Nghiên cứu khả năng sử dụng cốt liệu xỉ thép để sản xuất bê tông nhựa nóng ở khu vực phía nam Việt Nam
Hiện nay, ngành công nghiệp xây dựng của nước ta đang phát triển rất nhanh, nhu
cầu sử dụng các loại vật liệu xây dựng ngày càng lớn, cả về số lượng và chất lượng.
Nguồn vật liệu cung cấp cho ngành xây dựng nói chung và trong xây dựng đường ô tô
nói riêng đang ngày càng khan hiếm. Ở khu vực phía Nam, các vật liệu khoáng dùng
trong sản xuất bê tông nhựa (BTN) như cốt liệu đá, cát chủ yếu được khai thác tại các
tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu . Tuy nhiên, do yêu cầu bảo vệ tài
nguyên và môi trường nên khối lượng và khả năng khai thác của các loại vật liệu này
đang bị hạn chế. Các mỏ đá để sản xuất đá 0,5x1, 1x2, đã được khai thác từ khá lâu
và hầu hết thời gian được phép khai thác còn khá ngắn 30. Các nguồn cát hạt thô, hạt
trung đang ngày càng khan hiếm, nguồn cát cung cấp cho xây dựng còn lại chủ yếu là
cát hạt mịn. Vì vậy, để đảm bảo nguồn vật liệu cho xây dựng, xu hướng sử dụng các vật
liệu nhân tạo, tái tạo để thay thế một phần vật liệu khoáng tự nhiên trở thành giải pháp
tối ưu.
Theo quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2007 – 2015, có xét đến
năm 2025, chỉ tính riêng khu vực phía Nam nếu các nhà máy thép cùng đi vào hoạt động
với công suất luyện thép từ 4 – 5 triệu tấn/năm thì lượng xỉ thép được tạo ra gần 1 triệu
tấn/năm. Lượng xỉ thép hiện nay ở nước ta trung bình từ 0,5 - 1,0 triệu tấn/năm, riêng ở
khu vực phía Nam (chủ yếu là tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), trong 10 năm gần đây, khối lượng
xỉ thép do các nhà máy thép sản xuất, ước tính khoảng 0,3 - 0,5 triệu tấn/năm 20, 24,
41.
File đính kèm:
- nghien_cuu_kha_nang_su_dung_cot_lieu_xi_thep_de_san_xuat_be.pdf
- 2.Tom tat_Luan an_NCS Nguyen Van Du (Tieng Viet).pdf
- 3.Tom tat_Luan an_NCS Nguyen Van Du (Tienh Anh).pdf
- 4. Trang thong tin nhung dong gop moi cua luan an (VN + Eng).docx