Thuế - Chương 2: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Chương 2

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Luật số: 107/2016/QH13 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Nghị định Số: 122/2016/NĐ-CP Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp và thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

 

ppt 87 trang dienloan 3140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thuế - Chương 2: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thuế - Chương 2: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Thuế - Chương 2: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
THUẾ  
GV: Trần Quang Cảnh  cahntq@yahoo.com.vn cahntq@gmail.com0936263702   
Chương 2 
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 
Luật số: 107/2016/QH13 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 
Nghị định Số : 122/2016/NĐ-CP Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp và thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan . 
Nghị định Số: 134/2016/NĐ-CP quy định về đối tượng chịu thuế; áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 
Th ông tư Số: 39/2015/TT-BTC quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 
Thông-tư-182.2016.TT-BTC Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế 
Thông tư Số : 184/2015/TT-BTC quy định thủ tục về: 
Kê khai, thu nộp thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, tiền phí, lệ phí, các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện xuất nhập cảnh của cơ quan hải quan; kê khai thu nộp tiền phí, lệ phí và các khoản thu khác của cơ quan quản lý kết nối qua một cửa quốc gia; 
Bảo lãnh tiền thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng phương thức điện tử. 
P hụ lục thông tư 182/2015/TT-BTC biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế( Ban hành kèm theo Thông tư số 182/2015/TT-BTC ngày 16/11/2015 của Bộ Tài chính ) 
1. Tổng quan về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 
1.1. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là gì 
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một loại thuế đánh vào các hàng hoá mậu dịch, phi mậu dịch được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. 
1.2. Đặc điểm của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 
1.3. Vai trò của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước 
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có tác dụng điều tiết xuất khẩu, nhập khẩu  và hướng dẫn tiêu dùng 
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có tác dụng bảo hộ nền sản xuất trong nước 
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có tác dụng giảm bớt nạn thất nghiệp 
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là công cụ để nhà nước thực hiện chính sách phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại đối với các nước 
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngọai giữa Việt Nam với các nước 
Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý và nâng cao hiệu qủa hoạt động xuất nhập khẩu trong cả nước. 
2. Nội dung cơ bản 
2.1. Đối tượng chịu thuế   
  Ðịnh nghĩa đối tượng chịu thuế: 
Hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, kể cả hàng hoá từ thị trường trong nước đưa vào khu chế xuất và từ khu chế xuất đưa ra thị trường trong nước . 
Những đối tượng chịu thuế theo Luật hiện hành: 
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các tổ chức kinh tế Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được phép trao đổi, mua, bán, vay nợ với nước ngoài. 
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các tổ chức kinh tế nước ngoài, của các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 
Hàng hoá được phép xuất khẩu vào khu chế xuất tại Việt Nam và hàng hoá của các doanh nghiệp trong khu chế xuất được phép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. 
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để làm hàng mẫu, quảng cáo, dự hội chợ triễn lãm. 
Hàng hoá viện trợ hoàn lại và không hoàn lại. 
Hàng hoá vượt tiêu chuẩn hành lý được miễn thuế mang theo người của cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài khi xuất nhập cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. 
Hàng hoá là quà biếu, quà tặng vượt qúa tiêu chuẩn miễn thuế của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hoặc gửi về cho các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam và ngược lại. 
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế của công dân Việt Nam được nhà nước cử đi công tác, lao động và học tập ở nước ngoài, của các tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam và của các cá nhân người nước ngoài làm việc tại các tổ chức nói trên hoặc tại các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 
Hàng hoá là tài sản di chuyển vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế của các tổ chức, cá nhân nước ngoài xuất khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam do hết thời hạn cư trú và làm việc tại Việt Nam và cuả cá nhân người Việt Nam được Chính phủ Việt Nam cho phép xuất cảnh để định cư ở nước ngoài. 
2.2. Đối tượng không chịu thuế 
Hàng hoá vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam ; 
Hàng hoá từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất và hàng hoá từ khu chế xuất xuất khẩu ra nước ngoài hoặc hàng hoá từ khu chế xuất này đưa sang khu chế xuất khác trong lãnh thổ Việt Nam. 
Hàng hoá chuyển khẩu theo các hình thức sau: 
Hàng hoá được chuyển thẳng từ cảng nước xuất khẩu đến cảng nước nhập khẩu không đến cảng Việt Nam. 
Hàng hoá được chở đến cảng Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam mà đi luôn đến cảng nước nhập khẩu. 
Hàng hoá đưa vào kho ngoại quan rồi chuyển đến nước khác không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam. 
 Hàng hoá viện trợ nhân đạo. 
 Ðối với các hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trái phép; hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thì không thuộc phạm vi áp dụng luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu mà tuỳ vào mức độ vi phạm của từng trường hợp cụ thể sẽ bị xử lý bằng các biện pháp cưỡng chế hành chính , tư pháp theo quy định cuả pháp luật. 
2.3. Đối tượng nộp thuế 
Tất cả các tổ chức, cá nhân có hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện chịu thuế là đối tượng nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 
Ðối tượng nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có thể là tổ chức, cá nhân trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế và cũng có thể là cá nhân, tổ chức nước ngoài . 
Trường hợp xuất nhập khẩu ủy thác thì tổ chức nhận ủy thác là đối tượng nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 
2.4. Căn cứ tính thuế 
Giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 
Giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu là giá bán cho khách hàng tại cửa khẩu xuất (FOB), không gồm chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm  (I) theo hợp đồng bán hàng . 
Giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là giá mua cuả khách hàng tại cửa khẩu nhập, bao gồm cả chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) theo hợp đồng mua hàng, tức là giá CIF . 
Ðối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nếu có hợp đồng mua bán và có đủ các chứng từ hợp lệ đủ điều kiện để xác định giá tính thuế thì giá tính thuế được xác định theo hợp đồng . 
Trong trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức khác hoặc giá ghi trên hợp đồng quá thấp so với giá mua bán tối thiểu thực tế tại cửa khẩu thì giá tính thuế áp dụng theo biểu giá do Chính phủ quy định. 
Giá tính thuế tính bằng đồng Việt Nam. Ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào do Ngân hàng nhà nước công bố. 
 Thuế suất 
Thuế suất thông thường áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước không có thoả thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất thông thường được quy định cao hơn không quá 70% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng do Chính phủ quy định. 
Thuế suất ưu đãi áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam . 
Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước mà Việt Nam và nước đó đã có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu. 
Thuế bổ sung 
Hàng hoá được nhập khẩu vào Việt Nam với giá bán của hàng hoá đó quá thấp so với giá thông thường do được bán phá giá, gây khó khăn cho sự phát triễn ngành sản xuất hàng hoá tương tự cuả Việt Nam . 
Hàng hoá được nhập khẩu vào Việt Nam với giá bán của hàng hoá đó quá thấp so với giá thông thường do có sự trợ cấp của nước xuất khẩu, gây khó khăn cho sự phát triển ngành sản xuất hàng hoá tương tự cuả Việt Nam. 
Hàng hoá được nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ nước mà nước đó có sự phân biệt đối xử về thuế nhập khẩu hoặc có những biện pháp phân biệt đối xử khác đối với  hàng hoá cuả Việt Nam. 
2.5. Phương pháp tính ? Cho ví dụ 
a) Phương pháp trị giá giao dịch; 
b) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt; 
c) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự; 
d) Phương pháp trị giá khấu trừ; 
đ) Phương pháp trị giá tính toán; 
e) Phương pháp suy luận. 
2.5. Phương pháp tính 
2.5.1. Phương pháp trị giá giao dịch: 
Trị giá giao dịch là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu sau khi đã được điều chỉnh 
 Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu là tổng số tiền mà người mua đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán, trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hóa nhập khẩu. 
2.5. Phương pháp tính 
2.5.1. Phương pháp trị giá giao dịch: 
Giá thực tế Bao gồm các khoản sau đây: 
a) Giá mua ghi trên hóa đơn thương mại; 
b) Các khoản điều chỉnh theo quy định tại Điều 13 và Điều 15 Thông tư này; 
c) Các khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hóa đơn thương mại, bao gồm: 
c.1) Tiền trả trước, tiền ứng trước, tiền đặt cọc cho việc sản xuất, mua bán, vận tải, bảo hiểm hàng hóa; 
c.2) Các khoản thanh toán gián tiếp cho người bán (ví dụ như: khoản tiền mà người mua trả cho người thứ ba theo yêu cầu của người bán; khoản tiền được thanh toán bằng cách cấn trừ nợ). 
khẩu 
2.5.1. Phương pháp trị giá giao dịch: 
 Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá theo phương pháp này bao gồm: 
a ) Hợp đồng mua bán hàng hóa; 
b) Chứng từ, tài liệu chứng minh mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch; 
c) Chứng từ, tài liệu chứng minh các khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hóa đơn thương mại 
d ) Chứng từ, tài liệu chứng minh các khoản, điều chỉnh cộng; 
đ) Chứng từ, tài liệu chứng minh các khoản điều chỉnh trừ; 
e) Chứng từ, tài liệu khác chứng minh việc xác định trị giá hải quan theo trị giá giao dịch do người khai hải quan khai báo . 
2.5.2. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt: 
Trường hợp áp dụng: Nếu không xác định được trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch thì trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt. 
Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt được thực hiện như quy định tại phương pháp “hàng hóa nhập khẩu tương tự”, trong đó cụm từ “hàng hóa nhập khẩu tương tự” được thay thế bằng cụm từ “hàng hóa nhập khẩu giống hệt”. 
2.5.3. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự: 
Trường hợp áp dụng: Nếu không xác định được trị giá hải quan theo các phương pháp trên thì trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự, với điều kiện hàng hóa nhập khẩu tương tự đã được cơ quan hải quan chấp nhận xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch và có cùng các điều kiện mua bán, điều kiện về thời gian xuất khẩu với hàng hóa nhập khẩu đang xác định trị giá hải quan theo quy định. 
2.5.3. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự: 
Trường hợp không tìm được lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng điều kiện mua bán với lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá hải quan thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu tương tự khác về điều kiện mua bán, nhưng phải được điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán . 
2.5.3. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự: 
Điều kiện lựa chọn lô hàng nhập khẩu tương tự: Lô hàng nhập khẩu tương tự được lựa chọn nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: 
a) Điều kiện về thời gian xuất khẩu: 
Lô hàng nhập khẩu tương tự phải được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày trước hoặc 60 ngày sau ngày xuất khẩu với hàng hóa nhập khẩu đang được xác định trị giá hải quan . 
2.5.3. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự: 
b) Điều kiện mua bán: 
b.1) Điều kiện về cấp độ thương mại và số lượng: 
b.1.1) Lô hàng nhập khẩu tương tự phải có cùng điều kiện về cấp độ thương mại và số lượng với lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá hải quan; 
b.1.2) Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu nêu tại điểm trên thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu có cùng cấp độ thương mại nhưng khác nhau về số lượng, sau đó điều chỉnh trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự về cùng số lượng với lô hàng đang xác định trị giá hải quan; 
2.5.3. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự: 
b) Điều kiện mua bán: 
b.1) Điều kiện về cấp độ thương mại và số lượng: 
b.1.3) Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu nêu tại các điểm trên thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu khác nhau về cấp độ thương mại nhưng cùng số lượng, sau đó điều chỉnh trị giá giao dịch của lô hàng nhập khẩu tương tự về cùng cấp độ thương mại với lô hàng đang xác định trị giá hải quan; 
b.1.4) Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu nêu tại các điểm trên thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu khác nhau cả về cấp độ thương mại và số lượng, sau đó điều chỉnh trị giá giao dịch của lô hàng nhập khẩu tương tự về cùng cấp độ thương mại và số lượng với lô hàng đang xác định trị giá hải quan. 
2.5.3. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự: 
b) Điều kiện mua bán: 
b.2) Điều kiện về quãng đường và phương thức vận tải, bảo hiểm: 
Lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng quãng đường và phương thức vận tải, hoặc đã được điều chỉnh về cùng quãng đường và phương thức vận tải với lô hàng đang xác định trị giá hải quan. 
Nếu có sự chênh lệch đáng kể về phí bảo hiểm thì điều chỉnh về cùng điều kiện bảo hiểm với lô hàng đang xác định trị giá hải quan. 
2.5.3. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự: 
c ) Khi áp dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự, nếu không tìm được hàng hóa nhập khẩu tương tự được sản xuất bởi cùng một người sản xuất hoặc người sản xuất khác được ủy quyền thì mới xét đến hàng hóa được sản xuất bởi người sản xuất khác và phải có cùng xuất xứ. 
d) Khi xác định trị giá hải quan theo phương pháp này mà xác định được từ hai trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự trở lên thì sau khi đã điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán với lô hàng đang xác định trị giá hải quan, trị giá hải quan là trị giá giao dịch thấp nhất. 
2.5.3. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự: 
Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này, mỗi chứng từ 01 bản chụp, bao gồm: 
a) Tờ khai hải quan của hàng hóa nhập khẩu tương tự; 
b) Tờ khai trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu tương tự đối với trường hợp phải khai báo tờ khai trị giá hải quan; 
c) Hợp đồng vận tải của hàng hóa nhập khẩu tương tự (nếu có sự điều chỉnh chi phí này); 
d) Hợp đồng bảo hiểm của hàng hóa nhập khẩu tương tự (nếu có sự điều chỉnh chi phí này); 
đ) Bảng giá bán hàng xuất khẩu của nhà sản xuất hoặc người bán hàng ở nước ngoài (nếu có sự điều chỉnh về số lượng, cấp độ thương mại); 
e) Các hồ sơ, chứng từ khác liên quan đến việc xác định trị giá hải quan . 
2.5.4. Phương pháp trị giá khấu trừ: 
Căn cứ vào đơn giá bán hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu tương tự trên thị trường nội địa Việt Nam 
2.5.4. Phương pháp trị giá khấu trừ: 
Giá bán hàng hóa nhập khẩu trên thị trường Việt Nam được xác định theo những nguyên tắc sau : 
Giá bán hàng hóa nhập khẩu là giá bán thực tế của hàng hóa đó tại thị trường Việt Nam. Trường hợp không có giá bán thực tế của hàng hóa nhập khẩu cần xác định trị giá hải quan thì lấy giá bán thực tế của hàng hóa nhập khẩu giống hệt hay hàng hóa nhập khẩu tương tự còn nguyên trạng như khi nhập khẩu được bán trên thị trường Việt Nam để xác định giá bán thực tế . 
2.5.4. Phương pháp trị giá khấu trừ: 
Giá bán hàng hóa nhập khẩu trên thị trường Việt Nam được xác định theo những nguyên tắc sau : 
b ) Người nhập khẩu và người mua hàng trong nước không có mối quan hệ đặc biệt theo quy định 
c) Mức giá bán tính trên số lượng bán ra lớn nhất và đủ để hình thành đơn giá. Mức giá bán ra tính trên số lượng bán ra lớn nhất là mức giá mà hàng hóa đã được bán với số lượng tổng cộng lớn nhất trong các giao dịch bán hàng hóa ở cấp độ thương mại đầu tiên ngay sau khi nhập khẩu; 
2.5.4. Phương pháp trị giá khấu trừ: 
Giá bán hàng hóa nhập khẩu trên thị trường Việt Nam được xác định theo những nguyên tắc sau : 
d ) Hàng hóa được bán ra (bán buôn hoặc bán lẻ) vào ngày sớm nhất ngay sau khi nhập khẩu, nhưng không chậm quá 90 ngày (ngày theo lịch) sau ngày nhập khẩu lô hàng đó. Ngày sớm nhất ngay sau khi nhập khẩu là ngày hàng hóa được bán với số lượng hàng hóa đủ để hình thành đơn giá (tối thiểu bằng 10% lượng hàng hóa của mặt hàng đó trong lô hàng nhập khẩu). 
2.5.4. Phương pháp trị giá khấu trừ: 
Điều kiện lựa chọn đơn giá bán trên thị trường Việt Nam: 
a) Đơn giá bán trên thị trường Việt Nam phải là đơn giá bán của hàng hóa nhập khẩu đang được xác định trị giá hải quan, hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu tương tự, được bán nguyên trạng như khi nhập khẩu; 
b) Đơn giá bán được lựa chọn là đơn giá tương ứng với lượng hàng hóa được bán ra với số lượng lũy kế lớn nhất ở mức đủ để hình thành đơn giá; hàng hóa được bán ra ngay sau khi nhập khẩu, nhưng không quá 90 ngày sau ngày nhập khẩu của hàng hóa đang được xác định trị giá hải quan; người mua hàng trong nước và người bán không có mối quan hệ đặc biệt. 
Ví dụ: Chọn đơn giá 
Lô hàng A gồm nhiều mặt hàng trong đó mặt hàng B phải xác định trị giá hải quan theo phương pháp khấu trừ. Lô hàng A được nhập khẩu vào ngày 1/1/2014. Một lô hàng trong đó có mặt hàng giống hệt với mặt hàng B nhập khẩu trước đó và được bán cho nhiều người mua trong nước theo các mức giá và thời điểm khác nhau như sau: 
Đơn giá 
Số lượng/lần 
Thời gian bán 
Số lũy kế 
900 đồng/chiếc 
50 chiếc 
28/3/2014 
100 chiếc 
30 chiếc 
15/1/2014 
20 chiếc 
3/3/2014 
800 đồng/chiếc 
100 chiếc 
20/1/2014 
150 chiếc 
50 chiếc 
12/2/2014 
700 đồng/chiếc 
300 chiếc 
25/5/2014 
300 chiếc 
Tổng cộng 
550 chiếc 
2.5.4. Phương pháp trị giá khấu trừ: 
Nguyên tắc khấu trừ: 
Việc xác định các khoản khấu trừ phải dựa trên cơ sở các số liệu kế toán, chứng từ hợp pháp, có sẵn và được ghi chép, phản ánh theo các quy định, chuẩn mực của kế toán Việt Nam. Các khoản được khấu trừ phải là những khoản được phép hạch toán vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp theo Luật kế toán Việt Nam. 
2.5.4. Phương pháp trị giá khấu trừ: 
Các khoản được khấu trừ khỏi đơn giá bán hàng: 
a ) Chi phí vận tải, phí bảo hiểm và chi phí cho các hoạt động khác liên quan đến việc vận tải hàng hóa sau khi nhập khẩu, cụ thể: 
a.1) Chi phí vận tải, phí bảo hiểm và các chi phí khác liên quan đến việc vận tải hàng hóa phát sinh từ cửa khẩu nhập đầu tiên đến kho hàng của người nhập khẩu hoặc địa điểm giao hàng trong nội địa Việt Nam; 
a.2) Chi phí vận tải, phí bảo hiểm và các chi phí khác liên quan đến việc vận tải từ kho hàng của người nhập khẩu trong nội địa Việt Nam đến địa điểm bán hàng, nếu người nhập khẩu phải chịu các khoản này. 
b) Các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp tại Việt Nam khi nhập khẩu và bán hàng hóa nhập khẩu trên thị trường nội địa Việt Nam; 
2.5.4. Phương pháp trị giá khấu trừ: 
Các khoản được khấu trừ khỏi đơn giá bán hàng: 
c ) Hoa hồng hoặc chi phí chung và lợi nhuận liên quan đến các hoạt động bán hàng hóa nhập khẩu tại Việt Nam: 
c.1) Trường hợp người nhập khẩu là đại lý bán hàng cho thương nhân nước ngoài thì khấu trừ khoản hoa hồng. Nếu trong khoản hoa hồng đã bao gồm các chi phí nêu tại điểm a và b khoản này thì không được khấu trừ thêm các khoản này; 
c.2) Trường hợp nhập khẩu theo phương thức mua đứt bán đoạn thì khấu trừ các khoản chi phí chung và lợi nhuận: Chi phí chung và lợi nhuận phải được xem xét một cách tổng thể khi xác định trị giá khấu trừ. Việc xác định và phân bổ chi phí chung và lợi nhuận cho lô hàng nhập khẩu phải được thực hiện theo các quy định và chuẩn mực kế toán Việt Nam. 
2.5.4. Phương pháp trị giá khấu trừ: 
Các khoản được khấu trừ khỏi đơn giá bán hàng: 
Chi phí chung bao gồm các chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp phục vụ cho việc nhập khẩu và bán hàng hóa trên thị trường nội địa, như: Chi phí về tiếp thị hàng hóa, chi phí về lưu giữ và bảo quản hàng hóa trước khi bán hàng, chi phí về các hoạt động quản lý phục vụ cho việc nhập khẩu và bán hàng. 
Căn cứ để xác định các khoản khấu trừ là số liệu được ghi chép và phản ánh trên chứng từ, sổ sách kế toán của người nhập khẩu, phù hợp với quy định, chuẩn mực của kế toán Việt Nam. Số liệu này phải tương ứng với những số liệu thu được từ những hoạt động mua bán hàng hóa nhập khẩu cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại tại Việt Nam. 
2.5.4. Phương pháp trị giá khấu trừ: 
Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này bao gồm: 
a) Hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn giá trị gia tăng theo quy định; 
b) Hợp đồng đại lý bán hàng nếu người nhập khẩu là đại lý bán hàng của người xuất khẩu. Hợp đồng này phải quy định cụ thể khoản phí hoa hồng mà người đại lý được hưởng, các loại chi phí mà người đại lý phải trả; 
c) Bản giải trình về doanh thu bán hàng và các chứng từ, sổ sách kế toán phản ánh các khoản chi phí nêu tại khoản 5 Điều này; 
d) Tờ khai hải quan và tờ khai trị giá hải quan của lô hàng được lựa chọn để khấu trừ; 
đ) Các tài liệu cần thiết khác để kiểm tra, xác định trị giá hải quan . 
2.5.5. Phương pháp trị giá tính toán: 
Trường hợp áp dụng: Nếu không xác định được trị giá hải quan theo các phương pháp trên thì trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá tính toán. 
2.5.5. Phương pháp trị giá tính toán: 
Chi phí này bao hàm cả các khoản chi phí sau: 
a) Các khoản điều chỉnh cộng 
b) Chi phí chung và lợi nhuận phát sinh trong hoạt động bán hàng hóa cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại với hàng hóa nhập khẩu đang xác định trị giá, được sản xuất ở nước xuất khẩu để bán hàng đến Việt Nam. Khoản lợi nhuận và chi phí chung phải được xem xét một cách tổng thể khi xác định trị giá tính toán. 
Chi phí chung bao gồm tất cả các chi phí trực tiếp hay gián tiếp của quá trình sản xuất và bán để xuất khẩu hàng hóa, nhưng chưa được tính toán theo quy định nêu tại điểm Các khoản điều chỉnh cộng 
2.5.5. Phương pháp trị giá tính toán: 
Chi phí này bao hàm cả các khoản chi phí sau: 
c ) Các chi phí vận tải, bảo hiểm và các chi phí có liên quan đến việc vận tải hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Các khoản điều chỉnh cộng. 
2.5.5. Phương pháp trị giá tính toán: 
Căn cứ để xác định trị giá tính toán: 
Là số liệu được ghi chép và phản ánh trên chứng từ, sổ sách kế toán của người sản xuất trừ khi các số liệu này không phù hợp các số liệu thu thập được tại Việt Nam. Số liệu này phải tương ứng với những số liệu thu được từ những hoạt động sản xuất, mua bán hàng hóa nhập khẩu cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại do người sản xuất tại nước xuất khẩu sản xuất ra để xuất khẩu đến Việt Nam. 
2.5.5. Phương pháp trị giá tính toán : 
Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này bao gồm: 
a) Bản giải trình của người sản xuất về các chi phí có xác nhận của người sản xuất về các chứng từ, số liệu kế toán phù hợp với bản giải trình này; 
b) Hóa đơn bán hàng của người sản xuất; 
c) Chứng từ về các chi phí. 
2.5.6. Phương pháp suy luận: 
Trường hợp áp dụng: Nếu không xác định được trị giá hải quan theo các phương pháp trên thì trị giá hải quan được xác định theo phương pháp suy luận, căn cứ vào các tài liệu, số liệu khách quan, có sẵn tại thời điểm xác định trị giá hải quan. 
2.5.6. Phương pháp suy luận: 
Trị giá hải quan theo phương pháp suy luận được xác định bằng cách áp dụng tuần tự và linh hoạt các phương pháp xác định trị giá hải quan nêu trên và dừng ngay tại phương pháp xác định được trị giá hải quan, với điều kiện việc áp dụng như vậy phù hợp với các quy định. 
2.5.6. Phương pháp suy luận: 
Khi xác định trị giá hải quan theo phương pháp này, người khai hải quan và cơ quan hải quan không được sử dụng các trị giá dưới đây để xác định trị giá hải quan: 
a) Giá bán trên thị trường nội địa của mặt hàng cùng loại được sản xuất tại Việt Nam; 
b) Giá bán hàng hóa ở thị trường nội địa nước xuất khẩu; 
c) Giá bán hàng hóa để xuất khẩu đến nước khác; 
d) Chi phí sản xuất hàng hóa, trừ các chi phí sản xuất hàng hóa được sử dụng trong phương pháp tính toán; 
đ) Trị giá tính thuế tối thiểu; 
e) Trị giá do cơ quan hải quan xác định không tuân theo nguyên tắc và các phương pháp xác định trị giá hải quan quy định, hoặc trị giá do người khai hải quan khai báo khi chưa có hoạt động mua bán hàng hóa để nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam; 
g) Sử dụng trị giá cao hơn trong hai trị giá thay thế để làm trị giá hải quan. 
2.5.6. Phương pháp suy luận: 
Một số trường hợp áp dụng linh hoạt các phương pháp xác định trị giá hải quan: 
a) Vận dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu tương tự. 
2.5.6. Phương pháp suy luận: 
b) Vận dụng phương pháp xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá khấu trừ bằng một trong các cách sau đây: 
b.1) Trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhập khẩu mà không xác định được đơn giá dùng để khấu trừ thì lựa chọn đơn giá được bán ra với số lượng lũy kế lớn nhất trong vòng 120 ngày kể từ ngày nhập khẩu của lô hàng được lựa chọn để khấu trừ; 
b.2) Nếu không có đơn giá bán lại của chính hàng hóa nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu giống hệt hay hàng hóa nhập khẩu tương tự cho người không có quan hệ đặc biệt với người nhập khẩu thì lựa chọn đơn giá bán lại hàng hóa cho người mua có quan hệ đặc biệt, với điều kiện mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến giá cả trong giao dịch mua bán. 
2.5.6. Phương pháp suy luận: 
c) Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định bằng trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu giống hệt đã được xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ hoặc phương pháp trị giá tính toán. 
d) Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định bằng trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu tương tự đã được xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ hoặc phương pháp trị giá tính toán. 
2.5.6. Phương pháp suy luận: 
Chứng từ, tài liệu: các chứng từ, tài liệu có liên quan đến việc xác định trị giá hải quan theo phương pháp đã được áp dụng linh hoạt để xác định trị giá hải quan quy định từ các phương pháp trên 
2.6. Miễn thuế xuất khẩu 
Hàng viện trợ không hoàn lại 
Hàng tạm nhập tái xuất, hàng tạm xuất tái nhập để dự hội chợ, triển lãm 
Hàng là tài sản di chuyển cuả tổ chức, cá nhân Việt Nam hay nước ngoài di chuyển vào Việt Nam hay đưa ra nước ngoài trong mức quy định 
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân người nước ngoài được hưởng tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao do Chính phủ quy định phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. 
Hàng hoá là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để gia công cho nước ngoài rồi xuất khẩu cho nước ngoài theo hợp đồng đã kí kết 
Hàng nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học và giáo dục, đào tạo trên cơ sở kế hoạch hàng năm đã được Bộ trưởng Bộ chủ quản duyệt . 
Hàng xuất khẩu, nhập khẩu cuả xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cuả bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh trong từng trường hợp đặc biệt cần khuyến khích đầu tư. Sau khi có sự thống nhất cuả Bộ tài chính, Uỷ ban nhà nước về hợp tác và đầu tư xét miễn thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu cho từng trường hợp cụ thể. 
Hàng xuất khẩu, nhập khẩu cuả xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cuả bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh trong từng trường hợp đặc biệt cần khuyến khích đầu tư. Sau khi có sự thống nhất cuả Bộ tài chính, Uỷ ban nhà nước về hợp tác và đầu tư xét miễn thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu cho từng trường hợp cụ thể. 
Hàng là quà biếu, quà tặng cuả các tổ chức, cá nhân nước ngoài cho các tổ chức, cá nhân cuả Việt Nam và ngược lại được miễn thuế theo mức quy định cuả Bộ Tài chính. 
Hàng nhập khẩu để bán hàng miễn thuế tại các đơn vị được cơ quan có thẩm quyền cho phép kinh doanh bán hàng miễn thuế phục vụ cho người xuất cảnh, các cơ quan đại diện nước ngoài và người nước ngoài ở Việt Nam. 
2.7. Hoàn thuế xuất, nhập khẩu 
Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam , đã kê khai và nộp thuế nhập khẩu theo thông báo nhưng hàng hoá vẫn còn nằm trong khu vực quản lý cuả cơ quan hải quan tại các cửa khẩu, biên giới sau đó được phép xuất khẩu. 
Hàng hoá xuất khẩu đã kê khai và nộp thuế, nhưng thực tế  không xuất khẩu nữa. 
Hàng hoá đã nộp thuế theo tờ khai nhưng thực tế xuất khẩu hoặc nhập khẩu ít hơn. 
Hàng hoá là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ xuất khẩu thành phẩm. 
Hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất, hàng tạm xuất khẩu để tái nhập được hoàn thuế tương ứng với số hàng hoá tái xuất khẩu hay tái nhập khẩu. 
Hàng hoá nhập khẩu cuả một số doanh nghiệp Việt Nam được phép nhập khẩu để làm đại lý giao, bán cho nước ngoài có đăng ký trước với Bộ tài chính thì được hoàn thuế nhập khẩu đối với số hàng thực bán để đưa ra khỏi Việt Nam. 

File đính kèm:

  • pptthue_chuong_2_thue_xuat_khau_thue_nhap_khau.ppt