Tóm tắt Luận án Nghiên cứu kết quả điều trị u trung thất nguyên phát bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực

U trung thất là một khái niệm rất bao quát về bệnh lý ở trung thất, bao

gồm tất cả các khối u lành tính và ác tính, bẩm sinh và mắc phải, các khối

u tiên phát và thứ phát. Trong đó 60% là các u tuyến ức, u thần kinh và

các nang lành tính. Có đến 30% là u tế bào lymphô, u quái trung thất.

Cho đến nay, phẫu thuật là phương pháp điều trị cơ bản và hiệu quả.

Đa phần các phẫu thuật viên thống nhất ý kiến là cần phải chỉ định mổ

sớm các khối u lành tính và các nang ở trung thất vì tỉ lệ ung thư hóa các

u, nang lành tính ở trung thất khá cao tới 37-41%. Các khối u ác tính ở

trung thất phát triển rất nhanh vào các cơ quan quan trọng lân cận như tim,

các mạch máu lớn, khí quản, thực quản. chèn ép vào các cơ quan đó gây

nên triệu chứng. Chính vì thế cần phát hiện sớm và mổ sớm các khối u

trung thất khi chưa xuất hiện các dấu hiệu chèn ép ở trung thất. Chỉ định

mổ rất hạn chế khi đã có hội chứng chèn ép trung thất hay khi đã có di căn

hạch ở thượng đòn.

Trên thế giới, từ thập niên 90 nhiều tác giả đã ứng dụng phẫu thuật

nội soi lồng ngực trong điều trị các khối u trung thất. Cắt u tuyến ức có

biểu hiện nhược cơ hay không, cắt u trung thất trước dạng nang, cắt nang

hay u mỡ màng ngoài tim, u thần kinh vùng trung thất sau. Trong thời

gian gần đây cắt u tuyến ức bằng robot phẫu thuật “da Vinci” cũng được

nhiều tác giả nhắc đến.

Ở Việt Nam, phẫu thuật nội soi được ứng dụng từ năm 1992, tuy

nhiên phẫu thuật nội soi lồng ngực bắt đầu thực hiện từ năm 1996 và cho

đến những năm 2002 mới có những báo cáo về phẫu thuật nội soi trong

chẩn đoán và điều trị u trung thất. Tuy nhiên cho đến nay cũng mới chỉ có

một số báo cáo ở một số bệnh viện lớn trong cả nước báo cáo tổng kết

kinh nghiệm thực hiện phẫu thuật nội soi lồng ngực điều trị u trung thất.

pdf 27 trang dienloan 3581
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu kết quả điều trị u trung thất nguyên phát bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu kết quả điều trị u trung thất nguyên phát bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu kết quả điều trị u trung thất nguyên phát bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
HUỲNH QUANG KHÁNH 
NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 
U TRUNG THẤT NGUYÊN PHÁT 
BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG NGỰC 
Chuyên ngành: Ngoại lồng ngực 
Mã số: 62720124 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2015 
 Công trình được hoàn thành tại: 
Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh 
Người hướng dẫn khoa học: 
1. PGS.TS. Nguyễn Hoài Nam 
2. TS. Phạm Minh Ánh 
Phản biện 1: PGS.TS. Đặng Ngọc Hùng 
 BV. Hà Thành Hà Nội 
Phản biện 2: PGS. Nguyễn Thế Hiệp 
 BV. Quốc tế Becamex 
Phản biện 3: PGS.TS. Phạm Thọ Tuấn Anh 
 Đại học Y Dược TP.HCM 
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường tại: Đại 
Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. 
Vào hồi .... giờ . phút, ngày . tháng . năm .. 
Có thể tìm hiểu luận án tại: 
- Thư viện Quốc gia Việt Nam 
- Thư viện khoa học Tổng hợp TP.HCM 
- Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM 
1 
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 
1. Đặt vấn đề 
U trung thất là một khái niệm rất bao quát về bệnh lý ở trung thất, bao 
gồm tất cả các khối u lành tính và ác tính, bẩm sinh và mắc phải, các khối 
u tiên phát và thứ phát. Trong đó 60% là các u tuyến ức, u thần kinh và 
các nang lành tính. Có đến 30% là u tế bào lymphô, u quái trung thất. 
Cho đến nay, phẫu thuật là phương pháp điều trị cơ bản và hiệu quả. 
Đa phần các phẫu thuật viên thống nhất ý kiến là cần phải chỉ định mổ 
sớm các khối u lành tính và các nang ở trung thất vì tỉ lệ ung thư hóa các 
u, nang lành tính ở trung thất khá cao tới 37-41%. Các khối u ác tính ở 
trung thất phát triển rất nhanh vào các cơ quan quan trọng lân cận như tim, 
các mạch máu lớn, khí quản, thực quản... chèn ép vào các cơ quan đó gây 
nên triệu chứng. Chính vì thế cần phát hiện sớm và mổ sớm các khối u 
trung thất khi chưa xuất hiện các dấu hiệu chèn ép ở trung thất. Chỉ định 
mổ rất hạn chế khi đã có hội chứng chèn ép trung thất hay khi đã có di căn 
hạch ở thượng đòn. 
Trên thế giới, từ thập niên 90 nhiều tác giả đã ứng dụng phẫu thuật 
nội soi lồng ngực trong điều trị các khối u trung thất. Cắt u tuyến ức có 
biểu hiện nhược cơ hay không, cắt u trung thất trước dạng nang, cắt nang 
hay u mỡ màng ngoài tim, u thần kinh vùng trung thất sau... Trong thời 
gian gần đây cắt u tuyến ức bằng robot phẫu thuật “da Vinci” cũng được 
nhiều tác giả nhắc đến. 
Ở Việt Nam, phẫu thuật nội soi được ứng dụng từ năm 1992, tuy 
nhiên phẫu thuật nội soi lồng ngực bắt đầu thực hiện từ năm 1996 và cho 
đến những năm 2002 mới có những báo cáo về phẫu thuật nội soi trong 
chẩn đoán và điều trị u trung thất. Tuy nhiên cho đến nay cũng mới chỉ có 
một số báo cáo ở một số bệnh viện lớn trong cả nước báo cáo tổng kết 
kinh nghiệm thực hiện phẫu thuật nội soi lồng ngực điều trị u trung thất. 
Trong xu thế hội nhập, phẫu thuật nội soi ngày càng phát triển và có 
nhiều ứng dụng trong phẫu thuật lồng ngực nói chung và phẫu thuật bệnh 
lý u trung thất nói riêng. Kết quả không chỉ phụ thuộc vào trình độ, kinh 
nghiệm của phẫu thuật viên, các dụng cụ, trang thiết bị của cơ sở mà còn 
phụ thuộc rất nhiều vào việc chỉ định đúng lựa chọn bệnh nhân hợp lý. 
Hiện nay ở Việt Nam có nhiều bệnh viện triển khai ứng dụng phẫu 
thuật nội soi trong điều trị u trung thất, tuy nhiên cho đến nay chưa có báo 
2 
cáo nào quy mô và chi tiết so sánh kết quả giữa mổ nội soi và mổ mở 
trong điều trị u trung thất nguyên phát. 
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm những mục tiêu sau: 
1. Đánh giá kết quả điều trị u trung thất nguyên phát bằng phẫu thuật 
nội soi lồng ngực đối chiếu với mổ mở kinh điển. 
2. Xác định các đặc điểm trên CT ngực ảnh hưởng đến kết quả sớm 
trong phẫu thuật nội soi lồng ngực điều trị u trung thất nguyên phát. 
3. Xác định đặc điểm mô bệnh học, giai đoạn bệnh, kết quả phẫu 
thuật nội soi lồng ngực trong điều trị u tuyến ức không có nhược cơ. 
2. Tính cấp thiết của đề tài 
Phẫu thuật nội soi lồng ngực là một bước tiến kỹ thuật trong điều trị 
ngoại khoa các khối u trong lồng ngực. Trung thất là một khu vực đặc biệt 
tập trung nhiều cơ quan chi phối sống còn của cơ thể như tim, các mạch 
máu lớn của cuống tim và cuống phổi, thực quản, các dây thần kinh bất 
kỳ một sai sót kỹ thuật nào cũng có thể gây ra các tai biến nặng. Vì vậy 
việc thực hiện mổ nội soi lấy u trung thất đòi hỏi phẫu thuật viên phải 
được đào tạo bài bản, có kỹ năng và có trình độ không chỉ nhằm mổ nội 
soi lấy u trung thất mà còn đủ kỹ năng, bản lĩnh đủ để xử lý các tai biến 
kỹ thuật có thể xảy ra. Trong những năm gần đây đã có những báo cáo 
thực hiện lấy u trung thất bằng nội soi tuy nhiên chưa có một nghiên cứu 
hoàn chỉnh với số lượng lớn khả dĩ đưa ra những nhận xét, kết luận có giá 
trị cao, đúc kết những kinh nghiệm của những tác giả trước đó cũng như 
của nhóm nghiên cứu sau này. Đề tài này đã thỏa được những tiêu chí 
nghiên cứu và đã đáp ứng được những đòi hỏi của thực tế phát triển hiện 
nay của chuyên ngành Ngoại Lồng Ngực. 
3. Những đóng góp mới của luận án 
Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam có đối chiếu kết 
quả giữa phương pháp mổ nội soi và mổ mở điều trị u trung thất nguyên 
phát với một số lượng bệnh nhân lớn. Kết quả mổ nội soi hơn hẳn so với 
mổ mở: Giảm đau, thời gian nằm viện ngắn, ít mất máu, ít biến chứng, 
bệnh nhân nhanh chóng trở lại cuộc sống sinh hoạt hàng ngày 
CT ngực đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho phẫu thuật viên 
đánh giá bản chất khối u trung thất, đưa ra được chỉ định và chiến thuật 
hợp lý lựa chọn phương pháp mổ. Đặc biệt CT ngực còn liên quan đến kết 
quả mổ nội soi, cũng như khả năng ứng dụng mổ nội soi trong bệnh lý u 
tuyến ức không nhược cơ. 
3 
4. Bố cục luận án 
Luận án gồm 135 trang, bao gồm: phần đặt vấn đề 3 trang, tổng quan 
tài liệu 38 trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 23 trang, kết quả 
nghiên cứu 31 trang, bàn luận 36 trang, kết luận và kiến nghị 4 trang. Có 
34 bảng, 5 biểu đồ, 1 sơ đồ, 8 hình, 116 tài liệu tham khảo (44 tiếng Việt, 
72 tài liệu tiếng Anh). 
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
1.1. Giải phẫu học trung thất 
Trung thất là một khoang trong lồng ngực nằm ở giữa hai vùng phổi 
và màng phổi. Giới hạn của trung thất là khoảng không gian hình thang có 
6 mặt, mặt đáy là cơ hoành, trần là lỗ vào ngực, vách trước là xương ức, 
vách sau là xương sống, 2 vách bên là 2 lá thành của màng phổi trung thất, 
chứa hầu hết các thành phần quan trọng của lồng ngực trừ 2 lá phổi. 
1.4. Chẩn đoán u trung thất 
1.4.1. Triệu chứng lâm sàng 
1.4.1.1. Nhóm không có biểu hiện lâm sàng 
Ở giai đoạn sớm, u trung thất thường không có triệu chứng, chẩn 
đoán ban đầu nhờ X quang phổi chụp khi khám sức khỏe định kỳ, hoặc do 
bệnh hệ thống mà phát hiện ra như nhược cơ, đi tìm u tuyến ức 1/3 các 
trường hợp phát hiện tình cờ khi khám định kỳ. 
1.4.1.2. Nhóm có biểu hiện lâm sàng 
Triệu chứng hiện diện 48 – 62% trường hợp u trung thất vào thời 
điểm được chẩn đoán như: ho khan, đau ngực, khó thở, khó nuốt, khàn 
tiếng, phù áo khoác và tuần hoàn phụ: cổ, mặt, ngực 
Ở giai đoạn trễ: triệu chứng thay đổi tùy theo vị trí của u ở trung thất 
trước, sau hay giữa, mà có các biểu hiện chèn ép và xâm lấn đến các cấu 
trúc xung quanh. Biểu hiện bằng hội chứng trung thất. 
1.4.2. Triệu chứng cận lâm sàng 
1.4.2.1. X quang ngực qui ước 
Đa phần các bệnh lý dạng u, nang vùng trung thất đều có thể thấy qua 
phim X quang ngực thẳng hoặc nghiêng qui ước. Báo cáo của Harris cho 
thấy 97% quan sát được trên phim X quang thông thường. Tuy đơn giản 
nhưng cung cấp những thông tin rất quan trọng như vị trí, kích thước u, sự 
hiện diện và kiểu canxi hóa. 
4 
1.4.2.2. Các đặc điểm u và nang trung thất trên CT ngực 
- Đặc điểm hình dạng của u và nang: Có 3 dạng là hình tròn, hình trái 
xoan hoặc dạng phân thùy. 
- Đặc điểm bờ của u và nang: Bờ đều hay không đều. 
- Đặc điểm thành của nang: Thành dày hay mỏng. Thành dày khi đo 
được ≥ 3mm, thành mỏng khi đo được < 3mm. Sử dụng thước đo trên 
máy. Sau khi tiêm thuốc cản quang, thành nang có tăng tỷ trọng hay 
không. 
- Ranh giới xung quanh giữa u và các cơ quan trong trung thất: ranh 
giới xung quanh rõ hay không rõ. 
- Dấu hiệu xâm lấn: Biểu hiện bằng dấu hiệu mất lớp mỡ giữa u và 
các cơ quan lân cận trong trung thất. Không xâm lấn: có sự hiện diện của 
lớp mỡ giữa u và các cơ quan lân cận trong trung thất. 
- Kích thước của u và nang: Được xác định là chỗ xa nhất u và nang 
bắt thuốc cản quang. Đo kích thước bằng phần mềm chức năng trên máy. 
- Tỷ trọng của u và nang trên phim CT ngực: Bao gồm tỷ trọng mô 
mềm, tỷ trọng mỡ, tỷ trọng nước và canxi. 
- Vị trí của u và nang trong trung thất theo phân loại theo Shields như 
sau: Ở trung thất trước nếu như u và nang đó nằm trước tim hoặc các 
mạch máu lớn (khoang trước mạch máu); Ở trung thất sau nếu như u và 
nang nằm trong vùng cạnh sống; Ở trung thất giữa nếu như u và nang đó 
nằm cạnh khí quản hoặc dưới chạc chia khí quản hoặc dọc theo đường đi 
của thực quản. 
1.5. Điều trị ngoại khoa u trung thất 
1.5.1. Chỉ định ngoại khoa điều trị u trung thất 
1.5.1.1. Chỉ định 
Với mục đích điều trị là cắt trọn u và lấy tổ chức u làm giải phẫu bệnh 
lý. Chỉ định phẫu thuật và nguyên tắc phẫu thuật u trung thất dựa trên các 
yếu tố sau: 
- Tuổi và tình trạng toàn thân của người bệnh. 
- Tính chất u, vị trí của khối u liên quan đến các vùng chức năng của 
trung thất và các mạch máu chính. 
* Chỉ định mổ: Nói chung, mọi u trung thất nếu không có chống chỉ 
định tuyệt đối thì đều nên chỉ định mổ sớm. 
- U có thể cắt được với khả năng 80-90%. 
- Đo chức năng hô hấp tốt. 
5 
- Toàn trạng cho phép. 
* Nguyên tắc: 
- Phải cố gắng lấy hết u tránh tái phát nhưng đồng thời phải hạn chế 
ảnh hưởng đến các mô lành. 
- Đối với các u xâm lấn vào các thành phần quan trọng trong trung 
thất như thực quản, khí quản hoặc các mạch máu lớn không đặt vấn đề lấy 
triệt để u. 
1.5.1.2. Chống chỉ định 
- U trung thất có các dấu hiệu muộn (các dấu hiệu chèn ép thần kinh, 
di căn xa), u xâm lấn rộng ra trung thất hoặc sang cả phổi. 
- U xâm lấn vào chạc ba khí phế quản. 
- U trung thất có kèm tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim do u di 
căn. 
- Bệnh nhân có nhồi máu cơ tim mới <6 tháng. 
- Bệnh nhân không có khả năng chịu đựng thông khí một phổi 
FEV1/VC <80% thể tích dự đoán. 
1.5.2.2. Phẫu thuật nội soi lồng ngực điều trị u trung thất 
Chỉ định phẫu thuật nội soi điều trị u trung thất 
Chỉ định phẫu thuật nội soi u trung thất chưa thống nhất giữa các tác 
giả, tuy nhiên các tác giả đều dựa trên một số đặc điểm chung sau: 
- Vị trí u: Trung thất trước, giữa, sau. 
- Kích thước u. 
- Loại u: Nang, u đặc, u hỗn hợp. 
- Giải phẫu bệnh u. 
- Mức độ chèn ép, xâm lấn của u với cấu trúc xung quanh. 
Đa số các tác giả thống nhất chỉ định phẫu thuật nội soi điều trị u 
trung thất cho các u ở giai đoạn sớm, chưa có xâm lấn, chèn ép các cơ 
quan xung quanh. Đối với u tuyến ức, chỉ định mổ nội soi cho các u ở giai 
đoạn sớm: Giai đoạn I, giai đoạn II. 
Chống chỉ định trong phẫu thuật nội soi cắt u trung thất 
* Chống chỉ định tuyệt đối: 
- Không dung nạp với thông khí một phổi. 
- Dày dính màng phổi nặng (ví dụ: Có xơ hóa màng phổi trước đây). 
- Thông khí lệ thuộc. 
- Chức năng phổi quá kém. 
6 
- Chống chỉ định chung của gây mê toàn thân (ví dụ: Nhồi máu cơ 
tim mới < 6 tháng, rối loạn đông máu nặng). 
- Các phẫu thuật lớn trong lồng ngực trước đây (ví dụ: Cắt phổi). 
* Chống chỉ định tương đối: 
- Phẫu thuật nhỏ trong lồng ngực trước đây. 
- Khối u trung thất trên quá tĩnh mạch vô danh, xâm lấn mạch máu 
lớn, khí phế quản. 
- Các tổn thương liên quan thành ngực rộng. 
- Dị dạng về mặt giải phẫu lồng ngực. 
Chương 2: 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
Bao gồm 209 bệnh nhân có u trung thất nguyên phát đến khám và 
điều trị phẫu thuật tại khoa ngoại Lồng Ngực bệnh viện Chợ Rẫy, trong đó 
có 113 bệnh nhân được mổ nội soi và 96 bệnh nhân được mổ mở, từ tháng 
07/2010 đến tháng 07/2013. 
2.1.1. Tiêu chuẩn nhận bệnh 
- Bệnh nhân có u trung thất nguyên phát, chưa có hội chứng trung 
thất trên lâm sàng, không có hạch thượng đòn. 
- Trên phim chụp cắt lớp điện toán u trung thất không xâm lấn các cơ 
quan trong trung thất như: Tim, mạch máu lớn (động mạch chủ ngực, 
động mạch thân tay đầu, động mạch dưới đòn, động mạch phổi, tĩnh mạch 
chủ, tĩnh mạch phổi, tĩnh mạch vô danh, tĩnh mạch dưới đòn), khí quản, 
phế quản, thực quản, hoặc các nang trung thất. 
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 
- U trung thất thứ phát do lao, hoặc ung thư nơi khác di căn đến. 
- Bướu giáp thòng trung thất. 
- U khí quản. 
- U thực quản. 
- Bệnh nhân có triệu chứng nhược cơ trên lâm sàng hay xét nghiệm 
nhược cơ dương tính. 
- U trung thất sau kèm tổn thương trong tủy sống (U Dumbell). 
- U trung thất có kèm phẫu thuật khác như: U phổi, kén khí phổi, tràn 
dịch màng tim, tràn dịch màng phổi, di căn phổi. 
7 
- Bệnh nhân có chống chỉ định phẫu thuật nội soi theo lý thuyết như: 
Dày dính màng phổi toàn bộ. 
Nhồi máu cơ tim mới <6 tháng. 
Bệnh nhân không có khả năng chịu đựng thông khí một phổi 
FEV1/VC <80% thể tích dự đoán. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu. 
2.2.2. Ước lượng cỡ mẫu 
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu của nghiên cứu đoàn hệ: 
n =
z1-a 2 p 1- p( ) + z1-b p1 1- p1( )+ p2 1- p2( )( )
2
( p1 - p2 )
2
Z : là trị số từ phân phối chuẩn,với độ tin cậy 95%, Z (1-α)=1,28 
α : là xác xuất sai lầm loại 1, α = 0,05 
β : là xác xuất sai lầm loại 2 
1-β : sức mạnh phép kiểm, 1-β=0,8, Z (1-β)=0,84 
P1 : tỉ lệ thành công tốt của phương pháp mổ nội soi, theo Akashi A. 
95,3%, Roviaro G. là 95,8%, P1 = 0,95. 
P2: tỉ lệ thành công tốt của phương pháp mổ mở, theo Đồng Lưu Ba là 
85,2 % , Ngô Quốc Hưng là 85,3%, Chang C. là 86%,P2 = 0,86. 
Chúng tôi dựa vào kết quả trên và lấy mẫu ước lượng cho nghiên cứu 
là ≥ 95BN cho mỗi nhóm. 
2.2.4. Qui trình điều trị và theo dõi bệnh nhân u trung thất 
2.2.4.4. Các yếu tố ghi nhận trong mổ 
- Đặc điểm u trung thất: U đặc, u hỗn hợp hay nang. Vị trí u. Liên 
quan u với các cấu trúc xung quanh: u giới hạn rõ, dính, chèn ép, xâm lấn 
vỏ bao hay tổ chức xung quanh. 
- Cắt trọn u hay để lại một phần khối u. 
- Cách lấy u ra khỏi lồng ngực: Lấy trọn u qua lỗ trocar, cắt u thành 
từng mảnh nhỏ và lấy qua lỗ trocar hoặc mở rộng lỗ trocar để lấy u. 
- Các tai biến xảy ra trong mổ 
- Cách xử lý tai biến. 
- Số lượng máu mất trong mổ. 
8 
- Thời gian phẫu thuật. 
2.2.4.5. Hậu phẫu: 
- Thời gian dẫn lưu khoang màng phổi sau mổ. 
- Thời gian hậu phẫu 
- Đau sau mổ: Thời gian tiêm thuốc giảm đau. Thang điểm đau sau 
mổ, mức độ đau. 
- Các biến chứng. 
2.2.4.6. Theo dõi sau mổ: 
Bệnh nhân được theo dõi định kỳ mỗi 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 
tháng hoặc khi có vấn đề về sức khỏe khác. 
Đánh giá bệnh nhân khi tái khám: Hóa trị, xạ trị, tái phát. 
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1. Đặc điểm của đối tượng n ... u này giải thích cho tình trạng 
đau sau mổ ở nhóm mổ mở nhiều hơn nhóm mổ nội soi. 
4.2.2. Kết quả sau mổ 
4.2.2.1. Các tai biến, biến chứng 
Mổ nội soi có tỉ lệ tai biến 0,9% (1/113 trường hợp có tổn thương tĩnh 
mạch vô danh trong khi mổ u trung thất trước). Mổ mở có tỉ lệ tai biến 
13,5%. Nhóm mổ nội soi có biến chứng ít hơn nhóm mổ mở (p<0,05). 
Tác giả Lê Nguyễn Quyền, nghiên cứu mổ nội soi lồng ngực cắt u 
trung thất điều trị cho 98 trường hợp, ghi nhận có 2 trường hợp (2,04%) 
chuyển mổ mở do u dính quá chặt vào các cấu trúc trung thất không thể 
19 
bóc tách được, chảy máu trong mổ 4 trường hợp (4,08%) trong đó tổn 
thương tĩnh mạch Azygos 1 trường hợp (1,02%), tổn thương động mạch 
vú trong 2 trường hợp (2,04%), tổn thương động mạch liên sườn 1 trường 
hợp (1,02%), tràn máu màng phổi sau mổ 1 trường hợp (1,02%), rách phế 
quản 1 trường hợp (1,02%), cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất 1 trường 
hợp (1,02%). 
4.2.2.2. Kết quả sớm 
Kết quả tốt đạt được trong nhóm mổ nội soi là 99,1% và trong nhóm 
mổ mở là 89,6%. Kết quả trung bình trong nhóm mổ nội soi là 0,9% và 
trong nhóm mổ mở là 8,3%. Kết quả xấu trong nhóm mổ mở là 2,1% 
không có kết quả xấu trong nhóm mổ nội soi. Nhóm mổ nội soi có kết quả 
sớm tốt hơn nhóm mổ mở (p<0,05). 
Đồng Lưu Ba nghiên cứu trong 6 năm từ 3/1998 đến 3/2004, tác giả 
ghi nhận có 321 trường hợp u trung thất được phẫu thuật, trong đó có 271 
trường hợp phẫu thuật với mục đích điều trị (3 trường hợp mổ nội soi, 268 
trường hợp mổ mở). Tỉ lệ cắt trọn u trung thất kết quả tốt là 85,2%. 
4.2.2.3. Kết quả theo dõi và kết quả trung hạn 
Về kết quả trung hạn, chúng tôi đánh giá kết quả trung hạn dựa trên 
hai vấn đề: kết quả liên quan đến mổ nội soi hay mổ mở và kết quả liên 
quan đến bệnh lý u trung thất. Trong nhóm mổ nội soi có kết quả tốt và 
trung bình tương tự nhóm mổ mở. Tỉ lệ tái phát giữa hai nhóm không 
khác biệt (p>0,05). 
Theo tác giả Chung J.W., mục đích nhắm đến trong điều trị u tuyến 
ức là cắt bỏ hoàn toàn. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất 
trong việc phối hợp điều trị u ác tính. Nhiều phẫu thuật viên cân nhắc đến 
việc áp dụng phẫu thuật nội soi trong cắt u tuyến ức bởi vì vẫn còn e ngại 
đến việc cắt hoàn toàn u tuyến ức. Tuy nhiên trong nghiên cứu của tác giả, 
thời gian theo dõi trung bình đến 33,9 ± 19,7 tháng ghi nhận không có 
trường hợp nào tử vong hay tái phát. 
4.3. Các yếu tố trên CT ngực liên quan đến kết quả sớm trong mổ nội 
soi điều trị u trung thất nguyên phát 
Nghiên cứu này xem xét đánh giá một số yếu tố trên CT ngực liên 
quan đến kết quả sớm điều trị u trung thất nguyên phát, qua đó xác định 
lựa chọn hợp lý nhất trong mổ nội soi cho các bệnh nhân u trung thất 
nguyên phát trong điều kiện của Việt Nam. 
20 
4.3.1. Kích thước u 
Trong phẫu thuật nội soi, với những u có kích thước lớn là một thách 
thức đối với phẫu thuật viên. U lớn làm giảm khoảng trống thao tác, dụng 
cụ phẫu thuật nội soi nhỏ rất khó khăn cho việc cầm nắm, bóc tách cắt u. 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã mổ nội soi thành công cho u có kích 
thước nhỏ nhất là 3 cm, lớn nhất là 20cm, trung bình là 7,76 ± 3,22 cm. 
Đối chiếu về kích thước u mổ nội soi với các tác giả khác: 
Bảng 4.2. Đối chiếu kích thước u với các tác giả khác 
Tác giả Kích thước Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình 
Demmy T. 5,2 ± 3,3 
Halzerigg R. 0,7 11 4,2 
Martinod E. 2,5 10 4,5 
Gossot D. 5 16 9,2 
L.N.Quyền 4 10 5,6 
H.Q.Khánh 3 20 7,76 ± 3,22 
Cho đến nay, chỉ định mổ nội soi u trung thất với kích thước u là bao 
nhiêu vẫn chưa thống nhất giữa các nghiên cứu. Tuy nhiên qua kết quả 
của nghiên cứu này cho thấy u có kích thước nhỏ thì thời gian mổ ngắn 
hơn. 
4.3.2. Loại u 
4.3.2.1. Đối với nang trung thất 
Trong nhóm mổ nội soi 113 trường hợp, trong đó mổ mổ nội soi nang 
trung thất 34 trường hợp (30,1%) trong đó nang phế quản 11 trường hợp 
(9,7%), nang bọc bì 9 trường hợp (7,9%), nang thanh dịch trung thất 7 
trường hợp (6,2%), nang tuyến ức 6 trường hợp (5,3%), nang màng tim 1 
trường hợp (0,9%). Kết quả không có trường hợp nào biến chứng, kết quả 
tốt, theo dõi không có trường hợp nào tái phát. 
Tác giả Tiziano De Giacomo, nghiên cứu 28 trường hợp cắt nang phế 
quản qua nội soi ghi nhận không có biến chứng lớn nào, có 2 trường hợp 
(7,1%) chuyển mổ mở do dày dính màng phổi, 2 trường hợp (7,1%) cắt 
nang có chừa lại một phần (do dính vào khí quản 1 trường hợp (3,6%), do 
dính vào tĩnh mạch phổi thùy dưới 1 trường hợp (3,6%)). 
21 
4.3.2.2. Đối với nhóm u trung thất đặc và hỗn hợp 
Trong mổ nội soi có hỗ trợ, u đặc chiếm nhiều hơn nang trung thất và 
u hỗn hợp. Tuy nhiên không có khác biệt có ý nghĩa (p>0,05). Lượng máu 
mất trong nhóm u hỗn hợp nhiều hơn trong nhóm nang (p=0,008) và 
nhóm u đặc (p=0,019) có ý nghĩa. 
Nghiên cứu của Yasuchi Shintani cáo cáo kinh nghiệm mổ nội soi cắt 
u quái trung thất cho 15 trường hợp từ 2001 đến 2012. Tác giả ghi nhận, 
mổ nội soi tốt cho các u quái lành tính, còn các u có kích thước lớn thì nên 
mổ mở vì khó bóc tách u. 
4.3.4. Tăng tỷ trọng sau tiêm thuốc cản quang 
Trong nhóm mổ nội soi cho thấy thời gian mổ trong nhóm tăng tỷ 
trọng mạnh dài hơn, lượng máu mất trong cũng nhiều hơn và thời gian 
tiêm thuốc giảm đau cũng dài hơn trong nhóm tăng tỷ trọng ít, vừa và 
nhóm không tăng tỷ trọng (p<0,05). 
Tình trạng tăng tỷ trọng ở u trung thất sau khi tiêm thuốc cản quang, 
liên quan đến tình trạng cung cấp máu cho u, với các u có tăng tỷ trọng 
mạnh sau khi tiêm thuốc cản quang thì tình trạng cung cấp máu cho u 
càng nhiều, do vậy u dễ chảy máu hơn khi mổ. Điều này giải thích cho 
việc lượng máu mất trong mổ nhiều hơn, cũng như thời gian mổ dài hơn. 
4.3.5. Tính chất u 
Ở nhóm mổ nội soi, cho thấy lượng máu mất, điểm đau, mổ nội soi 
hỗ trợ trong nhóm u xâm lấn vỏ bao nhiều hơn trong nhóm u có vỏ bao 
giới hạn rõ (p < 0,05). Điều này cho thấy, các trường hợp u có xâm lấn vỏ 
bao hay xâm lấn xung quanh gây khó khăn trong quá trình mổ nội soi, cần 
phải có đường mổ hỗ trợ để giúp phẫu thuật viên thực hiện tốt cuộc mổ. U 
xâm lấn vỏ bao hay xâm lấn xung quanh là nguyên nhân thất bại của mổ 
nội soi cắt u trung thất. Theo tác giả Lê Nguyễn Quyền, tỉ lệ thất bại do u 
dính với cấu trúc xung quanh là 2%. Tác giả Cirino L., có tỉ lệ phải 
chuyển mổ mở là 17,3% trong đó có 3 trường hợp là do u dính chặt vào 
các cấu trúc xung quanh. 
4.4. Mổ nội soi trong điều trị u tuyến ức không nhược cơ 
4.4.2.1. Đối chiếu một số đặc điểm về giai đoạn giữa 2 nhóm 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chủ yếu bệnh nhân ở giai đoạn I có 
43/64 trường hợp (67,18%) và ở giai đoạn II có 11/64 trường hợp 
(17,18%). Không có sự khác biệt giữa hai nhóm. Tương ứng với nhóm 
giải phẫu bệnh nhóm A chiếm 50%.Giai đoạn I u nhóm A chiếm đa số 
(72,1%), giai đoạn II u nhóm AB và C chiếm đa số, giai đoạn III và giai 
22 
đoạn IV u nhóm C chiếm đa số. U tuyến ức ở giai đoạn sớm tế bào nhóm 
A chiếm đa số, ở giai đoạn muộn tế bào nhóm C chiếm đa số (p < 0,001). 
Chúng tôi đối chiếu với các nghiên cứu khác của tác giả Chung J. W., 
tác giả Yu-Jen Cheng, cũng cho thấy rằng chủ yếu bệnh nhân ở giai đoạn I 
và II, không có sự khác biệt giữa nhóm mổ nội soi và nhóm mổ mở. 
4.4.2.2. Đối chiếu một số đặc điểm trong, sau mổ giữa hai nhóm 
Bảng đối chiếu các yếu tố trong, sau mổ giữa 2 nhóm trong mổ u 
tuyến ức. Cho thấy, thời gian mổ trung bình, lượng máu mất trong mổ, 
thời gian hậu phẫu trung bình, thời gian lưu ống dẫn lưu trung bình, đau 
sau mổ ở nhóm mổ nội soi tốt hơn nhóm mổ mở. 
Nghiên cứu của tác giả Chung J.W., cho thấy thời gian mổ trung bình 
giữa hai nhóm mổ nội soi 117 ± 48 phút và mổ mở 70,0 ± 23,6 phút 
không khác biệt, chỉ có thời gian lưu ống dẫn lưu mổ nội soi 1,84 ± 0,94 
ngày và mổ mở 3,62 ± 2,04 ngày có khác biệt (p<0,001); thời gian nằm 
viện trung bình mổ nội soi 3,4 ± 1,3 ngày và mổ mở 6,4 ± 2,5 ngày có 
khác biệt (p<0,001). 
4.4.2.3. Đối chiếu kết quả sớm giữa hai nhóm 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả sớm ghi nhận tốt 100% các 
trường hợp ở nhóm mổ nội soi, còn ở nhóm mổ mở tốt 97,1%, xấu 2,9%. 
Tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa (p=0,359). 
Tagawa Tsutomu nghiên cứu so sánh kết quả sớm giữa mổ nội soi và 
mổ mở điều trị u tuyến ức giai đoạn sớm (giai đoạn I, II) với kích thước u 
<5cm. Tác giả ghi nhận, mổ nội soi tốt hơn mổ mở về thời gian mổ, lượng 
máu mất. 
4.4.2.5. Đối chiếu kết quả theo dõi 
Trong nghiên cứu về u tuyến ức, chúng tôi theo dõi trung bình 20,54 
± 10,62 tháng ghi nhận sau 6 tháng và sau 12 tháng có 2 trường hợp tái 
phát ở nhóm mổ nội soi, không có trường hợp nào tái phát ở nhóm mổ 
mở. Tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa (p=0,539 và p=0,540). 
Tác giả Chung J.W., nghiên cứu 70 trường hợp u tuyến ức (25 trường 
hợp mổ nội soi, 45 trường hợp mổ mở) không ghi nhận trường hợp nào tái 
phát trong thời gian theo dõi trung bình 51,7 ± 15,8 tháng.Tỉ lệ không tái 
phát ước tính sau 2 năm, 5 năm, 7 năm ở nhóm mổ nội soi là 100%, 96% 
và 96%. Ở nhóm mổ mở tương ứng là 98%, 95% và 95%, khác biệt không 
có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ sống còn ước tính sau 2 năm, 5 năm, 7 năm ở 
nhóm mổ nội soi là 100%, 100% và 100% còn ở nhóm mổ mở là 98%, 
87% và 77%, khác biệt có ý nghĩa (p=0,033). 
23 
KẾT LUẬN 
Trong thời gian 3 năm từ tháng 7/2010 đến tháng 7/2013, tại khoa 
ngoại Lồng Ngực bệnh viện Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh có 209 trường 
hợp bệnh nhân u trung thất nguyên phát đủ tiêu chuẩn đưa vào mẫu 
nghiên cứu, trong đó có 113 trường hợp phẫu thuật nội soi, 96 trường hợp 
mổ mở. Qua quá trình điều trị và theo dõi bệnh nhân, chúng tôi rút ra một 
số kết luận như sau: 
1. Phẫu thuật nội soi điều trị u trung thất nguyên phát cho kết quả tốt 
về các yếu tố sau: 
Đối với các yếu tố trong mổ: thời gian mổ ngắn trung bình là 75, 88 
phút, lượng máu mất trong mổ cũng ít trung bình là 65,26 ml. Đối với các 
yếu tố sau mổ: thời gian lưu ống dẫn lưu khoang màng phổi ngắn trung 
bình là 2,11 ngày, thời gian hậu phẫu cũng ngắn trung bình là 5,42 ngày. 
Đối với tình trạng đau sau mổ: mức độ đau chủ yếu là đau ít và đau vừa, 
điểm đau sau mổ cũng ít trung bình là 4,57 điểm, thời gian tiêm thuốc 
giảm đau sau mổ cũng ngắn trung bình là 3,61 ngày. Về biến chứng sau 
mổ: phẫu thuật nội soi cắt u trung thất là phẫu thuật an toàn, ít biến chứng 
với tỉ lệ biến chứng 0,9% đó là biến chứng chảy máu trong mổ. Trong khi 
đó mổ mở cắt u trung thất có tỉ lệ biến chứng13,5% đó là các biến chứng 
chảy máu (8,3%), biến chứng về hô hấp (4,2%) và biến chứng khác (1%). 
Về kết quả sớm sau mổ: phẫu thuật nội soi cắt u trung thất cho kết quả tốt 
đạt được là 99,1%, kết quả trung bình là 0,9%, không có kết quả xấu. 
Trong khi đó mổ mở cắt u trung thất có kết quả tốt đạt được là 89,6%, kết 
quả trung bình là 8,3% và kết quả xấu là 2,1%.Về kết quả trung hạn: phẫu 
thuật nội soi cắt u trung thất cho kết quả tốt đạt được là 94,7%, kết quả 
trung bình là 1,8% và tỉ lệ mất theo dõi là 3,5%. Kết quả này cũng tương 
tự như trong mổ mở cắt u trung thất với kết quả tốt đạt được là 94,8%, kết 
quả trung bình là 0% và tỉ lệ mất theo dõi là 5,2%. 
2. Các yếu tố trên CT ngực có liên quan đến kết quả mổ nội soi điều 
trị u trung thất đó là: 
Về kích thước u: đối với các u có kích thước nhỏ thì phẫu thuật nội 
soi có kết quả tốt hơn. Về loại u: đối với các nang trung thất thì phẫu thuật 
nội soi cũng có kết quả tốt hơn các u. Về vị trí u trung thất: u trung thất ở 
trung thất trước, giữa hay sau đều không liên quan trực tiếp đến kết quả 
phẫu thuật nội soi cắt u. Về đặc điểm tăng tỷ trọng u sau khi tiêm thuốc 
cản quang: đối với các u có tăng tỉ trọng mạnh có liên quan đến tăng thời 
gian mổ, tăng lượng máu mất trong mổ và đau sau mổ nhiều hơn. Về đặc 
24 
điểm u xâm lấn: đối với các u có xâm lấn vỏ bao có liên quan đến tăng 
lượng máu mất trong mổ, đau sau mổ nhiều hơn và đặc biệt là liên quan 
đến việc phẫu thuật nội soi có hỗ trợ. Về đặc điểm u chèn ép: với các u chỉ 
có chèn ép các cơ quan hay tổ chức mô xung quanh mà không có xâm lấn 
thì không liên quan đến kết quả phẫu thuật nội soi cắt u. Về tình trạng vôi 
hóa u: đối với các u trung thất có vôi hóa thì có liên quan đến tăng thời 
gian mổ, nhưng không liên quan đến các kết quả khác. 
3. Đặc điểm mô bệnh học, giai đoạn bệnh và kết quả phẫu thuật nội 
soi trong điều trị u tuyến ức không nhược cơ 
- Về đặc điểm mô bệnh học trong u tuyến ức chủ yếu là nhóm A 
(50%) và nhóm C (21,9%). Ở giai đoạn sớm loại mô học thường là nhóm 
A, còn giai đoạn muộn loại mô học thường là nhóm C. 
- Về kết quả phẫu thuật nội soi u tuyến ức: đối với u tuyến ức phẫu 
thuật cắt trọn u là chủ đạo trong điều trị. Đối với các trường hợp u tuyến 
ức giai đoạn sớm là giai đoạn I và giai đoạn II thì phẫu thuật nội soi cắt u 
cho thấy có nhiều lợi điểm trong mổ, sau mổ hơn so với mổ mở, tuy nhiên 
về kết quả sớm và kết quả trung hạn thì không có sự khác biệt giữa phẫu 
thuật nội soi và mổ mở. 
KIẾN NGHỊ 
Qua thực hiện nghiên cứu chúng tôi nhận thấy: nên xem xét ứng dụng 
phẫu thuật nội soi điều trị các u trung thất nguyên phát do các yếu tố sau: 
Triển khai mổ nội soi u trung thất có nhiều thuận lợi: 
- Về nhân lực: hiện nay có nhiều bệnh viện đã có khoa ngoại lồng 
ngực, có bác sĩ chuyên khoa ngoại lồng ngực, có nhiều trung tâm huấn 
luyện phẫu thuật nội soi trong nước. Thời gian đào tạo khoảng 1-3 tháng 
là có thể đào tạo một bác sĩ chuyên khoa ngoại lồng ngực làm tốt phẫu 
thuật nội soi lồng ngực cắt u trung thất. 
- Về trang thiết bị: hiện nay máy nội soi, dụng cụ, máy đốt siêu âm 
đã được trang bị ở hầu hết các bệnh viện. 
- Xem xét áp dụng cho các trường hợp u trung thất: 
+ Các nang trung thất. 
+ Các u trung thất mà trên CT ngực cho thấy u có vỏ bao, giới hạn rõ, 
không xâm lấn xung quanh, ít tăng tỷ trọng sau tiêm thuốc cản quang, 
không vôi hóa. 
+ Các u tuyến ức không nhược cơ ở giai đoạn sớm: giai đoạn I, II.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 
1. Huỳnh Quang Khánh, Vũ Hữu Vĩnh, Phạm Minh Ánh, Nguyễn Hoài 
Nam (2014), “So sánh các yếu tố chu phẫu trong phẫu thuật nội soi 
với mổ mở trong điều trị u trung thất nguyên phát: có sử dụng ghép 
cặp giá trị xác suất trong phân tích kết quả”, Tạp chí Phẫu Thuật Tim 
Mạch và Lồng Ngực Việt Nam, (7), tr. 39-50. 
2. Huỳnh Quang Khánh, Vũ Hữu Vĩnh, Phạm Minh Ánh, Nguyễn Hoài 
Nam (2014), “So sánh kết quả sớm và trung hạn phẫu thuật nội soi và 
mổ mở trong điều trị u tuyến ức không nhược cơ”, Tạp chí Ung Thư 
Học Việt Nam, (3), tr. 110-118. 
3. Huỳnh Quang Khánh, Vũ Hữu Vĩnh, Phạm Minh Ánh, Nguyễn Hoài 
Nam (2013), “Phẫu thuật nội soi điều trị u trung thất nguyên phát: So 
sánh kết quả giữa phương pháp nội soi và mổ mở”, Tạp chí Nội Soi 
và Phẫu Thuật Nội Soi Việt Nam, (3), tr. 58-62. 
4. Huỳnh Quang Khánh, Vũ Hữu Vĩnh, Phạm Minh Ánh, Nguyễn Hoài 
Nam (2012), “Phẫu thuật nội soi lồng ngực điều trị khối u trung 
thất”, Tạp chí Phẫu Thuật Tim Mạch và Lồng Ngực Việt Nam, (2), tr. 
51-54. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_ket_qua_dieu_tri_u_trung_that_ngu.pdf