Nghiên cứu hệ sinh thái vùng biển đảo bạch long vỹ, thành phố Hải phòng phục vụ phát triển bền vững

Nghiên cứu, phân tích đánh giá những biến đổi về cấu trúc, đặc trưng các kiểu hệ sinh thái vùng biển đảo Bạch Long Vỹ dưới những tác động của điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người. Kiểm kê, cập nhật các dẫn liệu về đa dạng sinh học vùng biển đảo Bạch Long Vỹ làm cơ sở xây dựng bộ chỉ thị đa dạng sinh học và chương trình quan trắc, nhằm quản lý hiệu quả khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ theo hướng phát triển bền vững là việc cần thiết.

Nghiên cứu sinh chọn đề tài luận án "Nghiên cứu hệ sinh thái vùng biển đảo Bạch Long Vỹ, thành phố Hải Phòng phục vụ phát triển bền vững" để thực hiện.

 

doc 27 trang dienloan 4500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu hệ sinh thái vùng biển đảo bạch long vỹ, thành phố Hải phòng phục vụ phát triển bền vững", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu hệ sinh thái vùng biển đảo bạch long vỹ, thành phố Hải phòng phục vụ phát triển bền vững

Nghiên cứu hệ sinh thái vùng biển đảo bạch long vỹ, thành phố Hải phòng phục vụ phát triển bền vững
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
BÙI ĐỨC QUANG
NGHIÊN CỨU HỆ SINH THÁI VÙNG BIỂN ĐẢO 
BẠCH LONG VỸ, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 62.42.01.20
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH THÁI HỌC
Hà Nội - 2015
Hà Nội - 2009
Công trình được hoàn thành tại: Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Nguời hướng dẫn khoa học:	PGS.TS. Hồ Thanh Hải
	Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
	TS. Hà Quý Quỳnh
	Ban Ứng dụng &TKCN
Phản biện 1:	PGS.TS. Nguyễn Xuân Huấn 
Phản biện 2: 	 TS. Trần Đình Lân
Phản biện 3: 	 PGS.TS. Nguyễn Văn Vịnh 
Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Viện tại Viện Sinh thái và TNSV, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Vào hồi 9 giờ 00 ngày 8 tháng 01 năm 2016
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia Hà Nội
Thư viện Viện ST&TNSV, Viện Hàn lâm KHCN VN
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu, phân tích đánh giá những biến đổi về cấu trúc, đặc trưng các kiểu hệ sinh thái vùng biển đảo Bạch Long Vỹ dưới những tác động của điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người. Kiểm kê, cập nhật các dẫn liệu về đa dạng sinh học vùng biển đảo Bạch Long Vỹ làm cơ sở xây dựng bộ chỉ thị đa dạng sinh học và chương trình quan trắc, nhằm quản lý hiệu quả khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ theo hướng phát triển bền vững là việc cần thiết. 
Nghiên cứu sinh chọn đề tài luận án "Nghiên cứu hệ sinh thái vùng biển đảo Bạch Long Vỹ, thành phố Hải Phòng phục vụ phát triển bền vững" để thực hiện.
2. Mục tiêu của luận án
Xác định và đánh giá được những biến đổi theo thời gian về cấu trúc và chức năng, phân bố các hệ sinh thái vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ, Hải Phòng.
Kiểm kê, cập nhật các dẫn liệu để xác định được hiện trạng đa dạng sinh học vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ. 
Đề xuất xây dựng được bộ chỉ thị ĐDSH và chương trình quan trắc ĐDSH nhằm quản lý, khai thác và sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ, Hải Phòng.
3. Nội dung nghiên cứu gồm: Các đặc trưng sinh thái vùng biển đảo Bạch Long Vỹ; Kiểm kê, cập nhật các dẫn liệu đã có về hiện trạng đa dạng sinh học vùng biển đảo Bạch Long Vỹ theo khung phân tích (PSBR); Xây dựng bộ chỉ thị đa dạng sinh học vùng biển đảo Bạch Long Vỹ và Xây dựng/Thiết kế chương trình quan trắc ĐDSH khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ.
4. Những điểm mới của luận án: 1) Những biến đổi theo thời gian về cấu trúc, chức năng các kiểu hệ sinh thái ở vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ được đề cập; 2) Cơ sở dữ liệu ĐDSH vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ được cập nhật, hệ thống hoá theo khung phân tích hiện trạng, áp lực, lợi ích và đáp ứng (PSBR); 3) Lần đầu tiên đề xuất được bộ chỉ thị ĐDSH và chương trình quan trắc ĐDSH nhằm hỗ trợ công tác quản lý khai thác và sử dụng bền vững các hệ sinh thái của khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ, Hải Phòng.
5. Ý nghĩa của luận án
Ý nghĩa khoa học: Các dữ liệu, thông tin cập nhật về điều kiện môi trường và ĐDSH vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ trong luận án làm cơ sở cho các nghiên cứu khoa học tiếp theo về quản lý bảo tồn và phát triển tại khu vực.
Luận án góp phần xây dựng và hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng bộ chỉ thị ĐDSH nói chung, cho các HST biển đảo nói riêng, phục vụ mục tiêu khai thác và sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái và bảo tồn ĐDSH của đất nước.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án giúp xây dựng được bộ chỉ thị quan trắc ĐDSH của khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ, góp phần tăng cường hiệu quả quản lý ĐDSH cũng như khai thác và sử dụng bền vững các hệ sinh thái khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ, Hải Phòng.
6. Bố cục của luận án
Luận án ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, có 3 chương chính: Chương 1: Tổng quan gồm 27 trang. Chương 2: Phương pháp luận, phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu gồm 19 trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận gồm 113 trang.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1. Sinh thái học
Thuật ngữ Sinh thái học (Ecology) xuất hiện từ giữa thế kỷ thứ XIX. Trong Từ điển Đa dạng sinh học và Phát triển bền vững đã ghi Ecology hoặc Bio-ecology là khoa học nghiên cứu ảnh hưởng qua lại giữa một cá thể sinh vật hay các loài riêng rẽ với các thành phần sống và không sống của môi trường xung quanh. Định nghĩa này được sử dụng trong luận án.
1.1.2. Hệ sinh thái (Ecosystem)
Hệ sinh thái là khái niệm do nhà Sinh thái học người Anh Tansley đề xuất năm 1935 và hiện nay được công nhận trong lĩnh vực Sinh thái học vì dễ hiểu và ngắn. Hệ sinh thái có hai thành phần chủ yếu: (1) Các quần thể sống, với các mối quan hệ dinh dưỡng và vị trí của chúng; (2) Các nhân tố của ngoại cảnh. Trong Từ điển Đa dạng sinh học và Phát triển bền vững đã ghi hệ sinh thái là đơn vị gồm tất cả sinh vật và yếu tố vô sinh của một đơn vị nhất định có sự tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau. 
1.1.3. Phát triển bền vững (sustainable development)
Thuật ngữ “Phát triển bền vững” có từ những năm 1970 và được Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới định nghĩa: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại 
đến khả năng thoả mãn nhu cầu của các thế hệ mai sau”. 
1.1.4. Đa dạng sinh học (Biodiversity)
Đa dạng sinh học là sự phong phú của mọi cơ thể sống trong các hệ sinh thái trên đất liền, dưới biển và các hệ sinh thái dưới nước khác và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên. Đa dạng sinh học là sự phong phú thể hiện ở 3 cấp độ đa dạng: trong loài (gen), giữa các loài sinh vật và các hệ sinh thái trong tự nhiên. Trong phạm vi luận án này, ĐDSH được đề cập chỉ ở các cấp độ hệ sinh thái và loài.
1.1.5. Bảo tồn đa dạng sinh học (Biodiversity conservation)
Bảo tồn đa dạng sinh học ở mọi mức độ về cơ bản là “duy trì các quần thể loài đang tồn tại và phát triển”. Bảo tồn được thể hiện dưới 2 hình thức: 
Bảo tồn tại chỗ (In-situ): Là hình thức bảo tồn các hệ sinh thái và những nơi cư trú tự nhiên, duy trì và phục hồi các quần thể loài đang tồn tại trong điều kiện sống tự nhiên của chúng; Bảo tồn chuyển chỗ (Ex-situ): Là hình thức bảo tồn các thành phần của đa dạng sinh học bên ngoài những nơi cư trú tự nhiên của chúng; Bảo tồn ở cấp quần xã: Bảo tồn nguyên vẹn các quần xã sinh vật là cách bảo tồn có hiệu quả toàn bộ tính đa dạng sinh học.
1.1.6. Chỉ thị đa dạng sinh học (biodiversity indicator)
Thuật ngữ “chỉ thị đa dạng sinh học” trong Công ước Đa dạng sinh Học và được sử dụng trong luận án này là: các phép đo đạc trực tiếp chuyển tải các thông tin liên quan đến ĐDSH như tình trạng các hệ sinh thái, các loài; các hành động của con người nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học như xây dựng các khu bảo tồn, các quy định khai thác tài nguyên sinh vật; các áp lực hoặc mối đe doạ tới đa dạng sinh học như làm suy thoái hệ sinh thái hoặc mất nơi cư trú (BIP, 2011).
1.1.7. Quan trắc đa dạng sinh học (biodiversity monitoring)
Theo CBD, "quan trắc đa dạng sinh học là việc đo đạc lặp đi lặp lại trực tiếp hoặc gián tiếp một cách có hệ thống các chỉ thị phản ánh hiện trạng, xu hướng biến đổi của ĐDSH, các ảnh hưởng bất lợi đối với tài nguyên ĐDSH để từ đó giúp các nhà hoạch định chính sách có các hoạt động ưu tiên, cải thiện công tác quản lý các hệ sinh thái, các loài và nguồn gen". Định nghĩa quan trắc đa dạng sinh học của CBD được sử dụng trong luận án này.
1.2. SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SINH VẬT BIỂN 
1.2.1. Nghiên cứu sinh vật biển và xây dựng khu bảo tồn biển trên thế giới
1.2.1.1. Sơ lược về nghiên cứu sinh vật biển trên thế giới
Tới đầu thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX, nghiên cứu và khảo sát đại dương thế giới mới thực sự khởi đầu. Từ năm 1960 đến nay, các nhà khoa học tập trung vào nghiên cứu các vấn đề, chuyên môn cụ thể trong đó có môi trường, sinh vật biển, tài nguyên phi sinh vật. 
Trong khu vực, vùng biển phía Đông Nam Châu Á đã được nghiên cứu với các mức độ khác nhau. Theo tài liệu tổng hợp của Nguyễn Huy Yết (2012), đa dạng sinh học vùng biển phía Đông Nam Châu Á thuộc vào mức cao nhất trên thế giới. Các hệ sinh thái đặc trưng bao gồm: các rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển đều phát triển. 
1.2.1.2. Xây dựng khu bảo tồn biển trên thế giới
Định nghĩa chung về KBTB gần đầy nhất của IUCN (1994), được xác định như sau: “Khu bảo tồn biển là một vùng đất có biển hoặc vùng biển được đặc biệt dành cho việc bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học cũng như những tài nguyên thiên nhiên và văn hoá trong đó, được quản lý bằng luật pháp hoặc các phương sách hữu hiệu khác”. Chín nước có biển trong khu vực Đông Nam Á đều đã công bố về việc thiết lập các khu bảo tồn ở mỗi nước.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu sinh vật biển và xây dựng KBTB ở Việt Nam
1.2.2.1. Tình hình nghiên cứu sinh vật biển Việt Nam
Những công trình nghiên cứu sinh vật biển Việt Nam đầu tiên đã có từ cuối thế kỷ XVIII, với những khảo sát về trai ốc biển ở vùng biển Côn Đảo, kết quả được công bố từ 1784 (Martin và Chemnitz, 1784), sau đó là các công trình nghiên cứu ở vùng biển phía bắc (vịnh Hạ Long) của Crosse và Fisher (1890), Fisher (1891). Hoạt động điều tra nghiên cứu có hệ thống về sinh vật biển Việt Nam có từ khi thành lập Viện Hải dương học Đông Dương ở Nha Trang. Từ sau khi đất nước thống nhất (1975), hoạt động này được tổ chức thực hiện có kế hoạch trên phạm vi toàn vùng biển. Các kết quả nghiên cứu sinh vật biển được tổng kết trong chuyên khảo Biển Đông, Tập IV “Sinh học, sinh thái biển”. Nhìn chung, các vấn đề về sinh vật, sinh thái vùng biển, đảo Việt Nam (bao gồm cả trên đảo và vùng nước quanh đảo) cho tới nay còn ít được nghiên cứu. 
1.2.2.2. Xây dựng các khu bảo tồn biển Việt Nam
Năm 2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch 
hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020 bao gồm 16 khu. Trong số 16 KBTB được nằm trong danh sách, tới nay, đã thành lập và hình thành được mạng lưới 10/16 khu bảo tồn biển, gồm: Cát Bà, Bạch Long Vỹ, Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Vịnh Nha Trang, Núi Chúa, Hòn Cau, Côn Đảo, Phú Quốc, Lý Sơn, và 6 khu chuẩn bị được thành lập.
1.2.3. Tình hình điều tra, nghiên cứu vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ
Cho tới nay, đã có nhiều điều tra, nghiên cứu vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ. Nhiều công trình liên quan tới luận án, thuộc nhiều lĩnh vực, được thực hiện trong những thời gian khác nhau. 
1.2.3.1. Các điều tra, nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và môi trường
Viện Tài nguyên và Môi trường Biển tại Hải Phòng là cơ quan nghiên cứu đảo Bạch Long Vỹ bắt đầu từ những năm 1993 – 1996 tới nay với các chuyến khảo sát điều tra, nghiên cứu một cách đồng bộ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế - xã hội. Các vấn đề về quy hoạch lãnh thổ, bao gồm các quy hoạch chuyên ngành đã được thực hiện. Năm 2005 đã có quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội huyện đảo Bạch Long Vỹ tới năm 2010 và 2020 của UBND thành phố Hải Phòng.
1.2.3.2. Các điều tra, nghiên cứu về đa dạng sinh học và bảo tồn
Các tài liệu trước đây xác định được 262 loài Động vật đáy; được 193 loài cá thuộc 229 giống, 105 họ. Trên đảo Bạch Long Vỹ, có 367 loài thực vật, thuộc 270 chi của 95 họ, trong đó thực vật tự nhiên chỉ có 226 loài thuộc 169 chi, 60 họ thuộc ngành Hạt kín và Dương xỉ. Có 17 loài được coi là trong thành phần của RNM trên đảo. Dưới biển, có 104 loài san hô cứng thuộc 32 giống, 13 họ; 210 loài TVPD thuộc 47 chi
1.3. TỔNG QUAN XÂY DỰNG CHỈ THỊ VÀ SỬ DỤNG CHO QUAN TRẮC ĐA DẠNG SINH HỌC 
1.3.1. Trên thế giới
Các Công ước quốc tế (CBD, Ramsar), các tổ chức và các quốc gia trên thế giới đã có nghiên cứu và đề xuất chỉ thị ĐDSH, nhằm quan trắc ĐDSH. Mặc dù chỉ thị ĐDSH được sử dụng khá phổ biến nhưng hiện nay vẫn còn thiếu vắng các hướng dẫn về quy trình xây dựng chỉ thị. Xây dựng và ứng dụng chỉ thị ĐDSH đã trở nên phổ biến ở quy mô quốc tế và quốc gia. Bộ chỉ thị đa dạng sinh học của Châu Âu bao gồm 26 chỉ thị. 
1.3.2. Xây dựng và sử dụng chỉ thị đa dạng sinh học ở Việt Nam
Việc xây dựng bộ chỉ thị ĐDSH quốc gia nói chung và bộ chỉ thị ĐDSH của các KBT phải đặt trong bối cảnh của quốc tế. Đến nay các nghiên cứu về chỉ thị ĐDSH có thể xem là mới bước đầu thực hiện. Trần Đình Lân (2010) đã xây dựng các chỉ số PTBV tài nguyên ĐNN ở ven bờ Tây Vịnh Bắc Bộ. Nghiên cứu này đưa ra các chỉ thị nhưng không xác định rõ ràng quy trình và cơ sở của việc đề xuất các chỉ thị. Hoàng Thị Thanh Nhàn (2014) đã sử dụng khung xây dựng chỉ quan trắc ĐDSH cho vùng ĐNN của VQG Xuân Thủy. Tác giả này đã đề xuất được 24 chỉ thị ĐDSH cho VQG Xuân Thủy, bao gồm 6 chỉ thị tình trạng, 6 chỉ thị áp lực, 7 chỉ thị phản hồi và 5 chỉ thị lợi ích, trong đó 16 chỉ thị có thể áp dụng ngay để quan trắc ĐDSH tại VQG Xuân Thuỷ, 7 chỉ thị khuyến nghị thực hiện quan trắc nếu VQG Xuân Thuỷ có điều kiện và 1 chỉ thị cần nghiên cứu thêm. 
1.4. NHẬN XÉT CHUNG
1.4.1. Nhận xét chung về tổng quan tài liệu nghiên cứu
Các nghiên cứu biển Việt Nam nói chung đã được thực hiện từ rất lâu, đặc biệt từ sau 1975 tới nay, liên tục có các chương trình nghiên cứu quốc gia về biển và các dự án, đề tài các cấp quản lý khác nhau được thực hiện bởi nhiều cơ quan nghiên cứu biển khác nhau. Sau một thời gian dài nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu biển đã được tập hợp trong bộ chuyên khảo Biển Đông, trong đó tập IV: Sinh vật và Sinh thái biển (2009). Cho tới nay đã có nhiều dẫn liệu điều tra cơ bản về điều kiện tự nhiên, thành phần loài sinh vật, nguồn lợi hải sản vùng biển Bạch Long Vỹ đã được công bố. Khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ đã được quy hoạch chi tiết năm 2012 và được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập năm 2013.
1.4.2. Những vấn đề cần thực hiện trong Luận án
Những vấn đề cần thực hiện trong luận án gồm: Xác định các đặc trưng sinh thái vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ và những biến động theo thời gian; Cập nhật và hệ thống lại dẫn liệu về ĐDSH vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ theo khung phân tích PSBR; Xây dựng bộ chỉ thị đa dạng sinh học cho quan trắc vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ và đề xuất chương trình quan trắc ĐDSH cho KBT biển Bạch Long Vỹ.
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Luận án lựa chọn các cách tiếp cận sau: Tiếp cận hệ sinh thái; Tiếp cận liên ngành; Tiếp cận lịch sử; Tiếp cận cộng đồng.
2.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là các HST đảo và vùng nước quanh đảo Bạch Long Vỹ, các loài sinh vật và các yếu tố môi trường, kinh tế - xã hội có liên quan đến đề tài luận án.
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian là khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ, thành phố Hải Phòng. Phạm vi nghiên cứu gồm vùng đất trên đảo và vùng nước quanh đảo tới độ sâu 15m nước.
Thời gian nghiên cứu của luận án tiến hành từ năm 2012 đến năm 2015.
Phạm vi nội dung nghiên cứu: Cập nhật các đặc trưng sinh thái và ĐDSH làm cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng bộ chỉ thị ĐDSH và chương trình quan trắc ĐDSH khu BTB Bạch Long Vỹ. Nghiên cứu ở cấp độ HST, loài và các yếu tố môi trường, KT- XH có liên quan đến ĐDSH của khu BTB Bạch Long Vỹ.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Các phương pháp điều tra tại hiện trường
Ph ... 
R2. Số lượng các cuộc/số lượt người được đào tạo nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương về bảo tồn đa dạng sinh học 
R3. Số lượng/tỷ lệ hộ gia đình tham gia phát triển các mô hình sinh kế thay thế để giảm thiểu tác động tiêu cực đến hệ sinh thái/loài
Số lượng và hiệu lực các chính sách
R4. Số lượng và tần xuất các hoạt động tăng cường thực thi luật pháp/qui định (tuần tra, bắt giữ, khuyến cáo, vv)
Lợi ích thu được từ ĐDSH (B)
Xu hướng lợi ích có được từ bảo tồn và dịch vụ HST 
B1. Kinh phí cho các hoạt động bảo tồn, 
B2. Số lượng khách du lịch sinh thái đến khu bảo tồn và các khoản thu được từ du lịch sinh thái hàng năm
B3. Loại hình và số tiền thu được từ các dịch vụ hệ sinh thái khác tại KBT
B4. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản trong phạm vi khu bảo tồn và vùng đệm.
Bảng 6: Mức độ ưu tiên cho mỗi chỉ thị
Nếu (1)
Nếu (2)
Nếu (3)
Mức ưu tiên
Tổng số điểm ≥ 25 (25 - 40)
Tổng số điểm của nhóm tiêu chí quan trọng ≥ 7
Số lượng các nhóm tiêu chí năng lực mà tổng số điểm của nó là 7 hoặc ≥ 2 (2, 3)
1
Như trên ≤ 1 (1, 0)
2
Tổng số điểm của nhóm tiêu chí quan trọng ≤ 6
Số lượng các nhóm tiêu chí năng lực mà tổng số điểm của nó là 7 hoặc ≥ 2 (2, 3)
3
Như trên ≤ 1 (1, 0)
4
Tổng số điểm ≤24 (0 - 24)
Số lượng các tiêu chí mà tổng số điểm của nó là 7 hoặc ≥ 3 (3, 4)
5
≤ 2 (2, 1, 0)
6
Bảng 7: Tổng hợp kết quả đánh giá chỉ thị theo nhóm 4 nhóm tiêu chí
Chỉ thị
Tiêu chí đánh giá
Tổng
Tầm quan trọng
Năng lực kỹ thuật-bao gồm cả tính sẵn có của số liệu
Năng lực tài chính
Năng lực của con người
S1
9
10
8
8
35
S2
8
7
6
7
28
S3
6
7
6
6
25
S4
4
4
3
4
15
S5
6
4
5
4
19
S6
7
6
5
5
23
S7
6
7
4
5
22
S8
4
5
5
5
19
P1
6
6
6
7
25
P2
6
10
8
7
31
P3
7
6
6
6
25
P4
8
8
6
6
28
P5
7
7
6
7
27
P6
5
4
4
3
16
P7
4
5
5
6
20
P8
5
4
4
5
18
P9
4
5
5
5
19
R1
6
9
6
6
27
R2
7
6
6
6
25
R3
9
6
6
7
28
R4
7
6
6
7
26
B1
7
6
6
6
25
B2
6
6
6
7
25
B3
7
6
6
6
27
B4
6
7
6
7
26
3.3.2.6. Xác định các chỉ thị tiềm năng
Sử dụng khung phần tích P-S-B-R, phân tích các câu hỏi chính được đặt ra theo các nhóm vấn đề để xác định các chỉ thị tiêu đề và các chỉ thị tiềm năng. Bộ chỉ thị ĐDSH cho vùng biển đảo Bạch long Vỹ gồm 25 chỉ thị tiềm năng (bảng 5).
3.3.2.7. Sàng lọc các chỉ thị
Căn cứ vào tiêu chí sàng lọc chỉ thị, sử dụng phương pháp chuyên gia cho điểm và lựa chọn chỉ thị. 
a) Tiêu chí sàng lọc, đánh giá chỉ thị: Căn cứ yêu cầu bảo tồn ĐDSH vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ, 4 nhóm tiêu chí để xác định mức độ ưu tiên của chỉ thị ĐDSH gồm: 1) Tầm quan trọng; 2) Năng lực kỹ thuật; 3) Năng lực tài chính; 4) Năng lực của con người.
b) Đánh giá mức độ ưu tiên cho mỗi chỉ thị: Luận án xây dựng 16 chỉ thị đa dạng sinh học ở hệ sinh thái đảo Bạch Long Vỹ và đánh giá mức độ ưu tiên cho từng chỉ thị. Đánh giá từng bộ thị theo 4 nhóm tiêu chí. 
Căn cứ vào tiêu chí sàng lọc chỉ thị, sử dụng phương pháp chuyên gia cho điểm và lựa chọn chỉ thị. 
Yêu cầu bảo tồn ĐDSH vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ, 4 nhóm tiêu chí để xác định mức độ ưu tiên của chỉ thị ĐDSH gồm: 1) Tầm quan trọng; 2) Năng lực kỹ thuật; 3) Năng lực tài chính; 4) Năng lực của con người.
Tổng hợp kết quả đánh giá điểm của từng chỉ thị theo nhóm tiêu chí được xác định theo công thức
 (1)
Trong đó Di là điểm của chị thị thứ I, Cj là điểm của tiêu chí thứ j (j = 1-4). Điểm của chỉ thị trong bảng 3 được xác định theo công thức (1). Kết quả đánh giá cho thấy: có 9 chỉ thị có tổng số điểm từ 12-24; Có 16 chỉ thị có tổng số điểm trên 25; Chỉ thị có điểm cao nhất là 35 và thấp nhất là 15.
Kết quả đánh giá cho thấy có 9 chỉ thị có tổng số điểm từ 12-24; 16 chỉ thị có tổng số điểm trên 25; Chỉ thị có điểm cao nhất là 35 và thấp nhất là 15.
Nhóm chỉ thị Hiện trạng đa dạng sinh học có 2 chỉ thị ở mức ưu tiên 1; 1 chỉ thị ở mức ưu tiên 4 và 5 chỉ thị xếp ở mức ưu tiên 6. 
Nhóm chỉ thị Áp lực tới đa dạng sinh học có 1 chỉ thị ưu tiên 1; 2 chỉ thị ưu tiên 2; 1 chỉ thị ưu tiên 3; 1 chỉ thị ưu tiên 4; và 4 chỉ thị ở mức ưu tiên 6. 
Bảng 8: Bộ chỉ thị cơ bản dùng cho quan trắc ĐDSH ở khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ theo tần xuất năm
Tên chỉ thị
Thông số quan trắc
Phương pháp quan trắc
Hiện trạng ĐDSH (S)
S1
Diện tích rừng trên đảo (ha) và tỷ lệ che phủ rừng (%); Diện tích rừng ngập mặn (ha); Diện tích rừng trồng mới, kể cả RNM (ha); Diện tích các kiểu bãi triều (ha); - Diện tích rạn san hô (ha); Độ phủ (%); Diện tích rạn san hô mới chết (ha); Diện tích thảm cỏ biển (ha); độ phủ (%); Diện tích thảm cỏ biển mới chết (ha)
Điều tra, khảo sát,
- phân tích ảnh viễn thám
S2
- Số lượng loài; - Số lượng cá thể; - Tần xuất bắt gặp; - Loài đã lâu không thấy xuất hiện (5 năm, 10 năm,...)
Điều tra, khảo sát, phỏng vấn 
S3
- Số lượng các loài mới ghi nhận cho KBT và cho Việt Nam (tên loài)
- Số loài mới cho khoa học (tên loài)
Điều tra, khảo sát
Áp lực tác động tới ĐDSH (P)
P1
Số loài; Diện tích phân bố ước tính; Mức độ xâm hại
Điều tra, khảo sát
P2
Tổng dân số của huyện; tỷ lệ tăng trưởng dân số hàng năm; Số lượng ngư dân vãng lai
Thống kê
P3
Nhiệt độ, DO, độ đục , pH, độ muối, độ dẫn, NO2, NO3, NH4, PO4, BOD, COD, Dầu nhớt.
Đo đạc, thu mẫu phân tích
P4
Diện tích rừng bị phá (ha); Diện tích rừng bị lấn chiếm (ha); Số lượng các vụ khai thác trái phép hải sản được báo cáo; Số lượng các vụ mua bán, vận chuyển trái phép gỗ và lâm sản ngoài gỗ được báo cáo; Số lượng/khối lượng các loài hải sản quý, hiếm bị tịch thu được báo cáo; Số lượng các vụ sử dụng hoá chất độc hại và thuốc nổ được để khai thác hải sản; Tỷ lệ/diện tích nuôi trồng hải sản trên diện tích mặt nước được bảo vệ.
Điều tra, thống kê
P5
Các chuyển đổi sử dụng đất, mặt nước, xây dựng cơ sở hạ tầng, nuôi trồng thủy sản và các hoạt động khác; - Diện tích đất rừng, mặt nước bị chuyển đổi
Thống kê
Các hoạt động đáp ứng (R)
R1
Số lượng dự án/chương trình; - Kinh phí; - Kết quả
Thống kê
R2
Số lượng (tên cuộc đào tạo; thời gian thực hiện; nội dung chính của hoạt động)
Thống kê
R3
Số lượng; - Tỷ lệ %
Thống kê
R4
Số lượng; -Tần xuất (số lượng/thời gian)
Thống kê
Lợi ích thu được từ ĐDSH (B)
B1
Kinh phí cho hoạt động bảo tồn; Kinh phí phòng chống cháy rừng; 
Kinh phí vận hành KBT và xây dựng hạ tầng cơ sở.
Thống kê
B2
Số lượt người (khách quốc tế, trong nước); Doanh thu (VNĐ)
Thống kê
B3
Loại hình dịch vụ chi trả; Tổng số tiền/năm
Thống kê
B4
Năng xuất nuôi thuỷ sản: tôm, cua, cá nuôi, bào ngư, rong (kg/ha/năm); Thu nhập trung bình/năm từ nuôi, trồng thuỷ sản (VNĐ); Sản lượng khai thác thuỷ sản tự nhiên hàng năm tại KBT (kg/năm); Thu nhập trung bình/năm từ khai thác thuỷ sản tự nhiên tại KBT (VNĐ)
Thống kê
Nhóm chỉ thị các hành động Đáp ứng tới đa dạng sinh học có 3 chỉ thị ưu tiên 2; 1 chỉ thị ưu tiên 4. 
Nhóm chỉ thị Lợi ích từ ĐDSH có 2 chỉ thị ưu tiên 2; 2 chỉ thị được xếp vào mức ưu tiên 3. Đã xác định 16 chỉ thị cơ bản dùng cho quan trắc ĐDSH KBTB Bạch Long Vỹ phù hợp với điều kiện thực tế, các chỉ thị này được xếp ưu tiên 1, 2, ưu tiên 3 và ưu tiên 4.
3.3.2.8. Thiết kế quan trắc thử nghiệm và đánh giá, hiệu chỉnh chỉ thị
Sau kết quả sử các chỉ thị: S1; S2; S3; P1; P2; P3; P4; P5; R1; R2; R3; R4; B1: B2; B3; B4 để thử nghiệm quan trắc KBTB Bạch Long Vỹ năm 2014 cho thấy về lý thuyết, 16 chỉ thị ĐDSH đều có thể sử dụng để quan trắc ĐDSH cho KBTB Bạch Long Vỹ. Một số các thông số quan trắc như “số lượng cá thể của mỗi loài quý, hiếm cần bảo vệ” của chỉ thị S2 khó thực hiện (bảng 8).
Bản đồ thiết kế tuyến, điểm quan trắc
Bảng 9: Ký hiệu, tọa độ điểm quan trắc ĐDSH đảo Bạch Long Vỹ
Tên điểm
Tọa độ X 
Tọa độ Y 
Kinh độ
Vĩ độ
T2-2
786292
2230460
107o44' 19.255"
20o9' 0.590”
T2-1
786297
2230140
107o44' 19.260"
20o8' 50.408”
T3-3
786307
2232520
107o44' 20.971"
20o10' 7.481”
T1-1
785999
2228200
107o44' 7.899"
20o7' 47.435”
T1-2
786256
2228160
107o44' 16.721"
20o7' 45.879”
T1-3
786799
2228060
107o44' 35.366"
20o7' 42.592”
T4-1
785042
2227930
107o43' 34.839"
20o7' 38.993”
T4-2
785036
2227720
107o43' 34.499"
20o7' 32.270”
T4-3
785036
2225080
107o43' 33.013"
20o6' 6.497”
T3-1
784635
2228720
107o43' 21.269"
20o8' 4.991”
T3-2
784507
2228820
107o43' 16.940"
20o8' 8.349”
T3-3
783919
2229290
107o42' 56.949"
20o8' 23.892”
 3.4. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC KHU BẢO TỒN BIỂN BẠCH LONG VỸ
3.4.1. Lựa chọn chỉ thị quan trắc
Kết quả xếp loại ưu tiên các chỉ thị chỉ ra, có 3 chỉ thị xếp ưu tiên 1 gồm: S1, S2, P5. Có 7 Chỉ thị xếp ưu tiên 2 gồm: P3,P4, R2, R3, R4, B1, B3; Có 3 Chỉ thị xếp ưu tiên 3 gồm: P2, B2, B4; Có 3 Chỉ thị ưu tiên 4 gồm: S3, R1. P1. 16 chỉ thị trên là những chỉ thị đã được triển khai quan trắc thử nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài trong năm 2013-2014 và có thể tiếp tục duy trì quan trắc trong năm 2015-2016.
3.4.2. Thiết kế điểm quan trắc
Các điểm quan trắc, khảo sát ĐDSH phải đáp ứng những yêu cầu sau: 1) Phân bố đồng đều, trải rộng trên toàn bộ vùng ngập nước ven đảo; 2) Bao phủ cả những sinh cảnh sống quan trọng bao gồm bãi triều, rạn san hô...
3.4.3. Thời gian và tần suất quan trắc 
Thời gian/tần xuất quan trắc khu BTB Bạch Long Vỹ là 1 năm/lần vào tháng 2 hoặc tháng 5 hàng năm (thời kỳ biển lặng).
3.4.4. Lập kế hoạch quan trắc ĐDSH 
Kế hoạch quan trắc ĐDSH bao gồm các nội dung sau: 1) Lập kế hoạch nhân lực thực hiện quan trắc; 2) Xác định các tổ chức, cá nhân tham gia/phối hợp 
thực hiện quan trắc; 3) Tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ và học tập nội quy an toàn lao động cho cán bộ quan trắc; 4) Lập danh mục trang thiết bị quan trắc tại hiện trường và phân tích; 5) Lập kế hoạch và các phương tiện bảo hộ, an toàn lao động cho các hoạt động quan trắc; 6) Lập phương án quan trắc; và 7) Lập dự toán kinh phí thực hiện quan trắc.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
1. Các kiểu hệ sinh thái tiêu biểu vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ cho thấy có những biến động về diện mạo, diện tích theo thời gian và chủ yếu do các tác động của con người trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở đảo.
2. Các dẫn liệu điều tra cơ bản về đa dạng sinh học vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ đã có từ trước tới nay được phân tích cập nhật theo khung áp lực, hiện trạng, lợi ích, đáp ứng.
Có 6 kiểu hệ sinh thái chính, trong đó Hệ sinh thái trên đảo bao gồm 1) HST rừng thưa, cây bụi; 2) HST ao nước ngọt; 3) HST khu dân cư; Hệ sinh thái biển gồm: 1) HST bãi triều (bãi triều cát; bãi triều cuội, đá; bãi triều xác san hô; 2) HST rừng ngập mặn; 3) HST rạn san hô. Mỗi kiểu HST trên có những đặc trưng riêng về môi trường tự nhiên, quần xã sinh vật sống tại đó.
Số loài sinh vật đã biết ở vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ là 1482 loài thuộc các nhóm thực vật, sinh vật nổi, rong-cỏ biển, ĐVĐ, san hô cứng, cá biển, bò sát, ếch- nhái, chim và thú.
Giá trị sử dụng trực tiếp của HST đảo Bạch Long Vỹ gồm: giá trị nguồn lợi hải sản, giá trị khoa học, du lịch. Giá trị sử dụng gián tiếp như bảo vệ đường bờ, phân huỷ các chất ô gây nhiễm, hấp thụ carbon, cung cấp thức ăn, nguồn giống, bãi đẻ; giá trị chưa sử dụng gồm đa dạng sinh học, bảo tồn, lưu giữ Tổng giá trị kinh tế của dịch vụ cung cấp và dịch vụ hỗ trợ ước tính đạt khoảng 2.147,68 tỷ đồng. Trong đó, giá trị từ dịch vụ cung cấp là 2.095,83 tỷ và dịch vụ hỗ trợ khoảng 46,48 tỷ, giá trị du lịch sinh thái khoảng 4,7 tỉ đồng. 
3. Trên cơ sở tham khảo tài liệu “Hướng dẫn xây dựng và sử dụng chỉ thị ĐDSH”, đã xây dựng 16 chỉ thị cơ bản dùng cho quan trắc ĐDSH ở KBTB Bạch Long Vỹ phù hợp với điều kiện thực tế, gồm: 3 chỉ thị hiện trạng, 5 chỉ thị áp lực, 4 chỉ thị đáp ứng và 4 chỉ thị lợi ích.
Sau khi sử dụng bộ chỉ thị này để thực nghiệm quan trắc năm 2014, đã có một số kết quả, với một số nhận xét: 16 chỉ thị ĐDSH đề xuất có thể sử dụng để quan trắc ĐDSH cho KBTB Bạch Long Vỹ. Tuy nhiên, thông số quan trắc như “số lượng cá thể của mỗi loài quý, hiếm cần bảo vệ” của chỉ thị S2 khó thực hiện đối với các loài thủy sinh vật. Các chỉ thị và thông số của các nhóm P, R và B có thể dễ dàng thu thập được khi có đơn vị chịu trách nhiệm thống kê của địa phương.
4. Đề tài đã xây dựng chương trình quan trắc ĐDSH cho KBTB Bạch Long Vỹ bao gồm các nội dung chính: Xác định bộ chỉ thị quan trắc ĐDSH; Xác định các tuyến, điểm và lộ trình quan trắc; Xác định thời gian và tần suất quan trắc; Lập kế hoạch quan trắc.
Khuyến nghị
1. Bộ chỉ thị ĐDSH đã đề xuất cho KBTB Bạch Long Vỹ không phải là bất biến, mà cần được cập nhật, điều chỉnh định kỳ cho phù hợp với tình hình của thực tế. 
2. Cần thiết triển khai sớm quan trắc chỉ thị đa dạng sinh học tại các hệ sinh thái ở khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ nhằm đáp ứng công tác quản lý bảo tồn hiệu quả, sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật và các dịch vụ HST biển, đảo của KBTB Bạch Long Vỹ. 
CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN
Bùi Đức Quang, Lê Xuân Cảnh, Hà Quý Quỳnh, (2013). Phân tích đa dạng sinh học ở Đảo Bạch Long Vỹ, Thành phố Hải Phòng, Báo cáo khoa học tại Hội nghị về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật toàn quốc lần thứ năm, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr 616-619, 2013.
Bùi Đức Quang, Nguyễn Thế Cường, (2013). Tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại Đảo Bạch Long Vỹ - Hải Phòng, Báo cáo khoa học tại Hội nghị về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật toàn quốc lần thứ năm, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr 620-623, 2013.
Bùi Đức Quang, Đỗ Văn Tứ, Lê Hùng Anh, (2013). Đa dạng động vật đáy cỡ lớn Đảo Bạch Long Vỹ, Thành phố Hải Phòng, Báo cáo khoa học tại Hội nghị về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật toàn quốc lần thứ năm, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr 624-628, 2013.
Bùi Đức Quang, Hà Quý Quỳnh, (2013). Phân tích đa dạng sinh học ở Đảo Bạch Long Vỹ, Hải Phòng. Tạp chí Sinh học, Vol 35 (4). tr 522-528, Hà Nội.
Bùi Đức Quang, Hà Quý Quỳnh, (2014). Xây dựng bộ chỉ thị đa dạng sinh học vùng nước ven Đảo Bạch Long Vỹ, Hải Phòng. Báo cáo khoa học tại Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh học viển và phát triển bền vững, Nxb Khoa học Tự nhiên và công nghệ, Hà Nội, tr 167-175, 2014.
Bùi Đức Quang, Hà Quý Quỳnh, (2014). Ứng dụng tư liệu viễn thám nghiên cứu biến độnghệ sinh thái vùng Đảo Bạch Long Vỹ, Hải Phòng. Báo cáo khoa học tại Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh học viển và phát triển bền vững, Nxb Khoa học Tự nhiên và công nghệ, Hà Nội, tr 827-833, 2014.
Nguyễn Thị Minh Huyền, Trần Đình Lân, Trần Đức Thạnh, Nguyễn Thị Thu, Lê Quang Dũng, Bùi Đức Quang, (2014). Nhận dạng các nhóm giá trị hàng hóa và dịch vụ được cung cấp từ hệ sinh thái biển Bạch Long Vỹ, Hải Phòng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, Vol 3A (4), tr 522-528, Hà Nội.
Trần Đình Lân, Hoàng Thị Chiến, Nguyễn Thị Minh Huyền, Nguyễn Thị Thu, Bùi Đức Quang, Ngô Minh Tuân (2015). Lượng giá giá trị du lịch từ các hệ sinh thái biển Bạch Long Vỹ, Hải Phòng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, Vol 15 (1), tr 45-54, Hà Nội.
Tien Huu Nguyen, Quang Duc Bui, Phap Quang Trinh, (2015). Description of Hoplolaimus bachlongviensis sp. n. (Nematoda: Hoplolaimidae) from banana soil in Vietnam. Biodiversity Data Journal 3:e6523, page: 1-9.

File đính kèm:

  • docnghien_cuu_he_sinh_thai_vung_bien_dao_bach_long_vy_thanh_pho.doc
  • pdfDiem moi luan an. Bui Duc Quang. E.pdf
  • pdfDiem moi luan an. Bui Duc Quang. V.pdf
  • docThong tin dua len mang. Bui Duc Quang.doc