Tóm tắt Luận án Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội
Hà Nội là trái tim của cả nước, là trung tâm đầu não về chính trị, văn hoá và
khoa học kỹ thuật, Hà Nội đã đầu tư xây dựng và phát triển các khu công nghiệp
(KCN) một cách nhanh chóng, thu hút nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước.
Tính đến năm 2019 Hà Nội có 18 KCN được Thủ tướng Chính Phủ cho phép
thành lập và phê duyệt danh mục quy hoạch với tổng diện tích gần 5.200ha đã và
đang đem lại nhiều lợi ích cho phát triển Thủ đô.
Tuy nhiên, những đóng góp KCN chưa tương xứng với mục tiêu đề ra, thực
tế vẫn tồn tại nhiều vấn đề trong quá trình hoạt động và phát triển như: sử dụng
đất công nghiệp chưa hiệu quả, tình trạng sử dụng đất sai mục đích còn diễn ra.
Kiến trúc chủ yếu là công trình 1 tầng, xây dựng dàn trải, hình thức công trình đơn
điệu, vật liệu đơn giản, thẩm mỹ kém. Cảnh quan không được đầu tư xây dựng
một cách hợp lý và đầy đủ, thiếu các diện tích cây xanh, mặt nước, tiểu cảnh và
các tiện ích công cộng phục vụ người lao động. Anh hưởng chung đến không gian
đô thị. Một trong những nguyên nhân của vấn đề trên là do công tác quản lý Nhà
nước về không gian, kiến trúc, cảnh quan (KG, KT, CQ) KCN trên địa bàn Hà Nội
còn nhiều bất cập: Công tác quản lý tổ chức thực hiện quy hoạch, quản lý sử dụng
tài nguyên đất đai chưa hiệu quả, chưa coi trọng mục tiêu lâu dài về sử dụng không
gian, tổ chức cảnh quan và kiến trúc tại KCN trong địa giới thành phố (TP); Tiện
nghi và các điều kiện tiện ích cho công nhân, môi trường xanh chưa được chú
trọng trên quan điểm lợi ích tăng trưởng kinh tế phải song hành với bảo vệ môi
trường, cảnh quan và điều kiện cho người lao động; Văn bản quy phạm pháp luật,
các quy định về KG, KT, CQ cho KCN còn thiếu. Bộ máy quản lý chưa đủ mạnh
và linh hoạt. Các tiến bộ về khoa học kỹ thuật mới ít được ứng dụng. Bên cạnh đó
là thiếu sự chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi của các bên liên quan trong phát triển
KCN gồm Chính quyền- Nhà Đầu tư- Cộng đồng- Nhà Tư vấn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI LÊ THỊ ÁI THƠ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN KHU CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH MÃ SỐ: 62.58.01.06 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hà Nội - 2020 Luận án được hoàn thành tại: Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh 2. TS.KTS Nguyễn Đức Dũng Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án Tiến sĩ cấp trường, tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội vào hồi . giờ .. ngày tháng .. năm.. Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc Gia; 2. Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội MỞ ĐẦU 1) Tính cấp thiết của đề tài: Hà Nội là trái tim của cả nước, là trung tâm đầu não về chính trị, văn hoá và khoa học kỹ thuật, Hà Nội đã đầu tư xây dựng và phát triển các khu công nghiệp (KCN) một cách nhanh chóng, thu hút nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước. Tính đến năm 2019 Hà Nội có 18 KCN được Thủ tướng Chính Phủ cho phép thành lập và phê duyệt danh mục quy hoạch với tổng diện tích gần 5.200ha đã và đang đem lại nhiều lợi ích cho phát triển Thủ đô. Tuy nhiên, những đóng góp KCN chưa tương xứng với mục tiêu đề ra, thực tế vẫn tồn tại nhiều vấn đề trong quá trình hoạt động và phát triển như: sử dụng đất công nghiệp chưa hiệu quả, tình trạng sử dụng đất sai mục đích còn diễn ra. Kiến trúc chủ yếu là công trình 1 tầng, xây dựng dàn trải, hình thức công trình đơn điệu, vật liệu đơn giản, thẩm mỹ kém. Cảnh quan không được đầu tư xây dựng một cách hợp lý và đầy đủ, thiếu các diện tích cây xanh, mặt nước, tiểu cảnh và các tiện ích công cộng phục vụ người lao động. Anh hưởng chung đến không gian đô thị. Một trong những nguyên nhân của vấn đề trên là do công tác quản lý Nhà nước về không gian, kiến trúc, cảnh quan (KG, KT, CQ) KCN trên địa bàn Hà Nội còn nhiều bất cập: Công tác quản lý tổ chức thực hiện quy hoạch, quản lý sử dụng tài nguyên đất đai chưa hiệu quả, chưa coi trọng mục tiêu lâu dài về sử dụng không gian, tổ chức cảnh quan và kiến trúc tại KCN trong địa giới thành phố (TP); Tiện nghi và các điều kiện tiện ích cho công nhân, môi trường xanh chưa được chú trọng trên quan điểm lợi ích tăng trưởng kinh tế phải song hành với bảo vệ môi trường, cảnh quan và điều kiện cho người lao động; Văn bản quy phạm pháp luật, các quy định về KG, KT, CQ cho KCN còn thiếu. Bộ máy quản lý chưa đủ mạnh và linh hoạt. Các tiến bộ về khoa học kỹ thuật mới ít được ứng dụng. Bên cạnh đó là thiếu sự chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi của các bên liên quan trong phát triển KCN gồm Chính quyền- Nhà Đầu tư- Cộng đồng- Nhà Tư vấn. Hiện nay thế giới đã và đang trải qua giai đoạn chống lại đại dịch COVID 19 cùng với nó là kéo theo nhiều sự thay đổi trong phát triển kinh tế và chuỗi sản xuất toàn cầu. Tạo ra một xu hướng dịch chuyển chuỗi sản xuất vào Việt Nam đặc biệt là tại các TP lớn như Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh, nơi được đánh giá là khu vực thuận lợi, an toàn, hấp dẫn và đầy tiểm năng cho thời kỳ hậu “Covid” của các nhà đầu tư nước ngoài FDI. Do vậy cần có những nghiên cứu kịp thời để đảm bảo hiệu quả quản lý Nhà nước về KCN nói chung và KG, KT, CQ tại KCN ở TP Hà Nội nói riêng. Xuất phát từ nhận thức đây là nhiệm vụ khoa học có tầm quan trọng trong công tác quản lý phát triển đô thị, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu” Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu công nghiệp tại Thành phố Hà Nội” thuộc chuyên ngành Quản lý đô thị và công trình với mong muốn nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý KG, KT, CQ KCN một cách hiệu quả hơn hướng tới sự phát triển bền vững (PTBV) cho Thủ đô Hà Nội. 2 2) Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp về quản lý KG, KT, CQ KCN tại TP Hà Nội với mục đích tăng hiệu quả sử dụng đất đai, đẹp và thống nhất trong xây dựng công trình, môi trường tốt và tiện nghi cho KCN, hướng tới xây dựng Thủ đô Hà Nội là thành phố “Xanh, Văn hiến, Văn Minh, Hiện đại và Bền vững”. - Bổ sung, hoàn thiện cơ sở khoa học về quản lý KG, KT, CQ KCN tại TP Hà Nội 3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: * Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nhà nước về KG, KT, CQ KCN tại Hà Nội * Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: KCN tại TP Hà Nội. - Về thời gian: theo định hướng của quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. 4) Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, thu thập thông tin và tài liệu, bản đồ. - Phương pháp điều tra XHH; - Phương pháp phân tích, đánh giá và tổng hợp; - Phương pháp chuyên gia; - Phương pháp dự báo. 5) Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài * Về mặt khoa học: Tổng quan về lý luận và thực tiễn để có nhận thức toàn diện về KG, KT, CQ và công tác quản lý KG, KT, CQ KCN tại TP Hà Nội; Góp phần hoàn thiện và đổi mới nội dung khoa học quản lý nhà nước về KG, KT, CQ KCN nói chung và công tác quản lý KG, KT, CQ KCN tại TP Hà Nội nói riêng; Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể tham khảo, cơ sở cho việc bổ sung, chỉnh sửa các văn bản pháp lý về quản lý KG, KT, CQ KCN, đồng thời áp dụng cho các nghiên cứu có điều kiện tương tự và sử dụng trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học. * Về mặt thực tiễn: Xác định các vấn đề chủ yếu, trọng tâm về công tác quản lý KG, KT, CQ KCN tại Hà Nội; Góp phần hoàn thiện các quy định trong quản lý KG, KT, CQ KCN tại Hà Nội và trên cả nước; Góp phần tạo căn cứ cho việc lập quy chế quản lý, lập quy hoạch xây dựng, thiết thiết kế cải tạo, chỉnh trang KCN hiện tại và trong tương lai. 6) Kết quả nghiên cứu và những đóng góp mới của luận án a. Kết quả nghên cứu: - Đề xuất quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, xây dựng tiêu chí cơ bản và giải pháp quản lý KG, KT, CQ KCN tại TP Hà Nội thông qua việc xây dựng số tầng cao và các chỉ số điều chỉnh diện tích công trình và cảnh quan; Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng công trình và cảnh quan; 3 - Bổ sung, hoàn thiện cơ sở pháp lý quản lý KG, KT, CQ con thiếu và chưa phù hợp với thực tiễn và kinh tế đặc thù của Thủ đô. - Đề xuất tổ chức bộ máy quản lý KCN đa nhiệm, đa thành phần quản lý KG, KT, CQ; Hài hoà lợi ích và trách nhiệm lâu dài giữa các bên tham gia quản lý. - Đề xuất giải pháp ứng dụng công nghệ số, thiết bị hiện đại trong công tác quản lý KG, KT, CQ KCN tại TP Hà Nội. b. Những đóng góp mới (1.) Đánh giá thực trạng về KG, KT, CQ KCN và công tác quản lý KG, KT, CQ KCN tại Việt Nam và Thủ đô Hà Nội. (2.) Đưa ra bài toán tổng quát và đồng thời về 03 đối tượng để quản lý là KG, KT, CQ. Cụ thể là đưa ra số tầng cao và chỉ số điều chỉnh hợp lý trong xây dựng công trình và cảnh quan KCN nhằm quản lý hiệu quả không gian KCN đặc biệt tại TP Hà Nội. (3.) Đề xuất các tiêu chí và giải pháp quản lý KG, KT, CQ KCN tại TP Hà Nội 7) Giải thích khái niệm và thuật ngữ - Không gian KCN: là phạm vi giới hạn bởi ba chiều của khu đất bao gồm bề mặt đất; khoảng không gian trống và phần ngầm dưới mặt đất. - Kiến trúc KCN: là những vật thể chiếm chỗ trong không gian do con người xây dựng theo yêu cầu của quá trình sản xuất như: công trình công cộng, sản xuất, kho tàng, phụ trợ, công trình kỹ thuật, công trình ngầm - Cảnh quan KCN: là những phần còn lại trong không gian gồm các yếu tố tự nhiên như điều kiện địa hình, cây xanh mặt nướchoặc do con người tạo ra nhằm đáp ứng những mục tiêu và tiện nghi trong quá trình sản xuất. - Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan KCN là quá trình tác động của cơ quan quản lý nhà nước đối với KG, KT, CQ tại KCN để đạt được sự thống nhất, hài hòa và hiệu quả 8) Cấu trúc luận án: Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung luận án gồm 3 chương: - Chương 1: Tổng quan về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan KCN tại TP Hà Nội. (50 trang) - Chương 2: Cơ sở khoa học quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan KCN tại TP Hà Nội. (46 trang) - Chương 3: Giải pháp quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan KCN tại TP Hà Nội. (48 trang) 4 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TP HÀ NỘI 1.1. Tình hình phát triển và quản lý KCN trên thế giới và Việt Nam Luận án đã xem xét tổng quan tình hình, các giai đoạn cũng như các mô hình phát triển của KCN trên thế giới và tại Việt Nam. Đặc biệt là công tác tổ chức và quản lý KCN ở trong và ngoài nước về các vấn đề quản lý quy hoạch, xây dựng, công trình, môi trường; tổ chức bộ máy quản lý; cơ chế chính sách quản lý 1.2. Thực trạng không gian, kiến trúc, cảnh quan KCN tại TP Hà Nội - Tình hình phát triển KCN tại Hà Nội: có 18 KCN trên địa bàn trong đó có 08 KCN đã đưa vào hoạt động, 05 KCN đang xây dựng và 05 KCN đã có trong danh mục quy hoạch. Các ngành nghề chủ yếu được cho phép phát triển tại Hà Nội là các ngành công nghiệp nhẹ, sạch và ít gây ô nhiễm gồm: điện tử, cơ khí, hóa chất, hóa dược và mỹ phẩm, chế biến nông sản, thực phẩm, dệt may, da giầy, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất. - Thực trạng về không gian: Quy hoạch phân bố các KCN Hà Nội với quy mô trung bình 290ha chủ yếu bám theo các trục quốc lộ trọng yếu như KCN HN- Đài Tư, gần cảng hàng không như KCN Nội Bài, đường sắt quốc tế như KCN Sài Đồng, tại các vị trí cửa ngõ thủ đô như KCN Bắc Thăng Long, Quang Minh thuận lợi cho phát triển và đồng thời đóng góp rất quan trọng tạo không gian và hình ảnh cho thủ đô một cách rõ nét và riêng biệt. Tuy nhiên có thể thấy thực trạng không gian tại mỗi KCN đều gặp rất nhiều vấn đề bất cập như quy hoạch KCN còn thiếu đồng bộ, không gian thiếu tính đặc thù, không gian công cộng, cảnh quan cây xanh, giao thông còn chưa được coi trọng. - Vấn đề sử dụng đất: việc sử dụng đất KCN tại Hà Nội chưa hiệu quả, nhiều diện tích đất bỏ hoang, sử dụng đất sai mục đích, xây dựng dàn trải, mật độ lớn, thiếu diện tích đất cho cảnh quan cây xanh điều này đã dẫn đến rất nhiều vấn đề bất cập cho KCN tại Hà Nội. - Thực trạng về kiến trúc: công trình chủ yếu là tập hợp dày đặc các dãy nhà Hình 1.1: 08 KCN đang hoạt động tại TP Hà Nội 5 xưởng quy mô thấp tầng được xây dựng dàn trải trên các lô đất dạng ô cờ. Hình thức đơn điệu, vật liệu đơn giản chủ yếu là nhà thép tiền chế. Các khu chức năng công cộng, hành chính, phụ trợ còn thiếu, các công trình kỹ thuật nhiều nơi đã xuống cấp nghiêm trọng. - Thực trạng về cảnh quan: cây xanh, mặt nước, thảm cỏ là yếu tố cảnh quan lớn nhất trong KCN nhưng lại chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Kiến trúc cảnh quan không được tổ chức và quản lý một cách đúng mức; không gian cảnh quan không được thiết kế một cách đồng bộ và thiêú tính liên kếtdẫn đến những hình ảnh thiêú thẩm mỹ, chất lượng môi trường cảnh quan chưa tốt tại nhiều KCN hiện nay tại Hà Nội. 1.3 Thực trạng quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan KCN tại Hà Nội. - Quản lý không gian: Công tác quản lý không gian, quy hoạch phát triển các KCN còn yếu; Công tác dự báo phát triển của Thủ đô đã không lường trước được tốc độ phát triển đô thị dẫn đến hệ quả là nhiều KCN chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển cũng như đảm bảo các điều kiện về môi trường và tiện nghi trong quá trình hoạt động. Công tác quy hoạch, xây dựng theo quy hoạch, quản lý đất đai tại các KCN vẫn chưa thực hiện một cách nghiêm túc và triệt để, hình thức và các chế tài xử phạt chưa đủ mạnh dẫn đến tình trạng vi phạm vẫn tồn tại và tái diễn. dẫn đến một tổng thể KCN thiếu tính liên kết, không mang tính đặc thù, hình ảnh kém thẩm mỹ và không phù hợp với xu hướng hội nhập và PTBV. - Quản lý kiến trúc : Công tác quản lý công trình xây dựng còn nhiều hạn chế chưa đảm bảo được các quy định đề ra. Hệ thống văn bản pháp quy về quản lý công trình, định hướng phát triển KCN còn thiếu và yếu về cơ sở khoa học. Chưa sát với yêu cầu của thực tiễn dẫn đến hiệu lực quản lý KCN chưa đủ mạnh. Nhiều công trình nhà máy xây dựng sai phép, cải tạo, mở rộng không theo quy định, nhiều diện tích đất bị lấn chiếm dẫn đến một tổng thể hình ảnh kiến trúc lộn xộn và thiếu thẩm mỹ của KCN, đồng thời không đảm bảo yêu cầu an toàn phòng hỏa cũng như vệ sinh môi trường trong các nhà máy. - Quản lý cảnh quan: quản lý cảnh quan hiện nay chưa được thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ ngay từ bước lập dự án đến khi đưa vào sử dụng của các KCN. Do đó các KCN và các XNCN chỉ có các công trình nhà máy, kho tàng được xây dựng mà gần như không quan tâm đến kiến trúc cảnh quan, cây xanh... Bên cạnh đó là việc thanh tra, giám sát, thực hiện và đảm bảo duy trì, bảo dưỡng các công trình cảnh quan đã không được các cơ quan quản lý chặt chẽ, sát xao. Các chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe, còn phụ thuộc vào nhiều cơ quan quản lý dẫn đến việc tuân thủ của các doanh nghiệp đối với việc tạo cảnh quan và môi trường cho các XNCN và KCN là chưa tốt. Do vậy mà cảnh quan và chất lượng môi trường cảnh quan KCN hiện nay tại TP Hà Nội là rất kém chất lượng. 6 - Cơ sở pháp lý: Vấn đề lớn hiện nay đó là những quy định trước đây đã không coi trọng sự tác động của quản lý KG, KT, CQ đến KCN. Cụ thể là không đưa khái niệm và yêu cầu quản lý KG, KT, CQ KCN vào văn bản quy phạm pháp luật cụ thể như sau: + Luật Thủ đô chưa xác định vị thế, chức năng, yêu cầu, điều kiện môi trường, thẩm mỹ của các KCN tại TP Hà Nội trong tầm nhìn đến 2050. + Luật Quy hoạch đô thị 2009 chưa đề cập đến quy hoạch KCN tại các đô thị đặc biệt như TP Hà Nội hay TP HCM. + Nghị đinh 38/2010/NĐ-CP về Quản lý KG, KT, CQ đô thị nhưng chưa có quy định, quy chế riêng về quản lý KG, KT, CQ tại KCN. + Nghị định số 29/2008/NĐ-CP về KCN, KCX và KKT và nay là Nghị định 82/2018/NĐ/CP quy định về quản lý KCN, KKT đều không đề cập đến vấn đề quản lý KG, KT, CQ cho KCN. + Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam chưa quy định cụ thể quy hoạch sử dụng đất KCN tại đô thị đặc biệt theo hướng tiết kiệm tài nguyên và hiệu quả. + Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4514:2012 về XNCN- Tổng mặt bằng-Tiêu chuẩn thiết kế thiếu các tiêu chuẩn quy định cho các hạng mục công trình công cộng, dịch vụ, công trình phụ trợ cho XNCN và KCN. + Nghị định 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 Quy định về quản lý KCN, KTT chưa quy định đồng bộ về đầu thấu, điều chỉnh tiêu chuẩn, quy chuẩn cũ, tăng thuế đất, giá đất. Đối với những KCN đang hoạt động cần có quy chế mới giải quyết các các thiếu sót trước đây cũng chưa có. Đồng thời cần xem xét phân cấp độ diện tích khác nhau cho mỗi KCN một cách chi tiết hơn cho phù hợp với thực tế quản lý đất xây dựng đô thị đặc biệt như TP Hà Nội. + Thông tư 19/BXD/2010 chưa có quy định mẫu Quy chế quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan KCN. + Theo thông tư liên tịch 06/2015/TTLT-BKHĐT-BNV ngày 3/9/2015 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu BQL KCN, KCX, KKT thì không có chức năng thanh tra. Do đó, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các vi phạm của KCN do BQL quản lý trực tiếp kém hiệu quả. + Nghị định 29/2007/ ... tượng liên quan nếu đạt 75% sự hài lòng trở lên thì KCN đạt yêu cầu và nếu thấp hơn 75% số người trả lời hài lòng thì KCN cần xem xét lại mức độ tiện nghi và thẩm mỹ. (chỉ số này dùng để quản lý đối với KCN đang hoạt động). Mức độ hài lòng và tiện nghi thẩm mỹ sẽ được xác định thông qua các tiêu chí và tổng kết điều tra XHH. 19 b. Kiểm soát hình thức, bố cục và hình ảnh công trình - Về sự thống nhất và bố cục công trình trong KCN: Kiến trúc công nghiệp có tính điển hình và đồng dạng dễ gây nhàm chán, khô cứng về hình thức. Vì vậy cần có sự kết hợp giữa các hình thức bố cục với chiều cao khác nhau. Nó sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng đất cũng như tránh sự đơn điệu trong không gian và kiến trúc nhà công nghiệp. - Về hình ảnh công trình công nghiệp: Có các quy định về phần tường, hồi nhà hay vị trí các công trình kho tàng, cổng chính, phụ hàng raò. Những chức năng này thường quay ra phía đường. 3.3.3. Giải pháp quản lý cảnh quan: a. Bằng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cảnh quan: Các đối tượng quản lý cảnh quan KCN bao gồm: Cây xanh, thảm cỏ, mặt nước, tiểu cảnh, biển hiệu, nhà nối, chiếu sáng, chất lượng môi trường cảnh quan tại các vị trí chức năng khác nhau trong KCN. Cụ thể sẽ được lượng hoá và đánh giá dựa trên quy mô và mức độ quan trọng của các khu chức năng trong KCN như sau: TT Các khu chức năng Các chỉ tiêu đánh giá Khu trung tâm Không gian mở Tuyến đường Khu vực phụ trợ Khu đất trống (dự trữ) Điểm 1 Cây xanh 7 7 6 3 2 25 2 Thảm cỏ 2 2 2 2 2 10 3 Mặt nước, đài phun nước 4 2 0 2 2 10 4 Tiểu cảnh, tượng đài 5 3 0 1 1 10 5 Biển hiệu, chỉ dẫn, quảng cáo.. 2 2 3 2 1 10 6 Ghế ngồi (chi tiết khác ..) 2 3 3 1 1 10 7 Nhà nối, mái che 3 5 2 0 0 10 8 Chiếu sáng 4 4 4 2 1 15 Tổng 100 9 Chất lượng môi trường cảnh quan - Đất - Nước - Không khí - Cây xanh 8 7 5 5 8 7 5 8 5 0 5 5 5 10 5 5 1 0 5 2 100 25 25 25 25 - Nếu 8 chỉ tiêu kể trên tổng đạt 75 điểm trở lên đồng thời không có điểm “liệt” tức là điểm tối thiểu đạt được của mỗi chỉ tiêu là 5 điểm thì phương án sẽ được thẩm định phê duyệt.( Áp dụng đối với KCN sẽ đầu tư xây dựng trong tương lai) . 20 - Chỉ tiêu thứ 9 về chất lượng môi trường cảnh quan (thông số này được xác định và đánh giá bằng các công cụ đánh giá tác động môi trường và các trạm quan trắc môi trường) Chỉ tiêu này sau khi được kiểm tra, đánh giá và lượng hóa trên thang điểm. Nếu tổng đạt 75 điểm trở lên thì KCN hay XNCN đó mơí đạt yêu cầu vận hành, đảm bảo chất lượng môi trường cảnh quan.(Chỉ tiêu số 9 này được áp dụng đối với những KCN đã và đang hoạt động để cải tạo, chỉnh trang điều kiện chất lượng môi trường cảnh quan KCN). b. Giải pháp khác quản lý chất lượng cảnh quan - Đóng phí bắt buộc đối với các nhà đầu tư xây dựng KCN để đảm bảo phí quản lý, duy trì, chăm sóc cảnh quan XNCN và KCN cũng như trách nhiệm của họ. - Tỉ lệ chiếm đất cây xanh trong KCN là 15-20%, đồng thời cây xanh cách ly không tính vào diện tích này. - Đất dự trữ: Có quy định, biện pháp và chế tài xử phạt với diện tích này đối với mỗi KCN và XNCN khi nhà máy bắt đầu hoạt động đi vào sử dụng. - Quản lý chất lượng môi trường cảnh quan: kiểm soát chất lượng môi trường cảnh quan, đề xuất lập các điểm quan trắc theo lưới hình học với khoảng cách phù hợp trên toàn bộ KCN thay vì các trạm đo rời rạc hiện nay. 3.4. Bổ sung, hoàn thiện cơ sở pháp lý quản lý KG, KT, CQ KCN - Rà soát bổ sung hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan quản lý KG, KT, CQ KCN TT Văn bản pháp lý Thực trạng Đề xuất giải pháp 1 Luật QH Đô thị 2009 Thiếu các thông tư hướng dẫn cụ thể về nội dung quy hoạch KCN cho đô thị đặc biệt như Hà nội Cần có các văn bản hướng dẫn về nội dung quy hoach KCN đối với đô thị đặc biệt. 2 Luật Thủ đô Mới dừng lại ở yêu cầu về KG,KT,CQ đô thị Bổ sung thêm nội dung yêu cầu về KG,KT,CQ cho KCN 3 Luật Thanh tra Không có chức năng thanh tra tại BQL KCN KCX thành phố Hà Nội Bổ sung thanh tra KCN vào danh mục thanh tra chuyên ngành. Hồi phục lại chức năng thanh tra, giám sát, xử phạt cho BQL KCN Hà Noiij 4 Nghị định 38/2010-NĐ/CP ngày 7/4/2010 Không quy định nội dung quản lý KG,KT,CQ cho KCN Bổ sung nội dung quản lý KG,KT,CQ cho KCN 5 Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 Nay là nghị định 82/2018/NĐ-CP - Chia quy mô KCN ra 3 loại: >300ha; 100-300ha và <100ha Phân thành 4 loại <50ha;50-200ha;200-500ha và >500ha 6 Thôngtư 19/2008/TT- BXD ngày 20/11/2008 Chưa có mẫu quy chế quản lý KG,KT,CQ cho KCN - Bổ sung quy chế quản lý KG,KT,CQ cho KCN 21 7 TCVN 4449- 1987 Diện tích đất công nghiệp được tính dựa trên tiêu chuẩn 15-20m2/người đối với Hà Nội Giảm tiêu chuẩn xuống thấp hơn để phù hợp với số dân và nhu cầu hiện tại của Hà Nội. 8 TCVN 4514:2012 về tiêu chuẩn thiết kế XNCN- Tổng mặt bằng Chưa có tiêu chuẩn thiết kế cho các công trình công cộng, dịch vụ phụ trợ, khu WC cho XNCN và KCN Cần bổ sung các tiêu chuẩn thiết kế này cho KCN và XNCN 9 Quyết định số 70/2014/QĐ- UBND ngày 12/9/2014 Mới chỉ quy định chung và phân vùng các KCN trong TP ở điều 27 và 28 của quyết định Cần quy định cụ thể hơn cho KCN của TP Hà Nội. 3.5. Đề xuất mô hình tổ chức bộ máy quản lý mới quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan KCN tại Hà Nội. 3.5.1. Hoàn thiện bộ máy theo phân cấp quản lý - Đối với cấp trung ương: Kiện toàn bộ máy Vụ quản lý các KCN, KKT trực thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư để đảm bảo được quy mô và năng lực chuyên môn quản lý. - Đối với cấp TP và BQL KCN TP Hà Nội: Tăng mức độ quyền hạn và hiệu quả quản lý về mặt chuyên môn. Đề xuất tổ chức bộ máy quản lý BQL KCN TP Hà Nội thành “ cơ quan quản lý nhà nước chuyên môn” thuộc UBND TP Hà Nội chuyên quản lý toàn diện các vấn đề thuộc KCN mà không chỉ đơn thuần là tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ và hành chính công. 3.5.2. Mô hình đề xuất BQL KCN và CX TP Hà Nội - Kết hợp, ghép một số trung tâm vào một phòng chức năng để quản lý thực hiện công việc tương tự nhau và để giảm đầu mối quản lý. - Phục hồi phòng thanh tra trong BQL KCN Hà Nội. - Tăng cường vai trò của Phòng công nghệ cao bằng việc trở thành một trung tâm hỗ trợ cung cấp dữ liệu, thực điạ, kiểm tra giám sát..cho tất cả các Phòng ban thuộc BQL KCN. - Tăng cường nội dung quản lý KG, KT, CQ KCN cho Phòng quản lý quy hoạch và Xây dựng. Phòng này sẽ kết hợp chặt chẽ với phòng Thanh tra, Phòng công nghệ, Phòng Tài nguyên và Môi trường để quản lý toàn bộ nội dung về KG, KT, CQ KCN trên địa bàn TP một cách đầy đủ và toàn diện. - Đề xuất câú trúc bộ máy BQL đa nhiệm, đa thành phần gồm: Nhà nước, Nhà đầu tư- Nhà Tư vấn và đại diện Cộng đồng - Quản lý có sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý KCN: có quy định cho người lao động được tham gia trong bộ máy quản lý KCN và có ban đại diện hợp pháp cho người dân sống kề cạnh KCN được tham gia trong các thời điểm thích hợp trong quá trình quản lý, hoạt động và phát triển KCN. 22 3.6. Giải pháp ứng dụng công nghệ số và thiết bị hiện đại trong quản lý: Với rất nhiều ưu việt của thiết bị máy móc hiện đại và công nghệ thông tin có thể áp dụng vào công tác quản lý KG, KT, CQ cho KCN. Luận án đã đưa ra các giải pháp cụ thể và đề xuất cách lựa chọn các phần mềm thích hợp trong công tác quản lý (cụ thể là 6 loại ứng dụng) giaỉ pháp này sẽ là cơ sở minh bạch, chính xác hỗ trợ đắc lực trong quản lý KG, KT, CQ đặc biệt KCN có tính đặc thù cao. Sơ đồ dưới đây là đề xuất hoàn thiện bộ máy quản lý KG, KT, CQ KCN tại HN Hình 3.2: Mô hình tổ chức bộ máy mới về quản lý KG, KT, CQ KCN tại TP Hà Nội 3.7. Bàn luận kết quả nghiên cứu 1.) Tư duy quản lý mới về KG, tài nguyên và con người : Thay đổi nhận thức, tư duy quản lý của chính quyền, chủ đầu tư và nhà tư vấn về việc tiết kiệm tài nguyên đất đai bằng các giải pháp có tầm nhìn xa và tổng quát. Bên cạnh đó công tác quản lý phụ thuộc nhiều vào trình độ, hành vi của con người thực hiện nhiệm vụ do vậy cần nâng cao trình độ, trách nhiệm cá nhân và khả năng làm việc chuyên ngành từ lãnh đạo đến chuyên viên để việc thực hiện nghiêm túc và chính xác hơn. 2.) Hoàn thiện thể chế chính sách và tầm nhìn tương lai: Pháp luật nói chung luôn luôn lạc hậu trước thực tiễn, vì vậy cải cách thể chế và pháp luật luôn yêu cầu có một đội ngũ tư vấn cho Chính phủ và Thành phố về những dự báo và chiến lược dài hạn cho phát triển KCN. Đồng thời tăng cường việc giám sát và phát hiện những bất cập và lỗ hổng của pháp luật về KG, KT, CQ ở tất cả các KCN để chỉnh sửa, hoàn thiện các nội dung của pháp luật hiện nay. UBND TP HÀ NỘI UBND HUYỆN (Phòng quản lý Đô thị)) CÁC SỞ BAN NGÀNH TRỰC THUỘC TP HN ( Sở xây dựng, Sở Quy hoạch- Kiến trúc, Sở tài nguyên MT) BAN QUẢN LÝ KCN, KCX TP HÀ NỘI BAN QL DỰ ÁN CÁC KCN ( Chính quyền- Nhà đầu tư- Cộng đồng- Nhà Tư vấn ) Phòng QL Xây dựng và QH Phòng công nghệ cao Phòng Thanh tra, Phòng tài nguyên và môi trường (QL KG,KT,CQ) Các nhà máy trong KCN Ứng dụng công nghệ số trong kết nối và quản lý KCN Quan hệ trực thuộc và quản lý trực tiếp Quan hệ phối hợp giữa các cơ quan 23 3.) Thách thức mới về khoa học, ứng dụng công nghệ thời đại- công nghệ số: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được hình thành trên nền tảng cuộc cách mạng số tiến tới mọi vật mang trí tuệ nhân tạo, vạn vật đều nối kết, tương tác qua mạng internet. Công tác quản lý KG, KT, CQ KCN không thể đứng ngoài cuộc cách mạng này bởi tác dụng hiệu quả của nó. Do đó đưa nền tảng công nghệ số vào trong quản lý sẽ và là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển, hội nhập của KCN ở Việt Nam. 4.) Yếu tố hợp tác, chia sẻ giữa các bên tham gia: Mấu chốt cho PTBV tại mỗi KCN không phải là các quy định bắt buộc tại mỗi bên tham gia hay sự phân chia nhiệm vụ mà là sự hợp tác và chia sẻ quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm giữa các thành phần cùng chung quyền lợi có được tại các KCN đó là Chính quyền– Chủ đầu tư– Cộng đồng và Nhà Tư vấn sẽ là giải pháp hữu hiệu và tối ưu cần nghiên cứu và phát huy. Bởi chỉ có thấu hiểu trách nhiệm, lợi ích và cùng chung một mục đích đó là phát triển kinh tế nhưng không làm ảnh hưởng đến môi trường, chất lượng tiện nghi làm việc cũng như giữ gìn tài nguyên quý giá cho tương lai. Đây mới là mục đích cao nhất cho mọi công tác quản lý và hoạt động của KCN. 5.) Vị thế của Thủ đô với yêu cầu phát triển bộ tiêu chí về quản lý KG, KT, CQ KCN: Trong kết quả của luận án với các nhóm tiêu chí về quản lý KG, KT, CQ KCN mới dừng lại các tiêu chí cơ bản thì chưa thể là các căn cứ pháp lý để áp dụng một cách đầy đủ và bắt buộc.Vì vậy sau nghiên cứu này cần có một cơ quan nghiên cứu soạn thảo và ban hành bộ tiêu chí đầy đủ và chính xác hơn nữa để có thể đi vào văn bản pháp luật và ứng dụng thực tế. 24 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận 1.) KG, KT, CQ KCN là một bộ phận hợp thành không tách rời với chiến lược phát triển không gian trong ranh giới TP Hà Nội, góp phần tạo dựng bộ mặt Thủ đô ngày càng văn minh, xứng tầm là TP hiện đại nhất trong cả nước. Do vậy việc đề xuất các giải pháp quản lý KG, KT, CQ KCN là hết sức cần thiết, và sát với yêu cầu hiện tại cũng như trong tương lai. 2.) Công tác quản lý KG, KT, CQ KCN với mục tiêu khuyến khích đầu tư xây dựng theo quy hoạch, sử dụng hiệu quả đất đai KCN, tăng tiện nghi làm việc cho người lao động cũng như tạo được cảnh quan, môi trường cho KCN. Đồng thời cải thiện cơ chế chính sách nhằm hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia quản lý. 3.) Luận án phân tích, các cơ sở pháp luật liên quan đến quản lý KG, KT, CQ KCN tại TP Hà Nội. Qua đó thấy sự bất cập, thiếu, cần bổ sung hoàn thiện cơ sở pháp lý từ đó cần điều chỉnh, cập nhật để nâng cao hiệu quả quản lý tại KCN. 4.) Nghiên cứu đề xuất các giải pháp về quản lý KG, KT, CQ KCN tại TP Hà Nội Kiến nghị - Đối với Chính phủ: Cần bổ sung các Nghị định đi kèm với Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12, trong đó bổ sung phần nội dung về quy hoạch KCN tại các đô thị đặc biệt như Hà Nội và TP HCM; Nội dung luật Thủ đô cần xác định rõ vị thế, chức năng, yêu cầu KG, KT, môi trường CQ, thẩm mỹ của các KCN tại Hà Nội đến tầm nhìn 2050. - Đối với Bộ Xây dựng: Ban hành Thông tư hướng dẫn lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị cho KCN. Cần điều chỉnh, bổ sung hệ thống Quy chuẩn, Tiêu chuẩn xây dựng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế- xã hội hòa nhập với sự phát triển của khu vực và trên thế giới. - Đối với TP Hà Nội: Cần hoàn thiện đồng bộ các quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết KCN trong địa bàn TP Hà Nội. Ban hành quy chế quản lý KG, KT, CQ KCN Cần áp dụng đồng bộ ứng dụng công nghệ số, máy móc thiết bị hiện đại trong công tác quản lý từ TP đến các KCN tại địa phương. - Ban quản lý các KCN và CX TP Hà Nội: Rà soát lại quy hoạch các KCN trên địa bàn về thực trạng sử dụng đất, xây dựng công trình và tổ chức cảnh quan; Đánh giá lại tác động môi trường tại các KCN và áp dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng môi trường và cảnh quan . - Nhà đầu tư: Đầu tư và chia sẻ hài hòa lợi ích với cộng đồng trong phát triển KCN, phù hợp với định hướng phát triển KCN xanh, sạch, đẹp. - Cộng đồng dân cư và người lao động: chủ động và kịp thời nắm bắt thông tin. Hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng trong quá trình phát triển KCN 25 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Bài báo khoa học 1./ Lê Thị Ái Thơ (2020) Công nghệ số trong quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu công nghiệp tại Hà Nội. Tạp chí Kiến trúc, Hội KTS Việt Nam, Bộ Xây dựng số 1/2020. 2./ Lê Thị Ái Thơ, Lê Đình Tri (2013), Đổi mới về nhận thức trong Quản lý xây dựng đô thị- Tạp chí Xây dựng và Đô thị, Bộ Xây Dựng, số 33/ 2013 3./ Lê Thị Ái Thơ, Trần Như Thach (2012), Hợp khối trong nhà máy ở Việt nam - Tạp chí Khoa học Kiến trúc và Xây dựng, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, số 10/2012 4./ Lê Thị Ái Thơ, Trần Như Thạch (2011), Phân khu trong nhà máy ở Việt Nam -Tạp chí Khoa học Kiến trúc và Xây dựng, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, số 5/2011 5./ Lê Thị Ái Thơ, Trần Như Thạch (2011), Tổng quan sự phát triển nhà máy đóng tàu biển ở Việt Nam -Tạp chí Khoa học Kiến trúc và Xây dựng, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, số 4/2011. Hội thảo và công trình nghiên cứu khoa học 1/ Lê Thị Ái Thơ (2019), Đổi mới phương thức quản lý khu công nghiệp từ góc nhìn quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan. Hội thảo quốc tế ICACE “International conference on Architecture and Civil Engineering 2019” tại Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, tháng 9/ 2019. 2./ Lê Thị Ái Thơ (2014), Tham gia đề tài soạn bài giảng điện tử “Nguyên lý thiết kế công trình xí nghiệp công nghiệp” dùng cho hệ chính quy ngành Kiến trúc, năm 2014
File đính kèm:
- tom_tat_luan_an_quan_ly_khong_gian_kien_truc_canh_quan_khu_c.pdf
- Những đóng góp mới Tiếng Anh.pdf
- Những đóng góp mới Tiếng Việt.pdf
- Tóm tắt Tiếng Anh.pdf