Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đánh giá hợp lý các giải pháp xây dựng nút giao khác mức tại thành phố Hồ Chí Minh

Tp. Hồ Chí Minh đã trải qua hơn 300 năm hình thành - phát triển và

là trung tâm đầu tàu về kinh tế, thương mại, khoa học - công nghệ, giáo

dục của cả nước. Hiện nay, với hơn 10 triệu dân, mật độ dân cư đông

đúc, hệ thống giao thông thường xuyên ùn tắc, chưa đáp ứng được như

cầu phát triển, còn tồn tại nhiều vấn đề về quy hoạch, đầu tư xây dựng,

tổ chức giao thông nói chung và đặc biệt là tại các nút giao thông trọng

yếu trong đô thị. Do vậy, nhu cầu về đầu tư xây dựng các nút giao thông

khác mức là rất lớn nhưng phải đáp ứng các yêu cầu về thời gian thi

công nhanh, ít cản trở giao thông, đảm bảo các yêu cầu kinh tế - kỹ

thuật, mỹ quan cũng như thuận tiện trong quá trình khai thác, bảo

dưỡng, sửa chữa. Tuy nhiên, việc phân tích, đánh giá lựa chọn phương

án đầu tư xây dựng còn mang định tính và chủ quan, chưa áp dụng các

phương pháp tiên tiến trong đánh giá, nên nhiều quyết định đầu tư chưa

thật sự hợp lý và hiệu quả trong đầu tư xây dựng ở Việt Nam nói chung

và ở Tp. Hồ Chí Minh nói riêng.

Một trong những xu hướng hiện nay trên thế giới là nghiên cứu áp

dụng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) kết hợp phương pháp phân

tích mạng lưới tiên tiến (ANP) và các phương pháp khác để xây dựng

mô hình đánh giá với hệ thống tiêu chí được lượng hoá bằng phần mềm

chuyên dụng. Do đó, việc áp dụng phương pháp này vào hệ thống giao

thông Việt Nam đang là vấn đề thời sự được các nhà khoa học quan tâm.

Đó chính là lý do mà nghiên cứu sinh chọn đề tài này để nghiên cứu.

Tên đề tài luận án “Nghiên cứu đánh giá hợp lý các giải pháp xây

dựng nút giao khác mức tại thành phố Hồ Chí Minh”.

pdf 27 trang dienloan 19040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đánh giá hợp lý các giải pháp xây dựng nút giao khác mức tại thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đánh giá hợp lý các giải pháp xây dựng nút giao khác mức tại thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đánh giá hợp lý các giải pháp xây dựng nút giao khác mức tại thành phố Hồ Chí Minh
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI 
BÙI XUÂN CƯỜNG 
 NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HỢP LÝ 
CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÚT GIAO 
KHÁC MỨC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình đặc biệt 
 Mã số: 958.02.06 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT 
Hà Nội - 2019 
Luận án được hoàn thành tại: Trường Đại học Giao thông vận tải 
Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Nguyễn Viết Trung 
 2. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Long 
Phản biện 1: . 
Phản biện 2: . 
Phản biện 3: . 
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp 
Trường họp tại: Trường Đại học Giao thông vận tải 
vào hồi . giờ ..ngày . tháng . năm 2019 
Có thể tìm luận án tại: 
- Thư viện Quốc gia 
- Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học GTVT
 1
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Tp. Hồ Chí Minh đã trải qua hơn 300 năm hình thành - phát triển và 
là trung tâm đầu tàu về kinh tế, thương mại, khoa học - công nghệ, giáo 
dục của cả nước. Hiện nay, với hơn 10 triệu dân, mật độ dân cư đông 
đúc, hệ thống giao thông thường xuyên ùn tắc, chưa đáp ứng được như 
cầu phát triển, còn tồn tại nhiều vấn đề về quy hoạch, đầu tư xây dựng, 
tổ chức giao thông nói chung và đặc biệt là tại các nút giao thông trọng 
yếu trong đô thị. Do vậy, nhu cầu về đầu tư xây dựng các nút giao thông 
khác mức là rất lớn nhưng phải đáp ứng các yêu cầu về thời gian thi 
công nhanh, ít cản trở giao thông, đảm bảo các yêu cầu kinh tế - kỹ 
thuật, mỹ quan cũng như thuận tiện trong quá trình khai thác, bảo 
dưỡng, sửa chữa. Tuy nhiên, việc phân tích, đánh giá lựa chọn phương 
án đầu tư xây dựng còn mang định tính và chủ quan, chưa áp dụng các 
phương pháp tiên tiến trong đánh giá, nên nhiều quyết định đầu tư chưa 
thật sự hợp lý và hiệu quả trong đầu tư xây dựng ở Việt Nam nói chung 
và ở Tp. Hồ Chí Minh nói riêng. 
Một trong những xu hướng hiện nay trên thế giới là nghiên cứu áp 
dụng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) kết hợp phương pháp phân 
tích mạng lưới tiên tiến (ANP) và các phương pháp khác để xây dựng 
mô hình đánh giá với hệ thống tiêu chí được lượng hoá bằng phần mềm 
chuyên dụng. Do đó, việc áp dụng phương pháp này vào hệ thống giao 
thông Việt Nam đang là vấn đề thời sự được các nhà khoa học quan tâm. 
Đó chính là lý do mà nghiên cứu sinh chọn đề tài này để nghiên cứu. 
Tên đề tài luận án “Nghiên cứu đánh giá hợp lý các giải pháp xây 
dựng nút giao khác mức tại thành phố Hồ Chí Minh”. 
2. Mục đích nghiên cứu của luận án 
Nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chí và mô hình đánh giá các giải 
pháp xây dựng nút giao thông khác mức phù hợp với quy hoạch; giai 
đoạn đầu tư và điệu kiện đặc thù của Tp. Hồ Chí Minh. 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
- Đối tượng nghiên cứu: Tiêu chí đánh giá, lựa chọn phương án đầu 
tư xây dựng. 
 2
- Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống tiêu chí, mô hình, quy trình đánh giá 
giải pháp kết cấu nhịp cho xây dựng nút giao thông khác mức ở cấp độ 3 
(Đánh giá lựa chọn giải pháp xây dựng nút giao khác mức) trên địa bàn 
Tp. Hồ Chí Minh. 
4. Phương pháp nghiên cứu 
Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết như: phân tích và tổng hợp lý 
thuyết; phương pháp sơ đồ và phương pháp thống kê toán học; Các 
phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng kết hợp các phương pháp 
điều tra, phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích và tổng kết 
kinh nghiệm. 
5. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và những đóng góp mới của luận án 
- Ý nghĩa khoa học của luận án: Luận án có ý nghĩa khoa học tốt 
trong việc đánh giá được tính hợp lý của các giải pháp công nghệ, đã 
xây dựng và đề xuất được mô hình đánh giá các giải pháp xây dựng nút 
giao khác mức tại thành phố Hồ Chí Minh theo bộ chỉ tiêu được lượng 
hoá, từ đó có thể đưa ra quyết định lựa chọn theo tiêu chí và mô hình 
đánh giá trên. 
- Ý nghĩa thực tiễn của luận án: Mô hình đánh giá theo bộ chỉ tiêu 
được lượng hoá trong luận án có ý nghĩa thực tiễn cao vì có thể sử dụng 
ngay và kịp thời để đánh giá một số dự án mới xây dựng nút giao khác 
mức tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như những dự án cụ thể đã được 
xây dựng nhằm xem xét tính hợp lý của chúng. 
- Những đóng góp mới của luận án: 
+ Luận án đã ứng dụng lý thuyết tiên tiến của phương pháp phân tích 
thứ bậc (AHP) kết hợp phương pháp phân tích mạng lưới tiên tiến 
(ANP) để nghiên cứu xây dựng bộ chỉ tiêu được lượng hoá trong đánh 
giá toàn diện và các giải pháp kết cấu công nghệ và tổ chức thi công các 
nút giao thông khác mức trong điều kiện cụ thể ở thành phố Hồ Chí 
Minh. 
+ Luận án đã xây dựng mô hình đánh giá và lựa chọn ứng dụng phần 
mềm mở Super Decisions cho phép đánh giá các dự án nút giao khác 
mức tại Tp. Hồ Chí Minh theo ba cấp độ: 1) Đánh giá quy hoạch, lựa 
chọn danh sách dự án đầu tư; 2) Đánh giá lựa chọn danh mục dự án 
 3
trọng điểm theo giai đoạn; 3) Đánh giá chi tiết giải pháp, công nghệ của 
phương án thiết kế cho xây dựng nút giao khác mức. 
+ Luận án đã ứng dụng mô hình đánh giá theo bộ tiêu chí đã xây 
dựng và phần mềm mở Super Decisions để đánh giá một số dự án nút 
giao khác mức đã thực hiện tại Tp. Hồ Chí Minh. Kết quả đánh giá bước 
đầu cho thấy tính hiệu quả của bộ công cụ được đề xuất. 
+ Một số kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu 
tham khảo trong công tác đánh giá phương án xây dựng nút giao khác 
mức tại Tp. Hồ Chí Minh và tại các đô thị khác có điều kiện tương tự. 
6. Bố cục của luận án 
Bao gồm phần mở đầu, 4 chương, phần kết luận và kiến nghị như 
sau: 
Chương 1: Tổng quan. 
Chương 2: Nghiên cứu cơ sở lý luận đánh giá lựa chọn hợp lý các 
giải pháp xây dựng nút giao khác mức 
Chương 3: Xây dựng hệ thống tiêu chí và mô hình đánh giá lựa chọn 
hợp lý giải pháp xây dựng nút giao khác mức tại thành phố Hồ Chí 
Minh. 
Chương 4: Áp dụng đánh giá lựa chọn hợp lý giải pháp xây dựng nút 
giao khác mức cho một số dự án đã đầu tư tại thành phố Hồ Chí Minh. 
Kết luận và kiến nghị của luận án. 
 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 
1.1. Tổng quan về điều kiện đặc thù, hiện trạng và quy hoạch các 
nút giao khác mức tại thành phố Hồ Chí Minh 
Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 
106°54' Đông, phía bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây 
Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà 
Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. 
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam 
Bộ, Tp.HCM ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 
2.095,06 km². Dân số chính thức (vào 1/4/2009) thành phố là 7.162.864 
người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật độ trung bình 3.419 
người/km²; đến năm 2019 thì dân số thành phố đạt 8.993.082 người, nếu 
tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế năm 2018 của 
thành phố này gần 14 triệu người. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh 
tế Việt Nam, Tp.HCM chiếm 21,3% tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% 
tổng thu ngân sách của cả nước. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, 
Tp.HCM trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam 
và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường 
thủy và đường không [1], [2]. 
Tuy vậy, Tp.HCM đang phải đối diện với những vấn đề của một đô 
thị lớn có dân số tăng quá nhanh. Trong nội đô thành phố, đường bộ trở 
nên quá tải, thường xuyên ùn tắc. Hệ thống giao thông công cộng kém 
hiệu quả. Môi trường thành phố cũng đang bị ô nhiễm do phương tiện 
giao thông, các công trường xây dựng và công nghiệp sản xuất [1]. 
1.2. Tổng quan về các công trình nghiên cứu lựa chọn giải pháp xây 
dựng nút giao khác mức 
Triết lý thiết kế - thi công và hướng nghiên cứu phát triển của công 
nghệ này là chế tạo sẵn các bộ phận cầu có kích thước thanh mảnh, nhẹ, 
bền... dễ vận chuyển và lắp ghép nhanh tại công trường; hoặc kết cấu 
nhịp cầu lắp sẵn hoàn toàn tại nơi khác ngoài công trường, sau đó chở cả 
nhịp bằng xe đặc chủng mô-đun (SPMTs) rồi lắp vào vị trí nhịp đã xây 
dựng mố trụ cầu [5], [6], [7]. 
 5
Công nghệ thi công sử dụng các cấu kiện, kết cấu lắp ghép đã trở nên 
phổ biến ở Mỹ và Châu Âu trong hơn 20 năm qua. Đến những năm gần 
đây, nhiều quốc gia đang nghiên cứu, xem xét áp dụng công nghê thi 
công nhằm giải quyết các vấn đề xây dựng cầu trong các đô thị. 
Tại Việt Nam, khoảng 15 năm gần đây, cùng với sự phát triển của 
khoa học kỹ thuật và nhu cầu xây dựng công trình cầu phục vụ phát 
triển kinh tế xã hội, cũng có một số hồ sơ thiết kế mẫu và thiết kế bản vẽ 
thi công cho dự án xây dựng theo tiêu chuẩn 22 TCN 272-05; một số 
luận văn cao học, luận án tiến sĩ, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp và 
bài báo đã bước đầu nghiên cứu ứng dụng, cải tiến, phân tích đánh giá 
và lựa chọn giải pháp, công nghệ hợp lý cho công trình cầu đường bộ 
nói chung và công trình cầu vượt, cầu cạn trong đô thị nói riêng. 
Theo số liệu của các dự án nút giao khác mức đã và đang xây dựng 
tại Tp.HCM lưu trữ tại Phòng Quản lý xây dựng của Sở Giao thông vận 
tải Tp.HCM [41], tổng quát dạng kết cấu chính của nút giao được tổng 
hợp trong luận án. 
Bảng 1.1. Thống kê các dạng kết cấu chính đã áp dụng cho các nút 
giao khác mức ở TP.HCM 
TT Nút giao Kết cấu nhịp 
Kết cấu phần dưới Kết cấu chắn giữ đường 
đầu cầu 
Mố Trụ Móng SGT và TC Móng 
1 Cộng Hòa – Hoàng Hoa Thám 
Hộp 
thép BTCT Thép 
Cọc ống 
500 
2 Cây gõ Hộp 
thép 
BTCT Thép 
Cọc nhồi 
1200 
3 
Hoàng Văn Thụ - 
Trường Sơn – Cộng 
Hòa 
Dầm 
thép I BTCT Thép 
Cọc ống 
500 
Sàn giảm tải 
“U” và tường 
chắn “L” 
BTCT 
Cọc ống 
500 
4 Hàng Xanh Dầm thép I BTCT Thép 
Cọc ống 
500 
Sàn giảm tải 
“U” và tường 
chắn “L” 
BTCT 
Cọc ống 
300 
5 
Nguyễn Tri Phương 
– Ba Tháng Hai – Lý 
Thái Tổ 
Hộp 
thép BTCT Thép 
Cọc ống 
500 
Sàn giảm tải 
“U” và tường 
chắn “L” 
BTCT 
Cọc ống 
300 
6 Ngã tư Thủ Đức Hộp thép BTCT BTCT 
Cọc ống 
500 
Sàn giảm tải 
dạng hộp Móng nông 
 6
TT Nút giao Kết cấu nhịp Kết cấu phần dưới 
Kết cấu chắn giữ đường 
đầu cầu 
BTCT 
7 
Trường Sơn - đường 
Tân Sơn Nhất – 
Bình Lợi – Vành đai 
ngoài 
Hộp 
thép BTCT Thép 
Cọc ống 
500 
Sàn giảm tải 
“U” và tường 
chắn “L” 
BTCT 
Cọc ống 
300 
8 
Nguyễn Thái Sơn – 
Nguyễn Kiệm 
Hộp 
thép BTCT Thép 
Cọc nhồi 
1200 
Sàn giảm tải 
“U” và tường 
chắn “L” 
BTCT 
Cọc nhồi 
1200 và 
móng nông 
9 
Mỹ Thủy – Phần cầu 
Dầm 
hộp 
BTCT 
BTCT BTCT Cọc nhồi 
1500 
Mỹ Thủy – Phần cầu Hầm chính dạng kín và hầm dẫn dạng chữ U bằng BTCT, các đốt hầm đặt trên móng cọc đóng BTCT 40x40cm. 
10 Đài liệt sỹ 
Hầm chính dạng kín và hầm dẫn dạng chữ U bằng BTCT, các đốt 
hầm đặt trên móng cọc nhồi 1200 
1.3. Tổng quan về các phương pháp đánh giá lựa chọn giải pháp xây 
dựng trên thế giới 
Trong thực tế, rất nhiều quyết định cá nhân hoặc các quyết định của 
các tổ chức được đưa ra dựa trên nhiều căn cứ. Chính vì thế, mô hình 
đánh giá lợi ích đa chỉ tiêu (MAUT) đươc tạo ra để để hỗ trợ những 
người đưa ra quyết định trong quá trình đầu tư dự án. MAUT có hai loại 
vấn đề: vấn đề về các tiêu chí thay thế rời rạc và vấn đề về các tiêu chí 
tối ưu (multiple criteria discrete alternative problems and multiple 
criteria optimization problems). 
Phân tích, đánh giá các công trình khoa học có liên quan ở Việt Nam 
như sau: 
- Đề tài: “Nghiên cứu đánh giá đa chỉ tiêu các giải pháp thiết kế và 
thi công công trình cầu bê tông đáp ứng yêu cầu pháp triển bền vững” 
của PGS.TS Bùi Trọng Cầu có đưa ra cách thức thực hiện và trình tự 
thực hiện việc ứng dụng AHP (Analytic Hierachy Process) vào trong 
việc đánh giá đa chỉ tiêu các giải pháp thiết kế của công trình cầu Lại 
Xuân [43]. 
- Đề tài “Ứng dụng GIS và AHP xác định vị trí trạm dừng xe buýt 
nhanh: Tuyến Võ Văn Kiệt – Mai Chí Thọ, Tp. Hồ Chí Minh”, Đề tài 
 7
tập trung vào việc xác định những vị trí tối ưu để thành lập các trạm 
dừng của một tuyến buýt nhanh (BRT) 
- Bài báo Ứng dụng GIS và phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) 
thành lập bản đồ nguy cơ trượt lở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, Việt 
Nam [45]. 
1.4. Những vấn đề luận án có thể kế thừa và cần giải quyết 
Để nghiên cứu áp dụng kết cấu và công nghệ thi công nhanh cho khu 
vực Tp.HCM luận án có thể kế thừa các thành tựu của những nghiên 
cứu, ứng dụng trước đây ở trên thế giới và Việt Nam đó là: bằng nhiều 
phương pháp, các công trình nghiên cứu trước đây đã thu được những 
kết quả đáng kể về giải pháp kết cấu và công nghệ thi công nhanh có thể 
áp dụng cho xây dựng nút giao khác mức tại Tp.HCM mà luận án có thể 
kế thừa. Tuy nhiên để áp dụng công nghệ này vào đặc thù của Tp.HCM, 
cần phải nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung và đánh giá lựa chọn cho phù 
hợp, giúp cho chủ đầu tư, đơn vị thẩm định có được công cụ đánh giá 
nhằm lựa chọn được phương án hợp lý để đầu tư xây dựng các nút giao 
khác mức của Tp.HCM. 
1.5. Mục tiêu của luận án 
Nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá nhằm lựa chọn giải 
pháp xây dựng phù hợp nút giao thông khác mức trên địa bàn Tp. Hồ 
Chí Minh phù hợp với quy hoạch, giai đoạn đầu tư và đặc thù của thành 
phố có mật độ giao thông cao, mặt bằng xây dựng chật hẹp, nền đất yếu; 
đáp ứng yêu cầu thi công nhanh, an toàn, mỹ quan, giảm ùn tắc giao 
thông, giảm ô nhiễm môi trường, có phương án tài chính và giá thành 
hợp lý, công tác bảo trì thuận tiện. Từ đó đề xuất mô hình đánh giá với 
hệ thống tiêu chí được lượng hóa để đánh giá lựa chọn hợp lý giải pháp 
xây dựng nút giao khác mức tại Tp. Hồ Chí Minh và tại các đô thị khác 
có cùng tính chất tương tự. 
1.6. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết như: phân tích và 
tổng hợp lý thuyết; phương pháp sơ đồ để nghiên cứu tổng quan và 
nghiên cứu cơ sở lý luận cho xây dựng hệ thống tiêu chí và mô hình hoá 
cấu trúc của quy trình đánh giá, lựa chọn lựa chọn hợp lý giải pháp xây 
dựng; 
 8
Sử dụng kết hợp các phương pháp điều tra, phương pháp chuyên gia, 
phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm để nghiên cứu thực tiễn 
về mô hình đánh giá lựa chọn hợp lý giải pháp xây dựng nút giao thông 
khác mức trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. 
 9
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÁNH GIÁ 
LỰA CHỌN HỢP LÝ CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÚT GIAO 
KHÁC MỨC 
2.1. Mô hình toán học của đánh giá các giải pháp xây dựng [42] 
Việc đánh giá các giải pháp thiết kế nhằm lựa chọn giải pháp thiết kế 
tốt nhất cho các công trình xây dựng được mô tả một cách chính xác và 
ngắn gọn bằng mô hình toán học. 
C¸c gi¶i ph¸p thiÕt kÕ
{A1=(Q1,C1), A2= (Q2,C2),,An=(Qn,Cn)}
C¸c m« h×nh hay phư¬ng ph¸p to¸n häc
lưîng ho¸ hç trî viÖc ®¸nh gi¸
§¸nh gi¸
Lùa chän ®îc gi¶i ph¸p tèt nhÊt
vµ ®iÒu chØnh ®Ó lµm tèt h¬n gi¶i ph¸p ®· chän 
Nhãm chuyªn gia
ph©n tÝch, Nh÷ng
ngưêi ra quyÕt
®Þnh, C«ng chóng.
ThiÕt kÕ l¹i
-
+
Hình 2-1. Mô hình đánh giá các giải pháp xây dựng [44] 
Một trong nhưng phương pháp nổi bật nhất và được ứng dụng nhiều 
nhất trên thế giới là phương pháp phân tích hệ thống thứ bậc - Analytic 
Hierarchy Process (AHP). 
Các bước thực hiện AHP bao gồm 6 bước chính: 
Bước 1: Thành lậ ...  công và 
chủ trương đầu tư 
C3.1.2.3 
Sự tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ 
thuật công nghệ thi công 
C3.1.2.4 Phù hợp với giải pháp kết cấu 
C3.1.2.5 Sự sẵn sàng của công nghệ 
C3.1.2.6 Phù hợp với điều kiện thi công thực tế tại 
TP.HCM 
C3.1.2.7 Tiến độ thi công 
C3.1.3 Giải pháp thiết kế đảm bảo an toàn xây dựng 
C3.1.3.1 Trang bị bảo hộ lao động 
C3.1.3.2 An toàn khi sử dụng máy móc, vật liệu, hóa 
C3.1.4 Giải pháp thiết kế đảm bảo vệ sinh môi 
trường 
C3.1.4.1 Bụi 
C3.1.4.2 Tiếng ồn 
C3.1.4.3 Xử lý phế thải 
C3.2 Phương án tài chính 
Chuyên gia tài 
chính kinh tế, kế 
toán, dự toán 
E02 
 15
C3 
Đánh giá chi tiết, lựa chọn hợp lý giải 
pháp xây dựng 
Chuyên gia quản 
lý dự án đầu tư 
xây dựng 
EQL 
C3.2.1 Tổng mức đầu tư 
C3.2.2 Chi phí khai thác vận hành 
C3.2.3 Đánh giá tính khả thi của dự án 
C3.2.3.1 NPV 
C3.2.3.2 IRR 
C3.3 
Tác động giao thông trong giai đoạn thi 
công 
Chuyên gia quy 
hoạch, quản lý 
điều hành giao 
thông đô thị 
E03 
C3.3.1 Ảnh hưởng tới dân cư xung quanh 
C3.3.2 Khả năng hỗ trợ của các phương án điều tiết 
C3.3.3 Mức độ chiếm dụng mặt đường 
C3.4 Đảm bảo mỹ quan đô thị 
Chuyên gia quy 
hoạch kiến trúc 
đô thị 
E01 
C3.4.1 Tính hài hòa thống nhất của công trình 
C3.4.1.1 Màu sắc 
C3.4.1.2 Kết cấu 
C3.4.1.3 Kiểu dáng kiến trúc 
C3.4.1.4 Chất lượng thi công 
C3.4.1.5 Ánh sáng chiếu sáng 
C3.4.1.6 Vật liệu thi công 
C3.4.1.7 Thiết bị phụ trợ 
C3.4.2 Tận dụng khoảng trống để trồng cây xanh 
C3.4.4 Điểm nhấn mỹ quan đô thị 
C4 Ra quyết định trong trường hợp có điều 
chỉnh thay đổi 
Chuyên gia quản 
lý dự án đầu tư 
xây dựng 
EQL 
C4.1 Tiến độ sát theo kế hoạch 
Chuyên gia về 
quản lý thi công, 
quản lý giao 
thông 
E03 
C4.2 Điều chỉnh Kỹ thuật Chuyên gia thiết 
kế kỹ thuật 
E04 
C4.3 Tác động giao thông 
Chuyên gia quy 
hoạch, quản lý 
E04 
 16
C3 
Đánh giá chi tiết, lựa chọn hợp lý giải 
pháp xây dựng 
Chuyên gia quản 
lý dự án đầu tư 
xây dựng 
EQL 
điều hành giao 
thông đô thị 
C4.4 Chi phí phát sinh 
Chuyên gia tài 
chính kinh tế, kế 
toán, dự toán 
E02 
3.3. Xử lý số liệu trên nền tảng phần mềm Super Decisions 
Luận án đề xuất mô hình đánh giá “Rating model”. Về bản chất 
“Rating model” đều dựa trên thuật toán của AHP nhưng được cải biên 
để hỗ trợ người đánh giá trong việc đánh giá chỉ tiêu với số lượng lớn. 
Người đưa ra quyết định chỉ cần lựa chọn những đánh giá cảm tính 
được đề xuất từ trước (Scale) bởi nghiên cứu sinh và các chuyên gia. 
Sau đó, việc xử lý số liệu còn lại sẽ được phần mềm hỗ trợ xử lý. Việc 
thực hiện đánh giá qua mô hình rating model được thực hiện như sau: 
- Giai đoạn chuẩn bị: 
- Giai đoạn đánh giá: 
CHUYÊN GIA
Đánh giá tiêu chí 
qua mẫu phiếu có 
sẵn
Kết quả đánh giá Lượng hóa đánh giá
Các đánh giá đã 
được số hóa
Xử lý tầm quan trọng 
bằng AHP
Xử lý sự phụ thuộc, ảnh 
hưởng bằng ANP
Tầm quan 
trọng giữa 
các tiêu chí 
với nhau
IC < 0.1
Tầm quan trọng của 
mỗi phương án với 
các tiêu chí phụ
Rating model
Các chuyên g ia đề 
xuất Category, 
Mức độ và Thang 
điểm cho mức độ
Tầm quan 
trọng giữa 
các tiêu chí 
với nhau
IC < 0.1
Nhập số liệu vào phần mền 
Super Decisions
Trọng số tổng quát cho từng phương án
Yes
Yes
Kết quả: Phương án tốt nhất đẻ thực hiện
Xử lý số liệu
Kết quả
No
No
Xử lý 
nhiễu
Dữ liệu đầu 
vào
Dữ liệu đầu 
vào
Xử lý 
nhiễu
Đánh giá tiêu chí
Hình 3.2. Sơ đồ khối đánh giá lựa chọn hợp lý giải pháp xây dựng 
bằng phần mềm SuperDecisions 
 17
3.4. Kết quả thu được từ mô hình 
Sau khi thực hiện đúng quy trình đánh giá và áp dụng mô hình xử lý 
số liệu kết hợp giữa AHP và ANP để đánh giá phương án thi công các 
nút giao tại TP.HCM, luận án thu được trọng số tổng quát cho từng 
phương án, từ đó so sánh và rút ra được phương án tốt nhất, phù hợp 
nhất với từng nút giao cụ thể. 
3.5. Kết quả nghiên cứu chương 
Trước đây, các tiêu chí đánh giá về mặt thiết kế kỹ thuật trong các 
phương án đánh giá lựa chọn dự án có tính độc lập, không có mối liên 
kết chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, việc đánh giá 
các chỉ tiêu độc lập khó khăn so với khi có sự tương tác lẫn nhau. Vì 
vậy, trong mô hình này cho phép các chỉ tiêu tương tác, có mối tương 
quan với nhau để tạo nên thống nhất trong kết cấu. 
Việc đánh giá các giải pháp thiết kế thi công cũng là bài toán ra 
quyết định đa thuộc tính mờ nên phương pháp luận đánh giá các giải 
pháp thiết kế công trình đó trình bày hoàn toàn có thể áp dụng để đánh 
giá các giải pháp thiết kế thi công nhằm lựa chọn giải pháp tốt nhất. Do 
việc đánh giá các giải pháp thiết kế thi công có một số đặc điểm riêng 
nên việc áp dụng phương pháp đánh giá cũng có những điểm đặc thù 
riêng của đánh giá các giải pháp thiết kế thi công, chỉ tiêu lựa chọn giải 
pháp tốt nhất, các chỉ tiêu đánh giá điển hình và qui trình áp dụng 
phương pháp để đánh giá. 
 18
CHƯƠNG 4. ÁP DỤNG ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN HỢP LÝ GIẢI 
PHÁP XÂY DỰNG NÚT GIAO KHÁC MỨC CHO MỘT SỐ DỰ 
ÁN ĐÃ ĐẦU TƯ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Luận án đã thực hiện đánh giá thí điểm các các giải pháp thi công 
trong các dự án nút giao Hàng Xanh, Trường Sơn và Hoàng Hoa Thám 
tại TP.HCM. Kết quả đánh giá được thu thập trong buổi họp ngày 
31/3/2018 tại Sở Giao Thông Vận Tải TP.HCM. Các ý kiến đánh giá 
của chuyên gia được đánh giá qua mẫu phiếu có sẵn, việc đánh giá được 
thực hiện trong cấp 3: Đánh giá chi tiết, lựa chọn hợp lý giải pháp xây 
dựng. Phương án được lựa chọn được dưa trên các tiêu chí đã được lấy ý 
kến đánh giá từ các chuyên gia. 
4.1. Giới thiệu các giải pháp thi công của luận án 
Phương án 1: Dầm chữ I thông thường 
Phương án 2: Dầm SCP (Steel-Confined Pre-Stressed Beam) 
Phương án 3: Dầm thép liên hợp 
Phương án 4: Dầm chữ I chiều cao thấp (cánh rộng) 
Phương án 5: Dầm bản 
4.2. Ứng dụng mô hình và phần mềm để đánh giá lựa chọn hợp 
lý giải pháp xây dựng nút giao khác mức tại TP. HCM 
Để có một đánh giá đúng đắn các giải pháp thi công công trình nút 
giao khác mức tại TP.HCM thì mỗi phương án cần được đánh giá đầy 
đủ các chỉ tiêu về kinh tế - kỹ thuật cần thiết nhất có thể. luận án đề xuất 
bảng chỉ tiêu đánh giá lựa chọn hợp lý giải pháp xây dựng công trình nút 
giao khác mức tại TP.HCM. 
Bảng 4.1: Bảng thang điểm so sánh mức độ ưu tiên 
THANG ĐIỂM SO SÁNH MỨC ĐỘ ƯU TIÊN 
Đánh giá Điểm 
Vô cùng ít quan trọng 1/9 1/8 
Rất ít quan trọng 1/7 1/6 
Ít quan trọng nhiều hơn 1/5 ¼ 
 19
Ít quan trọng hơn 1/3 ½ 
Quan trọng như nhau 1 
Quan trọng hơn 2 3 
Quan trọng nhiều hơn 4 5 
Rất quan trọng hơn 6 7 
Vô cùng quan trọng 8 9 
 Giả thiết để xây dựng mô hình AHP là các tiêu chí phải độc lập với 
nhau. Chính vì thế, để giải quyết vấn đề này ta sẽ áp dụng ANP model. 
Việc xây dựng mô hình ANP trong Super Decisions v2.8 là rất dễ dàng 
và trực quan. 
Do số lượng phương án lớn, cũng như tiêu chí phụ để đánh giá các 
phương án rất nhiều, điều đó kiến quá trình đánh giá phải lặp đi lặp lại 
gây nhàm chán và mất nhiều thời gian, vì vậy luận án đề xuất mô hình 
đình đánh giá “Rating model” để xử lý các chỉ tiêu. Từ các phiếu đánh 
giá của các chuyên gia và người đưa ra quyết định, tổng hợp kết quả, sau 
đó nhập liệu vào trong phần mền Super Decisions. 
4.3. Ứng dụng mô hình đánh giá vào nút giao Hàng Xanh 
Hình 4.1. Cầu vượt Hàng 
Xanh nhìn từ trên cao 
Hình 4.2. Vị trí cầu vượt Hàng 
Xanh trên bản đồ 
 20
Kết quả tổng hợp thu được sau khi đánh giá lựa chọn hợp lý giải 
pháp xây dựng theo mô hình và phần mềm: 
Bảng 4.2. Bảng thống kê đánh giá cảm tính cho hệ thống chỉ tiêu cho 
các phương án đầu tư tại nút giao Hàng Xanh 
Phần mềm Superdecision tự động tính trọng số khi nhập các số liệu 
đầu vào 
Hình 4.3. Kết quả tổng hợp cho 5 phương án thiết kế tại 
nút giao Hàng Xanh 
Khi đánh giá các biện pháp thi công tại nút giao Hàng Xanh – TP 
HCM. Các tiêu chí về kĩ thuật được coi trọng hơn cả, chiếm hơn một 
nửa trọng số so tổng trọng số bình quân. Các tiêu chí về mỹ quan cũng 
chiếm một trọng số lớn trong kết quả đánh giá. Các tiêu chí về tính kinh 
tế, và tác động giao thông chiếm một phần không đáng kể trong tổng 
 21
trọng số bình quân. Từ kết quả đánh giá, Phương án A3- Thép liên hợp 
được xem xét là phương án tối ưu nhất và có sự khác biệt so với phương 
án được áp dụng ngoài thực tế là sử dụng dầm I thường. 
4.4. Ứng dụng mô hình đánh giá vào nút giao Cộng Hòa - Hoàng 
Hoa Thám 
Hình 4.4. Cầu vượt Cộng Hòa 
– Hoàng Hoa Thám 
Hình 4.5. Vị trí cầu vượt trên bản 
đồ 
Hình 4.6. Phân tích độ nhạy cho nút giao Hoàng Hoa Thám 
Khi đánh giá các biện pháp thi công tại nút giao Hoàng Hoa Thám – 
TP HCM. Các tiêu chí về kĩ thuật được coi trọng hơn cả, chiếm hơn một 
nửa trọng số so với tổng trọng số bình quân. Các tiêu chí về mỹ quan và 
tác động giao thông chiếm cũng một trọng số lớn trong kết quả đánh giá. 
 22
Các tiêu chí về tính kinh tế chiếm một phần không đáng kể trong tổng 
trọng số bình quân. Từ kết quả đánh giá, Phương án A1- dầm SCP được 
xem xét là phương án tối ưu nhất và có sự khác biệt so với phương án 
được áp dụng ngoài thực tế là sử dụng dầm hộp thép liên hợp. 
4.5. Ứng dụng mô hình đánh giá vào nút giao Trường Sơn 
Khi đánh giá các biện pháp thi công tại nút giao Trường Sơn – 
TP.HCM, các tiêu chí về kĩ thuật vẫn có trọng số cao, tuy nhiên ở nút 
giao này tính thẩm mỹ và tác động tới giao thông trong quá trình thi 
công được xem xét coi trọng cao. Sau đó mới xét về các tiêu chí về kinh 
tế. Từ kết quả đánh giá, Phương án A3 - Thép liên hợp được xem xét là 
phương án tối ưu nhất và có sự đồng nhất so với phương án được áp 
dụng ngoài thực tế là sử dụng dầm hộp thép liên hợp. 
Hình 4.7. Kết quả tổng hợp 
 23
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Với mục tiêu nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chí và mô hình 
đánh giá các giải pháp xây dựng nút giao thông khác mức phù hợp với 
quy hoạch; giai đoạn đầu tư và điệu kiện đặc thù của TP. HCM, Luận án 
đã sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp phương pháp 
nghiên cứu thực tiễn để phân tích tìm ra được những vấn đề còn tồn tại. 
Cụ thể là Luận án đã nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc 
(gọi tắt là AHP-Analytic Hierarchy Process) kết hợp phương pháp phân 
tích mạng lưới tiên tiến (gọi tắt là ANP-Analytic Network Process) và 
các phương pháp khác trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình nhằm 
đề xuất mô hình đánh giá với hệ thống tiêu chí được lượng hoá để đánh 
giá lựa chọn phương án xây dựng nút giao khác mức tại TP. HCM theo 
ba cấp độ: 1) Đánh giá quy hoạch, lựa chọn danh sách dự án đầu tư; 2) 
Đánh giá lựa chọn danh mục dự án trọng điểm theo giai đoạn; 3) Đánh 
giá chi tiết giải pháp, công nghệ của phương án thiết kế cho xây dựng 
nút giao khác mức. 
Từ kết quả nghiên cứu, có thể nêu ra một số kết luận chung trong 
luận án như sau: 
Luận án đã hệ thống hóa các lý thuyết có liên quan đến phạm vi 
nghiên cứu của đề tài. Hệ thống nền tảng các nghiên cứu lý thuyết được 
đã được kết hợp với các nền tảng kiến thức thực tiễn để xây dựng thành 
công một mô hình mới cho phép đánh giá toàn diện các giải pháp kết 
cấu công nghệ và tổ chức thi công các nút giao khác mức trong điều 
kiện cụ thể ở TP. HCM. 
Ứng dụng của mô hình mà luận án đề xuất trong việc thực hiện đánh 
giá một số công trình điển hình tại TP. HCM cho thấy những điểm rất 
đáng chú ý, cụ thể là: 
- Khi đánh giá các biện pháp thi công tại nút giao Hàng Xanh, các 
tiêu chí về kĩ thuật được coi trọng hơn cả, chiếm hơn một nửa trọng số 
so với tổng trọng số bình quân. Các tiêu chí về mỹ quan cũng chiếm một 
trọng số lớn trong kết quả đánh giá. Các tiêu chí về tính kinh tế, và tác 
động giao thông chiếm một phần không đáng kể trong tổng trọng số 
bình quân. Từ kết quả đánh giá, Phương án A3- Thép liên hợp được xem 
 24
xét là phương án tối ưu nhất và có sự khác biệt so với phương án được 
áp dụng ngoài thực tế là sử dụng dầm I thường. 
 - Khi đánh giá các biện pháp thi công tại nút giao Hoàng Hoa Thám, 
các tiêu chí về kĩ thuật được coi trọng hơn cả, chiếm hơn một nửa trọng 
số so với tổng trọng số bình quân. Các tiêu chí về mỹ quan và tác động 
giao thông chiếm cũng một trọng số lớn trong kết quả đánh giá. Các tiêu 
chí về tính kinh tế chiếm một phần không đáng kể trong tổng trọng số 
bình quân. Từ kết quả đánh giá, Phương án A1- dầm SCP được xem xét 
là phương án tối ưu nhất và có sự khác biệt so với phương án được áp 
dụng ngoài thực tế là sử dụng dầm hộp thép liên hợp. 
 - Trong trường hợp của nút giao Trường Sơn, các tiêu chí về kĩ thuật 
vẫn có trọng số cao. Tuy nhiên, ở nút giao này tính thẩm mỹ và tác động 
tới giao thông trong quá trình thi công được xem xét coi trọng cao, xếp 
trên các tiêu chí về kinh tế. Từ kết quả đánh giá, Phương án A3- Thép 
liên hợp được xem xét là phương án tối ưu nhất và có sự đồng nhất so 
với phương án được áp dụng ngoài thực tế là sử dụng dầm hộp thép liên 
hợp. 
Các kết quả ứng dụng tại 03 nút giao điển hình trên cho thấy khả 
năng của mô hình, đặc biệt là cho thấy tính độc lập của mô hình trong 
việc đưa ra kết quả đánh giá. Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu của luận 
án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác đánh giá lựa 
chọn phương án xây dựng nút giao khác mức tại TP. HCM và tại các đô 
thị khác có điều kiện tương tự. Trong tương lai, kết quả nghiên cứu của 
luận án hoàn toàn có thể được hoàn thiện hơn đáp ứng thêm các yêu cầu 
về độ chính xác trong các đánh giá của mô hình được đề xuất, trên cơ sở 
đó nhân rộng và tăng tính ứng dụng trong thực tế. 
Các vấn đề đặt ra trong nghiên cứu của luận án cho thấy tính cấp 
thiết đồng thời cũng chỉ ra tính khả thi trong việc phát triển các hướng 
nghiên cứu mang tính định lượng có cơ sở khoa học cao nhằm hoàn 
thiện quy trình đánh giá lựa chọn phương án đầu tư xây dựng công trình, 
công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư tại TP. HCM cũng như 
tại các địa phương khác của Việt Nam./. 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 
[1]. Bùi Xuân Cường (2015), “Ngành Giao thông vận tải thành phố 
Hồ Chí Minh: 40 năm xây dựng và phát triển, tiếp bước 70 năm đi trước 
mở đường của toàn ngành Giao thông vận tải đất nước” - Hội thảo khoa 
học và thực tiễn với chủ đề Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh: 40 
năm nhìn lại và hướng đến tương lai, Sách Hình thành và phát triển bền 
vững giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh (ISBN:978-604-73-3698-2), 
tr. 11-19, NXB: Đại học Quốc gia Tp.HCM, năm 2015; 
[2]. Bùi Ngọc Toàn, Nguyễn Thị Hậu, Bùi Xuân Cường (2015), 
“Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội công nghệ thi công nhanh công trình 
cầu trong đô thị”, Tạp chí Cầu đường Việt Nam (8/2015), tr. 33-36, Hội 
Khoa học kỹ thuật Cầu đường Việt Nam, Hà Nội, năm 2015; 
[3]. Ngô Châu Phương, Nguyễn Trọng Sơn Hà, Bùi Xuân Cường 
(2016), “Phương pháp xây dựng bộ trọng số cho bộ tiêu chí đánh giá thi 
công nhanh công trình cầu”, Tạp chí Cầu đường Việt Nam ((6/2016), 
tr.11-15, Hội Khoa học kỹ thuật Cầu đường Việt Nam, Hà Nội. năm 
2016. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_danh_gia_hop_ly_cac_giai_phap_xay.pdf
  • pdf12.19. Tom tat luan an Bui Xuan Cuong -ENG.pdf
  • pdfLA Bui Xuan Cuong 12.2019.pdf
  • docxThong tin de tai (tieng Anh - Viet)_12.2019.docx