Tóm tắt Luận án Nghiên cứu sản xuất tinh đông lạnh cọng rạ của trâu Việt Nam

Các nước chăn nuôi trâu phát triển như Ấn Độ, Pakistan,

Trung Quốc, Braxin đã thành công trong việc triển khai các dự án

cải tạo, phát triển giống trâu trong nước thông qua công tác TTNT và

sản xuất tinh trâu đông lạnh dạng cọng rạ (Anzar và cs. 2003; Liang

và cs., 2004; Vale, 2010; Bhakat và cs., 2011).

Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam, chưa có tác giả nào, công

trình nào nghiên cứu sản xuất tinh trâu đông lạnh dạng cọng rạ một

cách đầy đủ và phù hợp với điều kiện thực tiễn của nước ta để phục

vụ công tác TTNT trâu ở các địa phương. Đây là cơ sở khoa học và

thực tiễn để thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài “Nghiên

cứu sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ của trâu Việt Nam”.

pdf 14 trang dienloan 9480
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu sản xuất tinh đông lạnh cọng rạ của trâu Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu sản xuất tinh đông lạnh cọng rạ của trâu Việt Nam

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu sản xuất tinh đông lạnh cọng rạ của trâu Việt Nam
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT 
VIỆN CHĂN NUÔI 
HÀ MINH TUÂN 
NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT TINH ĐÔNG LẠNH 
CỌNG RẠ CỦA TRÂU VIỆT NAM 
 Chuyên ngành: Chăn nuôi 
 Mã số: 62 62 01 05 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
HÀ NỘI - 2014 
 Công trình được hoàn thành tại: Viện Chăn nuôi 
Người hướng dẫn khoa học: 
 1. PGS.TS. Mai Văn Sánh 
 2. TS. Lê Văn Thông 
Phản biện 1: .. 
Phản biện 2  
Phản biện 3:  
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án 
cấp Viện 
Họp tại Viện Chăn nuôi 
vào hồi giờ ngày tháng năm 
Có thể tìm hiểu luận án tại : 
1. Thư viện Quốc gia 
2. Thư viện Viện Chăn nuôi 
3. Thư viện Trung tâm Giống gia súc lớn Trung ương 
25 
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 
1. Hà Minh Tuân, Mai Văn Sánh, Lê Văn Thông và Lê Bá Quế. 
2014. Ảnh hưởng của cá thể và mùa vụ đến một số chỉ tiêu số 
lượng và chất lượng tinh trâu nội (swamp buffalo). Trang: 68-75. 
Tạp chí Khoa học công nghệ chăn nuôi. Số: 48-2014. 
2. Hà Minh Tuân, Mai Văn Sánh, Lê Văn Thông và Lê Bá Quế. 
2014. Ảnh hưởng của môi trường pha loãng và phương pháp 
đông lạnh đến chất lượng tinh cọng rạ của trâu nội (swamp 
buffalo). Trang: 65-76. Tạp chí Khoa học kỹ thuật chăn nuôi. 
Số: 6(183)-2014. 
3. Hà Minh Tuân, Mai Văn Sánh, Lê Văn Thông và Lê Bá Quế. 
2014. Khả năng sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ của trâu 
nội Việt Nam (swamp buffalo). Trang: 76-82. Tạp chí Khoa học 
kỹ thuật chăn nuôi. Số: 10(187)-2014. 
24 
- Tinh trâu Việt Nam đông lạnh dạng cọng rạ có chất lượng 
tốt, hoạt lực sau giải đông đạt 49,17%. Tỷ lệ thụ thai ở lần phối giống 
đầu của các trâu đực giống trên đàn trâu cái địa phương đạt 50,67% 
và dao động từ 44,00% đến 56,00%, không có sự sai khác giữa các cá 
thể trâu về chỉ tiêu này. 
Tất cả 06 trâu đực giống Việt Nam trong nghiên cứu đều có 
số lượng, chất lượng tinh tốt, có thể sử dụng để sản xuất tinh đông 
lạnh phục vụ công tác giống trâu Việt Nam. 
2. ĐỀ NGHỊ 
- Đề nghị sử dụng môi trường MT3 pha loãng tinh dịch và 
phương pháp PP2 đông lạnh tinh trùng trong sản xuất tinh trâu Việt 
Nam. Sử dụng 6 trâu đực giống Việt Nam trong nghiên cứu này để 
sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ phục vụ công tác giống trâu 
Việt Nam. 
- Đề nghị mở rộng nghiên cứu đánh giá các ảnh hưởng của 
các yếu tố tuổi, thức ăn, quản lý khai thác tinh, thời gian bảo quản 
tinh  tới số lượng, chất lượng tinh và khả năng sản xuất tinh đông 
lạnh dạng cọng rạ của trâu đực giống Việt Nam. Mở rộng nghiên cứu 
các biện pháp nâng cao tỷ lệ thụ thai của đàn trâu cái địa phương khi 
sử dụng tinh trâu Việt Nam đông lạnh dạng cọng rạ để phát triển 
công tác TTNT trâu trong cả nước. 
1 
MỞ ĐẦU 
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 
Các nước chăn nuôi trâu phát triển như Ấn Độ, Pakistan, 
Trung Quốc, Braxin  đã thành công trong việc triển khai các dự án 
cải tạo, phát triển giống trâu trong nước thông qua công tác TTNT và 
sản xuất tinh trâu đông lạnh dạng cọng rạ (Anzar và cs. 2003; Liang 
và cs., 2004; Vale, 2010; Bhakat và cs., 2011). 
Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam, chưa có tác giả nào, công 
trình nào nghiên cứu sản xuất tinh trâu đông lạnh dạng cọng rạ một 
cách đầy đủ và phù hợp với điều kiện thực tiễn của nước ta để phục 
vụ công tác TTNT trâu ở các địa phương. Đây là cơ sở khoa học và 
thực tiễn để thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài “Nghiên 
cứu sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ của trâu Việt Nam”. 
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 
2.1. Mục tiêu 
Đánh giá được một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch, 
xác định được môi trường pha loãng, phương pháp đông lạnh tinh 
trâu thích hợp và đánh giá được khả năng sản xuất tinh cọng rạ của 
trâu Việt Nam (Swamp buffalo) nhằm phục vụ công tác giống trâu 
của nước ta. 
2.2. Yêu cầu 
- Huấn luyện được các trâu Việt Nam có phản xạ nhảy giá 
khai thác tinh dịch bằng âm đạo giả và xác định được tuổi bắt đầu 
khai thác tinh của trâu Việt Nam. 
- Đánh giá được ảnh hưởng của cá thể, mùa vụ đến một số 
chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch của trâu Việt Nam. 
- Xác định được môi trường pha loãng tinh dịch và phương 
pháp đông lạnh tinh trùng trâu Việt Nam thích hợp. 
2 
- Đánh giá được khả năng sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng 
rạ của trâu Việt Nam. 
- Kiểm nghiệm được chất lượng tinh đông lạnh dạng cọng rạ 
của trâu Việt Nam. 
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 
3.1. Ý nghĩa khoa học 
- Kết quả của luận án giúp bổ sung các dữ liệu khoa học về 
thời gian huấn luyện khai thác tinh dịch bằng âm đạo giả, tuổi bắt đầu 
khai thác tinh dịch, một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch, 
khả năng sản xuất tinh đông lạnh, môi trường pha loãng tinh dịch, 
phương pháp đông lạnh tinh trùng phù hợp và ảnh hưởng của mùa vụ 
trong điều kiện chăn nuôi ở miền Bắc đối với con trâu Việt Nam. 
- Luận án là tài liệu tham khảo cho các cơ sở nghiên cứu, các 
trường đại học, cao đẳng cũng như cho cơ sở chăn nuôi trâu đực giống. 
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 
- Sản xuất được tinh trâu Việt Nam đông lạnh dạng cọng rạ 
đạt chất lượng cao, phục vụ công tác TTNT trâu ở nước ta, góp phần 
cải tạo, nâng cao số lượng và chất lượng đàn trâu Việt Nam. 
- Thông qua nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng 
sản xuất tinh của trâu Việt Nam, giúp cơ sở chăn nuôi khai thác tối đa 
tiềm năng của các trâu đực giống. 
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 
- Nghiên cứu huấn luyện khai thác tinh dịch bằng âm đạo giả, 
một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch, môi trường pha loãng, 
phương pháp đông lạnh và khả năng sản xuất tinh đông lạnh dạng 
cọng rạ của trâu Việt Nam tại thành phố Hà Nội. 
- Nghiên cứu tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu của tinh cọng rạ trâu 
Việt Nam trên đàn trâu cái địa phương tại tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Nghệ An. 
23 
Thời điểm bắt đầu đưa vào khai thác tinh, các trâu đực có độ tuổi 
trung bình là 29,83 tháng tuổi và khối lượng trung bình đạt 518,50kg. 
- Trâu Việt Nam có lượng xuất tinh trung bình đạt 3,89ml, 
hoạt lực tinh trùng trung bình đạt 75,08% và nồng độ tinh trùng trung 
bình đạt 1,14 tỷ/ml. Cá thể và mùa vụ trong năm có ảnh hưởng đến 
một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch (P<0,05). Mùa hạ có 
phẩm chất tinh thấp nhất, sau đó đến mùa xuân, mùa thu và tốt nhất 
là mùa đông. Trâu Việt Nam có số lượng và chất lượng tinh dịch đảm 
bảo tốt để sản xuất tinh đông lạnh. 
- Sử dụng môi trường có 1,363g Tris, 0,762g axit Citric, 
0,375g Fructose, 1,5g Lactose, 2,7g Raffinose, 100.000 UI Penicillin G, 
100mg Streptomycin, 6,5% glycerin, 20% lòng đỏ trứng gà và 100ml 
nước cất (vừa đủ) pha loãng với tinh dịch trâu Việt Nam cho kết quả 
hoạt lực tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình và tỷ lệ tinh trùng sống sau 
giải đông tốt. Đông lạnh tinh trùng trâu Việt Nam bằng phương pháp 
đông lạnh chậm, lập trình giảm nhiệt độ liên tục từ 40C xuống -60C với 
tốc độ giảm 30C/phút, từ -60C xuống -700C với tốc độ 80C/phút, từ -
700C xuống -1650C với tốc độ giảm 240C/phút, sau đó đưa cọng rạ vào 
nitơ lỏng nhiệt độ -1960C cho kết quả hoạt lực tinh trùng, tỷ lệ tinh 
trùng kỳ hình và tỷ lệ tinh trùng sống sau giải đông tốt. 
- Tỷ lệ các lần khai thác đạt tiêu chuẩn trung bình của chỉ tiêu 
lượng xuất tinh và nồng độ tinh trùng đạt 100%, của hoạt lực tinh 
trùng là 71,81%. Các trâu Việt Nam có khả năng sản xuất tinh tốt, số 
lượng cọng rạ sản xuất đạt tiêu chuẩn là 152,94 cọng rạ/lần khai thác 
đạt tiêu chuẩn/con. Yếu tố cá thể và mùa vụ có ảnh hưởng đến số 
lượng tinh đông lạnh dạng cọng rạ sản xuất được trong một lần khai 
thác tinh của trâu Việt Nam (P<0,05). 
22 
3.5.2. Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu bằng tinh đông lạnh dạng 
cọng rạ của trâu Việt Nam 
Bảng 3.31. Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu của trâu Việt Nam 
Số hiệu trâu 
đực giống 
Tổng số trâu cái 
phối giống (con) 
Số trâu cái có 
chửa (con) 
Tỷ lệ thụ thai ở lần 
phối giống đầu (%) 
301 25 13 52,00 
302 25 12 48,00 
304 25 13 52,00 
305 25 14 56,00 
306 25 11 44,00 
307 25 13 52,00 
Tổng 150 76 50,67 
Kết quả tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu của tinh trâu Việt Nam 
đông lạnh dạng cọng rạ trong nghiên cứu của chúng tôi đạt 50,67% 
và dao động từ 44,00% đến 56,00% (P>0,05). Kết quả này khá tương 
đồng với báo cáo của Gokhale và Bhagat (2000), chương trình TTNT 
trên một số giống trâu ở Ấn Độ có tỷ lệ thụ thai đạt 51,84%. 
Theo Vale (1997), tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu đạt trên 50% 
được coi là một kết quả tốt trong TTNT trâu. Như vậy, tỷ lệ thụ thai 
của tinh đông lạnh dạng cọng rạ của trâu Việt Nam trong nghiên cứu 
của chúng tôi là đạt kết quả cao. 
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 
1. KẾT LUẬN 
- Trâu đực giống Việt Nam trong nghiên cứu này đều có 
phản xạ nhảy giá tốt khi huấn luyện khai thác tinh bằng âm đạo giả. 
3 
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 
- Luận án là công trình khoa học đầu tiên đã đánh giá được 
một số chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch, khả năng sản xuất tinh 
đông lạnh của trâu Việt Nam và ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng 
sinh sản của trâu đực trong điều kiện khí hậu miền Bắc, Việt Nam. 
- Luận án đã xác định được môi trường pha loãng tinh dịch 
trâu và phương pháp đông lạnh tinh trùng trâu phù hợp với điều kiện 
thực tiễn sản xuất tinh đông lạnh ở Việt Nam. 
- Khẳng định được Việt Nam sản xuất được tinh trâu đông lạnh 
dạng cọng rạ chất lượng cao phục vụ công tác giống trâu Việt Nam. 
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
1.1. GIỚI THIỆU VỀ TRÂU VIỆT NAM 
Trâu Việt Nam là trâu đầm lầy (Berthouly và cs., 2010), sống 
tập trung chủ yếu ở 2 vùng trung du - miền núi phía Bắc (chiếm 
56,77%) và vùng Bắc Trung Bộ - Duyên hải miền Trung (chiếm 
30,54%) (Cục Chăn nuôi, 2010). 
1.2. KHAI THÁC TINH DỊCH VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU SỐ 
LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH TRÂU 
- Đối với gia súc, phương pháp khai thác tinh bằng âm đạo 
giả được dùng phổ biến nhất (Dorji, 2009). 
- Lượng xuất tinh: Trâu Murrah ở Ấn Độ có độ tuổi từ 2,31-
7,36 năm tuổi có lượng xuất tinh đạt 2,58ml (Bhakat và cs., 2011). 
Nordin và cs. (1990) cho biết trâu đầm lầy từ 29 tháng tuổi đến trên 
65 tháng tuổi, lượng xuất tinh trung bình đạt từ 1,5-3,7ml. 
- Hoạt lực tinh trùng: Aguiar và cs. (1994) quan sát thấy có 
78,6% tinh trùng di động tiến thẳng trong tinh dịch của trâu nuôi ở 
Brazil. Kumar và cs. (1993a) thấy rằng hoạt lực tinh trùng trâu 
Murrah ở Ấn Độ dao động từ 60,8% đến 69% 
4 
- Nồng độ tinh trùng: Vale (1994a) cho biết, nồng độ tinh 
trùng trâu dao động từ 0,6 tỷ/ml đến 1,2 tỷ/ml. Bhakat và cs. (2011) 
cho biết, trâu Murrah có nồng độ tinh trung bình đạt 0,99 tỷ/ml. 
1.3. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU 
SỐ LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH TRÂU 
Các chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch trâu chịu ảnh 
hưởng bởi nhiều yếu tố như giống, cá thể, lứa tuổi, mùa vụ, thức ăn, 
quản lý khai thác tinh (Nazir, 1988; McCool và Entwistle, 1989; 
Javed và cs., 2000, Shukla và Misra, 2005). 
1.4. ĐÔNG LẠNH TINH TRÙNG TRÂU 
- Có nhiều chất có thể dùng được cho pha loãng tinh dịch 
trâu như tris, axit citric, natri citrate, các loại đường như glucose, 
fructose, lactose, raffinose, kháng sinh penicillin G và streptomycin, 
glycerin, lòng đỏ trứng gà ... (Singh và cs., 1995; Siddique và cs., 
2006; Vale, 2010; Bansal và cs., 2011). 
- Đông lạnh bằng hơi nitơ lỏng có thể được thực hiện đơn 
giản bằng cách để các ống hút được treo ở vị trí ngang 1cm đến 4 cm 
trên nitơ lỏng trong 10-20 phút, sau đó cho ngập trong nitơ lỏng ở 
nhiệt độ -1960C (Ansari và cs., 2011), hoặc sử dụng hệ thống máy 
móc chuyên dụng được lập trình sẵn quá trình đông lạnh chậm tinh 
trùng trâu (Anwar và cs., 2008). 
1.5. THỤ TINH NHÂN TẠO TRÂU BẰNG TINH ĐÔNG LẠNH 
Theo Haranath và cs. (1990), sử dụng môi trường gồm lòng 
đỏ, tris và glycerol để đông lạnh tinh trâu Murrah ở 2 dạng cọng rạ 
0,25 ml và 0,5 ml, kết quả tỷ lệ thụ thai đạt tương ứng là 52,7% và 
50,4%. Andrabi và cs. (2006) thu được kết quả tỷ lệ thụ thai ở trâu 
Nili-Ravi đạt 56,75% khi phối giống TTNT bằng tinh đông lạnh được 
pha loãng bởi môi trường Tris-citric acid (TCA). 
21 
3.5. CHẤT LƯỢNG TINH ĐÔNG LẠNH DẠNG CỌNG RẠ CỦA 
TRÂU VIỆT NAM 
3.5.1. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông của trâu Việt Nam 
Kết quả nghiên cứu kiểm nghiệm chất lượng tinh cọng rạ các 
trâu đực giống Việt Nam trong phòng thí nghiệm cho thấy, hoạt lực 
sau giải đông trung bình đạt 49,17%. Trong đó trâu đực số hiệu 305 
có hoạt lực tinh trùng sau giải đông cao nhất đạt 52,03%, các trâu 
đực số hiệu 306 và 307 có hoạt lực tinh trùng thấp nhất (47,24% và 
49,17%) (P<0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với 
báo cáo của tác giả Singh (2010), tinh cọng rạ trâu Murrah có hoạt 
lực sau giải đông trung bình đạt 48,1%. 
Bảng 3.29. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông của trâu Việt Nam 
Hoạt lực sau giải đông (%) Số hiệu trâu đực 
giống 
Số lần sản xuất 
tinh Mean SD 
301 87 49,42ab 0,81 
302 81 48,06b 0,74 
304 101 49,10ab 0,70 
305 108 52,03a 0,89 
306 75 47,24b 0,97 
307 65 47,78b 0,85 
Trung bình 517 49,17 0,84 
Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau 
là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). 
20 
3.4. KHẢ NĂNG SẢN XUẤT TINH ĐÔNG LẠNH DẠNG CỌNG 
RẠ CỦA TRÂU VIỆT NAM 
3.4.1. Khả năng sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ của trâu 
Việt Nam 
Kết quả cho thấy, số lượng tinh cọng rạ sản xuất trung bình 
của trâu Việt Nam đạt 152,56 cọng rạ/lần khai thác tinh đạt tiêu 
chuẩn. Trong đó trâu đực số hiệu 302 có số lượng tinh cọng rạ sản 
xuất được cao nhất đạt 183,96 cọng rạ/lần khai thác tinh đạt tiêu 
chuẩn và thấp nhất là trâu đực số hiệu 307 chỉ đạt 110,58 cọng rạ/lần 
khai thác tinh đạt tiêu chuẩn (P<0,05). 
Bảng 3.23. Số lượng cọng rạ sản xuất của trâu Việt Nam 
Số lượng cọng 
rạ sản xuất/lần 
KTT ĐTC/con 
(cọng rạ) 
Số lượng cọng rạ 
sản xuất ĐTC/lần 
KTT ĐTC/con 
(cọng rạ) 
Số hiệu trâu 
đực giống 
Số lần 
KTT 
ĐTC đưa 
vào sản 
xuất tinh 
(lần) Mean SD 
Số lần 
sản 
xuất 
tinh 
ĐTC 
(lần) Mean SD 
Tỷ lệ 
ĐTC 
(%) 
301 87 144,17c 20,52 81 143,58c 20,41 93,10 
302 81 183,96a 20,46 74 185,16a 20,86 91,36 
304 101 166,80b 21,40 91 166,81b 20,38 90,10 
305 108 147,40c 22,31 101 147,94c 22,00 93,52 
306 75 152,99c 23,81 66 153,42c 25,00 88,00 
307 65 110,58d 19,81 56 109,80d 20,82 86,15 
Trung bình 517 152,56 29,85 469 152,94 30,08 90,72 
Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau 
là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). 
5 
1.6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI VÀ TRONG NƯỚC 
- Ấn Độ, Pakistans, Brazil, Trung Quốc và Thái Lan đã sản 
xuất tinh trâu đông lạnh nhằm phát triển đàn trâu trong nước từ lâu 
(Bhattacharya, 1955; Vale và cs., 1984; Liang và cs., 2004; 
Koonjaenak, 2006). Hệ thống TTNT của Philippin có thể cung cấp 
55.000 cọng rạ/năm, chiếm khoảng 5% đàn trâu cái nội (Cruz, 2006). 
- Lưu Kỷ (1979), Vũ Ngọc Tý và Lưu Kỷ (1979) đã thành 
công trong nghiên đông lạnh tinh dịch trâu trên mặt hơi nitơ lỏng. Lê 
Việt Anh và cs. (1984), Nguyễn Hữu Trà và cs. (2001) nghiên cứu 
sản xuất tinh trâu đông lạnh Murrah dạng viên trong môi trường pha ... áp đông lạnh tinh trâu Việt Nam 
- Các mẫu tinh dịch đưa vào thí nghiệm này đảm bảo đạt tiêu 
chuẩn lượng xuất tinh không nhỏ hơn 1ml, hoạt lực tinh trùng không 
nhỏ hơn 70%, nồng độ tinh trùng không nhỏ hơn 0,6 tỷ/ml, tỷ lệ tinh 
8 
trùng kỳ hình không lớn hơn 20%, tỷ lệ tinh trùng sống không nhỏ 
hơn 70% (Herdis và cs., 1999; Koonjaenak, 2006; Vale, 2010; Ansari 
và cs., 2011, Swelum và cs., 2011, El-Kon, 2011). Ở các lần khai 
thác, các mẫu tinh dịch đạt tiêu chuẩn của từng trâu đực được trộn 
chung với nhau (Rasul và cs., 2000, Swelum và cs., 2011), sau đó 
được chia làm 6 phần bằng nhau để thí nghiệm với 3 môi trường khác 
nhau và 2 phương pháp đông lạnh. 
- Sử dụng 03 môi trường thí nghiệm như sau gồm: i) Môi 
trường 1 (MT1) của Pakistan có 1,21g Tris, 0,67g axit Citric, 1,04g 
Natri citrate, 0,25g Fructose, 0,25g Glucose, 1g Lactose, 100.000UI 
Penicillin G, 100mg Streptomycin, 7% glycerin, 20% lòng đỏ trứng 
gà và nước cất vừa đủ 100ml (Siddique và cs., 2006); ii) Môi trường 
2 (MT2) của Ấn Độ có 3,028g Tris, 1,675g axit Citric, 1,25g 
Fructose, 100.000UI Penicillin G, 100mg Streptomycin, 7% glycerin, 
15% lòng đỏ trứng gà và nước cất vừa đủ 100ml (Singh và cs., 1995); 
iii) Môi trường 3 (MT3) của Nhật Bản có 1,363g Tris, 0,762g axit 
Citric, 0,375g Fructose, 1,5g Lactose, 2,7g Raffinose, 100.000UI 
Penicillin G, 100mg Streptomycin, 6,5% glycerin, 20% lòng đỏ trứng 
gà và nước cất vừa đủ 100ml (Đào Đức Thà và cs., 2007, 2010). 
- Đông lạnh theo 2 phương pháp gồm: i) Phương pháp đông 
lạnh nhanh (PP1): Đặt cọng rạ trên khay nằm ngang cách bề mặt nitơ 
lỏng 4cm (nhiệt độ - 1200C) trong 10 phút, sau đó đưa ngay các cọng 
rạ ngập trong nitơ lỏng (-1960C) để bảo quản (El-Sheshtawy và cs., 
2008, Akhter và cs., 2011; Ansari và cs., 2011); ii) Phương pháp 
đông lạnh chậm, lập trình giảm nhiệt độ liên tục (PP2): Giảm nhiệt 
độ từ 40C xuống -60C với tốc độ giảm 30C/phút, từ -60C xuống -700C 
với thời gian 8 phút, từ -700C xuống -1650C với tốc độ giảm 
240C/phút, sau đó đưa cọng rạ vào nitơ lỏng nhiệt độ -1960C. (Phùng 
Thế Hải và cs., 2011). 
17 
Igna và cs. (2010), nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng vào này khai thác 
tinh dịch mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình sản xuất tinh trùng 
trong tinh hoàn. 
Bảng 3.11. Nồng độ tinh trùng của trâu Việt Nam ở các mùa 
trong năm 
Nồng độ tinh trùng (tỷ/ml) 
Mùa 
Số lần khai thác 
tinh (lần) Mean SD 
Xuân 180 1,11c 0,16 
Hạ 180 1,03d 0,15 
Thu 180 1,19b 0,17 
Đông 180 1,24a 0,18 
Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau 
là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). 
Nồng độ tinh trùng trong mùa đông đạt cao nhất là 1,24 tỷ/ml, 
tiếp theo là mùa thu đạt 1,19 tỷ/ml, mùa xuân đạt 1,11 tỷ/ml và thấp 
nhất ở mùa hạ, chỉ đạt 1,03 tỷ/ml (P<0,05). 
Trâu Nili-Ravi ở Pakistan có nồng độ tinh trùng cao vào mùa 
thu và mùa xuân (Javed và cs., 2000), trâu Murrah có nồng độ tinh trùng 
thấp nhất trong mùa hạ (Gokhale và cs., 2003), trâu Đài Loan có nồng 
độ tinh trùng đạt giá trị cao trong mùa thu và mùa đông (Wei và Jea, 
2006), trâu Irắc có nồng độ tinh trùng tăng trong các tháng có nhiệt độ 
vừa và thấp, giảm trong các tháng có nhiệt độ cao (Ibrrhem và cs., 2014). 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với các tác giả trên. 
Như vậy, một số chỉ tiêu số lượng và chất lượng tinh trâu Việt 
Nam là tương đương với trâu đầm lầy sản xuất tinh đông lạnh phục vụ 
16 
chúng, làm giảm sút lượng xuất tinh trong mùa hạ. Mùa hạ sang mùa 
thu (từ tháng 7 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình là 27,530C) và mùa 
thu sang mùa đông (từ tháng 10 đến tháng 12, nhiệt độ trung bình là 
21,260C) có nền nhiệt độ biến động giữa các mùa thấp hơn, do vậy 
khả năng sinh sản của trâu đực giống Việt Nam ít bị ảnh hưởng hơn, 
kéo theo lượng xuất tinh của mùa thu và mùa đông cao hơn. 
Bảng 3.10. Hoạt lực tinh trùng của trâu Việt Nam ở các mùa 
trong năm 
Hoạt lực tinh trùng (%) 
Mùa 
Số lần khai thác 
tinh (lần) Mean SD 
Xuân 180 75,03b 4,10 
Hạ 180 71,32c 4,41 
Thu 180 75,94ab 3,96 
Đông 180 77,88a 4,09 
Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau 
là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). 
Qua bảng 3.10 cho thấy, hoạt lực tinh trùng của các trâu Việt 
Nam cao nhất ở mùa đông đạt 77,88%, tiếp theo là hoạt lực tinh trùng 
ở mùa thu đạt 75,94%, mùa xuân có hoạt lực tinh trùng đạt 75,03% 
và thấp nhất ở mùa hạ, hoạt lực tinh trùng chỉ đạt 71,32% (P<0,05). 
Nhiều tác giả khác cũng đã thông báo những kết quả tương 
đồng với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Mandal và cs. (2000) cho 
biết, trong mùa đông hoạt lực tinh trùng trâu Murrah đạt cao nhất. 
Theo Al-Sahaf và Ibrahim (2012), các hoạt động sinh sản và số 
lượng, chất lượng tinh dịch của trâu tăng lên trong những tháng có 
nhiệt độ vừa và thấp, giảm trong những tháng có nhiệt độ cao. Theo 
9 
- Sau 24h đông lạnh, lấy ngẫu nhiên 03 cọng rạ tinh đông 
lạnh của mỗi thí nghiệm, giải đông ở 370C trong 30 giây (Siddique và 
cs., 2006, Andrabi và cs., 2008b; Ansari và cs., 2011). Kiểm tra các 
chỉ tiêu hoạt lực tinh trùng sau giải đông, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình sau 
giải đông và tỷ lệ tinh trùng sống sau giải đông bằng các phương 
pháp như đã trình bày ở mục 2.6.2. 
2.6.4. Phương pháp đánh giá khả năng sản xuất tinh đông lạnh 
dạng cọng rạ của trâu Việt Nam 
- Số lượng, chất lượng tinh đạt tiêu chuẩn, số lượng tinh sản 
xuất và số lượng tinh cọng rạ sản xuất đạt tiêu chuẩn được tính toán 
theo từng cá thể, từng mùa vụ bằng phép tính số học thường quy sau 
khi đưa mẫu tinh dịch trâu đạt tiêu chuẩn vào sản xuất tinh đông lạnh. 
2.6.5. Phương pháp kiểm nghiệm chất lượng tinh đông lạnh dạng 
cọng rạ của trâu Việt Nam 
- Hoạt lực tinh trùng sau giải đông (%) được xác định sau khi 
bảo quản tinh đông lạnh 24 giờ, lấy kiểm tra ngẫu nhiên 1 cọng rạ 
của từng lô tinh cọng rạ của từng lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn, 
giải đông ở nhiệt độ 37°C trong 30 giây, kiểm tra hoạt lực tinh trùng 
trên kính hiển vi phản pha có màn hình như đã trình bày ở mục 2.6.2. 
- Xác định trâu có chửa và tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu: Sử dụng 
phương pháp khám thai qua trực tràng sau khi phối 90 ngày để xác định 
trâu cái có chửa. Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu tính theo công thức: 
Số trâu cái có chửa Tỷ lệ thụ thai 
ở lần phối đầu (%) 
= 
Tổng số trâu cái phối lần một 
x 100 
2.7. XỬ LÝ SỐ LIỆU 
- Các số liệu có bản chất là phần trăm như hoạt lực tinh trùng, 
tỷ lệ tinh trùng kỳ hình, tỷ lệ tinh trùng sống được chuyển dạng số 
liệu theo công thức y = asin[sqrt(x/100)] trước khi đưa vào xử lý 
thống kê. Sau khi tính toán xong, giá trị trung bình (Mean) và độ lệch 
10 
chuẩn (SD) của các chỉ tiêu này được chuyển dạng trở lại công thức 
x = [sin(y)]2x100 (Nguyễn Văn Đức và Lê Thanh Hải, 2002). 
- Các số liệu về số lượng, chất lượng tinh dịch trâu (lượng 
xuất tinh, hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh trùng, tổng số tinh trùng 
sống tiến thẳng, pH, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình, tỷ lệ tinh trùng sống), số 
lượng cọng rạ sản xuất, số lượng cọng rạ đạt tiêu chuẩn, chất lượng 
tinh đông lạnh được phân tích phương sai (ANOVA) một nhân tố, sử 
dụng phương pháp kiểm tra Tukey trong phần mềm Minitab 14 nhằm 
đánh giá sự sai khác giá trị trung bình của các chỉ tiêu theo từng cá 
thể và theo từng mùa vụ trong năm (P<0,05). 
- Các số liệu tỷ lệ các lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn, tỷ lệ 
các lần sản xuất tinh cọng rạ đạt tiêu chuẩn theo từng cá thể và theo 
từng mùa vụ, tỷ lệ thụ thai của từng cá thể trâu đực giống được so 
sánh theo phương pháp Chi-square, sử dụng bảng tương liên (2x2), 
kiểm định chính xác theo Fisher (P<0,05). 
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. HUẤN LUYỆN VÀ KHAI THÁC TINH TRÂU VIỆT NAM 
Kết quả huấn luyện và khai thác tinh trâu Việt Nam theo 
phương pháp sử dụng âm đạo giả với tần suất 3 lần/tuần (mỗi lần là 
một buổi sáng và được tính như là 1 ngày) cho thấy, trung bình tổng 
thời gian huấn luyện khai thác tinh là 30 ngày, trong đó trâu đực số 
hiệu 301 chỉ cần 6 ngày để có phản xạ nhảy giá khai thác tinh bằng 
âm đạo giả, còn trâu đực số hiệu 307 phải mất tới 59 ngày. Nguyên 
nhân do giữa các trâu đực giống Việt Nam có sự khác nhau về độ 
tuổi và khối lượng. 
Thời điểm bắt đầu đưa vào khai thác tinh, các trâu đực có 
khối lượng trung bình đạt 518,50kg. Kết quả này cao hơn so với kết 
quả nghiên cứu của các tác giả Mai Văn Sánh (2005) và Nguyễn 
Công Định (2012). 
15 
3.2.2. Ảnh hưởng của mùa vụ đến một số chỉ tiêu số lượng và 
chất lượng tinh trâu Việt Nam 
Bảng 3.9. Lượng xuất tinh của trâu Việt Nam ở các mùa trong năm 
Lượng xuất tinh (ml) 
Mùa 
Số lần khai thác tinh 
(lần) Mean SD 
Xuân 180 3,80b 0,54 
Hạ 180 3,56c 0,54 
Thu 180 4,07a 0,50 
Đông 180 4,13a 0,53 
Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau 
là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). 
Lượng xuất tinh của trâu Việt Nam trong mùa thu và mùa 
đông đạt cao nhất là 4,07ml và 4,13ml, tiếp theo là mùa xuân có 
lượng xuất tinh đạt 3,8ml và thấp nhất là mùa hạ có lượng xuất tinh 
đạt 3,56ml (P<0,05). Theo chúng tôi, nguyên nhân do ảnh hưởng của 
điều kiện thời tiết trong khu vực nghiên cứu (Ba Vì, Hà Nội) có sự 
biến động mạnh về nhiệt độ không khí giữa các mùa trong năm đã 
ảnh hưởng tới khả năng sản xuất tinh của trâu Việt Nam. 
Trong mùa xuân (từ tháng 1 đến tháng 3), khu vực nghiên 
cứu có nhiệt độ trung bình thấp (17,960C), kết hợp với độ ẩm cao 
(89,33%) đã ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của trâu đực giống. 
Ảnh hưởng này có thể đã kéo dài từ mùa xuân sang đến mùa hạ (từ 
tháng 4 đến tháng 6), nhiệt độ trung bình tăng lên 27,420C với độ ẩm 
cao tương đương (83,65%). Chênh lệch nhiệt độ khi chuyển từ mùa 
xuân sang mùa hạ là lớn nhất, đây có thể là nguyên nhân làm ảnh 
hưởng tới sức khỏe của trâu và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của 
14 
3.2.1.3. Nồng độ tinh trùng 
Bảng 3.4. Nồng độ tinh trùng của từng cá thể trâu Việt Nam 
Nồng độ tinh trùng (tỷ/ml) Số hiệu trâu 
đực giống 
Số lần khai thác 
tinh (lần) Mean SD 
301 120 1,04d 0,09 
302 120 1,20b 0,09 
304 120 1,11c 0,10 
305 120 1,14c 0,10 
306 120 1,44a 0,11 
307 120 0,93e 0,09 
Trung bình 720 1,14 0,18 
Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau 
là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). 
Nồng độ tinh trùng đạt cao nhất ở trâu Việt Nam số hiệu 306 
(1,44 tỷ/ml) và thấp nhất là nồng độ tinh trùng của trâu đực số hiệu 
307 (0,93 tỷ/ml) (P < 0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương 
đồng với báo cáo của Shukla và Misra (2005) cho biết, các trâu 
Murrah có nồng độ tinh trùng dao động từ 0,92 tỷ/ml đến 1,24 tỷ/ml 
(P<0,05). Trâu Việt Nam có nồng độ tinh trùng trung bình (1,14 
tỷ/ml) tương đương với trâu ở nhiều nước trên thế giới. Trâu đầm lầy 
ở Malaysia có nồng độ tinh trùng đạt 1,06 tỷ/ml (Jainudeen và cs., 
1982). Nồng độ tinh trùng trâu đầm lầy Indonesia đạt 1,18 tỷ/ml 
(Herdis và cs., 1999). Trâu đầm lầy phục vụ công tác TTNT ở Thái 
Lan giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2005 có nồng độ tinh trùng đạt 
1,1 tỷ/ml (Koonjaenak và cs., 2006). 
11 
Như vậy, các trâu đực giống Việt Nam trong nghiên cứu này 
đều có khối lượng lớn, có phản xạ nhảy giá tốt và có thể khai thác 
tinh dịch bằng âm đạo giả. 
Bảng 3.1. Khoảng thời gian huấn luyện và khai thác tinh trâu 
Việt Nam 
Thời điểm bắt 
đầu đưa vào 
huấn luyện 
Khoảng thời gian huấn 
luyện khai thác tinh 
Thời điểm bắt 
đầu đưa vào 
khai thác 
Số 
hiệu Tháng 
tuổi 
(tháng) 
Khối 
lượng 
(kg) 
Làm 
quen 
(ngày) 
Huấn 
luyện 
nhảy giá 
(ngày) 
Tổng 
(ngày) 
Tháng 
tuổi 
(tháng) 
Khối 
lượng 
(kg) 
301 31,00 562,00 3,00 3,00 6,00 31,50 571,00 
302 31,00 514,00 4,00 5,00 9,00 32,00 537,00 
304 26,00 469,00 10,00 18,00 28,00 28,50 515,00 
305 26,00 423,00 11,00 22,00 33,00 29,00 508,00 
306 25,00 413,00 15,00 30,00 45,00 28,50 486,00 
307 25,00 407,00 20,00 39,00 59,00 29,50 494,00 
Mean 
SD 
27,33 
2,88 
464,67 
62,70 
10,50 
6,47 
19,50 
14,01 
30,00 
20,47 
29,83 
1,54 
518,50 
31,20 
3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁ THỂ VÀ MÙA VỤ ĐẾN MỘT SỐ 
CHỈ TIÊU SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG TINH TRÂU VIỆT NAM 
3.2.1. Ảnh hưởng của cá thể đến một số chỉ tiêu số lượng và chất 
lượng tinh trâu Việt Nam 
3.2.1.1. Lượng xuất tinh 
Qua bảng 3.2 cho thấy, lượng xuất tinh trung bình của các 
trâu Việt Nam đạt 3,89 ml, dao động từ 3,16ml ở trâu 306 đến 4,50ml 
ở trâu 302 (P<0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng 
12 
với kết quả của các tác giả Shukla và Misra (2005), Khawaskar và cs. 
(2012) và Mahmoud và cs. (2013), có sự khác nhau về lượng xuất 
tinh giữa các cá thể trâu. 
Trâu Việt Nam có lượng xuất tinh tương đương với trâu 
Malaysia, trâu Thái Lan, trâu Nili-Ravi. Theo Nordin và cs. (1990), 
trâu đầm lầy Malaysia ở độ tuổi từ 54-65 tháng tuổi có lượng xuất 
tinh trung bình đạt 3,5ml. Còn trâu đầm lầy phục vụ công tác TTNT 
ở Thái Lan giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2005 có lượng xuất tinh 
đạt 3,6ml (Koonjaenak và cs., 2006). Tác giả Sajjad và cs. (2007) 
nghiên cứu trên trâu Nili-Ravi cho biết, lượng xuất tinh đạt 3,59ml. 
Bảng 3.2. Lượng xuất tinh của từng cá thể trâu Việt Nam 
Lượng xuất tinh (ml) Số hiệu trâu 
đực giống 
Số lần khai thác 
tinh (lần) Mean SD 
301 120 4,07b 0,30 
302 120 4,50a 0,32 
304 120 4,41a 0,27 
305 120 3,81c 0,29 
306 120 3,16e 0,27 
307 120 3,42d 0,32 
Trung bình 720 3,89 0,57 
Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau 
là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). 
3.2.1.2. Hoạt lực tinh trùng 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt lực tinh trùng trung bình 
của các trâu Việt Nam đạt 75,08%, dao động từ 70,08% ở trâu 307 
13 
đến 81,50% ở trâu 305 (P<0,05). Hoạt lực tinh trùng của trâu Việt 
Nam tương đương với một số kết quả nghiên cứu về trâu Malaysia, 
trâu Thái Lan, trâu Murrah và trâu Azarbaijani của các tác giả khác. 
Nghiên cứu trên trâu đầm lầy Malaysia, tác giả Nordin và cs. (1990) 
cho biết hoạt lực tinh trùng đạt 75,4% ở giai đoạn trên 65 tháng tuổi, 
còn tác giả Nair và cs. (2012) thấy rằng hoạt lực tinh trùng trâu đạt 
77,5%. Kết quả nghiên cứu của Shukla và Misra (2005) trên trâu 
Murrah, hoạt lực tinh trùng đạt 77,92%. Nghiên cứu trên đối tượng 
trâu Azarbaijani, Alavi-Shoushtari và Babazadeh-Habashi (2006) 
thấy hoạt lực tinh trùng đạt 75,85%. Theo Koonjaenak và cs (2006), 
trâu đầm lầy phục vụ công tác TTNT ở Thái Lan giai đoạn từ năm 
2004 đến năm 2005 có hoạt lực tinh trùng đạt 73,4%. 
Bảng 3.3. Hoạt lực tinh trùng của từng cá thể trâu Việt Nam 
Hoạt lực tinh trùng (%) Số hiệu trâu 
đực giống 
Số lần khai thác 
tinh (lần) Mean SD 
301 120 75,20bc 4,22 
302 120 73,52c 4,05 
304 120 78,26b 4,38 
305 120 81,50a 4,95 
306 120 71,24cd 3,87 
307 120 70,08d 3,62 
Trung bình 720 75,08 4,51 
Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau 
là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_san_xuat_tinh_dong_lanh_cong_ra_c.pdf