Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đột biến gen KRAS, BRAF ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng
Ung thưđại trực tràng là bệnh ác tính có thểgặpởmọi lứa
tuổi vàởcảhai giới nam và nữ. Tại Việt Nam, tỷlệmắc chuẩn theo
tuổi là 10,1/100.000 dân,đứng hàng thứsáu trong các bệnh ung thư
của cảhai giới. Những phát hiện mới vềcơchếbệnh sinhởmứcđộ
phân tửcho thấy ung thưđại trực tràng là kết quảsựtích lũy cácđột
biến gen. Những đột biến này làm suy giảm hoặc tăng cường quá
mức các tín hiệu tếbào gây rối loạn các quá trình phát triển, phân
chia, biệt hóa, chết theo chương trình (apotosis) dẫn đến phát sinh
ung thư.Đột biến gen gây ung thưKRAS và BRAF có tínhđa dạng
vềvịtrí, kiểu dạng vàđãđược chứng minh gây kháng thuốcđiều trị
đích EGFRởngười bệnh ung thưđại trực tràng.Đột biến gen KRAS
được phát hiện từ30%đến 50% vàđột biến gen BRAFđược phát
hiện từ5%đến 15%. Phẫu thuật vẫn là phương phápđiều trịchính
giúp loại bỏ khối u. Các hóa chất nhắm đích EGFR góp phần cải
thiệnđáng kểtỷlệkhỏi bệnh và kéo dài thời gian sống cho người
bệnh. Tuy nhiên, thuốc chỉmang lại lợi ích cho những người bệnh
không cóđột biến gen KRAS và gen BRAF.
Đềtài: "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và
đột biến gen KRAS, BRAF ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng"
được thực hiện với các mục tiêu sau
1. Nghiên cứuđặcđiểm lâm sàng, cận lâm sàng vàđột biến
gen KRAS, BRAFởbệnh nhân ung thưđại trực tràng.
2. Mối liên quan giữa đột biến gen KRAS, BRAF với đặc
điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét bướcđầu kết quảđiều trị
đíchởbệnh nhân ung thưđại trực tràng
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đột biến gen KRAS, BRAF ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng
!1 PHẦN A: GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư đại trực tràng là bệnh ác tính có thể gặp ở mọi lứa tuổi và ở cả hai giới nam và nữ. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 10,1/100.000 dân, đứng hàng thứ sáu trong các bệnh ung thư của cả hai giới. Những phát hiện mới về cơ chế bệnh sinh ở mức độ phân tử cho thấy ung thư đại trực tràng là kết quả sự tích lũy các đột biến gen. Những đột biến này làm suy giảm hoặc tăng cường quá mức các tín hiệu tế bào gây rối loạn các quá trình phát triển, phân chia, biệt hóa, chết theo chương trình (apotosis) dẫn đến phát sinh ung thư. Đột biến gen gây ung thư KRAS và BRAF có tính đa dạng về vị trí, kiểu dạng và đã được chứng minh gây kháng thuốc điều trị đích EGFR ở người bệnh ung thư đại trực tràng. Đột biến gen KRAS được phát hiện từ 30% đến 50% và đột biến gen BRAF được phát hiện từ 5% đến 15%. Phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị chính giúp loại bỏ khối u. Các hóa chất nhắm đích EGFR góp phần cải thiện đáng kể tỷ lệ khỏi bệnh và kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Tuy nhiên, thuốc chỉ mang lại lợi ích cho những người bệnh không có đột biến gen KRAS và gen BRAF. Đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đột biến gen KRAS, BRAF ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng" được thực hiện với các mục tiêu sau 1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đột biến gen KRAS, BRAF ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng. 2. Mối liên quan giữa đột biến gen KRAS, BRAF với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét bước đầu kết quả điều trị đích ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng. !2 2. TÍNH CẤP THIẾT, Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Thuốc điều trị đích đã được chứng minh có tác dụng kéo dài thời gian sống bệnh không tiến triển và thời gian sống tổng thể ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng. Nhưng thuốc chỉ có tác dụng với những bệnh nhân không có đột biến gen KRAS và gen BRAF. Vì vậy xác định đột biến gen KRAS, BRAF là cần thiết trước khi chỉ định điều trị đích cho bệnh nhân. Tại Việt Nam, số bệnh nhân ung thư đại trực tràng ngày càng tăng và nhu cầu điều trị đích ngày càng nhiều. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào khảo sát đột biến cả hai gen KRAS và gen BRAF ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng. Do đó nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đột biến gen KRAS, BRAF ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng là cần thiết và rất đáng quan tâm. 3. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Đề tài đã đưa ra được tần suất và các dạng đột biến gen KRAS, BRAF; mối liên quan của đột biến gen KRAS, BRAF với với một số đặc điểm lâm sàng, hóa sinh, nội soi, mô bệnh học. Nghiên cứu giúp cho các thầy thuốc lâm sàng thấy được tính cần thiết của xét nghiệm các gen KRAS, BRAF và giá trị tiên lượng đột biến gen KRAS, BRAF không thể dựa vào các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng nội soi, hóa sinh và độ mô học. 4. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận án có 119 trang, bao gồm: Đặt vấn đề (02 trang), Tổng quan tài liệu (37 trang) Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (18 trang) Kết quả nghiên cứu (28 trang) Bàn luận (31 trang), Kết luận (02 trang), Kiến nghị (01 trang). Luận án có 22 bảng, 22 biểu đồ, 1 sơ đồ, 34 hình, 13 phụ lục và 209 tài liệu tham khảo (197 tiếng Anh, 12 tiếng Việt). !3 Phần B: NỘI DUNG LUẬN ÁN CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Bệnh ung thư đại trực tràng Ung thư đại trực tràng là bệnh ác tính có thể gặp ở mọi lứa tuổi và ở cả hai giới nam và nữ. Biểu hiện lâm sàng của ung thư đại trực tràng ở giai đoạn sớm thường không rõ ràng nên đa số người bệnh phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Ung thư đại trực tràng là kết quả sự tích lũy các đột biến gen làm suy giảm hoặc tăng cường quá mức các tín hiệu nội bào gây rối loạn các quá trình phát triển, phân chia, biệt hóa, chết theo chương trình (apotosis) của tế bào dẫn đến phát sinh ung thư. Đột biến gen KRAS được phát hiện từ 30% đến 50% và đột biến gen BRAF từ 5% đến 15% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Hiện nay, phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị chính giúp loại bỏ khối u. Các hóa chất nhắm đích thụ thể EGFR góp phần cải thiện đáng kể tỷ lệ khỏi bệnh và kéo dài thời gian sống cho người bệnh không có đột biến gen KRAS và gen BRAF. 1.2. Các con đường tín hiệu trong ung thư đại trực tràng Thụ thể yếu tố phát triển biểu mô (EGFR) có trên bề mặt tế bào có ái lực cao với yếu tố phát triển biểu mô (EGF - epidermal growth factor). Khi EGF gắn với EGFR sẽ kích hoạt hoạt tính tyrosine kinase nội bào của thụ thể. Tiếp theo, các tyrosine kinase sẽ khởi động một dòng thác tín hiệu để tác động lên nhiều quá trình hóa sinh trong tế bào như: tăng nồng độ Ca2+ nội bào, tăng cường quá trình đường phân và sinh tổng hợp protein, tăng quá trình biểu hiện một số gen kể cả gen mã hóa EGFR, thúc đẩy quá trình tái bản của DNA và quá trình phân chia tế bào. EGFR đã được chứng minh có biểu hiện quá mức ở người bệnh ung thư đại trực tràng và cũng là đích nhắm đến của liệu pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng. !4 Gen KRAS mã hóa cho các protein K-ras đóng vai trò truyền tín hiệu nội bào xuôi dòng từ EGFR. Protein Ras đột biến kích hoạt vĩnh viễn các con đường tín hiệu nằm xuôi dòng nó bất kể có sự hoạt hóa của thụ thể EGFR hay không. Đây chính là cơ sở giải thích cho việc liệu pháp trúng đích EGFR bị thất bại khi gen KRAS có đột biến bởi lúc này protein Ras không còn phụ thuộc vào sự hoạt hóa từ EGFR. Tỷ lệ đột biến gen KRAS gặp ở hơn 30% các trường hợp ung thư đại tràng. Có hơn 3000 đột biến điểm gen đã được báo cáo, đột biến hay gặp nhất là thay thế nucleotid ở codon 12 (82%) và codon 13 (17%) ở exon 2 trên gen KRAS. Đột biến tại codon 12 và 13 đã được chứng minh đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiến triển ung thư và nguy cơ kháng thuốc ức chế EGFR của khối u. Gen BRAF mã hóa thông tin cho protein Braf với chức năng truyền tín hiệu nội bào xuôi dòng phía sau protein Kras của con đường tín hiệu RAS/MAPK. Có hơn 30 loại đột biến gen Braf khác nhau chiếm 13% số bệnh nhân ung thư đại trực tràng. Phần lớn đột biến xảy ra ở codon 600 (V600E). Đột biến này thúc đẩy phân chia tế bào ngay cả khi không có tín hiệu phía trước protein Braf làm tăng khả năng kháng thuốc ức chế EGFR của tế bào ung thư. 1.3. Một số kỹ thuật xét nghiệm gen KRAS và BRAF Giải trình tự trực tiếp: Dùng một sợi DNA làm khuôn để tổng hợp sợi DNA bổ sung dựa trên kỹ thuật PCR, kèm theo sự hiện diện của những dideoxynucleotid được đánh dấu với một màu fluorochrome khác nhau bên cạnh các deoxynucleotid bình thường. Sự gắn kết các ddNTP vào chuỗi DNA đang kéo dài một cách ngẫu nhiên sẽ tạo ra các chuỗi DNA với độ dài hơn kém nhau 1 nucleotid, kết quả sẽ tạo ra hỗn hợp các sợi DNA có kích thước khác nhau. Thông qua điện di trên gel acrylamid có độ phân giải cao, trình tự chuỗi DNA thu được để so sánh với dữ liệu trong ngân hàng dữ liệu gen (như GenBank). !5 Kỹ thuật Scopions amplification refractory mutation system (Scopions ARMS): Scorpions ARMS là sự kết hợp của kỹ thuật khuếch đại đặc hiệu alen đột biến (ARMS) và công nghệ Scorpions trong phản ứng Real time PCR để phát hiện các đột biến. 1.4. Tình hình nghiên cứu về đột biến gen KRAS, BRAF và điều trị đích tại Việt Nam Năm 2010, Nguyễn Phương Anh và cộng sự nghiên cứu đột biến dòng mầm trên exon 15 của gen APC ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng thể đa polyp tuyến gia đình. Tỷ lệ đột biến gen APC phát hiện được ở 100% số người bệnh ung thư đại trực tràng thể đa polyp tuyến gia đình. Tỷ lệ đột biến gen APC ở người thân của bệnh nhân ung thư đại trực tràng thể đa polyp tuyến gia đình chiếm 63,6%. Năm 2012, Lê Văn Thiệu và cộng sự nghiên cứu trên 79 bệnh nhân ung thư đại trực tràng được phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng bằng phương pháp giải trình tự trực tiếp gen KRAS kết quả: tỷ lệ đột biến gen là 46/79 (58,2%), chỉ phát hiện 2 dạng đột biến gen KRAS tại codon 12. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào về đột biến cả hai gen KRAS, BRAF ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng được công bố. CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng 145 bệnh nhân được xét nghiệm đột biến gen KRAS, BRAF là những bệnh nhân được chẩn đoán xác định ung thư đại trực tràng bằng xét nghiệm mô bệnh học. 2.2. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang, mô tả tiến cứu, có theo dõi dọc thời gian sống thêm và kết quả điều trị ở nhóm điều trị đích. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01 năm 2011 đến tháng 12 năm 2015. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng !6 Sử dụng phương pháp mô tả loạt ca bệnh ghi nhận các đặc điểm: thời gian có triệu chứng đến khi xác định bệnh, đau bụng, đi ngoài ra máu, phân táo, lỏng, sờ thấy khối u, thiếu máu, vị trí khối u, tổn thương di căn xa, chỉ số CEA, CA 19-9, kích thước và dạng tổn thương u trên nội soi, phân độ mô học, thời gian sống từ khi chẩn đoán xác định đến khi tử vong hoặc kết thúc nghiên cứu. 2.3.2. Xác định đột biến gen KRAS, BRAF Mẫu mô được lựa chọn vùng tập trung tế bào ung thư. DNA được tách chiết và tinh sạch bằng xylene và phenol/chloroform. Thực hiện song song 2 kỹ thuật giải trình tự gen và Scorpion ARMS để xác định đột biến gen KRAS và BRAF: Kỹ thuật giải trình tự: Sản phẩm PCR sau tách dòng được đưa vào giải trình tự sử dụng phương pháp BigDye terminator sequencing (Applied Biosystems, Foster city, USA). Trình tự gen được đối chiếu và so sánh với trình tự của gen KRAS, BRAF hoang dại trên GenBank. Kỹ thuật Scorpion ARMS sử dụng KRAS PCR kit và BRAF PCR kit (Quiagen) phát hiện 07 loại đột biến gen KRAS và 04 loại đột biến gen BRAF bằng phản ứng real-time PCR, độ nhạy 1 alen đột biến/100 alen. 2.3.3. Theo dõi kết quả điều trị Cetuximab Xác định tỷ lệ đáp ứng theo tiêu chuẩn RECIST 1.1 sau 03 tháng và 06 tháng. Ghi nhận thời gian sống thêm bệnh không tiến triển (PFS) và thời gian sống thêm toàn thể (OS) của những bệnh nhân được điều trị Cetuximab. 2.4. Xử lý số liệu: Thu thập, phân tích thông tin và xử lý số liệu bằng phần mềm R 3.2.2. So sánh sự khác biệt giữa các nhóm bằng test Chi bình phương, test Fisher. So sánh sự khác biệt giữa các biến định lượng bằng test Wilcoxson. Sử dụng phương pháp Kaplan-Meyer để phân !7 tích thời gian sống thêm. Sử dụng test Logrank để so sánh thời gian sống trung bình giữa các nhóm, phân tích đa biến bằng mô hình Coxph (với p<0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê). 2.5. Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành dựa trên sự tự nguyện tham gia của bệnh nhân. Các xét nghiệm phân tích gen chỉ thực hiện khi có sự đồng ý của người bệnh. Các thông tin về người bệnh, kết quả chẩn đoán được hoàn toàn giữ bí mật. Nghiên cứu được tiến hành vì mục đích khoa học, không vì bất kỳ mục đích nào khác. ! Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu !8 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tần suất và các dạng đột biến gen KRAS, BRAF ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Tổng số 145 bệnh nhân ung thư đại trực tràng được khám lâm sàng và làm xét nghiệm tìm đột biến gen KRAS, BRAF Kết quả thu được như sau: 3.1.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng Tỷ lệ bệnh nhân nam giới là 53,1% (77/145), tỷ lệ bệnh nhân nữ giới là 46,9% (68/145), tỷ lệ nam/nữ là 77/68 = 1,13. Nhóm tuổi từ 60 đến 69 chiếm tỷ lệ cao nhất ở nam giới là 23,4% (34/145); nhóm tuổi từ 50 đến 59 chiếm tỷ lệ cao nhất ở nữ giới là 19,3% (28/145); tuổi trung bình cả nam và nữ là 57,6 tuổi. Ung thư trực tràng cao nhất là 40,0% (58/145), ung thư đại tràng trái là 34,5% (50/145), ung thư đại tràng phải là 25,5% (37/145). Thời gian có triệu chứng đến khi phát hiện bệnh trung bình là 3,13 tháng. Tỷ lệ bệnh nhân nhập viện trong tình trạng cấp cứu là 16,4% (19/116), đa số ca bệnh nhập viện trong tình trạng cấp cứu là ung thư đại tràng trái chiếm 57,9% (11/19). Dấu hiệu đau bụng phổ biến nhất 68,1% (79/116), đi ngoài ra máu đứng thứ hai 58,6% (68/116), đi ngoài phân lỏng 36,2% (42/116), thiếu máu 32,8% (38/116), sụt cân 30,2% (35/116) và phân táo là dấu hiệu ít gặp nhất chiếm 10,3% (12/116). Di căn gan có tỷ lệ lớn nhất chiếm 61,8% (42/68), đứng thứ hai là di căn phổi chiếm 16,2% (11/68); Không có sự khác biệt về tỷ lệ di căn tạng giữa khối u ở đại tràng phải, đại tràng trái và trực tràng. Kích thước u trên 3/4 chu vi đại trực tràng có tỷ lệ cao nhất chiếm 50% (48/96), tổn thương dạng sùi chiếm đa số 95,9% (92/96), không có sự khác biệt về kích thước và dạng tổn thương giữa ung thư đại tràng phải, đại tràng trái và trực tràng. Khi phân tích đa biến bằng !9 mô hình Cox có điều chỉnh theo giai đoạn bệnh, xác suất tích lũy sống còn cao nhất ở nhóm không tăng cả hai chỉ số CEA và CA19-9, tiếp theo là nhóm tăng một trong hai chỉ số CEA và CA19-9 và thấp nhất là nhóm tăng cả hai chỉ số CEA và CA19-9, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Phân độ mô học biệt hóa vừa chiếm tỷ lệ cao nhất 82,1% (119/145), biệt hóa cao chiếm 10,3% (15/145), biệt hóa mức độ thấp là 7,6% (11/145); không có sự liên quan về phân độ mô học với vị trí u. 3.1.2. Tỷ lệ và các dạng đột biến gen KRAS, BRAF Kết quả xác định đột biến bằng kỹ thuật giải trình tự gen: ! Hình 3.3. Đột biến G12D tại exon 2 trên gen KRAS ! Hình 3.7. Đột biến V600E tại exon 15 trên gen BRAF !10 Kết quả xác định đột biến bằng kỹ thuật Scorpions ARMS: Hình 3.8. Đột biến G13D (codon 13) trên gen KRAS (Bùi Thị L 74t) Hình 3.11. Đột biến V600E (codon 600) trên gen BRAF (Thiều Thị Đ 69t) Tỷ lệ đột biến gen KRAS, BRAF: Tỷ lệ đột biến gen KRAS ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng là 30,4% (44/145), đột biến gen BRAF là 3,4% (5/145), tỷ lệ đột biến cả hai gen là 33,8% (49/145). !11 Tỷ lệ dạng đột biến gen KRAS, BRAF: ! Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ các dạng đột biến gen KRAS và BRAF Đột biến gen KRAS tại codon 12 dạng G12D chiếm tỷ lệ cao nhất là 40,8% (20/49), đứng thứ hai là đột biến gen KRAS tại codon 13 dạng G13D chiếm tỷ lệ là 22,5% (11/49), đột biến gen BRAF chiếm tỷ lệ 10,2% (5/49). 3.2. Liên quan của đột biến gen KRAS, BRAF với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét bước đầu kết quả điều trị đích ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng. Ở nam giới tỷ lệ đột biến gen KRAS là 23,4% (18/77) và gen BRAF là 2,6% (2/77); ở nữ giới tỷ lệ đột biến gen KRAS là 38,2% (26/68) và gen BRAF là 4,4% (3/68). Đột biến gen KRAS dạng G12D ở nữ giới là 44,8% (13/29), và nam giới là 35,0% (7/20); đột biến gen KRAS, BRAF không liên quan đến giới tính và tuổi. Trung bình thời gian có triệu chứng đến khi phát hiện bệnh ở nhóm đột biến gen KRAS, BRAF là 3,35 không khác biệt với nhóm không đột biến gen KRAS, BRAF là 3,03 tháng. Đau bụng là triệu chứng lâm sàng chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả nhóm không đột biến và có đột biến gen KRAS, BRAF. Tỷ lệ đột biến gen KRAS, BRAF ở đại tràng phải là 37,8% (14/37), ở đại tràng trái 34,0% (17/50) và trực !12 tràng 31,0% (18/58). Di c ... kỹ thuật giải trình tự và Scorpions ARMS để xác định đột biến gen KRAS, BRAF giúp nâng cao độ nhạy, tránh bỏ sót đột biến do kỹ thuật giải trình tự có độ nhạy thấp, đồng thời tránh bỏ sót những đột biến mới do kỹ thuật Scorpions được thiết kế mồi với từng loại đột biến có sẵn. Tổng hợp cả hai phương pháp phát hiện đột biến gen KRAS là 30,4% (44/145) và đột biến gen BRAF ở 3,4% (5/145) bệnh nhân ung thư đại trực tràng. Tỷ lệ đột biến gen KRAS trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn một số tác giả khác như: Bisht S thấy đột biến của gen KRAS là 23,5% và gen BRAF là 9,8%; không có đột biến đồng thời cả hai gen KRAS và gen BRAF. Artale phát hiện đột biến gen KRAS 27%, đột biến gen BRAF 4% số người bệnh ung thư đại trực tràng. !16 Tỷ lệ đột biến gen KRAS trong nghiên cứu này tương đương với một số tác giả khác: Krol sử dụng kỹ thuật Scopions ARMS phát hiện đột biến gen KRAS là 33,9%. Berg phát hiện đột biến gen KRAS 32%. Wang dùng kỹ thuật giải trình tự trực tiếp phát hiện đột biến gen KRAS ở codon 12 là 25,3%, codon 13 là 6,8% và codon 61 là 2,1%. Anne sử dụng ba kỹ thuật khác nhau đã phát hiện được 38% trong tổng số 613 trường hợp ung thư đại trực tràng. Nghiên cứu của Anne thấy có 2% các trường hợp có sự khác biệt về kết quả giữa các phương pháp. Van sử dụng phương pháp giải trình tự phát hiện được 37% có đột biến gen KRAS. Tỷ lệ đột biến KRAS trong nghiên cứu này thấp hơn một số tác giả: Amado đột biến KRAS đã được tìm thấy ở 43% bệnh nhân, Neumann 39,3%. Bando phát hiện 37,0% mẫu đột biến gen KRAS bằng kỹ thuật giải trình tự trực tiếp và 44,0% mẫu bằng kỹ thuật Scopions ARMS. Kỹ thuật Scopions ARMS phát hiện được tất cả những mẫu đột biến gen KRAS xác định bởi kỹ thuật giải trình tự trực tiếp. Nhưng trong số 70 mẫu đột biến gen KRAS kỹ thuật Scopions ARMS phát hiện được thì có 11 mẫu kỹ thuật giải trình tự trực tiếp không phát hiện được. Tỷ lệ đột biến gen BRAF thấp hơn nhiều so với đột biến gen KRAS nhưng hậu quả gây kháng thuốc điều trị đích trên lâm sàng của đột biến hai gen này tương tự nhau. Mặt khác nghiên cứu của chúng tôi và một số tác giả khác đã công bố cho thấy rất hiếm gặp trường hợp đột biến cả hai gen KRAS và BRAF. Vì vậy việc chỉ định xét nghiệm gen BRAF chỉ nên thực hiện khi đã có kết quả gen KRAS không đột biến. !17 Bảng 4.1. Tỷ lệ dạng đột biến gen KRAS theo một số nghiên cứu Kết quả nghiên cứu này phát hiện đột biến tại codon 12 dạng G12D chiếm tỷ lệ cao nhất 45,4% (20/44), đứng thứ hai là đột biến gen KRAS tại codon 13 dạng G13D chiếm tỷ lệ là 25,0% (11/44), đột biến tại codon 12 dạng G12A có tỷ lệ thấp nhất là 2,3% (1/44) tương tự như nghiên cứu của một số tác giả khác. Nhưng chúng tôi chỉ phát hiện được 05 dạng đột biến tại codon 12 là G12D, G12V, G12S, G12A, G12C và 01 dạng đột biến tại codon13 là G13D. Artale thấy đột biến codon 12 chiếm 63,6%, codon 13 chiếm 36,4% gen KRAS, dạng đột biến G13D chiếm tỷ lệ 36,4% (4/11) cao nhất trong các Dạng đột biến Tỷ lệ dạng đột biến theo nghiên cứu Rafael G và cs (2008) Artale và cs (2008) Maria A và cs (2011) Wangefjo rd và cs (2013) Zahrani A và cs (2014) Nghiên cứu này (2016) G12A 8,2% 0 9,7% 5,2% 2,3% 2,3% G12D 38,0% 27,3% 28,9% 29,8% 31,0% 45,4% G12R 1,6% 0 0,6% 1% 3,6% 0 G12V 21,7% 9,1% 20,1% 31,4% 31,0% 11,4% G12C 7,6% 9,1% 9,7% 7,9% 7,1% 4,5% G12S 7,6% 18,1% 3,9% 6,8% 11,9% 11,4% G13D 15,8% 36,4% 18,1% 17,3% 11,9% 25,0% Khác - - 9% 0,5% 1,2% - !18 dạng đột biến gen KRAS, không có đột biến đồng thời cả hai gen KRAS và BRAF. Nhiều nghiên cứu khác đã chứng minh đột biến gen BRAF là nguyên nhân gây kháng thuốc điều trị đích giống như những bệnh nhân có đột biến gen KRAS. Nghiên cứu này phát hiện được 05 bệnh nhân có đột gen BRAF dạng V600E chiếm tỷ lệ 3,4% (5/145) tổng số người bệnh, chiếm 10,2% (5/49) tổng số bệnh nhân có đột biến gen và chiếm 5% (5/101) tổng số bệnh nhân không có đột biến gen KRAS, không phát hiện trường hợp nào đột biến cả hai gen KRAS và BRAF. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Artale: đột biến gen BRAF 4,2% tổng số bệnh nhân và 15,4% tổng số có đột biến, không có đột biến đồng thời cả hai gen KRAS và BRAF. 4.2. Liên quan của đột biến gen KRAS, BRAF với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét bước đầu kết quả điều trị đích ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Tình trạng đột biến gen KRAS và gen BRAF đã được khẳng định có giá tiên lượng trong điều trị ung thư đại trực tràng. Vì vậy trong nghiên cứu này khảo sát sự liên quan của tình trạng đột biến gen KRAS, BRAF tham chiếu với các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng để tìm hiểu thêm các yếu tố có ý nghĩa tiên lượng. Trong nghiên cứu này, ở nam giới tỷ lệ đột biến gen KRAS là 23,4% (18/77) và gen BRAF là 2,6% (2/77); ở nữ giới tỷ lệ đột biến gen KRAS là 38,2% (26/68) và gen BRAF là 4,4% (3/68); dạng đột biến G12D gen KRAS có tỷ lệ cao nhất ở cả hai giới; không có sự khác biệt về tỷ lệ đột biến gen KRAS, BRAF ở hai giới nam và nữ. Barault thấy đột biến gen KRAS ở nam giới là 35,6% không khác biệt so với ở nữ giới là 32,8%. Wangefjord phát hiện đột biến gen KRAS ở nam giới 36,2% tương tự như ở nữ giới 36,3%. Hậu quả của đột biến gen BRAF cũng tương tự như tình trạng đột biến gen KRAS trên lâm sàng. Trong 5 trường hợp đột biến gen !19 BRAF của nghiên cứu này có 3/5 nữ giới (chiếm 4,5% tổng số nữ) và 2/5 nam giới (chiếm 2,6% tổng số nam). Tỷ lệ đột biến gen BRAF trong nghiên cứu này thấp hơn một số tác giả đã công bố. Wangefjord thấy tỷ lệ nữ giới là 64,1% cao hơn tỷ lệ nam giới 35,9% trong tổng số 78 bệnh nhân có đột biến gen BRAF. Trong nghiên cứu này, đột biến gen KRAS, BRAF không liên quan với tuổi. Berg thấy đột biến gen KRAS, BRAF tăng theo tuổi bệnh nhân. Kodaz thấy đột biến gen KRAS gặp ít hơn ở độ tuổi dưới 40, nhưng không có sự khác biệt giữa hai nhóm tuổi dưới và trên 50, dưới và trên 70. Bisht S phát hiện đột biến gen KRAS cao hơn đáng kể ở bệnh nhân trên 50 tuổi, tất cả các đột biến gen BRAF đều là dạng V600E, thường gặp ở những bệnh nhân dưới 50 tuổi. Trung bình thời gian có triệu chứng đến khi phát hiện bệnh ở nhóm đột biến gen KRAS, BRAF là 3,35 tháng, ở nhóm không đột biến gen KRAS, BRAF là 3,03 tháng. Không thấy có mối liên quan giữa thời gian có triệu chứng đến khi phát hiện bệnh với tình trạng đột biến gen KRAS, BRAF. Nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân phải nhập viện trong tình trạng cấp cứu là tắc ruột, tiếp đến là xuất huyết tiêu hóa và thủng ruột. Trong nghiên cứu này, đột biến gen KRAS, BRAF không liên quan với tình trạng cấp cứu khi nhập viện. Đau bụng là triệu chứng lâm sàng chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả nhóm không đột biến và có đột biến gen KRAS, BRAF; không có sự khác biệt về tỷ đột biến gen KRAS, BRAF với các triệu chứng lâm sàng đau bụng, đi ngoài ra máu, phân lỏng, thiếu máu, sụt cân và táo bón. Nghiên cứu này không thấy có sự khác biệt về tỷ lệ và các dạng đột biến gen KRAS, BRAF với vị trí khối ung thư đại trực tràng. Kết quả này tương tự một số nghiên cứu đã công bố như: Brink, Artale và Kodaz đều không thấy có sự liên quan về tỷ lệ và các dạng đột biến gen KRAS, BRAF với vị trí khối ung thư đại trực !20 tràng. Nhiều nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về các dạng đột biến trên khối u nguyên phát và khối u di căn, điều đó có nghĩa là sử dụng khối u di căn để xác định đột biến có giá trị như khối u nguyên phát. Trong nghiên cứu này, không có sự liên quan giữa đột biến gen KRAS, BRAF với di căn đến các tạng gan, phổi, buồng trứng, xương, thận và phúc mạc. Đột biến gen KRAS, BRAF không liên quan với kích thước u trên nội soi. Tổn thương dạng sùi có tỷ lệ đột biến gen KRAS, BRAF là 30,4% (28/92). Lê Văn Thiệu không thấy sự liên quan dạng đột biến gen KRAS, BRAF với đặc điểm kích thước khối u so với chu vi đại trực tràng. Trong nghiên cứu này, đa số số bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn rất muộn, tổn thương ung thư đại trực tràng có kích thước lớn và phần nhiều đã có xâm lấn hoặc di căn xa. Vì vậy hình ảnh nội soi của bệnh nhân không có giá trị tiên lượng tình trạng đột biến gen KRAS, BRAF. Tương tự như kết quả của một số nghiên cứu khác, nghiên cứu này không thấy có sự liên quan đột biến hai gen KRAS, BRAF với nồng độ CEA ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng. Đột biến gen KRAS, BRAF không liên quan đến nồng độ CA19-9. Munteanu: CEA tăng ở 74,1% ở nhóm đột biến gen KRAS tương tự như nhóm không đột biến gen KRAS là 63,6%, chỉ số kháng nguyên CA 19-9 có một giá trị tiên đoán độc lập không bị ảnh hưởng bởi tình trạng đột biến gen KRAS. Kawada thấy CEA tăng ở 43,5% nhóm bệnh nhân có đột biến gen KRAS tương tự ở 50% nhóm bệnh nhân không có đột biến gen KRAS. Nghiên cứu này, không có sự khác biệt về phân độ mô học ở hai nhóm đột biến và không đột biến gen KRAS, BRAF. Feng cũng không thấy đột biến gen KRAS, BRAF liên quan đến mức độ biệt hóa của tế bào khối u. !21 Nhận xét bước đầu kết quả điều trị đích Hiện nay việc điều trị thành công ung thư đại trực tràng dựa trên chẩn đoán sớm, phẫu thuật triệt để và điều trị hóa chất bổ trợ đầy đủ. Giai đoạn của bệnh khi phát hiện có giá trị tiên lượng quan trọng nhất. Mặc dù đã có nhiều khuyến cáo nhằm phòng ngừa và phát hiện sớm được đưa ra, nhưng vẫn còn một số lượng đáng kể bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn cuối của bệnh. Khoảng 20% đến 25% số bệnh nhân có biểu hiện di căn xa lúc chẩn đoán. Mục tiêu điều trị cho những bệnh nhân này thường là những biện pháp nhằm làm giảm nhẹ những triệu chứng của bệnh ngoại trừ một số ít có di căn đến những vị trí có thể được phẫu thuật. Các phác đồ hóa chất bổ trợ làm tăng thời gian sống sót cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng di căn khoảng 11 đến 12 tháng. Những hóa chất thường được sử dụng cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng di căn là fluoropyrimidines, irinotecan và oxaliplatin với các phác đồ phổ biến FOLFOX, XELOX hoặc FOLFIRI. Với sự ra đời của nhiều loại thuốc điều trị mới trong đó có thuốc điều trị đích EGFR đã cải thiện hiệu quả điều trị bệnh nhân ung thư đại trực tràng giai đoạn muộn. Việc bổ sung các thuốc nhắm đích EGFR cùng các phác đồ hóa chất bổ trợ đã làm tăng hiệu quả điều trị trong phần lớn số bệnh nhân. Các dấu ấn sinh học phân tử ngày càng có giá trị để chẩn đoán và tiên lượng trên lâm sàng. Tình trạng đột biến gen KRAS và BRAF là thông tin quan trọng người thầy thuốc lâm sàng cần có trước khi chỉ định điều trị thuốc nhắm đích EGFR cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng. Kiểu đột biến gen KRAS, BRAF khác nhau không liên quan đến kết quả điều trị đích bằng cetuximab. Nghiên cứu này có 22 bệnh nhân không có đột biến cả hai gen KRAS và gen BRAF được điều trị bằng Cetuximab kết hợp hóa chất bổ trợ. Sau 03 tháng điều trị có 4,5% (01/22) bệnh nhân có đáp ứng hoàn toàn, 18,2% (04/22) bệnh nhân đáp ứng một phần, 45,5% !22 (10/22) bệnh nhân bệnh không tiến triển, 22,7% (05/22) bệnh nhân tiến triển và 9,1% (02/22) bệnh nhân tử vong. Sau 06 tháng điều trị có 4,7% (01/21) bệnh nhân có đáp ứng hoàn toàn, 9,5% (02/21) bệnh nhân đáp ứng một phần, 42,9% (9/21) bệnh nhân bệnh không tiến triển, 28,6% (06/21) bệnh nhân tiến triển và 14,3% (03/21) bệnh nhân tử vong. Trung vị thời gian sống bệnh không tiến triển là 06 tháng. Trung vị thời gian sống tổng thể là 17 tháng. Jonker DJ nghiên cứu trên 572 bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng được điều trị Cetuximab thấy thời gian sống còn tổng thể trung bình là 6,1 tháng ở nhóm Cetuximab và 4,6 tháng ở nhóm không nhận Cetuximab. Đáp ứng một phần xảy ra ở 23 bệnh nhân (8,0%) trong nhóm Cetuximab nhưng không có bệnh nhân nào trong nhóm không nhận Cetuximab; bệnh đã ổn định thêm ở 31,4% bệnh nhân được chỉ định cho Cetuximab và 10,9% bệnh nhân ở nhóm không nhận Cetuximab. Trong nghiên cứu CRYSTAL của Van Cutsem E và cộng sự so sánh hiệu quả điều trị giữa nhóm sử dụng thuốc nhắm đích EGFR kết hợp với hóa chất bổ trợ và nhóm sử dụng hóa chất bổ trợ đơn thuần. Kết quả ở nhóm bệnh nhân có gen KRAS không đột biến, bổ sung điều trị Cetuximab cùng FOLFIRI dẫn đến cải thiện đáng kể thời gian sống tổng thể (trung bình 23,5 ở nhóm có Cetuximab so với 20,0 tháng ở nhóm không có Cetuximab) và thời gian sống không bệnh (trung bình 9,9 tháng ở nhóm có Cetuximab so với 8,4 tháng ở nhóm không có Cetuximab). Tình trạng đột biến gen KRAS đã được xác nhận như một dấu ấn sinh học tiên đoán mạnh mẽ cho hiệu quả của Cetuximab cộng FOLFIRI. !23 KẾT LUẬN 1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tần suất và các dạng đột biến gen KRAS, BRAF ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng. Đau bụng là triệu chứng lâm sàng phổ biến nhất chiếm 68,1% (79/116); phân có máu đứng thứ hai chiếm 58,6% (68/116). Không có sự khác biệt về tỷ lệ đau bụng, phân lỏng, thiếu máu, sụt cân, và táo bón giữa bệnh ung thư đại tràng phải, ung thư đại tràng trái, và ung thư trực tràng. Xác suất tích lũy sống còn cao nhất ở nhóm không tăng cả hai chỉ số CEA và CA19-9, tiếp theo là nhóm tăng một trong hai chỉ số CEA và CA19-9 và thấp nhất là nhóm tăng cả hai chỉ số CEA và CA19-9. Tỷ lệ đột biến cả hai gen KRAS và gen BRAF ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng là 33,8% (49/145), tỷ lệ đột biến gen KRAS là 30,4% (44/145), tỷ lệ đột biến gen BRAF là 3,4% (5/145) và chiếm 4,9% (5/101) số bệnh nhân không đột biến gen KRAS. Không phát hiện bệnh nhân đột biến đồng thời cả hai gen KRAS và gen BRAF. Đột biến gen KRAS dạng G12D có tỷ lệ cao nhất là 40,8% (20/49), thứ hai là dạng G13D là 22,5% (11/49), đột biến gen BRAF có tỷ lệ 10,2% (5/49). 2. Liên quan của đột biến gen KRAS, BRAF với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét bước đầu kết quả điều trị đích Đột biến gen KRAS và gen BRAF không liên quan với các đặc điểm lâm sàng: giới tính, nhóm tuổi, thời gian có triệu chứng, tình trạng cấp cứu, các triệu chứng đau bụng, phân lỏng, táo bón, phân có máu, thiếu máu, đặc điểm nội soi, hóa sinh CEA, CA19-9, phân độ mô học. Tỷ lệ đáp ứng điều trị đích sau 03 tháng và 06 tháng là: bệnh đáp ứng hoàn toàn là 4,5% (1/22) và 4,7% (1/21), bệnh đáp ứng một phần là 18,2% (4/22) và 9,5% (2/21), bệnh không thay đổi là 45,5% !24 (10/22) và 42,9% (9/21), bệnh tiến triển là 22,7% (5/22) và 28,6% (6/21), tử vong là 9,1% (2/22) và 14,3% (3/21). Trung vị thời gian sống bệnh không tiến triển từ khi điều trị đích là 06 tháng, trung vị thời gian sống tổng thể từ khi điều trị đích là 17 tháng. KIẾN NGHỊ 1- Xét nghiệm gen KRAS và gen BRAF là cần thiết cho người bệnh ung thư đại trực tràng trước khi chỉ định điều trị đích. Xét nghiệm gen BRAF chỉ thực hiện với những người bệnh có kết quả xét nghiệm gen KRAS không đột biến. 2- Thực hiện nghiên cứu hiệu quả điều trị đích ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng với số lượng lớn hơn để đánh giá đáp ứng điều trị đích đối với bệnh nhân người Việt Nam.
File đính kèm:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_dac_diem_lam_sang_can_lam_sang_va.pdf