Nghiên cứu hiệu quả của tenofovir trên bệnh nhân xơ gan do virus viêm gan B

Một số nghiên cứu cho thấy điều trị bằng thuốc kháng virus ở bệnh nhân xơ gan không

chỉ có cải thiện về mặt lâm sàng, sinh hóa và virus học mà còn cải thiện về mô bệnh học. Ở Việt Nam

còn ít nghiên cứu về tác dụng của tenofovir và chưa có công bố nào về hiệu quả của tenofovir trên bệnh

nhân xơ gan, vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài với 2 mục tiêu chính: 1. Đánh giá kết quả điều

trị bằng tenofovir về phương diện lâm sàng, sinh hóa, virus, chỉ số Child Pugh sau 3, 6, 9 tháng; 2. Khảo

sát một số tác dụng phụ của thuốc. Phương pháp nghiên cứu: 40 bệnh nhân xơ gan HBsAg (+), điều trị

bằng Tenofovir disoproxil fumarate. Theo dõi về lâm sàng, hóa sinh, virus và chỉ số Child-Pugh sau 3, 6

và 9 tháng. Kết quả: Các triệu chứng chán ăn, phù và báng cải thiện rõ. HBV DNA giảm dưới ngưỡng

là 77,5%; 97,5% và 100% sau 3, 6 và 9 tháng. Chỉ số Child Pugh giảm có ý nghĩa thống kê từ 7,47±0,28

xuống còn 5,94±0,22 sau 9 tháng. Tác dụng phụ ít, chủ yếu buồn nôn, nôn. Không có bệnh nhân nào

tăng Creatinine máu. Kết luận: Tenofovir tỏ ra khá hiệu quả và an toàn ở các bệnh nhân xơ gan do virus

viêm gan B.

pdf 5 trang dienloan 9940
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu hiệu quả của tenofovir trên bệnh nhân xơ gan do virus viêm gan B", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu hiệu quả của tenofovir trên bệnh nhân xơ gan do virus viêm gan B

Nghiên cứu hiệu quả của tenofovir trên bệnh nhân xơ gan do virus viêm gan B
25 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 32
- Địa chỉ liên hệ: Trần Văn Huy, email: bstranvanhuy@gmail.com 
- Ngày nhận bài: 18/3/2016 *Ngày đồng ý đăng: 25/4/2016 * Ngày xuất bản: 10/5/2016
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA TENOFOVIR 
TRÊN BỆNH NHÂN XƠ GAN DO VIRUS VIÊM GAN B
Trần Văn Huy, Nguyễn Thị Huyền Thương
Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Một số nghiên cứu cho thấy điều trị bằng thuốc kháng virus ở bệnh nhân xơ gan không 
chỉ có cải thiện về mặt lâm sàng, sinh hóa và virus học mà còn cải thiện về mô bệnh học. Ở Việt Nam 
còn ít nghiên cứu về tác dụng của tenofovir và chưa có công bố nào về hiệu quả của tenofovir trên bệnh 
nhân xơ gan, vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài với 2 mục tiêu chính: 1. Đánh giá kết quả điều 
trị bằng tenofovir về phương diện lâm sàng, sinh hóa, virus, chỉ số Child Pugh sau 3, 6, 9 tháng; 2. Khảo 
sát một số tác dụng phụ của thuốc. Phương pháp nghiên cứu: 40 bệnh nhân xơ gan HBsAg (+), điều trị 
bằng Tenofovir disoproxil fumarate. Theo dõi về lâm sàng, hóa sinh, virus và chỉ số Child-Pugh sau 3, 6 
và 9 tháng. Kết quả: Các triệu chứng chán ăn, phù và báng cải thiện rõ. HBV DNA giảm dưới ngưỡng 
là 77,5%; 97,5% và 100% sau 3, 6 và 9 tháng. Chỉ số Child Pugh giảm có ý nghĩa thống kê từ 7,47±0,28 
xuống còn 5,94±0,22 sau 9 tháng. Tác dụng phụ ít, chủ yếu buồn nôn, nôn. Không có bệnh nhân nào 
tăng Creatinine máu. Kết luận: Tenofovir tỏ ra khá hiệu quả và an toàn ở các bệnh nhân xơ gan do virus 
viêm gan B. 
Từ khóa: Xơ gan, tenofovir, HBV.
Abstract
EFFICACY OF TENOFOVIR IN PATIENTS OF HBV-RELATED CIRRHOSIS
Tran Van Huy, Nguyen Thi Huyen Thuong
Hue University of Medicine and Pharmacy - Hue University
Background: Data about efficacy of Tenofovir in patients of HBV –related cirrhosis in Vietnam was 
still limited. This study was aimed to evaluating the clinical, biochemical, virological and Child-Pugh score 
responses 3, 6, 9 months after Tenofovir therapy; assessing possible side effects of tenofovir. Patients and 
methods: 40 patients with HBV-related cirrhosis were enrolled. All has received Tenofovir disoproxil 
fumarate 300mg/day. Follow-up after 3, 6 and 9 months. Results: Anorexia, oedema and ascites were 
significantly improved after treatment. HBV DNA became undetectable in 92.5%, 94.55 and 100% after 3, 
6 and 9 months, respectively. Child- Pugh score was improved after treatment (5.94 ± 0.22 after treatment 
vs 7.47 ± 0.28 before treatment). Side effects were minors (nausea, vomiting). No case of increase in serum 
creatinine was found. Conclusion: Tenofovir showed effective and safe in patients of HBV-related cirrhosis.
Key words: Cirrhosis, tenofovir, HBV. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quan niệm xơ gan là không thể hồi phục hiện 
nay không còn chính xác. Một số nghiên cứu cho 
thấy điều trị bằng thuốc kháng virus viêm gan B 
(kháng HBV) ở bệnh nhân xơ gan không chỉ có 
cải thiện về mặt lâm sàng, sinh hóa và virus học 
mà còn cải thiện về mô bệnh học [8][12]. Ở Việt 
Nam còn ít nghiên cứu về tác dụng của tenofovir 
26 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 32
và chưa có công bố nào về hiệu quả của tenofovir 
trên bệnh nhân xơ gan, vì vậy chúng tôi tiến hành 
thực hiện đề tài với 2 mục tiêu chính:
1. Đánh giá kết quả điều trị bằng tenofovir 
về phương diện lâm sàng, sinh hóa, virus, chỉ số 
Child Pugh sau 3, 6, 9 tháng; 
2. Khảo sát một số tác dụng phụ của thuốc.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu gồm các bệnh nhân xơ 
gan khám, điều trị nội trú và ngoại trú tại bệnh 
viện trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 6/2013 
đến 6/2015, đủ tiêu chuẩn: 
- Tuổi >18
- Chẩn đoán xơ gan dựa vào hội chứng tăng 
áp cửa và suy tế bào gan trên lâm sàng và cận 
lâm sàng.
- HBsAg dương tính (xét nghiệm Elisa).
- HBV DNA≥104 copies/mL.
- Chưa dùng thuốc kháng virus trước đó 6 tháng.
+ số bệnh nhân: 40 người
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu 
tiến cứu
Đánh giá dựa trên lâm sàng, sinh hóa, virus, chỉ 
số Child Pugh sau 3, 6, 9 tháng và một số tác dụng 
phụ của thuốc nếu có.
3. KẾT QUẢ
3.1. Đáp ứng lâm sàng sau điều trị
Bảng 1. Đáp ứng lâm sàng sau điều trị
Đặc điểm lâm sàng
Trước điều trị Sau điều trị
P
N % n %
Chán ăn 31 77,5 3 7,7 p<0,01
Tiêu chảy 7 17,5 0 0,0 p>0,05
Vàng da, mắt 28 70,0 17 43,6 p>0,05
Phù 17 42,5 3 7,5 p<0,01
Gan lớn 3 7,5 3 7,5 p>0,05
Báng 25 62,5 6 15,0 p<0,05
Xuất huyết tiêu hóa 0 0,0 1 2,5 p>0,05
Nốt nhện 20 50,0 20 50,0 p>0,05
Sự cải thiện rõ rệt nhất là ở các triệu chứng: chán ăn (từ 77,5% xuống 7,7%); phù (từ 42,5% xuống 
7,5%); báng (từ 62,5% xuống 15%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,01).
Các triệu chứng khác có cải thiện nhưng không có sự khác biệt đáng kể: tiêu chảy, vàng da, mắt 
(p>0,05). Triệu chứng gan lớn và nốt nhện gần như không thay đổi sau điều trị. Có 1 trường hợp có biến 
chứng xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản.
3.2. Đáp ứng về tải lượng virus
Bảng 2. Đáp ứng về tải lượng virus
Thời gian M0 M3 M6 M9
≥104copies/mL 40 9 (22,5%) 1 (2,6%) 0
Dưới ngưỡng phát hiện 31 (77,5%) 37 (97,4%) 37
Sau 3 tháng điều trị, nồng độ HBV DNA giảm không nhiều, vẫn còn 9 bệnh nhân có nồng độ dương 
tính (chiếm 22,5%).
Sau 6 tháng nồng độ HBV DNA có xu hướng giảm nhiều: 8 trong 9 bệnh nhân dương trở về âm sau 
6 tháng và không còn bệnh nhân dương tính sau 9 tháng điều trị.
27 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 32
3.3. Đáp ứng về sinh hóa
Bảng 3. Đáp ứng về sinh hóa
Thời gian M0 M3 M6 M9
ALT trung bình 78,70±11,23 50,81±5,81 34,39±1,84 29,55±1,55
p p<0,01
AST trung bình 59,94±5,50 49,53±3,09 41,22±2,33 37,32±2,16
p p<0,01
ALT và AST trung bình giảm khá nhanh sau 3 tháng điều trị, giảm chậm hơn sau 6-9 tháng. Sau 9 
tháng điều trị ALT trung bình còn 29,55±1,55 UI/L; AST còn 37,32±2,16 U/L. Sự thay đổi này có sự 
khác biệt giữa các tháng theo dõi và có ý nghĩa thống kê (p<0,01).
+ Đáp ứng ALT theo tải lượng HBV DNA
Bảng 4. Đáp ứng ALT giữa 2 nhóm HBV DNA
 ALT
HBV DNA
M0 M3 M6 M9
104-106copies/mL 61,71±27,30 43,58±24,62 32,56±8,15 28,93±5,80
>106copies/mL 187,40±138,39 97,58±58,91 46,16±20,33 33,60±7,95
p p<0,05
Nồng độ ALT giảm nhanh sau 3 tháng đối với nhóm HBV DNA >106 copies/mL, từ 187,40±138,39 
U/L xuống còn 97,58±58,91 U/L. Sau 9 tháng nồng độ còn 33,60±7,95 U/L.
Trong nhóm HBV DNA từ 104-106 copies/mL, nồng độ ALT có giảm nhưng không nhiều như nhóm 
HBV DNA >106 copies/mL, sau 9 tháng nồng độ ALT còn 28,93±5,80 U/L. Sự khác biệt giữa 2 nhóm 
có ý nghĩa thống kê (<0,05).
3.4. Biến đổi chỉ số Child Pugh sau điều trị
Bảng 5. Biến đổi theo chỉ số Child Pugh
Child Pugh M0 M3 M6 M9
Child A 13 (32,5%) 19 (47,5%) 23 (60,5%) 22 (60,5%)
Child B 19 (47,5%) 20 (50%) 15 (39,5%) 15 (39,5%)
Child C 8 (20%) 1 (2,5%) 0 0
Điểm trung bình 7,47±0,28 6,52±0,17 6,10±0,17 5,94±0,22
 Sau 3 tháng điều trị có 7 bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu từ Child C giảm xuống Child B, 6 bệnh 
nhân từ Child B giảm xuống Child A.
Sau 9 tháng tính theo chỉ số Child Pugh trung bình còn lại là 5,94±0,22.
Sự cải thiện này có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,05).
+ Đáp ứng Child Pugh theo tải lượng HBV DNA
Bảng 6. Đáp ứng Child Pugh giữa 2 nhóm có HBV DNA khác nhau
 Child Pugh
HBV DNA
M0 M3 M6 M9
104-106copies/mL 7,36±1,71 6,48±1,06 6,06±1,08 5,88±1,40
>106copies/mL 8,20±2,16 6,80±1,09 6,40±0,89 6,40±0,89
p p<0,05
28 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 32
Chỉ số Child Pugh giảm nhiều ở nhóm HBV 
DNA 104-106 copies/mL hơn nhóm HBV DNA 
>106 copies/mL. Sau 9 tháng chỉ số Child Pugh 
còn lại tương ứng là 5,88±1,40 và 6,40±0,89. Sự 
khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
3.5. Tác dụng phụ của thuốc
Tác dụng phụ N %
Buồn nôn, nôn 11 35,5
Chóng mặt 7 22,6
Rối loạn tiêu hóa 3 9,7
Dị ứng 0 0
Tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn và 
nôn thoáng qua trong mấy tháng đầu, chiếm tỷ 
lệ 35,5%. Không có bệnh nhân nào dị ứng với 
tenofovir.
Tác dụng phụ lên chức năng thận
Nồng độ creatinin trung bình 
(µmol/L) Sau 9 tháng
Nam 79,70±1,83
Nữ 73,44±3,13
Chung 78,04±9,52
Trong 9 tháng theo dõi sử dụng tenofovir 
không có bệnh nhân nào tăng nồng độ creatinin 
trong nhóm nghiên cứu.
4. BÀN LUẬN
Quan niệm xơ gan là hoàn thể không thể hồi 
phục và do đó việc điều trị nguyên nhân ở bệnh 
nhân xơ gan không được đặt ra hiện nay đã 
không còn chính xác. Nhiều nghiên cứu trên thế 
giới cho thấy việc điều trị các thuốc kháng HBV 
ở bệnh nhân xơ gan do virus viêm gan B đã cho 
thấy sự cải thiện có ý nghĩa không chỉ về đáp ứng 
virus, hóa sinh mà còn cả về chức năng gan và mô 
bệnh học. 
Về lâm sàng, trong nghiên cứu này, chúng tôi 
nhận thấy sự cải thiện rõ rệt nhất là ở các triệu 
chứng: chán ăn (từ 77,5% xuống 7,7%); phù (từ 
42,5% xuống 7,5%); báng (từ 62,5% xuống 15%). 
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,01).
Các triệu chứng khác có cải thiện nhưng không 
có sự khác biệt đáng kể: tiêu chảy, vàng da, mắt 
(p>0,05). Triệu chứng gan lớn và nốt nhện gần 
như không thay đổi sau điều trị. Có 1 trường hợp 
có biến chứng xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh 
mạch thực quản.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Mùi và Hoàng 
Vũ Hùng (2008) cho thấy tenofovir có tác dụng 
làm giảm và hết một số triệu chứng lâm sàng như 
mệt mỏi, đau tức vùng gan, rối loạn tiêu hóa, xuất 
huyết và vàng da, mắt [1].
Về đáp ứng virus học, sau 3 tháng điều trị, 
nồng độ HBV DNA giảm không nhiều, vẫn còn 9 
bệnh nhân có nồng độ dương tính (chiếm 22,5%).
Sau 6 tháng nồng độ HBV DNA có xu hướng 
giảm nhiều: 8 trong 9 bệnh nhân dương trở về âm 
sau 6 tháng và không còn bệnh nhân dương tính 
sau 9 tháng điều trị.
Nồng độ HBV DNA có liên quan đến tiến triển 
xơ gan do HBV, và việc giảm tải lượng virus có 
thể giảm nguy cơ diễn tiến xơ gan nặng hơn, ung 
thư gan hay tử vong [5].
Câu hỏi đặt ra là liệu đáp ứng virus trên bệnh 
nhân đã bị xơ gan có ý nghĩa lâm sàng nào hay 
không? Trong nghiên cứu của chúng tôi, sau 3 
tháng điều trị có 7 bệnh nhân trong nhóm nghiên 
cứu từ Child C giảm xuống Child B, 6 bệnh nhân 
từ Child B giảm xuống Child A. Sau 9 tháng 
tính theo chỉ số Child Pugh trung bình còn lại là 
5,94±0,22. Sự cải thiện này có ý nghĩa về mặt 
thống kê (p<0,05).
Chỉ số Child Pugh giảm nhiều ở nhóm HBV 
DNA 104-106 copies/mL hơn nhóm HBV DNA 
>106 copies/mL. Sau 9 tháng chỉ số Child Pugh 
còn lại tương ứng là 5,88 ± 1,40 và 6,40 ± 0,89. Sự 
khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Tuy đây chỉ mới là kết quả ban đầu nhưng rất 
có ý nghĩa lâm sàng, đem lại hy vọng cải thiện 
chức năng gan và từ đó hạn chế các biến chứng ở 
bệnh nhân xơ gan, kể cả xơ gan mất bù. Nghiên 
cứu của Shin và cộng sự cho thấy sau 2 năm điều 
trị kháng virus, tỷ lệ xơ gan Child C giảm từ 4,3% 
xuống chỉ còn 0,8% [13]. 
Về tác dụng phụ của Tenofovir trên đối tượng 
xơ gan:
Tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn và 
nôn thoáng qua trong mấy tháng đầu, chiếm tỷ 
lệ 35,5%. Không có bệnh nhân nào dị ứng với 
tenofovir.
Điều đáng chú ý là trong suốt 9 tháng theo dõi 
29 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 32
sử dụng tenofovir không có bệnh nhân nào tăng 
nồng độ creatinin trong nhóm nghiên cứu.
Trong nghiên cứu mới nhất của Grace L.H và 
cộng sự (2015) cũng cho thấy các thuốc kháng 
virus kéo dài không ảnh hưởng đến chức năng 
thận [3]. Như vậy, tenofovir tỏ ra an toàn khi sử 
dụng kéo dài cho cả các bệnh nhân xơ gan, kể cả 
xơ gan mất bù.
5. KẾT LUẬN
Sau 9 tháng điều trị bằng tenofovir ở 40 bệnh 
nhân xơ gan do HBV chúng tôi thu được một số 
kết luận sau:
- Sự cải thiện rõ rệt nhất là ở các triệu chứng: 
chán ăn còn 7,7%; phù (7,5%) và báng (15%). Sự 
cải thiện này có ý nghĩa thống kê (p<0,01).
- HBV DNA giảm dưới ngưỡng sau 3 tháng là 
77,5%; sau 6 tháng là 97,5%; sau 9 tháng điều trị 
tất cả các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có 
HBV DNA giảm xuống dưới ngưỡng phát hiện.
- ALT giảm khá nhanh sau 3 tháng điều trị, 
sau 9 tháng ALT còn 29,55±1,55 UI/L, ALT giảm 
nhanh và nhiều hơn trong nhóm HBV DNA >106 
copies/mL.
- Chỉ số Child Pugh giảm có ý nghĩa thống 
kê, sau 3 tháng điều trị từ 7,47±0,28 xuống còn 
6,52±0,17; sau 9 tháng tính theo chỉ số Child Pugh 
trung bình còn lại là 5,94±0,22. Chỉ số Child Pugh 
giảm nhiều hơn ở nhóm HBV DNA từ 104-106 
copies/mL.
- Tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn và 
nôn thoáng qua trong mấy tháng đầu chiếm 35,5%. 
Chưa có bệnh nhân nào trong nhóm nghiên cứu có 
tăng creatinin sau điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Mùi, Hoàng Vũ Hùng (2010), 
“Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị của Toflovir 
(Tenofovir) ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính hoạt 
động”, Tạp chí Y Dược Quân sự, số 5-2010, tr16-21.
2. Phạm Thiện Ngọc (2007), “Hóa sinh gan”, Giáo 
trình Hóa sinh trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất 
bản Y học, tr.285-286.
3. Goyal S.K et al (2015), “Prolonged use of tenofovir 
and entecavir in hepatitis B virus-related cirrhosis”, 
Indian J Gastroenterol, 2015 Aug 6.
4. Guan R, Hock F.L (2011), “Treatment of Hepatitis 
B in Decompensated Liver Cirrhosis”, International 
Journal of Hepatology, Volume 2011, pp. 2-10.
5. Marcellin P, Asselah (2013), “Long-term therapy 
for chronic hepatitis B: HBV DNA suppression 
leading to cirrhosis reversal”, J Gastroenterol 
Hepatol. 2013 Jun;28(6), pp.912-23.
6. Papatheodoridis G.V et al (2015), “Risk of 
hepatocellular carcinoma in chronic hepatitis 
B: Assessment and modification with current 
antiviral therapy”, Journal of Hepatology, vol. 
62, pp.956–967.
7. Liaw YF, Sheen IS, Lee CM, Akarca US, 
Papatheodoridis GV, Suet- Hing Wong F, et al. 
Tenofovir disoproxil fumarate (TDF), emtricitabine/ 
TDF, and entecavir in patients with decompensated 
chronic hepatitis B liver disease. Hepatology. 
2011;53(1):62–72. 
8. Chang TT, Liaw YF, Wu SS, Schiff E, Han KH, 
Lai CL, et al. Long-term entecavir therapy results 
in the reversal of fibrosis/cirrhosis and continued 
histological improvement in patients with chronic 
hepatitis B. Hepatology. 2010;52(3):886–93. 
9. Marcellin P, Buti M, Gane EJ, Krastev Z, Flisiak 
R, Germanidis G, et al. Five years of treatment 
with TenofovirDF (TDF) for Chronic Hepatitis 
B (CHB) infection is associated with sustained 
viral suppression and significant regression of 
histological fibrosis and cirrhosis. AASLD. 2011.
10. C.M. Chu, Y.F. Liaw; Hepatitis B virus-related 
cirrhosis: natural history and treatment, Semin 
Liver Dis, 26 (2006), pp. 142–152.
11. K. Das, S. Datta, S. Pal, J.R. Hembram, G.K. 
Dhali, A. Santra, et al; Course of disease and 
survival after onset of decompensation in 
hepatitis B virus-related cirrhosis; Liver Int, 30 
(2010), pp. 1033–1042.
12. Marcellin P et al (2013), Regression of cirrhosis 
during treatment with tenofovir disoproxil fumarate 
for chronic hepatitis B: a 5-year open-label follow-
up study. Lancet. 2013 Feb 9;381(9865):468-75. 
13. Shin SK et al (2015), Improvement of liver 
function and non-invasive fibrosis markers in 
hepatitis B virus-associated cirrhosis: 2 years 
of entecavir treatment. J Gastroenterol Hepatol. 
2015, 30 (12). 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_hieu_qua_cua_tenofovir_tren_benh_nhan_xo_gan_do_v.pdf