/DB6, 
kim76S/R838, 827S/M386 năng suất tuơng 
đuơng với đối chứng Dưu 527, nhị ưu 838 ở mức 
có ý nghĩa LSD.05. 
3.3. Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất 
hạt lai F1 
3.3.1. Nghiên cứu, hoàn thiện qui trình sản 
xuất hạt lai F1 
Để hoàn thiện qui trình sản xuất hạt lai đạt 
năng suất 2 - 4 tấn/ha của 10 tổ hợp triển vọng, 
chúng tôi tiếp tục nghiên cứu các biện pháp kỹ 
thuật cho sản xuất các tổ hợp mới. 
Bảng 11. Một số đặc điểm nông sinh học và yếu tố cấu thành năng suất 
của các tổ hợp vụ xuân 2012 tại Hà Nội 
Lá/thân chính Cao cây(cm) Dảnh tối đa Hoa/bông Thời gian từ gieo - trỗ 15% (ngày) Tên tổ hợp 
S R S R S R R S R 
Số ngày 
chênh 
lệch 
827s/R725 14,7 14,6 111,4 176,1 13,4 8,4 176,1 92 101 9 
827s/R253 14,7 14 118,0 147,4 7,2 6,2 147,4 93 86 7 
827s/R128 14,7 14 121,0 166,0 9,4 6,9 166,0 98 97 1 
827s/BC15 14,7 14 120,4 209,3 10,5 7,5 209,3 96 97 1 
B0s/R253 12 14 80,0 147,4 11,8 6,0 147,4 69 96 17 
B0s/Q99 12 15 81,0 99,0 10,5 10,4 99,0 74 99 25 
116mt/R725 12,6 14,6 103,0 146,1 6,2 8,1 146,1 92 101 9 
116mtr/R725 12,6 14,6 106,0 135,4 5,7 8,6 135,4 91 101 10 
25s/R100 13,7 14 90,2 93,0 14,2 8,0 93,0 97 93 4 
D60s/R838 14,3 14 110,1 87,3 11,3 8,2 87,3 95 99 4 
Bảng 12. Tỷ lệ bất dục và tỷ lệ thò vòi nhụy của các dòng Mẹ (S) vụ xuân 2012 tại Hà Nội 
Dòng mẹ (S) 
Chỉ tiêu TD 827S 25S D60S D67S B0S 
D116 
tím 
D116 
trắng 
Tỷ lệ bất dục (%) 100 99 98 80 97 99 99 
Tỷ lệ thò vòi nhụy (%) ≥ 75 ≥ 65 0 - ≥ 70 ≥ 70 ≥ 70 
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 
187 
Qua nghiên cứu chúng tôi có một số nhận 
xét sau: 
- Các dòng Mẹ có tỷ lệ thò vòi nhụy tương 
đối cao (D116mt, D116mtr, 25S, 827S, B0S), 
dòng Mẹ D60S vòi nhụy không thò ra ngoài. 
- Các dòng Mẹ có độ thuần tương đối cao là 
25S, 827S, D60S, B0S. Dòng Mẹ D67S chưa 
thuần. Dòng Mẹ D116 mỏ tím và D116 mỏ trắng 
còn lẫn nhiều cây khác dạng và có hai dạng lá 
đòng, đa số là lá đòng dài và một số lá đòng ngắn 
hơn, khả năng đẻ nhánh kém, cây cao, lá dài bản 
lá rộng ảnh hưởng đến sự nhận hạt phấn 
- Hoa của D116mtr sau khi trỗ bông nở 
muộn (2-3 ngày), thời gian trỗ bông kéo dài. 
- Sau khi nhận phấn vỏ trấu của dòng Mẹ 
D116mt tỷ lệ không khép vỏ trấu rất cao 
- Để có thời điểm trỗ bông trùng khớp hơn 
chúng tôi đề nghị khoảng cách ngày gieo Bố, Mẹ 
trong vụ xuân các tổ hợp như sau: 
+ Tổ hợp 827S/R128 dòng Mẹ gieo trước 
dòng Bố 4 ngày. 
+ Tổ hợp 827S/BC15 dòng Mẹ gieo sau Bố 
5 ngày. 
+ Tổ hợp 827S/R253 dòng Mẹ gieo trước Bố 
6 ngày. 
+ Tổ hợp 827S/R725 chuẩn dòng Bố gieo 
trước Mẹ 5 ngày. 
+ Tổ hợp D116mt/R725 Chuẩn Bố gieo 
trước Mẹ 7 ngày. 
+ Tổ hợp D116mtr/R725 chuẩn Bố gieo 
trước mẹ 7 ngày. 
+ Tổ hợp B0S/Q99 Bố gieo trước mẹ 
23 ngày. 
+ Tổ hợp B0S/R253 Mẹ gieo sau Bố 22 ngày. 
+ Tổ hợp 25S/R100 Mẹ gieo trước 6 ngày. 
3.3.2. Kết quả sản xuất thử hạt lai F1 
Từ những kết quả nghiên cứu về tổ hợp lai, 
các dòng bố mẹ của các tổ hợp triển vọng, vụ 
Mùa năm 2012 chúng tôi tiến hành sản xuất thử 
một số tổ hợp lai triển vọng tại Thanh Trì, Hà 
Nội. Kết quả nghiên cứu cụ thể được trình bày ở 
bảng 14 và 15. 
Bảng 13. Số lá/thân chính, chiều cao cây, dảnh tối đa, dảnh hữu hiệu 
Số lá/thân chính Chiều cao cây (cm) Số dảnh tối đa Số dảnh hữu hiệu 
Tên tổ hợp 
S R S R S R S R 
D116SMT/R725 14,8 14,7 100,8 136,2 7,5 14,2 6,0 7,5 
D116SMT/R527 14,8 15,7 98,2 127,2 7,6 10,6 6,6 9,8 
D116SMT/R108 14,8 13,0 87,0 110,8 7,5 12,6 5,4 5,3 
D116SMT/RG62 14,8 14,0 100,4 117,4 7,8 12,1 6,4 7,0 
25S/R100 (HYT 124) 14,2 14,0 90,2 140,0 13,0 13,1 6,5 5,6 
827S/D19 15,0 15,7 123,8 136,8 13,6 15,9 9,0 6,8 
827S/M386 15,0 15,0 118,8 127,0 14,1 13,3 9,6 6,2 
827S/R128 15,0 14,0 125,4 136,2 15,2 11,6 9,3 7,7 
Bảng 14. Năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp sản xuất thử vụ Mùa 2012 
TT Tên tổ hợp Bông/khóm Tổng số hoa/bông (TB) Hạt chắc/bông P1000 hạt (g) NSTT (kg/ha) 
1 D116SMT/R725 6,0 188,2 94 20 1756 
2 D116SMT/R527 6,6 143,4 85 20 1806 
3 D116SMT/R108 5,4 141,2 89 20 1962 
4 D116SMT/RG62 6,4 190,0 90 20 1659 
5 25S/R100 (HYT 124) 6,5 137,1 82 22 2089 
6 827S/D19 9,0 137,2 71 21 2349 
7 827S/M386 9,6 144,5 74 21 2314 
8 827S/R128 9,3 145,0 78 21 2433 
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
188 
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 
4.1. Kết luận 
* Về chọn tạo dòng bố, mẹ: 
- Chọn được 6 dòng CMS kết quả là sản 
phẩm trung gian từ những năm trước, bước đầu 
dưa vào sử dụng lai tạo tìm tổ hợp lai mới: 248 
(D62/R623BC11, 135 (BoA/BK25BC7), 157 
(25A/B8-3-1BC10), 8 (BoA/BK1-5-1BC11), 279 
(II32A/OM250213BC13) và 211 (IA/BK7-8-2BC11) 
và 2 dòng CMS nhập nội (IR79128A và 
IR71156A). 
- Làm thuần và đưa vào sử dụng 4 dòng 
TGMS: 34S, 35S, 36S, 37S, các dòng TGMS này 
đã xử lí chọn dòng ở ngưỡng nhiệt độ gây bất dục 
100%: 23,5 0C- 240C. 
*Về lai tạo giống lúa lai 2, 3 dòng: 
- Quan sát đánh giá 44 tổ hợp triển vọng lúa 
lai 2 dòng chọn được 10 tổ hợp có năng suất cao 
hơn đối chứng Nhị ưu 838 (67,2 tạ/ha) như: 
D161s-7Tr/RG33 (75,2 tạ/ha); 827s/M406; 
827s/M386; D64s/R50; D59s/R3 (72,0 tạ/ha). 
- Kết quả khảo nghiệm sinh thái đã chọn 
được một số tổ hợp lúa lai 2 dòng có triển vọng 
nằn suất cao và ổn định như: D116/R527, 
D116T/R725, D116T/R108 (7,88tấn/ha), 
25S/R100 (HYT124) năng suất đạt 8,13 tấn/ha tại 
Tiền Giang.... 
- Đã chọn được một số tổ hợp 3 dòng có 
năng suất cao tại Tiền Giang như: Nam ưu 12105 
(đạt 9,56 tấn/ha); Nam ưu 12110 (NS 
9,31 tấn/ha) và Nam ưu 12114 đạt 9,13 tấn/ha... 
* Về nghiên cứu xây dựng qui trình sản xuất và 
sản xuất thử hạt giống F1: 
- Nghiên cứu và hoàn thiện qui trình sản xuất 
của 10 tổ hợp triển vọng, bước đầu đưa ra thông 
số cơ bản hoàn thiện qui trình: Độ lệnh chuẩn của 
thời gian geo bố, mẹ, tỉ lệ bố/mẹ, liều luợng phun 
GA3,.... cho từng tổ hợp. 
- Tổ chức sản xuất thử hạt giống F1 của một 
số tổ hợp lai triển vọng đạt năng suất hơn 
2 tấn/ha như các tổ hợp: HYT124 (25S/R100); 
827S/D19; 827S/M386; 827S/R128. 
4.2. Đề nghị 
- Sử dụng các dòng bố mẹ đã chọn lọc cho 
lai tạo tổ hợp mới. 
- Sản xuất thử và xin công nhận tạm thời các 
tổ hợp triển vọng. 
- Hoàn thiện Qui trình thâm canh tại các vùng 
sinh thái để phát huy hết tiềm năng của giống. 
- Thử nghiệm sản xuất hạt F1 các tổ hợp 
triển vọng tại các vùng sản xuất tối ưu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị 
canh tác và sử dụng của giống lúa QCVN 01-55 : 
2011/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT. 
2. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng hạt giống lúa 
lai 3 dòng QCVN 01-50 : 2011/BNNPTNT. 
3. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng hạt 
giống lúa lai 2 dòng QCVN 01-51: 
2011/TTBNNPTNT. 
4. Phạm Chí Thành (1986). Giáo trình Phương pháp 
thí nghiệm đồng ruộng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 
Hà Nội. 
5. Tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen lúa của IRRI, 1996, 
1997. 
6. Virmani S.S. (1997). Hybrid Rice Breeding Manual, 
IRRI, Philippines. 
7. Yuan Long Ping (1995). Technology of hybrid rice 
production, Food and Agriculture organization of 
the United nation - Rome. 
8. George Acquaah (2007). Principles of Plant 
Genetics and Breeding, Blackwell Publishing 350 
Main street, Malden, MA 02148-5020, USA; 9600 
garsington Road, Oxford OX4 2QD, Uk; 550 
Swanston Street, Carlton, Victoria, Australia. 
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 
189 
Một số hình ảnh về giống lúa lai 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_chon_tao_va_ky_thuat_tham_canh_giong_lua_lai_2_3.pdf