Tóm tắt Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp đến sử dụng đất và kinh tế nông hộ ở huyện Mỹ hào, tỉnh Hưng Yên

Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là

thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân

cư và các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.

Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ "Mục tiêu phát

triển đất nước Việt Nam đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp

theo hướng hiện đại". Nhằm đạt được mục tiêu trên, các địa phương trên cả nước

đã và đang đẩy mạnh thực hiện Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa (CNH - HĐH),

đặc biệt sự phát triển các khu công nghiệp (KCN) trong thời gian qua đã góp phần

đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, nhất là đối

với các tỉnh thuần nông. Tuy nhiên, việc phát triển các KCN đã gây áp lực rất lớn

cho nông nghiệp nông thôn, nhất là việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi

nông nghiệp nói chung và đất công nghiệp nói riêng đã kéo theo một loạt vấn đề

nảy sinh về kinh tế, lao động, việc làm, môi trường và an ninh xã hội.

Tính đến tháng 11/2013, cả nước có 289 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên là

82.403ha, trong đó có 185 KCN đã đi vào hoạt động và 104 KCN đang trong giai

đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản (Khuyết danh, 2013).

Tỉnh Hưng Yên với lợi thế là huyết mạch kết nối vùng kinh tế trọng điểm

trong khu vực đồng bằng sông Hồng, có vị trí giao thông thuận lợi, ngay sau khi

tái lập tỉnh, tỉnh đã tập trung cho chiến lược phát triển công nghiệp. Từ việc chủ

yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, đến nay, sản xuất công nghiệp trở thành

“xương sống” nền kinh tế. Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã xuất hiện nhiều khu

công nghiệp có quy mô lớn, tiêu biểu như: KCN Như Quỳnh (huyện Văn Lâm);

KCN Phố Nối A, KCN Phố Nối B, KCN Minh Đức (huyện Mỹ Hào); KCN thành

phố Hưng Yên. Sự xuất hiện nhiều KCN có quy mô lớn, hàng năm đóng góp lớn

nguồn thu ngân sách tỉnh và nâng chỉ số GDP toàn tỉnh đứng ở vị trí cao của miền

Bắc. Trong giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh

Hưng Yên đạt gần 12%; thu nhập bình quân trên 20 triệu đồng/người/năm. Đặc

biệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 13% năm 2006 xuống còn 3% năm 2010.

pdf 27 trang dienloan 5360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp đến sử dụng đất và kinh tế nông hộ ở huyện Mỹ hào, tỉnh Hưng Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp đến sử dụng đất và kinh tế nông hộ ở huyện Mỹ hào, tỉnh Hưng Yên

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp đến sử dụng đất và kinh tế nông hộ ở huyện Mỹ hào, tỉnh Hưng Yên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
TẠ TUYẾT THÁI 
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CHUYỂN ĐỔI 
ĐẤT NÔNG NGHIỆP SANG ĐẤT CÔNG NGHIỆP 
ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ KINH TẾ NÔNG HỘ 
Ở HUYỆN MỸ HÀO, TỈNH HƯNG YÊN 
 CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 
 MÃ SỐ : 62 85 01 03 
 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
HÀ NỘI - 2016 
Công trình hoàn thành tại: 
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
Ngƣời hƣớng dẫn: 1. PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THÀNH 
 2. TS. NGUYỄN ĐÌNH BỒNG 
Phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN THỊ VÒNG 
 Học viện Nông nghiệp Việt Nam 
Phản biện 2: PGS.TS. VŨ NĂNG DŨNG 
 Hội Khoa học đất Việt Nam 
Phản biện 3: TS. THÁI THỊ QUỲNH NHƢ 
 Tổng cục Quản lý đất đai 
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: 
 Học viện Nông nghiệp Việt Nam 
 Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2016 
Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: 
- Thƣ viện Quốc gia Việt Nam 
- Thƣ viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam 
1 
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 
Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là 
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân 
cư và các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. 
Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ "Mục tiêu phát 
triển đất nước Việt Nam đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp 
theo hướng hiện đại". Nhằm đạt được mục tiêu trên, các địa phương trên cả nước 
đã và đang đẩy mạnh thực hiện Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa (CNH - HĐH), 
đặc biệt sự phát triển các khu công nghiệp (KCN) trong thời gian qua đã góp phần 
đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, nhất là đối 
với các tỉnh thuần nông. Tuy nhiên, việc phát triển các KCN đã gây áp lực rất lớn 
cho nông nghiệp nông thôn, nhất là việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi 
nông nghiệp nói chung và đất công nghiệp nói riêng đã kéo theo một loạt vấn đề 
nảy sinh về kinh tế, lao động, việc làm, môi trường và an ninh xã hội. 
Tính đến tháng 11/2013, cả nước có 289 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên là 
82.403ha, trong đó có 185 KCN đã đi vào hoạt động và 104 KCN đang trong giai 
đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản (Khuyết danh, 2013). 
Tỉnh Hưng Yên với lợi thế là huyết mạch kết nối vùng kinh tế trọng điểm 
trong khu vực đồng bằng sông Hồng, có vị trí giao thông thuận lợi, ngay sau khi 
tái lập tỉnh, tỉnh đã tập trung cho chiến lược phát triển công nghiệp. Từ việc chủ 
yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, đến nay, sản xuất công nghiệp trở thành 
“xương sống” nền kinh tế. Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã xuất hiện nhiều khu 
công nghiệp có quy mô lớn, tiêu biểu như: KCN Như Quỳnh (huyện Văn Lâm); 
KCN Phố Nối A, KCN Phố Nối B, KCN Minh Đức (huyện Mỹ Hào); KCN thành 
phố Hưng Yên... Sự xuất hiện nhiều KCN có quy mô lớn, hàng năm đóng góp lớn 
nguồn thu ngân sách tỉnh và nâng chỉ số GDP toàn tỉnh đứng ở vị trí cao của miền 
Bắc. Trong giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh 
Hưng Yên đạt gần 12%; thu nhập bình quân trên 20 triệu đồng/người/năm. Đặc 
biệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 13% năm 2006 xuống còn 3% năm 2010. 
Tuy nhiên trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2010, Hưng Yên đã 
phải dành gần 6.000ha đất nông nghiệp cho việc phát triển kinh tế trên các lĩnh 
vực được coi là thế mạnh. Sau khi không còn đất canh tác, nhiều người dân chưa 
tìm được công việc mới phù hợp với sức lao động và trình độ. Gần 2.000 nông dân 
bị rơi vào cảnh thiếu việc làm, nhất là những lao động có độ tuổi trên 35 (Nguyễn 
Văn Chiến, 2010). 
2 
 Huyện Mỹ Hào là cửa ngõ của tỉnh Hưng Yên, nằm trên ngã ba giữa Quốc 
lộ 39A với Quốc lộ 5, là trục giao thông huyết mạch nối Hưng Yên với Thủ đô Hà 
Nội và thành phố cảng Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam. 
 Mỹ Hào là một trong những huyện có quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa 
nhanh. Trên địa bàn huyện đã hình thành các KCN lớn như: KCN Phố Nối A, 
KCN Phố Nối B, KCN Minh Đức Tính đến tháng 6 năm 2011, trên địa bàn 
huyện Mỹ Hào có 120 trên tổng số 160 dự án công nghiệp, dịch vụ đã đi vào sản 
xuất, kinh doanh thu hút khoảng trên 20.000 lao động. Trên 60% số lao động làm 
việc trong các doanh nghiệp là người địa phương. Ước tính, giá trị sản xuất công 
nghiệp - TTCN của huyện đạt 2.200 - 2.300 tỷ đồng, trong đó công nghiệp ngoài 
quốc doanh chiếm khoảng 50%, công nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 
chiếm trên 30%. số còn lại là từ sản xuất TTCN, làng nghề. Giá trị xuất khẩu hàng 
năm ước đạt 21,5 - 22 triệu USD (Khuyết danh, 2011). 
Cùng với việc phát triển các khu công nghiệp, việc chuyển đổi đất nông 
nghiệp sang đất xây dựng KCN ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên đã tác động 
không nhỏ tới tình hình sử dụng đất nông nghiệp và kinh tế nông hộ bị thu hồi đất 
nông nghiệp. Giải quyết vấn đề “hậu thu hồi đất”, nhất là ổn định và phát triển đời 
sống người nông dân là một bài toán khó đặt ra, không chỉ ở huyện Mỹ Hào, mà 
còn rất nhiều các địa phương khác trên cả nước. 
Để đánh giá mức độ chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp sang đất công 
nghiệp và ảnh hưởng của việc chuyển đổi này đến hiệu quả sử dụng đất nông 
nghiệp còn lại, nhằm đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp cho hiệu quả cao, 
ổn định và phát triển kinh tế nông hộ bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn 
huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông 
thôn là rất cần thiết và cấp bách hiện nay. 
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 
- Đánh giá ảnh hưởng của việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công 
nghiệp đến sử dụng đất nông nghiệp và kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp có đất bị 
thu hồi ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên; 
 - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển 
kinh tế nông hộ sau chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp sang đất công 
nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. 
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu 
- Đất nông nghiệp chuyển sang đất công nghiệp, diện tích đất nông nghiệp 
còn lại sau khi đã chuyển đổi một phần đất nông nghiệp sang đất công nghiệp trên 
3 
địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2005 - 2012; 
- Nông hộ và các vấn đề liên quan đến việc chuyển diện tích đất nông 
nghiệp sang đất công nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên giai 
đoạn 2005 - 2012; 
- Loại hình sử dụng đất nông nghiệp trước và sau chuyển đổi quỹ đất nông 
nghiệp sang đất công nghiệp, giai đoạn 2005 - 2012 và một số mô hình sử dụng 
đất nông nghiệp được lựa chọn trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. 
1.3.2. Thời gian và không gian nghiên cứu 
- Diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất công nghiệp và lao động, việc 
làm, kinh tế nông hộ bị thu hồi đất nông nghiệp để chuyển sang đất công nghiệp 
trên địa bàn huyện Mỹ Hào, giai đoạn 2005 - 2012; 
- Theo dõi, đánh giá hiệu quả mô hình sử dụng nông nghiệp tại các nông hộ 
thuộc 4 xã có diện tích chuyển đổi nhiều nhất, nóng nhất nằm cạnh trục đường 
quốc lộ 5A của huyện Mỹ Hào, đó là xã: Bạch Sam, Minh Đức, Phùng Chí Kiên, 
Dị Sử trong 2 năm 2012 và 2013. 
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI 
Đã chỉ ra được ảnh hưởng của việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công 
nghiệp đến cơ cấu diện tích của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp (tăng 6 kiểu 
sử dụng đất); Sử dụng nguồn kinh phí được nhà nước đền bù thu hồi đất cho đào tạo 
nghề để chuyển đổi nghề nghiệp, dồn điền đổi thửa, kể cả tích tụ ruộng đất (phát 
triển trang trại), đổi mới phương thức sản xuất (đầu tư khoa học, máy móc) để ổn 
định và phát triển kinh tế nông hộ bị thu hồi một phần diện tích nông nghiệp chuyển 
sang đất công nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên; 
Đề xuất được 5 mô hình sử dụng đất nông nghiệp cho hiệu quả cao, phù hợp 
với điều kiện ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên và khuyến cáo áp dụng cho các 
vùng có điều kiện tương tự để phát triển kinh tế nông hộ (mô hình: Lúa xuân - lúa 
mùa - bắp cải; Hành - cải xanh - bắp cải; Nhãn, ổi, xoài, chuối; Cá - vịt - cây ăn 
quả; Chuyên cá). 
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 
1.5.1. Ý nghĩa khoa học 
Đóng góp vào cơ sở khoa học về việc sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, hiệu 
quả, ổn định và phát triển kinh tế nông hộ bị thu hồi đất nông nghiệp của quá trình 
công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. 
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn 
Giúp nhà quản lý hoạch định chính sách hỗ trợ người nông dân bị thu hồi đất 
nông nghiệp nhanh chóng ổn định kinh tế hộ, giải quyết lao động, việc làm và khai 
4 
thác diện tích đất hợp lý, lựa chọn mô hình sử dụng đất thích hợp, hiệu quả sau khi 
chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp sang đất công nghiệp. 
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN ĐỔI ĐẤT NÔNG NGHIỆP SANG ĐẤT 
CÔNG NGHIỆP 
- Đất đai và sử dụng đất. 
- Cơ sở lý luận về sử dụng đất nông nghiệp. 
- Cơ sở lý luận về chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp. 
2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ NÔNG HỘ 
- Khái niệm nông hộ. 
- Kinh tế nông hộ. 
- Lao động và việc làm. 
2.3. CHÍNH SÁCH CHUYỂN ĐỔI ĐẤT NÔNG NGHIỆP SANG ĐẤT CÔNG 
NGHIỆP CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRONG KHU VỰC VÀ CÁC TỔ CHỨC 
QUỐC TẾ 
- Chính sách chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp của một số 
nước trong khu vực. 
- Chính sách chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp của các tổ 
chức quốc tế. 
- Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. 
2.4. CHUYỂN ĐỔI ĐẤT NÔNG NGHIỆP SANG ĐẤT CÔNG NGHIỆP Ở 
VIỆT NAM 
- Tình hình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp ở Việt Nam. 
- Ảnh hưởng của việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp đến 
kinh tế, xã hội, môi trường. 
2.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHUYỂN ĐỔI ĐẤT NÔNG NGHIỆP 
SANG ĐẤT CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 
- Tình hình nghiên cứu về chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp 
trên thế giới. 
- Các công trình nghiên cứu về chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công 
nghiệp ở Việt Nam. 
2.6. ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU 
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc xây dựng các 
khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị và trung tâm thương mại dịch vụ là 
tất yếu và buộc phải lấy vào diện tích đất nông nghiệp để xây dựng. Kết quả đã 
gây áp lực rất lớn cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến người nông 
5 
dân cả về phương thức sản xuất truyền thống, lao động, việc làm của nông hộ bị 
thu hồi đất... 
Vấn đề đặt ra là: giải pháp nào được áp dụng để bù lại phần quỹ đất nông 
nghiệp bị lấy đi mà vẫn đảm bảo an ninh lương thực, giải quyết công ăn việc làm 
để ổn định đời sống, phát triển kinh tế nông hộ. 
Xuất phát từ thực tiễn trên, nghiên cứu sinh thực hiện đề tài “Nghiên cứu 
ảnh hưởng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp đến sử dụng đất và 
kinh tế nông hộ ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên” hướng trọng tâm của đề tài nghiên 
cứu là khi diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất công nghiệp người nông dân bị 
mất đất thì đã gây những áp lực như thế nào cho số lao động nông nghiệp, họ phải 
tìm kiếm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp ra sao. Đồng thời người nông dân phải 
chuyển phương thức sản xuất nông nghiệp truyền thống sang đầu tư cho các loại hình 
sử dụng đất (các mô hình) để tăng hiệu quả kinh tế, bình ổn và phát triển kinh tế nông 
hộ. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu sẽ đề xuất các giải pháp bổ sung cho cơ chế chính 
sách khi thu hồi đất nông nghiệp và khuyến cáo người nông dân sử dụng phần 
diện tích đất nông nghiệp còn lại trong tương lai đạt hiệu quả kinh tế cao và bền 
vững trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nông nghiệp nông thôn tại huyện 
Mỹ Hào nói riêng và các địa phương có điều kiện tương tự nói chung. 
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 
 Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, đặc biệt là 4 
xã có diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi nhiều nhất, nóng nhất nằm cạnh trục 
đường quốc lộ 5A của huyện Mỹ Hào, đó là xã: Bạch Sam, Minh Đức, Phùng Chí 
Kiên, Dị Sử. 
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 
 - Thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài từ năm 2011 – 2016. 
 - Thời gian thu thập dữ liệu thứ cấp từ 2012 - 2013. 
 - Thời gian thu thập dữ liệu sơ cấp (điều tra nông hộ) năm 2012 và theo dõi, 
đánh giá hiệu quả các mô hình sử dụng đất nông nghiệp năm 2012 và năm 2013. 
3.3. ĐỐI TƢỢNG/VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 
 - Đất nông nghiệp chuyển sang đất công nghiệp, diện tích đất nông nghiệp 
còn lại sau khi đã chuyển đổi một phần đất nông nghiệp sang đất công nghiệp giai 
đoạn 2005 - 2012; 
- Kinh tế Nông hộ: lao động, việc làm, thu nhập.; 
- Các loại cây trồng, vật nuôi. 
6 
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
- Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Mỹ Hào. 
- Thực trạng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp ở huyện Mỹ 
Hào tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2005 - 2012. 
- Ảnh hưởng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp đến kinh tế 
xã hội và môi trường tại 4 xã nghiên cứu. 
- Ảnh hưởng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp đến sử dụng 
đất nông nghiệp huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2005 – 2012. 
- Đề xuất giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp và bình ổn kinh tế hộ 
sau chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp sang đất công nghiệp. 
3.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
3.5.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp 
Thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tài nguyên đất đai, 
môi trường, lao động, việc làm tại các phòng ban của UBND Mỹ Hào và UBND tỉnh 
Hưng Yên. 
3.5.2. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu 
Tiến hành điều tra thực tế tất cả 13 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mỹ Hào 
để có các thông tin, số liệu đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc chuyển đổi đất 
nông nghiệp sang đất công nghiệp. Nhất là, tập trung nghiên cứu sâu tại 4 xã, đó 
là: Phùng Chí Kiên, Dị Sử, Bạch Sam và Minh Đức. Đây là những xã bị tác động 
mạnh nhất của quá trình công nghiệp hóa trên địa bàn huyện Mỹ Hào và có diện 
tích đất nông nghiệp chuyển sang đất công nghiệp nhiều nhất, nóng nhất, đạt các 
tiêu chí của đề tài đặt ra. 
3.5.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp 
Sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn (phiếu điều tra nông hộ) để thu 
thập thông tin về tình hình sử dụng đất và kinh tế nông hộ như đời sống, việc làm, 
thu nhập của người dân bị ảnh hưởng trực tiếp của việc chuyển đổi đất nông 
nghiệp sang đất công nghiệp. 
3.5.4. Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 
3.5.4.1. Hiệu quả kinh tế 
- Giá trị sản xuất (GTSX); Chi phí trung gian (CPTG); Giá trị gia tăng 
(GTGT); Hiệu quả đồng vốn (HQĐV). 
3.5.4.2. Hiệu quả xã hội 
Mức độ thu hút lao động, hiệu quả giải quyết việc làm (Công lao động/ha); 
Giá trị ngày công lao động của các loại hình sử dụng đất (giá trị ngày công lao 
động (GTSX/Công LĐ, GTGT/Công LĐ). 
7 
3.5.4.3. Hiệu quả môi trường 
 Mức đầu tư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật; Kết quả phân tích chất 
lượng đất, nước của mô hình. 
3.5.4.4. Phương pháp phân cấp hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp 
Việc so sánh, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp dựa trên cơ sở kết quả 
phân tích, tổng hợp điều tra thực ...  hình này 
không gây ảnh hưởng lớn cho môi trường. LUT 2 lúa - 1 Màu và LUT Chuyên rau 
màu, do mức độ thâm canh cao và khả năng quay vòng nhiều lần/năm kết hợp sâu 
bệnh nhiều nên lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cũng tăng lên nhiều so 
với LUT 2 lúa. LUT cây ăn quả là LUT có tác dụng tốt với môi trường, tán lá che 
phủ lớn làm tăng thêm khả năng thấm và giữ nước cho đất, hạn chế hiện tượng rửa 
trôi xói mòn ở nơi có địa hình cao. LUT nuôi trồng thủy sản và VAC là những loại 
hình chuyển đổi từ diện tích trồng lúa không hiệu quả do quá trũng hay bị ngập 
úng, đây là loại hình sử dụng đất rất dễ gây tổn thương cho môi trường, đặc biệt là 
ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, các loại phế thải, nước thải từ chăn nuôi 
gia súc gia cầm và nuôi trồng thủy sản. 
4.4.2.4. Tổng hợp hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các loại hình sử 
dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Hào 
Đến năm 2012, hầu hết các loại hình sử dụng đất đều đem lại hiệu quả tốt 
hơn so với năm 2005. Nhìn chung hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường của tất cả 
các loại hình sử dụng đất đều cho cao hơn hẳn năm 2005, điều này cũng nói lên do 
quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp, người nông dân đã chú trọng đầu tư vào thâm 
canh các loại hình sử dụng đất tốt hơn để bình ổn và phát triển kinh tế hộ. 
4.4.3. Đánh giá hiệu quả các mô hình sử dụng đất nông nghiệp để đề xuất cho 
huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên 
4.4.3.1. Cơ sở để lựa chọn mô hình thử nghiệm sử dụng đất nông nghiệp huyện 
Mỹ Hào 
a) Những căn cứ 
 Kết quả nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường của các 
19 
loại hình, các kiểu sử dụng đất nông nghiệp năm 2005, 2012 trên địa bàn huyện 
Mỹ Hào; Định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của UBND huyện Mỹ Hào 
và khuyến cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên; Quỹ 
đất hiện tại của nông hộ để triển khai mô hình (tính cả diện tích tích tụ ruộng đất 
và kết quả của dồn điền đổi thửa của nông hộ). 
b) Tiêu chí mô hình được lựa chọn 
Về mặt kinh tế: sản phẩm cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường chấp nhận; 
Về mặt xã hội: mô hình sản xuất phải tạo ra nhiều việc làm, mang lại thu nhập 
cao, đảm bảo đời sống cho người lao động; Về mặt môi trường: mô hình sản xuất 
ít gây tác động xấu cho môi trường, không khí, đất đai, nguồn nước. 
c) Tiêu chí chọn hộ theo dõi mô hình 
Hộ gia đình nằm trong số hộ bị thu hồi đất nông nghiệp chuyển sang đất 
công nghiệp trong giai đoạn 2005 -2012, đang có sẵn mô hình sử dụng đất, có điều 
kiện về nhân lực, vốn đầu tư và có khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật mới. 
Riêng nhóm cây ăn quả, chọn các loại cây ăn quả đã trồng được trên 3 năm, đang 
ở độ tuổi cho thu hoạch. 
Sau khi tính toán xem xét, lựa chọn để đáp ứng cho các cơ sở nêu trên, đề 
tài chọn được 5 mô hình, tiến hành theo dõi 5 hộ/1 mô hình trong thời gian 2 
năm 2012, 2013 như sau: Mô hình 1: Lúa xuân - lúa mùa - bắp cải; Mô hình 2: 
Hành - cải xanh - bắp cải; Mô hình 3: Nhãn, ổi, xoài, chuối; Mô hình 4: Cá - vịt - 
cây ăn quả; Mô hình 5: Chuyên cá. 
4.4.3.2. Kết quả theo dõi đánh giá hiệu quả của 5 mô hình lựa chọn 
- Tính chất thổ nhưỡng, nông hóa đất 
Tính chất nông hóa học của đất canh tác của cả 3 mô hình (Mô hình 1: Lúa 
xuân - lúa mùa - bắp cải; Mô hình 2: Hành - cải xanh - bắp cải; Mô hình 3: Nhãn, 
ổi, xoài, chuối) đều có pH giao động từ chua đến ít chua, pHKCL giao động từ 5,12 
(mô hình 2 lúa - Bắp cải) đến 5,82 (mô hình Hành - cải xanh - bắp cải), hàm lượng 
OM% cho cao nhất ở mô hình 2 lúa - bắp cải, đạt 2, 34%, tiếp theo là mô hình Nhãn, 
ổi, xoài, chuối, đạt 2,08% , thuộc cấp nghèo và cho thấp nhất ở mô hình chuyên rau 
màu, đạt 1,82%; Hàm lượng lân tổng số và dễ tiêu đều thuộc cấp khá, giao động từ 
0,12 - 0,21%, và từ 15,4 -17,4 mg/100g đất; Hàm lượng K2O tổng số và dễ tiêu thuộc 
cấp khá, giao động từ 0,21 - 0,38%, và từ 16,5 -21,7 mg/100g đất. Như vậy, đây là 
loại đất phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái bình rất thích hợp với các loại 
cây trồng trong các mô hình được lựa chọn. 
20 
4.4.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của 5 mô hình 
a) Hiệu quả kinh tế 
- Tổng hợp kết quả tính toán cho thấy về GTSX, GTGT và CPTG: Mô hình 
cây ăn quả - Cá - Vịt có GTGT cao nhất, thấp nhất là mô hình 2 lúa - bắp cải 
(126,67 triệu đồng/ha), các mô hình còn lại khá đều. Mặc dù có lợi nhuận cao 
nhưng mô hình Cây ăn quả - Cá - Vịt CPTG rất cao (gấp khoảng 3 - 5 lần) so với 
ở các mô hình còn lại. Vì vậy, cần phải có vốn lớn và tiềm lực kinh tế nông hộ đủ 
mạnh mới thu được hiệu quả như mong đợi. 
- Hiệu quả đồng vốn: Mô hình Nhãn, ổi, xoài, chuối có HQĐV cao nhất (3,08 
lần). Mô hình cây ăn quả - cá - vịt cũng cho HQĐV khá cao (2,15 lần). 3 mô hình 
còn lại dù thấp hơn nhưng cũng ở mức khá (khoảng 1,3 lần). 
b) Hiệu quả xã hội 
- Về lao động, việc làm: Mô hình cây ăn quả - cá - vịt thu hút được nhiều 
công lao động nhất với 2.419 công/ha, thấp nhất là mô hình chuyên cá với 653 
công/ha. Các mô hình còn lại có lượng công lao động trong khoảng 1000 - 1200 
công lao động/ha. 
- Về giá trị của công lao động: Mô hình cây ăn quả - cá - vịt đem lại giá trị 
ngày công cao nhất đạt 218.259,61 đồng/công. Trong đó thấp nhất là mô hình 2 
lúa - bắp cải với giá trị ngày công là 127.306,53 đồng/công. Mô hình 2 lúa - bắp 
cải với giá trị ngày công chỉ ở mức trung bình nhưng lợi thế về đảm bảo an ninh 
lương thực, có tính ổn định, đòi hỏi kỹ năng sản xuất không cao, phù hợp với 
năng lực sản xuất của đa số các hộ nông dân. 
c) Hiệu quả môi trường 
Dựa vào các kết quả nghiên cứu thì phân cấp các chỉ tiêu về hiệu quả môi 
trường của các mô hình thể hiện ở bảng 4.7: Về chỉ tiêu thoái hóa đất thì có mô hình 
Nhãn, ổi, xoài, chuối không gây tác động (duy trì cải thiện được độ phì), 4 mô hình 
còn lại đều đạt ở mức có tác động ít đến thoái hóa đất; Về mức độ ô nhiễm nguồn 
nước thì có mô hình Hành - cải xanh - bắp cải và Nhãn, ổi, xoài, chuối không gây tác 
động, 3 mô hình còn lại có tác động ít. 
Để đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước, đề tài đã phân tích chất lượng 
nước trong ao và đầu nguồn thải của 2 mô hình VAC và chuyên cá. Kết quả cho 
thấy các chỉ tiêu sinh hóa nước trong ao nuôi đều nằm dưới ngưỡng cho phép theo 
21 
QCVN mức B1 làm nước tưới trong nông nghiệp, còn ở nước ao mô hình Cây - 
Cá - Vịt có hàm lượng NH4
+
, NO2
-
 và PO4
3- cao hơn theo với tiêu chuẩn cho phép 
ở mức B1. 
Bảng 4.7. Hiệu quả môi trƣờng của 5 mô hình sử dụng đất nông nghiệp 
Mô 
hình 
Mô hình SXNN Thoái hóa đất 
Ô nhiễm 
nguồn nước 
MH 1 2 lúa - bắp cải Có tác động ít Có tác động ít 
MH 2 Hành - cải xanh - bắp cải Có tác động ít Không gây tác động 
MH 3 Nhãn, ổi, xoài, chuối Không gây tác động Không gây tác động 
MH 4 Cây ăn quả - Cá - Vịt Có tác động ít Có tác động ít 
MH 5 Chuyên cá Có tác động ít Có tác động ít 
- Nhận xét chung về 5 mô hình đề xuất 
Tổng hợp hiệu quả của 5 mô hình sử dụng đất về hiệu quả kinh tế, xã hội, 
môi trường theo kết quả đã nghiên cứu cho thấy: Hầu hết các mô hình sử dụng 
đất nông nghiệp đều cho hiệu quả tốt. Mô hình 2 và 3 đạt mức hiệu quả cao; các 
mô hình còn lại đạt mức hiệu quả. Cũng từ kết quả này cho thấy sau khi đất 
nông nghiệp bị thu hồi, nếu người nông dân biết đầu tư công lao động, đủ kinh 
phí để đầu tư sản suất thì hiệu quả mang lại là không nhỏ góp phần nâng cao 
đời sống. 
4.4.4. Đề xuất loại hình sản xuất nông nghiệp trong tương lai ở huyện Mỹ Hào 
5 mô hình đề tài nghiên cứu là những mô hình mang lại hiệu quả cao, phù 
hợp với đặc điểm, tính chất vùng nghiên cứu. Là những mô hình cần được áp 
dụng trong tương lai nhằm hạn chế phần nào diện tích đất nông nghiệp ngày càng 
bị thu hẹp. 
4.5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ 
BÌNH ỔN KINH TẾ HỘ SAU CHUYỂN ĐỔI MỘT PHẦN DIỆN TÍCH 
ĐẤT NÔNG NGHIỆP SANG ĐẤT CÔNG NGHIỆP 
4.5.1. Giải pháp chuyển hƣớng nghề nghiệp và đào tạo nghề 
- Mở rộng mạng lưới đào tạo nghề tại địa phương phải gắn liền với nhu cầu 
sử dụng lao động tại chỗ của các doanh nghiệp. 
- Duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống, mở rộng cả về quy mô và 
chất lượng hiện có để giải quyết một phần lao động nông nghiệp mất việc làm. 
22 
4.5.2. Giải pháp tập trung thâm canh sản xuất các sản phẩm hàng hóa 
- Xây dựng cơ chế, chính sách duy trì và bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất 
trồng lúa để đảm bảo an ninh lương thực. 
- Rà soát và công bố hàng năm về diện tích, hiệu quả của các kiểu sử dụng 
đất cho người dân biết để điều chỉnh và áp dụng. 
4.5.3. Giải pháp ƣu tiên đầu tƣ vốn cho sản xuất nông nghiệp 
- Để thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp, cá nhân, chính quyền địa phương 
cần đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp của huyện. 
- Xây dựng các chính sách ưu đãi về đầu tư, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, 
khuyến khích thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. 
- Huyện Mỹ Hào cần đầu tư xây mới và cải tạo nâng cấp phát triển hệ thống 
chợ nông thôn, các địa điểm giao dịch mua bán nông sản và vật tư nông nghiệp. 
- UBND huyện Mỹ Hào tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cơ sở chế biến 
nông sản thực phẩm, tiêu thụ sản phẩm. 
- Giải quyết vấn đề thông tin đối với sản phẩm rau an toàn. 
- Miễn giảm thuế tích tụ đất nông nghiệp; miễn giảm thuế chuyển đổi mục 
đích sử dụng đất. 
4.5.4. Giải pháp khoa học kỹ thuật 
- Về ứng dụng khoa học kỹ thuật mới. 
- Về giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ. 
4.5.5. Giải pháp về quản lý đất đai 
- Cần đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa. 
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
5.1. KẾT LUẬN 
1) Huyện Mỹ Hào là huyện nằm trong trục kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải 
Phòng - Quảng Ninh, với lợi thế nằm trên QL5 và QL39A. Là huyện có tốc độ đô 
thị hóa, công nghiệp hóa đứng số 1 của tỉnh Hưng Yên, năm 2012 đất công nghiệp 
là 344,4ha, chiếm 48,82% tổng quỹ đất sản xuất kinh doanh của toàn huyện, tăng 
280,12ha so với năm 2005. Từ năm 2005 đến năm 2012, trên địa bàn huyện Mỹ 
Hào đã chuyển 235,68ha từ đất nông nghiệp sang đất công nghiệp, trong đó chủ 
yếu là đất trồng lúa. 
23 
2) Việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp đã làm thay đổi 
quan điểm sử dụng vốn đầu tư của nông hộ theo hướng hiệu quả và chuyển đổi 
nghề nghiệp, đào tạo nghề dẫn đến số lao động được qua đào tạo tăng, cơ cấu lao 
động của ngành nông nghiệp giảm, ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ 
tăng, cải thiện đời sống người nông dân, phát triển kinh tế hộ, cụ thể: 
- Về nguồn vốn được nhà nước bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp, 
người dân tập trung đầu tư cho cuộc sống hiện tại và đầu tư để phát triển tương lai. 
Trong đó đầu tư cho phát triển nông nghiệp là cao nhất (8,95 - 21,15% cho phát 
triển nông nghiệp, 7,35 - 8,98% cho con em học và đào tạo nghề, 5,88 - 12,32% 
cho dịch vụ và thương mại). 
- Về cơ cấu lao động năm 2012 so với năm 2005: Số lao động nông nghiệp 
giảm mạnh (giảm 5.614 lao động), ngược lại số lao động công nghiệp và dịch vụ 
thương mại tăng (số lao động công nghiệp tăng 7.895 lao động, số lao động dịch 
vụ thương mại tăng 2.488 lao động). Huyện đã đào tạo nghề cho 39.675 người, 
giải quyết việc làm cho 27.345 lao động với 19.325 lao động làm trong các khu 
công nghiệp chiếm 70,67% lao động có việc làm, ngoài ra tư vấn và giới thiệu cho 
1.659 lao động đi xuất khẩu nước ngoài. 
- Về tỷ lệ thu nhập của nông hộ: việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất 
công nghiệp đã làm thay đổi đáng kể tỷ lệ thu nhập của (nhóm) nông hộ bị thu 
hồi đất sản xuất nông nghiệp, cụ thể: trước khi chuyển đổi, nguồn thu nhập của 
nông hộ dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính, 36,30% (nhóm 1), 42,88% 
(nhóm 2), 42,69% (nhóm 3). Sau khi chuyển đổi thì tỷ lệ thu nhập của nông hộ 
từ nông nghiệp giảm mạnh, đặc biệt là nhóm 3 giảm từ 42,69% xuống còn 
3,29%. Ngược lại, nguồn thu nhập của nông hộ từ tiền lương làm việc trong các 
nhà máy chiếm trên 50% tổng thu nhập của hộ. Thu nhập từ thương mại, dịch vụ 
của hộ cũng tăng. 
3) Việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp đã làm thay đổi cơ 
cấu cây trồng, vật nuôi, tăng vốn đầu tư và khả năng ứng dụng thành tựu khoa học 
công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa đáp ứng nhu cầu 
thị trường và hiệu quả kinh tế, cụ thể: 
- Giai đoạn 2005 - 2012, huyện Mỹ Hào đã có sự chuyển dịch diện tích giữa 
các LUT để tăng hệ số và hiệu quả sử dụng đất. 
24 
- Năm 2005, trên địa bàn toàn huyện có 6 loại hình sử dụng đất, gồm 15 kiểu sử 
dụng đất thì năm 2012 có 21 kiểu sử dụng đất, tăng 6 kiểu (Lúa xuân - Lúa mùa - Bí 
xanh, Lúa xuân - Lúa mùa - Dưa bao tử, Lúa xuân - Lúa mùa - Cải xanh, Đậu tương - 
Cải xoong - Dưa chuột, Ngô bao tử - Đậu tương - Rau thơm, Cây - Cá - Vịt). 
- Việc tăng 06 kiểu sử dụng đất, trồng thêm 01 vụ đông và tăng diện tích ở 
một số kiểu sử dụng đất có hiệu quả diễn ra trong khoảng thời gian từ 2005 đến 
2012, đã khắc phục được hạn chế diện tích đất nông nghiệp có xu hướng bị thu 
hẹp do thu hồi đất để chuyển đổi sang đất công nghiệp. 
4) Căn cứ vào một số tiêu chí lựa chọn mô hình sử dụng đất nông nghiệp và 
kết quả đánh giá mô hình thực nghiệm trong 2 năm 2012 và 2013, đề tài đã lựa 
chọn được 5 mô hình tiêu biểu cho tương lai trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh 
Hưng Yên, cụ thể là: Lúa xuân - Lúa mùa - Bắp cải; Hành - Cải xanh - Bắp cải; 
Cây ăn quả; Cây ăn quả - Cá - Vịt; Chuyên cá. Hiệu quả kinh tế (GTGT) cho từ 
126,67 triệu/ha (mô hình 2 lúa - bắp cải) đến 527,97 triệu/ha (mô hình Cá - vịt - 
cây ăn quả); thu hút được 653 lao động/ha (mô hình chuyên cá) đến 2419 lao 
động/ha (mô hình Cá - vịt - cây ăn quả); và cho hiệu quả đồng vốn đầu tư từ 1,27 
lần (mô hình Hành - cải xanh - bắp cải) đến 3,08 lần (mô hình Cây ăn quả). 5 mô 
hình này phù hợp với điều kiện của địa phương và năng lực sản xuất của nông hộ. 
Đây cũng chính là 5 kiểu sử dụng đất đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông 
thôn, tỉnh Hưng Yên khuyến khích đầu tư phát triển. 
5) Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông 
hộ sau khi thu hồi đất nông nghiệp chuyển sang đất công nghiệp tại huyện Mỹ 
Hào, tỉnh Hưng Yên, đề xuất thực hiện đồng bộ 5 giải pháp nhằm nâng cao hiệu 
quả sử dụng đất và ổn định kinh tế nông hộ tại địa phương. 
5.2. KIẾN NGHỊ 
 Đề nghị ứng dụng 5 mô hình nghiên cứu của luận án trên địa bàn toàn huyện 
và các địa phương có điều kiện tương tự như Mỹ Hào để phát triển kinh tế nông 
hộ sau khi Nhà nước thu hồi một phần diện tích đất nông nghiệp. 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 
1. Tạ Tuyết Thái, Nguyễn Xuân Thành và Nguyễn Đình Bồng (2014). Đánh giá hiệu 
quả một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp sau khi chuyển đổi phần diện 
tích đất nông nghiệp sang đất công nghiệp ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. 
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 23: 85-90. 
2. Tạ Tuyết Thái, Nguyễn Xuân Thành và Nguyễn Đình Bồng (2014). Thực trạng 
chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp và hiệu quả sử dụng đất 
nông nghiệp sau chuyển đổi ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Tạp chí Khoa 
học và Phát triển, tập 12, số 8: 1240-1248. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_anh_huong_chuyen_doi_dat_nong_ngh.pdf