Tóm tắt Luận án Nghiên cứu sự tăng trưởng cấu trúc sọ mặt răng theo phân tích ricketts ở trẻ 12 – 15 tuổi và đánh giá giá trị tiên đoán với giá trị thực tế tại Cần Thơ

Nghiên cứu sự tăng trưởng của hệ thống sọ mặt là vấn đề cuốn hút

không chỉ các nhà nghiên cứu hình thái, các nhà nhân chủng học mà

còn cả các nhà thực hành lâm sàng. Hiểu rõ sự tăng trưởng bất thường

sẽ giúp các nhà lâm sàng có thể can thiệp điều trị thích hợp vào những

thời điểm cụ thể, để đem lại hiệu quả tối ưu cho bệnh nhân cũng như dự

đoán được sự tăng trưởng có thể xảy ra sau khi đã chấm dứt quá trình

điều trị chỉnh hình, nhằm đạt được một kết quả điều trị ổn định về chức

năng và hài lòng về thẩm mỹ.

Trên thế giới đã có nhiều tác giả sử dụng phân tích Ricketts trong

nghiên cứu và thực hành để khảo sát các đặc điểm hình thái cũng như

dự đoán sự tăng trưởng của sọ mặt như Valdes (2004) [119], Valente

(2003) [120] Ở Việt Nam, Lê Võ Yến Nhi (2009) [5] đã mới chỉ ứng

dụng phân tích này để nghiên cứu các đặc điểm sọ mặt của trẻ em ở các

lứa tuổi khác nhau.Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có tác giả nào ở Việt

Nam nghiên cứu tăng trưởng hệ thống sọ mặt răng ở lứa tuổi 12 – 15

tuổi trên phim sọ nghiêng. Nhằm xác định mẫu tăng trưởng ở lứa tuổi

12 – 15 của trẻ em Việt Nam và khai thác thế mạnh của phân tích

Ricketts trong nghiên cứu và dự đoán tăng trưởng chúng tôi thực hiện

đề tài “ Nghiên cứu sự tăng trưởng cấu trúc sọ mặt răng theo phân tích

Ricketts ở trẻ 12 – 15 tuổi và đánh giá giá trị tiên đoán với giá trị thực tế

tại Cần Thơ” với hy vọng đánh giá được sự tăng trưởng của phức hợp

đầu mặt ở nhóm lứa tuổi có nhiều biến động này.

pdf 27 trang dienloan 6160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu sự tăng trưởng cấu trúc sọ mặt răng theo phân tích ricketts ở trẻ 12 – 15 tuổi và đánh giá giá trị tiên đoán với giá trị thực tế tại Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu sự tăng trưởng cấu trúc sọ mặt răng theo phân tích ricketts ở trẻ 12 – 15 tuổi và đánh giá giá trị tiên đoán với giá trị thực tế tại Cần Thơ

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu sự tăng trưởng cấu trúc sọ mặt răng theo phân tích ricketts ở trẻ 12 – 15 tuổi và đánh giá giá trị tiên đoán với giá trị thực tế tại Cần Thơ
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG 
VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC HỌC LÂM SÀNG 108 
LÊ NGUYÊN LÂM 
NGHIÊN CỨU SỰ TĂNG TRƯỞNG CẤU TRÚC 
SỌ MẶT RĂNG THEO PHÂN TÍCH RICKETTS 
Ở TRẺ 12 – 15 TUỔI VÀ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ 
TIÊN ĐOÁN VỚI GIÁ TRỊ THỰC TẾ TẠI CẦN THƠ 
CHUYÊN NGÀNH RĂNG HÀM MẶT 
MÃ SỐ: 62.72.06.01 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
HÀ NỘI – 2014 
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH 
TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 
Người hướng dẫn khoa học: 
 1. PGS.TS. Nguyễn Bắc Hùng 
 2. PGS. TS. Ngô Thị Quỳnh Lan 
 Phản biện 1: ......................................................................... 
 Phản biện 2: ......................................................................... 
 Phản biện 3: ......................................................................... 
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp viện 
vào hồi: ...... giờ ......... ngày ......... tháng .......... năm ............. 
Có thể tìm hiểu luận án tại: 
1. Thư viện Quốc Gia 
2. Thư viện Viện NCKH Y Dược lâm sàng 108
1 
A.GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nghiên cứu sự tăng trưởng của hệ thống sọ mặt là vấn đề cuốn hút 
không chỉ các nhà nghiên cứu hình thái, các nhà nhân chủng học mà 
còn cả các nhà thực hành lâm sàng. Hiểu rõ sự tăng trưởng bất thường 
sẽ giúp các nhà lâm sàng có thể can thiệp điều trị thích hợp vào những 
thời điểm cụ thể, để đem lại hiệu quả tối ưu cho bệnh nhân cũng như dự 
đoán được sự tăng trưởng có thể xảy ra sau khi đã chấm dứt quá trình 
điều trị chỉnh hình, nhằm đạt được một kết quả điều trị ổn định về chức 
năng và hài lòng về thẩm mỹ. 
Trên thế giới đã có nhiều tác giả sử dụng phân tích Ricketts trong 
nghiên cứu và thực hành để khảo sát các đặc điểm hình thái cũng như 
dự đoán sự tăng trưởng của sọ mặt như Valdes (2004) [119], Valente 
(2003) [120] Ở Việt Nam, Lê Võ Yến Nhi (2009) [5] đã mới chỉ ứng 
dụng phân tích này để nghiên cứu các đặc điểm sọ mặt của trẻ em ở các 
lứa tuổi khác nhau.Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có tác giả nào ở Việt 
Nam nghiên cứu tăng trưởng hệ thống sọ mặt răng ở lứa tuổi 12 – 15 
tuổi trên phim sọ nghiêng. Nhằm xác định mẫu tăng trưởng ở lứa tuổi 
12 – 15 của trẻ em Việt Nam và khai thác thế mạnh của phân tích 
Ricketts trong nghiên cứu và dự đoán tăng trưởng chúng tôi thực hiện 
đề tài “ Nghiên cứu sự tăng trưởng cấu trúc sọ mặt răng theo phân tích 
Ricketts ở trẻ 12 – 15 tuổi và đánh giá giá trị tiên đoán với giá trị thực tế 
tại Cần Thơ” với hy vọng đánh giá được sự tăng trưởng của phức hợp 
đầu mặt ở nhóm lứa tuổi có nhiều biến động này. 
II. MỤC TIÊU 
1. Đánh giá sự thay đổi tăng trưởng của các cấu trúc sọ mặt của các 
nhóm tuổi từ 12 đến 15 tuổi theo phân tích Ricketts. 
2. Đánh giá sự khác biệt giữa giá trị tiên đoán và giá trị thực tế theo 
phân tích Ricketts khi sử dụng phần mềm V –Ceph 6.0TM. 
III. Ý NGHĨA 
Nghiên cứu đã khai thác được thế mạnh của việc theo dõi dọc bằng 
cách kết hợp cả phương pháp đo đạc các thông số trên phim ở bốn độ 
tuổi 12, 13, 14 và 15 tuổi và đánh giá được khả năng tiên đoán của phân 
tích Ricketts. 
Công trình đã nêu lên được những đặc điểm hình thái, các quy luật 
phát triển của hệ thống sọ mặt trong giai đoạn từ 12 – 15 tuổi. Đây là 
2 
những số liệu cơ bản, lần đầu tiên được công bố tại Việt Nam làm cơ sở 
cho các nghiên cứu sau này. 
CẤU TRÚC LUẬN ÁN 
 Luận án gồm 142 trang không kể phần phụ lục và tài liệu tham 
khảo.Nội dung luận án gồm:Đặt vấn đề 2 trang; Tổng quan tài liệu: 34 
trang; Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 19 trang, Kết quả nghiên 
cứu: 39 trang; Bàn luận: 44 trang; Kết luận: 3 trang; Kiến nghị: 1 trang. 
Luận án có 27 bảng, 29 biểu đồ, 38 hình ảnh, 124 tài liệu tham khảo (10 
tiếng Việt, 114 tiếng Anh). 
B.NỘI DUNG LUẬN ÁN 
Chương 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
1.1. Phương pháp phân tích phim sọ nghiêng 
Phân tích trên phim sọ nghiêng có hai hướng cơ bản. Một là dựa vào 
số đo góc và đoạn thẳng của bệnh nhân để đưa ra những so sánh với 
chuẩn bình thường bằng phép tính toán. Hai là dựa vào các dữ liệu của 
bệnh nhân để so sánh với các mô hình chuẩn qua đó có thể thấy được sự 
khác biệt với chuẩn bình thường mà không cần phải làm các phép tính 
toán. Nhiều tác giả đã nghiên cứu sự cân bằng, sự hài hoà, tăng trưởng và 
phát triển của mặt theo nghiên cứu cắt ngang hay theo nghiên cứu cắt dọc 
trên phim sọ thẳng hay phim sọ nghiêng. 
Hàng loạt các phương pháp phân tích trên phim sọ nghiêng đã ra 
đời từ nhiều thập niên qua để khảo sát và mô tả các đặc điểm của cấu 
trúc sọ mặt. Tác giả của mỗi phương pháp có một cơ sở lý luận riêng 
trong việc chọn các điểm chuẩn, mặt phẳng tham chiếu và cách đánh giá 
các đặc điểm hình thái sọ mặt cũng đa dạng Downs W. B. [43] đã mô tả 
phương pháp phân tích để xác định mẫu răng và mặt của người bình 
thường tương quan răng và xương ổ răng với mặt. Steiner phân tích sự 
tương quan giữa xương hàm và xương sọ, vị trí của răng cửa theo tương 
quan với xương ổ răng và phân tích mô mềm [64]. 
1.2. Giới thiệu về phân tích Ricketts 
Năm 1961, trên cơ sở tổng hợp những nghiên cứu của các phân tích 
trước đây, Ricketts RM đã phân tích trên mẫu lớn với nhiều điểm mốc, 
tác giả tập trung đánh giá tương quan và vị trí của xương hàm dưới so 
với nền sọ và đồng thời đưa ra khả năng tiên đoán sự tăng trưởng của 
cấu trúc sọ mặt theo tuổi. 
3 
Hình 1.14. Phân tích Ricketts 
 (Nguồn: Jacobson A., Radiographic cephalometry 1995) 
Các điểm chuẩn và mặt phẳng chuẩn trên phim sọ nghiêng theo 
phân tích Ricketts 
Các điểm chuẩn 
Na (Nasion) giao điểm khớp trán mũi. 
C1: Điểm đầu lồi cầu được xác định bằng cách đầu lồi cầu tiếp xúc 
với đường ở bờ sau góc hàm. 
CC: Điểm trung tâm sọ, giao điểm của đường Basion – Nasion và 
trục mặt. 
Gn: Điểm được xác định bởi giao điểm của mặt phẳng mặt và mặt 
phẳng bờ dưới xương hàm dưới. 
Xi: Điểm trung tâm của cành lên. 
Các mặt phẳng chuẩn trên phim sọ nghiêng 
Mặt phẳng Frankfort: Đi qua Porion và Orbital.Mặt phẳng mặt: Đi 
qua Nasion và Pogonion. 
Các trục:Trục mặt: Từ Pt đến Gnathion.Trục lồi cầu: Từ DC đến 
Xi.Trục hàm dưới: Từ Xi đến PM. 
Các dự đoán về kết quả điều trị là một phần quan trọng của kế hoạch 
chỉnh nha. Những thay đổi chỉnh nha và phẩu thuật phải được mô tả 
một cách chính xác trước khi điều trị để đánh giá tính khả thi của điều 
trị. Ngày nay, một loạt các phân tích máy tính của phim sọ nghiêng 
được sử dụng để dự đoán thay đổi trước-sau trong điều trị ví dụ: 
Dentofacial Planner ™, OPAL™, Quick Ceph™Từ năm 1998, Hàn 
Quốc đã sử dụng phần mềm V-Ceph 6.0 ™ để dự báo mô phỏng các 
tình trạng thay đổi các răng, xương, mô mềm và minh họa những thay 
4 
đổi về giá trị định lượng dựa trên tỷ lệ mô cứng-mềm. Hiện tại nhiều 
tác giả sử dụng phần mềm V-Ceph 6.0™ để thực hiện nghiên cứu Park 
J.K.[92], Kim Y.K. (2009) [72], Kim M.J.(2009)[70] Ngoài ra, ở 
Việt Nam chưa có một đánh giá toàn diện trong giai đoạn dự báo trước 
điều trị. Do đó, nghiên cứu này thực hiện nhằm đánh giá tính chính xác 
của các dự báo quá trình điều trị theo phân tích Ricketts với phần mềm 
V- ceph.
TM
 6.0. 
Chương 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
2.1.1.Dân số chọn mẫu 
Các đối tượng nghiên cứu là trẻ có độ tuổi từ 12 – 15 tuổi học tại 
Trường Trung học cơ sở Trần Hưng Đạo, Quận Ninh Kiều, Thành phố 
Cần Thơ. Các đối tượng được chụp phim sọ nghiêng mỗi năm một lần 
(bắt đầu từ năm 2010 đến 2013). 
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu 
– Tại Trường Trung học cơ sở Trần Hưng Đạo, Quận Ninh Kiều, 
Thành phố Cần Thơ 
– Chụp phim tại Bệnh viện Quân Y 121 Cần Thơ. 
– Các đối tượng được chụp phim sọ nghiêng mỗi năm một lần (bắt 
đầu từ năm 2010 đến 2013). 
2.1.3. Tiêu chí chọn vào 
– Đối tượng nghiên cứu là người Việt. Không có điều trị chỉnh hình 
răng mặt trước đó. 
– Khớp cắn bình thường (khớp cắn hạng I Angle): múi ngoài gần 
của răng cối lớn thứ nhất hàm trên khớp với rãnh ngoài gần răng 
cối lớn thứ nhất hàm dưới. Không có răng mọc chen chúc. Có đủ 
28 răng vĩnh viễn, có tiếp xúc với răng đối diện, cung răng cân 
xứng. 
2.1.4. Tiêu chí loại trừ 
Có chấn thương hàm mặt, dị hình do bệnh lý hoặc do thói quen 
xấu. Viêm nhiễm vùng hàm mặt. Trẻ và người thân của trẻ (cha mẹ, 
người giám hộ) không đồng ý tham gia nghiên cứu. 
2.1.5.Tiêu chuẩn chọn phim sọ nghiêng 
Các hồ sơ phim sọ nghiêng được xem xét để chọn những phim đáp 
ứng được những đòi hỏi của nghiên cứu. Phim sọ nghiêng được chọn 
dựa trên những tiêu chí sau:Phim có chất lượng tốt, thấy rõ các chi tiết 
5 
cần khảo sát.Răng ở tư thế cắn khít trung tâm (lồng múi tối đa) và môi ở 
tư thế nghỉ tự nhiên.Mỗi trẻ phải có đủ 4 phim tại từng thời điểm phân 
tích. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
2.2.1.Thiết kế nghiên cứu 
Đây là phương pháp nghiên cứu dọc tiến cứu không can thiệp. 
2.2.2 Mẫu nghiên cứu 
Chọn mẫu toàn bộ 
Trường Trung học cơ sở Trần Hưng Đạo, Quận Ninh Kiều, Thành 
phố Cần Thơ gồm 5 lớp 6 (năm 2010) với tổng số 193 học sinh. 
Sau thời gian theo dõi đánh giá chọn lựa từ năm 2010 đến 2013, có 
105 trẻ đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chọn mẫu và tiêu chuẩn phim sọ 
nghiêng tại các thời điểm 12, 13, 14, 15 tuổi (gồm 50 nam, 55 nữ). 
2.3. Phương tiện nghiên cứu 
2.3.1. Trang thiết bị 
Loại phim sử dụng: phim tia X hiệu Kodak Dental Film kích thước 
8x10 inch (T.Mart
TM
 CAT 2589852) (20,3 x 25,4 cm).Máy chụp phim: 
hiệu PANEX – EC số hiệu X100EC – 9405, 
2.3.2. Kỹ thuật chụp phim sọ nghiêng 
Trẻ được chụp phim ở tư thế đứng, đầu ở tư thế tự nhiên sao cho 
mặt phẳng dọc giữa mặt song song với cassette và mặt phẳng Frankfort 
song song mặt phẳng đường chân trời, mặt bệnh nhân tiếp xúc càng sát 
phim càng tốt để giảm ảnh hưởng của độ phóng đại, độ méo lệch và 
chuẩn hóa được kỹ thuật.. 
Tất cả các phim được chụp chỉ bởi một kỹ thuật viên tại Bệnh viện 
Quân Y 121 Thành phố Cần Thơ. 
2.4. Phương pháp thu thập số liệu 
Phương pháp vẽ nét trên phim sọ nghiêng 
Tất cả các phim sọ nghiêng đạt tiêu chuẩn nghiên cứu đều do một 
người nghiên cứu vẽ nét bằng phần mềm V–Ceph 6.0™. 
Để tiến hành vẽ nét phim sọ nghiêng bằng phần mềm cần chuẩn bị: 
420 phim sọ nghiêng của 105 trẻ (mỗi trẻ phải đủ 4 phim) ở thời điểm 
12, 13, 14, 15 tuổi được scan vào máy vi tính, lưu trên ổ cứng với định 
dạng ảnh “.jpg”, tỷ lệ 1:1. 
6 
Kỹ thuật vẽ nét phim sọ nghiêng bằng phần mềm V–Ceph 
6.0™ 
Bao gồm các bước sau: 
Bước 1: Khởi động chương trình V–Ceph 6.0™ . 
Bước 2: Tạo hồ sơ bệnh nhân mới. 
Ở đây có 105 trẻ cần lập tổng cộng 420 hồ sơ. 
 Hình 2.3 
Bước 3: Nhập phim sọ nghiêng (đã scan trước đó) lên từng hồ sơ tương 
ứng. 
Bước 4: Vẽ nét trên phim sọ nghiêng. 
Nhấp chuột trái vào biểu tượng “Lateral Film”, cửa sổ vẽ nét 
phim sọ nghiêng xuất hiện. 
Ấn nút lệnh , chọn “Digitize with X–ray film” tiến hành 
xác định các điểm chuẩn trực tiếp trên phim.Sau khi các điểm chuẩn đã 
được xác định, chương trình sẽ vẽ nét một cách tự động trên phim: 
Vẽ nền sọ, xoang trán và lỗ ống tai: 
Vẽ nền sọ. Vẽ xương trán và xương mũi. Vẽ lỗ ống tai ngoài. 
Vẽ xương hàm trên và răng trên: 
Đường viền xương hàm trên.Vẽ răng cửa giữa và răng cối lớn thứ 
nhất hàm trên trong tương quan cắn khớp. 
 Vẽ xương hàm dưới và răng dưới: 
Vẽ bờ dưới và bờ sau của xương hàm dưới.Vẽ vùng cằm và xương 
vỏ bên trong.Vẽ răng cửa giữa và răng cối lớn thứ nhất hàm dưới trong 
tương quan cắn khớp. 
7 
Hình 2.4. Chương trình V–Ceph 6.0™ vẽ nét tự động trên phim sọ 
nghiêng 
Các đặc điểm được khảo sát trong nghiên cứu 
Bảng 2.1. Các đặc điểm được khảo sát và dự đoán tăng trưởng 
STT Đặc điểm nghiên cứu 
Đơn 
vị 
Điểm chuẩn 
Dự đoán 
 Nền sọ 
1 Chiều dài nền sọ trước mm Cc–N Không đổi 
2 Chiều dài nền sọ sau mm Cp ┴ PtV 0,5mm/năm 
 Khớp thái dương hàm 
3 
Khoảng cách từ Porion 
đến mp PtV 
mm Po–Cf 
0,5mm/năm 
 Xương hàm dưới 
4 Góc trục mặt Độ Cc–Gn/Ba–N Tăng 10/7 năm 
5 Góc mặt Độ N–Pg/Fh Tăng 0,330/năm 
6 Góc mp HD Độ Go–Me/Fh Giảm 0,40 /năm 
7 Góc cung hàm dưới Độ Dc–Xi–Pm Tăng 0,50/năm 
8 Góc cành lên XHD Độ Po–Cf–Xi Không đổi 
9 Chiều dài thân XHD mm Xi–Pm 1,6mm/năm 
 Khối xương hàm trên 
10 
Góc mặt phẳng khẩu 
cái 
Độ ANS–PNS/Fh 
Không đổi 
11 Độ nhô hàm trên Độ Ba–N–A Không đổi 
12 Độ lồi mặt Độ A ┴ N–Pg 
Giảm 
0,2mm/năm 
13 Vị trí RCLHT mm 6 ┴ PtV Tăng 1mm/năm 
 Chiều cao các tầng 
8 
2.5. Đo đạc 
Cách đo trên phim 
– Phim sau khi được chụp sẽ Scan vào máy với tỷ lệ 100%. 
– Sau đó được đưa vào chương trình phần mềm để xác định các điểm 
chuẩn và từ đó cho kết quả. 
2.6. Xử lý số liệu 
Các số liệu, dữ kiện thu thập được nhập vào máy vi tính và được 
lưu giữ lại. 
 Các số liệu được phân tích thống kê theo chương trình SPSS phiên 
bản 20.0. 
mặt 
14 Chiều cao mặt dưới Độ Ans–Xi–Pm Giảm 0,2mm 
15 Chiều cao mặt toàn bộ Độ Xi–Pm/Ba–N Không đổi 
16 Chiều cao mặt phía sau mm Cf–Go Không đổi 
Răng 
17 Độ nhô R cửa HT mm A1 ┴ A–Pg Theo APo 
18 Độ nghiêng R cửa HT Độ A1/A–Pg Theo APo 
19 Độ nhô R cửa HD mm B1 ┴ A–Pg Theo APo 
20 Độ nghiêng R cửa HD Độ B1/A–Pg Theo APo 
21 
Góc mặt phẳng khớp 
cắn 
Độ 
Mp khớp cắn/Xi–
Pm 
Tăng 0,50 
22 Góc R cửa Độ A1/B1 20/5 năm 
23 Độ trồi R cửa HD mm B1/mp khớp cắn Không đổi 
24 Độ cắn chìa mm Theo APo 
25 Độ cắn phủ mm Theo APo 
 Mô mềm 
26 Độ nhô môi trên mm 
Theo nhô răng 
cửa hàm trên 
27 Chiều dài môi trên mm ANS-EM 
Tăng 
0,1mm/năm 
28 
Tiếp xúc môi so với mp 
khớp cắn 
mm EM┴Đường E 
Tăng 
0,1mm/năm 
29 Độ nhô môi dưới mm 
Giảm 
0,2mm/năm 
9 
Chương 3: KẾT QUẢ 
3.1. Chiều dài nền sọ 
Bảng 3.1. Chiều dài nền sọ trước 
Tham số TB ± ĐLC 
 12 tuổi 13 tuổi 14 tuổi 15 tuổi 
Giá trị p2 
Cc–N (Chiều dài nền sọ trước) (mm) 
Nam (n=50) 53,06±8,63 54,67±5,24 55,49±5,67 56,24±5,60 p12–13,p13–14,p14–15>0,05 
Nữ (n=55) 52,41±3,82 53,41±4,09 53,53±5,49 53,58±5,17 p12–13,p13–14,p14–15>0,05 
Giá trị p1 0,617 0,174 0,075 0,13 
Chung 52,72±6,54 54,01±4,69 54,46±5,63 54,85±5,52 p12–13,p12–15<0,05 
p13–14,p14–15>0,05 
Các số đo chiều dài nền sọ trước ở nam nhìn chung lớn hơn nữ, 
nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa lúc 12, 13, 14, 15 tuổi (p > 
0,05). 
Các số đo chiều dài nền sọ trước đều tăng tịnh tiến ở nữ, ở nam, 
chung hai giới từ 12 – 15 tuổi có khuynh hướng tăng đều có ý nghĩa 
p12–15 =0,005 (Bảng 3.1, Biểu đồ 3.1). 
3.2.Kết quả về đặc điểm khớp thái dương hàm 
Các số đo khoảng cách từ khớp thái dương hàm đến mặt phẳng 
chân bướm ở nam nhìn chung lớn hơn nữ, nhưng sự khác biệt này 
không có ý nghĩa (p > 0,05). Đánh giá tổng thể từ 12 – 15 tuổi số đo 
khoảng cách từ khớp thái dương hàm đến mặt phẳng chân bướm tăng có 
ý nghĩa (p=0,001). (Bảng 3.2, Biểu đồ 3.3). 
3.3. Xương hàm dưới 
Bảng 3.3.Trục mặt và góc mặt 
Tham số TB ± ĐLC 
 12 tuổi 13 tuổi 14 tuổi 15 tuổi 
Giá trị p2 
Cc–Gn/Ba–N (Góc trục mặt) (0) 
Nam (n=50) 83,43±3,47 84,38±3,60 84,53±4,19 83,78±4,13 p12–13 0,05 
Nữ (n=55) 84,42±4,61 84,69±4,42 84,64±4,66 83,75±4,99 P12–13>0,05, p14–15< 0,05 
Giá trị p1 0,214 ...  cho thấy điểm A và 
Nasion di chuyển ra trước so với Cc (tâm của sọ) với một tốc độ như 
nhau. Nền sọ tiếp tục tăng trưởng ra trước do sự hình thành xoang trán 
và sự bồi đắp xương ở mặt ngoài xương trán. Đồng thời khối xương 
hàm trên cũng di chuyển ra trước một phần do sự tăng trưởng của chính 
bản thân các xương thành phần và mặt khác nhờ sự tăng trưởng ở các 
đường khớp trán – mũi, gò má – hàm trên, gò má – thái dương và chân 
bướm – khẩu cái, kết hợp bồi đắp xương ở phía sau lồi củ. Do đó, vị trí 
của khối xương hàm trên thay đổi không có ý nghĩa so với nền sọ. 
Ricketts đánh giá tương quan của khối xương hàm trên so với nền 
sọ bằng góc Ba–N–A, nhiều tác giả khác sử dụng góc S–N–A để mô tả 
tương quan này. Hai số đo góc độ này tuy khác nhau về mặt phẳng tham 
chiếu BaN và SN, nhưng có cùng ý nghĩa mô tả tương quan giữa xương 
hàm trên và nền sọ. Các nghiên cứu về góc S–N–A hầu như đểu khẳng 
định rằng góc này thay đổi rất ít theo tuổi: Nanda [86], [87] ghi nhận 
góc này tăng ít hơn 10 trong 12 năm, Ochoa B. K. và cs [90] theo dõi từ 
6 đến 20 năm sử dụng công thức tăng trưởng tỷ lệ để cung cấp một chỉ 
số chính xác về khả năng tăng trưởng cho rằng góc SNA không thay đổi 
đáng kể theo tuổi từ 6 đến 20 năm. 
Chang H. P .và cs (1993) [35] nghiên cứu theo chiều dọc cho rằng 
mối quan hệ của hàm trên và cấu trúc khuôn mặt thể hiện bởi góc độ 
SNA và khoảng cách của từ điểm A vuông góc Nasion tương đối ổn 
định trong quá trình tăng trưởng 
 4.2.4. Răng 
 Góc răng cửa (A1/B1) 
Ở nam giai đoạn 12 – 13 tuổi góc răng cửa tăng có ý nghĩa (p < 
0,05), ở nữ giai đoạn 12 – 13 tuổi góc răng cửa giảm không có ý nghĩa, 
giai đoạn 13 –14 tuổi ở nam góc răng cửa giảm có ý nghĩa p = 0,004, ở 
nữ góc răng cửa tăng không có ý nghĩa.Tổng thể chung góc răng cửa 
không thay đổi từ 12 – 15 tuổi (p > 0,05) (Bảng 3.13. Biểu đồ 3.22). 
Nghiên cứu của Platou C. và cs (1983) [95] cho rằng góc răng cửa 
có thể là vấn đề quan tâm đặc biệt. Góc độ khoảng 1350 đã được mô tả 
trong các trường hợp bình thường bởi Downs, nhưng hầu hết các mẫu 
bình thường của người da trắng người lớn cho thấy góc răng cửa trung 
19 
bình khoảng 1300. Trong quan điểm bình thường của Humerfelt và 
Slagsvold, góc răng cửa trung bình 1300 – 1310 ở tuổi 11, trung bình 
135
0–1360 ở tuổi 25. 
 Theo Ricketts mục tiêu điều trị là đạt được một góc răng cửa 1250 
–1260, mối quan hệ này để cho phép duy trì ổn định sau điều trị là khá 
phổ biến. Nhìn chung, các quan sát trên và hiện tại chỉ ra rằng với quan 
điểm thẩm mỹ, ổn định và chức năng, hầu hết các trường hợp chỉnh 
hình răng hoàn thành với một góc răng cửa dưới 1300.Theo Ricketts 
[103], để duy trì ổn định kết quả sau khi điều trị chỉnh hình, góc giữa 
các răng cửa ở người Âu nên khoảng 1260, nếu không tái phát dễ xảy ra. 
4.2.5. Mô mềm 
 Độ nhô của môi dưới so với đường thẩm mỹ E. 
Giai đoạn 12 – 15tuổi, độ nhô của môi dưới so với đường thẩm mỹ 
E giảm cả hai giới không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). (Bảng 3.16, 
Biểu đồ 3.29). 
Vị trí của các răng cửa theo chiều trước sau ảnh hưởng đến độ nhô 
của môi. Trong nghiên cứu này, các răng cửa càng nhô ra trước theo 
tuổi, làm môi bị đẩy thêm ra trước, cằm cũng đồng thời di chuyển ra 
trước cùng với sự tăng trưởng chung của xương hàm dưới nên kết quả 
là không làm thay đổi đáng kể độ nhô của môi so với mũi và cằm. 
Subtelny J. D. và cs (1959) [112] nghiên cứu từ 3 đến 18 tuổi, số 
đo của mối quan hệ giữa môi dưới và các cạnh của răng cửa hàm dưới 
cho thấy về cơ bản cùng một kết quả như tương tự về mối quan hệ của 
môi trên và răng cửa hàm trên. Trong thời gian thay răng sữa và mọc 
răng vĩnh viễn, mối quan hệ giữa môi và răng cửa có xu hướng khác 
nhau. Tuy nhiên, sau khi mọc đầy đủ các răng cửa hàm dưới (có nghĩa 
là sau khoảng 9 tuổi) có rất ít thay đổi trong mối quan hệ môi và răng 
cửa. 
4.3. Bàn luận về giá trị tiên đoán và thực tế 
Đánh giá tăng trưởng sọ mặt là yếu tố tiềm năng cho thành công 
hay thất bại của chỉnh hình răng mặt. Khả năng dự đoán tăng trưởng sẽ 
cải thiện thực sự cho việc thiết lập kế hoạch điều trị đặc biệt là giai đoạn 
đầu điều trị.. 
20 
Đánh giá mối quan hệ giữa “dự đoán” và các thông số “thực 
tế” chung hai giới 
Trong nghiên cứu hệ số Pearson tương quan (PPCC) đã được sử 
dụng để đánh giá mối quan hệ giữa “dự đoán” và các thông số “thực tế” 
chung hai giới, các PPCC phương pháp dự báo tăng trưởng của Ricketts 
theo phần mềm V-Ceph 6.0 TM đã được tìm thấy có một mức độ tương 
quan cao r = 0,7 đến dưới 0,9 để dự đoán tốc độ tăng trưởng chung cả 
hai giới thể hiện: 
Chiều cao mặt toàn bộ (r = 0,834), độ nghiêng của trục răng cửa 
hàm trên (r = 0,833), góc mặt phẳng hàm dưới (r = 0,744), độ nhô răng 
cửa hàm trên (r = 0,719). 
Tương quan kém thể hiện: Góc mặt phẳng khẩu cái (r = 0,282), độ 
nhô của răng cửa hàm dưới so với mặt phẳng khớp cắn (r = 0,275), 
chiều dài nền sọ trước (r = 0,197) (Bảng 3.17). 
Kết quả chúng tôi tương tự Schulhof và Bagha (1975) [109] khi 
tìm thấy phương pháp dự đoán máy tính RMDS của Ricketts được 73% 
chính xác trong việc dự đoán sự tăng trưởng hàm dưới. Họ phát hiện ra 
chương trình máy tính RMDS thành công hơn trong việc dự đoán sự 
tăng trưởng hàm trên với độ chính xác 74% và tăng trưởng hàm dưới 
với độ chính xác 78% . 
Kocadereli I. (1999) [73] sử dụng hệ số tương quan Pearson để 
đánh giá mối quan hệ giữa “dự đoán” và các thông số “thực tế” chung 
gộp nam, nữ. Trong nghiên cứu của ông, các PPCC phương pháp dự 
báo tăng trưởng của Ricketts đã được tìm thấy là lớn hơn 0,7 cho các 
phép đo: chiều cao mặt dưới, trục mặt, góc vòng cung hàm dưới, mặt 
phẳng hàm dưới. 
Trong một nghiên cứu của Sagdi [73] dự đoán tăng trưởng theo đã 
được sử dụng trong khoảng thời gian 2 năm trong cả hai giới đều được 
tìm thấy là 61,53% chính xác. 
Điều tra dự báo tăng trưởng của Thames và cs (1985) [114] đã 
chứng minh có độ chính xác trung bình kém trong việc dự đoán những 
thay đổi mô mềm 
Khác biệt với chúng tôi khi Parikakis K. A. và cs (2009) [91] cho 
rằng các kết quả phân tích phim sọ nghiêng cho thấy sự khác biệt ý 
nghĩa thống kê giữa các số đo của dự đoán và thực sự tăng trưởng. Góc 
nhô mặt lớn hơn so với dự đoán. Đối với các số đo xương ổ răng, 
21 
U6/PtV trong nhóm thực tế lớn hơn so với dự đoán và răng hàm dưới 
nhô hơn với cạnh răng cửa nhô ra dẫn đến cắn chìa nhỏ hơn dự đoán. 
Như vậy, phương pháp dự đoán tăng trưởng Ricketts theo phần 
mềm V-Ceph 6.0 TM đã được tìm thấy có giá trị trong trẻ em Việt Nam 
tại Cần Thơ liên quan đến xương và xương ổ răng và có thể sử dụng 
phương pháp dự đoán của Ricketts theo phần mềm V-Ceph 6.0 TM như 
một công cụ để dự báo tốc độ tăng trưởng trong thời gian điều trị của 
các cá nhân trong giai đoạn phát triển, nó có thể có những tác động thực 
sự đến quá trình điều trị chỉnh hình răng. 
4.4. Phân tích tương quan giữa các đặc điểm nghiên cứu 
Qua kết quả về sự tương quan giữa các đặc điểm khảo sát trong 
nghiên cứu, chúng tôi rút ra nhận xét như sau: đa số các đặc tính có mối 
tương quan chặt chẽ với nhau đó là các đặc tính thể hiện mối tương 
quan giữa xương và xương hoặc giữa răng và răng. Bên cạnh đó cũng 
có một số mối tương quan đáng lưu ý trong giai đoạn tăng trưởng: 
Chiều dài nền sọ sau – khoảng cách từ Po/PtV = 0,68 (14 tuổi) 
(Bảng 3.22). 
Chiều dài nền sọ sau, số đo này bao hàm lồi cầu và tương quan 
khớp hoặc là vị trí lồi cầu đối với hõm khớp, khoảng cách từ Po/PtV 
đánh giá sự tăng trưởng của đầu lồi cầu và sự thay đổi của điểm mốc 
vào XHD. Khi chiều dài nền sọ sau tăng thì khoảng cách từ Po/PtV tăng 
và ngược lại nghĩa là khi chiều dài nền sọ sau tăng thì khoảng cách từ 
Po đến mặt phẳng PtV cũng tăng và ngược lại (mối tương quan thuận 
chiều). Ricketts lấy khoảng cách từ điểm sau nhất của lồi cầu đến mặt 
phẳng chân bướm làm chiều dài nền sọ sau, do sự đắp xương ở bờ sau 
cành lên, xương hàm dưới tăng trưởng ra sau và mang theo lồi cầu, làm 
tăng khoảng cách từ lồi cầu và mặt phẳng chân bướm, đồng thời kéo 
theo sự di chuyển ra sau của lỗ ống tai ngoài (Biểu đồ 1, phần Phụ lục 
3). 
Tương quan giữa chiều dài nền sọ trước và chiều trước sau xương 
hàm trên, xương hàm dưới và chiều cao các tầng mặt trước: chiều dài 
nền sọ trước – chiều dài cành ngang xương hàm dưới r = 0,61 (12 tuổi) 
(Bảng 3.20). 
Chiều dài nền sọ trước có tương quan thuận khá chặt với chiều 
trước sau của xương hàm trên và xương hàm dưới. Điều này có nghĩa 
khi nền sọ trước tăng kích thước, xương hàm trên và xương hàm dưới 
cũng dài thêm. Mức độ tăng trưởng của nền sọ sẽ tăng trưởng tương 
22 
đương mức độ tăng trưởng của khối mặt. Nền sọ trước tăng trưởng thêm 
2,13 mm từ 12 đến 15 tuổi trong khi chiều dài tương đốì xương hàm 
dưới tăng thêm 2,73 mm từ 12 – 15 tuổi. Điều này hợp lý với sự tăng 
trưởng chung của khối sọ mặt. Trong độ tuổi này chiều dài nền sọ trước 
tăng kích thước chủ yếu nhờ vào sự hình thành xoang trán và sự đắp 
xương ở mặt ngoài xương trán, đẩy điểm Nasion về phía trước ra xa 
điểm Cc, cùng lúc đó có sự tiêu xương ở bờ trước đi kèm với sự đắp 
xương ở bờ sau cành lên xương hàm dưới làm tăng chiều dài của cành 
ngang xương hàm dưới (Biểu đồ 2, phần Phụ lục 2). 
Tóm lại, một khuôn mặt hài hòa chấp nhận được là kết quả của sự 
bù trừ lẫn nhau giữa các thành phần xương và xương, răng và răng cũng 
như giữa xương mặt và răng, các thành phần này luôn tương tác và ảnh 
hưởng lẫn nhau trong quá trình phát triển của chủ thể, cùng nhau tạo 
nên một hệ thống nhai đặc trưng và nét thẩm mỹ riêng biệt của từng 
người. Do đó, khi can thiệp lên bất kỳ thành phần nào đó cần phải đặt 
nó trong mối tương quan chặt chẽ với các thành phần khác của mặt 
cũng như toàn bộ cơ thể để đạt đến mục tiêu là mang lại một khớp cắn 
lành mạnh, một khuôn mặt hài hòa cho từng cá thể. 
KẾT LUẬN 
Nghiên cứu dọc được thực hiện bằng cách đo đạc trên 420 phim sọ 
nghiêng của 105 trẻ em Việt Nam (50 nam, 55 nữ) ở bốn độ tuổi 12, 13, 
14 và 15 tuổi. Qua nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây: 
1. Mẫu tăng trưởng sọ mặt từ 12 đến 15 tuổi theo phân tích Ricketts: 
- Hình thái sọ mặt ở nam và nữ. 
 Sự tăng trưởng của phức hợp sọ mặt ở giai đoạn từ 12 đến 15 
tuổi diễn ra mạnh. Nam và nữ có cùng hướng tăng trưởng, nhưng khác 
nhau về mức độ tăng trưởng. 
 Hầu hết các số đo về kích thước ở từng lứa tuổi của nam lớn 
hơn nữ theo từng thời điểm (p < 0,05): chiều dài nền sọ sau, khoảng 
cách từ khớp thái dương hàm đến mặt phẳng chân bướm, chiều dài cành 
ngang xương hàm dưới, độ nhô của môi dưới. 
- Tăng trưởng sọ mặt từ 12 đến 15 tuổi theo phân tích Ricketts. 
 Các số đo chiều dài nền sọ trước đều tăng tịnh tiến ở nữ, ở nam 
tăng từ 12 – 15 tuổi có khuynh hướng tăng đều có ý nghĩa (p < 0,05); 
chiều dài nền sọ trước từ 12 – 15 tuổi tăng 2,13mm. 
23 
 Hướng tăng trưởng chung của mặt tương đối ổn định theo 
hướng xuống dưới và ra trước do góc trục mặt thay đổi không có ý 
nghĩa (p > 0,05). 
 Xương hàm trên duy trì tương quan với nền sọ và với xương 
hàm dưới tương đối ổn định góc Ba–N–A không đổi 
+ Độ lồi mặt thay đổi trong giai đoạn từ 12 đến 15 tuổi không có 
sự khác biệt ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 
+ Mức độ thay đổi góc cành lên do tăng trưởng diễn ra ở giai đoạn 
từ 12 đến 15 không có ý nghĩa (p > 0,05). 
+ Các răng cửa ngày càng nhô ra trước, giai đoạn 12 – 15 tuổi độ 
nghiêng của trục răng cửa hàm dưới tăng trưởng không có ý nghĩa (p > 
0,05). 
2. So sánh và đánh giá mối tương quan giữa giá trị tiên đoán và thực tế 
theo phân tích Ricketts khi sử dụng phần mềm V-Ceph 6.0 TM 
- Phương pháp dự đoán theo phân tích Ricketts khi sử dụng phần 
mềm V-Ceph 6.0 TM về tốc độ tăng trưởng áp dụng cho trẻ em Việt 
Nam tại Cần Thơ cho thấy mối tương quan thống kê cao hơn đáng kể 
giữa các phép đo dự đoán và thực tế trong các đặc điểm xương và cấu 
trúc răng. 
 Để dự đoán tốc độ tăng trưởng ở nữ, phương pháp dự báo tăng 
trưởng đã cho thấy có một mức độ tương quan cao r = 0,7 đến dưới 0,9: 
độ nhô răng cửa hàm trên (r = 0,845), chiều cao mặt toàn bộ (r = 0,817), 
độ nhô răng cửa hàm dưới (r = 0,818), góc răng cửa (r = 0,813). Tương 
quan ở mức tương đối cao: r = 0,5 đến dưới 0,7: chiều dài cành ngang 
xương hàm dưới (r = 0,646), chiều dài môi trên (r = 0,625), chiều dài 
nền sọ sau (r = 0,620), góc mặt (r = 0,601). Tương quan ở mức trung 
bình: r = 0,3 đến 0,5:Góc mặt phẳng khớp cắn (r = 0,479), độ nhô của 
hàm trên so với nền sọ (r = 0,325), góc mặt phẳng khẩu cái (r = 0,324). 
 Để dự đoán tốc độ tăng trưởng ở nam, phương pháp dự báo 
tăng trưởng đã được tìm thấy có một mức độ tương quan cao r = 0,7 đến 
dưới 0,9: góc răng cửa (r = 0,847), độ nhô răng cửa hàm dưới (r = 
0,837), góc mặt phẳng hàm dưới (r = 0,827).Có một mức độ tương quan 
r = 0,5 đến dưới 0,7, tương quan ở mức tương đối cao để dự đoán tốc độ 
tăng trưởng ở nam: độ nghiêng của trục răng cửa hàm dưới (r = 0,688), 
tiếp xúc môi/mặt phẳng khớp cắn (r = 0,645), vị trí răng 6 hàm trên so 
24 
với mặt phẳng chân bướm (r = 0,565). Dự đoán kém trong chiều dài 
môi trên (r = 0,206). 
- Tương quan giữa các đặc điểm nghiên cứu: 
 Đa số các đặc tính có mối tương quan chặt chẽ với nhau đó là 
các đặc tính thể hiện mối tương quan giữa xương và xương hoặc giữa 
răng và răng. 
 Chiều dài nền sọ trước – chiều dài cành ngang xương hàm dưới 
r = 0,61 (12 tuổi). 
 Độ nhô răng cửa hàm dưới – góc răng cửa (r = – 0,76) (13 tuổi). 
 Chiều dài nền sọ sau – khoảng cách từ Po/PtV = 0,68 (14 tuổi). 
 Góc trục mặt – chiều cao mặt toàn bộ r = – 0,71 (15 tuổi). 
KIẾN NGHỊ 
 Do giới hạn về thời gian, chúng tôi không thể tiếp tục theo dõi tiếp 
sự thay đổi và phát triển của cấu trúc sọ – mặt – răng sau tuổi dậy thì. 
Do đó, từ những vấn đề ghi nhận được sau quá trình nghiên cứu chúng 
tôi có những đề xuất sau: 
1. Cần tiếp tục theo dõi các cá thể sau tuổi dậy thì để đánh giá toàn 
diện hơn về sự tăng trưởng cấu trúc sọ mặt của người Việt nhằm 
làm phong phú hơn nguồn tài liệu tham khảo vốn dĩ còn rất hạn 
chế trong vấn đề này. 
2. Quy mô của nghiên cứu cần mở rộng hơn về cỡ mẫu, địa dư để 
giúp hạn chế những nhược điểm đặc thù của mẫu nghiên cứu 
được chọn trên vùng miền. Từ đó, góp phần nâng cao tính phổ 
quát và suy rộng của đề tài. 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 
ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 
1. Lê Nguyên Lâm, Trần Thị Quỳnh Như (2014), “ Phân tích 
Ricketts ở trẻ 15 tuổi tại Trường Trần Hưng Đạo, Thành phố 
Cần Thơ”, Y học thực hành – số 5 (917), tr.131-134. 
2. Lê Nguyên Lâm, Nguyễn Bắc Hùng (2014), “Sự tăng trưởng 
của xương hàm dưới ở trẻ từ 12 – 15 tuổi theo phân tích 
Ricketts” Y học thực hành – số 6 (923), tr.67-71. 
3. Lê Nguyên Lâm, Tôn Mỹ Ngọc, Nguyễn Ngọc Thanh Tâm 
(2014), “Khảo sát độ nhô môi và đặc điểm nền sọ trước ở trẻ 15 
tuổi theo phân tích Ricketts, Holdaway tại trường trung học cơ 
sở Trần Hưng Đạo, Thành phố Cần Thơ”. Y học thực hành – số 
7 (925), tr.120-124. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_su_tang_truong_cau_truc_so_mat_ra.pdf