Khoa học Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở tỉnh An Giang qua nghiên cứu trường hợp cấp Huyện
TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu này là xem xét các vị trí, vai trò, năng lực lãnh đạo
quản lý có ảnh hưởng đến sự tham gia lãnh đạo, quản lý của phụ nữ trong hệ
thống chính trị cấp huyện của tỉnh An Giang. Bài viết dưới đây sử dụng phương
pháp phân tích thống kê nhằm tính toán và so sánh mức độ tác động của từng
nhóm yếu tố văn hóa - môi trường đối với sự tham gia của phụ nữ cấp huyện
trong hệ thống chính trị của tỉnh An Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự
tham gia lãnh đạo, quản lý của phụ nữ có vai trò tích cực đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội ở địa phương; Khoảng cách giới trong việc giữ các vị trí quyền
lực quan trọng tại địa bàn khảo sát vẫn còn hiện hữu; Có sự khác biệt về đánh
giá năng lực của phụ nữ và nam giới khi tham gia lãnh đạo, quản lý; quy định
tuổi về hưu sớm hơn nam giới 5 năm là những khó khăn của cán bộ nữ so với
nam giới khi tham gia lãnh đạo, quản lý ở cấp huyện hiện nay.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khoa học Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở tỉnh An Giang qua nghiên cứu trường hợp cấp Huyện
Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 101 – 111 Part A: Social Sciences, Humanities and Education 101 PHỤ NỮ THAM GIA LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở TỈNH AN GIANG QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CẤP HUYỆN Trần Thị Kim Liên ThS. Trường Đại học An Giang Thông tin chung: Ngày nhận bài: 21/12/15 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 25/02/16 Ngày chấp nhận đăng: 03/16 Title: Women’s participation in leadership, management in political system through the research at district level in An Giang Province Từ khóa: Sự tham gia quản lý, lãnh đạo, phụ nữ, hệ thống chính trị, cấp huyện, bình đẳng giới Keywords: Participation management, leadership, women, political system, district, gender equality ABSTRACT This study aims to consider the positions, the role, management and leadership capacity that affected the leadership and management of women participation in the district political system in An giang province. The following writing used statistical analysis method to calculate and compare the impact of each group cultural- environment factors for women participation in the district political system in An giang province.The study ‘s result showed that the leadership and management of women participation has an active role for the local society – economic development; Gender gap in the important power positions at the surveyed area still exists; There are differences in evaluating between women and men capacity in leadership and management; The law provides that women retire five years earlier than men. It’s difficult for women to participate in leadership and management role at the district now. TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu này là xem xét các vị trí, vai trò, năng lực lãnh đạo quản lý có ảnh hưởng đến sự tham gia lãnh đạo, quản lý của phụ nữ trong hệ thống chính trị cấp huyện của tỉnh An Giang. Bài viết dưới đây sử dụng phương pháp phân tích thống kê nhằm tính toán và so sánh mức độ tác động của từng nhóm yếu tố văn hóa - môi trường đối với sự tham gia của phụ nữ cấp huyện trong hệ thống chính trị của tỉnh An Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự tham gia lãnh đạo, quản lý của phụ nữ có vai trò tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; Khoảng cách giới trong việc giữ các vị trí quyền lực quan trọng tại địa bàn khảo sát vẫn còn hiện hữu; Có sự khác biệt về đánh giá năng lực của phụ nữ và nam giới khi tham gia lãnh đạo, quản lý; quy định tuổi về hưu sớm hơn nam giới 5 năm là những khó khăn của cán bộ nữ so với nam giới khi tham gia lãnh đạo, quản lý ở cấp huyện hiện nay. 1. GIỚI THIỆU Ở An Giang, trong những năm qua, cấp ủy và chính quyền các cấp cũng đã nỗ lực rất lớn trong việc thu hẹp khoảng cách giới trên tất cả lĩnh vực trong đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực chính trị. Song, thực tế cho thấy, phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý còn khá hạn chế. Theo số liệu của Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh An Giang, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng của cấp huyện nhiệm kỳ 2010-2015 thấp hơn nhiệm kỳ 2005-2010 ở tất cả các chức danh, đặc biệt chức danh Ủy viên Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2010-2015 đạt tỷ lệ 10,18% thấp hơn nhiệm kỳ 2005-2010 với tỷ lệ 17,26%. Tỷ lệ cán bộ nữ được bầu vào Hội đồng nhân dân Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 101 – 111 Part A: Social Sciences, Humanities and Education 102 cấp tỉnh cũng chỉ đạt 11,26% thấp hơn so với nhiệm kỳ trước (14,8%) Việc tỷ lệ cán bộ nữ nắm các chức danh chủ chốt trong hệ thống chính trị có sự giảm đi mà nguyên nhân chính vẫn là do công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ nữ trong thời gian qua vẫn còn nhiều nơi chưa làm tốt; còn nhiều cơ quan, đơn vị bị hụt hẫng, thiếu nguồn cán bộ để kế thừa, thay thế. Nghiên cứu ở Singapore của tác giả Tuminez (2012) cho rằng, cơ quan lập pháp nào có tỷ lệ phụ nữ đông hơn thì các chính sách và luật pháp về bảo vệ con người và môi trường sẽ được thông qua nhiều hơn so với những cơ quan lập pháp có ít đại diện là phụ nữ. Điều này là một trong những bằng chứng để chứng minh luận điểm phụ nữ tham gia vào các vị trí ra quyết định có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Phụ nữ tham gia quản lý lãnh đạo hiện nay đang thu hút khá nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách. Theo số liệu thống kê và kết quả nghiên cứu của một số công trình nghiên cứu của Tỉnh ủy An Giang (2014); Lê Thị Bích Tuyền (2013); Lê Thị Mỹ Hiền (2011); Nguyễn Đức Hạt (2006); Nguyễn Thu Hà (2008), phụ nữ tham gia trong lãnh đạo và quản lý hạn chế cả về số lượng cũng như vị trí đảm nhiệm trong hầu hết các cấp của hệ thống chính trị. Bởi vậy, việc lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên để tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm tãng cường bình đẳng giới trong đời sống chính trị của đất nước là vô cùng quan trọng, góp phần quan trọng giúp Việt Nam thực hiện tốt Mục tiêu thiên niên kỷ thứ ba – mục tiêu Nâng cao bình đẳng giới và vị thế, năng lực của phụ nữ. Ngoài ra, các nghiên cứu về giới và bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ở An Giang chưa thật sự được quan tâm một cách thỏa đáng và cũng chưa có một nghiên cứu nào về vấn đề phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ở cấp huyện được triển khai. Nghiên cứu trường hợp trên sẽ có những cơ sở ban đầu cho việc hoạch định chính sách khả thi trong công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ của tỉnh An Giang hiện nay. Bài viết này tập trung xem xét, tìm hiểu các vị trí, vai trò, năng lực lãnh đạo quản lý của phụ nữ trong hệ thống chính trị ở cấp huyện dựa trên số liệu khảo sát 300 cán bộ do Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn - Trường Đại học An Giang thực hiện tại 2 huyện An Phú và Châu Thành của tỉnh An Giang vào tháng 8/2014. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu điều tra theo bảng hỏi của nghiên cứu là mẫu xác suất. Mẫu nghiên cứu với 250 trường hợp được chọn vẫn đảm bảo là mẫu xác suất đủ lớn để các kết quả nghiên cứu từ mẫu này có thể suy rộng cho tổng thể nghiên cứu. Tuy nhiên để có cách nhìn khách quan hơn trong vấn đề phụ nữ lãnh đạo, quản lý từ cách nhìn nhận của nam giới, nghiên cứu tiến hành chọn 50 cán bộ lãnh đạo, quản lý là nam giới thuộc 2 huyện để phỏng vấn bảng hỏi. Khách thể nghiên cứu chủ yếu là cán bộ nữ và cán bộ nam là nhóm đối tượng tham chiếu khi đánh giá các chỉ báo trong nghiên cứu. Các cuộc phỏng vấn sâu sẽ được thực hiện trên cơ sở phỏng vấn bán cấu trúc. Các dữ liệu định lượng thu được từ cuộc khảo sát Xã hội học của nghiên cứu sẽ được xử lý bằng phần mềm xử lý dữ liệu định lượng SPSS, phiên bản 16.0. Việc phân tích so sánh sẽ được áp dụng nhằm làm rõ sự khác biệt/tương đồng về các khía cạnh khác nhau giữa các nhóm đối tượng nam và nữ trong mẫu nghiên cứu. Phương pháp phân tích định lượng cơ bản sẽ bao gồm việc mô tả thống kê về tần suất và phân bố tỷ lệ, các bảng chéo, và các phép thử về mối tương quan giữa các biến số. Phép thử Pearson Chi-Square significance sẽ được áp dụng ở những chỗ phù hợp. Ngoài ra, nghiên cứu cũng sẽ áp dụng phân tích thống kê đa biến nhằm tính toán và so sánh mức độ tác động của từng nhóm yếu tố văn hóa - môi trường đối với sự tham gia của phụ nữ cấp huyện trong hệ thống Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 101 – 111 Part A: Social Sciences, Humanities and Education 103 chính trị của tỉnh An Giang. Bên cạnh, nghiên cứu thực hiện phương pháp trò chuyện không chính thức trong nghiên cứu phụ nữ để khai thác đầy đủ các dữ kiện thu được một cách chân thực nhằm phát hiện tính chính xác của sự thật được lượng hóa trên cơ sở lý thuyết xác suất. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Một số khái niệm liên quan đến lãnh đạo, quản lý và giới Bình đẳng giới là khái niệm nhằm phản ánh một sự chia sẻ bình đẳng về quyền lợi giữa nam và nữ giới, trong sự tiếp cận bình đẳng của họ về giáo dục, sức khoẻ, quản lý và lãnh đạo, bình đẳng về tiền lương, về số đại biểu quốc hội và về những cái khác (Luật Bình đẳng giới, 2006). Bình đẳng giới không mang ý nghĩa đơn giản là sự cân bằng về số lượng giữa phụ nữ và nam giới, hoặc trẻ em trai và trẻ em gái trong mọi hoạt động của xã hội. Bình đẳng giới ở đây được hiểu là những đặc điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới cùng được thừa nhận và coi trọng như nhau. Phụ nữ và nam giới cùng có cơ hội ngang nhau để thực hiện các quyền cũng như cơ hội đóng góp và thụ hưởng vào quá trình phát triển của đất nước. Điều này cũng không có nghĩa là phụ nữ và nam giới là hoàn toàn như nhau hay giống hệt nhau, song những điểm tương đồng và khác biệt của họ được xã hội thừa nhận và được coi trọng ngang nhau. Lãnh đạo và quản lý là hai khái niệm không đồng nhất nhưng có ảnh hưởng tương tác qua lại lẫn nhau. Lãnh đạo là người đề ra chủ trương, đường lối, định hướng phương pháp hoạt động cho một tổ chức, một đơn vị. Quản lý là điều khiển, tổ chức thực hiện công việc. Theo đó, lãnh đạo thường giải quyết những việc có tính tổng thể hơn là cụ thể, còn quản lý thường giải quyết những việc có tính cụ thể hơn là tổng thể. Warren Bennis (giáo sư, tiến sĩ, ông làm cố vấn về kinh tế cho 4 đời Tổng thống Mỹ: Kennedy, Johnson, Carter và Reagan) nói rằng có sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý: lãnh đạo có nghĩa là chọn đúng việc cần làm, còn quản lý thì mang nghĩa là làm công việc cho tốt. Quản lý là một dạng tương tác đặc biệt của con người với môi trường xung quanh nhằm đạt được mục tiêu trên cơ sở sử dụng các tài nguyên (con người, tri thức, tiền, vật chất, không gian, thời gian...) từ góc độ thực hiện một chương trình của một tổ chức, đồng thời duy trì chế độ thực hiện một chương trình và một mục đích của hoạt động đã được ý thức hoá của một tập đoàn người, của một tổ chức xã hội hoặc của một cá nhân nào đó với tư cách là một chủ thể quản lý. Quản lý chính là sự tác động liên tục có tổ chức, có ý thức hướng mục đích của chủ thể vào đối tượng nhằm đạt được hiệu quả tối ưu so với yêu cầu đặt ra. Để thực hiện bình đẳng giới trong xã hội, trong các chính sách, luật pháp, chế độ... của quốc gia phải được xây dựng trên quan điểm giới, phản ánh được nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích của cả hai giới. Do vậy, sự có mặt của nữ giới trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý sẽ góp phần đưa quan điểm giới nhiều hơn vào quá trình xây dựng chính sách, luật pháp của quốc gia. 3.2 Đặc điểm mẫu nghiên cứu Mẫu thu được qua khảo sát 300 đối tượng là cán bộ đang công tác trong hệ thống chính trị cấp huyện An Phú và Châu Thành thuộc tỉnh An Giang. Trong đó, huyện An Phú chiếm 50,7% và huyện Châu Thành chiếm 49,3% với một số đặc điểm chính như sau: Về giới tính, có 243 đối tượng cán bộ là nữ giới, chiếm 81,0% và có 57 đối tượng cán bộ là nam, chiếm 19,0%. Như vậy, số lượng cán bộ nữ chiếm 2/3 trong tổng số cán bộ được khảo sát. Bởi vì, mục tiêu khảo sát chủ yếu là cán bộ nữ và cán bộ nam là nhóm đối tượng tham chiếu khi đánh giá các chỉ báo trong nghiên cứu. Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 101 – 111 Part A: Social Sciences, Humanities and Education 104 Về tuổi, trong 210 đối tượng được khảo sát, tuổi thấp nhất là 24 tuổi và cao nhất là 58 tuổi, độ tuổi trung bình là 36,3 tuổi. Trong đó, cán bộ được khảo sát tập trung vào nhóm tuổi từ 30 - 40 tuổi (chiếm 44,5%) và hai nhóm tuổi còn lại dưới 30 tuổi và từ 40 tuổi trở lên không có chênh lệch nhiều. Điều này cho thấy, tuổi trung bình của đội ngũ cán bộ đang công tác trong hệ thống chính trị cấp huyện ở An Giang tương đối phù hợp với công tác quy hoạch và bổ nhiệm vị trí lãnh đạo, quản lý. Về thâm niên công tác, số năm công tác trung bình của cán bộ ở hai huyện được khảo sát là 12,9 năm, thâm niên thấp nhất là 1 năm và cao nhất là 30 năm. Trong đó, nhóm cán bộ có thâm niên công tác từ 5 - 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất và thấp nhất là nhóm cán bộ có thâm niên dưới 5 năm. Về chất lượng đội ngũ cán bộ, một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng cán bộ và khả năng thăng tiến của cán bộ là trình độ học vấn và trình độ lý luận chính trị. Có tới 98% cán bộ được khảo sát có trình độ từ cao đẳng trở lên. Trong đó, cán bộ có trình độ đại học trở lên chiếm 82,7% và cán bộ có trình độ sau đại học chiếm 0,7%. Kết quả này phản ánh rằng, cán bộ cấp huyện tại các cơ quan thuộc hai huyện được khảo sát có trình độ chuyên môn khá cao. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để giúp cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công và có cơ hội được bổ nhiệm nhiều hơn. Tuy nhiên, trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ ở hai huyện khảo sát còn khá thấp, chỉ có 9,7% cán bộ được khảo sát có trình độ lý luận chính trị cao cấp và còn lại là từ trung cấp trở xuống. Về khối cơ quan công tác, tỷ lệ cán bộ tham gia công tác ở khối chính quyền chiếm cao nhất và thấp nhất là cán bộ công tác khối Đảng. Có 21,5% cán bộ đang tham gia vị trí lãnh đạo, quản lý từ cấp phó trưởng phòng trở lên và có 78,5% là cán bộ đang ở vị trí chuyên viên. 3.3 Vị trí của đội ngũ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý cấp huyện Trong những năm gầy đây, công tác phát triển cán bộ nữ đã được các cấp ủy đảng ở An Giang đặc biệt quan tâm. Chính vì thế, phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý các cấp ở An Giang càng ngày nhiều hơn. Mặc dù vậy, tỷ lệ cán bộ nữ tham gia vào vị trí lãnh đạo, quản lý vẫn còn ít hơn so với nam giới. Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ đã đánh giá rằng “tỷ lệ nữ tham gia công tác trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị xã hội trên phạm vi toàn tỉnh còn hạn chế, chưa tương xứng với lực lượng nữ trí thức trong độ tuổi” (Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ, 2013). Kết quả khảo sát ở Bảng 1 cho thấy, tỷ lệ cán bộ nữ có vị trí lãnh đạo, quản lý ở các khối cơ quan công tác đều ít hơn so với nam giới. Trong nhóm cán bộ nữ có vị trí lãnh đạo, quản lý, tỷ lệ nữ ở khối Đảng có vị trí lãnh đạo, quản lý chiếm cao nhất và thấp nhất là nữ cán bộ ở khối Chính quyền. Phát hiện này dường như không thống nhất với các nghiên cứu trước đây (Đặng Ánh Tuyết và Phan Thuận, 2011; Nguyễn Thị Tuyết Nga và Phan Thuận, 2012; Lê Thị Bích Tuyền, 2013), cán bộ nữ thường có vị trí lãnh đạo, quản lý thường tập trung ở khối đoàn thể. Sở dĩ có sự khác biệt này là vì, thứ nhất, các nghiên cứu trước đây đã tập trung phân tích vị trí lãnh đạo, quản lý ở cấp tỉnh và cơ sở; thứ hai, các nghiên cứu đó chỉ ra vị trí lãnh đạo, quản lý cấp trưởng thường ở khối đoàn thể và cấp phó thường ở các khối Đảng và Chính quyền. Trong khi đó, nghiên cứu ở bối cảnh An Giang đã không phân tích ở khía cạnh này, cho nên sự khác biệt vẫn là điều dễ hiểu. Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 101 – 111 Part A: Social Sciences, Humanities and Education 105 Bảng 1. Vị trí lãnh đạo quản lý theo giới tính và khối công tác (%) Chức vụ lãnh đạo Nam N ... tình hình thực tế 42,0 33,3 24,7 Kỹ năng thuyết phục và cổ động 32,0 30,7 37,3 Năng lực quyết đoán 51,7 26,7 21,7 Điều hành công việc 33,0 25,7 41,3 Kỹ năng giao tiếp 46,7 22,7 30,7 Tổ chức thực hiện 45,3 18,7 36,0 Kiểm tra, giám sát 62,0 18,7 19,3 Can đảm và quyết tâm 43,7 16,3 40,0 Khả năng thích nghi 44,0 16,0 40,0 Hầu hết cán bộ thừa nhận giữa phụ nữ và nam giới có năng lực lãnh đạo, quản lý như nhau chiếm tỷ lệ khá cao. Mặc dù vậy, so sánh tỷ lệ đánh giá nam giới giỏi hơn hay phụ nữ giỏi hơn ở từng năng lực thì kết quả đã phản ánh rõ ràng rằng, có sự khác biệt giới rõ nét về một số năng lực, phẩm chất lãnh đạo, quản lý giữa nam và nữ. Một số phẩm chất, năng lực thiên về nam giới như điều hành công việc, năng lực quyết đoán, ứng phó với tình hình thực tế, khả năng linh hoạt, năng động, sáng tạo. Đây là những phẩm chất đòi hỏi nhiều về yếu tố “nam tính” theo kỳ vọng của số đông trong xã hội, đặc biệt là khả năng điều hành công việc và quyết đoán. Những phẩm chất này thường được thể hiện hàng ngày trong đời sống lãnh đạo, quản lý của người cán bộ. Do đó, khi nhắc đến người lãnh đạo, quản lý, người ta thường cho rằng đó là nam giới (Lê Thị Mỹ Hiền, 2011). Điển hình số liệu khảo sát ở đây, năng lực quyết đoán được đánh giá nam giỏi hơn nữ chiếm 51,7% so với 26,7% đánh giá nữ giỏi hơn. Điều này cho thấy, yếu tố văn hóa (tính nam và tính nữ) có ảnh hưởng đáng kể phẩm chất/ năng lực lãnh đạo của mỗi giới (xem Bảng 4). Trong khi đó, cán bộ nữ được đánh giá cao hơn về một số phẩm chất, năng lực có xu hướng mềm Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 101 – 111 Part A: Social Sciences, Humanities and Education 108 mại, đòi hỏi nhiều yếu tố nữ tính hơn như tuyên truyền vận động, ứng xử khéo léo, tinh thần trách nhiệm, hiểu biết nhân viên đồng nghiệp. Nghiên cứu trước đây (Lê Thị Bích Tuyền, 2013; Nguyễn Thị Thu Hà, 2008) cũng cho thấy xu hướng tương tự. Điều này đã nói lên rằng, yếu tố nam tính và nữ tính cũng ảnh hưởng đến hình ảnh lãnh đạo, quản lý của hai giới. Nam giới luôn mạnh mẽ và phụ nữ mềm mại trong cách ứng xử. Ví dụ, khả năng ứng xử khéo léo, khả năng tuyên truyền vận động của phụ nữ được đánh giá cao hơn nam giới chiếm tỷ lệ rất cao (tỷ lệ này lần lượt là 68,7% và 61,7%). Điều này phản ánh sự nữ tính là một trong những yếu tố tạo ra sự thành công của phụ nữ trong việc tuyên truyền, vận động. Có thể thấy, các bằng chứng nghiên cứu đã thể hiện khá rõ về sự khác nhau trong phẩm chất, năng lực của mỗi giới. Chính vì thế, đã có sự phân chia lãnh địa hoạt động một cách rõ ràng trong lĩnh vực chính trị của nam giới và phụ nữ, góp phần khẳng định các phát hiện trước đó về sự khác biệt giữa cán bộ nam và cán bộ nữ trong việc tham gia công tác ở các khối cơ quan. Nam giới thường tham gia lãnh đạo, quản lý ở các khối Đảng, chính quyền, trong khi đó, phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ở khối đoàn thể chính trị - xã hội. Các bằng chứng định tính cũng thống nhất với kết quả định lượng rằng, công tác ở khối Đảng đòi hỏi sự quyết đoán và tự tin khi ra các quyết định. Vì thế, nam giới phù hợp với điều này hơn phụ nữ bởi vì phụ nữ chưa thể quyết đoán và còn dè dặt khi đưa ra các quyết định của mình. Trong khi đó, ở các cơ quan thuộc khối đoàn thể, phụ nữ thường phù hợp hơn vì sự chu đáo, khả năng giao tiếp khéo léo cũng như khả năng vận động của họ tốt hơn nam giới. Như vậy, có sự khác biệt về đánh giá năng lực của phụ nữ và nam giới khi tham gia lãnh đạo, quản lý. Phụ nữ thường được đánh giá cao hơn nam giới về các năng lực liên quan đến kỹ năng và tình cảm. Chính điều này đã tạo ra một phong cách lãnh đạo riêng của phụ nữ. Vì thế, nó đã tác động không nhỏ đến sự tham gia ra quyết định của họ ở cơ quan, đơn vị. 3.5 Vai trò của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý cấp huyện Phụ nữ luôn có vai trò quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội chủ nghĩa “nói phụ nữ là nói phần nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa” (Hồ Chí Minh, Tập 9, Trang 523). Về những đóng góp của phụ nữ, Bác khẳng định “trong cuộc kháng chiến vĩ đại vừa qua, cũng như trong công cuộc xây dựng từ ngày hoà bình trở lại, phụ nữ ta đã góp phần xứng đáng” (Hồ Chí Minh, Tập 8, Trang 132), cụ thể “nào giúp đỡ chiến sĩ, tăng gia sản xuất. Nào chống nạn mù chữ, tham gia tuyển cử, tuần lễ vàng, đời sống mới việc gì phụ nữ cũng hăng hái tham gia” (Hồ Chí Minh, Tập 4, Trang 248). Trong bối cảnh hiện nay, người phụ nữ không ngừng đóng góp tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Do đó, vai trò của họ cũng được khẳng định các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực chính trị. Để có cơ sở đánh giá về vai trò của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu cũng đã tiến hành trưng cầu ý kiến về tính hiệu quả trong các hoạt động mà phụ nữ tham gia giải quyết. Kết quả khảo sát cho thấy, hoạt động tuyên truyền, vận động thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được đánh giá rất tốt và tương đối tốt chiếm tỷ lệ cao nhất và thấp nhất là hoạt động thực thi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động đóng góp ý kiến, phản biện xã hội Nhìn chung, cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý tham gia khá tốt các hoạt động được thể hiện ở Bảng 5. Tuy nhiên, mức độ lại khác nhau. Có lẽ, những phẩm chất / năng lực của phụ nữ cũng đã quy định tính hiệu quả của các hoạt động này. Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 101 – 111 Part A: Social Sciences, Humanities and Education 109 Bảng 5. Đánh giá về tính hiệu quả của phụ nữ tham gia vào các hoạt động (%) Các hoạt động Rất tốt Tương đối tốt Không tốt Khó đánh giá Hoạt động tuyên truyền, vận động thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước 16,3 61,0 7,7 15,0 Hoạt động vận động thực hiện các chương trình an sinh xã hội 14,3 56,3 11,3 18,0 Hoạt động kiểm tra, giám sát 13,7 56,0 18,7 11,7 Hoạt động đánh giá thực hiện vai trò thực thi chương trình hoạch định phát triển kinh tế - xã hội 12,0 44,7 21,1 22,3 Hoạt động lãnh đạo, quản lý 11,0 62,7 14,0 12,3 Hoạt động đóng góp ý kiến, phản biện xã hội của từng tổ chức trong quản lý kinh tế - xã hội ở địa phương 9,3 47,0 21,0 22,7 Hoạt động thực thi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương 8,3 50,0 18,7 23,0 Sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động thuộc lĩnh vực lãnh đạo quản lý đã góp phần làm cho tính hiệu quả của nó được tăng lên. Chính vì thế, phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Bằng chứng định lượng từ kết quả khảo sát cho thấy, có 20,3% cán bộ được hỏi cho rằng, phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong lãnh đạo, quản lý và 59,0% cho rằng là quan trọng. Nếu tính tỷ lệ cộng dồn thì có tới 2/3 tổng số người cho rằng phụ nữ có vai trò quan trọng trong lãnh đạo, quản lý. Có thể nói, bằng chứng này đã góp phần khẳng định vai trò của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý hiện nay. Tuy nhiên, việc đánh giá này có sự khác biệt về giới rất rõ ràng. Bằng chứng cho thấy, có 23,5% cán bộ nữ cho rằng phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong lãnh đạo, quản lý so với 7,0% của nam giới; trong khi đó, có tới 50,9% cán bộ nam giới cho rằng bình thường so với 12,3% của cán bộ nữ. Mặc dù vậy, tỷ lệ người thừa nhận vai trò quan trọng của phụ nữ trong lãnh đạo chiếm cũng khá cao (40,4% của cán bộ nam và 63,4% của cán bộ nữ). Điều này cho thấy, mặc dù có sự khác biệt giới khi đánh giá về vai trò của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý nhưng đa số đều thừa nhận vai trò này. Các bằng chứng định tính cũng khẳng định rằng, phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hầu hết cán bộ được phỏng vấn sâu đã đưa ra nhiều kết quả thuyết phục về tính hiệu quả của công việc khi phụ nữ tham gia vào lãnh đạo, quản lý. Tôi rất tán đồng với những kết quả mà phụ nữ đã làm trong quá trình tham gia lãnh đạo, quản lý. Sự tham gia của chị em đã góp phần làm tăng tiếng nói của phụ nữ trong các cuộc họp, đảm bảo quyền và lợi ích cho phụ nữ (PVS Nữ, 40 tuổi, Khối công tác Chính quyền). Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 101 – 111 Part A: Social Sciences, Humanities and Education 110 Phụ nữ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội bởi vì chị em đã thực hiện tốt các cuộc vận động, tuyên truyền về mô hình làm kinh tế ở địa phương cũng như giảm tệ nạn bạo lực gia đình, góp phần xây dựng đời sống gia đình hạnh phúc (PVS Nam, 38 tuổi, Khối công tác Chính quyền). Như vậy, các dữ liệu định tính và định lượng đều thống nhất rằng, sự tham gia lãnh đạo, quản lý của phụ nữ có vai trò tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Có thể nói, phát hiện này góp phần củng cố cho các phát hiện của các nghiên cứu trước đó (Đặng Ánh Tuyết và Phan Thuận, 2011; Lê Thị Bích Tuyền, 2013), dù ở cấp lãnh đạo, quản lý nào (từ tỉnh cho đến cơ sở), phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý đều thể hiện đầy đủ các vai trò này. Chính vì thế, Ủy ban về các vấn đề xã hội - Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2009) đánh giá rằng, việc tăng cường tiếng nói của phụ nữ trên chính trường và trong đời sống xã hội có thể làm tăng ảnh hưởng của các chương trình và chính sách, làm giảm tình trạng tham nhũng và tăng cường năng lực quản lý nhà nước (trang 68). Cho nên, từ nhiều năm qua, vấn đề quyền bình đẳng của phụ nữ trong chính trị đã được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, được thể hiện trong các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Nhờ đó, thúc đẩy sự tham gia lãnh đạo, quản lý của phụ nữ ở địa phương nói riêng, cả nước nói chung ngày càng nhiều hơn. 3.6 Kết luận Kết quả của nghiên cứu này đã góp phần khẳng định vai trò, vị trí của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý đối với hệ thống chính trị là rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung và của tỉnh An Giang nói riêng. Nghiên cứu đã cung cấp các bằng chứng về vị trí, thực trạng phụ nữ làm cấp phó vẫn còn phổ biến trong hệ thống chính trị cấp huyện ở An Giang. Số lượng phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý chỉ dừng lại ở mức độ hạn chế, về độ tuổi và vị trí lãnh đạo, quản lý như: cán bộ nữ có vị trí lãnh đạo, quản lý có độ tuổi trung bình thấp hơn 4 năm so với nam giới, phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ở cấp huyện chủ yếu ở khối cơ quan tổ chức đoàn thể, thiếu vắng trong khối Đảng, khối chính quyền - những lĩnh vực hoạt động mà vốn được coi là có tính quyết định cao các vấn đề chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Độ tuổi trung bình giữa vị trí lãnh đạo, quản lý theo giới tính cho thấy nữ ở độ tuổi 41,38; nam ở độ tuổi 45,07 do đó, cán bộ nữ trong hệ thống chính trị cấp huyện ở An Giang phải trưởng thành trước 5 năm so với nam giới thì mới có thể khẳng định vị trí của họ. Nghiên cứu cũng cho thấy vai trò của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý ở cấp huyện tại tỉnh An Giang có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, khi người trả lời được hỏi đánh giá như thế nào về vai trò của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý xã hội ở huyện, mặc dù có sự khác biệt về giới nhưng đa số các cán bộ được hỏi đều thừa nhận phụ nữ có vai trò quan trọng trong lãnh đạo, quản lý (40,4% của cán bộ nam và 63,4% của cán bộ nữ). Như vậy, để đảm bảo sự hài hòa giữa mục tiêu của Nghị quyết 11 và thực trạng của địa phương, lãnh đạo cấp tỉnh cần có giải pháp thực hiện quy hoạch, đề bạt theo một chu trình tổng thể 10 năm hoặc 15 năm. Công tác quy hoạch, đề bạt cần phải công khai, minh bạch với tinh thần dân chủ để tạo điều kiện cho cán bộ nữ có hướng phấn đấu, bên cạnh đó, công tác tạo nguồn cán bộ nữ cũng là một vấn đề nhằm đảm bảo không thiếu hụt cán bộ khi được quy hoạch ở chức vụ lãnh đạo, quản lý. Để thực hiện điều này, lãnh đạo các cấp, ban, ngành từ tỉnh đến huyện, xã (phường) đặc biệt chú ý tới việc tạo điều kiện, cơ hội cho phụ nữ tham Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 101 – 111 Part A: Social Sciences, Humanities and Education 111 gia vào các khoá đào tạo về lý luận chính trị, quản lý Nhà nước và kiến thức chuyên môn cũng như việc tham gia hoạt động xã hội. Bởi vì “đầu tư giáo dục cho phụ nữ là một trong những loại hình đầu tư đem lại nhiều lợi ích nhất cho một quốc gia” (Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á, CIDA, 2006). Ngoài ra, trong các chương trình, hoạt động lồng ghép giới, cũng nên có sự tham gia của nam giới. Khi đó, nam giới sẽ thấy được vai trò của mình trong quá trình thực hiện bình đẳng giới, đặc biệt là bình đẳng giới trong tham chính. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ. (2013). Báo cáo kết quả thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trên lĩnh vực chính trị. Đặng Ánh Tuyết và Phan Thuận. (2011). Phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý cấp phường, xã ở Hà Tĩnh hiện nay, Báo cáo đề tài khoa học. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Hồ Chí Minh. (2000). Toàn tập, Tập 8: trang 132. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hồ Chí Minh. (2000). Toàn tập, Tập 9, trang: 523. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hồ Chí Minh. (2000). Toàn tập, Tập 4: trang 248. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Kellerman, B. & Rhode, D. L. (dịch). (2009). Phụ nữ và quyền lãnh đạo. Đồng Nai: Nhà xuất bản Tổng hợp. Lê Thị Bích Tuyền. (2013). Sự tham gia lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh của phụ nữ ở Đồng Tháp hiện nay. Luận văn thạc sỹ Xã hội học. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Lê Thị Mỹ Hiền. (2011). Báo cáo nghiên cứu: Quan điểm, thái độ và hành vi của người dân, cán bộ về khía cạnh giới trong lãnh dạo, quản lý UBND xã, phường. Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á, CIDA. (2006). Đánh giá tình hình giới ở Việt Nam, Hà Nội. Nguyễn Thị Thu Hà. (2008). Định kiến giới đối với nữ giới trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình, (01). Nguyễn Đức Hạt. (2007). Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Nguyễn Thị Tuyết Nga và Phan Thuận. (2012). Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa đến sự tham gia lãnh đạo, quản lý của phụ nữ cấp xã phường ở Hà Giang. Báo cáo nghiên cứu khoa học. Quốc hội. (2006). Luật Bình đẳng giới. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Tỉnh ủy An Giang. (2014). Dự thảo báo cáo sơ kết 7 năm thực hiện nghị quyết số 11- NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuminez. (2012). Vươn tới đỉnh cao. Báo cáo Phụ nữ lãnh đạo Châu Á Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội. (2009). Giới và lồng ghép giới với hoạt động của Quốc hội. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
File đính kèm:
- tap_chi_khoa_hoc_phu_nu_tham_gia_lanh_dao_quan_ly_trong_he_t.pdf