Tóm tắt Luận án Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng chống sâu cuốn lá vừng antigastra catalaunalis (duponchel) (lepidoptera: pyralidae) tại Lộc hà, Hà Tĩnh
Ở Việt Nam các nghiên cứu về sâu hại vừng nói chung và sâu cuốn lá
vừng Antigastra catalaunalis còn rất ít, hầu như chưa có công trình nào đi
sâu nghiên cứu loài sâu cuốn lá vừng. Đây là loài côn trùng gây hại chính
đối với vừng trên toàn thế giới, là loài sâu hại thường xuyên và quan trọng
nhất, nó tấn công toàn bộ các giai đoạn phát triển trên mặt đất của cây vừng
từ khi vừng mọc mầm đến khi cây trưởng thành (Singh et al., 1985, 1986;
Singh, 2003; Egonyu et al., 2009).
Hà Tĩnh là một trong số ít vùng chuyên canh vừng ở Việt Nam. Để
góp phần tìm hiểu kỹ hơn về sinh vật học, sinh thái học, khả năng gây hại
của sâu cuốn lá vừng và đóng góp những dẫn liệu khoa học cho việc phòng
chống có hiệu quả. Chúng tôi triển khai thực hiện đề tài này.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng chống sâu cuốn lá vừng antigastra catalaunalis (duponchel) (lepidoptera: pyralidae) tại Lộc hà, Hà Tĩnh
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ——————————————— NGUYỄN ĐỨC KHÁNH ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC, SINH THÁI HỌC VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SÂU CUỐN LÁ VỪNG Antigastra catalaunalis (Duponchel) (Lepidoptera: Pyralidae) TẠI LỘC HÀ, HÀ TĨNH Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật Mã số: 62 62 01 12 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI, 2015 Công trình được thực hiện tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐẶNG THỊ DUNG Phản biện 1: PGS. TS. Phạm Thị Vượng Viện Bảo vệ thực vật Phản biện 2: PGS. TS. Trần Đình Chiến Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Đức Khiêm Hội Bảo vệ thực vật Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm Có thể tìm luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Ở Việt Nam các nghiên cứu về sâu hại vừng nói chung và sâu cuốn lá vừng Antigastra catalaunalis còn rất ít, hầu như chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu loài sâu cuốn lá vừng. Đây là loài côn trùng gây hại chính đối với vừng trên toàn thế giới, là loài sâu hại thường xuyên và quan trọng nhất, nó tấn công toàn bộ các giai đoạn phát triển trên mặt đất của cây vừng từ khi vừng mọc mầm đến khi cây trưởng thành (Singh et al., 1985, 1986; Singh, 2003; Egonyu et al., 2009). Hà Tĩnh là một trong số ít vùng chuyên canh vừng ở Việt Nam. Để góp phần tìm hiểu kỹ hơn về sinh vật học, sinh thái học, khả năng gây hại của sâu cuốn lá vừng và đóng góp những dẫn liệu khoa học cho việc phòng chống có hiệu quả. Chúng tôi triển khai thực hiện đề tài này. 2. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích Trên cơ sở những nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis, để xây dựng biện pháp quản lý chúng đạt hiệu quả kinh tế, ít ảnh hưởng đến thiên địch và bảo vệ môi trường. 2.2. Yêu cầu - Nghiên cứu xác định đặc điểm hình thái của sâu cuốn lá vừng Antigastra catalaunalis (Duponchel). - Nghiên cứu xác định đặc điểm sinh vật học của loài sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis. - Nghiên cứu xác định đặc điểm sinh thái học của loài sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis tại điểm nghiên cứu. - Khảo nghiệm hiệu lực một số loại thuốc bảo vệ thực vật phòng chống loài sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Những kết quả nghiên cứu của đề tài về loài sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis tình hình gây hại, đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học là những dẫn liệu rất có ý nghĩa khoa học. Các kết quả này là những tư liệu khoa học mới có thể sử dụng trong công tác nghiên cứu, viết giáo trình phục vụ công tác đào tạo. 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề về thành phần sâu hại vừng và một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis làm cơ sở để nhận biết chính xác khi quan sát sâu cuốn lá vừng ngoài thực tế, dự tính, dự báo kịp thời sự xuất hiện và gây hại của chúng; làm cơ sở để xây dựng biện pháp phòng chống sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis có hiệu quả, góp phần bảo vệ năng suất, phẩm chất hạt vừng và môi trường sống. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Loài sâu cuốn lá Antigastra catalaunalis (Duponchel) (Lepidoptera: Pyralidae) gây hại trên cây vừng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu về thành phần sâu hại và thiên địch sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis tại Lộc Hà, Hà Tĩnh. - Đề tài đi sâu nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học của loài sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis, khảo nghiệm hiệu lực một số loại thuốc bảo vệ thực vật trong phòng chống loài sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis là những nội dung chính được thực hiện trong thời gian từ năm 2010 - 2013 tại Lộc Hà, Hà Tĩnh. 5. Những đóng góp mới của đề tài - Loài sâu cuốn lá vừng Antigastra catalaunalis (Duponchel) lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam là loài sâu hại phổ biến, quan trọng trong số 21 loài sâu hại vừng tại Lộc Hà, Hà Tĩnh - Thu nhận được nhiều dẫn liệu mới có hệ thống và đầy đủ về đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá vừng. - Bổ sung cơ sở khoa học kỹ thuật cho biện pháp phòng chống sâu cuốn lá vừng tại Lộc Hà, Hà Tĩnh. 6. Cấu trúc của luận án Luận án được trình bày trong 104 trang, gồm: Mở đầu 4 trang, Tổng quan tài liệu 21 trang, Phương pháp nghiên cứu 20 trang, Kết quả và thảo luận 57 trang và 2 trang kết luận và đề nghị, với 27 bảng và 22 hình. Tham khảo 92 tài liệu, trong đó 24 tài liệu tiếng Việt và 68 tài liệu tiếng Anh. 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Sâu cuốn lá vừng (đục ngọn/đục quả) Antigastra catalaunalis là loài dịch hại trên cây vừng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Khả năng gây hại của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis rất lớn, có thể làm giảm 10 - 60% năng suất Singh (2003). Sâu cuốn lá vừng là nguyên nhân gây hại của 10 - 70% số lá, 34- 62% số hoa nụ và 10 - 44% số quả. Kết quả là làm giảm năng suất nghiêm trọng có thể lên tới 72% (Rai et al., 2001) Ở Việt Nam đã có nghiên cứu trên cây vừng với nhiều loài sâu hại, như các loài câu cấu, sâu cuốn lá vừng, sâu đục thân, sâu róm, rệp, bọ xít, sâu xanh, sâu đo, chúng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây vừng, từ đó làm giảm năng suất, phẩm chất vừng một cách đáng kể (Trần Văn Lài và cs., 1993). Chính vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của loài sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis sẽ có ý nghĩa khoa học và làm cơ sở thực tiễn đối với việc quản lý có hiệu quả loài sâu hại này. 1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước Theo Plantwise Knowledge Bank (2014) sâu cuốn lá (đục ngọn/đục quả) vừng Antigastra catalaunalis là loài dịch hại trên cây vừng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Singh et al. (1985, 1986), trong số những loài sâu hại trên cây vừng, sâu cuốn lá (đục ngọn/đục quả) A. catalaunalis (Dup.) là một trong những loài sâu hại nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến năng suất. Singh (2003) cho biết, sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis có thể làm giảm 10 – 60% năng suất. Còn các tác giả Rai et al. (2001) lại cho rằng, sâu cuốn lá vừng là nguyên nhân gây hại của 10 – 70% số lá, 34- 62% số hoa nụ và 10 – 44% số quả. Kết quả là làm giảm năng suất, thậm chí tới 72%. Nhiều công trình nghiên cứu khác cũng đều chỉ ra rằng, sâu cuốn lá (đục ngọn/đục quả) vừng A. catalaunalis là một trong những loài sâu hại nguy hiểm trên cây vừng (Chaudhry et al., 1989; Baskaran and Thangavelu, 1991; Egonyu et al., 2009; Shrivastava et al. (2002). Theo Biswas and Das (2011), ở Bangladesh, người ta áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) để hạn chế sâu hại chủ yếu trên cây có dầu nói chung và trên cây vừng nói riêng rất có hiệu quả. 4 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam, theo Viện BVTV (1976), có 28 loài sâu hại trên cây vừng. Cho đến nay đã biết sâu hại vừng ở Việt Nam có 39 loài thuộc 5 bộ: cánh vảy, cánh cứng, cánh nửa, cánh tơ, cánh giống. Trần Ngọc Lân và cs. (2005), tại Yên Thành và Nghi Lộc đã thu thập được 32 loài sâu hại, trong đó chủ yếu là sâu hại thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) có tới 17 loài. Ở Việt Nam, hầu như chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis. Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Điều tra sâu hại vừng và thiên địch của chúng, diễn biến mật độ sâu cuốn lá vừng dưới ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái tại Lộc Hà, Hà Tĩnh. - Nuôi sinh học sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis tại Phòng thí nghiệm Bộ môn Côn trùng, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh. Đề tài được tiến hành từ năm 2010 đến năm 2013. 2.2. Vật liệu và dụng cụ và hóa chất nghiên cứu - Vật liệu: Các giống vừng thí nghiệm: giống vừng đen địa phương, vừng đen V36, vừng đen ĐV11, vừng đen Bình Thuận, vừng vàng V6. - Dụng cụ: Hộp thu mẫu, đĩa petri, vợt, bút lông, kim cắm côn trùng, ống nghiệm, bông thấm nước. Kính lúp cầm tay, kính lúp soi nổi 2 mắt, máy ảnh kỹ thuật số, tủ khí hậu, nhiệt ẩm kế, dao, kéo, panh, lồng lưới, giấy hút ẩm, sổ ghi chép, bình phun thuốc. - Hóa chất: 4 loại thuốc bảo vệ thực vật (Victory 585EC, AnGun 5WG, Tango 800WG và V.K 16WP). 2.3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm hình thái của loài sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis - Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của loài sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis. - Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của loài sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis tại Lộc Hà, Hà Tĩnh. - Khảo nghiệm hiệu lực một số thuốc BVTV. phòng chống loài sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis tại Lộc Hà, Hà Tĩnh. 5 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis 2.4.1.1. Phương pháp thu bắt nhân nuôi sâu nguồn Thu sâu non tuổi lớn và nhộng sâu cuốn lá A. catalaunalis ở ruộng vừng về nuôi trong phòng thí nghiệm theo phương pháp nuôi tập thể (10 cá thể trong hộp nhựa hình khối chữ nhật có kích thước 20 × 10 × 10cm (dài×rộng×cao), trong có lót giấy hút ẩm và ngọn vừng sạch có quấn bông vào cuống giữ ẩm để làm thức ăn. Hàng ngày quan sát và thay thức ăn mới 2 ngày một lần cho đến khi chúng hóa nhộng. Thu nhộng, phân biệt đực cái và cho riêng rẽ vào hộp để thu trưởng thành, sau đó cho ghép đôi để thu trứng phục vụ nghiên cứu các nghiên cứu khác. 2.4.1.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis Quan sát mẫu vật của từng pha phát dục của sâu A. catalaunalis dưới kính lúp soi nổi để mô tả màu sắc, vân cánh và đo kích thước của 30 cá thể mỗi pha. 2.4.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis * Nghiên cứu tập tính hoạt động của ngài sâu cuốn lá vừng Thu sâu non tuổi lớn và nhộng ở ngoài đồng cũng như ở trong phòng thí nghiệm, cho vào hộp mica nuôi tập thể, đến khi vào nhộng, vũ hóa trưởng thành, quan sát đôi chân trước để xác định giới tính. Ghi chép số liệu để tính tỷ lệ vũ hóa, tỷ lệ đực cái. * Nghiên cứu tính ăn thêm và thời gian sống của trưởng thành, mỗi công thức bố trí 15 cặp trưởng thành trong lồng lưới có kích thước 35×35×40 (cm). Thí nghiệm theo dõi cho đến khi trưởng thành cái chết sinh lý. Ghi lại kết quả theo dõi để tính toán. * Nghiên cứu hoạt động sinh sản của trưởng thành dưới ảnh hưởng của yếu tố ăn thêm: Bố trí 15 cặp trưởng thành mới vũ hóa thả vào lồng lưới có kích thước 40×40×50cm (Dài×Rộng×Cao), trong có 2-3 cây vừng có chiều cao khoảng 15-20 cm và bông tẩm dung dịch mật ong 50%. Hàng ngày quan sát, tập tính giao phối, ăn uống và đẻ trứng cho tới khi chúng chết sinh lý. * Nghiên cứu sức đẻ trứng và nhịp điệu đẻ trứng: tương tự như thí nghiệm nghiên cứu hoạt động đẻ trứng, thu số liệu về số trứng đẻ của mỗi cặp, số trứng đẻ mỗi ngày của từng ngài cái. Tổng số cặp theo dõi: N=15. * Nghiên cứu tập tính hoạt động của sâu non cuốn lá vừng. Những quả trứng được đẻ cùng ngày thu riêng cho vào hộp petri có lót giấy thấm nước giữ ẩm. Theo dõi tỷ lệ trứng nở hằng ngày. 6 * Nghiên cứu tập tính hóa nhộng của sâu cuốn lá vừng: Quan sát tìm kiếm nhộng sâu cuốn lá vừng trên các bộ phận: lá, hoa, gốc cây vừng, bụi cỏ, vết nứt của đất. * Thời gian phát dục các pha của sâu cuốn lá vừng - Pha trứng: Theo dõi thời gian từ lúc mới đẻ đến khi trứng nở. Tổng số trứng theo dõi: N = 100 quả. - Pha sâu non: Những sâu non cho riêng rẽ vào hộp petri trong có búp vừng non làm thức ăn. Theo dõi thời gian lột xác từng tuổi. Thí nghiệm theo dõi cho đến khi sâu non hóa nhộng. Tổng có thể theo dõi N = 50 con. - Pha nhộng: Chọn những cá thể sâu non hóa nhộng cùng ngày (phân biệt đực, cái) cho vào hộp mica có kích thước 6×8 (cm), trong có lá vừng để che bớt ánh sáng. Ghi chép ngày vào nhộng, ngày hóa trưởng thành cho từng cá thể và số liệu nhiệt độ, ẩm độ trong thời gian thí nghiệm. N=30. - Trưởng thành: Ghép cặp những trưởng thành mới vũ hoá cùng ngày cho vào lồng lưới có kích thước 35×35×40(cm) trong có chậu cây vừng (2-3 cây với chiều cao khoảng 15-20 cm). Hàng ngày quan sát cho đến khi thấy xuất hiện quả trứng đầu tiên. Số cặp trưởng thành theo dõi N = 15. 2.4.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của sâu cuốn lá * Điều tra thanh phần sâu hại vừng và thiên địch của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis theo phương pháp tự do. Định kỳ mỗi tuần 1 lần. Thu tất cả những mẫu bắt gặp về nuôi tiếp để giám định. * Phương pháp nghiên cứu mức độ gây hại của sâu cuốn lá vừng theo giai đoạn sinh trưởng của cây vừng: Treo thẻ đánh dấu sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis gây hại trên ở một số giai đoạn sinh trưởng của cây vừng (cây con 1-2 lá, 3-5 lá, 6-8 lá, giai đoạn hoa-quả non, mỗi giai đoạn treo thẻ 20 cây. Cuối vụ thu năng suất để so sánh. * Nghiên cứu sự gây hại của sâu cuốn lá vừng dưới ảnh hưởng yếu tố ngoại cảnh: Theo phương pháp của Bộ Nông nghiệp và PTNT, (2010). + Nghiên cứu ảnh hưởng của giống vừng đến diễn biến mật độ sâu cuốn lá vừng: Thí nghiệm bố trí 5 công thức (tương đương 5 giống vừng). Diện tích mỗi ô thí nghiệm 25 m2, 4 lần nhắc lại. Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB). + Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến diễn biến mật độ sâu cuốn lá vừng: Thí nghiệm bố trí 4 công thức (CT) (25, 35, 45, 55 cây/m2) theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB). + Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến diễn biến mật độ sâu cuốn lá vừng: Thí nghiệm bố trí 3 công thức (CT) theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB). 7 + Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của tập quán canh tác đến mật độ sâu cuốn lá vừng: Thí nghiệm theo dõi tại 3 xã có tập quán luân canh khác nhau (Thạch Mỹ: (Ngô - Vừng - Ngô); Thạch Châu: (Lạc - Vừng - Khoai lang) Thạch Bằng: (Dưa hấu - Vừng - Ngô)). * Nghiên cứu về ong ký sinh Elasmus sp. trên sâu cuốn lá vừng + Điều tra tỷ lệ ký sinh trên sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây vừng. Mỗi đợt điều tra thu ít nhất 30 cá thể, quan sát xác định số cá thể bị ký sinh bởi ong Elasmus sp. + Nghiên cứu điểm sinh học của ong ngoại ký sinh Elasmus sp. trên sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis: Các thí nghiệm nghiên cứu sinh học của ong ký sinh Elasmus sp. đều được nuôi trong ống nghiệm (kích thước: : 1,5cm, L: 10cm), hộp nhựa (kích thước: ×h = 8-10 × 10-12cm). Thời gian tiếp xúc giữa ong ký sinh Elasmus sp. và sâu non vật chủ A. catalaunalis là 24 giờ. Tách những cá thể đã có trứng ký sinh của ong Elasmus sp. trên cơ thể nuôi riêng để xác định các chỉ tiêu sinh học. + Thí nghiệm sức đẻ trứng của ong Elasmus sp. và số trứng được đẻ lên mỗi cá thể vật chủ Theo dõi 15 cặp ong Elasmus sp. mới vũ hóa, tiếp xúc với 5 sâu non vật chủ ... u hại vừng tại Lộc Hà, Hà Tĩnh ít phong phú (21 loài). Ít hơn 7 loài so với kết quả điều tra của Viện BVTV (1976) (bảng 3.10). 3.3.2. Mức độ gây hại của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis theo giai đoạn sinh trưởng của cây ký chủ tại Lộc Hà, Hà Tĩnh Sâu cuốn lá vừng gây hại ở giai đoạn cây con (1-2 lá), có thể gây mất năng suất. Giai đoạn hoa-quả non, chỉ 1 tổ sâu cuốn lá trên 1 cây, chúng làm thiệt hại đến 37,22%. Bảng 3.11. Mức độ gây hại của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis theo giai đoạn sinh trưởng của cây vừng đến năng suất vụ hè thu năm 2012 tại Lộc Hà, Hà Tĩnh Giai đoạn sâu A. catalaunalis gây hại Vụ xuân – hè Vụ hè – thu Năng suất Giảm so với đối chứng Năng suất Giảm so với đối chứng (Tạ/ha) (%) (Tạ/ha) (%) Đối chứng 7,71 7,37 Cây con 1-2 lá 0 100 0 100 3-5 lá 6,31 18,16 5,96 19,13 6 - 8 lá 5,99 22,31 5,79 21,44 Hoa - quả non 4,84 37,22 4,90 33,51 LSD 0,05 0,16 0,19 CV% 3,5 4,4 Ghi chú: Trong phạm vi cùng cột, các giá trị mang cùng chữ cái chỉ sự sai khác không có ý nghĩa ở mức α ≤ 0.05, Giống vừng V6, mật độ trồng: 30cây/m2. 3.3.3. Tình hình gây hại của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis dưới ảnh hưởng của một số yếu tố ngoại cảnh 3.3.3.1. Ảnh hưởng của giống vừng đến diễn biến mật độ sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis Kết quả trên cho thấy khả năng chống chịu sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis của giống vừng đen địa phương là rất cao, tiếp đó là 2 giống vừng đen Bình thuận và vừng vàng V6. 17 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 3 -5 lá Làm nụ Quả non Giai đoạn ST Mật độ (con/m2) Vừng đen địa phương Vừng đen V36 Vừng vàng V6 Vừng đen Bình thuận Vừng đen ĐV11 Hình 3.2. Mật độ sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis trên các giống vừng khác nhau vụ xuân-hè năm 2013 tại Lộc Hà, Hà Tĩnh Hai giống còn lại là giống vừng đen V36 và vừng đen ĐV11 có tỉ lệ nhiễm sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis cao hơn. Kết quả được trình bày tại hình 3.2. 3.3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến diễn biến mật độ sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis vụ xuân-hè năm 2013 tại Lộc Hà, Hà Tĩnh Mật độ trồng khác nhau, sự gây hại của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis cũng khác nhau; ở mật độ 45 cây/m2 bị sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis gây hại nặng nhất. Nên trồng vừng với mật độ 35 cây/m2 là hợp lý với mức sâu cuốn lá vừng gây hại trung bình, nhưng có năng suất cao nhất (Bảng 3.12). Bảng 3.12. Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến diễn biến mật độ sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis tại Thạch Bằng, Lộc Hà, Hà Tĩnh vụ xuân-hè 2013 Công thức thí nghiệm Mật độ cây vừng (cây/m2) Mật độ sâu (c/m2) ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây vừng Năng suất (TB) tạ/ha 3 - 5 lá Làm nụ hoa Ra hoa rộ - quả non Quả chắc CT.1 25 1,37d 3,26c 5,99c 2,09c 5,25 CT.2 35 1,99b 2,78d 9,10b 3,59b 6,53 CT.3 45 2,75a 5,54a 11,35a 6,63a 6,13 CT.4 55 1,61c 3,95b 4,08d 1,33d 4,67 LSD 0,05 0,12 0,25 0,17 0,14 - CV% 3,9 4,2 1,4 2,6 - Ghi chú: CT.4 ĐC (đối chứng): mật độ cây vừng 55 cây/m2; 18 3.3.3.3. Ảnh hưởng của phân bón đến diễn biến mật độ sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis tại Lộc Hà, Hà Tĩnh Phân bón có tác động đến mật độ sâu cuốn lá vừng, nên bón phân chuồng + phân vi sinh hạn chế sâu cuốn lá vừng, cho năng suất hơn. Bảng 3.13. Ảnh hưởng của phân bón đến mật độ sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis (Giống V36) vụ hè thu 2012 tại Lộc Hà, Hà Tĩnh STT Công thức bón phân Giai đoạn 3-5 lá Giai đoạn làm nụ hoa Giai đoạn ra hoa rộ Năng suất (Tạ/ha) 1 Đối chứng (Nông dân) 2,23c 9,4b 6,87c 5,35 2 Phân chuồng + NPK 3,43a 12,07a 13,17a 6,19 3 Phân chuồng + vi sinh 2,83b 8,23c 12,17b 6,75 LSD 0.05 0,49 0,79 0,67 - CV% 8,6 4,0 3,1 - Ghi chú: CT1- Đối chứng (bón theo nông dân) 4 tấn phân chuồng/ha CT2 - 4 tấn phân chuồng + 500 kg NPK (tỷ lệ 3:9:6) CT3- 4 tấn phân chuồng + 500 kg/ha vi sinh Sông Gianh 3.3.3.4. Ảnh hưởng của tập quán canh tác đến diễn biến mật độ sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis tại Lộc Hà, Hà Tĩnh Tập quán canh luân canh cây trồng khác nhau ít ảnh hưởng đến diễn biến mật độ sâu cuốn lá vừng tại Lộc Hà, Hà Tĩnh. Ở xã Thạch Mỹ (Ngô- Vừng-Ngô, có mật độ sâu cuốn lá vừng thấp nhất. Mật độ sâu cuốn lá vừng ở xã Thạch Châu và Thạch Bằng tương tự nhau (Hình 3.3). Hình 3.3. Diễn biến mật độ sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis vụ hè 2010 tại Lộc Hà, Hà Tĩnh (Giống vừng đen V36) (Ghi chú: (Thạch Mỹ: (Ngô - Vừng - Ngô); Thạch Châu: (Lạc - Vừng - Khoai lang); Thạch Bằng: (Dưa hấu - Vừng - Ngô)). 0 0,7 1,6 2,3 8,0 18,0 22,0 7,6 4,2 1,41,2 5,7 9,3 17,0 27,0 19,0 5,3 3,7 ,1 0,3 0,7 1,2 3,8 14,0 26,0 6,3 3,3 0 5 10 15 20 25 30 1-2 lá 3-5 lá 6-9 lá Bắt đầu ra hoa Hoa Hoa - Quả non Quả non Quả non - chắc xanh Quả già Quả chín M ật đ ộ sâ u (c on /m 2 ) Giai đoạn sinh trưởng Thạch Mỹ Thạch Châu Thạch Bằng 19 3.3.5. Kẻ thù tự nhiên của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis 3.3.5.1. Thành phần côn trùng và nhện bắt mồi trên sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis tại Lộc Hà, Hà Tĩnh Nghiên cứu mối quan hệ qua lại xác định và tạo nên hệ thống vật mồi - vật bắt mồi; vật chủ - vật kí sinh. Điều này rất quan trọng để làm sáng tỏ những đặc điểm của các mối quan hệ kí sinh - vật chủ (Vũ Quang Côn, 2007). Bảng 3.14. Thành phần thiên địch bắt mồi sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis năm 2010-2012 tại Lộc Hà, Hà Tĩnh STT Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ/Họ Mức độ phổ biến Bộ nhện lớn Aranea 1 Nhện sói Lycosa pseudoannulata Boes. Et Strand. Lycosidae ++ 2 Nhện linh miêu Oxyopes javanus Thorell Oxyopidae + 3 Nhện chân dài Tetragnatha mandibulata (Walckenaer) Oxyopidae - Bộ cánh nửa Hemiptera 4 Bọ xít hoa bắt mồi Eocanthecona furcellata Wolf Pentatomidae ++ Tổng số loài thu được: 4 Ghi chú: –: Rất ít phổ biến (< 20% độ thường gặp); +: Ít phổ biến (20-40%); ++: Trung bình phổ biến (> 40-60%); +++: Rất phổ biến (> 60%). Kết quả điều tra thành phần thiên địch bắt mồi trong 3 năm (2011- 2013) thu được 4 loài, trong đó 3 loài nhện lớn và một loài bọ xít bắt mồi. Hai loài có mức độ phổ biến trung bình là nhện sói Lycosa và bọ xít hoa Eucanthecona fuscilata (Wolf) và nhện sói Lycosa pseudoannulata Boes. Et Strand (bảng 3.14). 3.3.5.2. Thành phần côn trùng ký sinh trên sâu cuốn lá vừng năm 2010-2012 tại Lộc Hà, Hà Tĩnh Trong loài côn trùng ký sinh sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis thu thập được, thì loài ong ngoại ký sinh Elasmus sp. (Eulophidae) có mức độ phổ biến cao nhất (Bảng 3.15). 20 Bảng 3.15. Thành phần loài côn trùng ký sinh sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis năm 2010-2012 tại Lộc Hà, Hà Tĩnh TT Loài ký sinh Pha vật chủ bị ký sinh Mức độ phổ biến Bộ Hymenoptera Họ Braconidae 1 Apanteles hanoii Tobias et Long Sâu non + 2 Bracon sp. Sâu non - Họ Ichneumonidae 3 Trathala flavo-orbitalis Cameron Sâu non ++ Họ Chalcididae 4 Brachymeria sp. Nhộng - Họ Eulophidae 5 Elasmus sp. Sâu non +++ Ghi chú: -: Rất ít phổ biến (Tỷ lệ ký sinh <5%); +: Ít phổ biến (Tỷ lệ ký sinh 5- 10%); ++: Trung bình phổ biến (Tỷ lệ ký sinh >10-20%); +++: Rất phổ biến (>20%); 3.3.5.3. Một số nghiên cứu về ong ngoại ký sinh Elasmus sp. trên sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis * Thời gian phát dục các pha của ong ký sinh Elasmus sp. trên sâu A. catalaunalis Thời gian phát dục các pha tương ứng là trứng 1,32 ± 0,043 ngày. Ong non 3,65 ± 0,22 ngày; Nhộng 5,25 ± 0,25 ngày; Trưởng thành tiền đẻ trứng là 0,23 ngày (Bảng 3.16). Bảng 3.16. Vòng đời của ong ký sinh Elasmus sp. ở điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm (Nhiệt - ẩm độ trung bình 29,2◦C, 80%) Pha phát dục Số cá thể theo dõi Thời gian phát dục (ngày) Ngắn nhất Dài nhất Trung bình ± SE Trứng 50 1,0 1,5 1,32 ± 0,053 Ong non 30 2.5 4.5 3,65 ± 0,22 Nhộng 30 4,5 6,0 5,25 ± 0,25 Thời gian trước đẻ trứng 15 4,0h (0,15) 8,0h (0,33) 0,23 ± 0,043 Vòng đời 30 8,16 11,46 9,35 ± 1,55 Vòng đời của ong Elasmus sp. trung bình là 9,35 ± 1,55 ngày (Bảng 3.16). 21 * Sức đẻ trứng của ong Elasmus sp. Số liệu thí nghiệm cho thấy sức đẻ trứng ký sinh của ong Elasmus sp. rất cao (148,5 ± 2,8 quả/cái) trong suốt thời gian sống của trưởng thành ở điều kiện Nhiệt - ẩm độ trung bình: 29,2◦C; 80% (bảng 3.17). Bảng 3.17. Sức đẻ trứng của ong ngoại ký sinh Elasmus sp. trên sâu cuốn lá vừng (A. catalaunalis) Đợt thí nghiệm (2012) Số cặp ong theo dõi Sức đẻ trứng (quả/ con cái) Ít nhất Nhiều nhất Trung bình ± SE Tháng V/2012 20 (cặp) 78 165 148,5±2,8 Ghi chú: Nhiệt-ẩm độ trung bình: 29,2oC, 80%; Thức ăn cho ong trưởng thành: Mật ong 100% 3.4. Biện pháp phòng chống sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis bằng thuốc BVTV Kết quả đánh giá hiệu lực của 4 loại thuốc BVTV (Thí nghiệm trong điều kiện nhà lưới) vào thời điểm 5 ngày sau khi phun cho thấy, thuốc Victory 585 EC, Tango 800 WG và Angun 5WG đều có hiệu lực cao và tương đương nhau ở mức ý nghĩa α = 0,05 (đều trên 85%), cao hơn hẳn hiệu lực chế phẩm sinh học V.K16 WP (56,82%) (Bảng 3.18). Bảng 3.18. Hiệu lực thuốc bảo vệ thực vật trừ sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis trong điều kiện nhà lưới Công thức Tên thương phẩm Hoạt chất Liều lượng gr/lit/ha Hiệu lực thuốc sau phun (%) 1 ngày 3 ngày 5 ngày I Vitory 585EC Cypermethrin+ Chlorpyrifos 1lít/ha 38,89a 84,44a 89,58a II AnGun 5WG Emamectin benzoate 200gr/ha 37,78a 78,89a 85,56a III Tango 800WG Fipronil 30gr/ha 36,67a 81,11a 86,35a IV VK16WP B. thuringiensis 1kg/ha 24,78b 35,56b 56,82b V Đối chứng (nước lã) - 0,00 - - LSD 0,05 4,73 10,55 9,77 CV% 7,3 8,0 5,6 Ghi chú: - Số sâu thí nghiệm ở mỗi công thức: N = 30 con. - Lượng nước thuốc phun trên mỗi ô thí nghiệm: 1,5 lít, - Trong phạm vi cùng cột, các giá trị mang cùng chữ cái chỉ sự sai khác không có ý nghĩa ở mức p ≤ 0.05 22 Kết quả đánh giá hiệu lực 4 loại thuốc BVTV trừ sâu cuốn lá vừng (ngoài đồng) vào thời điểm 5 ngày và 7 ngày sau khi phun đều cho thấy, 3 loại thuốc hóa học (Victory 585 WP, Tango 800 WP, và Angun 5WP) đều cho hiệu lực cao và tương đương nhau (91,67 - 94,79% ở thời điểm 7 ngày sau khi phun), cao hơn hẳn chế phẩm V.K 16 WP ở mức p ≤ 0,05 (63,83%) (Bảng 3.19). Bảng 3.19. Hiệu lực thuốc BVTV trừ sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis ngoài đồng Công thức Tên thuốc Hoạt chất Liều lượng Hiệu lực thuốc (%) 3 ngày 5 ngày 7 ngày I Vitory 585EC Cypermethrin+ Chlorpyrifos 1lit/ha 60,46b 82,22a 94,79a II AnGun 5WG Emamectin benzoate 200gr/ha 69,59a 74,44a 91,67a III Tango 800WG Fipronil 30gr/ha 72,98a 79,36a 93,65a IV V.K16WP B. thuringiensis 1kg/ha 33,78c 53.38b 63,83b V Đối chứng (phun nước lã) - 0,0 - - - LSD 0,05 7,02 9,57 9,74 CV% 6,3 7,0 6,0 Trong phạm vi cùng cột, các giá trị mang cùng chữ cái chỉ sự sai khác không có ý nghĩa ở mức p ≤ 0.05. - Lượng nước thuốc phun 600lít/ha Tóm lại, với 4 loài thuốc đem khảo nghiêm. Trong đó có 2 loại thuốc hóa học đơn chất là Fipronil và Emamectin benzoate và 1 loại thuốc hỗn hợp với 2 hoạt chất Cypermethrin + Chlorpyrifos cùng với 1 chế phẩm sinh học B. thuringiensis đều cho kết quả phòng trừ sâu cuốn lá vừng đạt yêu cầu (bảng 3.19). 23 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận 1) Loài sâu cuốn lá vừng Antigastra catalaunalis (Duponchel) lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam so với tài liệu của Viện BVTV (1976). là loài phổ biến và quan trọng trong số 21 loài sâu hại vừng tại Lộc Hà, Hà Tĩnh. 2) Thời gian sống của trưởng thành cái loài sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis tương đối ngắn (2 đến 9 ngày), sức đẻ trứng giao động mạnh tùy thuộc vào yếu tố thức ăn thêm. Dung dịch mật ong 50% là thức ăn thêm tốt nhất cho trưởng thành cái đẻ trứng (116,0 quả/cái) so với ăn thêm dung dịch mật ong 10% (90,1 quả/cái) và sức đẻ trứng thấp nhất nếu chỉ ăn thêm nước lã (62,8 quả/cái) ở mức ý nghĩa α ≤ 0.05 điều kiện nhiệt, ẩm độ trung bình là 29,2oC và 75,1%. Tỷ lệ nở của trứng sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis cao (83%). Tỷ lệ vũ hóa trưởng thành cũng cao (88,1% - 91,0%). Tỷ lệ giới tính khá cân đối (1đực: 1,1cái trong điều kiện phòng thí nghiệm và 1đực: 1,23 cái ở điều kiện sâu thu từ ngoài đồng ruộng). Tỷ lệ sống sót thấp (40%). Vòng đời khá ngắn, trung bình 22,28 ± 3,16 ngày, thời gian phát dục của trứng, sâu non, nhộng và trưởng thành tiền đẻ trứng tương ứng là 3,04; 11,54; 4,65 và 3,38 ngày ở điều kiện nhiệt, ẩm độ trung bình là 29,2oC, 75,1% 3) Thành phần sâu hại vừng trong 3 năm (2010 – 2012) tại Lộc Hà, Hà Tĩnh tương đối phong phú, gồm 21 loài. Sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis phát sinh, gây hại trên cả vụ xuân hè và hè thu, gây hại chồi non, lá, cành, hoa, quả. Giai đoạn cây con (1-2 lá) bị hại, làm mất năng suất (cây chết). Gây hại nặng trên các giống vừng đen V36 và vừng đen VĐ11, vừng đen địa phương ít bị sâu cuốn lá vừng gây hại hơn. Phân bón có tác động đến mật độ sâu cuốn lá vừng. Bón phân chuồng + phân vi sinh có hiệu quả kinh tế và hạn chế tác hại. Mật độ trồng vừng khác nhau sự gây hại cũng 24 khác nhau; ở mật độ 45 cây/m2 bị sâu gây hại nặng nhất. Vậy nên trồng vừng với mật độ 35 cây/m2 là hợp lý để đạt năng suất tối ưu. Thành phần thiên địch sâu hại vừng nghèo nàn (4 loài bắt mồi, 5 loài ký sinh), trong đó, loài ong ngoại ký sinh Elasmus sp. trên sâu non sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis có mức độ phổ biến cao nhất. Ong ký sinh Elasmus sp. có vòng đời ngắn (9,35 ± 1,55 ngày); Tỷ lệ vũ hóa trưởng thành cao (81,1%); Tỷ lệ giới tính nghiêng về tính cái (1 đực: 1,5 cái). Mật ong 100% là thức ăn thêm tốt nhất cho trưởng thành ong Elasmus sp., sức đẻ trứng cao (148,5 ± 2,8 quả/cái); Số trứng đẻ lên mỗi vật chủ trung bình 3,75 quả. Tỉ lệ kí sinh cao (77,8%). Có thể sử dụng ong ngoại ký sinh Elasmus sp. sẵn có trong tự nhiên để phòng chống loài sâu hại này. 4) Ba loại thuốc hóa học (Victory 585 EC, AnGun 5WG, Tango 800 WG) và 01 chế phẩm sinh học (V.K 16 WP) khảo nghiệm đều có hiệu lực trừ sâu cuốn lá vừng cao. Đề nghị 1) Phòng chống sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis từ giai đoạn cây con cho đến thu hoạch và bảo tồn nguồn gen giống vừng đen địa phương 2) Khuyến khích phòng trừ bằng chế phẩm sinh học, hạn chế sử dụng thuốc hóa học nhằm duy trì các loài ký sinh thiên địch của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis 25 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ÐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ÐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Đức Khánh và Đặng Thị Dung (2012). Thành phần sâu hại vừng và diễn biến mật độ sâu cuốn lá Antigastra catalaunialis (Dup.) (Lep.: Pyralidae) năm 2010, 2011 tại Lộc Hà, Hà Tĩnh, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 10(1): 25 - 33. 2. Nguyễn Đức Khánh, Nguyễn Thị Trà Giang và Đặng Thị Dung (2013). Một số đặc điểm sinh học của sâu cuốn lá vừng Antigastra catalaunalis (Duponchel) (Lepidoptera: Pyralidae), Tạp chí Khoa học và Phát triển, 11(5): 614 - 620.
File đính kèm:
- tom_tat_luan_an_dac_diem_sinh_vat_hoc_sinh_thai_hoc_va_bien.pdf