Tóm tắt Luận án Nghiên cứu bệnh vàng rụng lá cao su corynespora cassiicola (berk. & curtis) wei và biện pháp quản lý tổng hợp tại Bình Phước

Cây cao su (Hevea brasiliensis Mull-Arg) là cây trồng đa mục đích, có vai trò

rất lớn về mặt kinh tế, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng. Diện tích cao su

nước ta ngày càng tăng, là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu. Theo Tập đoàn

Cao su Việt Nam (2015), diện tích đến năm 2015 đạt 981,0 nghìn ha, tăng gấp đôi so

với năm 2000. Việt nam đứng thứ 1 thế giới về năng suất (1.695 kg/ha), thứ 5 về sản

lượng (1.017.000 tấn) và thứ 4 thế giới về xuất khẩu (1,14 triệu tấn) (ANRPC, 2015).

Bệnh vàng rụng lá cao su là một trong những đối tượng bệnh hại quan trọng

trên cây cao su. Nấm gây bệnh quanh năm ở tất cả các thời kỳ sinh trưởng của cây,

không những chỉ gây bệnh trên lá mà nấm còn gây bệnh trên cả cuống lá và chồi. Vết

bệnh trên lá là những đốm có hình tròn, màu xám đến xám nâu, xung quanh vết bệnh

có viền vàng, tại trung tâm vết bệnh đôi khi hình thành lỗ thủng hoặc vết bệnh là

những sọc màu đen có hình xương cá dọc theo gân lá. Nấm gây hại cho cây cao su từ

vườn ươm, nhân đến vườn kiến thiết cơ bản và vườn cây khai thác.

Bệnh vàng rụng lá cao su bắt đầu xuất hiện ở Bình Phước vào khoảng đầu

tháng 6 năm 2010, sau đó bệnh phát triển lây lan rộng với diện tích bị nhiễm lúc cao

điểm là 8.024 ha. Bệnh gây hại làm vườn cao su bị rụng lá, sinh trưởng phát triển

kém, năng suất mủ giảm, đối với cây bị nhiễm bệnh nặng có thể gây chết cây đặc biệt

là trong thời kì vườn ươm và kiến thiết cơ bản.

pdf 27 trang dienloan 6540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu bệnh vàng rụng lá cao su corynespora cassiicola (berk. & curtis) wei và biện pháp quản lý tổng hợp tại Bình Phước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu bệnh vàng rụng lá cao su corynespora cassiicola (berk. & curtis) wei và biện pháp quản lý tổng hợp tại Bình Phước

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu bệnh vàng rụng lá cao su corynespora cassiicola (berk. & curtis) wei và biện pháp quản lý tổng hợp tại Bình Phước
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT 
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC 
NGHIÊN CỨU BỆNH VÀNG RỤNG LÁ CAO SU Corynespora 
cassiicola (Berk. & Curtis) Wei VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TỔNG HỢP 
TẠI BÌNH PHƢỚC 
 Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật 
 Mã số: 9. 62. 01. 12 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP 
HÀ NỘI, NĂM 2018 
 Công trình đƣợc hoàn thành tại: 
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 
1. TS. Ngô Vĩnh Viễn 
2. PGS.TS. Nguyễn Xuân Hồng 
Phản biện 1:.................................................................................................. 
Phản biện 2: ................................................................................................. 
Phản biện 3:  
Luận án tiến sĩ đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại: 
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2018 
 Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: 
1. Thƣ viện quốc gia Việt Nam 
2. Thƣ viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 
3. Thƣ viện Viện Bảo vệ thực vật 
1 
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Cây cao su (Hevea brasiliensis Mull-Arg) là cây trồng đa mục đích, có vai trò 
rất lớn về mặt kinh tế, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng. Diện tích cao su 
nước ta ngày càng tăng, là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu. Theo Tập đoàn 
Cao su Việt Nam (2015), diện tích đến năm 2015 đạt 981,0 nghìn ha, tăng gấp đôi so 
với năm 2000. Việt nam đứng thứ 1 thế giới về năng suất (1.695 kg/ha), thứ 5 về sản 
lượng (1.017.000 tấn) và thứ 4 thế giới về xuất khẩu (1,14 triệu tấn) (ANRPC, 2015). 
Bệnh vàng rụng lá cao su là một trong những đối tượng bệnh hại quan trọng 
trên cây cao su. Nấm gây bệnh quanh năm ở tất cả các thời kỳ sinh trưởng của cây, 
không những chỉ gây bệnh trên lá mà nấm còn gây bệnh trên cả cuống lá và chồi. Vết 
bệnh trên lá là những đốm có hình tròn, màu xám đến xám nâu, xung quanh vết bệnh 
có viền vàng, tại trung tâm vết bệnh đôi khi hình thành lỗ thủng hoặc vết bệnh là 
những sọc màu đen có hình xương cá dọc theo gân lá. Nấm gây hại cho cây cao su từ 
vườn ươm, nhân đến vườn kiến thiết cơ bản và vườn cây khai thác. 
Bệnh vàng rụng lá cao su bắt đầu xuất hiện ở Bình Phước vào khoảng đầu 
tháng 6 năm 2010, sau đó bệnh phát triển lây lan rộng với diện tích bị nhiễm lúc cao 
điểm là 8.024 ha. Bệnh gây hại làm vườn cao su bị rụng lá, sinh trưởng phát triển 
kém, năng suất mủ giảm, đối với cây bị nhiễm bệnh nặng có thể gây chết cây đặc biệt 
là trong thời kì vườn ươm và kiến thiết cơ bản. 
Những nghiên cứu bước đầu về bệnh này ở Việt Nam đã được tiến hành, 
nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu sâu và thực hiện một cách có hệ thống về 
đặc điểm sinh học, sự tồn tại, lây lan và biện pháp phòng trừ. Đề tài “Nghiên cứu 
bệnh vàng rụng lá cao su Corynespora cassiicola (Bert. & Curt.) Wei và biện pháp 
quản lý tổng hợp tại Bình Phước” được thực hiện nhằm xây dựng cơ sở khoa học để 
đề xuất các biện pháp quản lý có hiệu quả bệnh vàng rụng lá cao su, góp phần phát 
triển ngành cao su bền vững. 
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 
2.1. Mục đích 
Xác định được nguyên nhân, đặc điểm sinh học, sinh thái và các yếu tố ảnh 
hưởng đến sự lan truyền bệnh vàng rụng lá cao su làm cơ sở khoa học xây dựng các 
giải pháp phòng chống có hiệu quả cho cây cao su tại Bình Phước. 
2.2. Yêu cầu 
- Xác định được nguyên nhân gây bệnh vàng rụng lá cao su tại Bình Phước 
- Xác định được đặc điểm sinh học, sinh thái của nấm gây bệnh vàng rụng lá 
cao su tại Bình Phước, các yếu tố ảnh hưởng đến phát sinh và gây hại của bệnh vàng 
rụng lá cao su. 
 - Đề xuất các biện pháp phòng chống bệnh có hiệu quả và thân thiện với môi 
trường. 
2 
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 
 Ý nghĩa khoa học: 
Bổ sung dẫn liệu về bệnh vàng rụng lá cao su, đặc điểm sinh học, sinh thái, sự 
tồn tại của nấm Corynespora cassiicola và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh, 
phát triển, gây hại của bệnh trong điều kiện tự nhiên làm cơ sở khoa học cho việc đề 
xuất các giải pháp phòng chống bệnh có hiệu quả. 
 Ý nghĩa thực tiễn 
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã khẳng định được nguyên nhân gây bệnh vàng 
rụng lá cao su, đồng thời làm sáng tỏ sự gây bệnh của nấm C. cassiicola hại cao su 
trong điều kiện sản xuất. 
Đề tài đã đề xuất quy trình tổng hợp phòng chống bệnh có hiệu quả và an toàn 
môi trường, góp phần phát triển bền vững ngành trồng cao su tại Bình Phước. 
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 
4.1. Đối tượng nghiên cứu 
- Nấm Corynespora cassiicola 
- Bệnh vàng rụng lá cao su 
4.2. Phạm vi nghiên cứu 
Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh vàng rụng lá cao su tại Bình 
Phước, đặc điểm sinh học, tính gây bệnh, phổ ký chủ của nấm C. cassiicola. 
Nghiên cứu quy luật phát sinh gây hại của bệnh tại Bình Phước và đề xuất quy 
trình quản lý bệnh tổng hợp. 
5. Những đóng góp mới của luận án 
- Bổ sung dẫn liệu khoa học mới về triệu chứng, đặc điểm sinh học, sự tồn tại 
của nấm C. cassiicola trên tàn dư lá bệnh và quá trình xâm nhiễm gây bệnh của nấm 
trên lá cao su. 
- Xác định được hậu bào tử của nấm C. cassiicola trong điều kiện in vitro. Xác 
định được thêm 12 cây trồng là ký chủ của nấm trong điều kiện tự nhiên trong đó có 
cây sắn là cây trồng xen phổ biến trên vườn cao su tiểu điền. 
- Bổ sung thông tin về diễn biến và các yếu tố ảnh hưởng tới phát sinh phát 
triển của bệnh vàng rụng lá cao su trên đồng ruộng. 
- Xác định một số chủng vi sinh vật đối kháng nấm C. cassiicola và sử dụng 
chúng để xử lý nguồn bệnh trên đồng ruộng. 
- Chỉ rõ thời điểm xử lý bệnh và hiệu quả hạn chế bệnh của các biện pháp 
phòng trừ, xây dựng và ứng dụng thành công quy trình quản lý tổng hợp bệnh vàng 
rụng lá trên cây cao su. 
6. Cấu trúc luận án 
Luận án gồm 156 trang, gồm phần mở đầu 4 trang; Chương 1. Cơ sở khoa học 
và tổng quan tài liệu (37 trang); Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu (23 
trang); Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (75 trang); Kết luận và kiến nghị 
2 trang với 40 bảng số liệu, 32 hình. Tham khảo 136 tài liệu, trong đó có 24 tài liệu 
tiếng việt, 112 tài liệu tiếng anh. 
3 
CHƢƠNG 1 
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 
Bệnh vàng rụng lá cao su là bệnh hại quan trọng trên cây cao su ở các vùng 
trên thế giới. Triệu chứng bệnh biểu hiện với mức độ khác nhau tùy thuộc vào giống, 
nguồn gốc cây giống cũng như các biện pháp canh tác, bảo vệ vườn cây. 
Các nghiên cứu trong nước và trên thế giới chỉ rõ bệnh vàng rụng lá cao su có 
khả năng lây lan nhanh và mức độ gây hại nặng nếu sử dụng cây giống đã nhiễm 
bệnh, cây giống mẫn cảm, kỹ thuật canh tác không được quan tâm (Chee, 1988, 
Fernando, 2010; Jill, 2016; Manju, 2011).. Ở nước ta, mặc dù đã có một số nghiên 
cứu về triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh nhưng chưa có nghiên cứu đầy đủ về diễn 
biến phát sinh, sự tồn tại cũng như thời điểm phòng trừ để hạn chế thiệt hại do bệnh 
gây ra. 
Do vậy, trong nghiên cứu này, các nghiên cứu tập trung xác định chính xác 
nguyên nhân gây bệnh, đặc điểm sinh học, sự tồn tại của nấm cũng như diễn biến 
phát sinh nhằm đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp bệnh vàng rụng lá có hiệu quả. 
1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc 
1.2.1. Triệu chứng, lịch sử phát hiện, phân bố bệnh rụng lá Corynespora 
cassiicola 
Bệnh rụng lá cao su do nấm Corynespora cassiicola gây ra đã được ghi nhận 
lần đầu trên cây cao su thực sinh tại Sierra Leone (châu Phi) năm 1936 (Wei, 1950). 
Tới nay nấm C. cassiicola đã lan truyền và gây hại ở tất cả các nước sản xuất cao su 
thuộc châu Á và châu Phi, gây tổn thất lớn cho sản xuất cao su. chưa ghi nhận được 
tại miền nam châu Mỹ (Déon et al., 2012). Triệu chứng bệnh biểu hiện trên cao su 
trồng tại vườn ươm và trồng tại vườn sản xuất, gây hại trên lá, trên chồi. Triệu chứng 
dễ nhận thấy là các vết bệnh dạng xương cá. Khi bệnh nặng lá chuyển thành màu 
vàng, sau đó chuyển sang màu nâu đồng và cuối cùng lá có thể bị rụng. 
1.2.1. Đặc điểm sinh học và sinh thái học của nấm Corynespora cassiicola 
(Berk. & Curtis) Wei. 
Nấm được mô tả đầu tiên bởi Berk. & Curtis 1868 với tên gọi 
Helminthosporium cassiicola, tới năm 1950 nấm được gọi là Corynespora cassiicola 
(Berk.& Curtis) Wei. 
Nuôi cấy trên môi trường, tản nấm phát triển có dạng hơi xốp, màu sắc tản nấm 
biến thiên từ màu xanh hơi vàng đến màu xám. Sợi nấm phân nhánh và có vách ngăn 
với bào tử phân sinh hình thành ở đầu sợi nấm. Hình dáng bào tử từ thẳng, cong, hình 
trụ. Bào tử nảy mầm sinh ra một hoặc vài ống mầm giữa các vách ngăn, nhưng 
thường thì ống mầm mọc ra từ tế bào cuối của bào tử (Chee, 1988; Peiris et al., 2015) 
Nấm có thể tồn tại tới 2 năm trên tàn dư cây trồng. Phổ kí chủ rộng của loài 
nấm này cũng tạo điều kiện cho sự sống sót của nấm. Nấm C. cassiicola có khả năng 
lây nhiễm chéo rất cao (Peiris et al., 2015). 
4 
Rất ít nghiên cứu ghi nhận sự hiện diện của hậu bào tử nấm C. cassiicola. 
Ricardo (2012) đã ghi nhận 6 mẫu tạo ra hậu bào tử trong cả hai điều kiện in vitro và 
in vivo trong tổng số 15 mẫu phân lập nấm C. cassiicola trên nhiều cây trồng như: 
Nghệ tây, sơ ri, bí xanh, đậu tương, cà chua, đu đủ, hoa ngũ sắc, xà lách Hậu bào 
tử được hình thành theo 3 cách: phần cuối sợi nấm (terminal), xen vào giữa sợi nấm 
(intercalary) và tạo dạng hình chuỗi (chain) với 5 hậu bào tử. 
Hình 1.3. Hậu bào tử tạo ra trong điều kiện in vitro và in vivo. 
A. tạo ra từ đầu sợi nấm; B và C. Tạo ra từ giữa sợi nấm; D. Tạo hình chuỗi 
 (Nguồn: Ricardo, năm 2012) 
1.2.3. Nghiên cứu về các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến sự phát sinh phát 
triển của bệnh trên đồng ruộng 
Các yếu tố môi trường như ẩm độ cao, nhiệt độ từ 28-30°C, trời nhiều mây với 
lượng mưa trung bình thuận lợi cho sự nảy mầm của bào tử nấm C. cassiicola. Sự 
phóng thích bào tử bắt đầu vào lúc 8 giờ sáng và đạt đỉnh cao vào 12h trưa, vào ban 
đêm bào tử phóng thích ít hoặc không có sự phát tán. Triệu chứng bệnh phát triển có 
liên quan đến lượng mưa, nhiệt độ và độ ẩm (Purwantara and Pawirosoemardjo, 
1991). Cao su trồng ở vùng thấp bị bệnh nặng hơn (Situmorang et al., 1984). 
1.2.4. Những nghiên cứu về các biện pháp quản lý tổng hợp bệnh vàng rụng 
lá cao su 
Sử dụng các dòng cao su kháng bệnh, cũng như trồng nhiều dòng hoặc đa dòng 
ở những vùng có nguy cơ lây bệnh cao (Ho et al., 1974). 
Tại các vườn cao su thiếu dinh dưỡng, hệ vi sinh vật đất suy giảm, nấm C. 
cassiicola có điều kiện phát triển gây bệnh và phát tán rất nhanh trong mùa mưa khi 
ẩm độ của không khí bão hoà. Bón đủ phân hữu cơ và NPK cho vườn cao su sẽ hạn 
chế bệnh phát triển (Liyanage, 1987). 
Manju (2011a) cho biết Trichoderma viride ức chế sự phát triển của nấm trong 
điều kiện invitro và ngoài đồng ruộng. T. harzianum, Bacillus subtilis và 
Pseudomonas fluorescens có hiệu quả ức chế nấm trong điều kiện invitro, chưa ghi 
nhận hiệu quả ở điều kiện đồng ruộng. 
5 
Jill (2016) cho biết khi sử dụng các hoạt chất: Propineb, Chlorothalonil và 
Copper hydroxide phun 4 lần (1 tuần/lần) trong điều kiện vườn ươm có hiệu quả giảm 
bệnh từ 92,51% tới 98,08%. 
Đối với cây cao su ở vườn sản xuất cần tiến hành phun thuốc ngay từ khi bệnh 
mới xuất hiện. Các loại thuốc như Mancozeb 0,2%, Carbenzim 0,05% hoặc Boocdo 
1% trong giai đoạn rụng lá sẽ cho hiệu quả phòng trừ bệnh (Manju, 2011; Fernaldo, 2012). 
1.3. Một số nghiên cứu trong nƣớc 
1.3.1. Triệu chứng, phân bố của bệnh vàng rụng lá cao su 
Bệnh vàng rụng lá cây cao su phát hiện lần đầu ở Việt Nam vào tháng 8 năm 
1999 tại Trạm Thực Nghiệm cao su Lai Khê thuộc Viện Nghiên cứu cao su Việt 
Nam. Từ cuối 2009 đến giữa năm 2010 do điều kiện thời tiết thuận lợi, mưa nhiều, 
bệnh vàng rụng lá đã phát sinh và gây hại trên diện tích lớn vườn cây cao su tại vùng 
Đông Nam Bộ và một số vùng Tây Nguyên. Nấm đã tấn công cả trên lá già, lá non, 
chồi non gây vàng rụng lá ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng mủ của vườn cây 
cao su (Phan Thành Dũng, 2010). 
1.4.2.3. Đặc điểm sinh học, sinh thái học của nấm C. cassiicola 
Tác giả Lê Thị An Nhiên (2016), Nguyễn Thị Thu Thủy (2016) đã nghiên cứu 
đặc điểm sinh học sinh thái nấm C. cassiicola gây bệnh vàng rụng lá cao su. 
1.3.1.2. Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ 
Từ tháng 10 năm 2000 trở về trước, nấm C. cassiicola gây ra được xếp vào 
danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật ở Việt Nam, các biện pháp xử lý đối với bệnh 
trong thời gian này phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực 
vật của Việt Nam, cũng như phải phù hợp với Quy định của Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật. 
Trần Ánh Pha và cs. (2013) đã thu thập được 24 nguồn nấm Trichoderma trên 
lá cao su khô, thân cây cao su, đất vườn cao su, rễ cây cao su,  có khả năng đối 
kháng với bệnh trên chồi non và lá cao su do nấm Corynespora cassiicola. Đỗ Thị 
Thanh Dung (2015) đã chọn được 3 chủng BD1N1, ĐN9N2, ĐN5N1 thuộc chủng 
Trichoderma sp. có khả năng đối kháng mạnh với nấm C.cassiicola và có tiềm năng 
ứng dụng làm chế phẩm vi sinh giúp phòng và trị bệnh Corynespora trên cây cao su. 
Nguyễn Văn Minh (2014) đã phân lập được 21 chủng vi khuẩn nội sinh và đã 
xác định chủng T9 và T16 có kết quả đối kháng với nấm Corynespora cassiicola, ức 
chế 100% ở nồng độ 1:1. 
Các loại thuốc trừ nấm chứa hoạt chất Hexaconazole nồng độ 0,15% hoặc 
Carbendazim (Carbenzim 500FL, Carbenvil 50SC, Carban 50SC,.), hay hỗn hợp của 
Hexaconazole và Carbendazim phối trộn theo tỷ lệ 1:1, Arivit 250SC. Vixazol 275SC 
nồng độ 0,2-0,3% có hiệu quả cao khi sử dụng để phòng trừ nấm C.cassiicola (Trần 
Huy Bình, 2013; Phan Thành Dũng và cs, 2010). 
Một số tồn tại về nghiên cứu và phòng trừ bệnh vàng rụng lá cao su tại Bình 
Phước và hướng giải quyết của đề tài 
- Từ những kết quả trong phần tổng quan ở Việt Nam cho thấy từ những năm 
2012 trở về trước khi đề tài thực hiện đã có một số công trình công bố về triệu chứng 
6 
bệnh nhưng chưa có nhiều tài liệu trong nước công bố về sự tồn tại của nấm, các yếu 
tố ảnh hưởng đến lan truyền bệnh trên đồng ruộng, bộ thuốc hóa học và thời điểm thử 
nghiệm có hiệu quả. Chưa có công trình nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học 
phòng trừ bệnh này trên đồng ruộng. 
- Chưa có tài liệu nào công bố về quá trình xâm nhiễm của nấm C. cassiicola 
trên lá cao su cũng như thời điểm phun thuốc hóa học và các biện pháp khác phòng 
trừ có hiệu quả. 
- Bệnh vàng rụng lá (VRL) là bệnh mới và lần đầu gây hại trên diện rộng, 
người dân còn chủ quan và lúng túng trong biện pháp phòng trừ. Trong khi đó bệnh 
VRL cao su lại lây nhiễm gây hại ở các bộ phận non của cây phía trên ngọn và các 
đầu cành. Trong khi đó hiện nay còn thiếu dụng cụ chuyên dùng để phun ướt đều tán 
lá vì vậy hiệu quả phun thuốc hóa học phòng trừ bệnh còn thấp. 
Do vậy, đề tài được xây dựng với mục tiêu cụ thể là xác định được nguyên 
nhân, đặc điểm sinh học, sinh thái và các yếu tố ảnh hưởng đến sự lan truyền, phát 
sinh và gây hại của bệnh VRL cao su, làm cơ sở khoa học đề xuất quy tr ... ên đất xám mật độ cao su trồng dày hơn, vườn cao su kém thông 
thoáng hơn tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển, mặt khác theo kết quả phân 
tích hiện trạng đất trồng của tỉnh Bình Phước, đất xám có hàm lượng các chất hữu cơ 
thấp, độ chua cao, cây sinh trưởng kém hơn, khả năng nhiễm các bệnh tăng hơn. 
3.5. Nghiên cứu các biện pháp quản lý bệnh vàng rụng lá cao su 
3.5.1. Khả năng chống chịu của các dòng/ giống cao su đối với bệnh vàng 
rụng lá trong vườn ươm 
Kết quả điều tra cho thấy, các giống cao su trong danh sách khuyến cáo trồng 
trong sản xuất từ năm 2010-2015 đều ở mức kháng trung bình đến kháng đối với 
bệnh vàng rụng lá. Chỉ có dvt PB 260 nhiễm nhẹ trong điều kiện vườn ươm. 
3.5.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp canh tác đến bệnh vàng 
rụng lá cao su 
3.5.2.1. Biện pháp thu dọn tàn dư, vệ sinh đồng ruộng 
Thu gom tàn dư lá rụng, cành khô chết, cây cao su thực sinh đã làm giảm 
nguồn bệnh ban đầu, giảm tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh vàng rụng lá so với đối chứng 
không áp dụng. Sau 4 tháng ở công thức thu gom xử lý tàn dư tỷ lệ bệnh và chỉ số 
bênh đều giảm so với đối chứng, hiệu quả phòng trừ bệnh năm 2013 đạt 37,15% và 
năm 2014 đạt 36,86% (Bảng 3.25). 
Bảng 3.25. Hiệu quả của biện pháp thu dọn tàn dƣ đến mức độ bệnh vàng rụng 
lá cao su tại Bình Phƣớc (năm 2013 - 2014) 
Công 
thức 
Năm 2013 Năm 2014 
TXL Sau xử lý 120 ngày TXL Sau xử lý 120 ngày 
TLB 
(%) 
CSB 
(%) 
TLB 
(%) 
CSB 
(%) 
HQPT 
(%) 
TLB 
(%) 
CSB 
(%) 
TLB 
(%) 
CSB 
(%) 
HQPT 
(%) 
CT 1 13,20 3,25 16,77 7,14 37,15 10,4 3,10 14,56 5,24 36,86 
CT 2 13,48 3,37 24,12 11,78 - 11,56 3,24 22,17 9,23 - 
Ghi chú: - CT 1. Vệ sinh vườn,thu gom lá rụng, cây cao su thực sinh. 
 - CT 2. Đối chứng không áp dụng. 
 - TXL. trước xử lý 
3.5.2.2. Hiệu quả của biện pháp b n phân đến bệnh vàng rụng lá cao su 
Các công thức bón phân theo khuyến cáo của tập đoàn cao su có hiệu quả 
phòng trừ bệnh tăng từ 21,7 - 30,2% so với cách bón của nông dân. Nấm C.cassiicola 
thường xâm nhiễm ở giai đoạn lá non, bón phân cân đối có bổ sung phân chuồng giúp 
cho cây khỏe hơn, lá xanh, tán lá dày làm tăng khả năng quang hợp do vậy đã làm 
tăng khả năng chống chịu với bệnh VRL. Hơn nữa, bón phân cân đối còn giúp nâng 
cao năng suất mủ cao su. Kết quả ở Bình Phước cho năng suất trung bình 
0,162kg/cây/ lần cạo (CT3), cao hơn so với công thức đối chứng. 
20 
3.5.3. Nghiên cứu ứng dụng biện pháp sinh học phòng trừ bệnh vàng rụng 
lá cao su. 
3.5.3.1. Khả năng đối kháng của các nguồn vi khuẩn, xạ khuẩn đối với nấm C. 
cassiicola 
Cả 8 dòng vi khuẩn, xạ khuẩn tham gia thí nghiệm bao gồm các nguồn vi 
khuẩn Bacillus sp.(TS1, TS2, LH và G2.8), các nguồn vi khuẩn B. subtilis và xạ 
khuẩn Steptomycetes được phân lập từ đất trồng cao su, hồ tiêu, cà phê sẵn có tại bộ 
môn Bệnh cây đều có khả năng đối kháng từ khá tới tốt với nấm Corynespora 
cassiicola, đường kính vòng vô khuẩn trong các công thức biến động trong khoảng 
8,17 – 22,80mm. Trong đó dòng TS1 mức độ đối kháng cao nhất, vòng vô khuẩn đạt 
22,80mm, hiệu quả ức chế cao nhất đạt 58,01% (Bảng 3.27, hình 3.26). 
Hình 3.25. Khả năng đối kháng nấm C. cassiicola của các chủng vsv 
(Nguồn: Nguyễn Thị Bích Ngọc, năm 2015) 
21 
Kết quả nghiên cứu trên đã chỉ ra triển vọng có thể ứng dụng các nguồn vi 
khuẩn đối kháng đã được tuyển chọn để phòng trừ bệnh vàng rụng lá cao su do nấm 
C. cassiicola gây ra. 
3.5.3.2. Khả năng đối kháng nấm C. cassiicola của các nguồn nấm 
Trichoderma sp. 
8 nguồn Trichoderma sp. mới được tuyển chọn và 2 nguồn nấm Trichoderma 
harzianum và Trichoderma viride của Bộ môn bệnh cây có hiệu quả ức chế nấm cao 
từ 79,07 - 100% trong điều kiện invitro. Ở 8 ngày sau cấy, tản nấm C. cassiicola chỉ 
có đường kính lớn nhất là 1,8 cm. Đặc biệt tản nấm T. hazianum đã phủ hoàn toàn tản 
nấm C. cassiicola. 
 A B C 
Hình 3.26. Khả năng đối kháng nấm C. cassiicola của Trichoderma sp. 
A: nấm T. harzianum; B: nấm T. viride ; C: nấm Trichoderma sp. 
(Nguồn: Nguyễn Thị Bích Ngọc, năm 2014) 
3.5.3.3. Hiệu quả của chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma đến khả năng hạn 
chế nguồn nấm C. cassiicola tồn tại trên tàn dư lá cao su 
Thí nghiệm trong nhà lưới 
Trong 3 liều lượng thí nghiệm 0,15; 0,20; 0,25g/chậu thì liều lượng xử lý 0,25 
g/chậu có hiệu quả giảm nguồn bệnh cao nhất (63,2%) khi so sánh với hai liều lượng 
0,15 và 0,20 g/chậu (43,4 và 53,3%). Sau 6 tháng xử lý, tỉ lệ mẫu nấm phân lập được 
ở các liều lượng lần lượt là 10,3; 8,5 và 6,7%, thấp hơn có ý nghĩa với công thức đối 
chứng (tỉ lệ mẫu nấm phân lập được sau 6 tháng là 18,2%). 
Thí nghiệm trên vườn cao su 
Sau xử lý 3 tháng, tỉ lệ mẫu lá phân lập được nấm C. cassiicola ở công thức 
liều lượng phun 15 kg và 20 kg/ha lần lượt là 22,3 và 15,9%, thấp hơn có ý nghĩa khi 
so với công thức đối chứng (29,6%). Sau 6 tháng, tỉ lệ đó chỉ lần lượt là 6,7 và 5,9%. 
Hiệu quả giảm nguồn bệnh trên lớp lá cao su rụng sau 6 tháng xử lý chế phẩm ở các 
liều lượng thí nghiệm 10, 15 và 20 kg lần lượt là 38,51; 54,72 và 60,01%. 
3.5.4. Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV đối với bệnh vàng rụng lá cao su 
3.5.4.1. Hiệu lực phòng trừ nấm C. cassiicola của một số loại thuốc BVTV 
trong điều kiện in vitro 
Trong số 17 hoạt chất thí nghiệm có Carbendazim, Mancozeb và Mancozeb + 
Metalaxyl ức chế hoàn toàn sự phát triển của nấm ở tất cả các nồng độ thí nghiệm. 
Các hoạt chất propineb (Antracol 70WP); Hexaconazole (Anvil 5SC), 
Defenoconazole + Azoxystrobin (Amistar Top 325SC); Propiconazole + 
22 
Defenoconazole (Tilt Super 300EC), Thiophanate methyl (Topxin M 70WP) cho hiệu 
quả ức chế từ 82,5 – 96,25% ở nồng độ 0,2%. Thuốc Zineb Bull 80WP cho hiệu quả 
ức chế 42,6% và Vidoc 80WP kém nhất chỉ đạt 28,4%. 
Hình 3.28. Hiệu quả ức chế nấm C. cassiicola của một số thuốc BVTV ở các nồng độ khác nhau 
(Nguồn: Nguyễn Thị Bích Ngọc, năm 2012) 
3.5.4.2. Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV đối với bệnh vàng rụng lá trong 
vườn ươm 
Kết quả cho thấy Amistar Top 325SC 0,2%; Hexaconazole + Carbendazim 
(Anvil 5SC 0,1% + Carban 50SC 0,1%) và Carbendazim + Mancozeb (Carban 50SC 
0,2% + Dithan M 80WP 0,2%) có CSB sau phun 14 ngày đạt từ 3,18 – 3,78%. Hiệu 
quả phòng trừ bệnh đạt từ 65,39 – 76,54%, Copper Oxychloride có hiệu quả kém nhất 
chỉ đạt 25,19% ở 14 ngày sau phun. 
3.5.4.3. Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV đối với bệnh vàng rụng lá trên 
vườn cao su kinh doanh 
Hỗn hợp Defenoconazole + Azoxystrobin cho hiệu quả phòng trừ bệnh vàng 
rụng lá tốt nhất (73,2%), hỗn hợp Hexaconazole + Carbendazim và Propiconazole + 
Carbendazim (Carban 50SC 0,1% + Tilt Super 300EC 0,1%) cho hiệu quả tương 
đương 69,8 – 71,8%, hoạt chất Carbendazim (Carban 50SC) có hiệu quả phòng trừ 
khá đạt 66,4%, hiệu quả thấp hơn từ 59,0 – 60,4% là các hoạt chất Hexaconazole và 
Propiconazole + Defenoconazole. Hiệu quả phòng trừ kém nhất, đạt 56,5% là hoạt 
chất Mancozeb (Dithan 80WP 0,2%). 
3.5.4.4. Hiệu quả của thời điểm xử lý thuốc h a BVTV thích hợp đối với bệnh 
vàng rụng lá cao su 
Hiệu quả cao nhất khi phun thuốc phòng bệnh 2 đợt: Giai đoạn cây hình thành 
lá non (Tháng 2,3) và thời điểm đầu mùa mưa (Tháng 5,6). Phun thuốc vào các thời 
điểm này không những giúp bảo vệ cây có bộ tán lá dày, xanh hạn chế tác hại của 
bệnh phấn trắng mà còn hạn chế sự gây hại của bệnh vàng rụng lá, giảm số lần phun 
thuốc ở giai đoạn giữa mùa mưa, cho hiệu quả phòng trừ cao nhất đạt 78,39% tại 
Bình Phước. 
3.5.4.5. Hiệu quả của các công cụ phun rải thuốc h a BVTV đến hiệu quả giảm 
bệnh vàng rụng lá trên cây cao su 
Sử dụng máy phun thuốc BVTV có cải tiến hệ thống vòi phun và bộ phận điều 
khiển tự động đưa thuốc lên phần ngọn cây làm tăng hiệu quả phòng trừ bệnh, 
TLB(%) và CSB(%) là 18,33 và 6,18%, hiệu quả phòng trừ đạt: 73,5% ở 21 ngày sau phun. 
23 
3.5.5. Kết quả mô hình quản lý tổng hợp bệnh vàng rụng lá cao su ở Bình Phước 
3.5.5.1. Kết quả phân tích nấm C. cassiicola trên lá rụng trong mô hình 
Sử dụng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma để xử lý nguồn lá cao su rụng 
đã làm giảm đáng kể nguồn bệnh tồn tại trên đồng ruộng, hiệu quả sau 6 tháng đạt 53,1%. 
3.5.5.2. Đánh giá hiệu quả phòng trừ đối với bệnh vàng rụng lá cao su trong 
mô hình QLTH 
Khi áp dụng đồng bộ các biện pháp phòng trừ bệnh vàng rụng lá trên vườn mô 
hình cho mức độ gây hại của bệnh vàng rụng lá cao su ở mô hình thấp hơn hẳn so với 
đối chứng, hiệu quả phòng trừ ở đầu mùa mưa đạt 49,2%. Sau 6 tháng (Tháng 9) cho 
hiệu quả phòng trừ đạt rất cao (77,22%) so với vườn ngoài mô hình. 
3.5.5.3. Thành phần bệnh hại trên cao su trong vườn mô hình QLTH bệnh vàng 
rụng lá 
Trong mô hình ghi nhận 9 loại bệnh gây hại ở mức nhẹ trong đó bệnh vàng 
rụng lá cao su và bệnh phấn trắng gây hại nặng ở các vườn ngoài mô hình. 
3.5.5.4. Đánh giá năng suất mủ cao su trong mô hình QLTH bệnh vàng rụng lá 
Trong mô hình đã QLTH áp dụng các biện pháp như: gom tàn dư lá rụng vào 
giữa hàng, bón phân cân đối và bón bổ sung phân chuồng, sử dụng chế phẩm nấm đối 
kháng Trichoderma để hạn chế nguồn bệnh, giúp cây sinh trưởng tốt, bỗ rễ khỏe hơn, 
duy trì bộ tán lá dày, xanh vì vậy năng suất mủ cao su trong mô hình tăng lên rõ rệt, 
hiệu quả tăng so với vườn ngoài mô hình đạt 26,3%. 
3.5.6. Hiệu quả kinh tế ở mô hình quản lý tổng hợp đối với bệnh vàng rụng lá 
trên cây cao su 
Trong mô hình QLTH bệnh VRL ở Bình Phước đã làm giảm số lần phun thuốc 
BVTV chỉ còn 5 lần mà vẫn đảm bảo hiệu quả cao, hiệu quả giảm bệnh đạt từ 70 – 
80%. Chi phí thuốc hóa BVTV cho mô hình trung bình 5.750.000 đồng, thấp hơn so 
với ngoài mô hình 8.700.000 đồng. Mô hình đã áp dụng một số biện pháp canh tác 
tiên tiến nên chi phí cao hơn so với ngoài mô hình 3,73 triệu đồng và biện pháp sinh 
học cao hơn 3,6 triệu đồng. 
Mô hình QLTH bệnh vàng rụng cho năng suất mủ cao su tăng hơn sản xuất đại 
trà 440,5 kg mủ khô/ha/năm, lãi thuần đạt 58,84 triệu đồng/ha/9 tháng cao hơn so với 
đại trà chỉ đạt 44,208 triệu đồng, thu nhập tăng 33,1%. 
 Tán lá cao su ở ngoài mô hình (Tháng 5) Tán lá cao su trong mô hình (Tháng 5) 
Hình 3.32. Mô hình quản lý bệnh vàng rụng lá cao su 
(Nguồn: Nguyễn Thị Bích Ngọc, năm 2013 ) 
24 
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 
1. Kết luận 
1.1. Bệnh vàng rụng lá cao su ở Bình Phước do nấm Corynespora cassiicola 
(Berk. & Curtis) Wei gây ra. Vết bệnh trên lá là những đốm có hình tròn, màu xám đến 
xám nâu, xung quanh vết bệnh có viền vàng, tại trung tâm vết bệnh đôi khi hình thành lỗ 
thủng hoặc vết bệnh là những sọc màu đen có hình xương cá dọc theo gân lá. 
1.2. Nấm phát triển tốt trên các môi trường PDA, PSA trong khoảng nhiệt độ từ 
25 – 30oC, pH từ 6 – 7, chiếu sáng liên tục. Sau 72- 96 giờ, trong điều kiện ẩm độ 100%, 
nhiệt độ 28oC nấm hoàn thành quá trình xâm nhiễm và gây bệnh cho lá cao su 10 ngày 
tuổi. Trong điều kiện phòng thí nghiệm nấm C. cassiicola có khả năng hình thành hậu 
bào tử. Hậu bào tử dạng hình cầu, kích thước 13,59 x 13,22 µm, tạo ra từ đầu hoặc giữa 
sợi nấm. 
1.3. Nấm C. cassiicola có khả năng tồn tại trên tàn dư lá cao su bệnh đến 12 
tháng trong điều kiện tự nhiên. Lá cao su càng non khả năng xâm nhập và gây bệnh của 
nấm càng cao. Đã ghi nhận thêm 12 loại cây trong hệ sinh thái vùng trồng cao su là ký 
chủ của nấm C. cassiicola. Bệnh phát sinh gây hại trên vườn cao su từ khi cây bắt đầu ra 
lá mới vào tháng 3 và tăng dần, đạt đỉnh cao vào tháng 9, tháng 10. Mức độ tác hại của 
bệnh tương quan thuận mức chặt với độ ẩm và tương quan thuận mức trung bình với 
lượng mưa. 
1.4. Các giống cao su RRIV 4, RRIV 2, RRIV 3 bị bệnh nặng. Các giống cao su 
RRIV 124, RRIV 1, RRIV 5, RRIV 106, RRIV 107, RRIV 109, RRIV 114, PB260, 
PB255 có khả năng kháng trung bình và kháng với nấm C. cassicola. Bệnh hại nặng trên 
các vườn cao su trồng trên đất chua, nghèo dinh dưỡng và ở các vườn cao su nhiều tuổi. 
Bổ sung thêm phân chuồng (10 tấn/ha) và tăng 25% kali có hiệu quả phòng trừ bệnh 
vàng rụng lá cao su, năng suất mủ tươi tăng 34,1% so với đối chứng. 
1.5. Thu gom xử lý tàn dư bệnh, vệ sinh đồng ruộng làm giảm bệnh từ 36,86- 
37,15%. Các chủng vi sinh vật Bacillus sp. và Trichoderma sp. có hiệu quả ức chế nấm 
C. cassiicola. Xử lý tàn dư lá bệnh trong vườn cao su bằng chế phẩm Trichoderma do 
Viện Bảo vệ thực vật sản xuất với liều lượng 20kg/ha đã giảm tới 60,5% nguồn bệnh tồn 
tại trên tàn dư sau 6 tháng. Thuốc trừ bệnh chứa hoạt chất Hexaconazole; Propiconazole 
và Defenoconazole + Azoxystrobin có hiệu quả trừ bệnh từ 69,8 – 73,2%. Phun phòng 
bệnh 2 đợt khi hình thành lá non (tháng 2 - tháng 3) và vào đầu mùa mưa (tháng 5 - 
tháng 6) bằng máy phun động cơ hạn chế được sự phát sinh, gây hại của bệnh. 
1.6. Ứng dụng quy trình quản lý tổng hợp bệnh vàng rụng lá trên vườn cao su 
khai thác ở Bình Phước đem lại hiệu quả phòng trừ bệnh đạt 77,22%, năng suất mủ tăng 
26,3%, hiệu quả kinh tế tăng 33,1%. 
2. Đề nghị 
2.1. Tiếp tục nghiên cứu thành phần các nòi nấm C. cassiicola, tác nhân sinh học 
và chế phẩm sinh học phòng trừ nấm C. cassiicola gây bệnh vàng rụng lá cao su. 
2.2. Theo Thông tư số 15/2017/TT-BNNPTNT ngày 14/8/2017 của Bộ NNPTNT 
hoạt chất Carbendazim đã bị loại khỏi Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại 
Việt Nam kể từ ngày 1/10/2017. Vì vậy, trong thời gian tới trong Quy trình PTTH bệnh 
vàng rụng lá cao su không khuyến cáo sử dụng hoạt chất Carbendazim. 
25 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 
1. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Ngô Vĩnh Viễn, Đoàn Thị Thanh, Phạm Thị Dung, 
Nguyễn Nam Dương, Đố Duy Hưng, Nguyễn Xuân Hồng (2013), “Nghiên 
cứu sự tồn tại của nấm Corynespora cassiicola (Berk.&Curt) Wei. gây bệnh 
vàng rụng lá cao su tại Đông Nam Bộ”, Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 6, tr. 36-
42. 
2. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Ngô Vĩnh Viễn, Phạm Thị Dung, Nguyễn Nam 
Dương, Đỗ Duy Hưng, Ngô Thanh Hường (2014), “Nghiên cứu thử nghiệm 
một số biện pháp quản lý tổng hợp bệnh vàng rụng lá Corynespora cassiicola 
(Berk.& Curt) Wei. hại cây cao su”, Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 4, tr . 20-27. 
3. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Ngô Vĩnh Viễn, Nguyễn Xuân Hồng, Hà Viết 
Cường, Phạm Thị Dung, Lê Mai Nhất, Nguyễn Nam Dương và cộng sự 
(2015), “Đặc điểm sinh học, sinh thái nấm C. cassiicola gây bệnh vàng rụng 
lá cao su tại Đông Nam Bộ”, Kỷ yếu hội thảo quốc gia về bệnh hại thực vật 
Việt nam lần thứ 14, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tr 62-72. 
4. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Ngô Vĩnh Viễn, Đoàn Thị Thanh, Phạm Thị Dung, 
Nguyễn Nam Dương, Đỗ Duy Hưng, Ngô Thị Thanh Hường, Nguyễn Thị 
Thanh Nga, Phan văn Don, Trần Ngọc Kinh, Nguyễn Công Tú (2016), “Quy 
trình quản lý tổng hợp bệnh vàng rụng lá cao su (Corynespora cassiicola) cho 
vùng Đông Nam Bộ”, Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 3, tr. 47-50. 
5. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phạm Thị Dung, Lê Mai Nhất, Nguyễn Nam Dương, 
Đỗ Duy Hưng, Ngô Thanh Hường (2016), “Tuyển chọn vi sinh vật đối kháng 
nấm C. cassiicola gây bệnh vàng rụng lá cao su”, Hội thảo quốc gia về khoa 
học cây trồng lần thứ hai, Cần Thơ, tr 941-947. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_benh_vang_rung_la_cao_su_corynesp.pdf