Phân tích và đánh giá hàm lượng patulin trong các loại nước uống trái cây bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu nâng cao

Trong bài báo này, mô tả phương pháp xác định patulin trong các

mẫu nước ép trái cây khác nhau. Mẫu phân tích được chiết bằng etyl axetat

và dịch chiết được làm sạch bằng dung dịch natri cacbonat. Sau đó, Patulin

được xác định bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao pha đảo (HPLC) sử dụng cột

nhồi C18 (150 mm × 4,6 mm, 5µm) và detector UV, phép xác định ở bước

sóng 276 nm, thí nghiệm được tiến hành ở nhiệt độ phòng. Pha động

acetonitrile : nước (90:10 v/v) với tốc độ dòng chảy 1mL/phút. Giới hạn phát

hiện là 0,016 ppm và giới hạn định lượng là 0,053 ppm. Mối quan hệ tuyến

tính được thiết lập giữa nồng độ của patulin và diện tích pic trong khoảng

0,02 ÷ 2 ppm với R2 = 0,9999. Kết quả đánh giá độ đúng cho thấy phương

pháp có độ đúng tốt với độ thu hồi là 95,01% đến 100,64%.

pdf 11 trang dienloan 9060
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích và đánh giá hàm lượng patulin trong các loại nước uống trái cây bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu nâng cao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích và đánh giá hàm lượng patulin trong các loại nước uống trái cây bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu nâng cao

Phân tích và đánh giá hàm lượng patulin trong các loại nước uống trái cây bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu nâng cao
Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 
ISSN 1859-1612, Số 04(48)/2018: tr. 47-57 
Ngày nhận bài: 19/6/2018; Hoàn thành phản biện: 19/10/2018; Ngày nhận đăng: 06/11/2018 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG PATULIN 
TRONG CÁC LOẠI NƯỚC UỐNG TRÁI CÂY 
BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NÂNG CAO 
NGÔ VĂN TỨ 
HÀ THÙY TRANG, NGUYỄN THỊ MINH TƯƠI 
Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 
Tóm tắt: Trong bài báo này, mô tả phương pháp xác định patulin trong các 
mẫu nước ép trái cây khác nhau. Mẫu phân tích được chiết bằng etyl axetat 
và dịch chiết được làm sạch bằng dung dịch natri cacbonat. Sau đó, Patulin 
được xác định bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao pha đảo (HPLC) sử dụng cột 
nhồi C18 (150 mm × 4,6 mm, 5µm) và detector UV, phép xác định ở bước 
sóng 276 nm, thí nghiệm được tiến hành ở nhiệt độ phòng. Pha động 
acetonitrile : nước (90:10 v/v) với tốc độ dòng chảy 1mL/phút. Giới hạn phát 
hiện là 0,016 ppm và giới hạn định lượng là 0,053 ppm. Mối quan hệ tuyến 
tính được thiết lập giữa nồng độ của patulin và diện tích pic trong khoảng 
0,02 ÷ 2 ppm với R2 = 0,9999. Kết quả đánh giá độ đúng cho thấy phương 
pháp có độ đúng tốt với độ thu hồi là 95,01% đến 100,64%. 
Từ khóa: Patulin, sắc kí lỏng hiệu năng cao, nước trái cây. 
1. MỞ ĐẦU 
Patulin là một độc tố nấm mốc được sản sinh bởi một số loài Penicillium, Aspergillus 
và Byssochlamys. Patulin có thể phát triển trên nhiều loại thực phẩm khác nhau bao 
gồm ngũ cốc, trái cây và pho mát [9]. 
Patulin được tìm thấy phổ biến trong các loại trái cây bị hỏng, thường trong nước trái 
cây và đáng chú ý là trong nước uống táo; không tìm thấy patulin trong đồ uống có cồn 
do nó bị ức chế trong quá trình lên men [4],[12]. 
Patulin ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người (De Champdore et al., 2007). 
Một loạt thí nghiệm trên chuột cho thấy tác dụng có hại của việc tiếp xúc lâu dài với 
patulin trên gan chuột (Gashlan, 2008). Nghiên cứu khác cho thấy rằng patulin còn gây 
ảnh hưởng đến DNA (Saxena et al., 2008) [10]. 
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về patulin trong nước uống trái cây 
[6],[9],[10] ; trong rau [8], trong ngũ cốc [3], trong phô mai [11] bằng một số phương 
pháp như phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC [9], phương pháp sắc ký khí 
ghép khối phổ GC-MS [7] hay là dựa trên kỹ thuật chiết pha rắn SPE [5]. 
Tuy nhiên, ở Việt Nam việc nghiên cứu xác định hàm lượng patulin còn hạn chế, vẫn 
chưa được quan tâm đúng mức. 
48 NGÔ VĂN TỨ và cs. 
Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu xác định hàm lượng patulin trong các loại 
nước uống trái cây bằng HPLC, từ đó đưa ra điều kiện thích hợp để tiến hành phân tích 
patulin ở một số loại nước uống trái cây trên địa bàn thành phố huế. 
2. THỰC NGHIỆM 
Hình 1. Sơ đồ xử lý mẫu 
Mẫu nước trái cây 
20 mL mẫu nước trái cây 
+ 20 mL etyl axetat 
Hỗn hợp tách thành hai lớp Phần mẫu 
Dịch chiết etyl axetat 
Thêm 4 ml dd natri cacbonat, lắc 30 giây, tách lớp 
Lớp dưới 
+ Na2SO4 khan 
Dung dịch 
Thổi khô bằng khí nitơ, thêm 1 ml nước, lọc qua màng lọc 0,45µm 
Lọc qua phễu chứa Na2SO4 khan 
Dịch chiết 
Cô quay chân không (V < 1ml) 
Dung dịch phân tích 
Rửa lại 2 lần bằng etyl axetat 
Gộp dịch chiết 
Chiết thêm hai lần 
bằng etyl axetat 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG PATULIN TRONG CÁC LOẠI NƯỚC UỐNG 49 
2.1. Thiết bị và dụng cụ 
Thiết bị phân tích chính là máy sắc ký lỏng hiệu năng cao Series 20A của hãng 
Shimadzu, Nhật Bản. Cột sắc ký C18 (150 × 4,5 mm, 5µm) của hãng GL Sciences Inc, 
Nhật Bản. Ngoài ra, còn một số thiết bị, dụng cụ của phòng thí nghiệm gồm cân phân 
tích, máy cô quay, máy ly tâm, bộ lọc hút chân không của hãng Gast, Mỹ cũng đã được 
sử dụng trong nghiên cứu. 
2.2. Hóa chất và thuốc thử 
Tất cả hóa chất đều là loại tinh khiết phân tích: ethanol 99,7%; axit percloric; axit 
axetic; axetonitril. 
Dung dịch natri cacbonat, nồng độ ≈ 15g/L : Hòa tan 1,5 g natri cacbonat khan trong 
100 ml nước. 
Dung dịch chuẩn gốc Patulin 100mg/L (Merck). 
2.3. Tiến trình phân tích 
Quy trình xử lý mẫu theo AOAC 2000.02, được tóm tắt trong hình 1. Mẫu chuẩn và 
mẫu phân tích được xử lý bằng dung dịch etyl axetat, dung dịch natri cacbonat và được 
làm khô bằng natri sulfat khan [2]. 
Patulin được định lượng bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) với 
detector UV phát hiện ở bước sóng 276 nm, cột pha đảo C18. 
Điều kiện sắc ký: nhiệt độ phòng, pha động là H2O : CH3CN (90:10), thể tích tiêm mẫu 
20 µL, tốc độ dòng: 1,0 mL/phút, thời gian lưu 6,0 phút, ghi lại sắc ký đồ của mẫu 
chuẩn và mẫu phân tích. 
Nồng độ patulin được tính bằng cách so sánh diện tích pic của patulin trong các mẫu 
phân tích với những mẫu tiêu chuẩn. 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
Theo [9] để phát hiện và định lượng patulin sử dụng detector UV với bước sóng 276 
nm, chúng tôi cũng chọn bước sóng này để nghiên cứu. 
3.1. Khảo sát ảnh hưởng của pha động 
Bảng 1. Hệ số đối xứng pic với các tỷ lệ về dung môi pha động 
Ký hiệu Hệ dung môi Tỷ lệ pha động Hệ số đối xứng 
(a) Nước : axetonitril 100 : 0 1,21 
(b) Nước : axetonitril 90 : 10 0,94 
(c) Nước : axetonitril 80 : 20 0,75 
Thành phần pha động được khảo sát bao gồm: nước (H2O) : axetonitril (CH3CN). 
Chúng tôi tiến hành khảo sát các tỷ lệ thể tích pha động nước : axetonitril = 100 : 0; 
nước : axetonitril = 90 : 10; nước : axetonitril = 80 : 20; với dung dịch chuẩn patulin có 
50 NGÔ VĂN TỨ và cs. 
nồng độ 1 ppm; tốc độ dòng 1mL/phút; Vtiêm = 20µL. Kết quả được thể hiện qua các 
hình 2 a, b, c và bảng 1. 
 (a) ( b ) 
( c) 
Hình 2. Sắc ký đồ của tốc độ dòng 1 mL/phút ở các hệ pha động: a. nước : axetonitril = 100 : 
0; b. nước : axetonitril = 90 : 10; c. nước : axetonitril = 80 : 20 
Kết quả ở hình 2 cho thấy trong cùng điều kiện tốc độ dòng, thể tích bơm mẫu và dung 
dịch chuẩn patulin có nồng độ 1 ppm, thì hệ dung môi (a) và (c) xuất hiện pic nghiên 
cứu có hình dạng không cân xứng với hệ số đối xứng xa giá trị 1, ứng với thời gian lưu 
này sắc ký đồ bị ảnh hưởng nhiều của tạp chất 
Trong khi đó, ứng với hệ dung môi (b) thì hình dáng pic được cải thiện rõ rệt, pic đối 
xứng hơn và hệ số đối xứng gần giá trị 1. 
Từ kết quả khảo sát cho phép chúng tôi chọn hệ dung môi pha động nước : axetonitril 
với tỉ lệ thể tích là 90 : 10 để tiếp tục khảo sát cho các bước tiếp theo. 
3.2. Khảo sát tốc độ dòng 
Tiến hành khảo sát trên hệ dung môi pha động nước : axetonitril (90 : 10), với các tốc 
độ dòng 1,5 mL/phút; 1 mL/phút; 0,5 mL/phút. Kết quả được thể hiện qua các hình 3 a, 
b, c và bảng 2. 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG PATULIN TRONG CÁC LOẠI NƯỚC UỐNG 51 
 ( a ) ( b ) 
(c) 
Hình 3. Sắc ký đồ của hệ pha động nước : axetonitril = 90 : 10 với các tốc độ: 
a. 1,5 mL/phút; b. 1 mL/phút; c. 0,5 mL/phút 
Bảng 2. Các thông số cơ bản ở tốc độ dòng khác nhau 
 Tốc độ dòng 
 (mL/phút) 
Các thông số 
1,5 
(a) 
1,0 
(b) 
0,5 
(c) 
Thời gian lưu tR 
Hệ số đối xứng 
3,824 
0,96 
6,009 
0,94 
13,245 
1,23 
Từ các sắc đồ cho thấy, trường hợp (b) có pic phân tích xuất hiện ở khoảng thời gian 
không quá dài (6,0 phút), hiệu quả tách tốt, pic thu được cân đối, nhọn đẹp, có cường độ 
tín hiệu cao. 
Qua kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách sắc ký, chúng tôi đã lựa 
chọn được điều kiện thích hợp để định lượng patulin bằng phương pháp HPLC với cột 
C18, bước sóng phát hiện 276 nm, thể tích tiêm mẫu 20 µL, sử dụng hệ pha động nước : 
axetonitril = (90 : 10); tốc độ dòng 1 mL/phút để khảo sát các nội dung tiếp theo. 
52 NGÔ VĂN TỨ và cs. 
3.3. Tính tương thích của hệ thống sắc ký 
Tiến hành tiêm 6 lần của cùng một mẫu vào hệ thống sắc ký HPLC ở điều kiện đã chọn 
và ghi diện tích pic thu được. Độ ổn định của hệ thống sắc ký được biểu thị bằng sai số 
tương đối (RSD%) của kết quả sau 6 lần tiêm mẫu. Kết quả được trình bày ở bảng 3. 
Bảng 3. Các thông số sắc ký của pic patulin 
Hoạt chất Lần đo Thời gian lưu (tR) Diện tích pic Hệ số đối xứng 
Patulin 
1 5,700 73602 1,200 
2 5,689 73677 1,203 
3 5,680 75606 1,209 
4 5,673 75580 1,181 
5 5,659 72977 1,108 
6 5,639 76322 1,102 
TB 5,673 74627 1,167 
RSD (%) 0,4 1,8 4,2 
ĐKSK: Cột C18, Detector UV, bước sóng phát hiện 276 nm, tốc độ dòng 1 mL/phút, dung môi 
pha động là H2O : CH3CN = 90 : 10; thể tích tiêm 20 µL. 
Nhận xét: 
- Thời gian lưu trung bình của pic patulin là 5,673 (RSD% = 0,385%) là khoảng thời 
gian thích hợp cho quá trình phân tích sắc ký. 
- Diện tích trung bình của pic patulin là 74627 (RSD% = 1,839%). 
Những kết quả trên cho thấy quy trình sắc ký mà chúng tôi tiến hành là phù hợp và đảm 
bảo sự ổn định cho quá trình định lượng patulin. 
3.4. Thẩm định phương pháp xây dựng 
Quy trình phân tích patulin đã được chúng tôi thẩm định về tính đặc hiệu, khoảng tuyến 
tính, độ lặp lại, độ đúng, giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng. 
3.4.1. Tính đặc hiệu 
Hình 4 . Sắc ký đồ khảo sát tính đặc hiệu của phương pháp trên mẫu trắng 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG PATULIN TRONG CÁC LOẠI NƯỚC UỐNG 53 
ĐKSK: Cột C18, Detector UV, bước sóng phát hiện 276 nm, tốc độ dòng 1 mL/phút, dung môi 
pha động là H2O : CH3CN = 90 : 10; thể tích tiêm 20 µL 
Hình 5. Sắc ký đồ khảo sát tính đặc hiệu của phương pháp trên mẫu chuẩn 0,5 ppm 
ĐKSK: Cột C18, Detector UV, bước sóng phát hiện 276 nm, tốc độ dòng 1 mL/phút, dung môi 
pha động là H2O : CH3CN = 90 : 10; thể tích tiêm 20 µL 
Để đánh giá tính đặc hiệu, chúng tôi đã tiến hành phân tích mẫu trắng (mẫu không chứa 
patulin), mẫu trắng thêm chuẩn patulin và so sánh với dung dịch chuẩn patulin. Kết quả 
thực nghiệm cho thấy, trên sắc ký đồ của mẫu trắng (hình 4) không xuất hiện pic vào 
thời điểm (t=5,851 phút) tương ứng với pic patulin trên sắc ký đồ dung dịch chuẩn 
patulin. Trên sắc ký đồ mẫu trắng thêm chuẩn (hình 5) xuất hiện pic ở cùng thời điểm 
(t=5,851 phút) với pic của patulin trên sắc ký đồ dung dịch chuẩn, pic này được tách 
riêng khỏi các pic khác trong nền mẫu. Như vậy, quy trình đã xây dựng đảm bảo tính 
đặc hiệu khi phân tích phát hiện patulin. 
3.4.1. Khoảng tuyến tính của phương pháp định lượng 
Chuẩn bị dãy dung dịch chuẩn patulin có nồng độ thay đổi trong khoảng từ 0,02 ppm 
đến 2 ppm để khảo sát khoảng tuyến tính. 
Bảng 4. Kết quả khảo sát khoảng tuyến tính 
Nồng độ C (ppm) 0,02 0,1 0,25 0,5 1 2 
Diện tích pic S 2718 13324 34382 66337 132986 268473 
Từ kết quả thí nghiệm, xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính bằng cách áp dụng 
phương pháp bình phương tối thiểu: 
y = 134016x – 70,58 
Trong đó: y: Diện tích pic; x: nồng độ patulin 
54 NGÔ VĂN TỨ và cs. 
Hình 6. Đường hồi quy tuyến tính 
Trong khoảng nồng độ khảo sát từ 0,02 ppm đến 2 ppm giữa nồng độ C và diện tích pic 
S có mối quan hệ tuyến tính với nhau, hệ số tương quan R2 = 0,9999. Có thể tăng C lớn 
hơn 2 ppm vẫn còn quan hệ tuyến tính này. 
3.4.2. Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng 
Giới hạn phát hiện (LOD) của phương pháp được xác định theo quy tắc 3σ và áp dụng 
hồi quy tuyến tính. Đường hồi quy tuyến tính được xây dựng trong khoảng hẹp của 
nồng độ gần gốc tọa độ (0,02 ÷ 0,5 ppm). Kết quả được trình bày ở bảng 5. 
Bảng 5. Kết quả xác định giới hạn phát hiện (LOD) 
Nồng độ C (ppm) 0,02 0,1 0,25 0,5 
Diện tích pic S 2718 13324 34382 66337 
Phương trình hồi quy 132824x + 301,04 
Như vậy giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của phương pháp là: 
y3×S 3,0 718,21
LOD 0,016 ppm
b 132824
y10.S
LOQ = 3,3.LOD = 3,3.0,016 = 0,053 ppm
b
3.4.3. Xác định độ lặp lại của phương pháp 
Bảng 6. Kết quả khảo sát độ lặp lại trên mẫu patulin 
Diện tích trung bình (n = 6) 74627,333 
Nồng độ trung bình (n = 6) (ppm) 0,557 
RSD (%) 1,831 
1
2
.RSDHorwitz 
8,7 
y = 134016x - 70,58
R² = 0,9999
0
50000
100000
150000
200000
250000
300000
0 0.5 1 1.5 2 2.5
S 
C (ppm) 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG PATULIN TRONG CÁC LOẠI NƯỚC UỐNG 55 
Độ lặp lại của phương pháp được đánh giá dựa trên độ lệch chuẩn tương đối RSD (%) 
của 1 mẫu phân tích lặp lại 6 lần. 
Kết quả khảo sát độ lặp lại của phương pháp phân tích bằng cách tiến hành phân tích lặp 
lại 6 lần trên cùng một mẫu chất. Kết quả được trình bày ở bảng 6. 
Từ kết quả trên cho thấy phương pháp định lượng Patulin có độ chính xác cao với độ 
lệch chuẩn tương đối đều nằm trong giới hạn cho phép. 
Vì RSD (%) < ½ RSDHorwitz nên phương pháp phân tích có độ lặp lại cao, phù hợp để 
định lượng patulin trong các mẫu nước uống trái cây. 
3.4.4. Xác định độ đúng của phương pháp 
Độ đúng được xác định bằng phương pháp thêm chuẩn. Chúng tôi lần lượt thêm chính 
xác một lượng chất chuẩn vào 3 mức ứng với nồng độ chuẩn thêm vào tương ứng là 
0,04 ppm; 0,05 ppm; 0,06 ppm vào một mẫu nước trái cây có nồng độ patulin ban đầu là 
0,045 ppm. 
Ứng với mỗi mức thêm, phân tích định lượng lặp lại ba lần rồi lấy giá trị trung bình. Kết 
quả patulin tìm thấy so với nồng độ đã biết (nồng độ Patulin trong mẫu thử và nồng độ 
sau khi chất chuẩn thêm vào) được trình bày trong bảng 7. 
Bảng 7. Kết quả khảo sát độ đúng trong mẫu nước uống trái cây 
Mẫu 
Nồng độ ban 
đầu C0 (ppm) 
Nồng độ 
thêm vào 
C1 (ppm) 
Nồng độ tìm thấy 
trung bình (n = 3) 
C2 (ppm) 
Tỷ lệ thu 
hồi Rev 
(%) 
Kiểm tra 
1 
0,045 
0,040 0,0853 100,75 Đạt 
2 0,050 0,0944 98,80 Đạt 
3 0,060 0,1020 95,00 Đạt 
Kết quả ở bảng 7 cho thấy: Độ thu hồi của phương pháp dao động từ 95% - 101% đạt 
theo mức quy định của AOAC (80 – 110%). Chứng tỏ phương pháp phân tích xây dựng 
là hoàn toàn phù hợp để định lượng patulin trong mẫu nước uống trái cây. 
3.5. Xác định hàm lượng patulin trong các mẫu nước uống trái cây trên địa bàn 
thành phố Huế 
Bảng 8. Thông tin về các mẫu nước uống trái cây lấy 
Mẫu Vị trí lấy mẫu Tên mẫu Ngày sản xuất Hạn sử dụng 
M1 Siêu thị Coopmart, TP Huế Nước uống táo 09/11/2017 09/10/2018 
M2 Siêu thị Coopmart, TP Huế Nước uống mơ 12/02/2018 12/02/2019 
M3 Siêu thị Big C, TP Huế Nước uống dừa 21/10/2017 21/10/2018 
M4 Siêu thị Big C, TP Huế Nước uống chanh dây 13/10/2017 12/04/2019 
56 NGÔ VĂN TỨ và cs. 
M5 Chợ Đông Ba, TP Huế Nước uống nho 12/03/2017 12/09/2018 
6 Chợ Đông Ba, TP Huế Nước uống dứa 07/02/2018 07/02/2019 
Qua khảo sát 6 mẫu nước uống trái cây đóng chai chúng tôi thu được kết quả hàm lượng 
patulin được trình bày như trong bảng 9. 
Bảng 9. Kết quả phân tích hàm lượng patulin trong 06 mẫu nước uống trái cây 
TT Tên mẫu 
Kết quả (± khoảng 
tin cậy) 
Hàm lượng theo Bộ Y tế 
(2011), QCVN 8-
1:2011/BYT 
Patulin (ppb) Patulin (ppb) 
1 Nước uống táo 1,311 ± 0,027 50 
2 Nước uống mơ 1,169 ± 0,025 50 
3 Nước uống dừa 0 50 
4 Nước uống chanh dây 0 50 
5 Nước uống nho 0,302 ± 0,009 50 
6 Nước uống dứa 0,296 ± 0,009 50 
Nhận xét: Từ kết quả phân tích 06 mẫu nước uống trái cây chúng tôi thấy rằng hàm 
lượng patulin trong 06 mẫu nước uống trái cây đều nhỏ hơn giới hạn phát hiện LOD = 
0,016 ppm và giá trị giới hạn phát hiện này nhỏ hơn giá trị quy định của Bộ Y tế. 
4. KẾT LUẬN 
Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao, sử dụng phân tích hàm lượng patulin trong các 
mẫu nước uống trái cây là phương pháp có độ nhạy cao, giới hạn phát hiện và giới hạn 
định lượng (theo quy tắc 3σ) lần lượt là LOD = 0.016 ppm, LOQ = 0.053 ppm; giữa nồng 
độ patulin và diện tích pic có tương quan tuyến tính tốt trong khoảng 0.02 ÷ 2 ppm với R2 
= 0,9999. 
Kết quả kiểm tra chất lượng của phương pháp trên mẫu thực tế cho thấy phương pháp 
đạt được độ lặp lại tốt với RSD% < 2%, độ đúng tốt với độ thu hồi từ 95% ÷ 101%. 
Có thể sử dụng quy trình phân tích này để xác định hàm lượng patulin trong các mẫu 
nước uống trái cây. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bộ Y tế (2011). QCVN 8-1:2011/BYT - Quy chuẩn quốc gia về giới hạn an toàn cho 
phép đối với ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm. 
[2] AOAC official method 2000.02 (2002). Patulin in Clear and Cloudy Apple Juices and 
Apple Puree by Liquid Chromatographic Method First Action 2000, AOAC 
International. 
[3] Assuncao R, Martins C, Dupont D, Alvito P (2016). Patulin and ochratoxin A co-
occurrence and their bioaccessibility in processed cereal-based foods: A contribution 
for Portuguese children risk assessment, Food and Chemical toxicology. 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG PATULIN TRONG CÁC LOẠI NƯỚC UỐNG 57 
[4] Andrew P. Zdzieble, Wilhad M. Reuter, PerkinElmer (2015). Analysis of Patulin in 
Apple Juice by UHPLC with UV Detection, 940 Winter Street, Waltham, MA 02451 
USA. 
[5] Boonzaaijer G., Bobeldijk I., Osenbruggen W.A. van (2005). Analysis of patulin in 
dutch food, an evaluation of a SPE based method, Food Control, Vol 16, Issue 7, 
September 2005, pp 587-591. 
[6] Christy Swoboda (2014). Patulin in Fresh Fruits, Food Quality & Safety. 
[7] Cunha S.C., Faria M.A., Fernandes J.O. (2009). Determination of patulin in apple and 
quince products by GC-MS using 13C5-7 patulin as internal standard, Food Chemistry, 
Vol 115, Issue 1, 1 July 2009, pp 352-359. 
[8] Frank HK (1977). Occurrence of patulin in fruit and vegetables, Ann Nutr Aliment 
1977; 31(4-6);459-65. 
[9] John Martin (2008). Rapid determination of patulin in apple juice, USA. 
[10] Hana M. Gashlan (2009). High performance liquid chromatographic determination of 
patulin in apple juice: Investigation of its contamination levels in Saudi Arabia, 
Scientlflc Research and Essay, Vol.4 (2), pp. 069-072, February 2009. 
[11] Kadakal C, Arisoy S, Tepe TK , Otag FB, Batu S, Nizamlioglu NM and Ekinci R 
(2017). High performance liquid chromatographic Method for the determination of 
patulin in oil-based products: Cheese Approach, Austin Chromatography, Turkey. 
[12] Rev. Bras. Frutic (2007). Patulin in food: state-of-the-art and analytical trends, Vol.29 
no.2 Jaboticabal Aug 2007. 
Title: ANALYSIS AND ASSESSMENT OF PATULIN CONTENTS IN A VARIETY OF 
FRUIT DRINKS BY HIGH PERFORMANCE LIQUID CHROMATOGRAPHY 
Abstract: In this study, a method is used for the determination of patulin in various fruit juice 
samples. The samples were extracted with ethyl acetate and the extract was cleaned up by using 
sodium carbonate solution. Patulin was then determined by reversed phase high performance 
liquid chromatography (HPLC) using C18 column (150 mm × 4.6 mm, 5µm) and a variable 
wavelength detector set at 276 nm, the experiment was carried out at room temperature. Water 
Acetonitrile (90:10) was used as the mobile phase with a flow rate of 1mL/min. Water-detection 
limit was 0.016 ppm and the quantitation limit was 0.053 ppm. A linear relationship was 
established between the concentration of patulin and peak area in the range 0.02 ÷ 2 ppm with 
R2 = 0.9999. The accuracy of the method was supported by recovery studies and found to be 
95.01% to 100.64%. 
Keywords: Patulin, HPLC, fruit juice. 

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_va_danh_gia_ham_luong_patulin_trong_cac_loai_nuoc.pdf