Tóm tắt Luận án Giải pháp quản lý mạng lưới đường các đô thị loại I thuộc tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng theo hướng giao thông xanh (nghiên cứu ứng dụng tại thành phố Nam Định)

Đối với các đô thị sự gia tăng phát thải khí nhà kính thì nguyên nhân

quan trọng là sự gia tăng các phương tiện giao thông. Để giải quyết bài

toán khó khăn này các nước đã đưa ra những xu hướng mới trong giao

thông đô thị như hệ thống giao thông thông minh, hệ thống giao thông

xanh. Đối với nước ta là thành viên các nước tham gia Công ước khung

của Liên hợp quốc về chống biến đổi khí hậu (UNFCCC). Năm 2012,

Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng

xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến 2050. Vùng đồng bằng sông

Hồng hiện tại có 128 đô thị, trong đó có: 1 đô thị loại đặc biệt là Thủ đô

Hà Nội, 1 thành phố loại I trực thuộc Trung ương là thành phố Hải

Phòng, 2 thành phố loại I trực thuộc tỉnh là thành phố Nam Định và

thành phố Hạ Long , 6 thành phố loại II (Hải Dương, Hưng Yên, Thái

Bình, Ninh Bình, Vĩnh Yên, Bắc Ninh), 5 đô thị loại III và trên 100 đô

thị loại IV và V. Theo Quyết định 445/Ttg ngày 7/4/2009 và Quyết định

1659/TTg ngày 07/11/2012 các TP Loại II sẽ lên loại I đó là: Thành phố

Hải Dương, TP Vĩnh Yên, TP Bắc Ninh,TP Ninh Bình, TP Thái Bình,

TP Phủ Lý. Như vậy trong tương lai gần toàn vùng có 8 đô thị là loại I.

Cũng như các đô thị trong cả nước, các đô thị loại I vùng đồng bằng

sông Hồng công tác QLGT đang ngày càng phức tạp như GTCC vẫn

còn rất hạn chế, cơ sở hạ tầng GT tuy đã có bước phát triển nhưng chưa

đáp ứng yêu cầu phương tiện GTCN đang ngày càng gia tăng dẫn đến

gia tăng nguy cơ tắc nghẽn giao thông đô thị. Do đó đề tài “Quản lý

mạng lưới đường các đô thị loại I thuộc tỉnh vùng đồng bằng Sông

Hồng theo hướng giao thông Xanh ”là thật sự cần thiết và có ý nghĩa

khoa học.

pdf 27 trang dienloan 6320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Giải pháp quản lý mạng lưới đường các đô thị loại I thuộc tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng theo hướng giao thông xanh (nghiên cứu ứng dụng tại thành phố Nam Định)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Giải pháp quản lý mạng lưới đường các đô thị loại I thuộc tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng theo hướng giao thông xanh (nghiên cứu ứng dụng tại thành phố Nam Định)

Tóm tắt Luận án Giải pháp quản lý mạng lưới đường các đô thị loại I thuộc tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng theo hướng giao thông xanh (nghiên cứu ứng dụng tại thành phố Nam Định)
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI 
------------------------------------ 
NGUYỄN THỊ NGA 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG 
TRÌNHI 
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG CÁC ĐÔ THỊ 
LOẠI I THUỘC TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 
THEO HƯỚNG GIAO THÔNG XANH 
( NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TẠI THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH) 
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH 
MÃ SỐ: 62.58.01.06 
Hà Nội - Năm 2017 
Luận án được hoàn thành tại 
Người hướng dẫn khoa học 
Phản biện 1: 
Phản biện 2: 
Phản biện 3: 
Luận văn sẽ được bảo vệ trtưpớc Hội đồng chấm luận án cấp trường 
họp tại 
Vào hồi giờ ngày tháng năm 
Có thể tìm hiểi luận án tại Thư viện: 
1 
1 
PHẦN MỞ ĐẦU 
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 
Đối với các đô thị sự gia tăng phát thải khí nhà kính thì nguyên nhân 
quan trọng là sự gia tăng các phương tiện giao thông. Để giải quyết bài 
toán khó khăn này các nước đã đưa ra những xu hướng mới trong giao 
thông đô thị như hệ thống giao thông thông minh, hệ thống giao thông 
xanh. Đối với nước ta là thành viên các nước tham gia Công ước khung 
của Liên hợp quốc về chống biến đổi khí hậu (UNFCCC). Năm 2012, 
Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng 
xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến 2050. Vùng đồng bằng sông 
Hồng hiện tại có 128 đô thị, trong đó có: 1 đô thị loại đặc biệt là Thủ đô 
Hà Nội, 1 thành phố loại I trực thuộc Trung ương là thành phố Hải 
Phòng, 2 thành phố loại I trực thuộc tỉnh là thành phố Nam Định và 
thành phố Hạ Long , 6 thành phố loại II (Hải Dương, Hưng Yên, Thái 
Bình, Ninh Bình, Vĩnh Yên, Bắc Ninh), 5 đô thị loại III và trên 100 đô 
thị loại IV và V. Theo Quyết định 445/Ttg ngày 7/4/2009 và Quyết định 
1659/TTg ngày 07/11/2012 các TP Loại II sẽ lên loại I đó là: Thành phố 
Hải Dương, TP Vĩnh Yên, TP Bắc Ninh,TP Ninh Bình, TP Thái Bình, 
TP Phủ Lý. Như vậy trong tương lai gần toàn vùng có 8 đô thị là loại I. 
Cũng như các đô thị trong cả nước, các đô thị loại I vùng đồng bằng 
sông Hồng công tác QLGT đang ngày càng phức tạp như GTCC vẫn 
còn rất hạn chế, cơ sở hạ tầng GT tuy đã có bước phát triển nhưng chưa 
đáp ứng yêu cầu phương tiện GTCN đang ngày càng gia tăng dẫn đến 
gia tăng nguy cơ tắc nghẽn giao thông đô thị. Do đó đề tài “Quản lý 
mạng lưới đường các đô thị loại I thuộc tỉnh vùng đồng bằng Sông 
Hồng theo hướng giao thông Xanh ”là thật sự cần thiết và có ý nghĩa 
khoa học. 
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 
Đề tài nghiên cứu đề xuất các giải pháp QLMLĐB theo hướng GTX 
tại các đô thị loại I thuộc tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng nhằm đáp ứng 
giao thông nhanh chóng, an toàn, giảm khí phát thải và góp phần phát 
triển đô thị bền vững. 
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
- Tổng quan tình hình quản lý MLĐ theo hướng GTX trên thế giới 
và Việt Nam. 
2 
2 
- Đánh giá Thực trạng quản lý mạng lưới đường theo hướng giao 
thông xanh tại các đô thị loại I thuộc tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng. 
 - Xây dựng cơ sở khoa học quản lý mạng lưới đường đô thị theo 
hướng giao thông xanh cho các đô thị loại I thuộc tỉnh vùng đồng bằng 
sông Hồng. 
- Xác định các tiêu chí và tỷ lệ phương tiện giao thông trong quản lý 
mạng lưới đường theo hướng giao thông xanh cho các đô thị loại I thuộc 
tỉnh của vùng đồng bằng sông Hồng. 
- Lựa chọn giải pháp trong quản lý mạng lưới đường hướng tới giao 
thông Xanh của các đô thị loại I thuộc tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng 
 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu: Quản lý mạng lưới đường bộ theo hướng giao 
thông xanh 
Phạm vi nghiên cứu: 
- Về không gian: Đô thị loại I thuộc tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng 
. 
- Về thời gian: Đến năm 2025 
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đề tài thực hiện các phương pháp nghiên cứu; PP Phân tích- tổng 
hợp tài liệu và số liệu; PP điều tra, khảo sát; ;Phương pháp chuyên gia; 
PP kế thừa , PP so sánh đối chiếu; PP Dự báo, PP Tiếp cận hệ thống và 
PP thực chứng, ứng dụng 
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN 
CỨU 
* Ý nghĩa khoa học 
- Hệ thống hóa về lý luận Giao thông xanh và quản lý mạng lưới 
đường đô thị theo hướng giao thông Xanh . 
- Cung cấp nội dung cơ bản về quản lý mạng lưới đường đô thị theo 
hướng giao thông Xanh để làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy và 
nghiên cứu thuộc lĩnh vực quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị nói 
riêng và quản lý đô thị nói chung. 
* Ý nghĩa thực tiễn: 
- Đề xuất bổ sung một số điểm trong Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam 
về quy hoạch mạng lưới đường đô thị trên quan điểm giao thông Xanh. 
3 
3 
- Xác định cơ chế chính sách trong quản lý quy hoạch mạng lưới 
đường đô thị trên quan điểm giao thông Xanh . 
- Đề xuất bổ sung nhiệm vụ cho 2 phòng của sở Xây dựng và Sở 
Giao thông vận tải của các tỉnh và hoàn thiện cơ cấu tổ chức phòng 
Quản lý đô thị thuộc UBND thành phố các đô thị loại I vùng đồng bằng 
sông Hồng trong công tác quản lý mạng lưới đường theo hướng giao 
thông Xanh 
- Áp dụng những đề xuất vào thành phố Nam Định từ đó là cơ sở để 
tham khảo áp dụng đối với các đô thị loại I thuộc tỉnh trong cả nước 
7. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 
Luận án đề xuất một số điểm mới sau đây: 
- Xác định một cách hệ thống các đặc điểm của vùng đồng bằng sông 
Hồng trong mối quan hệ giữa quy hoạch với quản lý MLĐ đô thị theo 
hướng giao thông Xanh. Những đặc điểm đó có thể là tài liệu tốt giúp 
cho các lĩnh vực khác tham khảo. 
- Đề xuất hệ thống tiêu chí giao thông xanh cho các đô thị loại I thuộc 
tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng 
- Đề xuất cơ cấu tỷ lệ các phương tiện giao thông đối với các đô thị 
loại I thuộc tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng hướng tới giao thông xanh 
đến năm 2025 
- Đề xuất phân khu vực gắn với đặc điểm cấu trúc mạng lưới đường 
đô thị để có giải pháp quản lý theo hướng giao thông Xanh của các đô 
thị loại I thuộc tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng. 
- Đề xuất bổ sung một số điểm vào Quy chuẩn xây dựng 01/2008 và 
QCXD 07/2016 theo hướng giao thông xanh. 
- Đề xuất bổ sung nhiệm vụ cho 2 phòng của sở Xây dựng và hoàn 
thiện tổ chức cho phòng QLĐT các đô thị loại I thuộc tỉnh vùng đồng 
bằng sông Hồng 
- Đề xuất Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào quản lý quy MLĐ theo 
hướng giao thông xanh cho thành phố Nam Định 
8. GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN 
ÁN 
9. KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG LUẬN ÁN 
4 
4 
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kiến nghị, danh mục các công 
trình công bố kết quả nghiên cứu của đề tài luận án; danh mục tài liệu 
tham khảo; luận án gồm: 
Chương 1: Tổng quan về quản lý mạng lưới đường đô thị theo hướng 
giao thông Xanh 
Chương 2: Cơ sở khoa học quản lý mạng lưới đường theo hướng 
giao thông Xanh các đô thị loại I thuộc tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng 
Chương 3: Giải pháp quản lý mạng lưới đường theo hướng giao 
thông Xanh các đô thị loại I thuộc tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng. 
Luận án có 13 bảng và 59 hình và 20 sơ đồ. 
CHƯƠNG I 
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG ĐÔ THỊ 
THEO HƯỚNG GIAO THÔNG XANH 
1.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG ĐÔ THỊ 
THEO HƯỚNG GIAO THÔNG XANH TRÊN THẾ GIỚI 
1.1.1. Các đô thị ở các nước Bắc Mỹ 
a.Quy hoạch mạng lưới đường ở các thành phố Bắc Mỹ 
Các đô thị ở Bắc Mỹ gồm Hoa Kỳ và Canada đều gắn liền với sự 
hình thành và phát triển của các quốc gia đó với quá trình lịch sử trên 
300 năm. 
 Các thành phố của Hoa Kỳ . 
Sau chiến tranh giành độc lập từ Anh, mười ba thuộc địa Mỹ đã trở 
thành Hợp chúng quốc Hoa Kỳ năm 1783. [16] Các đô thị được xây 
dựng với mạng lưới đường khá hoàn chỉnh theo dạng ô bàn cờ là chủ 
đạo. Mạng lưới đường dạng ô bàn cờ là hình thức tổ chức giao thông và 
hạ tầng kỹ thuật đơn giản. Nếu mạng lưới đường này có thêm đường 
chéo như thủ đô Washington sẽ rất hiệu quả trong đi lại của người dân. 
Hình 1.1a Mạng 
lưới đường thành 
phố Sanfrancisco, 
Hoa Kỳ 
Hình1.1b. 
Mạng lưới 
đường thủ đô 
Washington – 
Hoa Kỳ 
5 
5 
 Các thành phố của Canada. 
 Các thành phố ở Canada cũng có lịch sử tương tự như ở Hoa Kỳ tuy 
nhiên do dân số nhỏ hơn nên sự phát triển cũng có những nét riêng. 
Trong quy hoạch tổ chức mạng lưới đường cũng tương tự như ở Hoa Kỳ 
với hình thức là các đường dạng ô bàn cờ. 
Một mạng lưới đường có sự phân cấp rõ ràng và tiện nghi là một hệ 
thống giao thông công cộng hoàn chỉnh có sự kết nối hết sức thuận tiện 
với các tuyến đường đi bộ và đi xe đạp riêng biệt 
b. Quản lý mạng lưới đường hướng đến giao thông xanh tại các đô thị 
Bắc Mỹ 
Từ những năm 1990 tại các nước Bắc Mỹ như Hoa Kỳ và Canada đã 
có xu hướng phát triển giao thông xanh. Một loạt các chủ đề được thảo 
luận và áp dụng trong thực tế như: Phát triển đô thị theo định hướng giao 
thông công cộng, xây dựng các Cộng đồng nở hoa, tạo nên các con 
đường xanh, các tuyến đường cao tốc xanh v.v. tăng cường giao thông 
công cộng và tổ chức tốt giao thông đi bộ và xe đạp 
1.1.2. Các đô thị ở các nước châu Âu. 
Cuộc cách mạng Công nghiệp vào thế kỷ thứ 17 và khoa học công 
nghệ ngày nay với nhiều nước đã đi đầu như Anh, Pháp Đức, Hà Lan, 
Đan Mạch, Thụy Điển trong lĩnh vực GTVT đô thị 
a.Quy hoạch mạng lưới đường các đô thị ở châu Âu 
Các đô thị châu Âu trải quá trình phát triển lâu đời nên mạng lưới 
đường cũng có quá trình phát triển qua nhiều giai đoạn với quy hoạch 
mạng lưới đường chủ đạo xuất phát từ một lõi trung tâm và lan tỏa dần 
nên mạng lưới đường có hình hỗn hợp có chỗ là hình nan quạt có tia sao, 
có chỗ là ô bàn cờ như thành cổ Rome – Italia và Toulouse – Pháp là các 
thành phố đại diện 
Một mạng lưới đường chủ đạo dành cho các phương tiện cơ giới 
thiếu sự phân cấp đã là một trở ngại lớn cho các thành phố cổ này. Tuy 
nhiên do xây dựng thêm các đường vành đai cao tốc cùng với việc tổ 
chức giao thông công cộng hiệu quả nên đã đáp ứng tốt bài toán giao 
thông trong và ngoài đô thị 
b.Quản lý mạng lưới đường hướng đến giao thông xanh tại các đô thị 
châu Âu. 
6 
6 
Trong lĩnh vực quản lý đô thị với nền công nghiệp phát triển, nhiều 
quan điểm mới cũng đã xuất hiện sớm như thành phố Vườn ở Anh, 
thành phố Sinh thái ở Hà Lan v.v.. Thành phố Xanh và giao thông xanh 
cũng đã được các nước rất quan tâm. Quan điểm chúng của các đô thị 
châu Âu là: 
- Xây dựng một mạng lưới GTCC kết hợp với một mạng lưới đường 
xe đạp hoàn chỉnh trong toàn thành phố hướng đến giao thông xanh 
nhằm giảm phát thải hiệu ứng nhà kính. Các thành phố châu Âu cũng đi 
tiên phong trong việc tổ chức các tuyến đường xe đạp và đi bộ riêng biệt 
rất hoàn chỉnh như thủ đô Paris, London, Amstecdam và nhiều thành 
phố khác ở châu Âu mà điển hình là thành phố Lund và các thành phố 
khác của Thụy Điển. 
Công tác quy hoạch giao thông gắn với quy hoạch sử dụng đất cũng 
đã được thực hiện và trở thành một yêu cầu trong quy hoạch giao thông 
và quy hoạch đô thị. Cùng với các vấn đề về quy hoạch thì các giải pháp 
như khuyến khích các phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch cũng là một 
xu thế như ở Hà Lan, Đan Mạch, .v.v. 
1.1.3. Các đô thị ở các nước châu Á 
a.Các nước phát triển ở châu Á 
Một số nước như Nhật bản, Hàn Quốc, Singpore có nền kinh tế phát 
triển và khoa học công nghệ tiên tiến nên giao thông đô thị đã có những 
thành tựu nổi bật vấn đề tắc nghẽn giao thông đã được giải quyết cơ bản. 
Trong việc xây dựng giao thông xanh có các giải pháp tương tự như đô 
thị ở các nước phát triển, tuy nhiên do mật độ dân số cao nên có sự 
khác nhau 
b. Đô thị ở các nước đang phát triển ở châu Á 
Hiện nay các thành phố như Malina (Philippine), Jakarta (Indonesia) 
nạn ùn tắc giao thông xảy ra thường xuyên, hệ thống giao thông công 
cộng không đáp ứng khi tốc độ gia tăng dân số ngày càng cao. Theo tổ 
chức Định cư liên Hợp Quốc, chỉ có 17% số đô thị tại các nước đang 
phát triển là đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển cơ sở hạ tầng đất đai 
với gia tăng dân số, còn lại đến 83% là phát triển thiếu sự ổn định và tự 
phát, trong đó vấn đề giao thông là một trong những trở ngại lớn. Sự 
khác biệt giữa các đô thị ở các nước phát triển với đô thị ở các nước đang 
phát triển chính là công tác quy hoạch và quản lý MLĐ đô thị. 
7 
7 
1.2. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG ĐÔ THỊ 
THEO HƯỚNG GIAO THÔNG XANH CÁC ĐÔ THỊ LOẠI I Ở VỆT 
NAM. 
1.2.1. Tổng quan quản lý mạng lưới đường các đô thị loại I trực 
thuộc Trung ương 
 Trong hệ thống đô thị ở nước ta hiện nay có 5 thành phố trực thuộc 
Trung ương gồm 2 TP Loại Đặc biệt là Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí 
Minh và 3 thành phố loại I gồm TP Hải Phòng, TP Đà Nẵng và TP Cần 
Thơ. 
a. Về Hiện trạng mạng lưới đường 
Các đô thị đều có cơ cấu mạng lưới đường được chia làm 3 khu vực: 
Khu vực 1 là khu vực trung tâm mạng lưới đường có mật độ cao, khu 
vực sát trung tâm mật độ đường thưa hơn và khu vực ngoại ô mật độ 
đường rất thấp. GTCC chiếm một tỷ trọng khá thấp ví dụ TP Hải phòng 
12%, TP Đà Nẵng 15% 
b. Về quy hoạch mạng lưới đường 
Các thành phố trực thuộc Trung ương theo Luật Quy hoạch được 
thực hiện quy hoạch mạng lưới giao thông và đây là quy hoạch chuyên 
ngành. Cả 3 thành phố nêu trên đều đã tiến hành quy hoạch giao thông 
thành phố. Đó là điều kiện quan trọng để quản lý mạng lưới đường tốt 
hơn. 
c.Về Tổ chức quản lý mạng lưới đường 
Là các thành phố trực thuộc trung ương do đó cơ cấu tổ chức về quản 
lý GTVT do sở GTVT trực tiếp quản lý và có sự phối hợp với sở Xây 
Dựng. Do đều là là TP Trực thuộc trung ương nên tính chủ động cao và 
sự phân cấp từ Trung ương đối với thành phố là tương đối rõ ràng. Các 
đơn vị chịu trách nhiệm quản lý công tác mạng lưới đường gồm: 
- Phòng Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng và Phát triển đô thị; Phòng 
Hạ tầng kỹ thuật thuộc Sở Xây dựng. 
- Phòng Quản lý vận tải, phương tiện, người lái và phòng Quản lý 
chất lượng công trình giao thông của sở Giao thông vận tải. 
- Phòng Quản lý đô thị của các quận và phòng Kinh tế - Hạ tầng của 
các huyện 
1.2.2. Tổng quan quản lý mạng lưới đường các đô thị loại I trực thuộc 
tỉnh. 
8 
8 
a. Hiện trạng mạng lưới đường 
Cũng như các thành phố trực thuộc trung ương do trải qua các thời 
gian nên hầu hết mạng lưới đường cũng chia làm 3 khu vực rõ rệt: 
 - Khu vực đô thị trung tâm với mạng lưới đường tương đối dày 
nhưng không có hệ thống đường đi bộ và xe đạp. 
- Khu vực phát triển tự phát với mạng lưới đường không theo quy 
hoạch, chất. Trong khu vực này có khu vực mới phát triển. Là các khu 
đô thị mới mạng lưới đường tương đối hoàn chỉnh nhưng vẫn thiếu hệ 
thống đường đi bộ xe đạp theo đúng tiêu chuẩn lượng đường không đáp 
ứng nhu cầu giao thông. 
- Khu vực các làng xóm mạng lưới đường thưa thớt, nhỏ hẹp chất 
lượng đường chưa đảm bảo 
b. Quy hoạch mạng lưới đường 
Theo báo cáo Bộ Xây Dựng các thành phố thuộc tỉnh cho đến nay 
đều tiến hành Điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2035 và tầm nhìn 
đến năm 2050 như TP Quy Nhơn- tỉnh Bình Định, hay Điều chỉnh quy 
hoạch chung thành phố Vinh tỉnh Nghệ An đến năm 2030 và tầm nhìn 
đến 2050. Trong đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung có Quy hoạch hệ 
thống giao thông làm cơ sở cho công tác quản lý mạng lưới đường đô  ... uy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao 
thông, khuyến khích người dân đi bộ và đi xe đạp hàng ngày, Chương trình 
Phủ xanh thành phố và các phương tiện GT sử dụng nhiên liệu sạchXây 
dựng một chiến lược giao thông có tầm nhìn dài hạn và chính sách quản lý 
nhất quán là những bài học kinh nghiệm để các đô thị loại I vùng ĐBSH học 
tập. 
2.4.2. Kinh nghiệm Quản lý mạng lưới đường hướng tới Giao thông 
xanh ở trong nước. 
Chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm về vấn đề này nhưng một số 
thực tiễn tốt hiện nay ở một vài thành phố có thể tham khảo. Như TP Hồ 
Chí Minh mở rộng không gian xanh đô thị kếthợp với tuyến BRT; sử 
dụng nhiên liệu sạch, hay Hà Nội tổ chức khu vực đi bộ tại trung tâm TP 
mà các đô thị khác có thể học tập áp dụng. 
CHƯƠNG III 
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG CÁC ĐÔ THỊ 
LOẠI I THUỘC TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 
THEO HƯỚNG GIAO THÔNG XANH 
3.1. QUAN ĐIỂM CHO VIỆC ĐỀ XUẤT 
Luận án đã đề xuất 6 quan điểm trong quản lý MLĐ theo hướng 
GTX đối với các đô thị Loại I thuộc tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng: - 
Đây là một phương pháp tiếp cận mới cần được đặt ra trong chiến lược 
phát triển của các thành phố trong tương lai và gắn với chiến lược quốc 
gia về tăng trưởng xanh (TTX) và ứng phó với biến đổi khí hậu 
(BĐKH); - Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa quản lý quy hoạch đô 
thị với quản lý quy hoạch mạng lưới đường đô thị và quy hoạch sử dụng 
đất với phát triển phương tiện giao thông; - Gắn với Quy hoạch tổng thể 
phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh trong vùng theo “Quy hoạch phát 
triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020” và “Định 
hướng quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến 
năm 2050”; - Cần ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến trong quy 
hoạch xây dựng mạng lưới đường và lựa chọn phương tiện vận chuyển 
17 
17 
hành khách phù hợp với điều kiện Việt Nam và của mỗi đô thị; - Là 
trách nhiệm của các cấp chính quyền, doanh nghiệp và của mỗi người 
dân trên tinh thần cùng chia sẻ trách nhiệm hướng tới một môi trường 
giao thông thân thiện; - Phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới, 
pháp luật Việt Nam và với điều kiện thực tiễn, đặc thù của mỗi đô thị. 
3.2. ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG TIÊU CHÍ GIAO THÔNG XANH CÁC 
ĐÔ THỊ LOẠI I THUỘC TỈNH VÙNG ĐÔNG BẰNG SÔNG HỒNG 
a. Dựa vào quan điểm của các nhà khoa học trên thế giới và trong nước 
về các tiêu chí đối với giao thông xanh 
b. Đúc kết kinh nghiệm của một số đô thị trên thế giới và trong nước về 
xây dựng giao thông xanh 
c. Dựa trên những đặc điểm của các đô thị cũng như các đặc điểm của 
mạng lưới đường bộ các đô thị loại I thuộc tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng 
và sự phát triển về kinh tế, xã hội trong những năm sắp tới đã được đề cập ở 
chương II, Luận án đề xuất hệ thống tiêu chí GTX cho các đô thị loại I thuộc 
tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng trên 3 cơ sở: 
- Hạ tầng giao thông 
- Phương tiện giao thông 
- Chính sách và tổ chức quản lý giao thông (hình 4) 
Hình 3.1.. Đề xuất hệ thống tiêu chí giao thông xanh cho các đô thị loại I 
vùng đồng bằng sông Hồng 
18 
18 
3.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG QUẢN LÝ MẠNG 
LƯỚI ĐƯỜNG THEO HƯỚNG GIAO THÔNG XANH CÁC ĐÔ 
THỊ LOẠI I THUỘC TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 
3.3.1.Đề xuất cơ cấu tỷ lệ phương tiện giao thông đối với các đô 
thị loại I thuộc tỉnh theo hướng giao thông xanh đến năm 2015 
- Theo Nghị quyết 1210 của UBTV Quốc hội . Đô thị loại I trực 
thuộc tỉnh có quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 500.000 người trở lên.. 
Như vậy đối với các đô thị loại I vùng đồng bằng sông Hồng có quy mô 
dân số không quá lớn. Theo kinh nghiệm của các nước và của các nhà 
khoa học và với đặc điểm của các đô thị loại I vùng đồng bằng sông 
Hồng đã giới thiệu ở chương II tác giả đề xuất cơ cấu tỷ lệ phương tiện 
GT như bảng 3.1 : 
 Bảng 3.1. Đề xuất của Luận án về cơ cấu tỷ lệ các loại phương tiện 
giao thông trong thành phố đến năm 2015. 
TT Loại phương tiện giao thông Tỷ lệ (%) 
1 Phương tiện GTCC là: Xe buýt trong đó 
có xe buýt nhanh và tắc xi 
30% 
2 Xe đạp 10% 
3 Xe máy 45% 
4 Các loại phương tiện khác 15% 
 Tổng cộng 100% 
3.3.2. Đề xuất phân khu vực gắn với đặc điểm mạng lưới đường 
để có giải pháp quản lý phù hợp 
Dù các đô thị đã được tiến hành quy hoạch nhưng những đặc điểm 
của mạng lưới đường đô thị phát triển lâu đời vẫn tồn tại với cấu trúc 
mạng lưới đường theo mỗi khu vực đó là: 
- Khu vực đô thị trung tâm 
- Khu vực đô thị phát triển mới 
- Khu vực ngoại thành bao gồm các làng xóm ven đô 
 Sơ đồ 3 khu vực luận án đề xuất được thể hiện ở (hình 3.3) 
 - Khu vực đô thị trung tâm – Màu đỏ – Khu vực 1 
 - Khu vực đô thị phát triển mới – Màu tím - Khu vực 2 
 - Khu vực làng xóm ven đô – Màu xanh lá cây - Khu vực 3 
19 
19 
Hình 3.2. Sơ đồ đề xuất phân khu trong quản lý MLĐ theo hướng 
giao thông xanh các đô thị loại I vùng đồng bằng sông Hồng 
a. Đề xuất quản lý mạng lưới đường theo hướng giao thông xanh đối 
với Khu vực trung tâm thành phố. 
 - Các trục đường chính thành phố tổ chức giao thông công cộng có 
các 
 tuyến xe buýt đi qua. 
Hình 3.3. Mặt cắt ngang đường trục khi chưa có tuyến BRT và sau khi có 
tuyến BRT 
- Cải thiện điều kiện đi bộ và đi xe đạp và tổ chức tốt mạng lưới 
đường xe đạp và đi bộ để gắn kết với các phương tiện giao thông công 
cộng. 
- Tổ chức tốt các bãi gửi xe đạp có mái che và không mái che nhằm 
tạo thuận lợi để hành khách tham gia GTCC. 
b. Đề xuất quản lý mạng lưới đường theo hướng giao thông xanh đối 
với các khu vực đô thị phát triển mới 
Đây là khu vực chiếm diện tích lớn trong thành phố với những khu 
dân cư xây dựng tự phát do một thời gian dài công tác quản lý đô thị bị 
20 
20 
buông lỏng- Ở các khu dân cư xây dựng tự phát. Trong giai đoạn trước 
mắt có thể vẫn tồn tại một số khu vực chưa được cải tạo, nhưng trong 
định hướng phát triển của các đô thị sẽ dần được cải tạo nâng cấp để có 
điều kiện sống tốt hơn với các đường trong khu dân cư được cải tạo đáp 
ứng yêu cầu đi lại của người dân. Tại khu vực này luận án đề xuất giải 
pháp như sau: 
- Tổ chức lại giao thông trong khu vực theo các định hướng của quy 
hoạch 
- Ở các khu đô thị mới. Cần tổ chức các tuyến đường xe đạp đúng 
theo tiêu chuẩn của QCVN 07/2016. 
c. Khu vực ngoại thành với các làng xóm 
Luân án đề xuất tổ chức mạng lưới đường của khu vực ven đô như 
sau: 
- Có sự kết nối tốt giữa các trung tâm xã với trung tâm thành phố 
bằng 
hệ thống xe buýt 
- Tổ chức mạng lưới đường xe đạp để kết nối tốt với các tuyến xe 
buýt 
- Huy động người dân trồng cây xanh dọc theo các tuyến đường trong 
xóm và các tuyến đường xe đạp. 
3.3.3. Đề xuất bổ sung quy định trong Quy chuẩn xây dựng và phân 
cấp trong quản lý mạng lưới đường đô thị. 
a. Đề xuất bổ sung một số quy định trong Quy chuẩn xây dựng 
(QCVN 07/BXD 2016). 
i)Trong thành phố cần phải tạo nên mạng lưới đường xe đạp hoàn 
chỉnh để liên hệ thuận tiện giữa các khu nhà ở với nhau, cũng như khu 
nhà ở với các tuyến đường chính thành phố, các trạm đỗ xe công cộng. 
Hình 3.4. Đường ô tô, xe buýt và 
xe đạp với nhiều cây xanh 
21 
21 
ii)Các tuyến đường xe đạp cần được trồng cây xanh dọc tuyến loại 
cây có thân nhỏ, nhiều cành để tạo cảnh quan và bóng mát cho người đi 
xe đạp 
b. Đề xuất trong phân cấp quản lý mạng lưới đường đô thị 
Hiện tại công tác quản lý MLĐ đô thị do 3 đơn vị quản lý: Sở Xây 
dựng, Sở GTVT và phòng Quản lý đô thị. Vì vậy có những trồng chéo, 
để khắc phục tình trạng này luận án đề xuất: Những tuyến đường nằm 
trong phạm vi thành phố giao cho UBND thành phố quản lý sẽ làm cho 
trách nhiệm quản lý của các đơn vị trong thành phố cao hơn. 
3.3.4. Đề xuất hoàn thiện chức năng của Phòng Quản lý đô thị các 
đô thị loại I thuộc tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng. 
Hiện nay cơ cấu tổ chức của phòng QLĐT các đô thị loại I thuộc tỉnh 
vùng ĐBH có cơ cấu trực tuyến gồm 3 lãnh đạo phòng và dưới đó là các 
chuyên viên. Luận án đề xuất cơ cấu tổ chức như hình 3.4 sẽ hợp lý hơn 
vì có sự phối hợp giữa các chuyên viên trong một tổ chuyên môn 
3.3.5. Đề xuất một số giải pháp khác trong quản lý Mạng lưới 
đường hướng tới giao thông xanh 
Hình 3.5. Cơ cấu tổ chức phòng QLĐT vơi sự phân công rõ rang 
- Cùng với các giải pháp đề xuất mang tính chủ đạo nêu trên luận án 
cũng xin đề xuất một số giải pháp khác như: 
a. Tăng cường nhận thức của cộng đồng dân cư trong việc chấp 
hành luật lệ giao thông và tham gia giao thông 
b. Tăng cường sự phối hợp giữa các bên liên quan trong tổ chức 
quản lý giao thông. 
22 
22 
c.Tăng cường giám sát đánh giá môi trường giao thông trong các đô thị 
3.4. ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀO QUẢN LÝ 
MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG THEO HƯỚNG GIAO THÔNG XANH TẠI 
THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH 
3.4.1. Đề xuất phân 3 khu vực với đặc điểm của mạng lưới đường 
trong quản lý mạng lưới đường theo hướng giao thông xanh. 
Luận án đề xuất áp dụng phân 3 khu vực có đặc điểm mạng lưới 
đường khác nhau để có giải pháp quản lý mạng lưới đường khác nhau.a. 
Khu vực trung tâm thành phố Nam Định b.Khu vực giáp ranh nội, ngoại 
thị, làng xóm trong nội thành, nội thị c. Khu vực làng xóm ven đô. Mỗi 
khu vực có nét đặc trunwg khác nhau ví dụ các làng du lich sinh thái 
Hình 3.6. MLĐ thành phố Nam Định Những tuyến đường xe đạp 
đến năm 2025 tại các làng du lịch sinh thái 
3.4.2.Đề xuất chính quyền thành phố phát động “Chương trình phủ 
xanh đường phố” . 
3.4.3.Khuyến khích nhân dân sử dụng nhiên liệu sạch cho phương 
tiện giao thông hướng tới có chế tài trong kiểm soát phương tiện 
3.5. BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Từ kết quả nghiên cứu luận án bàn luận 5 vấn đề sau: 
1. Bàn luận về Hệ thống tiêu chí giao thông xanh cho các đô thị loại I 
thuộc tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng. 
2. Bàn luận về xác định tỷ lệ các loại phương tiên giao thông cho các đô 
thị loại I thuộc tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng. 
3. Bàn luận về phân khu vực trong quản lý mạng lưới đô thị dựa trên đặc 
điểm mạng lưới đường theo hướng giao thông xanh của các đô thị loại I 
thuộc tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng. 
23 
23 
4.Bàn luận về đề xuất một số quy định trong quy chuẩn xây dựng việt 
Nam và phân cấp quản lý mạng lưới đô thị theo hướng giao thông xanh các 
đô thị loại I thuộc tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng 
5. Bàn luận về cải tiến tổ chức phòng quản lý đô thị của các đô thị loại I 
thuộc tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
KẾT LUẬN. 
Việc nghiên cứu đề tài “Quản lý mạng lưới đường đô thị Loại I thuộc tỉnh 
vùng Đồng bằng sông Hồng hướng tới giao thông xanh” nhằm góp phần vào 
thực hiện Chương trình phát triển đô thị quốc gia và Chiến lược tăng trưởng 
xanh. Kết quả của Luận án đã đạt được với các nội dung cơ bản sau: 
1. Xác định một cách hệ thống các đặc điểm của vùng đồng bằng Sông 
Hồng trong mối quan hệ giữa quy hoạch với quản lý MLĐ đô thị theo 
hướng giao thông xanh. Đồng thời hệ thống hóa về mặt lý luận trong quản 
lý mạng lưới đường đô thị theo hướng giao thông xanh mà các nước trên thế 
giới đã thực hiện. Từ kinh nghiệm của đô thị các để xác định các nguyên 
tắc cơ bản trong quản lý mạng lưới đường theo hướng giao thông xanh. 
2. Luận án đã đề xuất hệ thống tiêu chí giao thông xanh với 15 tiêu chí 
thể hiện của 3 cơ sở : Hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông và chính 
sách và quản lý giao thông 
3. Căn cứ vào đặc điểm về cơ cấu không gian, về đặc điểm mạng lưới 
đường của các đô thị loại I thuộc tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng luận án đã 
đề xuất phân thành 3 khu vực để có các giải pháp quản lý mạng lưới đường 
theo hướng giao thông xanh. 
4. Luận án đã đề xuất tỷ lệ các loại phương tiện giao thông cho các đô 
thị loại I thuộc tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng theo cơ cấu: GTCC 25%- 
30%, xe đạp 15%, xe máy 45%, các loại giao thông khác 10% 
5.. Luận án đã nghiên cứu đề xuất bổ sung quy định đối với QCVN 
07/2016/BXD trong tổ chức mạng lưới đường xe đạp nhằm đảm bảo tính 
kết nối với các phương tiện giao thông công cộng trong thành phố. Đồng 
thời luận án cũng đã nghiên cứu đề xuất về việc phân cấp nhiều hơn cho các 
đô thị trong công tác quản lý mạng lưới đường đó là: Những tuyến đường 
nằm trong đô thị thì do chính quyền đô thị quản lý nhằm khắc phục trên một 
24 
24 
tuyến đường có quá nhiều cơ quan khác nhau quản lý dẫn đến trồng chéo và 
không làm rõ trách nhiệm. 
6. Từ kết quả đề xuất đối với các đô thị loại I thuộc tỉnh vùng đồng bằng sông 
Hồng luận án cũng đã đề xuất nghiên cứu áp dụng vào thành phố Nam Định . 
 KIẾN NGHỊ. 
Với mong muốn những kết quả đạt được của luận án có thể áp dụng vào 
trong thực tiễn tác giả xin có một số kiến nghị như sau: 
1/ Đề xuất đối với Bộ Xây Dựng . 
Trong quá trình lập quy hoạch mạng lưới đường hiện nay chưa quan tâm 
nhiều tới giao thông xanh vì vậy Hệ thống tiêu chí giao thông xanh cần 
được đưa vào trong công tác nghiên cứu quy hoạch mạng lưới đường nói 
riêng và quy hoạch đô thị nói chung. Do đó cần được xem xét trong các 
định hướng chiến lược của Bộ Xây dựng khi gắn giữa công tác quy hoạch 
với đô thị tăng tưởng xanh. Đặc biệt cần được đưa vào trong các Tiêu chuẩn 
và Quy chuẩn 
2/ Đối với Bộ Giao thông vận tải . 
Cần đưa vào trong chiến lược phát triển giao thông vận tải về cơ cấu tỷ lệ 
của các loại phương tiện giao thông đô thị như cơ cấu tỷ lệ của các đô thị 
loại I thuộc tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng như đề xuất của luận án : 
GTCC -25-30%, Xe đạp 15%, Xe máy 45% và các loại phương tiện khác là 
10%. Các đô thị căn cứ vào tỷ lệ này để có kế hoạch chuẩn bị về đất đai và 
nguồn vốn đáp ứng yêu cầu giao thông 
3./ Đối với chính quyền các đô thị loại I thuộc tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng 
- Cần nghiên cứu tổ chức phòng Quản lý đô thị thuộc ủy ban nhân dân 
thành phố với việc phân tổ chuyên môn theo nhiệm vụ chức năng mà phòng 
quản lý. Điều này giúp cho công tác điều hành rõ ràng và trách nhiệm của 
mỗi chuyên viên cụ thể hơn. 
- Trong nhiều nội dung để hướng tới giao thông xanh các đô thị có thể 
huy động người dân tham gia Chương trình phủ xanh thành phố . Làm tốt 
điều này sẽ làm cho thành phố xanh hơn, đẹp hơn và cũng là giải pháp ứng 
phó với BĐKH. Trồng nhiều cây xanh với sự tham gia của cộng đồng 
không phải là giải pháp tốn kém chỉ cần sự quyết tâm của chính quyền và 
sự đồng lòng của người dân. 
25 
25 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 
CỦA TÁC GIẢ. 
1. Nguyễn Thị Nga (2016)," Giao thông xanh và các vấn đề đặt ra đối với đô thị Việt Nam", Tạp chí 
Xây dựng- Bộ Xây dựng, số 2/2016. 
2. Nguyễn Thị Nga (2016), "Kinh nghiệm của quốc tế trong quản lý mạng lưới đường hướng tới giao 
thông xanh", Tạp chí Xây dựng- Bộ Xây dựng, số 3/2016. 
3. Nguyễn Thị Nga (2017), "Một số đề xuất phân cấp trong quản lý mạng lưới đường đô thị theo 
hướng giao thông xanh cho các đô thị loại I thuộc tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng", Tạp chí Xây dựng và 
Đô thị số 51+52/2017. 
4. Nguyễn Thị Nga (2017), "Đề xuất hệ thống tiêu chí giao thông xanh đối với các đô thị loại I thuộc 
tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng", Tạp chí Xây dựng - Bộ Xây dựng, số 2/2017. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_giai_phap_quan_ly_mang_luoi_duong_cac_do_thi.pdf