Tóm tắt Luận án Nghiên cứu giải phẫu nhánh xuyên động mạch mông trên ở người Việt Nam

Các bệnh nhân bị các bệnh lý khuyết hổng phần mềm do

chấn thương hoặc loét do các bệnh lý mãn tính thường phải trải

qua quá trình điều trị rất lâu dài và tốn kém. Để đáp ứng các nhu

cầu trên, rất cần các vật liệu tạo hình đặc biệt là vạt nhánh xuyên

(NX) động mạch mông trên (ĐMMT). Bên cạnh các kỹ thuật lấy

vạt, việc xác định chính xác vị trí các nhánh xuyên của ĐMMT

đối chiếu lên da, cũng như vùng cấp máu của các NX đó góp

phần quan trọng cho việc lấy vạt và đảm bảo chất lượng vạt sau

tạo hình. Vì vậy, nghiên cứu đi sâu vào xác định đặc điểm giải

phẫu của các NX ĐMMT, nhằm đưa ra được cách xác định, cũng

như các điểm mốc cho các nhà lâm sàng trong việc lấy vạt là cần

thiết và có ý nghĩa thực tiễn.

pdf 27 trang dienloan 5100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu giải phẫu nhánh xuyên động mạch mông trên ở người Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu giải phẫu nhánh xuyên động mạch mông trên ở người Việt Nam

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu giải phẫu nhánh xuyên động mạch mông trên ở người Việt Nam
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
HOÀNG MINH TÚ 
NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU NHÁNH XUYÊN ĐỘNG 
MẠCH MÔNG TRÊN Ở NGƯỜI 
VIỆT NAM 
Ngành: Giải phẫu người 
Mã số: 62720104 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
TP. Hồ Chí Minh, năm 2020 
Công trình được hoàn thành tại: 
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 
Người hướng dẫn khoa học: 
 GS.TS. LÊ VĂN CƯỜNG 
Phản biện 1:  
Phản biện 2  
Phản biện 3:  
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại 
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 
vào hồi giờ ngày tháng năm 
Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: 
- Thư viện Quốc gia Việt Nam 
- Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. HCM 
- Thư viện Đại học Y Dược TP. HCM 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN 
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 
1. Hoàng Minh Tú, Lê Văn Cường, Võ Huỳnh Trang (2020), “Đặc điểm giải 
phẫu nhánh xuyên động mạch mông trên ở xác người ướp fomol tại bộ 
môn Giải Phẫu, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ”, Tạp chí Y Dược 
học Cần Thơ, 26, tr.103-111. 
2. Hoàng Minh Tú, Lê Văn Cường, Võ Huỳnh Trang (2020), “Đặc điểm giải 
phẫu động mạch mông trên ở xác người ướp formol tại Bộ môn Giải 
Phẫu, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ”, Tạp chí Y Dược học Cần 
Thơ, 26, tr.111-118. 
1 
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 
1. Lý do và tính cần thiết của nghiên cứu 
Các bệnh nhân bị các bệnh lý khuyết hổng phần mềm do 
chấn thương hoặc loét do các bệnh lý mãn tính thường phải trải 
qua quá trình điều trị rất lâu dài và tốn kém. Để đáp ứng các nhu 
cầu trên, rất cần các vật liệu tạo hình đặc biệt là vạt nhánh xuyên 
(NX) động mạch mông trên (ĐMMT). Bên cạnh các kỹ thuật lấy 
vạt, việc xác định chính xác vị trí các nhánh xuyên của ĐMMT 
đối chiếu lên da, cũng như vùng cấp máu của các NX đó góp 
phần quan trọng cho việc lấy vạt và đảm bảo chất lượng vạt sau 
tạo hình. Vì vậy, nghiên cứu đi sâu vào xác định đặc điểm giải 
phẫu của các NX ĐMMT, nhằm đưa ra được cách xác định, cũng 
như các điểm mốc cho các nhà lâm sàng trong việc lấy vạt là cần 
thiết và có ý nghĩa thực tiễn. 
2. Mục tiêu nghiên cứu 
- Mô tả đặc điểm giải phẫu ĐMMT. 
- Mô tả đặc điểm giải phẫu các NX ĐMMT. 
- Xác định phạm vi cấp máu trên da các NX ĐMMT. 
3. Những đóng góp mới của luận án: 
Đề tài này đưa ra được các chỉ số giải phẫu quan trọng của 
ĐMMT, các NX và vùng cấp máu của các NX ĐMMT ở người 
Việt Nam. Các chỉ số trên chưa được tìm hiểu đầy đủ và chưa 
được mô tả chi tiết trong các tài liệu về Giải phẫu học của Việt 
Nam. Các chỉ số này không những rất có ý nghĩa về mặt giải phẫu 
mà còn có ý nghĩa ứng dụng lâm sàng bao gồm: 
2 
- Nguyên ủy, đường đi, vị trí xuất hiện tại vùng mông, chiều 
dài, đường kính của ĐMMT và các nhánh bên của nó trên 
người Việt Nam. 
- Nguyên ủy, đường đi, vị trí xuất hiện của các NX ĐMMT 
đối chiếu với các mốc giải phẫu cùng mông cũng như kích 
thước của các nhánh xuyên. 
- Phạm vi cấp máu, diện tích, chu vi vùng cấp máu của các 
NX ĐMMT. 
4. Bố cục luận án 
Luận án có 131 trang, bao gồm: phần mở đầu và mục tiêu 
nghiên cứu 2 trang, tổng quan tài liệu 35 trang, đối tượng và 
phương pháp nghiên cứu 21 trang, kết quả nghiên cứu 35 trang, 
bàn luận 35 trang, kết luận và kiến nghị 3 trang. Luận án có 34 
bảng, 9 biểu đồ, 50 hình và 121 tài liệu tham khảo (17 tài liệu 
tiếng Việt và 104 tài liệu tiếng Anh). 
 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
 Giải phẫu vùng mông 
1.1.1. Các cơ vùng mông 
Các cơ vùng mông được chia làm hai loại: 
Loại cơ chậu – mấu chuyển gồm các cơ: cơ căng mạc đùi, cơ 
mông lớn, cơ mông nhỡ, cơ mông bé và cơ hình lê. Đây là những 
cơ duỗi, dạng và xoay đùi. 
Loại cơ ụ ngồi – xương mu mấu chuyển gồm các cơ: cơ bịt 
trong, sinh đôi, vùng đùi và bịt ngoài. Những cơ này có động tác 
chủ yếu là xoay ngoài đùi. 
3 
Các cơ vùng mông được xếp thành ba lớp: lớp nông gồm cơ 
căng mạc đùi và cơ mông lớn, lớp giữa gồm cơ mông nhỡ và cơ 
hình lê, lớp sâu gồm cơ mông bé, cơ bịt trong, cơ sinh đôi trên 
và cơ sinh đôi dưới, cơ vuông đùi, cơ bịt ngoài. 
1.1.2. Mạch máu vùng mông 
Hai động mạch (ĐM) đi vào vùng mông từ khoang chậu qua 
lỗ ngồi lớn là ĐMMT và ĐM mông dưới. ĐMMT xuất phát từ 
nhánh sau của ĐM chậu trong trong khoang chậu. ĐMMT này ra 
khỏi vùng chậu cùng với thần kinh mông trên qua lỗ ngồi lớn 
ngay trên cơ hình lê. Ở vùng mông, ĐMMT chia thành nhánh 
nông và nhánh sâu. Nhánh nông đi vào mặt trước của cơ mông 
lớn. Nhánh sâu đi giữa cơ mông nhỡ và cơ mông bé. 
Vùng mông có trung bình 21 NX động mạch, các NX này 
xuất phát từ 3 nguồn ĐM chính là ĐMMT, ĐM mông dưới và 
ĐM thẹn trong. Các vạt dựa trên các NX ĐM này được sử dụng 
như các vạt tự do để tái tạo vú cũng như các vạt tại chỗ để che 
phủ các khuyết hổng vùng cùng cụt và vùng sinh môn. 
 Vạt mạch xuyên 
1.2.1. Khái niệm chung về vạt mạch xuyên 
Mạch xuyên là những mạch có nguyên ủy của ĐM ở sâu và 
có nhánh bên của nó cấp máu trực tiếp cho tổ chức cân - da, trong 
đó những NX qua cơ cấp máu cho vùng da phía trên cơ không 
phụ thuộc hoặc không cần lấy kèm cân - cơ phía dưới. Như vậy, 
vạt mạch xuyên là vạt có cuống mạch luôn luôn đi xuyên qua cơ 
và tên gọi của các cuống mạch này là mạch xuyên cơ. 
4 
Tên gọi của từng vạt mạch xuyên chủ yếu dựa trên tên gọi của 
các mạch cấp máu. Căn cứ vào số lượng mạch xuyên mà quyết 
định được kích thước và hình dáng của vạt. Vạt mạch xuyên được 
đề xuất trên cơ sở của vạt da cơ tương ứng, tuy nhiên sự khác 
biệt duy nhất của vạt mạch xuyên và vạt da cơ là toàn bộ khối cơ 
không được lấy cùng vạt mạch xuyên. Điều này có thể giảm thiểu 
những tổn thương của cơ cũng như biến dạng tại nơi cho vạt. 
Nơi cho vạt mạch xuyên phải đảm bảo 4 đặc điểm sau: 
- Có một nguồn cấp máu (mạch xuyên) có thể dự đoán được 
và hằng định. 
- Ít nhất một mạch xuyên lớn (có đường kính > 0,5 mm). 
- Cuống mạch xuyên đủ dài cho từng mục đích phẫu thuật. 
- Nơi cho vạt đóng trực tiếp không bị căng. 
1.2.2. Vạt nhánh xuyên động mạch mông trên 
Vạt NX ĐMMT là vạt bao gồm da và mô dưới da vùng mông 
có cuống mạch là NX ĐMMT. 
Để xác định vạt NX ĐMMT, cần xác định 2 đường. Đường 
thứ nhất: được nối từ gai chậu sau trên (GCST) đến mấu chuyển 
lớn xương đùi (MCL). ĐMMT thường xuất hiện ở điểm nối 1/3 
trên và 1/3 giữa đường thứ nhất. Đường thứ 2: được nối từ điểm 
giữa của đường nối GCST và xương cụt đến MCL. Đường này 
tương ứng với trục của cơ hình lê. 
Phần lớn các NX ĐMMT có thể phát hiện dựa vào siêu âm 
Doppler mạch máu ở vùng phía trên đường thứ 2, phía ngoài vị 
trí xuất hiện của ĐMMT và song song với đường thứ nhất. Hầu 
hết các vạt đều có trục khác nhau, có thể là trục ngang hoặc trục 
5 
dọc. Tuy nhiên, vì tính thẩm mĩ nên vạt hình thoi được thiết kế 
với các NX ở trung tâm. Kích thước của vạt thường có chiều rộng 
và chiều dài tương ứng từ 10 x 25 cm đến 12 x 32 cm. 
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
- Đối tượng 1: bao gồm 120 tiêu bản (62 xác ướp formol) vùng 
mông ướp dung dung dịch có chứa formol 
- Đối tượng 2: 20 tiêu bản (10 xác tươi) vùng mông được bảo 
quản lạnh bằng tủ bảo quản đông lạnh. 
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu 
Các xác thoả các tiêu chuẩn: 
- Là người Việt Nam trưởng thành đủ 18 tuổi 
- Có vùng mông còn nguyên vẹn. 
- Không bị phân hủy các cấu trúc da, cơ, mạch máu vùng mông. 
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 
Những xác do xử lý không đạt, có chất lượng kém có thể 
làm ảnh hưởng đến kết quả hoặc trong quá trình phẫu tích bị rách, 
đứt các nhánh mạch máu, các cấu trúc cơ vùng mông hoặc những 
xác có dị dạng, biến dạng vùng mông. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu: 
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. 
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu: Bộ dụng cụ phẫu tích vi phẫu, 
các thước đo (thước dài, thước kẹp,) kính lúp, máy ảnh, hóa 
chất, ống bơm màu, bơm tiêm, chất màu bơm vào động mạch. 
2.2. Các bước tiến hành 
Trên đối tượng 1: 
6 
- Rạch da theo đường giới hạn vùng mông 
- Phẫu tích lớp da và mỡ dưới da đến sát phần mạc các cơ lớp 
nông vùng mông từ ngoài vào trong. Khi phát hiện các nhánh 
ĐM xuyên da thì dừng lại và tiến hành đục lỗ và đánh dấu 
trên da vị trí tương ứng với điểm đi ra của nhánh ĐM đó. 
- Dùng sợi chỉ nối GCST và MCL tạo thành đường GM. Đo 
chiều dài đoạn GM. 
- Tiếp tục phẫu tích từng NX theo hướng từ nông vào sâu đến 
nguyên uỷ ĐMMT. 
- Xác định số lượng nhánh của ĐMMT, số nhánh nông, số 
nhánh sâu, số nhánh xuyên của ĐMMT. 
- Đo đường kính và chiều dài của ĐMMT, các nhánh nông, các 
nhánh sâu của ĐMMT. 
- Tạo trục tọa độ Oxy: trục Ox tương ứng với đường GM. Trục 
Oy là đường vuông góc với đường GM đi qua MCL. 
- Đo khoảng cách từ vị trí xuất hiện ĐMMT ở vùng mông ngay 
bờ trên cơ hình lê (vị trí A) đến đường GM (A - GM). Đo 
khoảng cách từ hình chiếu của vị trí A trên đường GM đến 
gốc tọa độ (HCA - GM). 
- Tạo trục tọa độ Ox’y’: trục Ox’ tương ứng với đường GM. 
Trục Oy’ là đường vuông góc với đường GM và đi qua trung 
điểm của đường GM. Vị trí 1/4 trên trong: các tọa độ có giá 
trị tọa độ Ox’ ³ 0 và Oy’ > 0; 1/4 dưới trong: các tọa độ có 
giá trị tọa độ Ox’ ³ 0 và Oy’ < 0; 1/4 dưới ngoài: các tọa độ 
có giá trị tọa độ Ox’ < 0 và Oy’ £ 0; 1/4 trên ngoài: các tọa 
độ có giá trị tọa độ Ox’ < 0 và Oy’ ³ 0. 
7 
- Đo khoảng cách giữa vị trí xuất hiện NX ĐMMT đến GM 
(NX - GM). Khoảng cách từ hình chiếu của vị trí xuất hiện 
NX ĐMMT trên GM đến gốc tọa độ (HCNX - GM). 
Trên đối tượng 2: 
- Phẫu tích cắt vị trí bám tận cơ mông lớn, mông nhỡ tại MCL, 
bộc lộ vị trí xuất hiện ĐMMT ở bờ trên cơ hình lê. 
- Nối và cố định ống bơm màu với cuống mạch ĐMMT rồi 
dùng ống tiêm 50ml bơm 300ml dung dịch cồn 70o để rửa 
sạch lòng mạch. Sau đó, tiến hành bơm khoảng 300ml dung 
dịch màu xanh (xanh Methylen) vào cuống ĐMMT cho đến 
khi chất màu biển hiện trên da. 
- Sau 24 giờ, vẽ đường giới hạn vùng cấp máu trên da của NX 
ĐMMT dựa theo viền của vùng có biểu hiện màu xanh trên 
da của chất màu đã bơm vào cuống mạch của ĐMMT. 
- Dùng thước có chia độ đặt dọc theo đường GM. Vị trí gốc 
thước chia độ tại trung điểm GM. Xác định mỗi điểm nằm 
trên đường giới hạn vùng cấp máu cách nhau 10o, như vậy với 
mỗi vùng giới hạn ta xác định được 36 vị trí các điểm nằm 
trên đường giới hạn vùng cấp máu tương ứng với 36 tọa độ. 
- Đo khoảng cách giữa các điểm trên đường giới hạn vùng cấp 
máu của các NX ĐMMT đến đường GM và khoảng cách từ 
hình chiếu của các điểm này trên đường GM đến gốc tọa độ. 
Tập hợp hai khoảng cách này thu được tọa độ của các điểm 
trên vùng giới hạn cấp máu của các NX ĐMMT trên da. Dựa 
vào các tọa độ này tính diện tích, chu vi và trọng tâm của vùng 
cấp máu của các nhánh xuyên ĐMMT trên da vùng mông. 
8 
- Thống kê tọa độ của các điểm nằm trên đường giới hạn vùng
cấp máu và trọng tâm vùng cấp máu theo các góc 1/4 của trục
tọa độ Ox’y’.
Phương pháp phân tích dữ liệu 
Các số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê xử lý số liệu 
Stata 14.0 for Mac, Microsoft Excel, Autocad for Mac. 
Thời gian và địa điểm nghiên cứu 
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 9/2013 đến 7/ 2020 tại 
Bộ môn Giải Phẫu học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 
và Bộ môn Giải Phẫu học, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1. Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu 
Bảng 3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu 
Đặc điểm mẫu 
Số lượng 
xác 
n 
T P 
Xác ướp 
formol 
Có đầy đủ ĐMMT và 
ĐMMD (nhóm 1) 
60 57 59 
Chỉ có ĐMMT (nhóm 2) 02 02 02 
Xác tươi đông lạnh 10 10 10 
Tổng 72 69 71 
3.2. Đặc điểm giải phẫu của động mạch mông trên 
3.2.1. Vị trí, nguyên ủy, đường đi, phân nhánh ĐMMT 
100% (116/116) ĐMMT xuất phát từ ĐM chậu trong. 
100% (116/116) ĐMMT đi ra vùng mông xuyên qua lỗ ngồi 
lớn rồi chia từ 1-3 nhánh nông và từ 1- 4 nhánh sâu (hình 3.1). Nhánh nông ĐMMT 
9 
Số nhánh ĐMMT trung bình là 2,57 ± 0,77 nhánh. 60,34% 
ĐMMT chia thành 2 nhánh. Không có sự khác biệt số nhánh 
ĐMMT theo giới tính và theo vị trí mông trái, phải. 
87,93% ĐMMT chia 1 nhánh nông. Không có sự khác biệt số 
nhánh nông ĐMMT theo giới tính và theo vị trí mông trái, phải. 
64,66% ĐMMT chia 1 nhánh sâu. Không có sự khác biệt số 
nhánh sâu ĐMMT theo vị trí mông trái, phải và theo giới tính. 
Ở các tiêu bản không có ĐM mông dưới: 100% ĐMMT xuất 
phát từ ĐM chậu trong và xuất hiện ở vùng mông ngay bờ trên 
Các nhánh 
nông ĐMMT 
10 
cơ hình lê. ĐMMT chia thành 1- 2 nhánh nông và 2 nhánh sâu 
Dưới cơ hình lê không có ĐM mông dưới. ĐMMT (hình 3.4). 
3.2.2. Tương quan vị trí ĐMMT với một số mốc giải phẫu lân cận 
Bảng 3.8. Chiều dài (CD) đoạn GM 
CD đoạn GM n TB SD Min Max 
Nam 76 114,16 8,74 95,46 146,30 
Nữ 40 109,74 7,41 88,22 119,01 
T 57 112,72 8,57 88,22 146,28 
P 59 112,55 8,58 91,50 146,30 
Tổng 116 112,64 8,54 88,22 146,30 
CD trung bình (TB) đoạn GM ở nam lớn hơn ở nữ (p = 
0.0074), ở bên trái và phải không có sự khác biệt (bảng 3.8). 
Khoảng cách từ vị trí A đến đường GM (A - GM) là 11,66 ± 
4,21 mm. Khoảng cách A – GM không có sự khác biệt theo giới 
tính, và theo vị trí mông trái, phải. 
Khoảng cách từ hình chiếu vị trí A trên GM đến MCL (HCA 
- GM) là 67,31 ± 8,32 mm. Khoảng cách HCA - GM ở nam lớn
hơn nữ (p = 0,0020), giữa mông trái, phải không có sự khác biệt.
3.2.2. Kích thước ĐMMT và các nhánh nông và sâu của ĐMMT
3.2.2.1. Chiều dài (CD) và đường kính (ĐK) ĐMMT
CD TB của ĐMMT là 9,78 ± 3,96 mm. Không có sự khác biệt 
CD ĐMMT theo giới tính và theo vị trí bên trái, phải. 
ĐK TB của ĐMMT là 6,31 ± 1,57 mm. Không có sự khác 
biệt về ĐK theo giới tính và theo vị trí bên trái, phải. 
TK ngồi
Động mạch 
mông trên
11 
3.2.2.2. Số nhánh, CD và ĐK các nhánh nông và sâu của ĐMMT 
CD TB nhánh nông ĐMMT ở nam và nữ lần lượt là 11,50 ± 
3,73 mm và 13,71 ± 5,18 mm. CD này ở nữ lớn hơn ở nam (p = 
0,0028) không có sự khác biệt theo vị trí trái, phải. 
CD TB nhánh sâu ĐMMT ở nam và nữ lần lượt là 15,53 ± 
7,49 mm và 18,05 ± 7,57 mm. CD nhánh sâu ở nữ lớn hơn ở nam, 
không có sự khác biệt theo vị trí trái, phải. 
ĐK TB các nhánh nông của ĐMMT là 4,55 ± 1,33 mm. 
Không có sự khác biệt về ĐK nhánh nông ĐMMT theo giới và 
theo vị trí bên trái, phải. 
ĐK TB các nhánh sâu của ĐMMT là 4,61 ± 1,50 mm. Không 
có sự khác biệt về ĐK nhánh sâu ĐMMT theo giới và theo vị trí 
bên trái, phải. 
3.3. Đặc điểm giải phẫu các NX ĐMMT 
3.3.1. Nguyên ủy và đường đi các NX ĐMMT 
100% NX ĐMMT đều xuất phát từ các nhánh nông của 
ĐMMT rồi xuyên qua cơ mông lớn cấp máu cho da vùng mông. 
3.3.2. Số lượng và kích thước các NX ĐMMT 
3.3.2.1. Số lượng nhánh xuyên động mạch mông trên 
Bảng 3.17. Số nhánh xuyên động mạch mông trên 
Số nhánh n TB SD Min Max 
Nam 341 4,49 1,40 2 9 
Nữ 167 4,05 0,96 2 6 
T 243 4,26 1,34 2 9 
P 260 4,41 1,22 3 8 
Tổng 503 4,34 1,28 2 9 
12 
Không có sự khác biệt về số nhánh xuyên ĐMMT theo giới 
và theo vị trí trái, phải (bảng 3.17) . 
3.3.2.2. Chiều dài các nhánh xuyên động mạch mông trên 
Bảng 3.18. Chiều dài các NX ĐMMT đoạn trong cơ (CD1NX) 
CD1NX (mm) n TB SD Min Max 
Nam 341 74,69 21,34 19,74 168,66 
Nữ 1 ... đến đường GM 
Vị trí n TB SD Min Max 
1/4 trên trong 95 34,5 22,2 1,5 80,2 
1/4 dưới trong 223 47,2 24,0 0,1 96,0 
1/4 dưới ngoài 250 56,9 30,4 0,2 120,8 
1/4 trên ngoài 152 50,6 28,4 1,8 115,2 
Bảng 3.24. Khoảng cách từ hình chiếu các điểm trên vùng 
cấp máu NX ĐMMT trên đường GM đến trung điểm GM 
Vị trí n TB SD Min Max 
1/4 trên trong 95 23,4 23,0 0,3 111,1 
1/4 dưới trong 223 62,9 35,5 1,3 137,6 
1/4 dưới ngoài 250 57,8 38,4 0,2 150,8 
1/4 trên ngoài 152 22,2 17,9 0,0 113,9 
Bảng 3.25.Diện tích vùng cấp máu (S) các NX ĐMMT (cm2) 
S n TB SD Min Max 
Nam 12 138,16 28,72 93,85 191,78 
Nữ 8 152,86 43,72 89,80 222,62 
T 10 145,06 39,48 89,80 222,62 
P 10 143,01 32,38 93,85 208,94 
Tổng 20 144,04 35,16 89,80 222,62 
Diện tích vùng cấp máu của các NX ĐMMT không có sự khác 
biệt về giới tính và vị trí bên trái và phải (bảng 3.25). 
15 
Bảng 3.26. Chu vi vùng cấp máu (CV) của các NX ĐMMT (cm) 
CV n TB SD Min Max 
Nam 12 48,33 5,27 43,90 61,94 
Nữ 8 48,75 8,26 37,32 61,64 
T 10 49,59 7,67 37,32 61,94 
P 10 47,41 5,07 43,51 60,41 
Tổng 20 48,50 6,42 37,32 61,94 
Chu vi vùng cấp máu của các nhánh xuyên ĐMMT không có 
sự khác biệt về giới tính và vị trí bên trái và phải (bảng 3.26). 
Chương 4: BÀN LUẬN 
4.1. Đặc điểm các tiêu bản trong mẫu nghiên cứu 
Trong số 120 vùng mông trong mẫu nghiên cứu có 04 vùng 
mông không có sự xuất hiện của ĐM mông dưới mà từ các nhánh 
của ĐMMT chia nhánh đi xuống dưới và ra sau cấp máu cho 
vùng mông tương tự như vùng cấp máu của ĐM mông dưới. 
4.2. Đặc điểm giải phẫu động mạch mông trên 
4.2.1. Vị trí, nguyên ủy, đường đi động mạch mông trên 
Tất cả ĐMMT có nguyên ủy từ ĐM chậu trong. Kết quả này 
phù hợp với mô tả về động mạch cấp máu cho vùng mông trong 
các sách giáo khoa giải phẫu kinh điển trong và ngoài nước. 
Chúng tôi nhận thấy có tới 60,34% (70/116) mẫu nghiên cứu 
có ĐMMT chia thành 2 nhánh gồm một nhánh nông và một 
nhánh sâu. Đa số ĐMMT chỉ chia một nhánh nông là 87,93% 
(102/116) và một nhánh sâu với tỷ lệ 64,66% (75/116). Kết quả 
này cũng phù hợp với mô tả trong các sách giải phẫu kinh điển. 
16 
Chỉ có nhánh nông ĐMMT mới chia các NX đến cấp máu cho 
da vùng mông. 
Nghiên cứu của chúng tôi có 3,33% tiêu bản không có 
ĐMMD, xảy ra ở nam và nữ và có tính chất đối xứng. Reddy S 
(2007) cũng báo cáo trường hợp tương tự. Erich Brenner (2019) 
báo cáo một trường hợp có biến đổi giải phẫu ở cả cơ và mạch 
máu vùng mông: không có cơ hình lê và chỉ có ĐMMT, không 
có ĐMMD. Qua đó, chúng tôi nhận thấy luôn tồn tại ĐMMT ở 
vùng mông, trường hợp không có ĐMMD thì ĐMMT chia nhánh 
cấp máu bù trừ cho vùng cấp máu của ĐMMD. 
4.2.2. Mối liên quan giữa vị trí xuất hiện ĐMMT (vị trí A) với 
các mốc giải phẫu lân cận vùng mông 
Xác định vị trí A tại vùng mông dựa vào 2 mốc giải phẫu là 
GCST và MCL. Đây là 2 mốc giải phẫu tương đối hằng định và 
có thể xác định được trên bề mặt da. Hình chiếu của vị trí A trên 
đường GM này cách GCST là 45,33 mm, khoảng cách này gần 
bằng với 1/3 CD đường GM. Do đó, vị trí A tập trung chủ yếu ở 
1/3 trong của đường GM phía trong gần GCST. Kết quả này cũng 
tương tự với kết quả nghiên cứu của W.C. Song, Verpaele,.. 
W.C Song phân loại ra 4 dạng cấp máu cho vùng mông của 
ĐMMT. Trong đó dạng IV là dạng chỉ có ĐMMT mà không có 
ĐMMD chiếm tỷ lệ 13,5%. Trong khi đó nghiên cứu của chúng 
tỷ lệ dạng này là 3,33%. 
Kết quả nghiên cứu trên cũng cho ta thấy ĐMMT luôn cấp 
máu ra da cho vùng mông, trong đó các trường hợp không có 
ĐM mông trên 
TK ngồi 
17 
động mạch mông dưới thì động mạch mông trên đóng vai trò cấp 
máu ra da bù trừ cho vùng cấp máu của động mạch mông dưới. 
4.2.3. Kích thước ĐMMT và các nhánh nông, sâu của ĐMMT 
4.2.3.1. Kích thước động mạch mông trên 
Trong nghiên cứu này của chúng tôi, chúng tôi chỉ thực hiện 
đo chiều dài của ĐMMT từ vị trí ĐMMT xuất hiện ở vùng mông 
ngay bờ trên cơ hình lê đến khi bắt đầu chia thành các nhánh 
nông và nhánh sâu. Thực tế, khi thực hiện phẫu tích vạt NX 
ĐMMT các phẫu thuật viên cũng chỉ phẫu tích đến vị trí xuất 
hiện ĐMMT ở vùng mông ở bờ trên cơ hình lê trong cả các phẫu 
thuật xoay vạt che phủ tại chỗ và phẫu thuật chuyển vạt tự do. 
Chúng tôi nhận thấy ĐK ĐMMT trong nghiên cứu của chúng 
tôi ở cả 2 nhóm có và không có biến đổi ĐM vùng mông đều cao 
hơn 0,5 mm. Điều này cho thấy ĐMMT hoàn toàn có thể sử dụng 
như một vạt tự do có cuống, bởi ĐK ĐMMT đo được hoàn toàn 
đáp ứng được khả năng khâu nối vi phẫu mạch máu. 
4.2.3.2. Chiều dài và ĐK các nhánh nông, sâu của ĐMMT 
Nghiên cứu chúng tôi đã xác định được CD nhánh nông, sâu 
của ĐMMT theo giới và theo vị trí mông bên trái, phải. CD nhánh 
sâu lớn hơn CD nhánh nông (p < 0,001. So sánh chiều dài trung 
bình của các nhánh nông và sâu ở giới nam và nữ chúng tôi thấy 
có sự khác biệt nhau (p = 0,0028). Tuy nhiên, chiều dài các nhánh 
nông và nhánh sâu của ĐMMT ở mông bên trái và phải thì không 
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. 
Nghiên cứu của chúng tôi đã ghi nhận được số đo chi tiết về 
đường kính các nhánh nông và sâu của ĐMMT theo giới tính và 
18 
theo vị trí vùng mông ở hai bên của cơ thể. Các giá trị đường 
kính này đều lớn hơn 0,5 mm cho thấy các nhánh động mạch này 
đều đáp ứng được việc khâu nối mạch máu trong các phẫu thuật 
tạo hình chuyển vạt tự do có cuống. 
4.3. Đặc điểm giải phẫu các NX ĐMMT 
4.3.1. Nguyên ủy và đường đi các NX ĐMMT 
Nguyên ủy của các NX ĐMMT có giá trị thực tiễn. Với 
nguyên ủy là nhánh nông ĐMMT, chiều dài cuống mạch tối đa 
của vạt NX ĐMMT trong các phẫu thuật tạo hình che phủ tại chỗ 
cũng như chuyển vạt tự do có cuống là tổng chiều dài của NX, 
nhánh nông và chiều dài ĐMMT từ bờ trên cơ hình lê đến khi 
chia nhánh nông và sâu. 
4.3.2. Số nhánh xuyên động mạch mông trên 
Nghiên cứu của chúng tôi đã xác định được được số NX 
ĐMMT trung bình trên mỗi tiêu bản có giá trị là 4,34 ± 1,28 
nhánh. Số nhánh xuyên ĐMMT theo giới tính và theo vị trí mông 
trái và phải không có sự khác biệt nhau. Một số nghiên cứu ở 
nước ngoài cũng báo cáo về số lượng NX ĐMMT: Tanvaa 
Tansatit (4 nhánh), W.C.Song (7,7 ± 2,2 nhánh),... Qua các kết 
quả trên cho thấy số NX ĐMMT ở vùng mông có thể thay đổi 
tuy nhiên luôn tồn tại với số lượng lớn từ 3 -9 NX. Số lượng NX 
nhiều chính là một trong các ưu điểm của vạt NX ĐMMT khi 
được sử dụng làm vật liệu trong các phẫu thuật tạo hình. So sánh 
số NX ĐMMT ở các tiêu bản nghiên cứu có ĐMMD và không 
có ĐMMD trong nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có sự vượt trội 
về số lượng NX ở nhóm các tiêu bản không có ĐMMD. Chúng 
19 
tôi cho rằng số lượng NX nhiều do ĐMMT chia nhánh cấp máu 
cho cả vùng cấp máu của ĐMMD, đây chính là sự bù trừ trong 
việc cấp máu cho các cơ vùng mông. Trong các tài liệu chúng tôi 
có được thì chưa thấy tác giả nào báo cáo về kết quả sử dụng vạt 
NX ĐMMT trong đó có biến đổi giải phẫu không có ĐMMD 
trong các phẫu thuật tạo hình. Về mặt giải phẫu chúng tôi cho 
rằng ở nhóm các tiêu bản không có ĐMMD thì cuống mạch 
ĐMMT cấp máu cho một vùng da rộng với số lượng NX nhiều 
là một thuận lợi cho việc lấy vạt NX ĐMMT trong các trường 
hợp cần lấy vạt che phủ các khuyết hổng phần mềm lớn và khả 
năng sống của vạt sẽ cao hơn. 
4.3.3. Chiều dài và đường kính các NX ĐMMT 
Chiều dài các NX ĐMMT gồm hai đoạn trong cơ và ngoài cơ. 
Chiều dài đoạn ngoài cơ có ý nghĩa quan trọng trong việc làm 
mỏng vạt trong các phẫu thuật tạo hình. Chiều dài đoạn trong cơ 
có ý nghĩa quan trọng trong các phẫu thuật chuyển vạt tự do. 
Chúng tôi đo cả hai chiều dài này với mục đích xác định được 
cuống mạch ĐMMT dài nhất có thể phẫu tích được. Chiều dài 
cuống mạch đối với vạt NX ĐMMT có thể được tính là tổng của 
chiều dài đoạn trong cơ và đoạn ngoài cơ. Khi chiều dài cuống 
mạch của vạt càng dài giúp thuận lợi hơn trong việc di chuyển 
vạt đến các vị trí khuyết tổn xa hơn, cung xoay vạt lớn và đặc 
biệt là sự linh hoạt trong thiết kế vạt đảm bảo hạn chế tổn thương 
nơi vùng mông cho vạt mà vẫn đảm bảo mục đích che phủ các 
khuyết hổng phần mềm trong các phẫu thuật tạo hình. 
20 
Nghiên cứu của chúng tôi đã xác định được đường kính trung 
bình các NX ĐMMT theo giới tính, theo mông bên trái và phải. 
Tuy nhiên, khi so sánh các giá trị đường kính này giữa nhóm nam 
và nữ, giữa nhóm mông bên trái và bên phải thì chúng tôi nhận 
thấy giá trị đường kính không có sự khác biệt giữa các nhóm này. 
Các nghiên cứu ở nước ngoài cũng báo cáo về đường kính các 
nhánh xuyên ĐMMT, tuy nhiên chưa có báo cáo nào phân tích 
chi tiết về đường kính theo giới tính cũng như theo vị trí hai bên 
của cơ thể. 
4.3.4. Vị trí phân bố trên da của các NX ĐMMT 
Nghiên cứu của chúng tôi đã xác định được vị trí phân bố trên 
da của các nhánh xuyên động mạch mông trên tương quan với 
mấu chuyển lớn xương đùi, gai chậu sau trên và đường nối giữa 
hai mốc giải phẫu này (đường GM) trên các xác người ướp 
fomol. Phân tích kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy các NX 
ĐMMT tập trung chủ yếu ở vùng 1/3 giữa của đường GM. 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã xác định được khoảng 
cách từ vị trí xuất hiện các NX ĐMMT trên da vùng mông đến 
các mốc giải phẫu lân cận. Phân tích phân bố các NX ĐMMT 
theo 4 vùng trên trục tọa độ Ox’y’, chúng tôi nhận thấy các NX 
ĐMMT ở nhóm các tiêu bản không có đầy đủ ĐM mông dưới và 
không có ĐM mông dưới đều phân bố nhiều nhất ở 1/4 dưới 
trong với tỷ lệ tương ứng là 68,79% và 37,7%. Kết quả này phù 
hợp với kết quả của tác giả Kimihiro Nojima. 
Trong phẫu tích vạt nhánh xuyên, việc xác định chính xác vị 
trí nhánh xuyên là vấn đề hết sức quan trọng. Để tạo thuận lợi 
B 
21 
cho các phẫu thuật viên có thể định hình khu vực tập trung nhánh 
xuyên cũng như các phẫu thuật viên tuyến cơ sở nơi không có 
Doppler có thể xác định vị trí nhánh xuyên trước mổ, nghiên cứu 
của chúng tôi đã giới hạn lại khu vực thường xuất hiện nhánh 
xuyên ĐMMT. Từ đó giúp tiết kiệm thời gian phẫu thuật và giảm 
thiểu tổn thương các mô lân cận trong quá trình tìm kiếm mạch. 
4.4. Phạm vi cấp máu của các NX ĐMMT 
Nghiên cứu của chúng tôi đã xác định được vùng cấp máu của 
động mạch mông trên biểu hiện trên da vùng mông trung bình là 
144,04 ± 35,16 cm2. So sánh diện tích vùng cấp máu của các NX 
ĐMMT theo giới tính và mông trái, phải thì chúng tôi nhận thấy 
không có sự khác biệt nhau. 
Nghiên cứu của chúng tôi cũng xác định được chu vi vùng 
cấp máu của các NX ĐMMT, đây cũng là một dữ kiện để góp 
phần vào việc đánh giá tương quan chu vi vạt cần lấy so với chu 
vi của vùng bị các khuyết hổng phần mềm cần tạo hình. Chu vi 
vùng cấp máu các nhánh xuyên ĐMMT không có sự khác biệt 
về giới tính và theo vị trí mông trái và phải. 
Nghiên cứu của chúng tôi đã xác định được trọng tâm của 
vùng cấp máu các NX ĐMMT. Chúng tôi nhận thấy, các trọng 
tâm vùng cấp máu của các NX ĐMMT tập trung chủ yếu ở 1/4 
dưới ngoài trục tọa độ Ox’y’ với tỷ lệ 75% (15/20). 
Diện tích, chu vi và trọng tâm vùng cấp máu của các NX 
ĐMMT giúp các phẫu thuật viên định hướng được vị trí tập trung 
nhiều mạch máu và độ lớn của vạt trong các phẫu thuật tạo hình 
góp phần làm tăng tỷ lệ sống của vạt sau tạo hình. 
22 
KẾT LUẬN 
1. Đặc điểm giải phẫu động mạch mông trên 
1.1. Nguyên ủy 
Tất cả ĐMMT đều xuất phát từ ĐM chậu trong. Tại vùng 
mông, 100% ĐMMT xuất hiện ở vùng mông tại vị trí bờ trên cơ 
hình lê. 
1.2. Đường đi 
100% ĐMMT đều chia thành nhánh nông và sâu. Vị trí xuất 
hiện ĐMMT ở vùng mông phía dưới đường GM và cách đường 
GM trung bình là 11,66 ± 4,21 mm. Khoảng cách từ hình chiếu 
vị trí xuất hiện ĐMMT trên đường GM đến MCL xương đùi 
trung bình là 67,31 ± 8,32 mm. Nhánh nông của ĐMMT sau khi 
được chia nhánh đi hướng ra sau về phía cơ mông nhỡ và cơ 
mông lớn. Một số nhánh nông của ĐMMT tiếp tục đi xuyên qua 
cơ mông lớn đến mô dưới da vùng mông để cấp máu cho da vùng 
mông. Nhánh sâu của ĐMMT đi hướng ra trước về phía cơ mông 
bé rồi chia thành 01 đến 04 nhánh đi vào cơ mông bé. 
3,33% (4/120) tiêu bản không có ĐMMD mà chỉ có ĐMMT. 
Các trường hợp này ĐMMT chia nhánh cấp máu bù trừ cho vùng 
cấp máu của ĐMMD. 
1.3. Kích thước ĐMMT, các nhánh nông và sâu ĐMMT 
Chiều dài trung bình của ĐMMT là: 9,78 ± 3,96 mm. 
Chiều dài trung bình các nhánh nông và sâu của ĐMMT lần 
lượt là: 12,28 ± 4,41 mm và 16,39 ± 7,59 mm. 
Đường kính trung bình của ĐMMT là: 6,31 ± 0,57 mm. 
23 
Đường kính trung bình của các nhánh nông và sâu của 
ĐMMT lần lượt là: 4,55 ± 1,33 mm và 4,61 ± 1,50 mm. 
2. Đặc điểm giải phẫu nhánh xuyên động mạch mông trên 
2.1. Nguyên ủy các nhánh xuyên động mạch mông trên 
100% các NX ĐMMT có nguyên ủy từ nhánh nông ĐMMT 
2.2. Vị trí xuất hiện các NX ĐMMT ở vùng mông 
Nhóm nhánh xuyên nằm trên và dưới đường GM, khoảng 
cách trung bình NX - GM tương ứng là 22,16 ± 17,55 mm và 
32,78 ± 18,07 mm. 
Nhóm nhánh xuyên nằm gần GCST và gần MCL, khoảng 
cách trung bình HCNX - GM tương ứng là 48,50 ± 28,29 mm và 
16,12 ± 15,48 mm. 
Các NX ĐMMT phân bố nhiều nhất ở dưới và trong trung 
điểm của đường GM (68,79%), thấp nhất ở trên và ngoài trung 
điểm đường GM (4,17%). 
2.3. Số lượng, kích thước các NX ĐMMT 
Số NX ĐMMT trung bình là 4,34 ± 1,28 nhánh. Không có sự 
khác biệt về số nhánh xuyên ĐMMT theo giới tính và theo vị trí 
mông trái và phải. 
Chiều dài trung bình các NX ĐMMT đoạn trong cơ là 72,40 
± 22,03 mm và đoạn ngoài cơ là: 38,37 ± 14,86 mm. 
Đường kính trung bình các NX ĐMMT: 2,24 ± 0,63 mm. 
3. Phạm vi cấp máu của các NX ĐMMT 
Diện tích vùng cấp máu của các NX ĐMMT có giá trị trung 
bình là 144,01 ± 35,16 cm2. Không có sự khác biệt về diện tích 
24 
vùng cấp máu các NX ĐMMT theo giới tính và theo vị trí mông 
bên trái và phải. 
Trọng tâm vùng cấp máu các NX ĐMMT nằm dưới đường 
GM phía gần MCL xương đùi. 
KIẾN NGHỊ 
Vùng mông là vùng có hệ thống mạch máu phong phú, có 
nhiều mạch xuyên cấp máu cho da, chính vì vậy đây là vùng có 
thể lấy được những vạt tạo hình tốt phục vụ cho các phẫu thuật 
tạo hình che phủ các khuyết hổng phần mềm. Đặc điểm cuống 
mạch xuyên cấp máu cho vạt có đường kính lớn và cuống mạch 
dài có thể phục vụ việc chuyển vạt tự do tự thân để che phủ các 
khuyết hổng phần mềm ở xa vùng cùng cụt. 
Xác định được đặc điểm giải phẫu vùng mông cũng như vị trí 
các cuống mạch xuyên động mạch mông trên tương quan với các 
mốc giải phẫu quan trọng vùng mông: mấu chuyển lớn xương 
đùi, gai chậu sau trên cung cấp nhiều định hướng quan trọng 
trong việc ứng dụng lâm sàng trong vô cảm cũng như xác định 
và lấy vạt vùng mông phục vụ cho các phẫu thuật tạo hình. 
Nên tiến hành nghiên cứu với phương tiện nghiên cứu hiện 
đại như MRA, CTA. Đối với các tuyến chuyên khoa nên sử dụng 
máy Doppler để xác định vị trí mạch xuyên trước mổ. Đối với 
tuyến cơ sở không có máy Doppler, các phẫu thuật viên có thể 
dựa vào vị trí thường xuất hiện nhánh xuyên ĐMMT để phẫu 
tích. Từ đó giúp tiết kiệm thời gian phẫu thuật và giảm thiểu tổn 
thương các mô lân cận trong quá trình tìm kiếm mạch.

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_giai_phau_nhanh_xuyen_dong_mach_m.pdf