Tóm tắt Luận án Thực trạng nhiễm trùng đường sinh sản do nấm, đơn bào ở phụ nữ độ tuổi 18 - 49 đã có chồng tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

Nhiễm trùng đường sinh sản (ĐSS) là nguyên nhân gây nhiều bệnh

cảnh lâm sàng và rối loạn của cơ quan sinh sản. Có 3 nhóm nguyên nhân

chủ yếu là do: Nhiễm vi khuẩn; nhiễm ký sinh trùng (KST) như:

Candida sp và Trichomonas vaginalis ; Nhiễm vius như: HPV, HIV.

Nhiều trường hợp bệnh gây nhiều hậu quả nặng nề như: Chửa ngoài tử

cung, vô sinh, ung thư cổ tử cung, tăng nguy cơ lây nhiễm HIV, HPV.

Các bệnh nhiễm trùng ĐSS rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt là

các nước chậm phát triển. Tổ chức Y tế Thế giới năm 2008, có 498,9

triệu người mắc mới các bệnh lây truyền qua đường tình dục, trong đó

khu vực Đông Nam Á có 128 triệu người nhiễm chiếm 25,7%, khu vực

Châu Phi 93 triệu người chiếm 18,6%, Châu Mỹ và Caribe 126 triệu người

chiếm 25,3%.

Tại Việt Nam vấn đề nhiễm trùng ĐSS nhất là nhiễm các loại ký

sinh trùng Candida sp, Trichomonas có xu hướng gia tăng. Tại Quảng

Ninh nói chung và thị xã Quảng Yên nói riêng, cho đến nay chưa có

công trình nghiên cứu nào thật đầy đủ và quy mô để đánh giá tình trạng

nhiễm trùng ĐSS. Vì vậy việc nghiên cứu tình trạng nhiễm trùng ĐSS là

cần thiết, để có định hướng cho các biện pháp phòng chống nhằm cải

thiện sức khỏe phụ nữ, chúng tôi thực hiện đề tài nhằm mục tiêu:

1. Mô tả thực trạng nhiễm trùng đường sinh sản do nấm, đơn bào ở

phụ nữ độ tuổi 18 - 49 đã có chồng tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng

Ninh năm 2013.

2. Xác định một số yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm trùng

đường sinh sản.

3. Hiệu quả điều trị kết hợp tư vấn phòng bệnh cho ca bệnh và các

biện pháp can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ thực hành trong phòng

chống nhiễm trùng đường sinh sản ở nhóm đối tượng trên.

pdf 24 trang dienloan 3840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Thực trạng nhiễm trùng đường sinh sản do nấm, đơn bào ở phụ nữ độ tuổi 18 - 49 đã có chồng tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Thực trạng nhiễm trùng đường sinh sản do nấm, đơn bào ở phụ nữ độ tuổi 18 - 49 đã có chồng tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

Tóm tắt Luận án Thực trạng nhiễm trùng đường sinh sản do nấm, đơn bào ở phụ nữ độ tuổi 18 - 49 đã có chồng tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
1 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nhiễm trùng đường sinh sản (ĐSS) là nguyên nhân gây nhiều bệnh 
cảnh lâm sàng và rối loạn của cơ quan sinh sản. Có 3 nhóm nguyên nhân 
chủ yếu là do: Nhiễm vi khuẩn; nhiễm ký sinh trùng (KST) như: 
Candida sp và Trichomonas vaginalis; Nhiễm vius như: HPV, HIV. 
Nhiều trường hợp bệnh gây nhiều hậu quả nặng nề như: Chửa ngoài tử 
cung, vô sinh, ung thư cổ tử cung, tăng nguy cơ lây nhiễm HIV, HPV.... 
Các bệnh nhiễm trùng ĐSS rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt là 
các nước chậm phát triển. Tổ chức Y tế Thế giới năm 2008, có 498,9 
triệu người mắc mới các bệnh lây truyền qua đường tình dục, trong đó 
khu vực Đông Nam Á có 128 triệu người nhiễm chiếm 25,7%, khu vực 
Châu Phi 93 triệu người chiếm 18,6%, Châu Mỹ và Caribe 126 triệu người 
chiếm 25,3%. 
Tại Việt Nam vấn đề nhiễm trùng ĐSS nhất là nhiễm các loại ký 
sinh trùng Candida sp, Trichomonascó xu hướng gia tăng. Tại Quảng 
Ninh nói chung và thị xã Quảng Yên nói riêng, cho đến nay chưa có 
công trình nghiên cứu nào thật đầy đủ và quy mô để đánh giá tình trạng 
nhiễm trùng ĐSS. Vì vậy việc nghiên cứu tình trạng nhiễm trùng ĐSS là 
cần thiết, để có định hướng cho các biện pháp phòng chống nhằm cải 
thiện sức khỏe phụ nữ, chúng tôi thực hiện đề tài nhằm mục tiêu: 
1. Mô tả thực trạng nhiễm trùng đường sinh sản do nấm, đơn bào ở 
phụ nữ độ tuổi 18 - 49 đã có chồng tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng 
Ninh năm 2013. 
2. Xác định một số yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm trùng 
đường sinh sản. 
3. Hiệu quả điều trị kết hợp tư vấn phòng bệnh cho ca bệnh và các 
biện pháp can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ thực hành trong phòng 
chống nhiễm trùng đường sinh sản ở nhóm đối tượng trên. 
2 
TÍNH MỚI, TÍNH KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA 
LUẬN ÁN 
Luận án góp phần một số điểm mới, thực tiễn và khoa học. 
 - Mô tả thực trạng và yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm nấm, đơn 
bào ĐSS ở phụ nữ đã có chồng thuộc lứa tuổi 18 – 49 tại điểm nghiên 
cứu. 
 - Đánh giá hiệu quả các biện pháp can thiệp điều trị và nâng cao 
kiến thức, thái độ thực hành của phụ nữ 18 - 49 trong phòng chống bệnh 
nhiễm trùng ĐSS. 
 - Đây là lần đầu ứng dụng kỹ thuật tiên tiến PCR và giải trình tự 
gen để định loài nấm Candida sp. 
CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN 
Luận án gồm 132 trang: Đặt vấn đề (2 trang), tổng quan tài liệu (31 
trang), đối tượng và phương pháp nghiên cứu (28 trang), kết quả nghiên cứu 
(32 trang), bàn luận (36 trang), kết luận và khuyến nghị (3 trang). Tài liệu 
tham khảo gồm 138 (64 tài liệu tiếng Việt và 74 tài liệu tiếng anh) và 7 phụ 
lục. 
3 
Chương I: 
TỔNG QUAN 
1.1. Dịch tễ học về nhiễm trùng đường sinh sản 
1.1.1. Trên thế giới 
Nhiễm trùng ĐSS ở phụ nữ đây là một vấn đề sức khỏe được quan 
tâm ở mức độ toàn cầu. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch 
bệnh Hoa Kỳ, tại Hoa Kỳ năm 2008, có 20 triệu người mới mắc các bệnh 
lây truyền qua đường tình dục: giang mai, lậu, trùng roi âm đạo, Chlamydia 
trachomatis. Tổng hợp của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2008, có 498,9 
triệu người mắc mới các bệnh lây truyền qua đường tình dục, trong đó 
khu vực Đông Nam Á có 128 triệu người nhiễm chiếm 25,7%, khu vực 
Châu Phi 93 triệu người chiếm 18,6%, Châu Mỹ và Caribe 126 triệu người 
chiếm 25,3% . 
1.1.2. Tại Việt Nam 
 Nghiên cứu của Lê Thị Oanh tại 6 tiểu vùng sinh thái ở đồng bằng 
Sông Hồng và Bắc Trung Bộ năm (2001), cho thấy: Tỷ lệ phụ nữ bị viêm 
nhiễm đường sinh dục dao động từ 41,5% đến 64,1%. Lê Thanh Sơn 
(2005), tỷ lệ nhiễm trùng ĐSS là 64,45%. Vũ Đức Bình (2013), tỷ lệ 
mắc nhiễm trùng ĐSS ở phụ nữ 18 - 49 đã có chồng qua khám lâm sàng 
chiếm tỷ lệ: 79,0 %, Nguyễn Minh Quang ( 2013), tỷ lệ mắc nhiễm trùng 
đường sinh dục dưới là 67,1%. Phạm Thị Xanh (2014), có 60,8% số phụ 
nữ mắc bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới. Tại Việt Nam, tỷ lệ phụ 
nữ mắc các bệnh nhiễm trùng ĐSS không giảm mà có xu hướng tăng 
cao. 
1.2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh NTĐSS 
 - Nhóm yếu tố về lao động: Nghiên cứu của UNFPA (1995), cho 
thấy phụ nữ Miền Bắc nguy cơ nhiễm trùng ĐSS cao gấp 3,1 lần phụ nữ 
Miền Nam, điều này thể hiện rõ với nhiễm T. vaginalis (39/300 so với 
2/300), nhiễm Candida sp (22/300 so với 6/300). Cao Bá Lợi (2013) cho 
thấy khi lao động ngân mình dưới nước khi lao động và vệ sinh đường 
4 
sinh dục không đúng cách có nguy cơ nhiễm Candida sp và T. vaginalis 
ĐSS cao gấp 2,12 và 1,9 lần người không ngân mình dưới nước khi lao 
động và vệ sinh kinh nguyệt đúng cách. 
- Nhóm yếu tố về cá nhân: Lê Thanh Sơn (2005), tuổi có ảnh 
hưởng rõ rệt đến tình trạng nhiễm khuẩn ĐSS, tỷ lệ bệnh có xu hướng 
tăng cao nhất ở nhóm tuổi 30 - 39. Vũ Đức Bình (2013), tỷ lệ nhiễm ký 
sinh trùng ĐSS cao nhất ở nhóm 36 - 49 tuổi. 
 - Nhóm yếu tố về vệ sinh: Lê Thanh Sơn (2005), người dùng 
nước bẩn có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 1,86 lần người dùng nước sạch. 
Phạm Thị Xanh cho thấy có sự liên quan giữa việc có nhà tắm riêng và 
bệnh NKĐSDD ở phụ nữ. 
- Nhóm nguy cơ về sinh đẻ, nạo hút phá thai và kế hoạch hóa gia 
đình: UNFPA năm 1995, cho thấy: Trong số phụ nữ đã sinh con thì phụ 
nữ sinh từ 3 lần trở lên bị nhiễm trùng ĐSS cao hơn phụ nữ sinh 1-2 con 
hoặc chưa sinh (16% so với 4%). Cao Bá Lợi năm 2013, tại Tam Nông, 
Phú Thọ cho thấy nạo hút thai trên 3 lần và đặt dụng cụ tử cung có nguy 
cơ mắc Candida sp và T.vaginalis ĐSS cao gấp 2,05 và 3,97 lần so với 
người nạo hút thai dưới 3 lần và không đặt dụng cụ tử cung. 
1.3. Can thiệp phòng chống nhiễm trùng đường sinh sản. 
1.3.1. Mô hình can thiệp điều trị và quản lý bệnh nhân NTĐSS 
Hiện nay, một số Quốc gia đã áp dụng mô hình can thiệp để phòng 
chống có hiệu quả bệnh nhiễm trùng ĐSS, các kết quả áp dụng các mô 
hình có sự khác biệt giữa các nước phát triển và các nước đang phát 
triển. Nghiên cứu của Schmid G (2004), cho thấy việc sàng lọc và điều 
trị có hiệu quả đối với bệnh giang mai ở phụ nữ có thai có thể tránh được 
rất nhiều trường hợp chết bào thai mỗi năm, con số ngang bằng với số trẻ 
em dưới một tuổi bị nhiễm HIV qua đường lây truyền từ mẹ sang con. 
Nghiên cứu của Garnett và CS (2000), trong việc nâng cao hiệu quả 
kiểm soát các bệnh NTĐSS đó là: việc tiếp cận các cơ sở phòng và chữa 
bệnh có chất lượng đối với cả nam lẫn nữ đóng vai trò lớn đối với sự 
5 
thành công trong việc kiểm soát các bệnh. Cao Bá Lợi (2013), nghiên 
cứu ở phụ nữ 18 - 49 tuổi đã có chồng cho thấy hiệu quả điều trị bằng 
thuốc đặt âm đạo đạt rất cao tỷ lệ khỏi bệnh sau 10 ngày 97,0%. 
1.3.2. Mô hình truyền thông thay đổi hành vi 
 Có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về tình trạng nhiễm trùng 
ĐSS và biện pháp can thiệp, như: Schopper D. (1995), nghiên cứu mô 
can thiệp nâng cao nhận thức, thái độ và hành vi của người dân trong 
khuôn khổ của chương trình phòng chống HIV/AIDS ở Uganda. 
Aggarwal và CS đã thực hiện một số nghiên cứu về thực trạng mắc bệnh 
NTĐSS và việc áp dụng một mô hình can thiệp tại vùng nông thôn Ấn Độ 
với truyền thông giáo dục sức khỏe tại cơ sở y tế xã kết hợp với truyền 
thông tới hộ gia đình nhằm cải thiện sự sử dụng dịch vụ của khách hàng. 
Nghiên cứu của Mba và cộng sự (2007), tại Negeria, Cao Bá Lợi (2013), 
Nguyễn Minh Quang (2013), Phạm Thị Xanh (2014), hiệu quả mô hình 
can thiệp cộng đồng. 
6 
Chương II: 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 
Phụ nữ độ tuổi 18 - 49, đã có chồng, đang sinh sống tại thị xã Quảng 
Yên. 
- Tiêu chuẩn chọn mẫu: Tự nguyên thạm gia nghiên cứu, thường 
trú tại địa phương từ 12 tháng trở lên, không đặt thuốc âm đạo 2 tuần 
trước khi đến khám... 
Độ tuổi theo các tiêu chí của WHO và của Việt Nam theo yếu tố 
sản khoa: Nhóm I: 18 – 25 tuổi, phụ nữ ở tuổi thanh niên, nhóm II: 26 - 
35 tuổi (tuổi sinh đẻ tốt nhất), nhóm III: 36 - 49 tuổi (sản phụ lớn tuổi). 
- Tiêu chuẩn loại trừ: Đang có kinh nguyệt, đặt thuốc trong vòng 2 
tuần, người mắc các bệnh tâm thần, người cắt tử cung toàn phần, người 
không tự nguyện tham gia nghiên cứu. 
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 
2.1.2.1. Nghiên cứu tại thực địa 
 *Nghiên cứu mô tả: 
Nghiên cứu được thực hiện tại 3 xã: Liên Vị, Sông Khoai, Hoàng 
Tân thuộc thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, được lựa chọn có chủ 
đích. 
* Nghiên cứu can thiệp: 
Thực hiện tại 3 xã Liên Vị, Sông Khoai và Hoàng Tân thuộc thị xã 
Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. 
2.1.2.2. Nghiên cứu tại phòng thí nghiệm 
 - Kỹ thuật nuôi cấy nấm được thực hiện tại phòng xét nghiệm thuộc 
Trung tâm Y tế Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. 
7 
- Kỹ thuật PCR - RFLP và giải trình tự gen được thực hiện tại 
phòng thí nghiệm Kỹ thuật di truyền của Viện Công nghệ sinh học thuộc 
Trung tâm khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia. 
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 
Nghiên cứu được thực hiện trong 2 năm, từ 2013 - 2014 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu được thiết kế bằng hai phương pháp cơ bản là: Dịch tễ 
học mô tả có phân tích và dịch tễ học can thiệp cộng đồng. 
2.2.1. Thiết nghiên cứu 
Được thực hiện theo 2 thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt 
ngang có phân tích và nghiên cứu can thiệp cộng đồng không đối chứng. 
- Mô tả thực trạng nhiễm trùng ĐSS ở phụ nữ nghiên cứu: Tỷ lệ 
nhiễm trùng ĐSS qua các hội chứng khám lâm sàng chung ở các đối 
tượng nghiên cứu năm 2013. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng ĐSS chung qua 
khám lâm sàng và xét nghiệm ở đối tượng nghiên cứu. Tỷ lệ nhiễm nấm 
Candida sp chung và từng loài nấm Candida sp. Tỷ lệ nhiễm T. 
vaginalis. Tỷ lệ nhiễm phối hợp giữa các loại ký sinh trùng Candida sp 
và T. vaginalis. Tỷ lệ nhiễm theo địa dư hành chính, nghề nghiệp và theo 
lứa tuổi... 
- Xác định một số yếu tố liên quan đến việc phòng chống nhiễm 
trùng ĐSS. 
- Nghiên cứu can thiệp cộng đồng, bao gồm: 
+ Tiến hành điều tra cắt ngang trước can thiệp để đánh giá kiến 
thức, thái độ thực hành phòng chống bệnh của đối tượng nghiên cứu với 
bệnh NTĐSS tiến hành cùng với điều tra mô tả cắt ngang. 
+ Các giải pháp can thiệp: 
 * Điều trị và tư vấn cho toàn bộ phụ nữ đến khám tại 3 xã bị bệnh 
NTĐSS. Bị bệnh do nấm Candida sp và T. vaginalis điều trị theo phác 
đồ sau: 
8 
 Nếu nhiễm nấm Candida sp: Sử dụng viên Neotecgynan đặt âm 
đạo 01 viên/ngày x 10 ngày. 
 Nếu nhiễm T. vaginalis: Metronidazole 2 gam uống liều duy nhất 
hoặc Metronidazole 500mg/lần x 2 lần/ngày x 7 ngày, kết hợp đặt thuốc 
Neotecgynal đặt âm đạo 01 ngày/01 viên đặt vào buổi tối trước khi đi 
ngủ vệ sinh sạch sẽ và đặt thuốc và điều trị cho chồng. 
 Nhiễm T. vaginalis phối hợp với Candida sp: Dùng Neotecgynal 
đặt âm đạo 01 viên/ngày x 10 ngày đặt vào buổi tối trước khi đi ngủ vệ 
sinh sạch sẽ và đặt thuốc, kết hợp điều trị cho chồng. 
 * Truyền thông tại cộng đồng: tuyên truyền giáo dục sức khỏe 
thông qua các hình thức: Nói chuyện, tranh ảnh, bằng video... nhằm làm 
thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ về bệnh nhiễm trùng và 
nhiễm KST đường sinh sản. Thực hiện liên tục hàng tháng tại 3 xã can 
thiệp. 
 - Điều tra cắt ngang đánh giá sau can thiệp, bao gồm: hiệu quả điều 
trị ca bệnh, so sách các chỉ số đánh giá trước và sau can thiệp. 
2.2.1.1. Cỡ mẫu nghiên cứu cắt ngang 
Cỡ mẫu tối thiểu cho điều tra cắt ngang một tỷ lệ áp dụng công thức: 
 n = 2/12 α−Z 2
)1(
εp
p−
Trong đó: n: Cỡ mẫu tối thiểu 
 p: Tỷ lệ nhiễm ước tính của quần thể, chọn p = 0,50 ( Tỷ lệ NTĐSS 
ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ từ 41,5% - 64,1%) 
 Z1-α/2: Hệ số tin cậy, ứng với độ tin cậy 95% thì Z1-α/2 = 1,96 
ε: Sai số tương đối mong muốn chọn ε = 10%. 
Với các giá trị đã chọn, cỡ mẫu tính cho điều tra tại thị xã Quảng 
Yên là 384, và làm tròn, cỡ mẫu cho toàn thị xã là 390. 
2.2.1.2. Cỡ mẫu cho nghiên cứu can thiệp 
9 
- Cỡ mẫu mong muốn nhằm thay đổi 2 tỷ lệ được áp dụng theo 
công thức: 
 n = { })1()1( 221112/1 ppZpp −+−Ζ −− βα 2 /(p1 - p2)2 
Trong đó: n: Cỡ mẫu tối thiểu. 
p1: Tỷ lệ mắc NTĐSS trước can thiệp, được ước đoán là 0, 5, như 
vậy: p1= 0,5, q1 = 1 - p1 = 0,5 
 p2: Tỷ lệ ước đoán NTĐSS của quần thể sau can thiệp, dự kiến p2 = 
0,3, q2 = 1 - p2 = 0,7. 
α: Xác suất sai lầm loại I, chọn α = 0,05, tương ứng Z1-α/2 = 1,96. 
β: Xác suất của sai lầm loại II, chọn β = 0,05, tương ứng Z1-β = 1,64 
Thay vào công thức cỡ mẫu tính toán là 75, để tăng lực mẫu chúng 
tôi cộng thêm vào mẫu 10%, do đó cỡ mẫu là 90 đối tượng phụ nữ độ 
tuổi 18 - 49 đã có chồng. Thực tế đã chọn toàn bộ số phụ nữ mắc bệnh 
ký sinh trùng đường sinh sản là 131 ở địa bàn 3 xã can thiệp trong suốt 
thời gian nghiên cứu. 
2.2.3. Cách chọn mẫu. 
 * Chọn mẫu nghiên cứu cắt ngang: 
- Căn cứ vào danh sách các xã trong thị xã Quảng Yên, chọn ngẫu 
nhiên 3 xã là: Liên Vị, Sông Khoai, Hoàng Tân. 
- Căn cứ vào danh sách phụ nữ trong độ tuổi 18 - 49 đã có chồng 
của từng xã, chọn ngẫu nhiên mỗi xã 130 chị em. Như vậy cỡ mẫu cho 
toàn bộ nghiên cứu là 390, thực tế chúng tôi đã điều tra 398 người. 
* Chọn mẫu nghiên cứu can thiệp: 
- Căn cứ vào danh sách phụ nữ độ tuổi 18 - 49 đã có chồng của 
điều tra mô tả cắt ngang và kết quả khám, xét nghiệm ở 3 xã Liên Vị, 
Sông Khoai và Hoàng Tân. Lấy toàn bộ số phụ nữ có kết quả xét nghiệm 
bị nhiễm nấm Candida sp và T. vaginalis vào nghiên cứu can thiệp. Số 
10 
đối tượng được chọn: 131 đối tượng phụ nữ độ tuổi 18 - 49 đã có chồng 
ở 3 xã Liên Vị, Sông Khoai và Hoàng Tân. 
2.3. Các kỹ thuật trong nghiên cứu và thu thập số liệu 
2.3.1. Khám lâm sàng sản khoa. 
Khám lâm sàng nhằm xác định các hội chứng lâm sàng: Hội chứng 
đau bụng dưới; Hội chứng loét sinh dục; Hội chứng tiết dịch âm đạo... 
2.3.2. Kỹ thuật xét nghiệm 
Kỹ thuật soi tươi (xét nghiệm trực tiếp); Kỹ thuật nuôi cấy nấm 
trong môi trường Sabouraud; Kỹ thuật PCR và giải trình tự gen; Kỹ thuật 
phỏng vấn cộng đồng. 
2.3.3. Thu thập số liệu 
- Điều tra mô tả cắt ngang: nhằm xác định tỷ lệ mắc bệnh nhiễm 
trùng ĐSS, tác nhân gây bệnh và các yếu tố liên quan: 
+ Phỏng vấn đối tượng nghiên cứu (phụ lục 1) để thu thập số liệu 
về kiến thức, thái độ, thực hành liên quan đến nhiễm trùng ĐSS. 
+ Khám và XN để đánh giá tình trạng nhiễm trùng ĐSS: Âm hộ: 
viêm, sẩn ngứa, loét; Âm đạo: viêm âm đạo, tính chất khí hư...; Cổ tử 
cung: khí hư, loét, trợt, u, sùi, lộ tuyến. 
- Can thiệp cộng đồng: Nhằm xác định hiệu quả các giải pháp can 
thiệp đã áp dụng thông qua việc đánh giá giảm tỷ lệ mắc bệnh nhiễm 
trùng ĐSS, thay đổi về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống nhiễm 
trùng ĐSS của đối tượng nghiên cứu. 
- Phỏng vấn đối tượng nghiên cứu theo bộ câu hỏi thiết kế sẵn. 
- Khám phụ khoa và xét nghiệm chẩn đoán bệnh nhiễm trùng ĐSS. 
- Kết quả điều trị nhiễm Candida sp và T. vaginalis. 
2.4. Nội dung nghiên cứu 
2.5.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh NTĐSS 
- Các hội chứng nhiễm trùng ĐSS qua khám lâm sàng. 
- Tỷ lệ NTĐSS qua các yếu tố nhân khẩu học: tuổi, nghề nghiệp, 
trình độ học vấn, tỷ lệ nhiễm trùng ĐSS theo địa dư hành chính. 
11 
- Tỷ lệ nhiễm trùng ĐSS do nấm Candida sp và T. vaginalis bằng 
xét nghiệm vi sinh vật. 
Trong nghiên cứu có đánh giá tỷ lệ nhiễm từn ... nữ trả lời đúng nguy cơ mắc bệnh NTĐSS sau can thiệp 
2.6. Khống chế sai số 
 - Cỡ mẫu đủ lớn, cách lẫy mẫu đảm bảo tính ngẫu nhiên. Bộ phiếu 
phỏng vấn được thiết kế rõ ràng dễ hiểu, thống nhất trong nhóm điều tra. 
Điều tra thử. Điều tra viên được tập huấn và là người có kinh nghiệm 
trong trong lĩnh vực y tế cộng đồng. 
2.7. Đạo đức nghiên cứu 
 Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong nghiên cứu y - sinh học 
như: Trước khi phỏng vấn, lấy mẫu bệnh phẩm đối tượng nghiên cứu được 
thông báo và nói rõ mục đích nghiên cứu. Chỉ nghiên cứu ở người tự 
nguyện. 
13 
Chương III: 
 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 
3.1. Thực trạng nhiễm trùng đường sinh sản do nấm, đơn bào 
3.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 
Bảng 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu 
Các đặc trưng cá nhân Số lượng Tỷ lệ (%) 
Nhóm 
tuổi 
18 - 25(1) 52 13,1 
26 - 35(2) 154 38,7 
36 - 49(3) 192 48,2 
Tổng số 398 100,0 
Độ tuổi trung bình 35,82 + 7,841 
Nhận xét: 
Tuổi trung bình phụ nữ đến khám là 35,83 + 7,841. Nhóm tuổi (36 
- 49) chiếm tỷ lệ cao nhất 48,2%. 
Bảng 3.2. Phân bố theo trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu 
Tính trạng học vấn Số lượng Tỷ lệ (%) 
Mù chữ 8 2,0 
Tiểu học 108 27,1 
THCS 199 50,0 
THPT 67 16,8 
Trung cấp CN đại học và 
trên đại học 
16 4,1 
Tổng số 398 100,0 
Nhận xét: Trình độ học vấn của các đối tượng điều tra trong đó 
trong đó tỷ lệ người có học vấn THCS cao nhất chiếm tỷ lệ 50,0%, tiểu 
học và mù chữ lần lượt là 27,1% và 2,0%. 
3.2. Thực trạng NTĐSS qua khám lâm sàng 
14 
51,5 48,5
C ó 	
   nhiễm
K hô ng 	
   nhiễm	
  
Hình 3.1. Thực trạng NTĐSS qua khám lâm sàng 
Nhận xét: Ở các đối tượng nghiên cứu có mắc hội chứng NTĐSS 
chiếm tỷ lệ 48,5%, đối tượng không có hội chứng NTĐSS chiếm 51,5%. 
Kết quả này tương đương với Lê Thị Oanh năm (2001), tại đồng bằng Sông 
Hồng và Bắc Trung Bộ, cho thấy: Tỷ lệ phụ nữ bị viêm nhiễm trùng đường 
sinh dục dao động từ 41,5% đến 64,1%. Theo Tổ chức Y tế Thế giới năm 
2008, có 498,9 triệu người mắc mới các bệnh lây truyền qua đường tình 
dục, trong đó khu vực Đông Nam Á có 128 triệu người nhiễm chiếm 25,7%, 
khu vực Châu Phi 93 triệu người chiếm 18,6%, Châu Mỹ và Caribe 126 
triệu người chiếm 25,3%. 
Như vậy tỷ lệ mắc bệnh nhiễm trùng ĐSS có biểu hiện trong cộng 
đồng hay trong bệnh viện đều rất thay đổi, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố 
như: sự hiểu biết của phụ nữ về sức khỏe, thời gian, địa điểm, thói quen 
vệ sinh sinh dục, phong tục tập quán, nghề nghiệp và sự ô nhiễm môi 
trường... 
Bảng 3.3. Tỷ lệ NTĐSS qua khám lâm sàng tại các xã nghiên cứu 
Xã Số khám lâm 
sàng 
Số 
không 
viêm 
nhiễm 
Số viêm 
nhiễm 
Tỷ lệ 
(%) 
Liên Vị (1) 130 78 52 40,0 
Hoàng Tân(2) 131 85 46 35,1 
Sông Khoai(3) 137 43 95 69,3 
Chung 398 206 193 48,5 
Giá trị p p(1:2) < 0,05; p (3: 1; 2) < 0,05 
15 
Nhận xét: Tỷ lệ có hội chứng lâm sàng là 48,5%. Có sự khác biệt 
về tỷ lệ viêm nhiễm giữa các xã Liên Vị, Hoàng Tân và Sông Khoai với 
các giá trị 40,0% so với 35,1% và 69,3% với p < 0,05. 
Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm Candida sp và T. vaginalis 
bằng phương pháp xét nghiệm trực tiếp 
Tác nhân Số xét 
nghiệm 
Số mắc 
(+) 
Tỷ lệ 
(%) 
Giá trị 
p 
Candida (1) 398 64 16,1 < 0,05 
T. vaginalis(2) 398 21 5,3 
Nhận xét: 
Tỷ lệ nhiễm trùng ĐSS ở đối tượng nghiên cứu do T. vaginalis và 
Candida sp lần lượt là 5,3% và 16,1%, sự khác nhau có ý nghĩa thống kê 
với p<0,05. Kết quả nghiên của chúng tôi cũng tương tự như một số tác 
giả khác như: Vũ Đức Bình (2013), nghiên cứu trên 532 phụ nữ 18 - 49 
có chồng tại Tam Nông, Phú Thọ cho thấy xét nghiệm phát hiện nấm 
Candida sp bằng nước muối sinh lý là 14,0% và nuôi cấy trong môi 
trường Sabouraud là 25,3%, chung cả hai phương pháp là 30,5%. Phạm 
Thị Xanh (2014), nghiên cứu trên 804 phụ nữ độ tuổi 18 - 49 có chồng 
tại khu vực biển, đảo Hải Phòng cho xét nghiệm phát hiện nấm Candida 
là 31,3%. Nhận định của UNFPA (1995), tỷ lệ nhiễm nấm trong nghiên 
cứu của UNFPA là (22/300), thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi rất nhiều 
(116/398). Tỷ lệ nhiễm T.vaginalis ở Miền Bắc Việt Nam là (39/300) cao 
hơn nghiên cứu của chúng tôi (21/398). Kết quả này chỉ có thể giải thích 
phụ nữ nông thôn Miền Bắc chủ yếu làm nghề nông nghiệp thường xuyên 
tiếp xúc với phân, đất nhất là ngâm mình dưới nước khi lao động. 
16 
 Bảng 3.5 Tỷ lệ nhiễm nấm Candida sp bằng phương pháp xét 
nghiệm trực tiếp và nuôi cấy trong môi trường Sabouraud 
Phương pháp xét nghiệm Tình trạng nhiễm nấm Candida sp 
Số XN Số (+) Tỷ lệ (%) 
Xét nghiệm trực tiếp (1) 398 64 16,1 
Nuôi cấy (2) 398 116 29,1 
Chung cả hai phương 
pháp (3) 
398 116 29,1 
Giá trị p (1: 2; 3) 0,05 
Nhận xét: Phương pháp xét nghiệm trực tiếp chỉ phát hiện được 
16,1% số trường hợp nhiễm nấm Candida sp trong khi phương pháp nuôi 
cấy nấm phát hiện được 29,1% số trường hợp nhiễm nấm Candida sp. 
Có sự khác biệt về tỷ lệ phát hiện nhiễm nấm của hai phương pháp 
nước muối sinh lý và nuôi cấy trong môi trường Sabouraud với các tỷ lệ 
tương ứng: 16,1% so với 29,1% với p < 0,01. Không có khác biệt về tỷ lệ 
phát hiện Candida sp và giữa phương pháp nuôi cấy trong môi trường 
Sabouraud và kết hợp cả hai phương pháp XN trực tiếp kết hợp với nuôi 
cấy trong môi trường Sabouraud, với các tỷ lệ 29,1% so với 29,1% với p 
> 0,05. Như vậy phương pháp XN nấm Candida sp bằng nuôi cấy trong 
môi trường Sabouraud (Hình 3.3 và Hình 3.4) cho tỷ lệ phát hiện cao 
hơn so với phương pháp XN trực tiếp, việc nuôi cấy nấm trong môi 
trường Sabouraud dễ thực hiện kỹ thuật, dễ bảo quản và vận chuyển mẫu 
nuôi cấy, thuận tiện cho việc thực hiện định loài bằng kỹ thuật PCR và 
giải trình tự gen. Trong thực tế, việc chẩn đoán nhiễm nấm Candida sp 
17 
các tác giả áp dụng cả hai phương pháp XN để việc chẩn đoán được 
chính xác hơn. 
Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm Candida sp và T.vaginalis tại các xã nghiên cứu 
Kết quả 
xét 
nghiệm 
Xã nghiên cứu 
Cộng Liên 
Vị 
Sông 
Khoai 
Hoàng 
Tân 
Số xét 
nghiệm 
130 131 137 398 
Mắc bệnh 38 29 49 116 
Tỷ lệ (%) 29,2 21,2 37,4 29,1 
Bảng 3.7. Tỷ lệ nhiễm T. vaginalis tại các xã nghiên cứu 
Kết quả xét 
nghiệm 
Xã nghiên cứu 
Cộng Liên 
Vị 
Sông 
Khoai 
Hoàng 
Tân 
Số xét 
nghiệm 
130 131 137 398 
Mắc bệnh 9 5 7 21 
Tỷ lệ (%) 6,9 3,6 5,3 5,3 
Nhận xét: Tỷ lệ nhiễm Candida sp chung ở 3 xã nghiên cứu là 29,1%, 
trong đó Hoàng Tân có tỷ lệ nhiễm cao nhất 37,4%. Tỷ lệ nhiễm T. 
vaginalis chung 3 xã là 5,3%, trong đó xã Liên Vị có tỷ lệ nhiễm cao nhất: 
6,9%. 
18 
27.3
49.4
10.1
6.1 7.1
C.albicans
C.gabarata
C.tropical
C.krusei
C.parapsilosis
Hình 3. 2. Tỷ lệ các loài nấm Candida sp qua định loài bằng PCR 
Nhận xét: 
Loài C.glabrata chiếm ưu thế với 49,4%, tiếp đến là C. albicans 
với 27,3%, C.tropical chiếm tỷ lệ 10,1%, C. krusei chiếm tỷ lệ 6,1% và 
C.parasilosis chiếm tỷ lệ 7,1%. Kết quả của chúng tôi phù hợp với 
nghiên cứu của Cao Bá Lợi và CS (2013), và khác một số tác giả cũng 
dùng kỹ thuật trên: Mai Thị Minh Ngọc và CS (2014), Nguyễn Khắc Lực 
và CS (2013), SH. Mirhendi và CS (2001). Trước đây đa số các tác giá 
nhận định nguyên nhân gây nấm ĐSS ở phụ nữ chủ yếu là do C. albicans 
rồi mới đến các loài nấm Candida sp khác như C.glabrata 
Bảng 3.8. Kết quả giải trình tự chuỗi nucleotide định danh loài 
 Candida sp 
TT Tên loài 
Candida sp 
Số lượng sản 
phẩm PCR 
ITSI - ITS4 
Chuỗi 
nucleotide 
định loài 
Tỷ lệ 
% 
1 C.glabrata 49 27 55,1 
2 C.albicans 27 15 55,6 
3 C.tropical 10 6 60,0 
4 C.krusei 6 1 16,7 
5 C.parapsilosis 7 2 28,6 
Tổng 99 51 51,5 
19 
Nhận xét: 
Có 51 chuỗi nucleotide đơn nhất thu được để truy cập ngân hàng gen 
và phân tích định loài bằng phương pháp so sánh chuỗi gen chiếm tỷ lệ 
51,5%. 
Xác định được loài hoặc tập hợp loài, bao gồm: C. glabrata: 27 chuỗi 
chiếm tỷ lệ 55,1%, C. albicans: 15 chuỗi chiếm tỷ lệ 55,6%, C. tropicalis: 
6 chuỗi chiếm tỷ lệ 60,0%, C. parapsinosis: 2 chuỗi chiếm tỷ lệ 28,6%, C. 
krusei: 1 chuỗi chiếm tỷ lệ: 16,7%. Kết quả này cho thấy phù hợp với kết 
quả của tác giả Cao Bá Lợi (2013), nghiên cứu tại Tam Nông, Phú Thọ. 
Bảng 3.9. Liên quan giữa tuổi và tỷ lệ nhiễm Candida sp ĐSS 
Tình trạng 
nhiễm 
Nhóm tuổi Cộng 
18 - 25 
(1) 
26 - 35 
(2) 
36 - 49 
(3) 
Nhiễm Candida sp 
Số XN 52 154 192 398 
Số (+) 15 34 67 116 
Tỷ lệ (%) 28,8 22,1 34,9 29,1 
Giá trị p (1; 2;3) < 0,05 
Nhiễm T. vagilanis 
Số XN 52 154 192 398 
Số (+) 7 4 10 21 
Tỷ lệ (%) 13,5 2,6 5,2 5,3 
Giá trị p (1: 2; 3) < 0,05 
20 
Nhận xét: Tỷ lệ nhiễm Candida sp chung ở đối tượng nghiên cứu 
là 29,1%, trong đó lứa tuổi 36 - 49 là 34,9%, lứa tuổi 18 - 25 chiếm 
28,8%, nhóm tuổi từ 26 - 35 chiếm tỷ lệ 22,1%. 
Tỷ lệ nhiễm T. vaginalis chung là 5,3%. Có sự khác biệt giữa tỷ lệ 
nhiễm T. vaginalis ở nhóm tuổi 18 - 25 so với nhóm tuổi 26 - 35 và 36 - 
49 với các tỷ lệ tương ứng 13,5% so với 2,6% và 5,2% với p<0,05. Kết 
quả này tương đương như nghiên cứu của Vũ Đức Bình tại Tam Nông, 
Phú Thọ, Tuổi có ảnh hưởng rõ rệt đến tình trạng nhiễm Candida sp và 
T.vaginalis đường sinh sản, tỷ lệ có su hướng tăng cao ở nhóm tuổi 36 - 
49. 
Bảng 3.10. Liên quan giữa nguồn nước sinh hoạt và bệnh NTĐSS 
Nguồn 
nước 
Mắc bệnh Không mắc 
bệnh 
Cộng 
Số 
lượng 
Tỷ lệ 
(%) 
Số 
lượng 
Tỷ lệ 
(%) 
Số 
lượng 
Tỷ lệ 
(%) 
Hợp vệ sinh 112 44,6 139 55,4 251 63,1 
Không hợp 
vệ sinh 
81 55,1 66 44,9 147 36,9 
Giá trị OR OR = 1,52; p < 0,05 398 100,0 
Nhận xét: Những phụ nữ gia đình có nguồn nước sinh hoạt không 
hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc NTĐSS là: 55,1% cao hơn những phụ nữ gia 
đình có nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc NTĐSS là: 
44,6%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với OR = 1,52 và p < 0,05. 
Tương tự như kết quả nghiên cứu của của Phạm Thu Xanh (2014), 
cho thấy có mối liên quan giữa nguồn nước sinh hoạt của phụ nữ và bệnh 
nhiễm trùng ĐSS. 
21 
- Có mối liên quan giữa nạo hút thai > 3 lần và khám phụ khoa định 
kỳ với tình trạng nhiễm trùng đường sinh sản ở các đối tượng nghiên 
cứu, với các giá trị (OR = 2,34; p<0,05) và (OR = 2,92; p<0,05). Người 
nạo hút thai và không khám phụ khoa định kỳ có nguy cơ mắc bệnh 
nhiễm trùng đường sinh sản cao gấp 2,34 và 2,92 lần người không nạo 
hút thai trên 3 lần và không khám phụ khoa định kỳ. Kết luận này cũng 
phù hợp với nghiên cứu của các tác giả: Cao Bá Lợi tại Tam Nông, Vĩnh 
Phúc, Phạm Thu Xanh (2014), Theo Phan Thị Thu Nga (2013). 
3.2. Hiệu quả can thiệp điều trị và các biện pháp phòng chống NTĐSS 
 Hiệu quả can thiệp sau 10 ngày bằng thuốc đạt 94,8%, tỷ lệ tái 
nhiễm sau 3 tháng là 9,2% và sau 12 tháng là 13,8%. Kết quả nghiên 
cứu của chúng tôi cũng tương tự như nhận định của các nghiên cứu của 
Viện Da liễu Trung ương ( 1999) tại 5 tỉnh; Lê Thanh Sơn (2005) tại Hà 
Tây; UNFPA (1995); Cao Bá Lợi (2013) tại Phú Thọ. 
- Có hiệu quả trước và sau can thiệp giáo dục sức khỏe sau 12 
tháng lần lượt về các yếu tố: 
Tỷ lệ phụ nữ biết nguyên nhân gây bệnh NTĐSS do nạo hút thai 
nhiều lần tăng lên từ 21,1% lên 91,1%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
với p<0,05 và hiệu quả can thiệp là 76,8%. Tỷ lệ phụ nữ biết nguyên 
nhân gây bệnh NTĐSS do nguồn nước không hợp vệ sinh tăng lên từ 
61,1% lên 95,0%. Sự khác biệt trước sau can thiệp có ý nghĩa thống kê 
với p<0,05 và hiệu quả can thiệp là 35,7%. 
Tỷ lệ hiểu biết của phụ nữ can thiệp về chung thủy vợ chồng, sử 
dụng bao cao su trong quan hệ tình dục đều tăng cao. Sự khác biệt đều có 
ý nghĩa thống kê với p<0,05 và hiệu quả can thiệp cũng cao. 
- Có sự thay đổi hiệu quả rõ rệt về một số yếu tố thực hành phòng 
bệnh sau can thiệp giáo dục sức khỏe 12 tháng lần lượt cụ thể: Tỷ lệ phụ 
22 
nữ biết cần phải đi khám phụ khoa định kỳ để phòng bệnh NTĐSS tăng 
lên từ 6,7% lên 67,5%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 và 
hiệu quả can thiệp là 90,1%. Tỷ lệ phụ nữ hiểu biết đi khám tại cơ sở y 
tế nhà nước tăng lên từ 47,8% lên 83,5%. Sự khác biệt trước sau can 
thiệp có ý nghĩa thống kê với p<0,05 và hiệu quả can thiệp là 42,6%. 
Tỷ lệ phụ nữ hiểu biết vệ sinh cải tạo nguồn nước, đi khám tại cơ 
sở y tế tư nhân tăng cao, sự khác biệt đều có ý nghĩa thống kê với p<0,05 
và hiệu quả can thiệp cao. 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết quả nghiên cứu của 
Cao Bá Lợi (2013), Phạm Thị Xanh (2014), Nguyễn Minh Quang. Các 
giải pháp can thiệp đã làm cho nâng cao được nhận thức, thái độ thực 
hành của phụ nữ tại địa bàn nghiên cứu về phòng chống bệnh NTĐSS. 
23 
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
1. KẾT LUẬN 
1.1. Thực trạng nhiễm trùng nấm, đơn bào ĐSS ở phụ nữ độ tuổi 
sinh đẻ 18 - 49 đã có chồng tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh 
năm 2013: 
 - Tỷ lệ phụ nữ trong nghiên cứu mắc bệnh nhiễm trùng đường sinh 
sản là 48,5%, viêm cổ tử cung đơn thuần chiếm tỷ lệ cao nhất là 50,6%. 
 - Tỷ lệ nhiễm trùng đường sinh sản ở phụ nữ do Candida sp là 
29,1% và T. vaginalis là 5,3%. 
- Tỷ lệ thành phần loài C.glabrata chiếm tỷ lệ cao nhất là: 49,4%. Giải 
trình tự gen 3 loài Candida sp hoàn toàn trùng hợp với loài Candida sp 
trên thế giới: C. glabrata, C. albicans, C. tropicalis. 
1.2. Một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến bệnh NTĐSS: 
 - Phụ nữ 36 - 49 tuổi có tỷ lệ nhiễm Candida sp cao hơn nhóm tuổi 
còn lại. Phụ nữ 18 - 35 tuổi có tỷ lệ nhiễm T. vaginalis cao hơn 
 - Sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh, gia đình không có nhà 
tắm, vệ sinh sinh dục không đúng có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng 
đường sinh sản cao (p <0,05). 
- Người nạo hút thai trên 3 lần và không khám phụ khoa định kỳ cơ 
mắc bệnh nhiễm trùng đường sinh sản cao gấp 2,34 và 2,92 lần người 
không nạo hút thai trên 3 lần và khám phụ khoa định kỳ. 
1.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp điều trị và giáo dục sức khỏe 
nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành trong phòng chống NTĐSS: 
 - Tỷ lệ khỏi sau điều trị ca bệnh nhiễm trùng đường sinh sản do 
 Candida sp và T. vaginalis sau 10 ngày là 94,8%. 
24 
 - Tỷ lệ hiểu biết nạo hút thai nhiều lần là nguyên nhân gây bệnh 
nhiễm trùng đường sinh sản tăng từ 21,1% lên 91,1%. 
 - Tỷ lệ hiểu biết nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng đường sinh sản 
do sử dụng nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh tăng từ 60,0% 
lên 94,4%. 
 - Tỷ lệ đi khám và điều trị tại các cơ sở y tế của nhà nước khi mắc 
bệnh nhiễm trùng đường sinh sản tăng từ 47,8% lên 83,5%. 
 - Tỷ lệ thay đổi đi khám phụ khoa định kỳ từ 6,7% lên 67,5%. 
2. KHUYẾN NGHỊ 
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu chúng tôi có một số kiến nghị như 
sau: 
- Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho phụ nữ tuổi sinh 
đẻ về các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, các phương pháp phòng 
bệnh nhiễm trùng đường sinh sản. Hướng dẫn sinh hoạt tình dục an toàn, 
chung thủy. 
- Cung cấp đầy đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt và các dịch vụ 
chăm sóc sức khỏe sinh sản tại trạm y tế xã cho người dân ở thị xã 
Quảng Yên. 
- Tăng cường xác định nguyên nhân gây bệnh bằng xét nghiệm để 
có phương pháp điều trị đạt hiệu quả cao. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_thuc_trang_nhiem_trung_duong_sinh_san_do_nam.pdf