Nghiên cứu mật độ xương, các yếu tố nguy cơ loãng xương, sự thay đổi một số dấu ấn chu chuyển xương ở phụ nữ sau mãn kinh được bổ sung sữa đậu nành có tăng cường vitamin D và canxi tại cộng đồng
Loãng xương là vấn đề toàn cầu đang quan tâm và là một trong những vấn đề sức khỏe lớn của thế kỷ 21. Loãng xương ở nữ giới hầu hết xảy ra sau mãn kinh và sớm hơn ở nam giới do liên quan đến suy giảm chức năng buồng trứng. Hậu quả của loãng xương là gãy xương, dẫn tới gánh nặng về kinh tế và xã hội [32], [42].
Sự thiếu hụt cung cấp canxi và vitamin D cho cơ thể ngay từ khi còn nhỏ và sự mất cân đối về dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày kéo dài là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng góp phần gây ra bệnh loãng xương [42]. Tỉ lệ thiếu vitamin D ở phụ nữ còn rất cao khoảng 40 - 60% và có tính phổ biến trên nhiều Quốc gia bao gồm cả Việt Nam [69]. Bên cạnh đó, khẩu phần canxi trong bữa ăn hàng ngày còn rất thấp so với nhu cầu khuyến nghị đối với phụ nữ mãn kinh. Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Hoa Kỳ (1999 - 2000) ở phụ nữ nhóm tuổi > 60 có khẩu phần canxi trong bữa ăn trung bình hàng ngày đạt được là 660mg/ ngày [112]; tại Việt Nam khẩu phần canxi hàng ngày ở phụ nữ trưởng thành nông thôn chỉ đạt 345 mg/ ngày [3].
Hiện nay, nhiều nghiên cứu chứng minh việc bổ sung vitamin D, canxi, sữa đậu nành (isoflavone) đơn thuần hay phối hợp có hiệu quả trên mật độ xương và chu chuyển xương. Kết quả của các nghiên cứu đều chỉ ra những hiệu quả nhất định và phụ thuộc vào liều dùng, sự phối hợp giữa vitamin D và canxi có hiệu quả hơn là dùng đơn thuần. Trên quan điểm tiếp cận từ dinh dưỡng, bổ sung vitamin D, canxi vào sữa đậu nành có vai trò làm tăng hấp thu canxi, tăng tác động tích cực lên chu chuyển xương nhờ vai trò của isoflanone trong đậu nành. Đây là hướng nghiên cứu mới, áp dụng được cho lượng lớn phụ nữ mãn kinh, phù hợp với điều kiện kinh tế ở nông thôn Việt Nam.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu mật độ xương, các yếu tố nguy cơ loãng xương, sự thay đổi một số dấu ấn chu chuyển xương ở phụ nữ sau mãn kinh được bổ sung sữa đậu nành có tăng cường vitamin D và canxi tại cộng đồng
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y HOÀNG VĂN DŨNG NGHIÊN CỨU MẬT ĐỘ XƯƠNG, CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ LOÃNG XƯƠNG, SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ DẤU ẤN CHU CHUYỂN XƯƠNG Ở PHỤ NỮ SAU MÃN KINH ĐƯỢC BỔ SUNG SỮA ĐẬU NÀNH CÓ TĂNG CƯỜNG VITAMIN D VÀ CANXI TẠI CỘNG ĐỒNG Chuyên ngành : Nội Xương Khớp Mã số : 62 72 01 42 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Cán bộ hướng dẫn luận án: 1: PGS.TS. Lê Bạch Mai 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi Hoàng Văn Dũng, nghiên cứu sinh Học viện Quân Y, chuyên ngành Nội xương khớp, xin cam đoan: Đây luận án do tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Lê Bạch Mai và PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Lan. Công trình nghiên cứu này không trùng lặp với bất cứ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. Số liệu và thông tin trong luận án là chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nghiên cứu và chủ nhiệm đề tài cấp Bộ Công thương của Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2017 Tác giả luận án Hoàng Văn Dũng LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lê Bạch Mai, PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan, hai người thầy đã hết lòng dìu dắt tôi từ những bước đầu tiên trong công tác và nghiên cứu từ khi tôi còn là bác sỹ nội trú bệnh viện. Những người thầy tận tình, nghiêm khắc hướng dẫn tôi thực hiện đề tài, giúp tôi giải quyết nhiều khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện luận án, tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Quốc Anh, PGS.TS Trần Thúy Hạnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên tinh thần tôi trong công tác, học tập, thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi cũng xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Ban Giám đốc, phòng Đào tạo Sau đại học, Học viện Quân y đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. PGS.TS Đoàn Văn Đệ, PGS.TS Lê Việt Thắng cùng các Thầy/Cô Bộ môn AM2, Học viện Quân Y đã giúp đỡ, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. PGS.TS Vũ Thị Thanh Thủy cùng lãnh đạo, cán bộ nhân viên khoa Cơ xương khớp, bệnh viện Bạch Mai đã giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành luận án. Ban giám hiệu cùng toàn thể Thầy/Cô giáo, nhóm sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng khóa 1, trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai đã giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành luận án. Cán bộ trong nhóm nghiên cứu đề tài cấp Bộ của Viện Dinh dưỡng, cán bộ trạm Y tế xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội cùng các bác đối tượng tham gia nghiên cứu đã giúp tôi thực hiện nghiên cứu và cung cấp cho tôi những số liệu vô cùng quý giá để tôi hoàn thành luận án. Cuối cùng, xin cảm ơn Bố, Mẹ đã sinh dưỡng và là nguồn động viên to lớn giúp tôi học tập và phấn đấu. Cảm ơn vợ và hai con thân yêu cùng các anh, chị, em trong hai gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và là chỗ dựa vững chắc cả về vật chất và tinh thần để tôi thực hiện và hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2017 Tác giả luận án Hoàng Văn Dũng MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iv Danh mục chữ viết tắt viii Danh mục bảng x Danh mục biểu đồ xii Danh mục hình xiii DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BMD : Bone Mineral Density (Mật độ xương) BMI : Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) BSAP : Bone Specific Alkaline Phosphatase (Phosphatase kiềm đặc hiệu xương) BQI : Bone Quality Index (Chỉ sổ chất lượng xương) CTX : Carboxy-terminal collagen crosslinks CSTL : Cột sống thắt lưng. CXĐ : Cổ xương đùi DPD : Desoxypyridinoline DXA : Dual Energy Xray Absorptiometry (Hấp thụ tia X năng lượng kép) ER : Estrogen Reeeptor (Recepter của estrogen) FDA : Food and Drug Administration (Hiệp hội Thuốc và Thực phẩm) FRAX : Fracture Risk Assessment Tool (Mô hình đánh giá nguy cơ gãy xương) HRT : Hormon Replace Therapy (Liệu pháp hóc môn thay thế) HRQTC : High Resolution Quantitative Computed Tomography (Chụp cắt lớp vi tính định lượng độ phân giải cao) LSC : Least Significant Change (Sự thay đổi tối thiểu có ý nghĩa) MĐX : Mật độ xương. NTX : N-telopeptid collagencrosslinks NOF : The National Osteoporosis Foundation (Hiệp hội loãng xươngquốc gia) RANKL : Receptor Activator of NF-Kappa B Ligand RCTs : Randomized Control Trials (Thử nghiệm ngẫu nghiên có đối chứng) OC : Osteocalcin OPG : Osteoprotogerin Osteoblast : Tạo cốt bào Osteoclast : Hủy cốt bào P1NP : Procollagen type 1 N-terminal propeptide PBM : Peak Bone Mass (Khối lượng xương đỉnh) SERM : Selective estrogen receptor modulators: (Tác nhân tác động đến thụ thể estrogen chọn lọc) SOS : Speed of Sound (Tốc độ truyền âm) SQFFQ : SemiQuantitative Food Frequency Questionaire (Câu hỏi tần suất thức ăn bán định lượng) QCT : Quantitative Computed Tomography (Cắt lớp vi tính định lượng) QUS : Quantitative Ultrasound (Siêu âm định lượng) VDR : Vitamin D Receptor (Receptor của vitamin D) WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1. Lượng canxi cần thiết theo khuyến cáo 19 2.1. Các chỉ tiêu trong nghiên cứu mô tả cắt ngang. 44 2.2. Bộ câu hỏi đánh giá khẩu phần canxi (SQFFQ). 52 2.3. Tác dụng không mong muốn của sản phẩm 59 2.4. Thành phần và giá trị dinh dưỡng sản phẩm can thiệp PN1 62 2.5. Thành phần và giá trị dinh dưỡng sản phẩm can thiệp PN2 62 3.1. Đặc điểm thể chất và yếu tố lâm sàng đối tượng nghiên cứu 68 3.2. Đặc điểm tuổi đối tượng nghiên cứu 69 3.3. Đặc điểm cân nặng đối tượng nghiên cứu 70 3.4. Đặc điểm số con đẻ và tình trạng mãn kinh của đối tượng nghiên cứu 71 3.5. Đặc điểm trình độ học vấn và nghề nghiệp hiện tại 72 3.6. Đặc điểm tiếp xúc ánh sáng mặt trời 73 3.7. Đặc điểm thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá 74 3.8. Tình trạng sử dụng canxi bổ sung và hormon sinh dục thay thế 75 3.9. Đặc điểm chỉ số tốc độ truyền âm (SOS) 76 3.10. Tỉ lệ loãng xương theo T-Score 76 3.11. Một số yếu tố nguy cơ loãng xương 77 3.12. Mối tương quan giữa một số yếu tố nguy cơ loãng xương với tốc độ truyền âm (SOS) 77 3.13. Mối liên quan giữa tuổi với loãng xương 80 3.14. Mối liên quan giữa chiều cao với loãng xương 80 3.15. Mối liên quan giữa cân nặng với loãng xương 81 3.16. Mối liên quan giữa BMI với tình trạng loãng xương 81 3.17. Mối liên quan giữa số lần sinh con với loãng xương 82 3.18. Mối liên quan giữa tuổi bắt đầu mãn kinh với loãng xương 82 Bảng Tên bảng Trang 3.19. Mối liên quan giữa thời gian mãn kinh với loãng xương 83 3.20. Mối liên quan giữa công việc với loãng xương 83 3.21. Mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc ánh sáng mặt trời với loãng xương 84 3.22. Mối liên quan giữa khẩu phần canxi hàng ngày với loãng xương 84 3.23. Phân tích đa biến một số yếu tố nguy cơ loãng xương 85 3.24. Một số đặc điểm chung của 2 phân nhóm trước can thiệp 86 3.25. Đặc điểm tỉ lệ loãng xương của 2 phân nhóm trước can thiệp 88 3.26. Đặc điểm nồng độ trung bình các xét nghiệm trước can thiệp 88 3.27. Đặc điểm xét nghiệm của 2 phân nhóm trước can thiệp 89 3.28. Tỉ lệ thiếu vitamin D ở hai phân nhóm trước can thiệp 90 3.29. Mối liên quan giữa nồng độ dấu ấn chu chuyển xương với tình trạng loãng xương 91 3.30. Mối liên quan giữa nồng độ 25(OH)D với tình trạng loãng xương 92 3.31. Số lượng đối tượng hoàn thành chương trình can thiệp 6 tháng 93 3.32. Tỉ lệ đối tượng có thay đổi nồng độ Osteocalcin và CTX sau 6 tháng can thiệp 94 3.33. Mức độ thay đổi nồng độ Osteocalcin và CTX huyết thanh sau 6 tháng can thiệp 95 3.34. Mối liên quan giữa nồng độ Osteocalcin sau can thiệp với T-Score trước can thiệp (PN1) 96 3.35. Mối liên quan giữa nồng độ CTX sau can thiệp với T-Score trước can thiệp (PN1) 97 3.36. Sự thay đổi nồng độ vitamin D huyết thanh sau 6 tháng can thiệp 98 3.37. Sự thay đổi nồng độ estradiol huyết thanh sau 6 tháng can thiệp 100 3.38. Sự chấp thuận của đối tượng và tác dụng không mong muốn của sản phẩm 101 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 3.1. Chiều cao đối tượng nghiên cứu 69 3.2. Đặc điểm BMI của đối tượng nghiên cứu 70 3.3. Phân bố khẩu phần canxi của đối tượng nghiên cứu 73 3.4. Tương quan giữa tuổi và SOS 78 3.5. Tương quan giữa thời gian mãn kinh và SOS 79 3.6. So sánh phân bố tuổi của 2 phân nhóm trước can thiệp 87 3.7. So sánh đặc điểm phân bố BMI của 2 nhóm trước can thiệp 87 3.8. Mối tương quan giữa nồng độ dấu ấn chu chuyển xương với SOS 91 3.9. Mối tương quan giữa nồng độ 25(OH)D với SOS 92 3.10. Tỉ lệ thiếu vitamin D sau 6 tháng can thiệp 99 4.1. Sự thay đổi nồng độ CTX khi sử dụng các thuốc điều trị loãng xương 130 4.2. Sự thay đổi nồng độ CTX và Osteocalcin sau khi can thiệp sữa công thức bổ sung 400 IU vitamin D3 và 1200mg canxi/ngày 133 DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang 1.1. Đơn vị chu chuyển xương 7 1.2. Sơ đồ chuyển hóa vitamin D 21 1.3. Sơ đồ cơ chế tác động của vitamin D và isoflavone lên xương 25 1.3. Biểu đồ xu hướng tác động lên chu chuyển xương của Teriparatide và Alendronate trong điều trị loãng xương 31 2.1. Hình ảnh máy đo mật độ xương 51 2.2. Hình ảnh đóng gói bao bì sản phẩm can thiệp 61 2.3. Sơ đồ nghiên cứu 67 ĐẶT VẤN ĐỀ Loãng xương là vấn đề toàn cầu đang quan tâm và là một trong những vấn đề sức khỏe lớn của thế kỷ 21. Loãng xương ở nữ giới hầu hết xảy ra sau mãn kinh và sớm hơn ở nam giới do liên quan đến suy giảm chức năng buồng trứng. Hậu quả của loãng xương là gãy xương, dẫn tới gánh nặng về kinh tế và xã hội [32], [42]. Sự thiếu hụt cung cấp canxi và vitamin D cho cơ thể ngay từ khi còn nhỏ và sự mất cân đối về dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày kéo dài là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng góp phần gây ra bệnh loãng xương [42]. Tỉ lệ thiếu vitamin D ở phụ nữ còn rất cao khoảng 40 - 60% và có tính phổ biến trên nhiều Quốc gia bao gồm cả Việt Nam [69]. Bên cạnh đó, khẩu phần canxi trong bữa ăn hàng ngày còn rất thấp so với nhu cầu khuyến nghị đối với phụ nữ mãn kinh. Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Hoa Kỳ (1999 - 2000) ở phụ nữ nhóm tuổi > 60 có khẩu phần canxi trong bữa ăn trung bình hàng ngày đạt được là 660mg/ ngày [112]; tại Việt Nam khẩu phần canxi hàng ngày ở phụ nữ trưởng thành nông thôn chỉ đạt 345 mg/ ngày [3]. Hiện nay, nhiều nghiên cứu chứng minh việc bổ sung vitamin D, canxi, sữa đậu nành (isoflavone) đơn thuần hay phối hợp có hiệu quả trên mật độ xương và chu chuyển xương. Kết quả của các nghiên cứu đều chỉ ra những hiệu quả nhất định và phụ thuộc vào liều dùng, sự phối hợp giữa vitamin D và canxi có hiệu quả hơn là dùng đơn thuần. Trên quan điểm tiếp cận từ dinh dưỡng, bổ sung vitamin D, canxi vào sữa đậu nành có vai trò làm tăng hấp thu canxi, tăng tác động tích cực lên chu chuyển xương nhờ vai trò của isoflanone trong đậu nành. Đây là hướng nghiên cứu mới, áp dụng được cho lượng lớn phụ nữ mãn kinh, phù hợp với điều kiện kinh tế ở nông thôn Việt Nam. Việc sử dụng các dấu ấn chu chuyển xương trong theo dõi điều trị loãng xương đã được đưa vào khuyến nghị của Hội loãng xương Thế giới, Hiệp hội chống loãng xương của các nước phát triển và một số nước Đông Nam Á. Sự thay đổi nồng độ các dấu ấn chu chuyển xương phản ánh cơ chế tác động đặc hiệu của thuốc điều trị loãng xương. Đánh giá hiệu quả can thiệp qua các chỉ số chu chuyển xương có giá trị sớm sau 3 - 6 tháng so với sự thay đổi mật độ xương chậm 1 - 2 năm khi đo mật độ xương [51]. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra sự thay đổi có ý nghĩa nồng độ các dấu ấn chu chuyển xương sau khi bổ sung canxi và vitamin D hàng ngày. Nghiên cứu ứng dụng các dấu ấn chu chuyển xương để theo dõi đáp ứng điều trị loãng xương là một hướng nghiên cứu mới, có tính khoa học và độ chính xác cao. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về loãng xương đang được quan tâm, tuy nhiên mới tập trung vào các nghiên cứu về dịch tễ học, yếu tố nguy cơ, mật độ xương, các nghiên cứu can thiệp điều trị loãng xương còn đơn lẻ, chủ yếu thực hiện tại các đơn vị lâm sàng, chưa có nhiều can thiệp trên cộng đồng. Việc ứng dụng các dấu ấn chu chuyển xương để theo dõi hiệu quả điều trị loãng xương còn chưa phổ biến. Do đó đề tài: “Nghiên cứu mật độ xương, các yếu tố nguy cơ loãng xương, sự thay đổi một số dấu ấn chu chuyển xương ở phụ nữ sau mãn kinh được bổ sung sữa đậu nành có tăng cường viatmin D và canxi tại cộng đồng” được tiến hành với hai mục tiêu sau: Khảo sát mật độ xương bằng phương pháp siêu âm định lượng vị trí gót chân và một số yếu tố nguy cơ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh ≥ 5 năm, tuổi từ 50 - 70 tuổi, tại xã Tam Hưng, Huyện Thanh Oai, Hà Nội. Đánh giá sự thay đổi một số dấu ấn chu chuyển xương (Osteocanxin, CTX), Vitamin D, Estradiol huyết thanh ở phụ nữ sau mãn kinh được bổ sung sữa đậu nành có tăng cường vitamin D và canxi sau 6 tháng. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Mật độ xương, loãng xương và các yếu tố nguy cơ loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh 1.1.1. Khái niệm mật độ xương và loãng xương 1.1.1.1. Khái niệm mật độ xương và một số phương pháp đo mật độ xương Mô xương có cấu trúc gồm 2 thành phần cơ bản là tế bào xương và chất nền xương. Mô xương bao gồm xương đặc (chiếm 80%) và xương xốp (chiếm 20%). Mật độ xương là mật độ chất khoáng trong mô xương tính trên một đơn vị diện tích (cm2) hoặc thể tích cm3 [73]. Phương pháp đo mật độ xương: Có nhiều phương pháp đánh giá mật độ xương (MĐX): + Phương pháp hấp thu tia X năng lượng kép (DXA - Dual Xray Absorbtion). Nguyên lý: sử dụng hai nguồn photon có năng lượng khác nhau, hệ số hấp thụ của xương và mô mềm khác nhau cho phép đánh giá chính xác khối lượng xương. Nguồn photon phát xạ là tia X cho phép thời gian thăm dò ngắn (5 - 7 phút), mức độ chính xác cao. Phương pháp đo này cho biết mật độ chất khoáng trong mô xương trên đơn vị diện tích (g/cm2), không phân biệt được xương đặc và xương xốp, đo được tại nhiều vị trí, trong đó có những vị trí có nguy cơ cao như cột sống thắt lưng, cổ xương đùi. Hiện tại phương pháp này được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương theo tổ chức y tế thế giới. Tuy nhiên, giá thành chi phí còn cao, phân bố máy đo chỉ tập trung tại các bệnh viện lớn, chưa đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng [41]. + Chụp cắt lớp vi tính định lượng độ phân giải cao (High Resolution Quantitative Computed Tomography - HRQTC): cho biết mật độ chất khoáng thực sự (g/cm3), có khả năng phân biệt xương vỏ và xương xốp, đặc biệt là đánh giá được diện tích các lỗ hổng trong xương vỏ, có giá trị tiên lượng gãy xương, tuy nhiên giá thành còn rất cao và chưa phổ biến trong thực hành lâm sàng [123]. + Đo mật độ xương bằng phương pháp siêu âm định lượng (QUS - Quantitative Ultrasounds): - Nguyên lý: Thiết bị đo có hai đầu, một đầu phát chùm sóng siêu âm tần số thấp qua vị trí đo (xương gót, xương bánh chè hoặc xương cẳng tay) và một đầu thu nhận tín hiệu sóng, từ đó tính ra th ... tive: Redefining obesity and its treatment", IASO international association for the study of obesity. pp. 18-19. 120. Ye Y.B., Tang X.Y., Verbruggen M.A., et al. (2006), "Soy isoflavones attenuate bone loss in early postmenopausal Chinese women : a single-blind randomized, placebo-controlled trial", Eur J Nutr. 45 (6): 327-34. 121. Zalman S.A., Marc K.D., Clifford J.R., et al. (2010), "Metabolism of vitamin D."Uptodate 2010. Last literature review version 18.2: May 2010 | This topic last updated: September 5, 2006 (More). 122. Zalman S.A., Jean E.M., (2013), "Metabolism of vitamin D", Uptodate 2013.Literature review current through: Mar 2013. | This topic last updated: Mar 28. 123. Zhang Z.M., Li Z.C., Jiang L.S., et al. (2010), "Micro-CT and mechanical evaluation of subchondral trabecular bone structure between postmenopausal women with osteoarthritis and osteoporosis", Osteoporos Int. 21: 1383-1390. Mã sô CN Mã số CT HỌC VIỆN QUÂN Y BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu “NGHIÊN CỨU MẬT ĐỘ XƯƠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BỔ SUNG SỮA BỘT ĐẬU NÀNH TĂNG CƯỜNG VITAMIN D VÀ CANXI LÊN CHU CHUYỂN XƯƠNG Ở PHỤ NỮ SAU MÃN KINH TẠI CỘNG ĐỒNG” NCS: HOÀNG VĂN DŨNG Mã sô CN A. NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRA CẮT NGANG I. HÀNH CHÍNH Họ tên đối tượng:............................................................................................. Năm sinh: .......................................................................................................... Địa chỉ: Thôn........................., Xã Tam Hưng, Huyện Thanh Oai, TP Hà Nội II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CẮT NGANG Trình độ học vấn và nghề nghiệp hiện tại. Trình độ học vấn: .......................................................................... Nghề nghiệp hiện tại: .................................................................... 2. Tiền sử bệnh tật: 1. Không/ 2. Có (.....................................................) 3. Chiều cao, cân nặng, BMI. Chiều cao cm Cân nặng Kg BMI 4. Mật độ xương vị trí gót chân. Tscore Zscore SOS (m/s) 5. Tình trạng kinh nguyệt 5.1. Tuổi nãn kinh: .............................................................................. 5.2. Số năm mãn kinh: .......................................................................... 5.3. Lý do hết kinh: .............................................................................. 5.4. Số con đẻ ....................................................................................... 5.5. Sử dụng hormon sinh dục thay thế (Nội tiết tố): 1- Có/ 2- Không 6. Yếu tố dinh dưỡng 6.1. Uống trà/chè: 1. Có / 2. Không/ Mức độ: ...................................... 6.1. Uống cà phê: 1. Có / 2. Không/ Mức độ: ...................................... 6.1. Uống canxi bổ sung: 1. Có / 2. Không/ Mức độ: ............................ 6.1. Sử dụng corticoid kéo dài trên 3 tháng: 1. Có / 2. Không 6.1. Uống sữa kéo dài trên 3 tháng: 1. Có / 2. Không 7. Hoạt động thể lực và tiếp xúc ánh sáng mặt trời 7. 1. Công việc chủ yếu trong 5 năm qua: ............................................. 7.2. Thói quen tập thể dục: 1: Có/ 2: Không/ Thời gian ........... phút/ngày 7.3. Để da tay, chân tiếp xúc với ánh sáng mặt trời: 1. Có 2. Không 7.4. Thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời: ..........................phút/ngày 8. Tiền sử gãy xương của bản thân và gia đình 8.1. Tiền sử té ngã trong 12 tháng qua: 1. Có / 2. Không/ Số lần ............. 8. 2. Tiền sử gãy xương: 1. Có/ 2. Không Vị trí gãy ............../ Hoàn cảnh gãy xương ............./ Tuổi gãy xương........ 9. Thói quen sinh hoạt 9. 1. Uống rượu bia: 1: Có/ 2: Không/ Mức độ ................... IU/ngày 9. 2. Hút thuốc lá: 1: Có/ 2: Không/ Mức độ ...................... Bao- năm 10. Khẩu phần canxi/ngày (mg): ....................................................................... Mã sô CT B. NGHIÊN CỨU CAN THIỆP NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CAN THIỆP Chỉ tiêu Trước can thiệp (T0) Sau can thiệp 6 tháng (T6) Chỉ số nhân trắc Chiều cao (cm) Cân nặng (kg) BMI Mật độ xương Tscore Zscore SOS (m/s) Xét nghiệm máu Vitamin D (nmol/l) Osteocalcin (ng/ml) CTX (ng/ml) Estradiol (pg/ml) Tác dụng không mong muốn của sản phẩm Có Không Hà Nội, ngày tháng năm Người thực hiện Ths.Bs Hoàng Văn Dũng BẢN THOẢ THUẬN THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH (Chương trình uống sữa đậu nành để hạn chế mất chất xương) Họ và tên: ...................................................................................Tuổi ............. Địa chỉ: Thôn .................................... Xã Tam Hưng, Thanh Oai, TP Hà Nội Điện thoại:....................................................................................................... Những lợi ích của người tham gia chương trình: Được cung cấp và uống sữa miễn phí hàng ngày trong 6 tháng Được khám sức khoẻ, tư vấn dinh dưỡng và đo mật độ xương miễn phí trước và sau khi kết thúc chương trình Được xét nghiệm miễn phí vitamin D, hormin sinh dục estrogen, dấu ấn chu chuyển xương trước và sau khi uống sữa 6 tháng Nghĩa vụ của người tham gia chương trình: Uống sữa đều đặn hàng ngày và ghi lại tình hình uống sữa của mình vào sổ theo dõi tình trạng uống sữa trong 6 tháng Tham gia khám sức khoẻ đầy đủ (Khám sức khoẻ, đo chiều cao cân nặng, đo mật độ xương, xét nghiệm máu) trước và sau khi kết thúc chương trình (sau 6 tháng uống sữa). Tôi đã được mời tham gia vào chương trình uống sữa đậu nành để hạn chế mất chất xương do Viện Dinh Dưỡng phối hợp với Trạm Y tế Xã Tam Hưng tổ chức. Tôi đã được giải thích và hiểu rõ lợi ích, quyền lợi và nghĩa vụ của mình. ☐ Tôi đồng ý tham gia nghiên cứu ☐ Tôi không đồng ý tham gia nghiên cứu Tam Hưng, ngày......... tháng........... năm ................ (Ký và ghi rõ họ tên) Mã phiếu PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA SÀNG LỌC (Bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai khám sàng lọc) Ngày điều tra:................................Người phỏng vấn:............................................ Họ tên đối tượng:.................................................................................................. Năm sinh: ............................................................................................................... Địa điểm: Thôn............................., Xã Tam Hưng, Huyện Thanh Oai, TP Hà Nội Điện thoại............................................................................................................... I. TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN VÀ NGHỀ NGHIỆP 1. Trình độ học vấn 1: Mù chữ 2: Cấp I 3: Cấp II 4: Cấp III 5: Trung học trở lên 2. Nghề nghiệp hiện tại 1: Làm ruộng 2: Buôn bán 3: Cán bộ, viên chức 4: Công nhân 5: Nội trợ 6. Khác II. TIỀN SỬ BỆNH TẬT Trong năm qua có cán bộ y tế hoặc người có chuyên môn y tế nào nói rằng cô/chị bị bệnh nào sau đây không? 1. Đái tháo đường 1: Có 2: Không 3: Không nhớ £ 2. Suy thận 1: Có 2: Không 3: Không nhớ £ 3. Viêm khớp dạng thấp? 1: Có 2: Không 3: Không nhớ £ 4. Bệnh ung thư/ ung thư gì (nếu có)? 1: Có 2: Không 3: Không nhớ £ 5. Bệnh Viêm gan/ Xơ gan ? 1: Có 2: Không 3: Không nhớ £ 6. Viêm dạ dày ruột, đi ngoài phân sống, lỏng kéo dài trên 1 tháng? 1: Có 2: Không 3: Không nhớ £ 7. Chị có bị phẫu thuật xương khớp trong vòng 5 năm qua không ? 1: Có 2: Không 3: Không nhớ £ III. ĐO CHIỀU CAO, CÂN NẶNG, MẬT ĐỘ XƯƠNG 1.Chiều cao: , cm 2. Cân nặng: , kg Người thực hiện đo: 3. Mật độ xương: Tscore Zscore SOS m/s Người thực hiện đo: IV. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN LOÃNG XƯƠNG Tình trạng kinh nguyệt Cô/chị hiện nay có còn kinh nguyệt không? 1.Có 2. Không £ 2. Cô/chị mãn kinh (hết kinh nguyệt) năm bao nhiêu tuổi?................... tuổi £ 3. Số năm mãn kinh (hết kinh nguyệt) tính đến thời điểm phỏng vấn của cô/chị là? ............................ năm. 4. Lý do hết kinh của cô/chị là gì? 1. Tự nhiên 2.Cắt tử cung đơn thuần 3. Cắt tử cung buồng trứng £ 5. Cô/chị mang thai bao nhiêu lần và có bao nhiêu người con? ........................ lần mang thai/ .................... số người con đẻ £ 6. Cô/chị có bao giờ dùng nội tiết tố (hormon sinh dục thay thế) sau khi hết kinh nguyệt không? 1. Có 2. Không £ Yếu tố dinh dưỡng 1. Cô/ chị có uống trà/chè không? 1. Có 2. Không £ 2. Nếu có, cô/chị có uống trà/chè thường xuyên không? 1. Mỗi ngày ít nhất 1 lần 2: Mỗi tuần uống 2- 6 lần 3: Mỗi tháng uống 1-4 lần 4: Rất hiếm £ 3. Cô/Chị có uống cà phê không? 1: Có 2: Không £ 4. Cô/Chị có hay uống cà phê không? 1: Hàng ngày 2: Thỉnh thoảng 3: Không uống bao giờ £ 5. Cô/chị có uống bổ sung viên canxi/vitamin D không? 1.Có 2. Không £ 6. Mỗi ngày cô/chị uống bao nhiêu viên (quy đổi 500mg/1viên)?...................viên 7. Chị có dùng thuốc corticorid kéo dài liên tục trong 3 tháng vừa qua? 1: Có 2: Không 3: Không nhớ £ 8. Chị có dùng thuốc điều trị loãng xương (bisphosphonate) kéo dài liên tục trong 3 tháng vừa qua không? 1: Có 2: Không 3: Không nhớ £ 9. Cô/ chị có dùng sữa kéo dài liên tục trong 3 tháng vừa qua? 1: Có 2: Không 3: Không nhớ £ 4.3. Hoạt động thể lực và tiếp xúc ánh sáng mặt trời 1. Công việc chủ yếu trong 5 năm qua của cô/chị thuộc nhóm nào? Nông nghiệp, cày cấy, xây dựng, bốc vác 4. Nội trợ 2. Tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi 5. Công chức, văn phòng 3. Buôn bán 6. Khác (ghi rõ) £ 2. Tư thế chủ yếu trong công việc của của cô/chị như thế nào? 1: Đứng hoặc đi lại trong nhà 2: Đứng hoặc đi lại ngoài trời 3: Chủ yếu là ngồi 4: Đi lại xen kẽ và ngồi 5: Khác (ghi rõ) £ 3. Cô/ chị có thói quen tập thể dục không? 1: Có 2: Không £ 4. Mỗi lần cô/ chị tập bao lâu/ngày? ............................. phút 5. Khi ra ngoài trời cô/chị có để da tay, da chân tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời không? 1. Có 2. Không £ 6. Thời gian đi ra ngoài trời nắng như vậy là bao nhiêu lâu/ngày?................ phút 4.4. Tiền sử gãy xương của bản thân và gia đình 1. Trong 12 tháng qua cô/chị có bị té ngã không? Và bị bao nhiêu lần 1. Có 2. Không ................... (số lần) £ 2. Cô/chị có bao giờ bị gãy xương không? 1. Có 2. Không £ 3. Cô/chị bị gãy xương ở vị trí nào? 1: Xương đùi 2: Xương háng 3: Cột sống 4: Cổ tay 5: Khác (ghi rõ).............. £ 3. Cô/chị bị gãy xương trong hoàn cảnh nào? 1: Tai nạn 2: Ngã 3: Gãy tự nhiên khi đang cử động bình thường 4: Khác (ghi rõ).............. £ 4. Cô/chị bị gãy xương khi bao nhiêu tuổi?........................... tuổi 5. Bố mẹ đẻ, anh chị em ruột của cô/ chị có ai từng bị gãy xương trong hoàn cảnh: Gãy tự nhiên khi đang cử động bình thường không? 1: Có 2: Không £ 4.5. Thói quen sinh hoạt 1. Cô/Chị có uống rượu, bia không? Có 2. Không £ 2. Số lượng bia rượu dùng trung bình: Tên đồ uống (01 ĐV quốc tế UI = ) Số đơn vị /ngày Thời gian dùng Chưa dùng bao giờ ngày/tuần tuần/tháng tháng/năm năm ? Bia (285ml) Rượu trắng (30ml) Rượu vang (120ml) Rượu mạnh (30ml) Tổng số đơn vị 3. Cô/Chị có hút thuốc lá không? Chị (cô) có hút thuốc lá (thuốc lào) không? Có [ ] Không [ ] (bỏ qua) Chị (cô) hút thuốc lá từ năm bao nhiêu tuổi? __ __ tuổi Chị (cô) hút bao nhiêu điếu thuốc lá mỗi ngày? __ __ điếu/ngày Chị (cô) hút thuốc như vậy trong bao nhiêu năm nay rồi (ghi rõ số năm hút)? __ __ năm Tổng số thuốc lá hút tính ra bao năm Từ năm (tuổi) Đến năm (tuổi) Số điếu/ngày Bao năm __ __ __ __ __ __ điếu/ngày __ __ Bao năm __ __ __ __ __ __ điếu/ngày __ __ Bao năm Tổng số thuốc lào hút tính ra bao năm Từ năm (tuổi) Đến năm (tuổi) Gam/ngày 1 gam=1 điếu= 0,05 bao __ __ __ __ __ __ gam/ngày __ __ bao năm Tổng số bao - năm chung : ___ ___ ___ bao/năm (Tổng số bao năm trong các giai đoạn của cả thuốc lá và thuốc lào) Đối tượng phỏng vấn (ký và ghi rõ họ tên) Điều tra viên (ký và ghi rõ họ tên) Giám sát viên (ký và ghi rõ họ tên) Mã phiếu Phu luc 2: BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ KHẨU PHẦN CANXI (SQFFQ) Trong 3 tháng qua, bác ăn các loại thực phẩm sau như thế nào? (tính một mình ăn) Tên thực phẩm Quy ước Đơn vị tham khảo (g) Đơn vị thường dùng (g) Số đơn vị thường dùng trong 1 của 4 khoảng thời gian sau Chưa bao giờ ăn Ngày Tuần Tháng 3 tháng Gạo tẻ máy Chín Miệng bát con Gạo nếp cái Chín Miệng bát con Rau muống Chín 65 Rau ngót Chín 30 Cải xanh Chín 30 Rau mồng tơi Chín 30 Rau dền trắng Chín 30 Rau đay Chín 20 Cua đồng Sống 50 Tôm đồng Sống 50 Trai Sống 80 Hến Sống 50 Ốc vặn Sống 75 Trứng vịt Sống 48 Trứng gà Sống 30 Vừng Chín 10 Đậu phụ Chín 50 Sữa đậu nành 250 Nước mắm cá 5 Cam qủa Cả vỏ 150 Na chín 150 Sữa bột Thìa 10 Sữa bò tươi 200 Sữa bò đặc Thìa 50 Cá trôi Chín 100 Cá bống Chín 50 Lạc Chín 50 Phở 150 Miến 50 Bánh mì 120 Thịt lợn nạc Chín 75 Thịt chân giò Chín 75 Sườn lợn Chín 40 Thịt gà Chín 120 Thịt bò Chín 50 Cách tính khẩu phần Canxi: Khẩu phần Ca từ từng loại thực phẩm = Đơn vị thường dùng (g) x tần xuất (quy đổi ra số lần/ ngày) x hàm lượng Canxi trong 1g thực phẩm Khẩu phần Canxi của đối tượng = tổng Khẩu phần Ca từ 35 loại thực phẩm trên. ..............., ngày........ tháng ..... năm 2012 Điều tra viên Mã phiếu CT PHỤ LỤC 3 PHIẾU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP (T..........) (Đánh giá hiệu quả bổ sung sữa đậu nành tăng cường vitamin D và canxi lên chu chuyển xương ở phụ nữ sau mãn kinh) Họ tên : . . ........................................................Năm sinh: . ............................. Địa chỉ: Thôn....................................., Xã Tam Hưng, Thanh Oai, TP Hà Nội Điện thoại liên lạc.............. Ngày điều tra : ................................................................................................... CÁC THÔNG SỐ VÀ CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU THỜI ĐIỂM (T..........) 1.Chiều cao , cm 2. Cân nặng: , kg 3. Mật độ xương: SOS (SUV) m/s Tscore , Zscore , 4. Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm : 1- Có ☐ 2 – Không ☐ Đối tượng can thiệp (ký và ghi rõ họ tên) Điều tra viên (ký và ghi rõ họ tên) Giám sát viên (ký và ghi rõ họ tên) Mã phiếu PHỤ LỤC 4 CO CT TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA SẢN PHẨM CAN THIỆP Họ tên : . . ............................................................Năm sinh: . ............................. Địa chỉ: Thôn........................................., Xã Tam Hưng, Thanh Oai, TP Hà Nội Ngày điều tra : ...................................................................................................... 1. Nhận xét cảm quan 1. Thích 2. Không thích 3. Bình thường 4. Không trả lời 2. Tác dụng không mong muốn tại thời điểm can thiệp T..... (Tháng thứ ......) STT Tác dụng không mong muốn Có Không Thời gian kéo dài (ngày) Khả năng hồi phục Tự khỏi Dùng thuốc 1 Dị ứng 2 Đi ngoài phân lỏng 3 Táo bón 4 Đầy bụng 5 Đau bụng 6 Chán ăn 7 Buồn nôn 8 Nôn 9 Khác: 10 Không có tác dụng phụ Hà Nội, ngày tháng năm Đối tượng can thiệp (ký và ghi rõ họ tên) Điều tra viên (ký và ghi rõ họ tên) Giám sát viên (ký và ghi rõ họ tên)
File đính kèm:
- nghien_cuu_mat_do_xuong_cac_yeu_to_nguy_co_loang_xuong_su_th.doc
- Eng. Trang thong tin tinh moi cua luan an.doc
- TOM TAT TIENG VIET (HOANG VAN DUNG - NOI XUONG KHOP).doc
- Trang thong tin tinh moi cua luan an edited 20.11.17.doc
- TTLA tiếng ANh.doc