Tóm tắt Luận án Quy hoạch xây dựng trung tâm dịch vụ hậu cần kinh tế biển tại các khu kinh tế ven bển Việt Nam đến năm 2030

Nước ta là một quốc gia biển, nhưng đến nay vẫn chưa phát huy

được các thế mạnh của biển. Nhận thức rõ điều đó, những năm gần đây

đã có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm đẩy

mạnh phát triển kinh tế biển (KTB) nước ta. Các hoạt động sản xuất

ngoài biển gắn với các hoạt động dịch vụ hậu cần (DVHC) phục vụ sản

xuất có các căn cứ được bố trí ở đất liền, ở ven bờ và trên các đảo đã là

một thực tế từ lâu. Để tiến xa hơn ra biển - phát triển sản xuất đòi hỏi

phải phát triển hệ thống dịch vụ hậu cần phục vụ sản xuất. Việc tìm

kiếm mô hình kinh tế - xã hội, mô hình không gian hiệu quả cho các

hoạt động DVHC kinh tế biển hiện nay đang là mối quan tâm của nhiều

Bộ, Ngành và của toàn xã hội. Trong bối cảnh trên, việc nghiên cứu

Quy hoạch xây dựng (QHXD) Trung tâm dịch vụ hậu cần kinh tế biển

(TTDVHCKTB) Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết.

Cho đến nay chưa có một nghiên cứu và hệ thống lý luận nào phục vụ

cho việc QHXD TTDVHCKTB Việt Nam. Vì vậy, đề tài nghiên cứu

“Quy hoạch xây dựng Trung tâm dịch vụ hậu cần kinh tế biển tại các

Khu kinh tế ven biển (KKTVB) Việt Nam” có ý nghĩa cấp thiết cả về

phương diện lý luận và thực tiễn.

pdf 27 trang dienloan 7520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Quy hoạch xây dựng trung tâm dịch vụ hậu cần kinh tế biển tại các khu kinh tế ven bển Việt Nam đến năm 2030", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Quy hoạch xây dựng trung tâm dịch vụ hậu cần kinh tế biển tại các khu kinh tế ven bển Việt Nam đến năm 2030

Tóm tắt Luận án Quy hoạch xây dựng trung tâm dịch vụ hậu cần kinh tế biển tại các khu kinh tế ven bển Việt Nam đến năm 2030
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG 
Hồ Quốc Khánh 
QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRUNG TÂM DỊCH VỤ 
HẬU CẦN KINH TẾ BIỂN TẠI CÁC KHU KINH 
TẾ VEN BỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 
Chuyên ngành: Quy hoạch đô thị và nông thôn 
Mã số 62 58 05 05 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KIẾN TRÚC 
 Hà Nội - Năm 2018 
 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Xây dựng 
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Nam 
Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Tố Lăng 
Phản biện 2: GS.TS Nguyễn Hữu Dũng 
Phản biện 3: GS.TS Lê Hồng Kế 
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp 
Trường họp tại trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải 
Phóng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội 
Vào hồi 9h00 giờ ngày 20 tháng 03 năm 2018 
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện 
Trường Đại học Xây dựng. 
1 
PHẦN MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Nước ta là một quốc gia biển, nhưng đến nay vẫn chưa phát huy 
được các thế mạnh của biển. Nhận thức rõ điều đó, những năm gần đây 
đã có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm đẩy 
mạnh phát triển kinh tế biển (KTB) nước ta. Các hoạt động sản xuất 
ngoài biển gắn với các hoạt động dịch vụ hậu cần (DVHC) phục vụ sản 
xuất có các căn cứ được bố trí ở đất liền, ở ven bờ và trên các đảo đã là 
một thực tế từ lâu. Để tiến xa hơn ra biển - phát triển sản xuất đòi hỏi 
phải phát triển hệ thống dịch vụ hậu cần phục vụ sản xuất. Việc tìm 
kiếm mô hình kinh tế - xã hội, mô hình không gian hiệu quả cho các 
hoạt động DVHC kinh tế biển hiện nay đang là mối quan tâm của nhiều 
Bộ, Ngành và của toàn xã hội. Trong bối cảnh trên, việc nghiên cứu 
Quy hoạch xây dựng (QHXD) Trung tâm dịch vụ hậu cần kinh tế biển 
(TTDVHCKTB) Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. 
Cho đến nay chưa có một nghiên cứu và hệ thống lý luận nào phục vụ 
cho việc QHXD TTDVHCKTB Việt Nam. Vì vậy, đề tài nghiên cứu 
“Quy hoạch xây dựng Trung tâm dịch vụ hậu cần kinh tế biển tại các 
Khu kinh tế ven biển (KKTVB) Việt Nam” có ý nghĩa cấp thiết cả về 
phương diện lý luận và thực tiễn. 
2. Mục đích nghiên cứu 
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hệ thống DVHC kinh tế biển, 
KKTVB Việt Nam thông qua việc tổ chức, tái tổ chức không gian chức 
năng và tăng cường tính kết nối, hỗ trợ lẫn nhau bởi TTDVHCKTB. 
3. Mục tiêu nghiên cứu 
i) Xác định các quan điểm và nguyên tắc làm định hướng cho việc 
QHXD TTDVHCKTB, ii) Dự báo kịch bản phát triển TTDVHCKTB 
đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, iii) Lựa chọn địa điểm xây 
2 
dựng TTDVHCKTB bên trong các, iv) KKTVB, xác định hệ thống 
mạng lưới của TTDVHCKTB với nhau và với hệ thống kinh tế khác, v) 
Phân loại TTDVHCKTB, vi) QHXD và tổ chức không gian 
TTDVHCKTB phù hợp với đặc thù của sản xuất gắn với biển và có liên 
quan đến biển. 
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 
1) Đối tượng nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu là QHXD TTDVHCKTB Việt Nam. 
2) Phạm vi nghiên cứu: 
+ Về không gian: Tại các KKTVB Việt Nam, đến nay bao gồm 18 
KKTVB. 
+ Về thời gian: Phương hướng và giải pháp QHXD đối với 
TTDVHCKTB tại các KKTVB được đề xuất khung thời gian đến năm 
2030 và tầm nhìn đến năm 2050. 
5. Phƣơng pháp nghiên cứu: 
Các phương pháp nghiên cứu bao gồm: i) Phương pháp điều tra - 
khảo sát, thu thập số liệu, ii) Phương pháp chuyên gia, iii) Phương pháp 
dự báo, iv) Phương pháp sơ đồ, v) Phương pháp tổng hợp - phân tích - 
đánh giá, vi) Phương pháp chồng chập bản đồ. 
6. Những đóng góp mới của đề tài 
i) Bổ sung, làm rõ khái niệm, nhiệm vụ và chức năng của 
TTDVHCKTB trong điều kiện Việt Nam, ii) Đưa ra các quan điểm và 
nguyên tắc QHXD TTDVHCKTB, iii) Xác định tính chất, phân loại, 
xây dựng mạng lưới, xác định địa điểm xây dựng, quy mô 
TTDVHCKTB tại KKTVB Việt Nam, iv) Đóng góp về phương diện lý 
luận QHXD TTDVHCKTB tại các KKTVB Việt Nam, góp phần bổ 
sung vào lý thuyết QHXD khu chức năng đặc thù, v) Góp phần hoàn 
3 
hiện thể chế về quy hoạch (QH), QHXD (liên quan đến QH sử dụng 
biển, QH vùng, QH khu chức năng đặc thù) của Việt Nam. 
7. Cấu trúc luận án 
Luận án gồm 3 phần: Phần Mở đầu, Phần Nội dung gồm 03 chương 
(Chương 1. Tổng quan tình hình QHXD trên thế giới và tại Việt Nam. 
Chương 2. Cơ sở khoa học QHXD TTDVHCKTB tại các KKTVB Việt 
Nam. Chương 3. Giải pháp QHXD TTDVHCKTB tại các KKTVB Việt 
Nam) và Phần Kết luận & Kiến nghị. 
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH QHXD 
TTDVHCKTB TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 
1.1. Tình hình QHXD TTDVHCKTB tại một số nƣớc phát triển ven 
biển trên thế giới 
1) Bối cảnh phát triển KTB tác động đến sự hình thành và phát 
triển DVHCKTB 
Những năm qua, nhiều nước trên thế giới coi phát triển KTB là định 
hướng chiến lược phát triển kinh tế chủ yếu của mình. Với lợi thế về vị 
trí địa lý giáp biển đã giúp cho Hà Lan, Đức, Hoa Kỳ, Singapore,...vươn 
lên trở thành các nền kinh tế hàng đầu của khu vực và thế giới nhờ đóng 
góp của KTB. Để phát triển được KTB với trình độ ngày càng cao, Hà 
Lan, Đức, Hoa Kỳ, Singapore,... đã đầu tư lớn cho việc nghiên cứu phát 
triển các mô hình DVCHKTB. 
2) Tổng quan tình hình QHXD một số TTDVHCKTB tại một số 
quốc gia ven biển trên thế giới 
Nghiên cứu phân tích một số TTDVHCKTB tại một số nước ven 
biển trên thế giới như Hà Lan, CHLB Đức, Hoa Kỳ. Như 
TTDVHCKTB tại Rotterdam - Vương quốc Hà Lan; Trung tâm 
DVHCKTB Bremerhaven - CHLB Đức; TTDVHC nghề cá Sitka, 
Alaska - Hoa Kỳ. Từ đó đưa ra các nhận xét về vị trí, tính chất, quy mô, 
4 
mối quan hệ kinh tế - Văn hóa - Xã hội, không gian, chức năng, các khu 
vực chức năng và định hướng tổ chức, liên kết (hạ tầng quốc gia) và mô 
hình quản lý phát triển. 
Bảng 1.1. Các đặc điểm cơ bản của các TTDVHCKTB 
1. Vị trí 
Lấy cảng biển làm trung tâm, liên kết thuận lợi với các đô thị, khu 
vực kinh tế khác, đấu nối với hệ thống hạ tầng quốc gia. 
2. Tính chất 
Trung tâm DVHC kinh tế biển đơn ngành, hoặc đa ngành. 
3. Mối quan hệ kinh tế - Văn hóa - Xã hội, không gian 
Có mối quan hệ mật thiết về KT - VH - XH, không gian với các đô 
thị lân cận. 
4. Chức năng 
Dịch vụ hậu cần cho một hay nhiều ngành kinh tế biển. 
5. Các khu vực chức năng và định hƣớng tổ chức 
Gồm khu vực cụm công nghiệp, khu công nghiệp và khu dân dụng. 
Khu công nghiệp: Gồm có các XNCN, kho, sân bãi,... Diễn ra các 
hoạt động sản xuất phụ trợ, dịch vụ trực tiếp cho các hoạt động sản 
xuất gắn với biển. 
Khu dân dụng: Gồm các khu dịch vụ công cộng; khu dịch vụ thương 
mại; dịch vụ KH&CN biển; khu lưu trú,... Diễn ra các hoạt động dịch 
vụ gián tiếp cho các hoạt động sản xuất gắn với biển. 
Khu công nghiệp và khu dân dụng được bố trí tách rời nhau. Có 
khoảng cách ly an toàn môi trường phù hợp với loại hình công 
nghiệp. 
6. Liên kết (Hạ tầng quốc gia) 
Kết nối đa phương thức: đường bộ; đường thủy; đường sắt; đường 
hàng không. 
7. Mô hình quản lý phát triển 
Nhà nước huy động vốn từ khu vực tư nhân để xây dựng hạ tầng, 
đồng thời đề ra cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp 
phát triển các loại hình dịch vụ hậu cần ở đây. 
5 
1.2. Tình hình QHXD TTDVHCKTB Việt Nam 
1) Bối cảnh phát triển KTB tác động tới sự hình thành và phát 
triển DVHCKTB tại các tỉnh ven biển Việt Nam 
Trong những năm qua, các ngành kinh tế biển nước ta đã có những 
bước phát triển. Tuy nhiên với ngành dầu khí, nước ta phải vào những 
năm đầu của thập niên 1990 mới bắt đầu hình thành các loại hình dịch 
vụ phục vụ cho ngành dầu khí. Đối với ngành hải sản, các cơ sở DVHC 
nghề cá được hình thành và phát triển từ lâu nhưng những năm gần đây 
mới bắt đầu hình thành các TTDVHC nghề cá. Đến nay, nhiều 
TTDVHC nghề cá đã và đang được xây dựng. Các ngành kinh tế biển 
khác hệ thống DVHC còn chưa được hình thành. 
1.2.2. Tổng quan tình hình QHXD TTDVHCKTB tại các tỉnh ven 
biển Việt Nam 
Luận án đánh giá tình hình QHXD một số mô hình DVHCKTB tại 
các tỉnh ven biển Việt Nam, bao gồm: Các cơ sở DVHC nghề cá, Các 
cơ sở DVHC du lịch , TTDVHC nghề, TTDVHC dầu khí. Từ đó đưa ra 
các nhận xét về tình hình QHXD hệ thống DVHCKTB tại Việt Nam 
hiện nay như: Vị trí, tính chất, quy mô, mối quan hệ kinh tế - văn hóa - 
xã hội, không gian, chức năng, các khu vực chức năng và định hướng tổ 
chức, liên kết (Hạ tầng quốc gia), mô hình quản lý phát triển. 
Bảng 1.2. Các đặc điểm cơ bản của các cơ sở DVHCKTB 
1. Vị trí 
Lấy cảng biển. Các cơ sở phân bố trong các khu chức năng đô thị. 
2. Tính chất 
Là các cơ sở dịch vụ hậu cần đơn ngành. 
3. Mối quan hệ kinh tế - văn hóa - xã hội, không gian 
Có mối quan hệ về kinh tế - văn hóa - xã hội, không gian với cảng 
biển cá, với các khu chức năng đô thị. 
4. Chức năng 
Dịch vụ hậu cần cho các hoạt động sản xuất gắn với biển. 
6 
5. Các khu vực chức năng và định hƣớng tổ chức 
Gồm các cơ sở sản xuất, các xí nghiệp công nghiệp sản xuất phụ trợ 
cho các hoạt động sản xuất chính gắn với biển. Các điểm dịch vụ tài 
chính, dịch vụ thương mại, dịch vụ lưu trú,... cho các hoạt động sản 
xuất chính gắn với biển. Các điểm, khu vực dịch vụ cho các hoạt 
động sản xuất chính gắn với biển được bố trí xung quanh cảng biển 
và nằm xen lẫn trong đô thị. 
6. Liên kết (Hạ tầng quốc gia) 
Kết nối thuận lợi với đường bộ, đường thủy, đường sắt quốc gia. 
7. Mô hình quản lý phát triển 
Nhà nước cùng khu vực tư nhân phát triển các dịch vụ hậu cần. Nhà 
nước quản lý chất lượng các hoạt động dịch vụ. 
Bảng 1.3. Các đặc điểm cơ bản của các Trung tâm DVHCKTB 
1. Vị trí 
Lấy cảng biển làm trung tâm, liên kết với các đô thị. 
2. Tính chất 
Là Trung tâm DVHC kinh tế biển đơn ngành. 
3. Mối quan hệ kinh tế - Văn hóa - Xã hội, không gian 
Có mối quan hệ mật thiết về kinh tế - văn hóa - xã hội, không gian với 
cảng biển, với các khu công nghiệp và các đô thị bên ngoài. 
4. Chức năng 
Dịch vụ hậu cần cho một ngành kinh tế biển. 
5. Các khu vực chức năng và định hƣớng tổ chức 
Gồm khu vực Khu dân dụng và Khu ngoài dân dụng độc lập nằm 
trong đô thị, không có ranh giới địa lý riêng biệt. 
Khu ngoài dân dụng gồm các khu vực chức năng: Xí nghiệp công 
nghiệp, khu kho chứa - sân bãi, khu cung cấp năng lượng, khu các 
công trình đầu mối giao thông, khu các công trình đầu mối hạ tầng kỹ 
thuật, khu đất dự trữ phát triển, 
Khu dân dụng gồm các khu vực chức năng như khu ở, khu nghiên cứu 
- đào tạo, khu dịch vụ công cộng, khu dịch vụ thương mại, khu dịch 
vụ bảo hiểm - tài chính nằm xen lẫn trong khu dân dụng của đô thị. 
6. Liên kết (Hạ tầng quốc gia) 
Kết nối với đường Quốc lộ 51B và Quốc lộ 51C. 
7. Mô hình quản lý phát triển 
Nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và phát triển các 
7 
loại hình dịch vụ ở đây. 
1.4. Các vấn đề thực tiễn đặt ra cần giải quyết 
Việc phải nâng cao hiệu quả và chất lượng QHXD TTDVHCKTB là 
một thành phần quan trọng hỗ trợ cho sự phát triển của KTB và các 
KKTVB. Để đáp ứng được mục tiêu trên, cần phải giải quyết những vấn 
đề sau: i) Liên quan đến nhận thức: Tầm quan trọng của kinh tế biển và 
dịch vụ hậu cần kinh tế biển trong điều kiện hiện nay của Việt Nam và 
hội nhập Quốc tế, ii) Xây dựng các quan điểm và nguyên tắc quy hoạch 
định hướng TTDVHCKTB đồng bộ, phát triển cùng với sự phát triển 
của các ngành kinh tế biển và của KKTVB, iii) Làm rõ và bổ sung khái 
niệm TTDVHCKTB, iv) Dự báo kịch bản phát triển TTDVHCKTB, v) 
Đề xuất các mô hình và giải pháp quy hoạch TTDVHCKTB, vi) Khái 
quát thành hệ thống lý luận làm luận cứ để xây dựng các chủ trương 
chính sách của Nhà nước trong việc phát triển kinh tế biển giai đoạn 
đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. 
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QHXD TTDVHCKTB 
TẠI CÁC KKTVB VIỆT NAM 
2.1. Các cơ sở pháp lý 
Định hướng phát triển KTB là một chủ trương quan trọng của Đảng 
và Nhà nước nhằm phát triển kinh tế đất nước. Trong thời gian vừa qua 
đã có rất nhiều các chỉ thị, nghị quyết và văn bản pháp luật được đưa ra 
để tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển KTB, đầu tư, xây dựng và 
quản lý các KKTVB, phát triển hệ thống DVHCKTB. 
2.2. Các cơ sở lý thuyết 
1) Lý luận về phát triển KTB và TTDVHCKTB tại một số nước 
phát triển 
Luận án đưa ra một số có sở lý thuyết làm cơ sở khoa học cho việc 
QHXD TTDVHCKTB bao gồm: 
- Lý luận về phát triển Kinh tế biển, nhóm tác giả Michael 
8 
Bentlage, Anne Wiese, Arno Brandt, Alain Thierstein, Frank Witlox chỉ 
ra các thành phần và tương tác giữa chúng trong việc phát triển KTB. 
Để phát triển KTB CHLB Đức ngày nay, thành phần DVHC và mạng 
lưới liên kết với các thành phần khác của KTB đóng vai trò quyết định. 
- Lý luận về Lý thuyết Cụm kinh tế và Hệ sinh thái kinh doanh 
trong QHXD TTDVHCKTB 
Đây là hai mô hình phản ánh hiện tượng hình thành và phát triển 
cộng đồng các doanh nghiệp có hiệu năng cao trong một ngành, một 
lĩnh vực. Các mô hình này phân tích một cách khá đầy đủ các yếu tố 
nền tảng và quá trình hình thành lợi thế cạnh tranh khu vực trong lĩnh 
vực sản xuất. Trong khi lý thuyết Cụm kinh tế giải thích rằng mức độ 
tập trung cao trong một khu vực địa lý các doanh nghiệp trong cùng một 
lĩnh vực kinh doanh sẽ tạo ra một lợi thế cạnh tranh cao so với các khu 
vực địa lý khác, thì lý thuyết Hệ sinh thái kinh doanh tập trung vào 
mạng lưới liên kết cộng sinh của các doanh nghiệp như là các thực thể 
của một hệ sinh thái. 
2) Một số mô hình phát triển có liên quan đến mô hình 
TTDVHCKTB 
- Mô hình Công viên khoa học. Công viên khoa học có chính phủ 
và trường đại học là nhà khởi xưởng chính nhưng cởi mở ở việc có sự 
tham gia của các công ty tư nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp. Đây là 
khu vực được thiết kế với mục đích tập hợp và thu hút số lượng lớn các 
công ty công nghiệp công nghệ cao. Mô hình Công viên khoa học nằm 
ở mối liên kết và hợp tác giữa 3 thành phần: i) Các trung tâm nghiên 
cứu và trường đại học; ii) Các công ty lớn; iii) Các công ty vừa và nhỏ. 
- Mô hình Công viên Kinh doanh. Các khu tập trung các doanh 
nghiệp dịch vụ kinh doanh, thương mại tạo thành Công viên Thương 
mại. Đây cũng là nơi các cơ quan của chính phủ, các trường đại học và 
9 
các doanh nghiệp hợp tác để nuôi dưỡng tinh thần đổi mới, sáng tạo, nơi 
nghiên cứu, chuyển giao và thương mại hóa công nghệ, nơi hình thành 
các văn hóa liên kết, đặc trưng cơ bản của nền kinh tế số. 
3) Một số mô hình của Việt Nam 
- Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản 
xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho các sản xuất công 
nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống. 
- Khu công nghệ cao là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp 
kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ 
cao, gồm nghiên cứu - triển khai khoa học - công nghệ, đào tạo và các 
dịch vụ liên quan, có ranh giới địa lý xác định. 
- Cụm công nghiệp là khu vực tập trung các doanh nghiệp, cơ sở sản 
xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất 
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; có ranh giới địa lý xác định, không 
có dân cư sinh sống. 
4) Đơn vị phát triển 
Đơn vị phát triển được hiểu là một không gian không vượt quá 
khoảng cách có t ... KT Nhơn Hội, KKT Nam Phú Yên, KKT Vân 
Phong, KKT Định An, KKT Năm Căn, KKT Phú Quốc. 
3.5. Giải pháp quy hoạch định hƣớng TTDVHCKTB 
1) Phân loại và xác định quy mô TTDVHCKTB 
a) Phân loại TTDVHCKTB. Luận án đề xuất việc phân loại tổng 
hợp gồm: i) TTDVHCKTB đơn ngành hoặc đa ngành loại III (cấp tỉnh), 
15 
ii) TTDVHCKTB đa ngành loại II (cấp vùng), iii) TTDVHCKTB đa 
ngành loại I (cấp quốc gia). 
b) Xác định quy mô TTDVHCKTB. Quy mô TTDVHCKTB được 
đề xuất như sau: i) TTDVHCKTB đơn ngành hoặc đa ngành loại III 
(cấp tỉnh): Có quy mô 100 ÷ 300 ha, ii) TTDVHCKTB loại II (cấp 
vùng): Có quy mô 300 ÷ 500 ha, iii) TDVHCKTB loại I (cấp quốc gia): 
Có quy mô > 500 ha. 
2) Các thành phần chức năng và mô hình cấu trúc TTDVHCKTB 
Các thành phần chức năng của TTDVHCKTB bao gồm: Khu sản 
xuất, khu kho tàng, sân bãi. Khu dịch vụ công cộng. Khu đào tạo, khoa 
học & công nghệ. Khu công viên cây xanh, mặt nước; Khu nhà ở. 
Mô hình cấu trúc của TTDVHCKTB được phân ra thành 3 loại, 
được thể hiện ở Hình 3.13. 
Mô hình cấu trúc của TTDVHCKTB được phân ra thành 3 loại, 
được thể hiện ở Hình 3.13. Trong đó cơ cấu của TTDVHCKTB loại III 
là loại được hình thành trên cơ sở bắt đầu có sự tích hợp các chức năng 
từ các chức năng DVHC đơn lẻ như xí nghiệp công nghiệp, kho bãi, nhà 
ở (nhà ở công vụ, nhà ở chuyên gia) dưới dạng đơn giản nhất. Giai đoạn 
này các dịch vụ công cộng, đào tạo, nghiên cứu KH&CN biển, nhà ở 
cho công nhân, được hỗ trợ bởi các khu vực chức năng khác trong 
KKTVB hay bởi từ các đô thị lân cận. TTDVHCKTB loại II đã có sự 
bổ sung thêm các thành phần chức năng có khu vực ngoài dân dụng và 
hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất gắn với biển có các thành phần hoàn 
chỉnh. Khu vực dân dụng còn đang trong giai đoạn phát triển. Giai đoạn 
phát triển tiếp theo sẽ là TTDVHCKTB loại I, sẽ là mô hình phát triển 
đồng bộ, hoàn chỉnh các chức năng của khu dân dụng và khu ngoài dân 
dụng của TTDVHC. Giai đoạn này TTDVHCKTB còn hỗ trợ và thúc 
đẩy cho sự phát của KKT ven biển và các khu vực kinh tế xung quanh. 
16 
Hình 3.13. Mô hình cấu trúc các loại Trung tâm DVHCKTB 
17 
3) Định hướng phát triển không gian TTDVHCKTB 
Định hướng phát triển không gian TTDVHCKTB được thể hiện ở 
Hình 3.14. 
Hình 3.14. Định hướng phát triển không gian TTDVHCKTB 
4) Định hướng bố trí các khu vực chức năng trong TTDVHCKTB 
theo các giai đoạn phát triển 
a) Giai đoạn 1: Về cơ bản TTDVHC mới chỉ được bố trí các thành 
phần chức năng tối thiểu, thiết yếu dịch vụ trực tiếp cho sản xuất chính 
ngoài biển. Khu dân dụng, chủ yếu mới chỉ hình thành một số dịch vụ 
thường xuyên, tối thiểu. 
b) Giai đoạn 2: Đối với mức độ phát triển giai đoạn 2, khu vực dân 
18 
dụng đã được phát triển tương đối đầy đủ, làm động lực thu hút dịch cư 
từ các vùng khác tới, xuất hiện các nhu cầu phát triển các TT nghiên 
cứu khoa học kỹ thuật, nhà ở và các dịch vụ khác. 
c) Giai đoạn 3: Đối với mức độ phát triển giai đoạn 3, 
TTDVHCKTB được phát triển thành một khu vực đô thị hoàn chỉnh và 
đồng bộ kết nối với các KKT và các đô thị. 
3.6. Quy hoạch sử dụng đất TTDVHCKTB 
Để tạo điều kiện cho việc phân bố các khu chức năng trong 
TTDVHCKTB, cơ cấu sử dụng đất trong TTDVHCKTB được đề xuất 
theo phân loại của TTDVHCKTB (Loại I, loại II và loại III). 
1) Quy hoạch sử dụng đất khu dân dụng 
Chỉ tiêu đất khu dân dụng TTDVHCKTB (m²/người) từ Loại I ÷ 
Loại III tương ứng với chỉ tiêu đất dân dụng của đô thị từ loại II ÷ loại 
V. Chỉ tiêu đất dân dụng TTDVHCKTB loại I tương ứng với chỉ tiêu 
đất dân dụng của đô thị loại III. Chỉ tiêu đất dân dụng TTDVHCKTB 
loại II tương ứng với chỉ tiêu đất dân dụng của đô thị loại IV. Chỉ tiêu 
đất dân dụng TTDVHCKTB loại III tương ứng với chỉ tiêu đất dân 
dụng của đô thị loại V. 
2) Quy hoạch sử dụng đất công nghiệp bên trong TTDVHCKTB 
a) Cơ cấu sử dụng đất công nghiệp bên trong TTDVHCKTB 
Cơ cấu sử dụng đất các khu vực chức năng trong KCN dựa trên cơ 
sở Quy chuẩn cho KCN tập trung tại đô thị, được điều chỉnh hướng đến: 
(i) Đảm bảo tiêu chí về môi trường và diện tích cây xanh không nhỏ 
hơn 10%; (ii) Giữ nguyên tỷ lệ diện tích lô đất xây dựng XNCN lớn hơn 
55%; 
b) Các giải pháp QH SDĐ CN bên trong TTDVHCKTB 
- Giải pháp quy hoạch theo dải chức năng 
Các khu vực được bố trí thành các dải theo chức năng, tính chất và 
19 
mức độ vệ sinh môi trường của các loại hình công nghiệp. Cây xanh 
được bố trí tập trung hay xen kẽ trong các dải. Đường giao thông làm 
nhiệm vụ phân chia các dải. Tổ chức các trục giao thông chính vuông 
góc để tiếp cận các dải và thêm một số các đường nhánh ngang giữa các 
dải kéo dài. 
- Giải pháp quy hoạch theo nhóm chức năng 
Các khu vực chức năng được bố trí thành các nhóm. Bao quanh các 
nhóm là hệ thống đường giao thông hay các dải cây xanh. Trên cơ sở tổ 
chức tuyến giao thông, có thể chia giải pháp quy hoạch theo nhóm chức 
năng này thành các loại sau: Nhóm chức năng theo dạng ô cờ; Nhóm 
chức năng theo dạng cây phân nhánh; Nhóm chức năng theo dạng mạch 
vòng phân nhánh. 
- Giải pháp kết hợp 
Đây là giải pháp kết hợp ưu điểm của cả hai giải pháp trên nhằm phù 
hợp nhất với đặc điểm chức năng KCN, đặc điểm khu đất và yêu cầu tổ 
chức không gian kiến trúc cảnh quan. 
3.7. Quy hoạch hệ thống HTKT TTDVHCKTB 
1) Nhu cầu hệ thống HTKT 
Nhu cầu về hệ thống cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc và xử lý 
nước thải, rác thải được tính toán như loại công trình dịch vụ công 
cộng, cây xanh như trong khu vực đô thị hoặc trong các KKTVB. 
2) Hệ thống mạng lưới 
- Về hệ thống giao thông: Tuân thủ theo hệ thống mạng lưới giao 
thông của KKTVB; 
- Về chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng (san nền, thoát nước mưa): 
Phù hợp theo quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng của KKTVB tại 
địa điểm xây dựng; Nước mưa cần thu gom, xử lý sử dụng bổ sung cho 
nước sinh hoạt, nước tưới cây. 
20 
- Về cấp nước: Nguồn cấp từ hệ thống cấp nước sinh hoạt của 
KKTVB. Trong trường hợp để chủ động có thể cấp nước từ trạm khử 
mặn nước biển của TTDVHCKTB. 
- Về cấp điện: Nguồn cấp từ hệ thống cấp điện của KKTVB. Trong 
trường hợp để chủ động có thể xây dựng hệ thống năng lượng từ năng 
lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sóng biển. 
- Về thông tin liên lạc: Nguồn kết nối từ mạng lưới của KKTVB và 
xây dựng hệ thống kết nối không dây hoặc trạm phát riêng tại 
TTDVHCKTB. 
- Về xử lý nước thải, rác thải: Nước thải phải được thu gom để xử 
lý tập trung phù hợp với hệ thống xử lý nước thải của KKTVB. Trong 
trường hợp để chủ động cần thiết xây dựng trạm xử lý nước thải riêng. 
Nước thải sau khi xử lý tái sử dụng để tưới cây. Rác thải thải được phân 
loại, thu gom chuyển về các trạm xử lý rác thải của KKTVB. 
3.8. Áp dụng thí điểm QHXD TTDVHCKTB tại KKTVB Nghi Sơn 
Dựa vào cơ sở khoa học phân tích ở Chương 2 và các kết quả đề 
xuất ở Chương 3, dựa vào phân tích các cơ sở thực tiễn của KKTVB 
Nghi Sơn, của vùng Thanh Hóa luận án đề xuất các kết quả QHXD 
TTDVHCKTB tại KKTVB Nghi Sơn, Thanh Hóa gồm: 
a) Phân loại, quy mô của TTDVHC 
Giai đoạn 1 (đến năm 2030), Giai đoạn 2 (từ năm 2030 ÷ 2050) 
b) Định hướng phát triển không gian chung của TTDVHC 
Giai đoạn 1 (đến năm 2030), Giai đoạn 2 (từ năm 2030 ÷ 2050) 
c) QHSDĐ TTDVHCKTB Nghi Sơn 
Giai đoạn 1 (đến năm 2030), Giai đoạn 2 (từ năm 2030 ÷ 2050) 
d) Quy hoạch hệ thống HTKT TTDVHCKTB Nghi Sơn 
Quy hoạch hệ thống giao thông, Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa 
và san nền, Quy hoạch hệ thống cấp nước, Quy hoạch hệ thống cấp 
21 
điện, Quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc, Quy hoạch hệ thống thu 
gom xử lý nước thải và rác thải. 
3.9. Bàn luận về kết quả nghiên cứu 
Trong nghiên cứu mang tính lý luận, tổng quát, do đó tác giả sẽ 
không đặt vấn đề nghiên cứu theo trình tự nội dung, khối lượng của một 
đề án Quy hoạch xây dựng (như được quy định đối với các dự án Quy 
hoạch xây dựng, trong Luật xây dựng), mà chỉ tập trung vào các vấn đề 
có ảnh hưởng mang tính chủ đạo, có tính khái quát hóa cao, có thể đại 
diện cho mô hình Quy hoạch xây dựng của TTDVHCKTB. 
Với các lý do đó, mục tiêu đặt ra của đề tài sẽ bao gồm các vấn đề 
phải giải quyết sau: Cần bổ sung, hoàn thiện khái niệm về Trung tâm 
DVHC kinh tế biển; Lựa chọn địa điểm, quy mô và định hướng Quy 
hoạch xây dựng TTDVHCKTB nhằm phát triển các TTDVHCKTB 
trong sự gắn kết đồng bộ với các KKT, với đô thị,... giúp nâng cao hiệu 
quả phát triển kinh tế biển, phát triển các KKT ven biển không chỉ về 
kinh tế mà cả phương diện xã hội. 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
- Chủ trương phát triển KTB nhằm các mục tiêu phát triển KT-XH 
và đảm bảo an ninh quốc phòng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà 
nước. Nhiều KKTVB, TTDVHC đơn ngành (nghề cá, dầu khí) đã được 
thành lập và đầu tư, nhưng hiệu quả thấp. Có nhiều nguyên nhân để giải 
thích vấn đề này, tuy nhiên xét về phương diện QH không gian cho các 
hoạt động KTB, nghiên cứu nhận thấy cần có một cách tiếp cận đồng 
bộ, toàn diện đối với các không gian KTB, trong đó nổi bật lên là các 
TTDVHCKTB là một yếu tố trung gian có khả năng kích thích và kết 
nối sự phát triển của các KKTVB với nhau và với các KKT khác; 
22 
- Như vậy TTDVHCKTB là một giải pháp giúp kết nối các không 
gian sản xuất biển với các KKT, giúp nâng cao hiệu quả phát triển các 
KKTVB và sản xuất khai thác tài nguyên biển; 
- Các cơ sở lý luận mới nhất về Cụm kinh tế và Hệ sinh thái kinh 
doanh,... cùng với một số cơ sở, yếu tố tác động khác gắn với thực tiễn 
phát triển KTB Việt Nam được sử dụng làm cơ sở cho việc QHXD 
TTDVHCKTB. Những lý luận nêu trên đề cập tới tính kết nối đa chiều 
của các mối quan hệ nội tại, quan hệ trung gian và quan hệ với hệ thống 
bên ngoài,... làm cơ sở cho sự hình thành tính hệ thống và mạng lưới 
TTDVHCKTB; 
- Nghiên cứu đã đề xuất được hệ thống các quan điểm và các nguyên 
tắc trong QHXD TTDVHCKTB làm định hướng cho các giải pháp cụ 
thể, áp dụng cho các khu vực khác nhau trong TTDVHCKTB; 
- Căn cứ vào các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, nghiên cứu đã đề 
xuất khái niệm TTDVHCKTB một cách toàn diện và đồng bộ, bổ sung 
cho hệ thống các khái niệm các khu chức năng đặc thù, đồng thời đưa ra 
dự báo kịch bản phát triển của TTDVHCKTB qua các giai đoạn: Từ 
giai đoạn tự phát, tới có định hướng của nhà nước, tiến tới sự phát triển 
đồng bộ thành một không gian đô thị công nghiệp hoặc công nghiệp - 
du lịch; 
- Luận án đề xuất được các căn cứ sử dụng cho việc lựa chọn địa 
điểm QHXD TTDVHCKTB. Từ đó giúp cho việc đề xuất hệ thống 
mạng lưới các TTDVHCKTB gắn kết với hệ thống các cảng biển và các 
KKTVB, cũng như các KCN, KKT khác của Việt Nam, làm tiền đề cho 
sự kết nối về không gian, về quan hệ KT-XH,... tạo động lực phát triển 
trong mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau; 
- Luận án đề xuất các giải pháp QH định hướng TTDVHCKTB theo 
3 cấp: cấp quốc gia, cấp vùng và cấp địa phương (loại 1, 2 và 3). 
23 
- Đề xuất việc xác định quy mô cũng như các thành phần chức năng 
và cơ cấu các thành phần đó trong TTDVHCKTB; 
- Luận án đề xuất các giải pháp phát triển không gian 
TTDVHCKTB, đồng thời đưa ra cơ cấu sử dụng đất trong các không 
gian chức năng theo kịch bản phát triển của TTDVHCKTB; 
- Bên cạnh các đề xuất về tổ chức không gian TTDVHCKTB, tác giả 
cũng đề xuất hệ thống HTKT tương ứng nhằm kết nối và phục vụ cho 
sự phát triển của các TTDVHCKTB; 
- Trên cơ sở các đề xuất, tác giả đã áp dụng kết quả nghiên cứu của 
mình vào giải quyết việc QHXD TTDVHCKTB tại KKTVB Nghi Sơn 
Thanh Hóa, giúp làm rõ mô hình phát triển không gian trong KKT này; 
- Nhìn chung đối tượng nghiên cứu là QHXD TTDVHCKTB đã 
được tác giả làm rõ từ khái niệm đến các thành phần cấu trúc trong mối 
quan hệ tổng thể với hệ thống cảng, sx biển và các KKTVB cũng như 
các KKT đặc thù khác. Kết quả nghiên cứu của luận án đã bổ sung về 
mặt lý luận đối với lý luận QHXD các KKT, làm rõ mối quan hệ và phụ 
thuộc lẫn nhau từ vị trí địa lý, quy mô đến các mối quan hệ về giao 
thông, HTKT cũng như dân cư hiện hữu và trong tương lai; 
- Phương pháp tiếp cận hệ thống đã cho phép tác giả phát hiện ra 
kịch bản phát triển của TTDVHCKTB trong mối quan hệ gắn với tổng 
thể không gian kinh tế chung từ giai đoạn hình thành tới sự phát triển 
đồng bộ hoàn chỉnh; 
- Các đề xuất mới của luận án có thể được áp dụng vào việc định 
hướng QHXD TTDVHCKTB trong thực tiễn phát triển các KKTVB và 
KTB; 
- TTDVHCKTB là mô hình KT-XH và mô hình không gian mới, 
chưa được xây dựng trong thực tiễn, nên hệ thống quan điểm lý luận về 
mô hình này sẽ tiếp tục được điều chỉnh bổ sung, trên cơ sở các dự án 
24 
thử nghiệm trong thực tế, từ việc lập QHXD đến việc lập dự án và triển 
khai đầu tư xây dựng. 
2. Kiến nghị 
- Hiện nay một số KKTVB vừa có quyết định thành lập đang hoàn 
thiện QHXD, một số KKTVB đang điều chỉnh QHXD cho phù hợp với 
phát triển trong giai đoạn mới. Với sự cần thiết và tầm quan trọng của 
TTDVHCKTB, cần bổ sung thêm vào quy trình tiến hành lập quy hoạch 
và điều chỉnh quy hoạch nêu trên; 
- Để thực hiện được QHXD TTDVHCKTB phải có sự kết hợp chặt 
chẽ giữa các bên: Nhà nước – Doanh nghiệp – Người dân địa phương - 
Nhà khoa học - Nhà tín dụng ngân hàng. Trong đó, doanh nghiệp đóng 
vai trò trọng tâm của nhà đầu tư và phát triển TTDVHCKTB; 
- Nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết hiện nay, Nhà nước cần xây dựng 
thí điểm mô hình TTDVHCKTB tại một số KKTVB. Từ đó rút kinh 
nghiệm, tổng kết để có thể áp dụng, từ việc bổ sung nội dung cho Quy 
chuẩn, Tiêu chuẩn xây dựng các Khu chức năng đặc thù; 
- Riêng về quản lý hành chính, Nhà nước cần xây dựng một cơ chế 
đặc thù cho việc xây dựng và quản lý TTDVHCKTB cũng như trên 
phạm vi KKT (bao gồm nhiều đơn vị hành chính cấp xã, huyện) để 
tránh chồng chéo và thống nhất quản lý, không bị lệ thuộc bởi ranh giới 
quản lý hành chính hiện nay mà ảnh hưởng đến việc lựa chọn vị trí, quy 
mô,... của TTDVHCKTB và KKTVB; 
- Về chính sách đầu tư, Nhà nước và địa phương cần sớm ban hành 
các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đồng bộ và cụ thể hơn nữa cho các chủ 
đầu tư các khu công nghiệp, doanh nghiệp tham gia vào vào khu công 
nghiệp, khu ở và dịch vụ công cộng cho việc phát triển hậu cần cho các 
hoạt động sản xuất gắn với biển và liên quan đến biển. 
I 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 
I. Các bài báo đăng trên tạp chí trong nƣớc 
1. Hồ Quốc Khánh (2010), Khu kinh tế ven biển Việt Nam vấn đề 
đặt ra để xây dựng mô hình phát triển không gian những năm tới, Tạp 
chí Kiến trúc Việt Nam số 05-2010, Hà Nội; 
2. Ho Quoc Khanh (2016), Spatial Planning of Maritime Economic 
Logistics Service Centers in Coaltal Economic Zones to Develop 
Vietnam’s Maritime Economy, Journal of Science and Tecnology in 
Civil Engineering, No.31/10-2016, Hanoi, Vietnam; 
II. Các đề tài NCKH đã thực hiện 
1. Hồ Quốc Khánh (2017), Xây dựng cơ sở cho việc phát triển hệ 
thống dịch vụ hậu cần phục vụ kinh tế biển, NCKH cấp trường, Mã số 
02-2017/KHXD, trường Đại học Xây dựng, Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_quy_hoach_xay_dung_trung_tam_dich_vu_hau_can.pdf