Phân tích các chỉ số sử dụng thuốc tại bệnh viện thống nhất

Cung ứng thuốc giữ vai trò quan trọng,

mang tính quyết định đến chất lượng hiệu quả

điều trị. Thực trạng, xây dựng danh mục

thuốc trong bệnh viện đang là một vấn đề nan

giải có ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và chi

phí người bệnh chi trả. Việt Nam, vấn đề cung

ứng thuốc trong bệnh viện chưa thực sự quan

tâm đúng mực. Do nhiều nguyên nhân khác

nhau: sự yếu kém về năng lực quản lý, lợi ích

cá nhân, thiếu văn bản hướng dẫn, nặng về

thủ tục hành chính, do trình độ lạc hậu Hậu

quả là làm tăng chi phí chi trả người bệnh,

người bệnh phải chi trả những thuốc bổ trợ

không cần thiết, làm nặng thêm tình trạng

bệnh tật, thậm chí tử vong do dùng thuốc

không hiệu quả hoặc không cần thiết.

Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề

tài: Phân tích các chỉ số sử dụng thuốc ở bệnh nhân

cao tuổi tại BVTN” với mong muốn góp phần cho

việc dùng thuốc an toàn và hợp lý và hiệu quả.

pdf 6 trang dienloan 9120
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích các chỉ số sử dụng thuốc tại bệnh viện thống nhất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích các chỉ số sử dụng thuốc tại bệnh viện thống nhất

Phân tích các chỉ số sử dụng thuốc tại bệnh viện thống nhất
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 6 * 2015 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Thống Nhất năm 2015 299
52 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ SỬ DỤNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN THỐNG 
NHẤT 
Võ Văn Bảy*, Phạm Thị Thu Hiền* 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: phân tích các chỉ số sử dụng thuốc tại Bệnh viện Thống Nhất (BVTN). 
Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang mô tả 
Kết quả: qua phân tích ABC, nhóm A: 181/1485 hoạt chất (HC) (12,9%) chiếm 181/239 tỷ đồng (75,84%), 
nhóm B: 289/1486 HC (19,46%) chiếm 34/239 tỷ đồng (14,58%), nhóm C: 1073/1485 HC (72,26%) chiếm 
19/239 tỷ đồng (8,01%). Qua phân tích VEN, nhóm V: 789/1485 HC (53,13%) chiếm 152/239 tỷ đồng (63,66%), 
nhóm E: 704/1486 HC (27,41%) chiếm 53/239 tỷ đồng (21,76%), nhóm N: 289/1485 HC (19,46%) chiếm 34/239 
tỷ đồng (14,58%). Phân tích ma trận, Nhóm I: 855/1485 HC (5758,%) chiếm 213/239 tỷ đồng (89,15%), nhóm 
II: 429/1485 HC (28,89%) chiếm 22/239 tỷ đồng (9,39%), nhóm III: 201/1485 HC (13,54%) chiếm 03/239 tỷ 
đồng (1,46%). So sánh với các nghiên cứu khác, Tỷ lệ HC nhóm A (12,19%) thấp hơn so với nghiên cứu India 
(13,78%) và nghiên cứu Goa study (12,93%), nhưng cao hơn nghiên cứu BV115 (9,2). Tỷ lệ HC nhóm N 
(19,46%) thấp hơn nghiên cứu BV115 (32,9%), nghiên cứu India (28,51) và nghiên cứu Goa study (40,52%). Tỷ 
lệ HC nhóm I (57,58%) cao hơn nghiên cứu Bệnh viện 115 (14,8%), nghiên cứu India (22,09%) và nghiên cứu 
Goa study (22,99%). Tỷ lệ HC nhóm III (tức CN) (13,54%) thấp hơn nghiên cứu BV115 (27,9%), nghiên cứu 
India (23,28%) và nghiên cứu Goa study (35,34%). Phân tích nhóm điều trị: kết quả cho thấy 05 nhóm điều trị 
chiếm trên 80% tiền thuốc theo thứ tự sau: kháng khuẩn – kháng virus > nhóm máu và cơ quan tạo máu (45 tỷ, 
19%) > hệ tim mạch (36,15%) > chống ung thư và tác nhân điều hòa miễn dịch (31 tỷ, 13%) > tiêu hóa và chuyển 
hóa (21 tỷ, 9%). Tỷ lệ sử dụng thuốc nội/ngoại theo HC là 2/3, theo giá trị: thuốc ngoại cao hơn gấp 6 lần thuốc 
nội. 
Kết luận: hoạt chất nhóm thuốc bổ trợ (N) chiếm khoản 1/5 tổng HC danh mục thuốc đang dùng tiêu tốn 
khoản 14% kinh phí, cần có biện pháp cắt giảm bớt. Trong đó nhóm có giá thành cao không thiết yếu (AN) chiếm 
6,44%. Tỷ lệ sử dụng thuốc nội còn thấp 2/3 so với thuốc ngoại về giá trị thuốc ngoại chiếm 6 làn so với thuốc 
nội, cần có biện pháp cắt giảm thuốc ngoại. So với các nghiên cứu ở Việt Nam và khu vực Châu Á, BVTN kiếm 
soát tốt nhóm thuốc bổ trợ. 
Từ khóa: ABC/VEN 
ABSTRACT 
TO ANALYZE THE INDICATORS USED DRUGS AT THONG NHAT HOSPITAL 
Vo Van Bay, Pham Thi Thu Hien 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 6 - 2015: 
Objective. To analyze the indicators used drugs at Thong Nhat Hospital. 
Methods. A cross sectional study. 
Result. ABC analysis, group A: 181/1485 composition (12.9%) accounted for 181/239 million 
(75.84%. Group B: 289/1486 composition (19.46%) accounted for 34/239 billion (14.58%). Group C: 1073/1485 
composition (72.26%) accounted for 19/239 billion (8.01%). By analyzing the VEN: group V: 789/1485 
* Bệnh viện Thống Nhất TPHCM 
Tác giả liên lạc: Ths. Ds.Võ Văn Bảy;-ĐT: 0988889315;-Email: vovanbay2005@yahoo.com.vn 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 6 * 2015
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Thống Nhất năm 2015 300
composition (53.13%) accounted 152/239 billion (63.66%). Group E: composition 704/1486 (27.41%) accounted 
for 53/239 billion (21.76%). Group N: 289/1485 composition (19.46%) accounted for 34/239 billion (14.58%). 
Matrix Analysis: Group I: 855/1485 composition 57.58%) accounted for 213/239 billion (89.15%), Group II: 
429/1485 composition (28.89%) accounted for 22/239 billion (9.39%. Group III: 201/1485 composition (13.54%) 
accounted 03/239 billion (1.46%). Compared to other studies, Rate composition group A (12.19%) lower than in 
study India (13.78%) and Goa study (12.93%), but higher than the study of 115 Hospital (9,2). Rate composition 
group N (19:46%) less than the study of 115 Hospital (32.9%), Research India (28.51) and Goa study (40.52%). 
Rate composition group I (57.58%) higher than research 115 Hospital (14.8%), research India (22.09%) and Goa 
study (22.99%). Rate composition III group (ie CN) (13.54%) less than 115 Hospital (27.9%), research India 
(23.28%) and Goa research study (35.34%). Analysis of the treatment group: the results showed that 05 
treatment groups over 80% of medicines in the following order: Antibacterial – Antiviral > blood and blood-
forming organs (45 billion, 19%) > Cardiovascular system (36, 15%) > anticancer and immunomodulatory agent 
(31 billion, 13%) > digestion and metabolism (21 billion, 9%). Proportion of drug use Interna/External follow 
composition is 2/3, by value: Foreign drug 6 times higher internal medicine. 
Conclusion. Active adjunct group (N) accounts for 1/5 of the total composition category consuming 
medications funding amounts to 14%, should take measures to cut back. Which group nonessential cost (AN) 
accounts 6.44%. The rate is still low use 2/3 medicine cabinet than foreign drugs in value of foreign drugs 
accounted for 6 lanes versus internal medicine, should take measures to cut foreign drugs. Compared with studies 
in Vietnam and Asia, Thong Nhat hospital good control supplements. 
Keywords: ABC/VEN 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Cung ứng thuốc giữ vai trò quan trọng, 
mang tính quyết định đến chất lượng hiệu quả 
điều trị. Thực trạng, xây dựng danh mục 
thuốc trong bệnh viện đang là một vấn đề nan 
giải có ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và chi 
phí người bệnh chi trả. Việt Nam, vấn đề cung 
ứng thuốc trong bệnh viện chưa thực sự quan 
tâm đúng mực. Do nhiều nguyên nhân khác 
nhau: sự yếu kém về năng lực quản lý, lợi ích 
cá nhân, thiếu văn bản hướng dẫn, nặng về 
thủ tục hành chính, do trình độ lạc hậu Hậu 
quả là làm tăng chi phí chi trả người bệnh, 
người bệnh phải chi trả những thuốc bổ trợ 
không cần thiết, làm nặng thêm tình trạng 
bệnh tật, thậm chí tử vong do dùng thuốc 
không hiệu quả hoặc không cần thiết. 
Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề 
tài: Phân tích các chỉ số sử dụng thuốc ở bệnh nhân 
cao tuổi tại BVTN” với mong muốn góp phần cho 
việc dùng thuốc an toàn và hợp lý và hiệu quả. 
Mục tiêu nghiên cứu 
Mục tiêu tổng quát 
Phân tích các chỉ số sử dụng thuốc ở bệnh 
nhân cao tuổi tại BVTN. 
Mục tiêu cụ thể 
Phân tích nhóm điều trị (phân tích ABC), 
phân tích VEN, tỷ lệ thuốc sử dụng các nhóm 
thuốc, tỷ lệ sử dụng thuốc nội - ngoại. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu cắt ngang mô tả. 
Đối tượng nghiên cứu 
Tiêu chuẩn chọn lựa vào nghiên cứu 
Danh mục thuốc sử dụng tại BVTN trong 
năm 2014. 
Tiêu chuẩn loại trừ 
Danh mục thuốc phiến, thuốc nghiên cứu 
nghiệm lâm sàng, thuốc tặng cho hoặc viện trợ 
và thuốc trong chương trình mục tiêu Quốc Gia. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 6 * 2015 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Thống Nhất năm 2015 301
Phương pháp đánh giá 
Đánh giá theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế 2013. 
Các biến số 
Phân tích ABC là phương pháp phân tích 
tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm 
và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào 
chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách cho thuốc của 
bệnh viện. 
Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 75 - 80 
% tổng giá trị tiền; 
Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15 - 20 
% tổng giá trị tiền; 
Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 5 - 10 
% tổng giá trị tiền 
Phân tích VEN là phương pháp giúp xác 
định ưu tiên cho hoạt động mua sắm và tồn trữ 
thuốc trong bệnh viện khi nguồn kinh phí không 
đủ để mua toàn bộ các loại thuốc như mong 
muốn. Trong phân tích VEN, các thuốc được 
phân chia thành 3 hạng mục cụ thể như sau: 
Thuốc V (Vital drugs) - là thuốc dùng trong 
các trường hợp cấp cứu hoặc các thuốc quan 
trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác 
khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện. 
Thuốc E (Essential drugs) - là thuốc dùng 
trong các trường hợp bệnh ít nghiêm trọng hơn 
nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô 
hình bệnh tật của bệnh viện. 
Thuốc N (Non-Essential drugs) - là thuốc 
dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh có 
thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu 
quả điều trị còn chưa được khẳng định rõ ràng 
hoặc giá thành cao không tương xứng với lợi 
ích lâm sàng của thuốc. 
Các tiêu chí lựa phân loại V, E: các thuốc 
có trong danh mục thuốc thiết yếu tân dươc, 
đông dược, phác đồ BVTN, Bệnh viện Chợ 
Rẫy, Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Thống 
Nhất. Thuốc còn lại xếp nhóm N. 
KẾT QUẢ 
Bảng 1: Phân tích ABC/VEN 
STT Đặc điểm n % 
1 
Phân tích ABC theo hoạt chất 
Thuốc nhóm A 181 12,19 
Thuốc nhóm B 231 15,56 
Thuốc nhóm C 1 073 72,26 
Tổng 1 485 100 
2 
Phân tích ABC theo giá trị (tỷ) 
Thuốc nhóm A 181 75,84 
Thuốc nhóm B 39 16,15 
Thuốc nhóm C 19 8.01 
Tổng 239 100 
3 
Phân tích VEN theo hoạt chất 
Thuốc nhóm V 789 53,13 
Thuốc nhóm E 407 27,41 
Thuốc nhóm N 289 19,46 
Tổng 1 485 100 
4 
Phân tích VEN theo giá trị (tỷ) 
Thuốc nhóm V 152 63,66 
Thuốc nhóm E 53 21,76 
Thuốc nhóm N 34 14,58 
Tổng 239 100 
Bảng 2. Phân tích ABC/VEN theo ma trận 
STT Đặc điểm n % 
1 
Phân tích ABC theo hoạt chất 
Thuốc nhóm I 855 57,58 
Thuốc nhóm II 429 28,89 
Thuốc nhóm III 201 13,54 
Tổng 
2 
Phân tích ABC theo giá trị (tỷ) 
Thuốc nhóm I 213 89,15 
Thuốc nhóm II 22 9,39 
Thuốc nhóm III 3 1,46 
Tổng 
Bảng 3. Phân tích ma trận ABC/VEN nhóm AN 
Hoạt chất Phân 
loại 
Giá trị (tỷ) % 
Acid amin thông thường AN 3,16 20,53 
Piracetam AN 1,99 12,90 
Nhũ dịch lipid + Acid amin + 
Glucose + Điện giải 
AN 
1,39 9,06 
Acid amin cho gan AN 1,24 8,04 
Nhũ dịch lipid AN 1,15 7,45 
Acid amin cho thận AN 1,10 7,09 
Immune globulin (IgM+IgG+IgA) AN 0,84 5,45 
Choline alfoscerat AN 0,81 5,25 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 6 * 2015
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Thống Nhất năm 2015 302
Hoạt chất Phân 
loại 
Giá trị (tỷ) % 
Cerebrolysin AN 0,69 4,51 
Piracetam + Cinnarizin AN 0,51 3,33 
Polyethylen Glycol + Propylene 
Glycol 
AN 0,49 3,20 
L-Ornithine + L-Aspartat AN 0, 48 3,17 
Mecobalamin AN 0,49 3,15 
Trimetazidin AN 0,40 2,59 
Ursocholic acid AN 0,36 2,32 
Fluticason propionat AN 0,30 1,94 
Tổng (17 khoản) 15,39 100 
Bảng 4. Phân tich ma trận ABC/VEN nhóm CN 
Hoạt chất 
Phân 
loại 
Đơn giá 
(tỷ) 
% 
Acid amin cho gan BN 0,52 10,11 
Acid amin cho thận BN 0,51 9,74 
Trimetazidin BN 0,34 6,63 
Piracetam BN 0,33 6,39 
Nhũ dịch lipid + Acid amin + 
Glucose + Điện giải 
BN 0,32 6,07 
Acid amin thông thường BN 0,31 5,96 
Ursodeoxycholic acid BN 0,22 4,17 
Mesalazin BN 0,21 4,13 
Choline alfoscerat BN 0,21 4,00 
Acid amin cho gan BN 0,20 3,88 
Khác (19 khoản) BN 2,54 49,01 
Tổng (29 khoản) 1,19 100 
Bảng 5. So sánh kết quả BVTN với các bệnh viện 
khác(7,9,8) 
Nhóm BVTN BV 115 India Goa study 
A 12,19 9,2 13,78 12,93 
B 15,56 16,9 21,85 19,54 
C 72,26 73,9 64,37 67,53 
V 53,13 6,1 12,11 12,36 
E 27,41 61 59,38 47,12 
N 19,46 32,9 28,51 40,52 
I 57,58 14,8 22,09 22,99 
II 28,89 57,3 54,63 41,67 
III 13,54 27,9 23,28 35,34 
Bảng 6. Phân tích nhóm điều trị 
 ATC Tên nhóm Giá trị (tỷ) % 
J Kháng khuẩn – kháng virus 60,33 25,25 
B Máu & cơ quan tạo máu 44,99 18,83 
C Hệ tim mạch 36,30 15,19 
L 
Thuốc chống ung thư và tác 
nhân điều hòa miễn dịch 30,77 12,88 
A Thuốc tiêu hóa và chuyển hóa 21,40 8,95 
N Hệ thần kinh trung ương 14,08 5,89 
 ATC Tên nhóm Giá trị (tỷ) % 
M Hệ cơ xương khớp 6,63 2,77 
G 
Hệ tiết niệu sinh dục và hormon 
sinh dục 5,93 2,48 
V Thuốc khác 5,11 2,14 
R Hệ hô hấp 5,07 2,12 
D Thuốc dùng trên da 3,68 1,54 
S Giác quan 2,38 0,99 
H Các chế phẩm hormon có tác 
dụng toàn thân 2,07 0,86 
P Thuốc ky sinh trùng 0,13 0,05 
 Tổng 239 100 
Bảng 7. Phân tích tỷ lệ sử dụng thuốc nội-ngoại theo 
hoạt chất 
Nhóm 
Thuốc nội 
n (%) 
Thuốc ngoại 
n (%) 
Tổng 
n (%) 
A 23 (1,55) 158 (10,64) 181(12,19) 
B 51 (3,43) 180 (12,12) 231 (15,56) 
C 386(30,98) 687 (46,26) 1073 (72,26) 
Tổng 460(30,98) 1025(69,02) 1485(100) 
Bảng 8. Phân tích tỷ lệ sử dụng thuốc nội-ngoại theo 
giá trị 
Nhóm 
Thuốc nội 
Tỷ (%) 
Thuốc ngoại 
 Tỷ (%) 
Tổng 
Tỷ (%) 
A 19,71(8,25) 161,45(67,59) 181,2(75,8) 
B 8,04 (3,36) 30,54(12,78) 38,57(16,1) 
C 5,92(2,48) 13,21(5,53) 19,14(8,01) 
Tổng 33,67(14,40) 205,2(85,90) 239(100) 
BÀN LUẬN 
Qua phân tích danh mục ABC: cho thấy 
nhóm A gồm 181 hoạt chất (12,9%) trên 1 485 
hoạt chất. Theo giá trị sử dụng chiếm 181 tỷ 
đồng (75,84%) trên tổng 239 tỷ. Trong đó 181 
hoạt chất chiếm tỷ lệ cao cần giảm hay loại bỏ và 
phân tích ly do sử dụng, là thuốc có giá thành 
cao(4). 
Qua phân tích danh mục VEN: cho thấy 
nhóm N gồm 289/1485 hoạt chất (19,46%). Theo 
giá trị sử dụng chiếm 34/239 tỷ đồng (14,58%). 
Cần cáo biện pháp giảm sử dụng nhóm N, xác 
định thuốc ưa tiêu mua và dự trử tại Bệnh viện. 
Qua phân tích ma trận ABC/VEN nhận thấy: 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 6 * 2015 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Thống Nhất năm 2015 303
Nhóm I gồm 855/1485 hoạt chất (57,58%). 
Theo giá trị sử dụng chiếm 213/239 tỷ đồng 
(89,15%). Đây là nhóm thuốc quan trọng nhất 
cần ưu tiên để giữ ổn định chi phí và luôn sẫn 
có. Thuốc nhóm II gồm 429/1485 hoạt chất 
(28,89%). Theo giá trị sử dụng chiếm 22/239 tỷ 
đồng (9,39%). Đây là nhóm thuốc quan trọng có 
giá trị trung bình. Thuốc nhóm III gồm 201/1485 
hoạt chất (13,54%). Theo giá trị sử dụng chiếm 
03/239 tỷ đồng (1,46%). Đây là nhóm thuốc ít 
quan trọng có giá trị thấp. Tính hợp ly của nhóm 
thuốc tối cần (nhóm I) và nhóm thuốc thiết yếu 
(nhóm II) chiếm tỷ lệ cao (98,54%)(8). 
Phân tích ma trận ABC/VEN nhóm AN: cho 
thấy có 17 khoản, tiêu tốn 15,39 tỷ đồng trên 239 
tỷ trong năm 2014, trong đó nhóm dịch truyền 
acid amin chiếm tỷ trọng lớn, giá thành cao, cần 
có biện pháp chuyển nhóm AN (không thiết yếu 
sử dụng ngân sách nhiều) sang BN (không thiết 
yếu sử dụng ngân sách trung bình) hoặc CN 
(không thiết yếu sử dụng ngân sách ít). 
Phân tích ma trận ABC/VEN nhóm BN: cho 
thấy có 29 khoản, tiêu tốn 5,19 tỷ đồng trên 239 
tỷ trong năm 2014, trong đó nhóm dịch truyền 
acid amin chiếm tỷ trọng lớn, giá thành cao, cần 
có biện pháp chuyển nhóm BN (không thiết yếu 
sử dụng ngân sách trung bình) sang nhóm CN 
(không thiết yếu sử dụng ngân sách ít). 
So sánh kết quả nghiên cứu tại BVTN với các 
nghiên cứu khác cho thấy: 
- Tỷ lệ hoạt chất nhóm A (12,19%) thấp hơn 
so với nghiên cứu India (13,78%) và nghiên cứu 
Goa study (12,93%), nhưng cao hơn nghiên cứu 
BV115(1). 
- Tỷ lệ hoạt chất nhóm N (19,46%) thấp hơn 
nghiên cứu BV115 (32,9%), nghiên cứu India 
(28,51) và nghiên cứu Goa study (40,52%) 
- Tỷ lệ hoạt chất nhóm I (57,58%) cao hơn 
nghiên cứu BV115 (14,8%), nghiên cứu India 
(22,09%) và nghiên cứu Goa study (22,99%) 
- Tỷ lệ hoạt chất nhóm III (tức CN) (13,54%) 
thấp hơn nghiên cứu BV115 (27,9%), nghiên cứu 
India (23,28%) và nghiên cứu Goa study (35,34%). 
Điều này cho thấy nhóm I cần phải kiểm soát 
chặt chẽ hơn với tỷ lệ chủng loại cần phải kiểm 
soát nhiều hơn, tỷ lệ hoạt chất nhóm III (tức 
CN)(6) đã được kiểm soát tốt hơn so với các 
nghiên cứu khác. Từ các phân tích trên có thể 
nhận thấy rằng, để thay đổi danh mục thuốc 
(hạn chế hoặc loại bỏ các thuốc không thiết yếu 
ra khỏi danh mục), cần phải có phương pháp để 
phân tích và tìm ra những bất hợp lý một cách 
khoa học, sau đó thực hiện những giải pháp can 
thiệp phù hợp. 
Qua phân tích nhóm điều trị: kết quả cho 
thấy 05 nhóm điều trị chiếm trên 80% (gần 
194/239 tỷ) tiền thuốc trong năm 2014. Trong đó 
kháng khuẩn – kháng virus (J) giá trị lớn nhất 
hơn 50/239 tỷ đồng chiếm tỷ lệ hơn 25% giá trị sử 
dụng trong năm 2014. Cho thấy kháng sinh được 
kê đơn nhiều nhất cần có biện pháp tăng cường 
công tác chống nhiễm khuẩn và kiểm tra việc chỉ 
định kháng sinh an toàn hiệu quả. Kế đến nhóm 
máu và cơ quan tạo máu gía trị sử dụng gần 
45/239 tỷ (gần 19%). Đây là nhóm cũng cần được 
quan tâm kiểm soát. Nhóm xếp thứ ba là nhóm 
hệ tim mạch(6), tổng giá trị sử dụng gần 36/239 tỷ 
chiếm gần 15%. Do BVTN đối tượng bệnh nhân 
là người cao tuổi chiếm đa số, bệnh tim mạch 
chiếm tỷ lệ cao. Nhóm xếp thứ tư là nhóm chống 
ung thư và tác nhân điều hòa miễn dịch, tổng giá 
trị sử dụng gần 31/239 tỷ chiếm gần 13%). Nhóm 
xếp thứ năm là nhóm tiêu hóa và chuyển hóa, 
tổng giá trị sử dụng trên 21/239 tỷ chiếm gần 9%, 
do đặc thù BVTN đối tượng bệnh nhân là người 
cao tuổi chiếm đa số, bệnh tiêu hóa và chuyển 
hóa chiếm tỷ lệ cao. 
Phân tích tỷ lệ sử dụng thuốc nội và thuốc 
ngoại theo hoạt chất: số lượng hoạt chất thuốc 
ngoại chiếm hơn 2/3 thuốc nội trên tổng 1.485 
hoạt chất. Trong đó nhóm A (tiền cao nhất) 
thuốc ngoại chiếm gần gấp 7 lần so với thuốc 
nội. đây là nguyên nhân dẫn đến nhóm A chiếm 
¾ giá trị tiền(7). 
Phân tích tỷ lệ sử dụng thuốc nội và thuốc 
ngoại theo giá trị: giá trị sử dụng thuốc ngoại 
(205,2 tỷ đồng) cao hơn gấp 6 lần thuốc nội thuốc 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 6 * 2015
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Thống Nhất năm 2015 304
(33,67 tỷ đồng) trên tổng 239 tỷ trong năm 2014. 
Trong đó nhóm A chiếm 181 tỷ đồng. Do đó, Hội 
đồng Thuốc và Điều trị có chủ trương ưu tiên sử 
dụng thuốc sản xuất trong nước cần đề ra kế 
hoạch lộ trình tăng dần tỷ lệ sử dụng thuốc nội. 
KẾT LUẬN 
Nhóm thuốc bổ trợ (N) chiếm khoản 1/5 tổng 
HC danh mục thuốc đang dùng tiêu tốn khoản 
14% kinh phí, cần có biện pháp cắt giảm bớt. 
Trong đó nhóm có giá thành cao không thiết yếu 
(AN) tiêu tốn 15,39 tỷ chiếm 6,44%. Tỷ lệ sử 
dụng thuốc nội còn thấp 2/3 so với thuốc ngoại 
về giá trị thuốc ngoại chiếm 6 làn so với thuốc 
nội, cần có biện pháp cắt giảm thuốc ngoại. So 
với các nghiên cứu ở Việt Nam và khu vực Châu 
Á, BVTN kiếm soát tốt nhóm thuốc bổ trợ. 
KIẾN NGHỊ 
Hội đồng Thuốc và Điều trị cần có biện pháp 
nâng cao hơn nữa việc sử dụng thuốc nội chiếm 
ưu thế, cần loại bỏ hoặc chuyển sang nhóm có 
kinh phí thấp nhóm không thiết yếu chiếm kinh 
phí lớn trong năm tài chính. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Y tế (2013), Thông tư quy định về tổ chức hoạt động của 
Hội đồng Thuốc và Điều trị trong bệnh viện, số 21/2013/TT-
BYT ngày 08/3/2013, Hà Nội, tr 1-14. 
2. Bộ Y tế (2013), Thông tư quy định về danh mục thuốc thiết 
yếu tân dược lần VI, số 45/2013/TT-BYT ngày 26/12/2013, Hà 
Nội. tr 1-26. 
3. Bộ Y tế (2013), Thông tư quy định về danh mục thuốc thiết 
yếu đông dược lần VI, số 22/2013/TT-BYT ngày 08/3/2013, Hà 
Nội. tr 1-3 
4. Bệnh viện Chợ Rẫy (2013), Phác đồ điều trị nội khoa – ngoại 
khoa. Nhà Xuất bản Y học, Chi nhánh Thành phồ Hồ chí 
Minh. Tr 6-680 
5. Bệnh viện Bạch Mai (2013), Phác đồ điều trị nội khoa. Nhà 
Xuất bản Y học Hà Nôi, tr 5-798 
6. Bệnh viện Thống Nhất (2014), Phác đồ điều trị nội khoa nội 
khoa – ngoại khoa. Tr 4-180. 
7. Huỳnh Hiền Trung (2012), luận án tiến sĩ “Nghiên cứu một số 
giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại Bệnh viện 
Nhân dân 115”, tr 85. 
8. Devnani M, Gupta A, and Nigah R (2010). ABC and VED 
Analysis of the Pharmacy Store of a Tertiary Care Teaching, 
Research and Referral Healthcare Institute of India. J Young 
Pharm; 2(2): p. 201 
9. Vaz F et al (2008). A Study of Drug Expenditure at a Tertiary 
Care Hospital: An ABC-VED Analysis. J Health Manag; p. 
119-127. 
Ngày nhận bài báo: 12/08/2015 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/08/2015 
Ngày bài báo được đăng: 20/10/2015 

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_cac_chi_so_su_dung_thuoc_tai_benh_vien_thong_nhat.pdf