Phân tích kiểu hình lipoprotein tỷ trọng thấp bằng kỹ thuật điện di trong ống thạch polyacrylamide ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp
Lipid, lipoprotein đóng vai trò quan trọng
trong sinh bệnh học của bệnh tim mạch, trong
đó rối loạn lipid, lipoprotein được xem là yếu tố
nguy cơ chính của bệnh mạch vành(14). Việc tầm
soát và đánh giá kết quả điều trị các rối loạn này
là quan trọng và thường quy trong công tác
phòng bệnh, và dựa hoàn toàn vào các xét
nghiệm phân tích chúng.
Lipid được vận chuyển trong tuần hoàn
dưới dạng các hạt lipoprotein không đồng nhất
về thành phần, kích thước và sinh bệnh học. Có
năm loại lipoprotein (Lp) theo tỷ trọng gồm
chylomicron, Lp tỷ trọng rất thấp (VLDL), Lp tỷ
trọng trung bình (IDL), Lp tỷ trọng thấp (LDL)
và Lp tỷ trọng cao (HDL), trong đó LDL được
xem là nhóm có tính sinh bệnh học cao nhất do
mang đến 70‐78% cholesterol của tuần hoàn và
có tính xâm nhập thành mạch cao. LDL là một
nhóm các hạt không đồng nhất về cấu tạo, hạt
nhỏ hơn có cấu trúc đậm đặc hơn và có tính gây
xơ vữa cao hơn, do đó người ta rất quan tâm đến
kiểu hình LDL trong chương trình kiểm soát các
rối loạn lipid, lipoprotein(10), ATP III (Adult
Treatment Panel III) xem kiểu hình LDL nhỏ,
đậm đặc là yếu tố nguy cơ nổi bật của bệnh
mạch vành. Các nghiên cứu đoàn hệ và cắt
ngang trước đây đều nhận thấy kiểu hình LDL
nhỏ, đậm đặc có tính gây xơ vữa gấp 2‐3 lần so
với các LDL lớn, nhẹ(1,5,6,9)
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích kiểu hình lipoprotein tỷ trọng thấp bằng kỹ thuật điện di trong ống thạch polyacrylamide ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 295 PHÂN TÍCH KIỂU HÌNH LIPOPROTEIN TỶ TRỌNG THẤP BẰNG KỸ THUẬT ĐIỆN DI TRONG ỐNG THẠCH POLYACRYLAMIDE Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP Trần Thành Vinh*, Đặng Vạn Phước **, Phan Thị Danh* TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ kiểu hình LDL nhỏ, đậm đặc ở đối tượng hội chứng mạch vành cấp (HCMVC) người Việt Nam và xác định mối liên quan kích thước trung bình hạt LDL với độ nặng của bệnh cảnh lâm sàng và các yếu tố nguy cơ bệnh động mạch vành. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu phân tích cắt ngang bằng kỹ thuật điện di trong ống thạch polyacrylamide, phân tích dưới nhóm LDL trên 309 bệnh nhân người Việt Nam có hội chứng mạch vành cấp: 204 nam, 105 nữ, tuổi trung bình 63 13 tuổi (nhóm bệnh) và 72 người tình nguyện không bị hội chứng mạch vành cấp, được chọn tương đương với nhóm bệnh về độ tuổi, giới, tỷ lệ cao huyết áp và bệnh đái tháo đường (nhóm chứng). Thu thập mẫu từ tháng 1/2011 đến tháng 11/2011 tại bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: Kích thước trung bình LDL trong huyết tương có phân phối chuẩn ở cả hai nhóm đối tượng và ở bệnh nhân HCMVC (257,5 14,3 Ao) nhỏ hơn có ý nghĩa so với nhóm không bệnh HCMVC (261,7 8,2 Ao). Bệnh cảnh lâm sàng càng nặng kích thước hạt LDL càng nhỏ: không bệnh HCMVC (261,7 8,2 Ao), Đau thắt ngực không ổn định (258,9 13 Ao), nhồi máu cơ tim không ST chênh lên (258,7 11,5 Ao) và nhồi máu cơ tim có ST chênh lên (257,0 14,3 Ao). Kích thước trung bình LDL liên quan đến giới tính ở nhóm có HCMVC và tình trạng béo bụng ở cả hai nhóm đối tượng; không liên quan tuổi, tình trạng hút thuốc lá, quá cân, bệnh cao huyết áp, đái tháo đường. Kích thước trung bình LDL cũng có tương quan thuận với nồng độ HDL‐cholesterol (r = 0,26) và nghịch với nồng độ triglyceride (r=‐0,39) và cholesterol toàn phần (r =‐0,29), không tương quan với nồng độ LDL‐cholesterol huyết tương. Tỷ lệ kiểu hình LDL nhỏ, đậm đặc ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp là 46,3 % cao hơn so với nhóm chứng 40,3% Kết luận: Kiểu hình LDL nhỏ, đậm đặc có liên quan đến hội chứng mạch vành cấp và các yếu tố nguy cơ tim mạch như giới tính, tình trạng béo bụng, nồng độ triglyceride, HDL cholesterol và cholesterol toàn phần trong huyết tương. Từ khóa: Lipoprotein tỷ trọng thấp; dưới nhóm LDL; LDL nhỏ, đậm đặc; hội chứng mạch vành cấp. ABSTRACT ANALYSIS OF LOW DENSITY LIPOPROTEIN PHENOTYPES BY POLYACRYLAMIDE TUBE GEL ELECTROPHORESIS IN PATIENTS WITH ACUTE CORONARY SYNDROME Tran Thanh Vinh, Dang Van Phuoc, Phan Thi Danh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 6 ‐ 2013: 295 – 303 Objective: To determine the prevalence of small, dense Low Density Lipoprotein (LDL) in Vietnamese patients with Acute Coronary Syndrome (ACS). Subsequently evaluate whether there is a significant correlation between patients with clinically severe ACS, patients with associated risk factors linked to ACS and increased levels of small LDL particles. Methodology: A cross‐section analysis was undertaken using polyacrylamide gel tube electrophoresis. * Khoa Hóa Sinh – BV Chợ Rẫy ** Đại Học Y Dược TP. HCM Tác giả liên lạc: ThS. BS Trần Thành Vinh ĐT: 0908487348 Email: thanhvinhtran2002@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 296 Results were derived from a patient group made up of 309 (205 males and 105 females) Vietnamese patients with ACS, aged 63 13 years. As a control, 72 (29 males and 43 females) Vietnamese volunteers were tested and matched for age, gender, hypertension rate and diabetes mellitus. All samples were taken during the period between January 2011 and November 2011 at Cho Ray Hospital. Results: There was an increased prevalence of small, dense LDL type in patients with ACS (46.3%) compared with control subjects (40.3%). The frequency distributions of mean LDL particle sizes taken from plasma samples across the patient and control groups were normal. The mean LDL particle size in plasma samples from patients with ACS (257.5 14.3 Ao) was significantly smaller than people without ACS (261.7 8.2 Ao). When comparing the mean LDL particle size across the various clinical conditions (non ACS 261.7 8.2 Ao, unstable angina 258.9 13 Ao, non ST elevation myocardial infarction 258.7 11.5 Ao and ST elevation myocardial infarction subgroup 257.0 14.3 Ao) results indicated a significant difference. Results also suggest a strong relationship between the mean LDL particle size with gender in ACS patients and waist to hip ratio in both study groups, but not with age, body mass index, smoking history or diabetes mellitus. There was a negative correlation between the mean LDL particle size and triglyceride (r =‐0.39), total cholesterol (r = ‐0.29) while a positive correlation was found in plasma samples with High Density Lipoprotein (HDL) ‐ cholesterol levels. There was no significant correlation between the mean LDL particle sizes in plasma samples with LDL‐cholesterol levels. Conclusions: Results suggest a positive relationship between the prevalence of small, dense LDL type particle size and the risk of ACS. More specifically mean LDL particle size showed an association with clinical conditions. The mean size of LDL particles was noticeably larger in males than female in ACS cases and smaller LDL particles where generally found in those with higher waist to hip ratios. There was also a correlation between LDL particle size and the levels of triglyceride, total cholesterol, HDL‐cholesterol. Key words: LDL sub fractions; LDL subclass phenotypes; small, dense LDL; polyacrylamide tube gel electrophoresis; gradient gel electrophoresis; coronary heart disease; acute coronary syndrome Lipid, lipoprotein đóng vai trò quan trọng trong sinh bệnh học của bệnh tim mạch, trong đó rối loạn lipid, lipoprotein được xem là yếu tố nguy cơ chính của bệnh mạch vành(14). Việc tầm soát và đánh giá kết quả điều trị các rối loạn này là quan trọng và thường quy trong công tác phòng bệnh, và dựa hoàn toàn vào các xét nghiệm phân tích chúng. Lipid được vận chuyển trong tuần hoàn dưới dạng các hạt lipoprotein không đồng nhất về thành phần, kích thước và sinh bệnh học. Có năm loại lipoprotein (Lp) theo tỷ trọng gồm chylomicron, Lp tỷ trọng rất thấp (VLDL), Lp tỷ trọng trung bình (IDL), Lp tỷ trọng thấp (LDL) và Lp tỷ trọng cao (HDL), trong đó LDL được xem là nhóm có tính sinh bệnh học cao nhất do mang đến 70‐78% cholesterol của tuần hoàn và có tính xâm nhập thành mạch cao. LDL là một nhóm các hạt không đồng nhất về cấu tạo, hạt nhỏ hơn có cấu trúc đậm đặc hơn và có tính gây xơ vữa cao hơn, do đó người ta rất quan tâm đến kiểu hình LDL trong chương trình kiểm soát các rối loạn lipid, lipoprotein(10), ATP III (Adult Treatment Panel III) xem kiểu hình LDL nhỏ, đậm đặc là yếu tố nguy cơ nổi bật của bệnh mạch vành. Các nghiên cứu đoàn hệ và cắt ngang trước đây đều nhận thấy kiểu hình LDL nhỏ, đậm đặc có tính gây xơ vữa gấp 2‐3 lần so với các LDL lớn, nhẹ(1,5,6,9) Trong một thời gian dài người ta tìm cách phân tích LDL một cách có hiệu quả, tuy nhiên các xét nghiệm chỉ đạt đến việc định lượng cholesterol, một lipid chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong hạt LDL (40‐47%), và sau đó là LDL‐ cholesterol và apolipoprotein B (apo B) là thành phần cholesterol và protein có trong hạt LDL, tuy nhiên tác giả Otvos J và các cộng sự đăng trên tạp chí tim mạch học Hoa Kỳ năm 2002 cho thấy các xét nghiệm này là gián tiếp cho kết quả ước tính dưới mức nguy cơ thật sự. Trong khi Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 297 đó, các xét nghiệm khảo sát trực tiếp LDL và các dưới nhóm của nó (LDL subclasses) chỉ có tại các viện nghiên cứu lớn do yêu cầu khắc khe về kỹ thuật, tốn nhiều thời gian và các trang thiết bị đắt tiền. Ngày nay nhờ tiến bộ trong kỹ thuật người ta đã có thể phân tích các thành phần Lp và các dưới nhóm khá dễ dàng trên các hệ thống tự động, điều này giải quyết hầu hết các nhược điểm nêu trên và tạo điều kiện cho việc bắt đầu ứng dụng trên lâm sàng. Có ba kỹ thuật phổ biến trên thế giới để phân tích Lp là siêu ly tâm, điện di và cộng hưởng từ hạt nhân. Kỹ thuật thích hợp nhất cho ứng dụng lâm sàng là điện di trên thạch polyacrylamide. Các nghiên cứu trước đây cho thấy kiểu rối loạn lipid, lipoprotein ở người Việt Nam không giống với các nước phát triển(13,12) và việc phân tích các Lp tại Việt Nam còn hạn chế, chưa thấy công bố phân tích dưới nhóm LDL. ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU * Phương pháp Phân tích cắt ngang, tiền cứu trên đối tượng bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp và người không có bệnh hội chứng mạch vành cấp người Việt Nam tại bệnh viện Chợ Rẫy, thời gian từ tháng 01/2011 đến tháng 11/2011. * Đối tượng nghiên cứu ‐ Đối tượng là bệnh nhân được chẩn đoán xác định hội chứng mạch vành cấp tại khoa Nội Tim Mạch và Khoa Can Thiệp Tim Mạch bệnh viện Chợ Rẫy chưa điều trị bằng statin, tiền căn không dùng thuốc liên quan đến lipid như thuốc hạ lipid, ngừa thai, chẹn , lợi tiểu. Không mắc các bệnh cấp hay mãn tính trừ cao huyết áp và đái tháo đường là hai yếu tố nguy cơ chính của bệnh mạch vành(14). Bệnh nhân ký đồng ý tham gia nghiên cứu (hoặc người nhà ký trong trường hợp bệnh nhân không thể ký được). Loại ra khỏi nghiên cứu nếu từ chối tham gia nghiên cứu (không cần giải thích lý do) hoặc phát hiện có bệnh đi kèm trừ hai bệnh nêu trên. Chuyển sang nhóm chứng nếu có bằng chứng xác định hội chứng mạch vành cấp do co thắt mạch vành mà không có tổn thương (qua kết quả chụp mạch vành trong quá trình can thiệp). Đau thắt ngực không ổn định Là đau ngực xảy ra cả những lúc nghĩ ngơi hoặc gắng sức nhẹ, kéo dài trên 20 phút nếu không cắt cơn bằng nitroglycerin, hoặc triệu chứng đau thắt ngực nặng và mới xảy ra trong vòng 1 tháng, đau thắt ngực ổn định nhưng ngày càng nặng hơn: đau nhiều hơn, kéo dài hơn hay nhiều cơn trong ngày hơn, hay điện tâm đồ có đoạn ST chênh xuống nhưng không có dấu hoại tử cơ tim. Nhồi máu cơ tim Theo tổ chức Y Tế Thế Giới NMCT được chẩn đoán khi hội đủ 2 trong 3 tiêu chuẩn sau: (1) Lâm sàng có đau thắt ngực kiểu mạch vành với cường độ lớn hơn, thời gian kéo dài hơn 15‐ 30 phút và không giảm đau khi nghỉ ngơi hoặc ngậm dưới lưỡi nitroglycerin. (2) Điện tâm đồ: phù hợp với nhồi máu cơ tim (NMCT) hoặc thiếu máu cơ tim. (3) Tăng men tim đặc hiệu cho tổn thương cơ tim (Troponin I,T và CK‐MB). ST chênh lên ST chênh lên mới hoặc giả định là mới sau điểm J, ≥ 2 chuyển đạo liên tiếp, ≥ 1mm ở các chuyển đạo V1, V2, V3 hoặc ≥ 2mm ở các chuyển đạo khác. Bệnh nhân được chia thành 3 nhóm theo mức độ nặng lâm sàng: đau thắt ngực không ổn định (ĐTNKOĐ), nhồi máu cơ tim không ST chênh lên (NMCTKSTC) và nhồi máu cơ tim ST chênh lên (NMCTSTC). ‐ Nhóm chứng là những người tham gia khám sức khỏe định kỳ tại bệnh viện Chợ Rẫy, tình nguyện tham gia nghiên cứu. Được ghi nhận tiền căn và hiện tại không có dấu hiệu của bệnh mạch vành (không đau ngực, kết quả điện tim không dấu hiệu thiếu máu, men tim trong giới hạn bình thường). Nhóm chứng được chọn tương đồng với nhóm bệnh về các chỉ số giới, tuổi, tỷ lệ cao huyết áp và mắc bệnh đái tháo đường. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 298 Thu thập dữ liệu và lấy mẫu Các đối tượng nghiên cứu được khai thác tiền sử, bệnh sử (chú ý thời gian khởi bệnh), quá trình dùng thuốc và điều tra các yếu tố nguy cơ (hút thuốc, uống rượu, bệnh mãn tính) theo mẫu soạn sẵn. Mẫu máu tĩnh mạch sau ăn 12‐14 giờ được lấy vào ống có chống đông EDTA. Ly tâm 3000 vòng/phút trong 15 phút và chiết huyết tương để thực hiện xét nghiệm định lượng các lipid (cholesterol, triglyceride, HDL‐cholesterol), điện di phân tách dưới nhóm LDL. Mẫu huyết thanh không làm ngay có thể trữ 2‐8oC được 1 tuần. Cân nặng, đo chiều cao, vòng eo (VE), vòng hông (VH). BMI {body mass index = cân nặng (Kg)/(chiều cao(m))2} được chia thành 2 mức độ: bình thường < 25; quá cân và béo phì ≥ 25. Tính tỉ số VE/VH: theo số liệu ở người Châu Á, béo bụng khi nam > 0,9; nữ > 0,8. Tình trạng hút thuốc: có hút là đang hút hoặc đã từng hút, còn không hút là chưa bao giờ hút thuốc. Uống rượu: nghiện rượu là hầu như ngày nào cũng uống, ngoài ra được xem là không nghiện rượu. Cao huyết áp là theo tiêu chuẩn JNC VII ‐2003 (huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg) hoặc đang dùng thuốc hạ áp trong 2 tuần hoặc có chẩn đoán của Bác Sỹ. Đái tháo đường được xác định theo tiêu chuẩn WHO ‐ 1997 (đường huyết khi đói ở hai lần thử khác nhau ≥ 126 mg/dL hoặc nghiệm pháp dung nạp glucose ở giờ thứ hai ≥ 200 mg/dL) hoặc đang dùng insulin hay thuốc hạ đường huyết dạng uống, có chẩn đoán của Bác Sỹ. Phương pháp xét nghiệm + Xét nghiệm định lượng cholesterol, triglycerides, high density lipoprotein‐ cholesterol (HDL‐c) tại khoa Sinh Hóa bệnh viện Chợ Rẫy bằng phương pháp enzym trên máy Hitachi 917 với thuốc thử của hãng BioLabo, nội kiểm 2 mức nồng độ (bình thường và bất thường) đi kèm mỗi đợt chạy và có tham gia ngoại kiểm (chứng nhận tham gia kiểm chuẩn số 159/KCXN‐GCN). Nồng độ LDL‐cholesterol áp dụng công thức của Friedewald (1972). + Xét nghiệm điện di dưới nhóm LDL(11) thực hiện tại phòng xét nghiệm Hoa Việt, sử dụng hệ thống điện di (số 48‐9150), bộ thuốc thử (số 48‐ 7002), chuẩn (liposure: số 48‐7060) và phần mềm vận hành, quản lý và tính toán kết quả của hãng Quantimetrix. Đây là hệ thống điện di trong môi trường thạch polyacrylamide có chênh lệch nồng độ trong các ống thủy tinh. Quy trình kỹ thuật cho phép tách các thành phần LDL thành 7 dưới nhóm theo tính di động trong điện trường ký hiệu Rf (LDL1: Rf 0,27‐0,32; LDL2: 0,32‐0,38; LDL3: 0,38‐0,45; LDL4: 0,45‐0,51; LDL5: 0,51‐0,56; LDL6: 0,56‐0,60; LDL7: 0,60‐0,64); LDL1 và LDL2 là các LDL lớn, nhẹ (large, buoyant LDL), LDL3 đến LDL7 là LDL nhỏ, đậm đặc (small, dense LDL), t ... chứng). Không có liên quan giữa kích thước hạt trung bình LDL với các yếu tố hút thuốc lá, quá cân và cao huyết áp ở cả hai nhóm đối tượng. Kết quả xử lý với phần mềm chuyên dụng phân tích kiểu hình LDL với ngưỡng kích thước trung bình là 260 Ao, chia thành 2 nhóm hoặc A (LDL lớn, nhẹ) hoặc non‐A (LDL nhỏ, đậm đặc). Tỷ lệ kiểu hình non‐A ở nhóm bệnh là 46,3% cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng 40,3% (bảng 3). Hình 1: Phân phối các đối tượng theo kích thước LDL ở hai nhóm Bảng 2: Liên quan giữa kích thước trung bình LDL (Ao) với các yếu tố nguy cơ Yếu tố nguy cơ Nhóm bệnh x ± SD (n) Nhóm chứng x ± SD (n) Giới Nam 259,3 13,8 (204) 261,4 8,7 (45) Nữ 254,6 14,4 (105)(++) 262,4 7,4 (27) Hút thuốc lá Không 259,0 14,3(158) 260,4 8,1 (44) Có 256,2 12,8(99 ) 262,9 7,5(28) Quá cân/ BMI Không 258,1 13,9(256) 261,9 9,3 (54) Có 256,4 11,5(53) 261,1 7,1 (18) Béo bụng Không 262,1 14,4 (133) 263,1 7,8 (34) Có 255,7 6,2 (176)(++) 259,9 8,5 (38)(+) Cao huyết áp: Không 260,1 13,9 (141) 262,9 8,9 (35) Có 257,7 13,1 (168) 260,2 7,1 (37) Đái tháo đường: Không 259,6 13,1(256) 263,4 7,4 (60) Có 254,7 15,9 (53) 258,7 8,7 (12) (+): Khác biệt với P/T test < 0,05; (++): P/T test < 0,01So sánh tỷ lệ kiểu hình: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 300 Bảng 3: So sánh tỷ lệ kiểu hình LDL của bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp với nhóm chứng A Non-A Nhóm bệnh (n = 309) 166 (53,7%) 143 (46,3%) NHóm chứng (n=72) 45 (59,7%) 27 (40,3%) P/2 = 0,03 So sánh kích thước trung bình của LDL nhận thấy nhóm bệnh hội chứng mạch vành cấp có kích thức hạt LDL nhỏ hơn so với nhóm chứng và có liên quan đến mức độ bệnh trên lâm sàng qua phân tích đơn biến, tuy nhiên khác biệt này không còn ý nghĩa sau khi hiệu chỉnh với tuổi, giới, cholesterol, triglyceride, HDL‐cholesterol và LDL‐cholesterol trong phân tích đa biến. Bảng 4: So sánh trung bình giữa các nhóm Các nhóm nghiên cứu x ± SD (Ao) P Nhóm bệnh (n =309) 257,5 14,3 0,024(+) Nhóm chứng (n = 72) 261,7 8,2 Nhóm chứng (n =72) 261,7 8,2 0,039(++) ĐTNKOĐ (n= 52) 258,9 13,0 NMCT-KSTC ( n= 42) 258,7 11,5 NMCT-STC (n=215) 257,0 14,3 (+) kết quả của T test 2 bên với hai nhóm số liệu độc lập;(++) kết quả phép kiểm One‐way ANOVA * Tương quan kích thước trung bình LDL với các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành Tương quan giữa kích thước trung bình LDL (Ao) với tuổi (năm), các lipid (mg/dL) ở nhóm bệnh và chứng là tương tự nhau nên chúng tôi gộp chung cả hai nhóm đối tượng (n = 351). Kích thước trung bình LDL có tương quan nghịch mức độ trung bình với nồng độ triglyceride (r = ‐ 0,39; p < 0,001), tương quan nghịch mức độ yếu với nồng độ cholesterol toàn phần (r = ‐0,29; p < 0,001) và thuận mức độ yếu với nồng độ HDL‐ cholesterol huyết tương (r = 0,26; p < 0,001). Kích thước trung bình LDL không tương quan với nồng độ LDL‐cholesterol huyết tương và tuổi (P > 0,05) (hình 2). Hình 2: Tương quan của kích thước trung bình LDL với nồng độ triglyceride, cholesterol và HDL‐cholesterol huyết tương BÀN LUẬN Bệnh mạch vành là bệnh hay gặp ở người lớn tuổi, nam gần gấp đôi nữ và hay đi kèm đái tháo đường và cao huyết áp. Các yếu tố này có liên quan đến rối loạn lipid, lipoprotein (7,10,12), do đó để tránh bị ảnh hưởng bởi các yếu tố này khi khảo sát các thông số dưới nhóm Lp chúng tôi chọn nhóm chứng có các chỉ số này tương đương với nhóm bệnh. Trung bình kích thước hạt LDL có phân phối chuẩn ở cả hai nhóm (hình 1), điều này phù hợp với các nghiên cứu trước đây(6). Mối liên hệ giữa kích thước trung bình và các yếu tố nguy cơ không phải lipid đã được thống kê trong bảng 2. Tuổi là một yếu tố có liên quan đến chuyển hóa lipid, Lp, tuổi càng cao khả năng rối loạn lipid, Lp càng nhiều(7,10,13), tuy nhiên kết quả khảo sát tương quan thấy không có liên hệ, điều này có Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 301 thể là do các đối tượng của chúng tôi hầu hết là lớn tuổi (trung bình 62 12) ở cả hai nhóm và có tỷ lệ khá cao của các bệnh lý liên quan như cao huyết áp, đái tháo đường . Tác giả MC Namara(7) nhận thấy nam có kiểu hình LDL nhỏ, đậm đặc nhiều hơn nữ ở cùng nhóm tuổi, trong khi chúng tôi thấy không có khác biệt ở nhóm chứng và nữ có kích thước hạt nhỏ hơn nam ở nhóm bệnh hội chứng mạch vành cấp. Khác biệt này có thể giải thích do khác nhau về đối tượng (đối tượng trong nghiên cứu Mc Namara là người bình thường từ 27 đến 75 tuổi trung bình 49,6 tuổi ở cả 2 giới và là người bình thường) cần thêm nghiên cứu trên cùng đối tượng để kết luận vấn đề này. Béo bụng (tỷ số VE/VH > 90 ở nam và > 80 ở nữ) có liên hệ với kích thước hạt LDL ở cả hai nhóm, có sự giảm kích thước hạt LDL ở người béo bụng trong nghiên cứu của chúng tôi. Người béo bụng được cho là kết quả của sự tích tụ mỡ ở vùng hông và là chỉ số có liên quan đến rối loạn lipid, lipoprotein. Bệnh đái tháo đường cũng liên quan đến rối loạn lipid, Lp và là yếu tố nguy cơ mạnh của bệnh lý mạch vành, chúng tôi thấy hạt LDL có khuynh hướng nhỏ hơn ở đối tượng bệnh đái tháo đường so với không mắc bệnh này ở cả hai nhóm tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê (p = 0,056 ở nhóm bệnh và 0,085 ở nhóm chứng). Trong nghiên cứu này bệnh nhân bệnh mạch vành tăng tỷ lệ kiểu hình LDL có tính xơ vữa cao (non‐A) so với nhóm người không có bệnh mạch vành, điều này phù hợp với hầu hết nghiên cứu đoàn hệ và cắt ngang trước đây. Các nghiên cứu này xác định nhóm kiểu hình LDL nhỏ, đậm đặc có tính gây xơ vữa mạch vành cao gấp 2‐3 lần so với nhóm còn lại(1,5,6,9). Cơ chế bệnh sinh cũng cho thấy LDL nhỏ, đậm đặc có sự giảm ái lực với thụ thể LDL, tăng khả năng xâm nhập thành mạch máu cao hơn và dễ bị oxy hóa hơn so với kiểu hình lớn, nhẹ (2). Tỷ lệ LDL có kiểu hình non‐A ở đối tượng hội chứng mạch vành cấp là 46,3% thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Yoshihisa Ban, có cùng phương pháp điện di và trên 314 bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp(15), có tỷ lệ kiểu hình LDL‐B là 54%, khác biệt này là do khác nhau về đối tượng và chuẩn áp dụng để xác định kiểu hình LDL, Tương ứng kích thước trung bình của hạt LDL của nghiên cứu Yoshihisa Ban nhỏ hơn so với nghiên cứu của chúng tôi (255Ao so với 257,5 của nghiên cứu này, p = 0,01). Tác giả Romina KG(4) nghiên cứu cùng phương pháp điện di với nghiên cứu này trên 86 đối tượng có hẹp động mạch vành(có triệu chứng) và 30 người khỏe mạnh (chứng) thấy kích thước hạt LDL lần lượt là 253,9 3,8 và 259,5 4 nhỏ hơn trong nghiên cứu của chúng tôi ở cả hai nhóm bệnh và chứng, p < 0,05). Tác giả H Campos(3) và các cộng sự nghiên cứu trên 275 bệnh nhân nam bệnh mạch vành và 822 nam giới rút ra từ nghiên cứu Framingham, tác giả nhận thấy tỷ lệ kiểu hình LDL nhỏ, đậm đặc (bao gồm nhóm LDL nhỏ và rất nhỏ trong nghiên cứu của H Campos) ở nhóm bệnh mạch vành có dùng thuốc chẹn (n =179) là 68% và nhóm bệnh không dùng thuốc chẹn là 48% cao hơn hẳn so với nhóm chứng là 30%. Nghiên cứu của chúng tôi thấy có tỷ lệ LDL nhỏ, đậm đặc tương đương với nghiên cứu của Campos H ở bệnh nhân không dùng thuốc chẹn (46,3% của chúng tôi so với 48% của H Campos, p > 0,05), tuy nhiên nhóm chứng của chúng tôi lại có tỷ lệ LDL nhỏ, đậm đặc cao hơn (40,3% của chúng tôi so với 30% của H Campos, p < 0,01). Khác biệt về tỷ lệ nhóm chứng có thể một phần là do tuổi nhóm chứng của H Campos là 49 6 tuổi thấp hơn với nhóm chứng của nghiên cứu này 62 12, bên cạnh đó việc loại bỏ các đối tượng có triglyceride > 500 mg/dL và chọn tự do về tỷ lệ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 302 đái tháo đường và cao huyết áp của nghiên cứu này cũng góp phần tạo nên khác biệt trên (chúng tôi chọn nhóm chứng có tỷ lệ cao huyết áp và đái tháo đường tương đương nhóm bệnh). Các nghiên cứu trước đây đều nhận thấy có tương quan giữa kích thước trung bình LDL với nồng độ triglyceride và HDL‐cholesterol trong máu(1,3,6,2). Tương quan giữa kích thước trung bình LDL với nồng độ triglyceride trong máu là tương quan nghịch ở mức độ trung bình hoặc yếu, người ta cho rằng thành phần triglyceride trong các hạt VLDL tiền chất của LDL là yếu tố quyết định kích thước hạt LDL(8). Hạt VLDL giàu triglyceride là cơ chất của men cholesterol ester transfer protein: CEPT, làm trao đổi nhận cholesterol este từ LDL và chuyển triglyceride đến LDL. Hạt LDL giàu triglyceride lại chịu tác dụng của men lipoprotein lipase (LPL) và hepatic lipase (HP) phủy phân triglyceride trong LDL làm kích thước hạt giảm sinh ra LDL nhỏ, đậm đặc: Nghiên cứu của tác giả Lamarche(6) và cộng sự thấy r = ‐0,46; (n = 103, p < 0,001), tác giả Yoshihisa(2) chỉ ghi nhận một tương quan nghịch có ý nghĩa chỉ ở mức độ yếu r = ‐0,164 (n = 307; p < 0,05), nghiên cứu của chúng tôi gộp chung cả nhóm bệnh và chứng là r = ‐0,39 (n = 351, p < 0,001). Tương quan giữa kích thước trung bình LDL với nồng độ HDL‐cholesterol trong máu là tương quan thuận và hầu hết là ở mức độ yếu, tác giả Lamarche và cộng sự có r = 0,39, H. Campos(3) trong các nhóm như trên lần lượt là r = ‐0,41; ‐ 0,41 và ‐ 0,57 và nghiên cứu của Yoshihisa r = 0,255, của chúng tôi là r = 0,26 tất cả đều có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra nghiên cứu của chúng tôi còn ghi nhận một tương quan nghịch mức độ yếu của kích thước hạt LDL với cholesterol toàn phần (r = ‐0,29; p < 0,001), trong khi đó các nghiên cứu nêu trên đều ghi nhận không có tương quan. Nhìn chung có hai cách để biểu diễn kích thước hạt LDL là tính theo điểm số (Score) hoặc tính theo kích thước (Size), hai cách tính này có giá trị như nhau chỉ khác nhau về hệ số tính toán(3). Hệ số tương quan của các nghiên cứu khác biệt nhau khá lớn, có thể là do đối tượng nghiên cứu không giống nhau về chủng tộc (chúng tôi nghiên cứu trên người Việt Nam, nghiên cứu của Lamarche: người Canada, Yoshihisa : người Nhật,), giới tính (H Campos chỉ nghiên cứu trên nam), bệnh lý đi kèm (Yoshihisa có tỷ lệ bệnh đái tháo đường 28%, của chúng tôi là 16,7%), tuổi, độ nặng của bệnh, KẾT LUẬN Kích thước trung bình LDL có phân phối chuẩn và liên quan đến tuổi, tình trạng béo bụng, không khác biệt theo tình trạng hút thuốc, quá cân và cao huyết áp. Bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp người Việt Nam có tỷ lệ kiểu hình LDL nhỏ, đậm đặc: 46,3% cao hơn và kích thước trung bình LDL 257,5 14,3Ao nhỏ hơn so với người không có hội chứng mạch vành cấp với tỷ lệ và kích thước lần lượt là 40,3% và 261,7 8,2 Ao. Kích thước trung bình LDL: Liên quan đến mức độ nặng của bệnh trên lâm sàng nhưng không có ý nghĩa khi hiệu chỉnh với các yếu tố nguy cơ khác, có tương quan nghịch mức độ vừa với nồng độ triglyceride huyết tương (r = ‐0,39), mức độ yếu với cholesterol toàn phần huyết tương (r = ‐0,29) và tương quan thuận mức độ yếu với nồng độ HDL‐cholesterol (r = 0,26), không tương quan với nồng độ LDL‐cholesterol và tuổi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Austin MA et al (1988). “LDL Subclass Patterns and Risk of Myocardial Infarction”. Journal of the American Medical Association; 260: pp1917–1921. 2. Ban Y, Koba S, Tsunoda F et al (2006). “ Predominance of small dense low‐density lipoproteins and abnormal glucose regulation in patients with acute coronary syndrome”. Circ J; 70: pp 393‐401. 3. Campos H, Genest J, Blijlevens E, McNamara JR, Jenner JL, Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 303 Ordovas JM, Wilson PW, Schaefer EJ (1992). “Low density lipoprotein particle size and coronary artery disease”. Arteriosclerosis; 12: pp187–195 4. Ghassab RK, Gohari LH, Firoozray M, Yegane MN (2010). “Determination of Low Density Lipoprotein Particle Size by Polyacrylamide Gradient Gel Electrophoresis in Patients with Coronary Artery Stenosis”. LabMedicine; 41, pp164‐166. 5. Koba S, Hirano T, Yoshino G, et al (2002). “Remarkably high prevalence of small dense low‐density lipoprotein in Japanese men with coronary artery disease”. Atherosclerosis;160: pp 249–256. 6. Lamarche B, Tchernof A, Moorjani S, Cantin B, Dagenais GR, Lupien PJ, Després JP (1997). “Small, dense low‐density lipoprotein particles as a predictor of the risk of ischemic heart disease in men. Prospective results from the Québec Cardiovascular Study”. Circulation; 95(1): pp 69‐75. 7. McNamara JR, Campos H, Ordovas JM, Peterson J, Wilson PW, Schaefer EJ (1987). ‟Effect of gender, age, and lipid status on low density lipoprotein subfraction distribution. Results from the Framingham Offspring Study”. Arteriosclerosis; 7(5): pp 483‐90 8. McNamara JR, Jenner JL, Li Z, Wilson PWF, Schefer EJ (1992). “Change in LDL particle size is associated with change in plasma triglyceride concentrations”. Arterioscler Thromb; 12: pp 1284–1290 9. Nozue T, Michishita I, Ishibashi Y, et al (2007).“Small dense low density lipoprotein cholesterol is a useful marker of metabolic syndrome in patients with coronary artery disease”. J Athetoscler Thromb;14: pp 202–207. 10. Phạm Thị Mai (2008). ‟Chuyển hóa lipid”. Hóa sinh y học; Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh; chương 14, trang 335‐ 340. 11. Tài liệu kỹ thuật điện di của hãng Quantimex (2005). “LipoprintSystem, LDL subfractions kit”. Ref 48‐7002. 12. Trần Thành Vinh, Lê Ngọc Hùng, Phan Thị Danh, Phạm Thị Mai (2009). ‟Điện di lipoprotein huyết tương trên cellulose acetate ở bệnh nhân đái tháo đường típ2”. Tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh; tập 13 số 4, trang 211‐218. 13. Trương Quang Bình (2001). “Nghiên cứu các rối loạn lipid máu, lipoprotein ở bệnh nhân bệnh động mạch vành”. Luận văn Tiến Sỹ Y Học; Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh trang 109‐110. 14. Trương Quang Bình (2009). ‟Bệnh động mạch vành”. Bệnh học nội khoa; Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, bài 7, trang 62‐75. Ngày nhận bài báo: 21/05/2013 Ngày phản biện đánh giá bài báo: 27/05/2013 Ngày bài báo được đăng: 15/12/2013
File đính kèm:
- phan_tich_kieu_hinh_lipoprotein_ty_trong_thap_bang_ky_thuat.pdf