Tác động cải thiện sự suy giảm trí nhớ sinh lý của nl 197 trên chuột nhắt trắng

Hiện nay số lượng người cao tuổi trên thế

giới ngày càng gia tăng nhờ sự phát triển của

khoa học kỹ thuật cũng như sự tiến bộ của y học

và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Tuổi tác càng

cao, các chức năng sinh lý của con người càng bị

giảm sút, và đặc biệt tuổi già thường đi đôi với

các chứng suy giảm trí nhớ sinh lý nên đã gây

không ít khó khăn trong sinh hoạt và cuộc sống

của nhiều người. NL-197 là một dẫn chất thuộc

nhóm 4(3H)-quinazolinon đã được chứng minh

có tác động cải thiện khả năng học hỏi – trí nhớ

của chuột nhắt bị suy giảm do scopolamine(5).

Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi tiến hành

nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi tác lên 03 loại trí

nhớ: hình ảnh, mùi, và không gian trên chuột ở

các độ tuổi khác nhau nhằm xác định các mô

hình đánh giá sự suy giảm trí nhớ sinh lý, và áp

dụng các mô hình khảo sát tác động của NL 197

trên sự suy giảm trí nhớ sinh lý ở chuột.

 

pdf 9 trang dienloan 5900
Bạn đang xem tài liệu "Tác động cải thiện sự suy giảm trí nhớ sinh lý của nl 197 trên chuột nhắt trắng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động cải thiện sự suy giảm trí nhớ sinh lý của nl 197 trên chuột nhắt trắng

Tác động cải thiện sự suy giảm trí nhớ sinh lý của nl 197 trên chuột nhắt trắng
TÁC ĐỘNG CẢI THIỆN SỰ SUY GIẢM TRÍ NHỚ SINH LÝ CỦA NL 197 
TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG 
 Nguyễn Thị Lan Anh*, Võ Phùng Nguyên* 
TÓM TẮT 
Mở đầu: Ngày nay, giới y học trên thế giới ngày càng quan tâm đến sức khỏe con người, đặc biệt ở người 
cao tuổi. Tuổi tác càng cao càng ảnh hưởng xấu đến các chức năng sinh lý của cơ thể, trong đó có sự suy giảm trí 
nhớ sinh lý. 
Mục tiêu: Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành đánh giá ảnh hưởng của độ tuổi trên khả năng học 
hỏi và 3 loại trí nhớ hình ảnh, mùi, và không gian ở chuột nhắt. Khảo sát tác động của NL 197 trên khả năng học 
hỏi và trí nhớ sinh lý của chuột ở các độ tuổi. 
Phương pháp: Ba loại trí nhớ hình ảnh, mùi và không gian được khảo sát trên chuột nhắt các độ tuổi 2, 6, 9 
và 12 tháng và được so sánh đánh giá sự suy giảm trí nhớ, khả năng học hỏi theo thời gian. Mô hình nhận diện 
vật thể (object recognition test), nhận diện mùi (olfactory recognition test) và không gian (spatial water maze test) 
được sử dụng trong nghiên cứu. 
Kết quả: Các kết quả cho thấy các loại trí nhớ chuột thay đổi theo độ tuổi, độ tuổi chuột càng cao, các loại trí 
nhớ càng dễ dàng bị suy giảm. Khả năng suy giảm trí nhớ theo độ tuổi cũng tùy thuộc vào từng loại trí nhớ. 
Chuột có khả năng học hỏi tốt trên mô hình trí nhớ nhận diện không gian và kém hơn lần lượt trên các mô hình 
trí nhớ nhận diện mùi và hình ảnh. Để khảo sát sự suy giảm trí nhớ sinh lý, cần sử dụng chuột từ 12 tháng tuổi 
trở lên cho trí nhớ không gian, từ 9 tháng trở lên cho trí nhớ nhận diện mùi, và từ 6 tháng trở lên cho trí nhớ 
nhận diện hình ảnh. NL 197 đã cải thiện khả năng học hỏi, ghi nhớ của chuột bị suy giảm theo độ tuổi. Tác động 
này không khác tác động của galantamine 5 mg/kg dùng uống, một chất ức chế acetylcholinesterase. 
Kết luận: Độ tuổi có ảnh hưởng khác nhau đến các loại trí nhớ của chuột. NL 197 có thể được sử dụng để 
cải thiện tình trạng suy giảm khả năng học hỏi và trí nhớ sinh lý. 
Từ khóa: trí nhớ nhận diện vật thể, trí nhớ mùi, trí nhớ xã hội, đồ hình nước, trí nhớ không gian. 
ABSTRACT 
THE IMPROVEMENT EFFECT OF NL 197 ON PHYSIOLOGICAL DECLINE 
IN WHITE MOUSE’S MEMORY 
Nguyen Thi Lan Anh, Vo Phung Nguyen 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 1 - 2010: 86 – 92 
Background: Nowadays, the international medicine pay more intention to human’s health, especially the 
elder. The older we are, the more bad effects happen to our body’s physiological functions, and one of these effects 
is physiological memory decline. 
Objectives: In this study, we evaluated the influence of age on three types of memory: visual, olfactory and 
spatial memory in mice. The effect of NL-197 on declined physiological memory of mice was evaluated. 
Methods: Object recognition test, olfactory recognition test and spatial water maze test were used to 
evaluate the decline of physiological memory in mice at the age of 2, 6, 9 and 12 month old. The effect of NL 197 
on mice at the different ages also was investigated. 
*
 Khoa Dược - Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh 
Địa chỉ liên hệ: DS. Nguyễn Thị Lan Anh ĐT: 0128 516 2309 Email: nguyenlananh86@yahoo.com 
Results: The results showed that in mice, the types of memory changed with age: the older the mice was, the 
more easily the memory declined. The probability of age-related memory decline also depended on the memory 
type. Spatial memory, which was consolidated in water maze test, is more persistant than visual and olfactory 
memory were formed in object recognition test and olfactory recognition test and social memory test in mice, 
respectively. To investigate the physiological decline in memory, we should use 12-month-old mice or older ones 
for spatial memory, 9-month-old or more for olfactory memory, and 6-month-old or more for visual memory. NL 
197 had improved effectively the capacity of mice on learning and memory declined at the different ages. This 
effect is not significant different with the effect of galantamine 5 mg/kg, PO, an acetylcholinesterase inhibitor, 
which is used in treatment of Alzheimer disease. 
Conclusions: Aging has significant influence on capacity of learning and physiological memory of mice. NL 
197 could be used to alter the decline in physiological memory of mice. 
Keywords: object recognition memory, olfactory memory, social memory, water maze, spatial memory. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Hiện nay số lượng người cao tuổi trên thế 
giới ngày càng gia tăng nhờ sự phát triển của 
khoa học kỹ thuật cũng như sự tiến bộ của y học 
và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Tuổi tác càng 
cao, các chức năng sinh lý của con người càng bị 
giảm sút, và đặc biệt tuổi già thường đi đôi với 
các chứng suy giảm trí nhớ sinh lý nên đã gây 
không ít khó khăn trong sinh hoạt và cuộc sống 
của nhiều người. NL-197 là một dẫn chất thuộc 
nhóm 4(3H)-quinazolinon đã được chứng minh 
có tác động cải thiện khả năng học hỏi – trí nhớ 
của chuột nhắt bị suy giảm do scopolamine(5). 
Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi tiến hành 
nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi tác lên 03 loại trí 
nhớ: hình ảnh, mùi, và không gian trên chuột ở 
các độ tuổi khác nhau nhằm xác định các mô 
hình đánh giá sự suy giảm trí nhớ sinh lý, và áp 
dụng các mô hình khảo sát tác động của NL 197 
trên sự suy giảm trí nhớ sinh lý ở chuột. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Chuột nhắt trắng chủng Swiss albino khỏe 
mạnh, ở các độ tuổi 2; 6; 9 và 12 tháng do Viện 
vaccin và sinh phẩm y tế Nha Trang cung cấp. 
Chuột được nuôi ổn định thành nhóm 6 chuột 
trong một hộp nhựa trắng trong, có kích thước 
28 x 30 x 15 (rộng x dài x cao) (cm), một tuần 
trước khi thử nghiệm trong môi trường chu 
trình 12 giờ sáng tối (7:00 – 19:00), nhiệt độ 
phòng 27 ± 1οC. Chuột non có độ tuổi 18-21 
ngày được sử dụng như là yếu tố kích thích sự 
học hỏi mùi trong các thử nghiệm trí nhớ mùi. 
Tất cả các thí nghiệm được thực hiện trong 
khoảng thời gian từ 9 đến 15 giờ mỗi ngày. 
Dụng cụ thử nghiệm 
Hộp nhựa kích thước 28x30x15 (cm). Bên 
trên được đặt đèn chiếu sáng có thể điều chỉnh 
cường độ. Camera ghi hình nối với máy tính. 
Vật thể khảo sát: cho chuột nhận diện vật 
thể được làm bằng inox có hình khối lập 
phương (1 x 1 cm) hay hình trụ (Φ 1cm) có 
chiều cao 1,5 cm, màu trắng. 
Bể chứa nước hình tròn bằng inox, đường 
kính 1,5 m, chiều cao 80 cm, được dán giấy đen ở 
mặt trong, bốn điểm được phân bố với khoảng 
cách bằng nhau dọc theo chu vi của bể được 
dùng như những vị trí khởi đầu. Bể được chia 
thành bốn phần bằng nhau (Đông Bắc, Đông 
Nam, Tây Bắc, Tây Nam) và một chân đế nhỏ 
(cao 25 cm) được đặt vào chính giữa của một 
trong những phần tư này (Đông Bắc). Vị trí đặt 
của chân đế được cố định trong suốt thời gian 
thử nghiệm. Xung quanh bể nước được bố trí 3 
hình khác nhau để định hướng không gian. 
Tiến hành 
Thử nghiệm trí nhớ hình ảnh: mô hình nhận 
diện vật thể 
Thử nghiệm được thực hiện như đã mô tả 
trong nghiên cứu trước đây(5). Một ngày trước 
thử nghiệm, mỗi chuột được cho khám phá môi 
trường sẽ thử nghiệm trong 10 phút (không có 
vật khảo sát). Cường độ ánh sáng thử nghiệm là 
100 ± 5 lux. 
Thử nghiệm gồm hai giai đoạn T1 và T2, 
mỗi thử nghiệm kéo dài 10 phút. Trong giai 
đoạn đầu (T1), chuột được cho khảo sát hai vật 
thể giống nhau, được đặt đối xứng vào trong 
hộp nhựa thử nghiệm, cách cạnh ngắn và cạnh 
dài của hộp nhựa lần lượt là 6 cm và 8 cm. Sau 
các khoảng thời gian 1; 2 hoặc 3 giờ, quá trình 
trên được lặp lại (T2) nhưng một trong hai vật 
thử nghiệm đã quen thuộc trong giai đoạn T1 
được thay thế bằng một vật thể lạ. Cần tránh 
ảnh hưởng của mùi trong thử nghiệm trí nhớ 
nhận diện hình ảnh. Vì vậy, vật khảo sát được 
làm sạch sau mỗi thử nghiệm. Hộp nhựa được 
rửa sạch bằng xà phòng và lau khô sau mỗi 
thử nghiệm. 
Tổng thời gian chuột khám phá từng vật thể 
trong mỗi giai đoạn được ghi nhận và phân tích. 
Khả năng ghi nhớ và phân biệt vật khảo sát thân 
quen và vật khảo sát lạ của chuột được tính bằng 
cách so sánh hai thời gian trong giai đoạn thử 
nghiệm thứ hai là thời gian chuột khám phá vật 
lạ (N) và khám phá vật quen (F). Tỉ số khám phá 
vật lạ và quen được tính theo công thức: E = N/F. 
Thử nghiệm trí nhớ mùi(1; 2) 
Thử nghiệm bao gồm hai giai đoạn cách 
nhau 3; 6; hoặc 24 giờ. Ban đầu, chuột trưởng 
thành 6 và 9 tháng tuổi được đặt vào trong hộp 
nhựa 30 phút để làm quen với môi trường mới, 
cường độ ánh sáng thử nghiệm là 50 ± 5 lux. Sau 
đó, chuột non với các độ tuổi 18-21 ngày hoặc 
25-30 ngày được đặt vào trong hộp nhựa cho 
tiếp xúc với chuột trưởng thành trong 5 phút. 
Sau các khoảng thời gian lần lượt là 3 giờ, 6 giờ, 
24 giờ, quá trình trên được lặp lại lần thứ hai. 
Tổng thời gian chuột trưởng thành khám phá 
chuột non kích thích được ghi nhận. Hành vi 
khám phá của chuột được xác định khi chuột 
trưởng thành hướng tới gần chuột non kích thích 
với mũi cách chuột non trong khoảng 1 cm hoặc 
tiếp xúc trực tiếp trong khi đánh hơi, đi theo sau, 
sục sạo, chải chuốt lông hoặc xem xét kiểm tra bề 
mặt kể cả đuôi của chuột non. 
Thử nghiệm trí nhớ không gian(3; 4) 
Chuột thử nghiệm được huấn luyện trong 
vòng 7 ngày, cường độ ánh sáng của môi 
trường thử nghiệm là 30 lux. Ngày thứ 1 là thử 
nghiệm chuột bơi tự do làm quen với bể nước 
không có chân đế trong 60 giây. Trong 5 ngày 
tiếp theo, mỗi ngày gồm hai thử nghiệm cách 
nhau 20 phút để tìm chân đế được đặt dưới bề 
mặt nước, mỗi thử nghiệm kéo dài 120 giây. 
Sau khi kết thúc mỗi thử nghiệm, chuột được 
lau khô bằng khăn vải mềm, đặt vào keo thủy 
tinh và được sưởi ấm bằng đèn chiếu tia hồng 
ngoại trong thời gian 20 phút. Thử nghiệm kết 
thúc khi chuột đến được chân đế, khi đó cho 
phép chúng ở trên chân đế trong 10 giây để 
ghi nhớ những định hướng xung quanh. 
Trong suốt quá trình huấn luyện, nếu kết thúc 
120 giây mà chuột không tìm thấy chân đế thì 
hướng dẫn chuột tìm đến chân đế bằng cách 
đặt ngón tay lên trên chân đế và cho phép 
chuột đứng đó trong 10 giây để quan sát xung 
quanh trước khi đưa chuột ra khỏi bể nước. 
Ngày thứ 7, tiến hành thử nghiệm chứng minh 
(Probe Test). Trong thử nghiệm này, chân đế 
được lấy đi khỏi bể nước và chuột được cho 
phép bơi tự do trong bể nước trong vòng 60 
giây. 
Tiềm thời chuột đến được chân đế trong 
mỗi thử nghiệm được ghi hình và xem lại 
trong suốt 5 ngày thử nghiệm. Tiềm thời đến 
được chân đế được so sánh giữa các ngày với 
nhau. Vào ngày thứ 7, tính phần trăm thời 
gian chuột trải qua phần tư Đông Bắc (phần tư 
chứa chân đế trước đó). Nếu chuột vẫn còn trí 
nhớ sinh lý, tiềm thời chuột đến được chân đế 
sẽ giảm dần giữa các ngày và chuột dành 
nhiều thời gian để bơi trong phần tư chứa 
chân đế hơn các phần tư còn lại. 
Phân tích thống kê dữ liệu 
Dữ liệu được trình bày ở dạng số trung 
bình ± sai số chuẩn của số trung bình. Sự khác 
biệt giữa các nhóm được phân tích bằng 
phương pháp Kruskal – Wallis sau đó là 
Mann-Whitney-U test với phần mềm Minitab 
14.0. p< 0,05 được cho là khác nhau có ý nghĩa thống kê. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Trí nhớ hình ảnh 
Ảnh hưởng của dộ tuổi lên khoảng cách thời gian giữa hai lần khám phá vật thể 
Hình 1. Tỉ số khám phá vật khảo sát lạ và quen trên chuột 6 (A) và 9 tháng tuổi (B) ở thử 
nghiệm trí nhớ hình ảnh với các khoảng thời gian lần lượt là 1, 2, và 3 giờ. * p<0,05 , ** p<0,01 so 
với nhóm chuột 6 tháng ở khoảng thời gian 3 giờ 
Với các khoảng cách thời gian giữa hai lần 
thử nghiệm là 1 và 2 giờ, chuột 6 tháng tuổi 
vẫn còn duy trì trí nhớ sinh lý hình ảnh. Tỉ số 
khám phá vật lạ và quen của cả hai lô này đều 
giảm có ý nghĩa thống kê so với lô chuột có 
khoảng cách thời gian giữa hai lần thử nghiệm 
là 3 giờ (p<0,01 và p<0,05). 
Với các khoảng thời gian giữa hai lần thử 
nghiệm là 1; 2; và 3 giờ, chuột 9 tháng tuổi đều 
không duy trì trí nhớ sinh lý (khoảng tin cậy 
95%). Như vậy, chuột 9 tháng dễ bị mất trí nhớ 
hình ảnh và có xu hướng giảm khám phá vật 
thể hơn so với chuột 6 tháng tuổi. 
Từ đó, chúng tôi lựa chọn khoảng cách thời 
gian giữa hai lần thử nghiệm là 3 giờ để khảo 
sát sự cải thiện trí nhớ sinh lý hình ảnh bị suy 
giảm của chất thử nghiệm NL 197 trên chuột ở 
cả hai độ tuổi trên. 
Tác động của NL 197 lên sự suy giảm trí nhớ sinh lý hình ảnh 
Hình 2. Tác động của galantamine 1,5 mg/kg, PO, NL 197 12,5 mg/kg, PO lên tỉ số khám phá 
(A) và chỉ số phân biệt (B) trong thử nghiệm nhận diện vật thể ở chuột 6 và 9 tháng tuổi, * 
p<0,05 , ** p<0,01 so với nhóm chứng, ## p<0,01 so với nhóm uống tá dược trên từng độ tuổi chuột 
Tỉ số khám phá và chỉ số phân biệt vật thể ở 
lô chứng và lô tá dược khác nhau không có ý 
nghĩa thống kê, trong khi lô sử dụng 
galantamine và NL 197 tăng có ý nghĩa thống kê 
so với lô chứng và tá dược. 
Như vậy: tá dược dùng để pha NL 197 
không có tác động cải thiện trí nhớ sinh lý hình 
ảnh trên chuột 6 tháng tuổi và 9 tháng tuổi. 
A B
A B 
Thuốc đối chiếu galantamine 1,5 mg/kg và 
chất thử nghiệm NL 197 đều có tác động cải 
thiện trí nhớ sinh lý hình ảnh bị suy giảm do tuổi 
tác trên cả hai độ tuổi chuột khảo sát (khoảng tin 
cậy 95%). 
NL 197 và galantamine mặc dù có làm tăng tỉ 
số khám phá vật lạ và quen và chỉ số phân biệt 
vật thể của lô chuột 9 tháng tuổi so với chuột 6 
tháng tuổi nhưng không có ý nghĩa thống kê ở 
khoảng tin cậy 95%. Như vậy, tác dụng cải thiện 
trí nhớ hình ảnh bị suy giảm do tuổi tác của NL 
197 và galantamine ở liều khảo sát trên chuột 6 
và 9 tháng tuổi tương đương nhau. 
Trí nhớ mùi 
Ảnh hưởng của độ tuổi lên khoảng cách thời gian giữa hai lần khám phá chuột non 
Hình 3. Ảnh hưởng của khoảng thời gian giữa hai lần khám phá trên thời gian khám phá chuột 
non của chuột 6 (A) và 9 tháng tuổi (B). * p<0,05, ** p<0,01, *** p<0,001 so với lần khám phá ban đầu 
Với các khoảng cách thời gian giữa hai lần 
khám phá chuột non lần lượt là 3; 6 giờ, chuột 
6 và 9 tháng tuổi vẫn còn khả năng ghi nhớ 
mùi chuột non kích thích. Khoảng thời gian 
giữa hai lần khám phá là 24 giờ, chuột 9 tháng 
tuổi bị suy giảm trí nhớ sinh lý đối với mùi 
chuột non kích thích trong khi chuột 6 tháng 
tuổi vẫn còn khả năng này. Do đó, chuột 9 
tháng tuổi dễ dàng bị suy giảm trí nhớ sinh lý 
mùi hơn so với chuột 6 tháng tuổi. 
Trong mô hình này, chúng tôi chỉ có thể 
khảo sát sự cải thiện trí nhớ sinh lý mùi của 
chất thử nghiệm NL 197 trên độ tuổi 9 tháng. 
Tác động của NL 197 lên sự suy giảm trí nhớ 
sinh lý mùi 
Hình 4. Ảnh hưởng của galantamine 1,5 
mg/kg, PO và NL 197 12,5 mg/kg, PO trên 
thời gian khám phá chuột non của chuột 9 
tháng tuổi trong mô hình trí nhớ mùi * p<0,05, ** 
p<0,01 so với lần khám phá ban đầu 
Thời gian khám phá chuột non giữa hai lần 
khám phá ở lô chứng và lô tá dược khác nhau 
không có ý nghĩa thống kê, trong khi ở lô sử 
dụng galantamine và NL 197, thời gian khám 
phá lại giảm có ý nghĩa thống kê so với lần 
khám phá ban đầu. 
B A 
Như vậy: tá dược dùng để pha NL 197 
không có tác động cải thiện trí nhớ sinh lý mùi 
trên chuột 9 tháng tuổi. 
Thuốc đối chiếu galantamine 1,5 mg/kg và 
chất thử nghiệm NL 197 đều có tác động cải 
thiện trí nhớ sinh lý mùi bị suy giảm do tuổi 
tác trên chuột 9 tháng tuổi (khoảng tin cậy 
95%).
Mô hình trí nhớ không gian 
Hình 5. Ảnh hưởng của tuổi tác lên tiềm thời chuột bơi đến chân đế trong 5 ngày thử nghiệm huấn luyện, 
chuột 02 tháng tuổi (A) và chuột ở các độ tuổi khác nhau (B), ++ p<0,01, +++ p<0,001 so với ngày 1 của nhóm 
chuột 2 tháng tuổi, * p<0,05, ** p<0,01 so với nhóm chuột 2 tháng tuổi, ## p<0,01 so với nhóm chuột 6 tháng 
tuổi, § p<0,05 so với nhóm chuột 9 tháng tuổi tại cùng thời điểm 
C 
Hình 6. Ảnh hưởng của tuổi tác lên % thời gian 
chuột trải qua phần tư Đông Bắc không có chân đế 
trong ngày thử nghiệm cuối cùng. *** p<0,001 so với 
các nhóm chuột 2 tháng tuổi, ## p<0,01 so với nhóm 
chuột 6 tháng tuổi, §§ p<0,01 so với nhóm chuột 9 
tháng tuổi 
Đối với nhóm chuột 2 tháng tuổi, tiềm thời 
chuột bơi đến chân đế trong ngày 2 tuy giảm 
nhưng không có ý nghĩa thống kê so với ngày 
1. Trong các ngày 3; 4; và 5, tiềm thời chuột bơi 
đến chân đế giảm có ý nghĩa thống kê so với 
ngày 1 (p<0,05 và p<0,01). Như vậy, chuột 2 
tháng tuổi có khả năng ghi nhớ vị trí đặt chân 
đế trong mô hình trí nhớ không gian. 
Tiềm thời đến chân đế giữa các ngày thử 
nghiệm và phần trăm thời gian trải qua phần 
tư chứa chân đế của các nhóm chuột 2; 6; và 9 
tháng tuổi khác nhau không có ý nghĩa thống 
kê ở khoảng tin cậy 95%, trong khi chuột 12 
tháng tuổi có tiềm thời chuột đến chân đế khác 
nhau không có ý nghĩa thống kê giữa các ngày 
thử nghiệm và phần trăm thời gian trải qua 
phần tư chứa chân đế trong ngày thử nghiệm 
cuối cùng giảm có ý nghĩa thống kê so với các 
nhóm chuột còn lại. Như vậy, chuột 2; 6; và 9 
tháng tuổi có khả năng ghi nhớ định hướng 
không gian, trong khi với độ tuổi 12 tháng, 
chuột nhắt bị suy giảm trí nhớ định hướng 
không gian so với các nhóm tuổi khác. 
KẾT LUẬN VÀ BÀN LUẬN 
Trên chuột nhắt trắng, độ vững chắc của các 
loại trí nhớ trên chuột sẽ suy giảm dần theo thứ 
tự: hình ảnh – mùi – không gian. Độ tuổi chuột 
càng cao, các loại trí nhớ càng dễ bị mất đi do 
tuổi tác. 
A B 
Do đó, nếu muốn khảo sát về sự cải thiện trí 
nhớ bị suy giảm do tuổi của các chất thử 
nghiệm, cần lựa chọn độ tuổi chuột thích hợp 
tùy theo từng loại mô hình trí nhớ. 
Trong mô hình trí nhớ nhận diện vật thể, ta 
có thể sử dụng chuột có độ tuổi từ 6 tháng tuổi 
để khảo sát tác động cải thiện sự suy giảm trí 
nhớ sinh lý của chất thử nghiệm với các điều 
kiện thử nghiệm như sau: cường độ ánh sáng 
100 ± 5 lux, nhiệt độ phòng 27 ± 1 °C, tiếng ồn 
được hạn chế ở mức tối thiểu. Hộp nhựa có kích 
thước 28 x 30 x 15 (rộng x dài x cao) (cm). Vật thể 
khảo sát bằng inox có hình khối lập phương hay 
hình trụ, chiều cao 1,5 cm. Với chuột 9 tháng 
tuổi, khoảng cách thời gian giữa hai giai đoạn 
học hỏi và giai đoạn gợi nhớ có thể từ 01 giờ 
trong khi với chuột 6 tháng tuổi, khoảng cách 
thời gian này phải từ 03 giờ trở lên. 
Trong mô hình trí nhớ nhận diện mùi 
(Olfactory Recognition Test), ta có thể sử dụng 
chuột 9 tháng tuổi trở lên để khảo sát tác động 
cải thiện sự suy giảm trí nhớ sinh lý của chất thử 
nghiệm với các điều kiện thử nghiệm như sau: 
cường độ ánh sáng 50 ± 5 lux, nhiệt độ phòng 27 
± 1 °C, tiếng ồn được hạn chế ở mức tối thiểu. 
Hộp nhựa có kích thước 28 x 30 x 15 (rộng x dài 
x cao) (cm), chuột non 18-21 ngày ở cả hai giới. 
Khoảng cách thời gian giữa hai giai đoạn học hỏi 
và giai đoạn gợi nhớ trong thử nghiệm này phải 
từ 24 giờ trở lên. 
Trong mô hình đồ hình nước (Water Maze 
Test), chỉ sử dụng chuột 12 tháng tuổi trở lên để 
khảo sát tác động cải thiện trí nhớ của chất thử 
nghiệm với các điều kiện thử nghiệm như sau: 
cường độ ánh sáng 30 lux, bể nước có đường 
kính 1,5 m, cao 80 cm, nhiệt độ nước 25 ± 1 ºC, 
chân đế được dán giấy đen, cao 25 cm, đường 
kính 8 cm. Tiếng ồn được hạn chế ở mức tối 
thiểu. 
NL 197 có tác dụng cải thiện sự suy giảm trí 
nhớ sinh lý hình ảnh và mùi bị suy giảm do tuổi 
tác. Tác động này tương đương với chất đối 
chứng là galantamine. Chúng tôi sẽ tiếp tục khảo 
sát sự cải thiện trí nhớ không gian của NL 197 
trên đối tượng chuột 12 tháng tuổi trong mô 
hình đồ hình nước. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Akaysha C. Tang, Masato Nakazawa, Russell D. Romeo, 
Bethany C. Reeb, Helene Sisti and Bruce S. McEwen, 
(2005), “Effects of long-term estrogen replacement on 
social investigation and social memory in ovariectomized 
C57BL/6 mice ’’, Hormones and Behavior, Volume 47, 
Issue 3, p 350-357. 
2. Amanda S. Squires, Roxane Peddle, Steve J. Milway and 
Carolyn W. Harley, (2006), “Cytotoxic lesions of the 
hippocampus do not impair social recognition memory in 
socially housed rats”, Neurobiology of Learning and 
Memory, Volume 85, Issue 1, p 95-10. 
3. Arjan Blokland, (2005), ”Scopolamine-induced deficits in 
cognitive performance: A review of animal studies”, 
Faculty of Psychology, Brain & Behavior Institute, 
Maastricht University, The Netherlands, p 1-76. 
4. David L. Brody and David M. Holtzman, (2005), “Morris 
water maze search strategy analysis in PDAPP mice before 
and after experimental traumatic brain injury”, Exp 
Neurol, 197(2), p 330-340. 
5. Võ Phùng Nguyên, Nguyễn Thị Thúy An, Nguyễn Ngọc 
Vinh (2009), “Tác động của NL 197 trên chức năng vận 
động và trí nhớ hình ảnh của chuột nhắt trắng”, Dược học, 
393 (01), trang 37-41. 

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cai_thien_su_suy_giam_tri_nho_sinh_ly_cua_nl_197_tr.pdf