Tóm tắt Luận án Quy hoạch đô thị thích ứng ngập nước tại khu vực nam thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Sài Gòn xưa và Thành phố Hồ Chí Minh ngày

nay được xây dựng trên vùng đất thấp có nhiều sông rạch. Địa

hình và cao độ nền đất khu vực được thay đổi theo nhu cầu cao

độ xây dựng công trình và độ dốc thoát nước bề mặt cần có của

từng lưu vực thoát nước. Quá trình san lấp tạo mặt đất xây dựng

đã thay đổi quy luật dòng chảy bề mặt tự nhiên của toàn bộ lãnh

thổ thành phố. Mặc dù trong từng giai đoạn xây dựng đều có

quy hoạch thoát nước cho toàn bộ hoặc từng khu vực có dự án

xây dựng của thành phố, nhưng thực tế không bảo đảm được

khả năng thoát nước đô thị. Hậu quả của quá trình phát triển

này là phát sinh ngập nước cục bộ hoặc toàn phần trong từng

khu vực. Nó gây nhiều tác động tiêu cực đến môi trường đô thị.

Những thiệt hại về kinh tế, văn hóa, chất lượng cuộc sống đô thị

do ngập nước là vô cùng lớn và rất khó có cơ sở để định lượng

rõ ràng.

Từ quy luật dòng chảy bề mặt của nguồn nước cần thoát,

điều kiện thoát nước của thành phố và các công trình nghiên

cứu về ngập nước như Quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước

TP.HCM đến năm 2020 do JICA (Nhật Bản) thực hiện đã được

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2001 theo Quyết định số

752/QĐ-TTg; Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực

TP.HCM (còn được gọi Quy hoạch 1547) đã được Thủ tướng

phê duyệt năm 2008; dự án chống ngập khu vực TP.HCM của

Haskoning Netherland (2013),

pdf 28 trang dienloan 4480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Quy hoạch đô thị thích ứng ngập nước tại khu vực nam thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Quy hoạch đô thị thích ứng ngập nước tại khu vực nam thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt Luận án Quy hoạch đô thị thích ứng ngập nước tại khu vực nam thành phố Hồ Chí Minh
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG 
 TRƯỜNĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM 
HOÀNG TÙNG 
QUY HOẠCH ĐÔ THỊ THÍCH ỨNG NGẬP NƯỚC 
TẠI KHU VỰC NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị 
Mã số: 9580105 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ 
TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020 
Công trình được hoàn thành tại: 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH 
Người hướng dẫn khoa học: 
1. TS.KTS. NGUYỄN THANH NHÃ 
2. TS.KTS. PHAN SỸ CHÂU 
Phản biện 1: 
Phản biện 2: 
Phản biện 3: 
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH 
Vào hồi giờ ngày tháng năm 
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH 
THƯ VIỆN KHOA HỌC TỔNG HỢP TP. HỒ CHÍ MINH 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
BĐKH Biến đổi khí hậu 
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long 
EFA Phân tích nhân tố khám phá 
FFS Chỉ số đánh giá rủi ro ngập nước 
GI Hệ thống hạ tầng xanh 
HTKT Hạ tầng kỹ thuật 
IPCC Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu 
JICA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản 
KNTP.HCM Khu Nam thành phố Hồ Chí Minh 
LID Nguyên lý “Phát triển tác động thấp” 
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức 
QHĐT Quy hoạch đô thị 
QLRRNN Quản lý rủi ro ngập nước 
S-P-R Nguồn – Lộ trình – Khu vực ngập 
S-P-R-I 
Chỉ số đánh giá Nguồn – Lộ trình – Khu 
vực ngập 
SUDS Thoát nước đô thị bền vững 
TKĐT Thiết kế đô thị 
TP.HCM Thành Phố Hồ Chí Minh 
1 
PHẦN MỞ ĐẦU 
1. Lý do chọn đề tài 
Thành phố Sài Gòn xưa và Thành phố Hồ Chí Minh ngày 
nay được xây dựng trên vùng đất thấp có nhiều sông rạch. Địa 
hình và cao độ nền đất khu vực được thay đổi theo nhu cầu cao 
độ xây dựng công trình và độ dốc thoát nước bề mặt cần có của 
từng lưu vực thoát nước. Quá trình san lấp tạo mặt đất xây dựng 
đã thay đổi quy luật dòng chảy bề mặt tự nhiên của toàn bộ lãnh 
thổ thành phố. Mặc dù trong từng giai đoạn xây dựng đều có 
quy hoạch thoát nước cho toàn bộ hoặc từng khu vực có dự án 
xây dựng của thành phố, nhưng thực tế không bảo đảm được 
khả năng thoát nước đô thị. Hậu quả của quá trình phát triển 
này là phát sinh ngập nước cục bộ hoặc toàn phần trong từng 
khu vực. Nó gây nhiều tác động tiêu cực đến môi trường đô thị. 
Những thiệt hại về kinh tế, văn hóa, chất lượng cuộc sống đô thị 
do ngập nước là vô cùng lớn và rất khó có cơ sở để định lượng 
rõ ràng. 
Từ quy luật dòng chảy bề mặt của nguồn nước cần thoát, 
điều kiện thoát nước của thành phố và các công trình nghiên 
cứu về ngập nước như Quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước 
TP.HCM đến năm 2020 do JICA (Nhật Bản) thực hiện đã được 
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2001 theo Quyết định số 
752/QĐ-TTg; Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực 
TP.HCM (còn được gọi Quy hoạch 1547) đã được Thủ tướng 
phê duyệt năm 2008; dự án chống ngập khu vực TP.HCM của 
Haskoning Netherland (2013), Các nghiên cứu đã chỉ ra được 
các nguyên nhân gây ngập cũng như các vấn đề cấp thiết cần 
nghiên cứu và để xây dựng thành phố Hồ Chí Minh thích ứng 
2 
với rủi ro ngập nước cần phải có một phương pháp tiếp cận mới 
nhằm kiểm soát nguy cơ ngập, cân bằng giữa các giải pháp khác 
nhau để kiểm soát rủi ro ngập nước đô thị. Kết nối các điều kiện 
trong quản lý rủi ro ngập nước (QLRRNN) với quy hoạch đô thị 
(QHĐT) và tạo điều kiện tiếp cận giải quyết các vấn đề phát 
sinh. Cách thức này đang được coi là chiến lược hiệu quả, bao 
gồm sự linh hoạt và phát huy tác dụng ngay cả trước những bất 
trắc có thể xảy ra trong tương lai. Việc kết hợp nhiều biện pháp 
khác nhau có thể mang lại lợi ích lâu dài và giúp giảm thiểu chi 
phí chống ngập nước. Tiếp cận “mềm” cần được khuyến khích 
sử dụng để bổ sung năng lực thoát nước cho đô thị và giải pháp 
này chỉ mang tính chất bổ sung chứ không phải là giải pháp 
thay thế cho giải pháp công trình với hệ thống thoát nước hoàn 
chỉnh. Tiếp cận mềm với các giải pháp kiểm soát dòng chảy 
tràn tại chỗ giúp kiểm soát ngập nước tốt hơn. Giải pháp này 
giúp giải quyết triệt để vấn đề ngập nước chứ không phải mang 
rủi ro từ vị trí này sang vị trí khác. 
Từ thực tế phát triển đô thị bền vững trong công tác quản 
lý quy hoạch xây dựng và đặc biệt yêu cầu cấp bách giải quyết 
ngập nước ngày càng trầm trọng trên địa bàn thành phố, đề tài 
“Quy hoạch đô thị thích ứng ngập nước tại khu Nam Thành 
phố Hồ Chí Minh” được chọn làm nghiên cứu theo hướng tiếp 
cận mới, tạo điều kiện hình thành giải pháp phù hợp hiệu quả 
cho quá trình lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch tại 
TP.HCM theo góc độ thoát nước đô thị trong thời gian tới. 
2. Đối tượng nghiên cứu 
Với việc nghiên cứu QHĐT thích ứng ngập nước đối với 
KNTP.HCM đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định 
3 
như sau: 
- Quy hoạch chung TP.HCM, quy hoạch chung 
KNTP.HCM, các đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 thuộc 
khu vực nghiên cứu. 
- Các quy hoạch ngành, nghiên cứu về thoát nước, giảm 
ngập đô thị tại TP.HCM. 
- Các công trình giảm ngập và hệ thống hạ tầng kỹ thuật 
tại KNTP.HCM. 
- Các chính sách của Nhà nước, các đối tượng bị tác 
động (khu vực ngập) do ngập nước tại KNTP.HCM. 
Luận án tập trung phân tích, đánh giá các mặt hạn chế 
trong công tác quy hoạch, trong các nghiên cứu đã thực hiện từ 
đó đề xuất các hướng tiếp cận mới về QHĐT thích ứng với 
ngập nước tại KNTP.HCM. 
Giới hạn nghiên cứu QHĐT thích ứng ngập nước khu 
Nam thành phố Hồ Chí Minh được như sau: 
- Các yếu tố tác động trực tiếp đến tình trạng ngập nước 
trong không gian lãnh thổ vùng Thành phố Hồ Chí Minh. 
- So sánh và tìm phương pháp xác định mức độ và khả 
năng ngập nước của một khu vực hay một vùng lãnh thổ nhất 
định. Xác định theo phương pháp vừa có định tính và định 
lượng để bảo đảm tạo cơ sở đáng tin cậy cho xác định nguy cơ 
ngập nước. Ưu tiên phương pháp có thể áp dụng các phần mềm 
kỹ thuật số. 
- Hồ sơ Quy hoạch xây dựng thuộc địa bàn khu Nam 
thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng chính là các tài liệu và 
thông tin liên quan đến hiện trạng và quy hoạch hệ thống thoát 
nước đô thị trong quy hoạch phân khu. Các quần thể công trình, 
4 
đồ án, dự án và đề tài nghiên cứu có liên quan đến khả năng 
thoát và ngập nước tại khu vực nêu trên. 
- Xây dựng và vận hành sử dụng hệ thống thoát nước 
trong khu đô thị và thói quen sinh hoạt của người dân, cơ sở 
kinh doanh sản xuất có liên quan trực tiếp đến thoát nước đô 
thị. Cơ chế vận hành xây dựng hệ thống thoát nước của thành 
phố. 
- Nghiên cứu các đối tượng này nhằm tìm ra những tiền 
đề xác định nguy cơ ngập nước và các giải pháp tương ứng để 
khắc phục các nguyên nhân gây ngập nước trong thiết kế xây 
dựng, đầu tư xây dựng và vận hành bảo quản hệ thống thoát 
nước của các khu vực đã có quy hoạch xây dựng. 
3. Phạm vi nghiên cứu 
a. Về mặt lý thuyết: Phạm vi nghiên cứu giới hạn trong 
khả năng tìm kiếm cơ sở khoa học để đánh giá nguy cơ ngập 
nước. Tìm các giải pháp tương ứng cho khắc phục trong khoảng 
thời gian có hiệu lực của quy hoạch xây dựng được cơ quan 
chức năng phê duyệt. 
b. Về giới hạn không gian nghiên cứu: 
 Nghiên cứu tập trung một số đồ án quy hoạch phân khu 
thuộc khu Nam Thành phố. Đây là khu vực đã hoàn chỉnh các 
quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000, gồm các phần đất thuộc địa 
bàn một phần các Quận 7, Quận 8, huyện Nhà Bè và huyện 
Bình Chánh với diện tích khoảng 11,3 km2, dân số tại thời điểm 
nghiên cứu khoảng 1,5 triệu người. Ranh giới như sau: 
- Phía Đông: giáp sông Soài Rạp, Quận 7 
- Phía Tây: giáp quốc lộ 1A, huyện Bình Chánh. 
- Phía Nam: giáp Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ và 
5 
sông Đồng Nai. 
- Phía Bắc: giáp Quận 7 và Quận 8. 
Diện tích của Khu vực nghiên cứu là 6.521ha. 
4. Mục tiêu nghiên cứu 
Mục tiêu của đề tài “Quy hoạch đô thị thích ứng ngập 
nước tại khu vực Nam TP.HCM” bao gồm các nội dung sau 
đây: 
(1) Tìm mô hình khảo sát tính toán khả năng ngập nước 
của một vùng lãnh thổ nhất định nhằm xác định mức độ rủi ro 
ngập nước của một khu vực trong tổng thể chung của một lưu 
vực thoát nước đô thị khi có nguồn nước đột nhiên xuất hiện. 
Đó là nguồn nước mưa và triều cường hoặc có cả hai trường 
hợp cùng thời điểm. Hoàn thiện công cụ đó cho khảo sát rủi ro 
ngập nước của một khu đã có quy hoạch thoát nước đô thị hoặc 
một phần khu vực trong lưu vực thoát nước của một khu đô thị 
nhất định. 
(2) Áp dụng mô hình đó để xác định rủi ro ngập nước 
các khu vực có quy hoạch phân khu đã được cơ quan chức năng 
phê duyệt và ban hành áp dụng. 
(3) Xây dựng bản đồ đánh giá rủi ro ngập nước cho một 
vài khu điển hình thuộc khu Nam Thành phố Hồ Chí Minh. 
(4) Đề xuất các giải pháp cho quản lý quy hoạch xây 
dựng, đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống thoát nước có cập 
nhật điều kiện QLRRNN tại KNTP.HCM. 
5. Phương pháp nghiên cứu 
Gồm (06) phương pháp sau: phương pháp phân tích tổng 
hợp; phương pháp kế thừa; phương pháp chuyên gia; phương 
6 
pháp dự báo; phương pháp tiếp cận hệ thống; phương pháp thực 
chứng ứng dụng. 
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 
a. Ý nghĩa khoa học: 
Hệ thống hóa cách tiếp cận nguy cơ ngập nước cục bộ 
hoặc một phần lãnh thổ thành phố và quản lý đô thị theo hướng 
thích ứng với biến đổi khí hậu và ngập nước. 
Cung cấp nội dung cơ bản về QHĐT thích ứng với ngập 
nước để làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy và nghiên 
cứu thuộc lĩnh vực quy hoạch và quản lý đô thị. 
b. Ý nghĩa thực tiễn: 
Đề xuất bổ sung một số nội dung trong QHĐT tại Việt 
Nam, đặc biệt là quá trình lập QHĐT trên quan điểm thích ứng 
với điều kiện biến đổi khí hậu. Xác định cơ chế chính sách 
trong quản lý QHĐT và đầu tư xây dựng thích ứng với rủi ro 
ngập nước tại TP.HCM. 
Đề xuất bổ sung nội dung nghiên cứu cho các cơ quan 
quản lý TP.HCM trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt các 
QHĐT trong điều kiện biến đổi khí hậu. 
Áp dụng những đề xuất vào KNTP.HCM, là cơ sở để 
tham khảo áp dụng đối với các khu vực khác trên địa bàn 
TP.HCM và có thể ở các thành phố khác. 
7. Khái niệm mô hình S-P-R (Nguồn-Lộ trình dòng chảy -
Khu vực ngập) 
Theo Floodsite, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, các 
khái niệm về các yếu tố để đánh giá rủi ro ngập nước như sau: 
Nguồn gây ngập nước (Source): Nguồn nước ở đây là 
nước mưa, triều cường, nước lũ và nước thải do sinh hoạt và 
7 
sản xuất. Các kết quả thống kê cho thấy biến đổi khí hậu gây 
hậu quả ngày càng nghiêm trọng đối với nguy cơ ngập nước của 
thành phố. Lượng mưa và tần suất mưa ngày càng tăng và đặc 
biệt các cơn mưa có thủy lượng lớn trong một thời gian ngắn 
xuất hiện ngày càng nhiều, sự ấm lên của khí hậu toàn cầu làm 
cho mực nước biển dâng làm cho đỉnh triều cao. Đây cũng là 
nguyên nhân chính gây ngập nặng tại các thành phố. 
Lộ trình dòng chảy (Pathway): là phần diện tích mà 
dòng chảy đi qua khi có nguồn nước chảy theo một hướng nào 
đấy trên bề mặt. Đó là đường phố, hẻm, quảng trường và các 
khoảng trống khác nhau trong đô thị; hệ thống cống thoát nước, 
kênh rạch, sông ngòi trong đô thị; các công trình giảm ngập như 
mương thấm, vùng đất ngập, bể ngầm, hồ điều tiết). 
Khu vực ngập (Receptor): là diện tích bề mặt ngập 
nước trong các khu chức năng khác nhau của đô thị. Các khu 
vực này khi bị ngập trong một thời gian ngắn hay dài chịu tổn 
thất do tác động của ngập nước gây ra bao gồm: thiệt hại về 
kinh tế và các công trình xây dựng, hệ thống giao thông, hệ 
thống hạ tầng kỹ thuật của đô thị; ảnh hưởng nghiêm trọng đến 
sức khỏe, môi trường và chất lượng cuộc sống của người dân. 
Mô hình S-P-R được mô tả bằng sơ đồ như sau: 
8. Cấu trúc luận án 
8 
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung được 
bố cục trong 4 chương: 
Chương 1. Tổng quan về quy hoạch đô thị và thực trạng 
ngập nước tại TPHCM 
Chương 2. Cơ sở khoa học về quy hoạch đô thị thích ứng 
với ngập nước tại Khu Nam TP.HCM 
Chương 3. Đánh giá tình trạng ngập nước trong quy 
hoạch đô thị TP.HCM và giải pháp quy hoạch thích ứng với 
ngập nước tại KNTP.HCM 
Chương 4. Bàn luận 
Kết luận và Kiến nghị 
CHƯƠNG I 
Chương 1 trình bày những vấn đề liên quan đến quy 
hoạch xây dựng của thành phố và quy hoạch thủy lợi vùng 
ngoại vi của nó. Tổng hợp quá trình lập quy hoạch của 
TP.HCM bao gồm: Quy hoạch chung xây dựng từ năm 1975-
1990; Quy hoạch chung xây dựng năm 1993; Quy hoạch chung 
xây dựng năm 1998; Quy hoạch chung xây dựng năm 2010; 
Quy hoạch JICA 2001; Quy hoạch 1547. Các đồ án quy hoạch 
xây dựng và nghiên cứu này có liên quan trự tiếp đến quy hoạch 
thoat nước hoặc ngập úng tại thành phố Hồ Chí Minh. 
Các quy hoạch này đều dựa trên quan điểm phòng và 
chống ngập cho TP.HCM bằng các giải pháp công trình kỹ 
thuật là chủ yếu (như hồ điều hòa, cống ngăn triều, kiên cố hóa 
các công trình hạ tầng kỹ thuật). Tuy nhiên, với sự BĐKH ngày 
càng phức tạp, các rủi ro ngập nước ngày khó kiểm soát đã bộc 
lộ sự hạn chế về quan điểm tiếp cận của các quy hoạch này 
9 
cũng như khả năng thích ứng của các đối tượng chịu tác động 
tiêu cực do ngập nước gây ra. 
Những vấn đề chính trong các quy hoạch xây dựng và 
các quy hoạch thủy lợi nhằm kiểm soát dòng chảy của sông 
rạch với mục tiêu nâng cao khả năng thoát nước cho thành phố 
được tổng hợp để làm rõ tầm quan trọng của vấn đề được 
nghiên cứu. 
Đây là cơ sở cho tiếp cận nghiên cứu đề tài và cơ sở để 
tìm các giải pháp hợp lý giải quyết vấn đề ngập nước. Quan 
điểm tiếp cận mới là QLRRNN tích hợp vào nội dung quy 
hoạch đô thị nhằm nâng cao khả năng thích ứng, phát triển bền 
vững đối với các khu vực nhạy cảm với nước như khu vực phía 
Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung Chương I trình bày 
trong các mục sau 
1.1 Khái niệm chung 
1.1.1. Quy hoạch 
1.1.2. Thiết kế đô thị 
1.1.3. Quy hoạch đô thị 
1.1.4. Thích ứng ngập nước 
1.1.5. Khái niệm mô hình S-P-R (Nguồn - Lộ trình dòng chảy 
- Khu vực ngập) 
1.2 Tổng quan về công tác QHĐT Việt Nam 
1.2.1. Phương thức lập QHĐT tại Việt Nam 
1.2.2. Hệ thống quy hoạch Việt Nam từ năm 1985 đến 2018 
1.3 Công tác lập quy hoạch của TP.HCM 
1.3.1. Quy hoạch chung xây dựng từ năm 1975-1990 
1.3.2. Quy hoạch chung xây dựng 1993 
1.3.3. Quy hoạch chung xây dựng năm 1998 
1.3.4. Quy hoạch 1547. 
10 
1.3.5. Quy hoạch chung xây dựng năm 2010 
1.4 Thực trạng ngập nước tại TP.HCM 
1.4.1. Ảnh hưởng BĐKH tại TP.HCM 
1.4.2. Thực trạng 
1.4.3. Nguyên nhân 
1.5 Thực trạng ngập nước tại Khu Nam TP.HCM 
1.5.1. Giới thiệu về hiện trạng quy hoạch và xây dựng các 
Khu vực nghiên cứu thuộc Khu nam TP.HCM 
1.5.2. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên và hệ thống HTKT 
1.5.3. Thực trạng ngập nước tại Khu Nam TP.HCM 
1.6 Các dự án và công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 
dự án 
1.6.1. Quy hoạch JICA 2001 
1.6.2. Những nghiên cứu khác 
1.6.3. Các dự án và công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 
luận án 
1.7 Kết luận 
CHƯƠNG II. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẬN DỤNG 
QUẢN LÝ RỦI RO NGẬP NƯỚC TRONG QUY 
HOẠCH ĐÔ THỊ 
Mô hình đánh giá rủi ro ngập nước dựa vào thông số khí 
tượng, thủy văn, GIS đã không t ... ng trong các khu đô thị và cách kiểm soát quá trình này 
thông qua các giải pháp tổng hợp xuất phát từ mô hình S-P-R: 
Nguồn (Source)– Lộ trình dòng chảy (Pathway) – Khu vực 
ngập (Receptor). Đối với các giải pháp thoát nước đô thị thì 
việc nghiên cứu cách thức tác động vào lượng nước trên lộ trình 
dòng chảy là vô cùng hữu ích và tạo cơ sở để có một giải pháp 
xây dựng hệ thống thoát nước hợp lý và hiệu quả. 
Mô hình S-P-R hiện nay được các chuyên gia trong lĩnh 
vực quy hoạch đô thị, thoát nước rất quan tâm và cũng được tìm 
ra từ nghiên cứu của họ với quan điểm là kiểm soát hướng và 
tốc độ dòng chảy (kiểm soát nguồn nước tạm thời trong lộ trình 
dòng chảy - Pathway) và qua đó đề xuất các giải pháp để điều 
chỉnh khả năng thoát nước nhanh đối với các khu vực ngập 
(Receptor). Khi độ cao dòng chảy đột ngột hạ thấp thì nguồn 
nước được thu gom nhanh chóng xuống khu vực phía dưới và 
hiện tượng ngập được giải quyết. Vấn đề cần giải quyết là sau 
khi thu gom phải có biện pháp lưu thông nguồn gom tạm thời 
đó. Nguyên tắc bất thường này đã được giải quyết một cách 
16 
triệt để nạn ngập khi có mưa lớn trong một thời gian ngắn trước 
đây của thành phố London. 
Như vậy, nó khác với quan điểm thoát nước đô thị truyền 
thống đó là đưa ra các giải pháp thoát thật nhanh lượng nước 
khu ngập sang các khu vực khác thông qua mạng lưới thoát 
nước. Phương pháp truyền thống bị hạn chế do cản trở bởi điều 
kiện hiện trạng và khả năng tài chính. Thực tế này được chứng 
minh qua các giải pháp thoát nước trong điều kiện TP.HCM. 
Tại TP.HCM, việc giải quyết vấn đề ngập bằng hệ thống 
thoát nước đô thị theo hướng tiếp cận truyền thống (mở rộng 
cống thoát nước, nâng cốt nền đường) là một giải pháp tốn 
rất nhiều chi phí thực hiện nhưng hiệu quả chống ngập chưa 
cao. Trong nghiên cứu này, với quan điểm thích ứng với ngập 
nước và BĐKH dựa trên mô hình đánh giá S-P-R đề xuất áp 
dụng giải pháp thoát nước đô thị, giảm ngập nước trên nền tảng 
nguyên lý Phát triển tác động thấp (LID), kết hợp nhiều giải 
pháp thoát nước bao gồm: tạo dòng chảy thông thoáng; thu 
gom; lưu trữ; xâm nhập; chịu đựng sẽ góp thêm giải pháp bền 
vững nhằm giải quyết bài toán quy hoạch đô thị thích ứng ngập 
nước tại Khu Nam Thành phố Hồ Chí Minh. 
4.2 Ứng dụng mô hình S-P-R để xác định nguy cơ ngập tại 
Khu Nam của thành phố Hồ Chí Minh. 
Từ mô hình S-P-R qua tính toán cho phép xác định chỉ số 
mức độ ngập FFS (factor flooding score) của một khu vực nhất 
định. Từ giá trị chỉ số FFS cho phép xếp hạng rủi ro ngập theo 4 
cấp từ an toàn (màu xanh), mức độ an toàn vừa phải (màu tím), 
nguy hiểm (màu vàng) và rất nguy hiểm (màu đỏ). Mức độ rủi 
ro ngập nước thể hiện trên bản đồ 4 màu khác nhau. 
17 
Hình 4. 1: Bản đồ đánh giá rủi ro ngập nước KNTP.HCM 
(Nguồn: tác giả, 2019) 
Ứng với mỗi cấp độ được qui định các giải pháp kỹ thuật, xây 
dựng và quản lý tương ứng. Nó tạo cơ sở cho tất cả các chuyên 
gia khác nhau nhận biết cách thức xử lý thông tin theo nhiệm vụ 
được giao hoặc theo nhu cầu thông tin cá nhân cần tìm hiểu. 
4.3 Rủi ro ngập nước trong quy hoạch KNTP.HCM. 
4.3.1. Xác lập khả năng rủi ro ngập nước trong các quy 
hoạch phân khu đã ban hành của KNTP.HCM 
Đánh giá mức độ khả năng rủi ro ngập nước trong từng 
quy hoạch phân khu của KNTP.HCM được phân chia thành 04 
mức độ rủi ro với các vấn đề và thách thức khác nhau được tô 
thành bốn màu: màu đỏ, màu xanh, màu vàng và màu tím. Mỗi 
màu sẽ có hai nhóm giải pháp chính bao gồm giải pháp kết cấu 
và phi kết cấu, trong mỗi giải pháp chính có các giải pháp phụ. 
Cách tốt nhất để hiểu sự khác biệt giữa điều kiện thoát 
nước cho bốn khu vực là biểu diễn chúng theo hệ tọa độ: trục 
dọc biểu thị khả năng thích ứng của khu vực trong hiện tại và 
tương lai, và trục ngang biểu thị rủi ro do ngập nước. Chiến 
lược được đặt ra cho từng khu vực nhằm đáp ứng với những 
thách thức hiện tại và tương lai do BĐKH. 
18 
Hình 4. 2: Đồ thị màu phân chia các khu vực 
(Nguồn: tác giả, 2019) 
Từ kết quả nghiên cứu đề xuất tám kiến nghị cho công tác 
quy hoạch KNTP.HCM như sau: 
Kiến nghị 1: Cải thiện hệ thống thoát nước hiện hữu, tăng 
khả năng thoát nước của hệ thống kênh rạch. Ứng với mỗi cấp 
độ được qui định các giải pháp kỹ thuật, xây dựng và quản lý 
tương ứng. 
Kiến nghị 2: Cải thiện kết nối hệ thống thoát nước trong 
và ngoài khu vực, dành nhiều quỹ đất để phát triển các khu vực 
lưu trữ nước, dành quỹ đất phát triển các công viên sinh thái, 
các khu vực đất ngập nước, các hồ sinh học, phát triển đô thị 
theo hướng đô thị sinh thái. 
Kiến nghị 3: Bổ sung hệ thống thoát nước mưa với hệ 
thống thu gom nhanh để khi có mưa lớn bơm ra hệ thống sông 
và kênh rạch của lưu vực. Hệ thống này bổ sung ở đường có lộ 
giới từ 16m trở lên. Trong những trường hợp đặc biệt có thể cả 
đường có lộ giới 12m. 
Tím Vàng 
Xanh Đỏ 
Thấp Cao 
Cao 
Mức độ rủi ro ngập lụt 
Mức 
độ quy 
hoạch 
thích 
ứng 
ngập 
nước 
19 
Kiến nghị 4: Quy hoạch và thúc đẩy thị trường nhà ở theo 
hướng phát triển bền vững, quy hoạch sử dụng đất dựa trên việc 
chuyển giao quyền phát triển bất động sản, cho phép thay đổi 
mật độ xây dựng theo tầng cao để đổi lấy các công trình tiện ích 
công cộng, phát triển các chương trình nhà ở cho người thu 
nhập thấp. 
Kiến nghị 5: Quy hoạch lại phân vùng kinh tế, ưu tiên các 
lĩnh vực kinh tế và công nghiệp có khả năng tự phục hồi phù 
hợp với từng khu vực. 
Kiến nghị 6: Xây dựng các chương trình, kế hoạch để 
nâng cao nhận thức của người dân, thay đổi thái độ ứng xử của 
mỗi công dân trong điều kiện BĐKH diễn biến ngày càng phức 
tạp. 
Kiến nghị 7: Tập trung nguồn lực đầu tư cho công tác dự 
báo, nghiên cứu về chiến lược QHĐT thích ứng với BĐKH 
thông qua các chương trình, dự án nghiên cứu. 
Kiến nghị 8: Lập quy chế xây dựng, bảo dưỡng và vận 
hành cho hệ thống thoát nước của từng lưu vực thoát nước khác 
nhau. 
4.3.2. Lập kế hoạch đầu tư xây dựng KNTP.HCM thích ứng 
ngập nước 
Trên cơ sở kết quả xác định rủi ro ngập nước và các giải 
pháp quy hoạch xây dựng (08) kiến nghị nêu trên cần nghiên 
cứu lập kế hoạch đầu tư xây dựng cũng như các vấn đề liên 
quan quản lý xây dựng, bảo dưỡng và vận hành hệ thống thoát 
nước đối với KNTP.HCM với các nội dung cụ thể như sau: 
a) Các quy chế liên quan đến giải pháp kỹ thuật 
b) Quy chế liên quan đến giải pháp phi kỹ thuật 
20 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận. 
1.1. Xây dựng mô hình đánh giá rủi ro ngập nước tại 
TP.HCM do BĐKH 
Mô hình đánh giá rủi ro ngập nước được xây dựng dựa 
trên đánh giá các yếu tố ảnh hưởng cũng như cá yếu tố chịu tác 
động đến rủi ro ngập nước tại TP.HCM. Kết quả phân tích bằng 
mô hình phân tích nhân tố khám phá đã chỉ ra rằng có năm 
nhóm yếu tố ảnh hưởng: (i) Điều kiện tự nhiên, địa chất, địa 
hình và BĐKH; (ii) Kỹ thuật, công cụ quy hoạch đáp ứng với 
BĐKH; (iii) Giải pháp xây dựng hệ thống hạ tầng và công trình 
xanh thích ứng với BĐKH; (iv) Quản lý, giám sát, bảo hành, 
duy tu bảo dưỡng hệ thống thoát nước; (v) Chính sách, quy định 
của pháp luật và QLRRNN, và ba nhóm yếu liên quan đến khu 
vực ngập bị tác động: (i) Hệ thống giao thông; (ii) Hệ thống hạ 
tầng kỹ thuật; (iii) Công trình; (iv) Dân số. Từ các nhóm yếu tố, 
luận án phát triển một mô hình (FFS) bao gồm 39 tiêu chí đánh 
giá mức độ rủi ro ngập nước tại TP.HCM chia làm 5 nhóm về 
các tiêu chí đánh giá yếu tố ảnh hưởng và 4 nhóm về tiêu chí 
đánh giá tác động. Kết quả đánh giá theo thang điểm 100 chia 
làm bốn mức điểm để phân chia mức độ rủi ro ngập nước cho 
từng khu vực: (i) mức điểm từ 0 đến 25 cho các khu vực đánh 
giá là rất nguy hiểm, được bản đồ hóa bằng màu đỏ; ((i) mức 
điểm từ 25 đến 50 cho các khu vực nguy hiểm, được bản đồ hóa 
bằng màu vàng; (i) mức điểm từ 50 đến 75 cho các khu vực 
đánh giá mức độ an toàn vừa phải, được bản đồ hóa bằng màu 
tím; (i) mức điểm từ 75 đến 100 cho các khu vực an toàn, được 
21 
bản đồ hóa bằng màu xanh. Trên cơ sở đó, luận án đã xây dựng 
bản đồ đánh giá rủi ro ngập nước tại KNTP.HCM. 
1.2. Quản lý rủi ro ngập nước trong QHĐT tại TP.HCM 
 Quy hoạch các đô thị theo hướng phát triển bền vững, có 
khả năng tự phục hồi để thích ứng với BĐKH nói chung và 
ngập nước nói riêng đòi hỏi phải có những giải pháp thích ứng 
phù hợp. Nghiên cứu đã xây dựng chiến lược quy hoạch theo 
hướng phát triển thích ứng và bền vững bao gồm hai bộ giải 
pháp: (i) bộ giải pháp cứng (giải pháp kỹ thuật) bao gồm 6 bộ 
giải pháp chính với 18 giải pháp phụ; (ii) bộ giải pháp mềm 
(giải pháp phi kỹ thuật) bao gồm 6 bộ giải pháp chính với 16 
giải pháp phụ. Khung giải pháp tích hợp QHĐT với rủi ro ngập 
nước tại TP.HCM là cơ sở luận án đề xuất “Chiến lược quy 
hoạch KNTP.HCM thích ứng ngập nước”. 
1.3. Xây dựng quy chế quy hoạch đô thị thích ứng với 
ngập nước tại khu vực nam TP.HCM 
Quy chế quy hoạch KNTP.HCM thích ứng ngập nước, 
chia khu nam Thành phố thành bốn khu vực tầm nhìn và cung 
cấp một bộ giải pháp để đạt được cho từng mục tiêu. Dựa trên 
đánh giá khả năng ngập nước từng khu vực, tác giả phân chia 
KNTP.HCM thành các khu vực với mức độ rủi ro ngập khác 
nhau và được bản đồ hóa thành các màu xanh, tím, vàng, đỏ và 
đề xuất các khung giải pháp tích hợp với quy hoạch để cải thiện 
mức độ thích ứng với ngập nước trong điều kiện biến đổi khí 
hậu; xây dựng và phát triển đô thị theo hướng bền vững, thích 
ứng và có khả năng phục hồi cao. 
2. Kiến nghị 
2.1. Một số kiến nghị ở phạm vi quốc gia. 
22 
Bộ Xây dựng cần đổi mới cách thức quy hoạch xây dựng 
thoát nước đô thị. Trong đó lưu ý ba nội dung chính là: 
(1) Quy hoạch thoát nước đô thị cần gắn kết với quy 
hoạch thủy lợi của vùng và khả năng kiểm soát chế độ thủy văn 
hệ thống sông, kênh rạch và mặt nước có liên quan. Tác động 
của triều cường và xả lũ thủy điện là yếu tố cần tính đến trong 
quy họach hệ thống thoát nước của thành phố. 
(2) Tiêu chuẩn thiết kế thoát nước đô thị cần điều chỉnh 
phù hợp với biến đổi khí hậu, gia tăng triều cường và qui trình 
quy hoạch cũng như đầu tư xây dựng hiện nay. Trong đó đặc 
biệt là lưu lượng mưa theo đơn vị thời gian và đỉnh triều của 
từng khu vực. 
(3) Ban hành tiêu chuẩn và thiết kế xây dựng các bộ 
phận khác nhau của hệ thống thoát nước, nhằm tạo điều kiện áp 
dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, sử dụng và bảo dưỡng ở 
mức công nghiệp chất lượng cao. Khắc phục tình trạng chồng 
chéo và lãng phí vốn đầu tư. 
2.2. Đối với nhà quản lý đô thị và các cấp chính quyền của 
TP.HCM. 
Cần rà soát và điều chỉnh điều chỉnh các quy hoạch 
không khả thi, trong đó công tác điều chỉnh quy hoạch chung 
TP.HCM là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nó phải xác 
định được các khu vực dành cho phát triển, khu vực hạn chế 
phát triển, khu vực dành cho mặt nước đồng thời quy hoạch này 
cần tích hợp được các quy hoạch ngành liên quan đến lĩnh vực 
hạ tầng kỹ thuật nhằm tạo được sự đồng bộ, thống nhất trong 
quá trình xây dựng, đầu tư và phát triển TP.HCM, tránh sự 
chồng chéo giữa các quy hoạch hiện nay. 
23 
Ủy ban nhân dân các quận, huyện cần rà soát các dự án, 
các quy hoạch phân khu đã được phê duyệt nhằm đánh giá được 
thực trạng cũng như quá trình thực thi quy hoạch từ đó đề xuất 
điều chỉnh các quy hoạch này (có tích hợp đến biến đổi khí hậu) 
vào đồ án quy hoạch và đề xuất các giải pháp khuyến kích 
người dân, doanh nghiệp nhà đầu tư tham gia, đặc biệt cần ưu 
tiên phát triển đô thị sinh thái (Ecology), hệ thống hạ tầng xanh 
(GI), hệ thống thoát nước bền vững (SUDS) thích ứng với biến 
đổi khí hậu (Quy chế quản lý thực hiện chiến lược quy hoạch 
KNTP.HCM thích ứng ngập nước). 
Ủy ban nhân dân TP.HCM cần nghiên cứu rà soát các thủ 
tục pháp lý và đề xuất với các bộ ngành liên quan điều chỉnh 
kịp thời nhằm đảm bảo hành lang cơ sở pháp lý quy hoạch đồng 
bộ, chặt chẽ và phù hợp theo quy định pháp luật. Xây dựng 
chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện phát triển các công 
trình hạ tầng kỹ thuật xanh theo mô hình đối tác công tư. 
2.3. Đối với các nhà chuyên môn 
Các giải pháp về giảm ngập cần tích hợp lồng ghép vào 
quy hoạch đô thị nhằm đảm bảo sự thống nhất đồng bộ. Đồng 
thời cần đề xuất bộ tiêu chí về đánh giá rủi ro ngập nước cũng 
như các cơ chế chính sách phù hợp (giải pháp mềm) áp dụng 
cho TP.HCM nói chung và KNTP.HCM trong từng kịch bản 
của Biến đổi khí hậu. 
2.4. Đối với các nhà đầu tư và phát triển bất động sản 
Phát triển các khu đô thị mới với thiết kế thân thiện với 
môi trường sống tự nhiên, đầu tư các giải pháp thiết kế và quy 
hoạch theo hướng hạ tầng và công trình xanh, phát triển bền 
vững. 
24 
2.5. Đối với người dân đô thị 
Nâng cao ý thức trong việc ứng phó với các thách thức 
ngày càng tăng của BĐKH. Quan tâm, có ý kiến tham vấn đối 
với các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật, góp ý kiến với chính 
quyền địa phương trong việc xây dựng không gian sống an 
toàn, bền vững và thân thiện với môi trường. 
2.6. Các nội dung đề xuất nghiên cứu bổ sung 
Các nghiên cứu trong tương lai cần bổ sung các yếu tố 
ngoài quy hoạch tác động dài hạn của sự phát triển bền vững đô 
thị (ví dụ: tăng dân số, thay đổi sử dụng đất, sự phát triển của cơ 
sở hạ tầng thành phố, nền kinh tế) về mức độ rủi ro ngập nước. 
Các yếu tố liên quan đến kỹ thuật thoát nước như: Chênh lệch 
cao điểm xuất phát; độ dài dòng chảy; độ thông thoáng, chiều 
rộng, chiều sâu của kênh rạch, cống thoát nước mưa. 
Quy chế quản lý thực hiện chiến lược thích ứng với 
BĐKH gây ngập nước tại KNTP.HCM trong luận án bao gồm 
khung giải pháp cứng và giải pháp mềm dựa trên nguyên lý 
phát triển tác động thấp đã được áp dụng trên thế giới. Tuy 
nhiên, để kiểm định mức độ tác động bộ quy chế đến nguy cơ 
ngập nước tại TP.HCM cần phải có một nghiên cứu sâu hơn để 
kiểm nghiệm mô hình và bộ khung quy chế. 
Trên cơ sở lý luận đề xuất trong luận án, các nghiên cứu 
trong tương lai cần phải tập trung đánh giá đặc trưng các yếu tố 
ảnh hưởng riêng biệt cho từng khu vực, thành phố. Từ đó có thể 
nghiên cứu, đề xuất chiến lược và quy chế quản lý quy hoạch 
thích ứng với BĐKH gây ngập nước cho từng khu vực nghiên 
cứu cụ thể. 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 
1. Tác giả (2019), “Quy hoạch đô thị thích ứng ngập nước khu 
nam thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Quy hoạch xây dựng, số 
99, trang 44 – 49. 
2. Tác giả (2018), “Quy hoạch đô thị thích ứng ngập nước: Kinh 
nghiệm quốc tế và khả năng ứng dụng tại TP.HCM”, Tạp chí 
kiến trúc Việt Nam, số 221, trang 82 – 85. 
3. Tác giả (2018), “Chiến lược quản lý rủi ro ngập nước trong bối 
cảnh TP.HCM”, Tạp chí kiến trúc Việt Nam, số 214, trang 80 – 
83. 
4. Tác giả (2017), “Một số nhận xét về công tác quy hoạch quản lý 
cốt nền xây dựng tại TP.HCM”, Tạp chí Quy hoạch xây dựng, 
số 88, trang 60 – 65. 
5. Tham gia đề tài nghiên cứu khoa học “Cẩm nang Quy hoạch về 
thiết kế đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu Thành phố Hồ Chí 
Minh”, Trường Đại học Kỹ thuật Brandenburg Cottbus, 2013. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_quy_hoach_do_thi_thich_ung_ngap_nuoc_tai_khu.pdf