Luận án Nghiên cứu tác động của dòng chảy đến tàu thủy tại khu neo đậu vũng tàu
Theo kết quả thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, trong những năm
gần đây, cả nước trung bình mỗi năm có gần 30 vụ tai nạn hàng hải nghiêm
trọng liên quan đến tàu biển, trong đó số vụ tai nạn hàng hải xảy ra khá nhiều tại
khu vực Vũng Tàu. Một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn hàng hải là
người điều khiển tàu biển không làm chủ được tác động của các yếu tố ngoại
cảnh lên tàu. Tại khu vực neo đậu Vũng Tàu, đã có nhiều cảnh báo nguy cơ trôi
neo, va chạm do tác động của yếu tố ngoại cảnh, tuy nhiên nhiều vụ tai nạn vẫn
xảy ra. Từ các tai nạn hàng hải cho thấy, việc am hiểu và tính toán cụ thể tác
động của yếu tố ngoại cảnh tới tàu biển tại khu neo đậu với các trường hợp khác
nhau, sẽ giúp cho thuyền trưởng, hoa tiêu, doanh nghiệp quản lý khai thác bến
phao neo, khu vực neo có được giải pháp neo đậu đảm bảo an toàn.
Với bề dầy lịch sử của ngành hàng hải, hiện nay trong chuyên ngành có
khá nhiều công thức tính lực căng lỉn neo và lực giữ neo, nhưng chủ yếu là công
thức thực nghiệm. Trong thực tiễn, những người điều khiển tàu mẫn cán nhất
cũng chỉ tính toán các giá trị này trước khi đưa tàu vào neo và ngay khi neo
xong, khi dòng chảy thay đổi theo hướng bất lợi họ không kịp tính toán để có
giải pháp kịp thời.
Vì vậy, việc tập trung nghiên cứu tác động của dòng chảy tại khu vực
neo đậu lên tàu thủy sẽ đóng góp vào đảm bảo an toàn trong thực tiễn hàng hải
tại các khu neo đậu. Với từng con tàu cụ thể, đặc điểm khu vực neo đậu đã thiết
kế, thông tin về yếu tố ngoại cảnh đã biết, ta có thể tính toán bộ dữ liệu lớn, có
sẵn trên từng tàu gồm các giá trị lực căng lỉn neo và các giá trị lực giữ neo tương
ứng để trước khi đến khu neo, trước khi neo hay bất cứ thời điểm nào, người
điều khiển tàu đều có thể nhanh chóng tra được các giá trị và tùy thuộc vào tình
trạng thực tại của khu neo như mật độ tàu thuyền khác đang neo xung quanh,
tình hình thời tiết và khí tượng thủy văn để đưa ra quyết định kịp thời và phù
hợp, hạn chế được nguy cơ mất an toàn hàng hải
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu tác động của dòng chảy đến tàu thủy tại khu neo đậu vũng tàu
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM NGUYÊN ĐĂNG KHOA NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG CHẢY ĐẾN TÀU THỦY TẠI KHU NEO ĐẬU VŨNG TÀU Ngành: Khoa học Hàng hải Mã số: 9840106 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH – 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM NGUYÊN ĐĂNG KHOA NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG CHẢY ĐẾN TÀU THỦY TẠI KHU NEO ĐẬU VŨNG TÀU Ngành: Khoa học Hàng hải Mã số: 9840106 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Xuân Phương 2. TS. Vũ Văn Duy TP. HỒ CHÍ MINH - 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là Phạm Nguyên Đăng Khoa - Nghiên cứu sinh ngành Khoa học hàng hải và là tác giả luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu tác động của dòng chảy đến tàu thủy tại khu neo đậu Vũng Tàu”, dưới sự hướng dẫn của tập thể người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Xuân Phương và TS. Vũ Văn Duy. Bằng danh dự của bản thân, Nghiên cứu sinh xin cam đoan rằng: - Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng Nghiên cứu sinh, không có phần nội dung nào được sao chép một cách bất hợp pháp từ công trình nghiên cứu của tác giả hay nhóm tác giả khác; - Các kết quả nghiên cứu, số liệu được nêu trong luận án chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác trước đó; - Các thông tin, số liệu trích dẫn, tài liệu tham khảo trong luận án đều được chỉ rõ về xuất xứ, nguồn gốc và đảm bảo tính trung thực. TP. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 5 năm 2021 Tác giả luận án Phạm Nguyên Đăng Khoa ii LỜI CẢM ƠN Với sự nỗ lực không ngừng của bản thân trong quá trình học tập, nghiên cứu, vận dụng kiến thức đã học trong Nhà trường và trải qua thực tiễn công tác, đồng thời, được sự giúp đỡ tận tình, chu đáo của các thầy hướng dẫn khoa học, các nhà khoa học, thầy cô giáo, đồng nghiệp và gia đình, đến nay luận án tiến sĩ của Nghiên cứu sinh đã được hoàn thành. Có được kết quả này, trước tiên, Nghiên cứu sinh xin trân trọng bày tỏ sự tri ân đến PGS. TS. Nguyễn Xuân Phương, TS. Vũ Văn Duy đã hướng dẫn tận tình, chu đáo trong suốt quá trình NCS học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án tiến sĩ của mình tại Trường Đại học Giao thông vận tải TP.Hồ Chí Minh. Nghiên cứu sinh trân trọng cám ơn sự động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất của Ban Giám hiệu Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh, Viện Đào tạo sau đại học, Viện Hàng hải, Viện Cơ Khí, các Trung tâm và các Phòng ban; Ban Giám hiệu Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Viện Đào tạo sau đại học, Khoa Hàng hải, Viện Cơ Khí, các Trung tâm và các Phòng ban; Ban Lãnh đạo Cảng vụ Hàng hải TP. Hồ Chí Minh, các Phòng ban và các Đại diện tại các Khu vực; Ban Lãnh đạo Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu, các Phòng ban và các Đại diện tại các Khu vực; các Công ty vận tải biển trong quá trình NCS học tập và nghiên cứu. Nghiên cứu sinh trân trọng cám ơn sự động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất của Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Âu Lạc, Ban Lãnh đạo Công ty, Trung tâm Thuyền viên, Phòng An toàn, Phòng Kỹ thuật vật tư, Phòng Khai thác, Ban Chỉ huy và tập thể Thuyền viên các tàu Aulac Jupiter, Aulac Vision trong quá trình NCS học tập và nghiên cứu. Nghiên cứu sinh trân trọng cám ơn và cầu thị tiếp thu các ý kiến đóng góp và nhận xét từ các nhà khoa học, các chuyên gia, giảng viên, cán bộ công nhân viên trong và ngoài Nhà trường. iii Nghiên cứu sinh chân thành cảm ơn Thầy Cô là Cán bộ, Chuyên viên của Viện Đào tạo sau đại học, Viện Hàng hải, các Phòng ban chức năng của Nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên, giúp đỡ trong suốt quá trình NCS học tập, thực hiện và hoàn thành luận án tiến sĩ tại Nhà trường. Nghiên cứu sinh bày tỏ lòng biết ơn đến Gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp, đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất, trong suốt thời gian làm Nghiên cứu sinh. Nghiên cứu sinh rất mong tiếp tục nhận được sự đóng góp ý kiến cho luận án từ các nhà khoa học, các thầy cô giáo, cán bộ, giảng viên và đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 5 năm 2021 Tác giả luận án Phạm Nguyên Đăng Khoa iv TÓM TẮT Theo kết quả thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, trong những năm gần đây, cả nước trung bình mỗi năm có gần 30 vụ tai nạn hàng hải nghiêm trọng liên quan đến tàu biển, trong đó số vụ tai nạn hàng hải xảy ra khá nhiều tại khu vực Vũng Tàu. Một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn hàng hải là người điều khiển tàu biển không làm chủ được tác động của các yếu tố ngoại cảnh lên tàu. Tại khu vực neo đậu Vũng Tàu, đã có nhiều cảnh báo nguy cơ trôi neo, va chạm do tác động của yếu tố ngoại cảnh, tuy nhiên nhiều vụ tai nạn vẫn xảy ra. Từ các tai nạn hàng hải cho thấy, việc am hiểu và tính toán cụ thể tác động của yếu tố ngoại cảnh tới tàu biển tại khu neo đậu với các trường hợp khác nhau, sẽ giúp cho thuyền trưởng, hoa tiêu, doanh nghiệp quản lý khai thác bến phao neo, khu vực neo có được giải pháp neo đậu đảm bảo an toàn. Với bề dầy lịch sử của ngành hàng hải, hiện nay trong chuyên ngành có khá nhiều công thức tính lực căng lỉn neo và lực giữ neo, nhưng chủ yếu là công thức thực nghiệm. Trong thực tiễn, những người điều khiển tàu mẫn cán nhất cũng chỉ tính toán các giá trị này trước khi đưa tàu vào neo và ngay khi neo xong, khi dòng chảy thay đổi theo hướng bất lợi họ không kịp tính toán để có giải pháp kịp thời. Vì vậy, việc tập trung nghiên cứu tác động của dòng chảy tại khu vực neo đậu lên tàu thủy sẽ đóng góp vào đảm bảo an toàn trong thực tiễn hàng hải tại các khu neo đậu. Với từng con tàu cụ thể, đặc điểm khu vực neo đậu đã thiết kế, thông tin về yếu tố ngoại cảnh đã biết, ta có thể tính toán bộ dữ liệu lớn, có sẵn trên từng tàu gồm các giá trị lực căng lỉn neo và các giá trị lực giữ neo tương ứng để trước khi đến khu neo, trước khi neo hay bất cứ thời điểm nào, người điều khiển tàu đều có thể nhanh chóng tra được các giá trị và tùy thuộc vào tình trạng thực tại của khu neo như mật độ tàu thuyền khác đang neo xung quanh, tình hình thời tiết và khí tượng thủy văn để đưa ra quyết định kịp thời và phù hợp, hạn chế được nguy cơ mất an toàn hàng hải. Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu tác động của dòng chảy đến tàu thủy tại khu neo đậu Vũng Tàu”, theo hướng nghiên cứu ứng dụng phương pháp tính toán động lực học chất lưu (CFD_Computational Fluid Dynamics) trong khoa học hàng hải, với thế mạnh là sử dụng chương trình tính toán mô phỏng Fluent - Ansys để tính toán, phân tích, đánh giá tác động của v dòng chảy đến tàu thủy. Để đạt được mục tiêu đề ra, luận án đã giải quyết các vấn đề theo trình tự sau: - Tổng hợp và phân tích cơ sở lý luận liên quan đến luận án như: Cơ sở lý thuyết về neo đậu tàu thủy, phương pháp tính toán động lực học chất lưu, đặc điểm khu neo đậu Vũng Tàu; - Xây dựng mô hình nghiên cứu tổng quát cho phép áp dụng cho tàu thủy bất kỳ tại khu neo đậu bất kỳ trên nền tảng ứng dụng phương pháp số, với đầu vào là: biên dạng vỏ tàu, tình trạng tải trọng, độ sâu khu vực neo đậu, chất đáy khu neo đậu, miền tốc độ dòng chảy tại khu vực, vị trí lỗ nống neo và chiều dài lỉn neo; đầu ra là: các thông số động lực học dòng chảy tác động lên vỏ tàu và lỉn neo để từ đó xác định được lực căng lỉn neo; - Để minh chứng cho phương pháp luận nói trên, luận án đã triển khai cho mô hình tàu cụ thể với tàu dầu Aulac Jupiter của Công ty Cổ phần Âu Lạc neo đậu tại khu vực Vũng Tàu, với hệ số đồng dạng hình học k = 100, có số lượng điểm tính toán mô phỏng cho 3 trường hợp mớn nước khác nhau tương ứng với 3 chế độ tải trọng là đầy tải, nửa tải và không tải. Ứng với mỗi mớn nước ta tính cho 5 giá trị vận tốc dòng chảy khác nhau 0,20; 0,25; 0,30; 0,35; 0,40 (knot), chiều dài lỉn neo là 110 (cm), chiều sâu khu vực Vũng Tàu là 14 (cm). Như vậy, sẽ có 15 điểm tính toán mô phỏng. Để hiệu chỉnh mô hình toán cho hạn chế sai số tốt nhất, NCS đã tiến hành thiết kế và chế tạo trực tiếp một hệ thống thực nghiệm cho cùng mô hình tàu Aulac Jupiter với các điểm làm việc tương đồng với bài toán mô phỏng số; - Sau khi đã có 15 điểm tính toán lực căng lỉn neo theo mớn nước và tốc độ dòng chảy khác nhau, NCS ứng dụng phép nội suy Lagrange để xây dựng hàm số xác định lực căng lỉn neo theo vận tốc khi cố định mớn nước, điều này cho phép ta tính toán được lực căng lỉn neo ở các điểm tốc độ dòng chảy khác nhau. Với mỗi con tàu cụ thể, khu neo đã biết, các yếu tố khí tượng thủy văn giả định, ứng dụng nghiên cứu này ta xây dựng bộ dữ liệu lớn có sẵn trên từng tàu giúp người điều khiển có thể tham khảo nhanh trong bộ dữ liệu đó các giá trị về lực căng lỉn neo và các giá trị lực giữ của neo để kịp thời đưa ra quyết định phù hợp, đảm bảo an toàn tàu. Từ khóa- Lực căng lỉn neo, phương pháp tính toán động lực học chất lưu, khu neo Vũng Tàu. vi ABSTRACT According to the statistics of the Vietnam Maritime Administration, in the recent years, it is nearly 30 serious marine accidents each year in our country. Most of them occurred quite a lot in the Vung Tau area. One of the primary causes for these marine accidents is that mariners can not control external factors impacting on ship. In anchored areas in Vung Tau, there are many warnings for risk of drift anchor, clash occurred by surroundings, for which some maritime accidents had been occurred in this area. From these such marine accidents, the understand and calculation on specific impact of external factors to a vessel at anchored area in different manners, shall help Captains, Pilots, Management at mooring buoys, anchorage get more safety solutions for anchoring. During the long history of maritime industry, currently, there are many formulas for calculating anchor-chain tension force and anchor holding force, but most of them are experimental research. In fact, even the most experienced mariners are only able to calculate these values before vessel arriving anchorage as well as completing anchoring, they cannot calculate in time to get the timely solution when in case of flow changes in an adverse tendency. Therefore, a research concentrating on impact of flow at anchorage area against vessels is very important to ensure safety of navigation. By each specific vessel, designed specification of anchored area and noticed surrounding factors, we can calculate a ‘big data’ set available onboard each vessel including anchor-chain tension force and anchor holding force, for which any mariner can quickly check these kinds of value before arriving at anchored position or any time, depending on actual conditions in the anchorage such as other anchored vessels, weather and hydro-meteorological conditions to make timely and appropriate decisions, reduce the risk. For foregoing reasons, I make this thesis named "Research on the impact of flow to vessel in Vung Tau anchorage area", intend to apply researching and applying Computational Fluid Dynamics (CFD) in marine study, with the support of Fluent - Ansys simulation calculation program to calculate, analyse, and evaluate the impact of flow on vessel. To achieve the set objectives, the thesis has solved the problems in the following: vii - Synthesize and analyze theoretical basis related to the thesis such as: Theoretical basis of anchoring technique, Computational Fluid Dynamics, Vung Tau anchorage characteristics; - Develop a general research model that allows application to any vessels at any anchorage on the basis of applying numerical methods, with inputs: specific hull profile, loading condition, depth the anchoring area, characteristics of the bottom layer of the anchorage, speed of flow in the area, position of the hawse pipe and length of the anchor-chain; the outputs are: the dynamic parameters of the current acting on the hull and anchor-chain to determine the anchor-chain tension force; - To prove the above methodology, the thesis deployed a specific ship model, the M/T Aulac Jupiter of Aulac Corporation, anchored in Vung Tau anchorage: With the number of simulation points for 3 different draft cases corresponding to 3 loading conditions are full load, half load and no-load. For each draft, we calculate 5 different values of flow velocity {0.20; 0.25; 0.30; 0.35; 0.40} (knot), length of anchor-chain is 110 (cm), depth of anchored position at Vung Tau anchorage is 14 (cm). Thus, there will be 15 simulation points. To adjust the mathematical model for the best error limit, the PhD.Student has directly designed and manufactured an experimental system for the same M/T Aulac Jupiter model with similar working points with the numerical simulation problem; - After having the 15 points calculating of anchor-chain tension force according to different draft and flow speed, the researcher applied Lagrange interpolation to build the functions to determine the anchor-chain tension force according to flow rate when fixing the draft. This allows us to calculate the anchor-chain tension force at any flow rate in the anchorage. For each specific vessel and given anchorage, assumed hydro- meteorological factor and the application of this research, we can build a big- data set available onboard each vessel to help mariners quickly refer the value of the anchor-chain tension force and the anchor holding force to make the timely and appropriately decision, to ensure safety. Index Terms- Anchor chain tension force, CFD, Vung Tau anchorage. viii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii TÓM TẮT ............................................................................................................ iv ABSTRACT ......................................................................................................... vi MỤC LỤC .......................................................................................................... viii DANH MỤC VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU ............................................................... xi DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ................................................................ xiv DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... xvi MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án ........................................................................ 1 2. Mục tiêu của luận án ......................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..... ... n Harbors**The research leading to these results has received funding from BONUS, the joint Baltic Sea research and development programme (Art 185), funded jointly from the European Unions Seventh Programme for research, technological development and demonstration and from BMBF by FZ Jülich (Projektträger Jülich). IFAC-PapersOnLine, 2016. 49(23): p. 220- 225. [22] Wu, B., et al., Selection of maritime safety control options for NUC ships using a hybrid group decision-making approach. Safety Science, 2016. 88: p. 108-122. [23] Andersson, P. and P. Ivehammar, Green approaches at sea – The benefits of adjusting speed instead of anchoring. Transportation Research Part D: Transport and Environment, 2017. 51: p. 240-249. [24] Cai, W.-H., et al., Further investigation of the six-DOF hollow gravity anchor: Impact of the internal slant angle. Marine Structures, 2017. 56: p. 85-98. [25] Demirel, Y.K., O. Turan, and A. Incecik, Predicting the effect of biofouling on ship resistance using CFD. Applied Ocean Research, 2017. 62: p. 100-118. 92 [26] Deter, J., et al., Boat anchoring pressure on coastal seabed: Quantification and bias estimation using AIS data. Marine Pollution Bulletin, 2017. 123(1): p. 175-181. [27] Gao, X. and H. Makino, Analysis of anchoring ships around coastal industrial complex in a natural disaster. Journal of Loss Prevention in the Process Industries, 2017. 50: p. 355-363. [28] Goerlandt, F., et al., An analysis of ship escort and convoy operations in ice conditions. Safety Science, 2017. 95: p. 198-209. [29] Jeong, S.-Y., et al., Prediction of ship resistance in level ice based on empirical approach. International Journal of Naval Architecture and Ocean Engineering, 2017. 9(6): p. 613-623. [30] Moe, O.H., et al., Analysis of tether anchored floating suspension bridge subjected to large ship collisions. Procedia Engineering, 2017. 199: p. 2488-2493. [31] Perera, L.P., Navigation vector based ship maneuvering prediction. Ocean Engineering, 2017. 138: p. 151-160. [32] Styhre, L., et al., Greenhouse gas emissions from ships in ports – Case studies in four continents. Transportation Research Part D: Transport and Environment, 2017. 54: p. 212-224. [33] Szlapczynski, R. and J. Szlapczynska, Review of ship safety domains: Models and applications. Ocean Engineering, 2017. 145: p. 277-289. [34] Wróbel, K., J. Montewka, and P. Kujala, Towards the assessment of potential impact of unmanned vessels on maritime transportation safety. Reliability Engineering & System Safety, 2017. 165: p. 155-169. [35] Zhan, J.-M., et al., Numerical study on the six-DOF anchoring process of gravity anchor using a new mesh update strategy. Marine Structures, 2017. 52: p. 173-187. 93 [36] Zhang, M., et al., Safety distance modeling for ship escort operations in Arctic ice-covered waters. Ocean Engineering, 2017. 146: p. 202-216. [37] Zhao, Y. and H. Liu, Toward a quick evaluation of the performance of gravity installed anchors in clay: Penetration and keying. Applied Ocean Research, 2017. 69: p. 148-159. [38] Im, I., D. Shin, and J. Jeong, Components for Smart Autonomous Ship Architecture Based on Intelligent Information Technology. Procedia Computer Science, 2018. 134: p. 91-98. [39] Kozynchenko, A.I. and S.A. Kozynchenko, Applying the dynamic predictive guidance to ship collision avoidance: Crossing case study simulation. Ocean Engineering, 2018. 164: p. 640-649. [40] Li, L., Z. Yuan, and Y. Gao, Wash wave effects on ships moored in ports. Applied Ocean Research, 2018. 77: p. 89-105. [41] Liu, H., J. Xiong, and Y. Zhao, Three-dimensional behavior of embedded anchor lines under out-of-plane loading. Applied Ocean Research, 2018. 79: p. 134-148. [42] Luo, W.-Z., et al., Experimental research on resistance and motion attitude variation of ship–wave–ice interaction in marginal ice zones. Marine Structures, 2018. 58: p. 399-415. [43] Mucha, P., et al., An experimental study on the effect of confined water on resistance and propulsion of an inland waterway ship. Ocean Engineering, 2018. 167: p. 11-22. [44] Sigmund, S. and O. el Moctar, Numerical and experimental investigation of added resistance of different ship types in short and long waves. Ocean Engineering, 2018. 147: p. 51-67. [45] Szlapczynski, R. and P. Krata, Determining and visualizing safe motion parameters of a ship navigating in severe weather conditions. Ocean Engineering, 2018. 158: p. 263-274. 94 [46] Ventikos, N.P., et al., Statistical analysis and critical review of navigational accidents in adverse weather conditions. Ocean Engineering, 2018. 163: p. 502-517. [47] Yoo, S.-L., Near-miss density map for safe navigation of ships. Ocean Engineering, 2018. 163: p. 15-21. [48] Zaccone, R., et al., Ship voyage optimization for safe and energy-efficient navigation: A dynamic programming approach. Ocean Engineering, 2018. 153: p. 215-224. [49] Zhao, L. and G. Shi, A method for simplifying ship trajectory based on improved Douglas–Peucker algorithm. Ocean Engineering, 2018. 166: p. 37-46. [50] Chaturvedi, S.K., Study of synthetic aperture radar and automatic identification system for ship target detection. Journal of Ocean Engineering and Science, 2019. 4(2): p. 173-182. [51] Chen, J., et al., Identifying factors influencing total-loss marine accidents in the world: Analysis and evaluation based on ship types and sea regions. Ocean Engineering, 2019. 191: p. 106495. [52] Chen, J., et al., Identification of key factors of ship detention under Port State Control. Marine Policy, 2019. 102: p. 21-27. [53] Chen, P., J. Mou, and P.H.A.J.M. van Gelder, Integration of individual encounter information into causation probability modelling of ship collision accidents. Safety Science, 2019. 120: p. 636-651. [54] Demirel, Y.K., et al., Practical added resistance diagrams to predict fouling impact on ship performance. Ocean Engineering, 2019. 186: p. 106112. [55] Huang, J.-C., C.-Y. Nieh, and H.-C. Kuo, Risk assessment of ships maneuvering in an approaching channel based on AIS data. Ocean Engineering, 2019. 173: p. 399-414. 95 [56] Islam, H. and C. Guedes Soares, Effect of trim on container ship resistance at different ship speeds and drafts. Ocean Engineering, 2019. 183: p. 106-115. [57] Jeong, M.-G., et al., Multi-criteria route planning with risk contour map for smart navigation. Ocean Engineering, 2019. 172: p. 72-85. [58] Kang, L., et al., How do ships pass through L-shaped turnings in the Singapore strait? Ocean Engineering, 2019. 182: p. 329-342. [59] Lee, J., et al., Cyclic pullout behavior of helical anchors for offshore floating structures under inclined loading condition. Applied Ocean Research, 2019. 92: p. 101937. [60] Lensu, M. and F. Goerlandt, Big maritime data for the Baltic Sea with a focus on the winter navigation system. Marine Policy, 2019. 104: p. 53- 65. [61] Manderbacka, T., et al., An overview of the current research on stability of ships and ocean vehicles: The STAB2018 perspective. Ocean Engineering, 2019. 186: p. 106090. [62] Niklas, K. and H. Pruszko, Full-scale CFD simulations for the determination of ship resistance as a rational, alternative method to towing tank experiments. Ocean Engineering, 2019. 190: p. 106435. [63] Ozturk, U. and K. Cicek, Individual collision risk assessment in ship navigation: A systematic literature review. Ocean Engineering, 2019. 180: p. 130-143. [64] Park, D.-M., J.-H. Kim, and Y. Kim, Numerical study of added resistance of flexible ship. Journal of Fluids and Structures, 2019. 85: p. 199-219. [65] Sano, M. and H. Yasukawa, Maneuverability of a combined two-ship unit engaged in underway transfer. Ocean Engineering, 2019. 173: p. 774-793. 96 [66] Sèbe, M., C.A. Kontovas, and L. Pendleton, A decision-making framework to reduce the risk of collisions between ships and whales. Marine Policy, 2019. 109: p. 103697. [67] Skoupas, S., G. Zaraphonitis, and A. Papanikolaou, Parametric design and optimisation of high-speed Ro-Ro Passenger ships. Ocean Engineering, 2019. 189: p. 106346. [68] Song, K.-w., et al., Numerical analysis of the effects of stern flaps on ship resistance and propulsion performance. Ocean Engineering, 2019. 193: p. 106621. [69] Tan, X., J. Tao, and D. Konovessis, Preliminary design of a tanker ship in the context of collision-induced environmental-risk-based ship design. Ocean Engineering, 2019. 181: p. 185-197. [70] Wang, L., et al., Effectiveness assessment of ship navigation safety countermeasures using fuzzy cognitive maps. Safety Science, 2019. 117: p. 352-364. [71] Xie, L., et al., A path planning approach based on multi-direction A* algorithm for ships navigating within wind farm waters. Ocean Engineering, 2019. 184: p. 311-322. [72] Xin, X., et al., A simulation model for ship navigation in the “Xiazhimen” waterway based on statistical analysis of AIS data. Ocean Engineering, 2019. 180: p. 279-289. [73] Yoo, Y. and J.-S. Lee, Evaluation of ship collision risk assessments using environmental stress and collision risk models. Ocean Engineering, 2019. 191: p. 106527. [74] Zeng, Q., R. Hekkenberg, and C. Thill, On the viscous resistance of ships sailing in shallow water. Ocean Engineering, 2019. 190: p. 106434. [75] Zong, Z. and L. Zhou, A theoretical investigation of ship ice resistance in waters covered with ice floes. Ocean Engineering, 2019. 186: p. 106114. 97 [76] Bašić, J., B. Blagojević, and M. Andrun, Improved estimation of ship wave-making resistance. Ocean Engineering, 2020. 200: p. 107079. [77] Deb, T. and S.K. Pal, A comparative analysis on pull-out resistance and non-linear slip surfaces of single belled anchors in different layered sand deposits. Ocean Engineering, 2020. 202: p. 107157. [78] Fan, C., et al., A framework to identify factors influencing navigational risk for Maritime Autonomous Surface Ships. Ocean Engineering, 2020. 202: p. 107188. [79] Gucma, S. and P. Zalewski, Optimization of fairway design parameters: Systematic approach to manoeuvring safety. International Journal of Naval Architecture and Ocean Engineering, 2020. 12: p. 129-145. [80] Kaidi, S., E. Lefrançois, and H. Smaoui, Numerical modelling of the muddy layer effect on Ship's resistance and squat. Ocean Engineering, 2020. 199: p. 106939. [81] Kim, D.-H., Identification of collision risk factors perceived by ship operators in a vessel encounter situation. Ocean Engineering, 2020. 200: p. 107060. [82] Lin, J.-f., et al., Comprehensive test system for ship-model resistance and propulsion performance in actual seas. Ocean Engineering, 2020. 197: p. 106915. [83] Seok, J. and J.-C. Park, Numerical simulation of resistance performance according to surface roughness in container ships. International Journal of Naval Architecture and Ocean Engineering, 2020. 12: p. 11-19. [84] Song, S., et al., Validation of the CFD approach for modelling roughness effect on ship resistance. Ocean Engineering, 2020. 200: p. 107029. [85] Tang, X., et al., Numerical investigation of the maneuverability of ships advancing in the non-uniform flow and shallow water areas. Ocean Engineering, 2020. 195: p. 106679. 98 [86] Uddin, M.I. and Z.I. Awal, Systems-theoretic approach to safety of inland passenger ship operation in Bangladesh. Safety Science, 2020. 126: p. 104629. [87] Wen, Y., et al., Automatic ship route design between two ports: A data- driven method. Applied Ocean Research, 2020. 96: p. 102049. [88] Hòa, N.Q., Tính Toán Đường Lỉn neo Có Kể Đến Khối Gia Tải. Khoa Học Kỹ Thuật Thủy Lợi Và Môi Trường, 2013. 41. [89] Lê Quang, P.T.T.H., Ngô Văn Hệ, Nghiên cứu thực nghiệm và ứng dụng CFD trong khai thác tàu thủy nhằm giảm tiêu hao nhiên liệu. Science & Technology Development, 2015. 18. [90] Lê Văn Toàn, V.N.B., Tính toán sức cản tàu container bằng phương pháp mô phỏng số. Tạp Chí Khoa Học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải, 2016. 21. [91] Phạm Kỳ Quang , V.V.D., Nguyễn Thành Nhật Lai Tính toán mô phỏng lực gia thêm tác động lên tàu thủy khi thay đổi hướng chuyển động. Tạp Chí Khoa Học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải, 2016. 18. [92] Sơn, N.T., Tính toán lỉn neo ụ nổi có khối treo đơn lẻ. Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải, 2016. 55. [93] Toàn, L.V., Ứng dụng lý thuyết CFD (Computational fluid dynamics) xác định sức cản tàu cá vỏ gỗ Việt Nam. 2017, Trường Đại Học Nha Trang. [94] Cường, B.V., Nghiên cứu tác động của tổ hợp chân vịt - bánh lái đến điều khiển hướng đi tàu thủy trên tuyến luồng Hải Phòng. 2017, Viet Nam Maritime University. [95] Jack P. Holman, J.L., Fluid_Mechanics. 5 ed.: McGraw-Hill. [96] John D, A., Jr, Fundamental of aerodynamics. Mc Graw-hill. [97] MALALASEKERA, H.K.V.a.W., An introduction to computational fluid dynamics The finite volume method. 1995: Longman scientific technical. 99 [98] Peyret, R., Handbook of Computational Fluid Mechanics. 1996: Publisher: Elsevier Science & Technology Books. [99] K.J Rawson, E.C.T., Basic ship theory. 5 ed. 373. [100] ANSYS Fluent Theory Guide. 2013. 814. [101] KS. TTr. Đoàn Quang Thái. Điều động tàu thủy, tập I, II. Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Hải Phòng, 2005. [102] PGS. TS. Nguyễn Viết Thành. Điều động tàu thủy. Nhà xuất bản Hàng hải, Hải Phòng, 2014. [103] KS. TTr. Tiếu Văn Kinh. Sổ tay hàng hải, tập I, II. Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội, 2010. [104] Brendan Smoker. Escort Tug Performance Prediction: A CFD Method. B. Eng, University of Victoria, 2012. [105] Force Technology. MAN Diesel A/S and DTU. CFD Project, 2009. [106] Karsten Hochkirch, Benoit Mallol. On the Importance of Full-Scale CFD Simulations for Ships. Potsdam/Germany and Brussels/Belgium, 2013. [107] Cục Hàng hải Việt Nam. Báo cáo thống kê tai nạn hàng hải, từ năm 2010 đến năm 2017. [108] Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu. Số liệu báo cáo và tổng hợp tình hình quản lý hoạt động hàng hải. Vũng Tàu năm 2016, 2017. [109] Công ty CP Tư vấn thiết kế cảng - Kỹ thuật biển (Portcoast). Đề án điều chỉnh quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030. [110] Hồ sơ tàu M/T AULAC JUPITER, Công ty Cổ phần Âu Lạc. [111] Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải số 418/BCĐT-CVHHVT ngày 27 tháng 8 năm 2010. [112] Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải số 929/BCĐT-CVHHVT ngày 18 tháng 12 năm 2012. 100 [113] https://tmcmarine.com/about-tmc-marine. [114] www.navalprogetti.net/services. [115] www.bentley.com/en/products. [116] Dynamic Mooring Analysis - GELA field - Navalprogetti. [117] Jack P. Holman, J.L., Fluid_Mechanics. 5 ed.: McGraw-Hill. [118] PGS.TS. Đặng Quốc Lương. Phương pháp tính trong kỹ thuật. NXB Xây dựng. Hà Nội 2001.
File đính kèm:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_tac_dong_cua_dong_chay_den_tau_th.pdf
- 3.1-Tom-tat-LATS-Pham-Nguyen-Dang-Khoa-T.Viet.pdf
- 3.2-Tom-tat-LATS-Pham-Nguyen-Dang-Khoa-T.Anh.pdf
- 4.1.-Thong-tin-tom-tat-LATS-Pham-Nguyen-Dang-Khoa-T.Viet.pdf
- 4.2.-Thong-tin-tom-tat-LATS-Pham-Nguyen-Dang-Khoa-T.Anh.pdf
- 5.1.-Trang-thong-tin-nhung-dong-gop-moi-cua-LATS-Pham-Nguyen-Dang-Khoa-T.Viet.pdf
- 5.2.-Trang-thong-tin-nhung-dong-gop-moi-cua-LATS-Pham-Nguyen-Dang-Khoa-T.Anh.pdf
- 6.1.-Trang-thong-tin-nhung-dong-gop-moi-cua-LATS-Pham-Nguyen-Dang-Khoa-T.Viet.docx
- 6.2.-Trang-thong-tin-nhung-dong-gop-moi-cua-LATS-Pham-Nguyen-Dang-Khoa-English.docx