Tóm tắt Luận án Tình trạng dinh dưỡng và hiệu quả một số biện pháp can thiệp giảm suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi vùng đồng bằng ven biển, tỉnh Nghệ An

Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em luôn là vấn đề được quan tâm

hàng đầu ở tất cả các nước trên thế giới. Đầu tư cho dinh dưỡng chính

là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực có chất lượng. Phòng chống suy

dinh dưỡng là một bộ phận không thể tách rời của chiến lược phát triển

kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, góp phần nâng cao tầm vóc, thể lực và

trí tuệ của con người.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ nhi đồng liên

hợp quốc cho thấy tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em trên toàn cầu đã

có sự thay đổi theo hướng tích cực trong những năm qua. Suy dinh

dưỡng thể nhẹ cân đã giảm nhanh từ mức 25% năm 1990 đã giảm

xuống còn 15% năm 2012. Tuy nhiên suy dinh dưỡng thể thấp còi vẫn

còn cao và rất đáng phải quan tâm, trong giai đoạn từ năm 2000 đến

2012 tỷ lệ này chỉ giảm được từ 33% xuống 25%. Tình trạng này dẫn

tới nguy cơ cản trở việc đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về

“giảm một nửa tỷ lệ suy dinh dưỡng tại các nước đang phát triển từ

20% vào năm 1990 xuống còn 10% vào năm 2015”.

Ở Việt Nam, trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh

tế xã hội và chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của

Ngành Y tế và sự tham gia tích cực của toàn xã hội, chúng ta đã đạt

được kết quả quan trọng trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng và

sức khỏe của nhân dân. Tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân ở trẻ em dưới 5

tuổi ở nước ta đã giảm tương đối nhanh và liên tục, hiện ở mức 16,2%

năm 2012. Tuy nhiên tỷ lệ suy dinh dưỡng còn có nhiều khác biệt giữa

các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn, đặc biệt suy dinh dưỡng thể

thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi vẫn còn ở mức cao tới 26,7%

pdf 28 trang dienloan 3040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Tình trạng dinh dưỡng và hiệu quả một số biện pháp can thiệp giảm suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi vùng đồng bằng ven biển, tỉnh Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Tình trạng dinh dưỡng và hiệu quả một số biện pháp can thiệp giảm suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi vùng đồng bằng ven biển, tỉnh Nghệ An

Tóm tắt Luận án Tình trạng dinh dưỡng và hiệu quả một số biện pháp can thiệp giảm suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi vùng đồng bằng ven biển, tỉnh Nghệ An
 1 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
 VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG 
 -----------------*------------------- 
 CHU TRỌNG TRANG 
 TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ 
 BIỆN PHÁP CAN THIỆP GIẢM SUY DINH DƢỠNG 
 THẤP CÒI Ở TRẺ EM DƢỚI 5 TUỔI VÙNG ĐỒNG BẰNG 
 VEN BIỂN, TỈNH NGHỆ AN 
 Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức Y tế 
 Mã số: 62 72 01 64 
 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ 
 HÀ NỘI – 2015 
 2 
 Công trình đƣợc hoàn thành tại: 
 VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG 
 -----------------*------------------- 
Hƣớng dẫn khoa học : 1. PGS.TS. Lê Bạch Mai 
 2. PGS.TS. Trần Nhƣ Dƣơng 
Phản biện 1: PGS. TS Chu Văn Thăng- Đại học Y Hà Nội 
Phản biện 2: PGS. TS Phạm Ngọc Châu- Học viện Quân Y 
Phản biện 3:PGS. TS NGuyễn Thị Lâm- Viện Dinh Dưỡng 
 Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án nhà nước 
 họp tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, 
 vào hồi ... giờ ... , ngày ... tháng ... năm 20.... 
 Có thể tìm hiểu luận án tại: 
 1. Thư viện Quốc gia 
 2. Thư viện Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương 
 3 
 CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
BMI : Body Mass Index (Chỉ số khối cân nặng cơ thể) 
CBYT : Cán bộ y tế 
CSHQ : Chỉ số hiệu quả 
ĐVC : Đa vi chất 
HFA : Chiều cao theo tuổi 
HIV : Human Imuno Virus 
HQCT : Hiệu quả can thiệp 
KST : Ký sinh trùng 
NCHS : National centre health statistic 
 (Quần thể tham khảo của Trung tâm quốc gia thống kê về sức khoẻ của 
Hoa Kỳ) 
NCS : Nghiên cứu sinh 
NKHHCT : Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 
SD : Standar deviation (Độ lệch chuẩn) 
SDD : Suy dinh dưỡng 
TG : Tẩy giun 
UNICEF : United Nations’Children Fund 
 (Tổ chức quỹ nhi đồng liên hiệp quốc) 
WFA : Weight for age (Cân nặng theo tuổi) 
WFH : Weight for height (Cân nặng theo chiều cao) 
VHH : Viêm hô hấp 
WHO : World Health Organizaion (Tổ chức Y tế thế giới) 
 4 
 ĐẶT VẤN ĐỀ 
 Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em luôn là vấn đề được quan tâm 
hàng đầu ở tất cả các nước trên thế giới. Đầu tư cho dinh dưỡng chính 
là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực có chất lượng. Phòng chống suy 
dinh dưỡng là một bộ phận không thể tách rời của chiến lược phát triển 
kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, góp phần nâng cao tầm vóc, thể lực và 
trí tuệ của con người. 
 Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ nhi đồng liên 
hợp quốc cho thấy tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em trên toàn cầu đã 
có sự thay đổi theo hướng tích cực trong những năm qua. Suy dinh 
dưỡng thể nhẹ cân đã giảm nhanh từ mức 25% năm 1990 đã giảm 
xuống còn 15% năm 2012. Tuy nhiên suy dinh dưỡng thể thấp còi vẫn 
còn cao và rất đáng phải quan tâm, trong giai đoạn từ năm 2000 đến 
2012 tỷ lệ này chỉ giảm được từ 33% xuống 25%. Tình trạng này dẫn 
tới nguy cơ cản trở việc đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về 
“giảm một nửa tỷ lệ suy dinh dưỡng tại các nước đang phát triển từ 
20% vào năm 1990 xuống còn 10% vào năm 2015”. 
 Ở Việt Nam, trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh 
tế xã hội và chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của 
Ngành Y tế và sự tham gia tích cực của toàn xã hội, chúng ta đã đạt 
được kết quả quan trọng trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng và 
sức khỏe của nhân dân. Tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 
tuổi ở nước ta đã giảm tương đối nhanh và liên tục, hiện ở mức 16,2% 
năm 2012. Tuy nhiên tỷ lệ suy dinh dưỡng còn có nhiều khác biệt giữa 
các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn, đặc biệt suy dinh dưỡng thể 
thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi vẫn còn ở mức cao tới 26,7%. 
 Nghệ An là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ có diện tích rộng 
có địa hình rất đa dạng, với các vùng địa lý từ núi cao, trung du, đồng 
bằng và ven biển. Theo số liệu điều tra của Viện dinh dưỡng, Nghệ An 
luôn là tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao ở trẻ dưới 5 tuổi. Năm 2005, tỷ 
lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuối là 28,9%, thấp còi là 34,6% 
và gầy còm 6,3%, đến năm 2010 tỷ lệ này lần lượt là 21,7%, 32,9%, 
8,2%. Thế nhưng từ trước đến nay ngoài chương trình phòng chống suy 
 5 
dinh dưỡng chung của Quốc gia, Nghệ An chưa có chương trình can 
thiệp cũng như những nghiên cứu sâu nào về tình trạng dinh dưỡng cho 
các vùng đặc thù của địa phương. 
 Khu vực đồng bằng ven biển Nghệ An gắn với kinh tế biển, là 
một địa bàn chiến lược của tỉnh có đặc thù: đất chật, người đông, vệ 
sinh môi trường chưa tốt, thu nhập người dân đa phần phụ thuộc vào 
nghề đi biển xa nhà vì vậy cha mẹ ít có điều kiện để trực tiếp chăm sóc 
con cái. Những đặc điểm này có thể ảnh hưởng lớn đến tình trạng dinh 
dưỡng của trẻ em nói chung và trẻ em dưới 5 tuổi nói riêng. Chính vì 
vậy câu hỏi đặt ra là: tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi ở khu 
vực này như thế nào?; yếu tố gì liên quan đến suy dinh dưỡng, đặc biệt 
là suy dinh dưỡng thấp còi và biện pháp nào tốt nhất để làm giảm suy 
dinh dưỡng? Câu trả lời cho những vấn đề này sẽ góp phần quan trọng 
giúp các nhà quản lý cũng như các nhà chuyên môn trong việc nâng cao 
sức khỏe cho cộng đồng dân cư vùng ven biển nói chung và nâng cao 
thể trạng cho trẻ em dưới 5 tuổi nói riêng. Đặc biệt trong giai đoạn 
Nghệ An đang tích cực thực hiện chỉ thị số 20-CT/TW ngày 22/9/1997 
của Bộ Chính trị cũng như chủ trương của tỉnh Đảng bộ về việc đẩy 
mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa 
mà trong đó rất chú trọng đến vấn đề nâng cao sức khỏe cho người dân. 
Chính vì những lý do nêu trên chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: 
“Tình trạng dinh dưỡng và hiệu quả của một số biện pháp can thiệp 
giảm suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi vùng đồng bằng 
ven biển tỉnh Nghệ An” với các mục tiêu: 
 1. Mô tả tình trạng dinh dưỡng và xác định một số yếu tố liên 
quan đến suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi tại vùng đồng 
bằng ven biển Nghệ An năm 2011. 
 2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp nhằm giảm 
suy dinh dưỡng thấp còi từ tháng 09/2011- 09/2012. 
 6 
 Những đóng góp của luận án 
 - Đã phối hợp một số chỉ số nhân trắc, phân loại SDD, với xét 
nghiệm đánh giá khá toàn diện về thực trạng SDD trẻ em dưới 5 tuổi 
vùng ven biển Nghệ An. Lần đầu đưa ra được tỷ lệ thấp còi phối hợp đa 
chỉ tiêu nhân trắc ở trẻ em dưới 5. 
 - Qua phân tích đã xác định được một số yếu tố liên quan đến tỷ 
lệ thấp còi 
 - Đã chứng minh rằng sử dụng biện pháp tẩy giun, bổ sung sắt 
kết hợp với truyền thông, giáo dục các bà mẹ về phương pháp chăm sóc 
trẻ đã làm giảm tỷ lệ SDD thấp còi, cải thiện chiều cao, giảm tỷ lệ thiếu 
máu. 
 Bố cục luận án: Luận án gồm 134 trang bao gồm: Đặt vấn 
đề: 3 trang; Chương 1. Tổng quan: 45 trang; Chương 2. Đối tượng 
và phương pháp nghiên cứu: 20 trang; Chương 3. Kết quả nghiên 
cứu: 35 trang; Chương 4. Bàn luận: 27 trang; Kết luận: 2 trang và 
kiến nghị: 1 trang. Luận án gồm: 41 bảng, 12 hình và biểu đồ; 2 sơ 
đồ. Tài liệu tham khảo: 165 tài liệu. 
 Chƣơng 1. TỔNG QUAN 
1.1.THỰC TRẠNG DINH DƢỠNG Ở TRẺ EM DƢỚI 5 TUỔI 
VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SUY DINH DƢỠNG THẤP CÒI. 
 Phương pháp đánh giá. 
 a) Đánh giá suy dinh dưỡng dựa vào tiêu chuẩn cân nặng theo 
tuổi (WFA). 
 - Những trẻ có cân nặng ở mức từ - 2SD trở lên là bình thường. 
Tương ứng cân nặng lớn 90% so với trẻ bình thường. 
 - Suy dinh dưỡng độ I: Cân nặng dưới - 2SD đến - 3SD, tương 
ứng với cân nặng còn 90% đến 75% so với cân nặng trẻ bình thường. 
 - Suy dinh dưỡng độ II: Cân nặng dưới - 3SD đến - 4SD tương 
ứng với cân nặng còn 75% đến 60% cân nặng trẻ bình thường. 
 - Suy dinh dưỡng độ III: Cân nặng dưới -4SD tương ứng với 
cân nặng còn dưới 60% so với cân nặng trẻ bình thường. 
 b) Đánh giá suy dinh dưỡng dựa vào tiêu chuẩn chiều cao theo 
tuổi (HFA) 
 7 
 - Chiều cao theo tuổi từ -2SD trở lên: là bình thường 
 - Chiều cao theo tuổi dưới - 2SD đến - 3SD: Suy dinh dưỡng độ 
I - Chiều cao theo tuổi dưới -3SD: Suy dinh dưỡng độ II 
 Như vậy trẻ được coi là suy dinh dưỡng thể thấp còi khi chiều 
cao thấp so với tuổi ở điểm ngưỡng là ở dưới -2SD của quần thể tham 
khảo 
 c) Đánh giá suy dinh dưỡng chiều cao trên cân nặng. 
 - Từ dưới -2SD: Suy dinh dưỡng 
 - Từ -2SD đến dưới +2SD: Trẻ bình thường 
 - Từ +2SD trở lên : Thừa cân béo phì[16]. 
1.1.2 Thực trạng suy dinh dƣỡng ở trẻ em dƣới 5 tuổi. 
 a) Thế giới. 
 Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ nhi đồng liên 
hợp quốc cho thấy tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em trên toàn cầu đã 
có sự thay đổi theo hướng tích cực trong những năm qua. Tuy nhiên suy 
dinh dưỡng thể thấp còi vẫn còn cao và rất đáng phải quan tâm, trong 
giai đoạn từ năm 2000 đến 2012 tỷ lệ này chỉ giảm được từ 33% xuống 
25% . 
 b) Việt Nam: Theo số liệu Viện dinh dưỡng ở nước ta năm 
2012 tỷ lệ SDD thể nhẹ cân là 16,2%, thấp còi là 26,7%, gầy còm là 
6,7%. Phân bố theo 6 vùng sinh thái trên cả nước trong đó cao nhất là 
khu vực Tây Nguyên ( nhẹ cân 25,0%, thấp còi 36,8%) và thấp nhất là 
Đông Nam Bộ (nhẹ cân 11,3%, thấp còi 20,7%). Tỷ lệ SDD ở trẻ dưới 
5 tuổi khác nhau theo lứa tuổi. Có sự khác ở thành thị và nông thôn. 
 c)Thực trạng SDD của trẻ em dưới 5 tuổi ở Nghệ An 
 Theo số liệu điều tra của Viện dinh dưỡng Trung ương, Nghệ 
An luôn là tỉnh có tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cao. Năm 2005, 
tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi, suy dinh dưỡng nhẹ cân là 28,9%, thấp còi là 
34,6% và gầy còm 6,3% đến năm 2010 tỷ lệ đó lần lượt là 21,7%, 
32,9%, 8,2%. 
1.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tình trạng suy dinh dƣỡng thấp còi 
ở trẻ em dƣới 5 tuổi. 
 8 
 Năng lượng ăn vào. 
Dinh dưỡng rõ ràng là yếu tố then chốt, tổng số năng lượng ăn vào 
không đủ, thường liên quan đến sự hạn chế về thực phẩm ảnh hưởng tới 
thấp còi, vì năng lượng ăn vào thường chỉ đủ để đứa trẻ duy trì cân nặng 
của nó phù hợp với chiều cao. Chất lượng khẩu phần thường cần xem là 
quan trọng hơn số lượng khẩu phần, trong đó vai trò của Protein động 
vật, chất béo, các vi chất, Vitamin, các axitamin và axit béo cần thiết. 
 Vi chất dinh dưỡng. 
 - Vi chất dinh dưỡng là các chất mà cơ thể chúng ta chỉ cần với 
một lượng rất nhỏ nhưng nếu thiếu hụt sẽ gây nên những hậu quả rất 
nghiêm trọng đối với sức khỏe. Có khoảng 90 các vi chất dinh dưỡng 
khác nhau cần thiết cho cơ thể, có thể chia chúng thành các nhóm sau: 
- Nhóm thứ 1: Các Vitamin 
- Nhóm thứ 2: Các chất khoáng 
 - Các yếu tố về nhiễm trùng ảnh hưởng đến SDD thấp còi ở trẻ 
dưới 5 tuổi: Vòng xoắn bệnh lý giữa các bệnh nhiễm trùng ở trẻ em và 
suy dinh dưỡng đã được chứng minh. Bệnh nhiễm trùng dẫn đến suy 
dinh dưỡng, suy dinh dưỡng dẫn đến bệnh nhiễm trùng và vòng xoắn 
bệnh lý cứ thế tiếp diễn nếu không có can thiệp hoặc xử lý phù hợp. 
 Các yếu tố về chăm sóc, vấn đề bà mẹ và trẻ ảnh hưởng đến 
SDD thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi. 
 Mô hình nguyên nhân cho thấy các yếu tố nguyên nhân của 
SDD thấp còi được rút ra từ việc phân tích và thiết lập mô hình bao 
gồm các yếu tố trước khi sinh và sau khi sinh. Các yếu tố trước khi sinh 
bao gồm các yếu tố bên trong và ngoại cảnh; những nghiên cứu về giai 
đoạn trước khi sinh không nhiều. 
 1.2 CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƢỠNG THẤP 
CÒI Ở TRẺ EM DƢỚI 5 TUỔI 
 Hiện nay trên thế giới, các biện pháp phòng chống SDD tập 
trung vào 3 nhóm biện pháp. Tăng lượng dinh dưỡng ăn vào, bổ sung vi 
chất và giảm gánh nặng bệnh tật. 
- Nhóm giải pháp thứ 1: Tăng lượng dinh dưỡng ăn vào (cả chất lượng 
và số lượng), bao gồm các hoạt động: bổ sung năng lượng và protein 
 9 
cho phụ nữ mang thai, các chiến lược giáo dục và nâng cao nuôi con 
bằng sữa mẹ, cải thiện chất lượng cho ăn bổ sung. 
- Nhóm giải pháp thứ 2: Bổ sung vi chất (vitamin và các khoáng chất), 
bao gồm các hoạt động: chiến lược bổ sung sắt, acid folic, vitamin A, 
canci cho phụ nữ mang thai; bổ sung muối Iốt, vitamin A và kẽm cho 
trẻ. 
- Nhóm giải pháp thứ 3: Giảm gánh nặng bệnh tật.Ở Việt Nam, Thủ 
tướng chính phủ đã có quyết định phê duyệt chiến lược quốc gia về 
dinh dưỡng và chi tiết hoá các nhóm giải pháp đã nêu ở trên như sau: 
 Chƣơng 2 
 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2. 1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU : 
Nghiên cứu được tiến hành qua 2 bước. 
 Bước 1: sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang để mô tả tình trạng 
dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi và thiết kế bệnh chứng để xác định một 
số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi. 
 Bước 2: sử dụng thiết kế nghiên cứu can thiệp có đối chứng 
trước sau để đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp nhằm giảm 
suy dinh dưỡng thấp còi. 
2.2. ĐỐI TƢỢNG 
a) Đối tượng nghiên cứu của mục tiêu 1: Mô tả tình trạng dinh dưỡng 
và xác định một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ 
em dưới 5 tuổi tại vùng đồng bằng ven biển Nghệ An năm 2011. 
- Đối tượng nghiên cứu mô tả tình trạng dinh dưỡng: 
 Trẻ dưới 5 tuổi (từ 1-<60 tháng tuổi) 
- Đối tượng nghiên cứu xác định một số yếu tố liên quan đến SDD thấp 
còi: 
 + Những trẻ dưới 5 tuổi đã được xác định suy dinh dưỡng thấp 
còi (ca bệnh) và những ca chứng tương ứng. 
 + Mẹ của ca bệnh và ca chứng 
b) Đối tượng nghiên cứu của mục tiêu 2. Đánh giá hiệu quả một số 
giải pháp can thiệp nhằm giảm suy dinh dưỡng thấp còi. 
+ Trẻ em bị suy dinh dưỡng thấp còi từ 24 - 47 tháng tuổi. 
+ Các bà mẹ hoặc những người chăm sóc chính của trẻ. 
 10 
2.3 ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU. 
2.3.1 Địa điểm: 
- Nghiên cứu thực trạng và xác định yếu tố liên quan đến suy dinh 
dưỡng thấp còi được thực hiện tại 6 xã thuộc 2 huyện đồng bằng ven 
biển của Nghệ An đó là huyện Diễn Châu và huyện Quỳnh Lưu. 
- Nghiên cứu can thiệp được thực hiện tại 3 xã của huyện Diễn Châu và 
3 xã của huyện Quỳnh Lưu được chọn làm nhóm chứng. 
2.3.2 Thời gian nghiên cứu. 
Nghiên cứu được chia thành 2 giai đoạn: 
 Giai đoạn 1 (Từ tháng 06 - 08/2011): Mô tả thực trạng dinh 
dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi và xác định một số yếu tố liên quan ảnh 
hưởng đến suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi. 
 Giai đoạn 2 (Từ tháng 09/2011- 09/2012): Tiến hành can 
thiệp và đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp nhằm giảm 
suy dinh dưỡng thấp còi. 
2.4 CỠ MẪU VÀ PHƢƠNG PHÁP CHỌN MẪU. 
2.4.1 Cỡ mẫu. 
a) Cỡ mẫu cho nghiên cứu đánh giá tình trạng dinh dưỡng: Chọn 
mẫu toàn bộ các trẻ từ 0-< 60 tháng tuổi có mặt trong thời gian nghiên 
cứu ở các xã đã được chọn. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 3976 
trẻ được điều tra đánh giá tình trạng dinh dưỡng 
b) Cỡ mẫu nghiên cứu xác định một số yếu tố liên quan đến suy dinh 
dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi: Sử dụng công thức tính cỡ mẫu. 
 2 1/p1q1 + 1/p0q0 
 n1=n2 = Z (1- α/2) 
 [ ln(1-ε) ]2 
Thay các giá trị vào công thức ta tính được n1=n2 = 253. Để đảm bảo 
lực mẫu 80% với độ tin cậy 95%, nghiên cứu được tiến hành ở 264 ca 
bệnh và 264 ca chứng. 
 11 
 c) Cỡ mẫu cho nghiên cứu mục tiêu 2. 
 Cỡ mẫu tối thiểu xác định theo công thức. 
 2 p1q1 + p2q2 
 n = Z ( α,β) 
 2 
 (p1- p2)
 Thay các giá trị vào công thức, Tính được n = 84. Trong nghiên cứu 
 này có 87 trẻ được chọn cho mỗi nhóm. 
 2.4.2 Quy trình chọn mẫu. 
 Bước 1: Chọn mẫu cho nghiên cứu đánh giá tình trạng dinh dưỡng 
 * Chọn huyện: Chọn có chủ đích 2 huyện đồng  ... 52,5 96,3 <0,01 51,2 75,6 <0,01 <0,01 
 Ozesol 92,2% 50,0% 42,2% 
Sử dụng biểu 20 50,4 <0,01 20,3 36,6 <0,05 <0,05 
 đồ sức khỏe 38,0% 20,2 17,5% 
 21 
Nhận xét: Trình độ của các bà mẹ cả hai nhóm về kiến thức thực hành 
là tương đối cao và đều cải thiện sau thời gian can thiệp. Tuy nhiên đối 
với một số vấn đề cơ bản như sử dụng Ozesol, tô màu bát bột và sử biểu 
đồ theo dõi sức khỏe còn thấp; kết quả can thiệp có hiệu quả tốt ở 
những vấn đề đó thể hiện qua chỉ số HQCT: tô màu bát bột 76,6%; cho 
bú khi trẻ bị tiêu chảy 49,6%; biết sử dụng Ozesol 42,2%. 
 Chƣơng 4 BÀN LUẬN 
4.1 TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ YẾU TỐ 
LIÊN QUAN ĐẾN SUY DINH DƢỠNG THẤP CÒI Ở TRẺ DƢỚI 5 
TUỔI TẠI VÙNG ĐÔNG BẰNG VEN BIỂN NGHỆ AN NĂM 2011. 
4.1.1 Đánh giá tình trạng dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi. 
4.1.1.1 Đánh giá suy dinh dưỡng thể nhẹ cân. 
 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ SDD nhẹ cân là 
18,9%, vẫn ở mức độ cao so với tỷ lệ chung so với cả nước 16,8% năm 
2011, tuy nhiên so với phân loại mức độ suy dinh dưỡng đối với ý 
nghĩa sức khoẻ cộng đồng của tổ chức Y tế thế giới thì tỷ lệ này ở mức 
trung bình. 
4.1.1.2 Đánh giá suy dinh dưỡng thấp còi 
 Tỷ lệ SDD thấp còi là 35,5% trong đó tỷ lệ SDD ở trẻ nam cao 
hơn trẻ nữ (36,3% so với 34,6%), sự chênh lệch này không có ý nghĩa 
thống kê. (Biểu đồ 3.3). Theo phân loại của tổ chức Y tế thế giới thì tỷ 
lệ SDD thể thấp còi trong nghiên cứu của chúng tôi thuộc mức cao ở 
cộng đồng và cũng cao hơn nhiều so với lệ chung toàn quốc (27,5% 
năm 2011). Như vây cũng như SDD nhẹ cân, SDD thấp còi ở vùng ven 
biển Nghệ An cao hơn so với một số vùng đồng bằng phía bắc nhưng 
thấp hơn một số vùng như Quảng Trị, Thanh Hóa trong một số nghiên 
cứu gần đây. 
 Tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ trai là 36,3%, ở trẻ gái có thấp hơn là 
34,6%, kết quả này tương tự như kết quả tổng điều tra dinh dưỡng cả 
nước năm 2009 của Viện dinh dưỡng. 
4.1.1.3 Đánh giá suy dinh dưỡng gầy còm. 
Suy dinh dưỡng gầy còm chiếm tỷ lệ 3,7 %, tỷ lệ này thấp hơn so với 
nghiên cứu của một số tác giả nghiên cứu cùng thời điểm như Lê Thị 
Hương, Trần Quang Trung, Phou Sophal. Kết quả nghiên cứu của 
 22 
chúng tôi cũng thấp hơn so với tỷ lệ chung của cả nước (6,6 %) cũng 
như thấp hơn tỷ lệ của tỉnh Nghệ An (7,8%) năm 2011[72]. 
4.1.1.4 Đánh giá trẻ thừa cân béo phì. 
 Tỷ lệ thừa cân béo phì của trẻ dưới 5 tuổi trong nghiên cứu này 
là 1,3%, tỷ lệ trẻ trai thừa cân là 1,7%; tỷ lệ trẻ gái thừa cân là 0,9%; tỷ 
lệ này thấp hơn so với bình quân chung cả nước năm 2010 (5,6%) và 
thấp hơn mức xác định trong chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai 
đoạn 2001 - 2010 (5%). 
 Bức tranh chung về tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi 
vùng đồng bằng ven biển Nghệ An như sau: Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân là 
18,9 %; tỷ lệ SDD thấp còi là 35,5% ở mức độ cao mang ý nghĩa cộng 
đồng; tỷ lệ SDD gầy còm chiếm 3,7 % so với tỷ lệ chung của cả nước 
là 6,6% ( năm 2011); tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì là 1,3% cũng thấp hơn 
so với trung bình của cả nước năm 2010 là 5,6%. 
4.1.2 Một số yếu tố liên quan đến suy dinh dƣỡng thấp còi của trẻ 
em dƣới 5 tuổi. 
4.1.2.1 Một số yếu tố của người mẹ liên quan đến dinh dưỡng của 
con. 
 Mối liên quan giữa tuổi mẹ và SDD ở con. 
 Qua phân tích kết quả biểu đồ 3.5 cho thấy tuổi mẹ trên 40 có 
liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi (p<0,05;OR= 2,3; 95%CI: 0,99-
5,90). Một số nghiên cứu cũng cho thấy tuổi của mẹ trên 40 làm tăng 
nguy cơ SDD ở trẻ. Bởi ở độ tuổi trên 40 chức năng sinh sản, nội tiết tố 
của các bà mẹ nói chung bị giảm sút, dẫn đến nguy cơ SDD bào thai ở 
con là rất lớn. 
 Mối liên quan giữa trẻ SDD với số con của mẹ 
 Có mối liên quan giữa những người mẹ có đông con với SDD 
thấp còi ở trẻ (Bảng 3.9). Còn có ít nghiên cứu nghiên cứu về mối liên 
quan đến vấn đề số con của người mẹ với tình trạng SDD ở con, nhưng 
trên thực tế chúng ta thấy vấn đề gia đình đông con, đói nghèo, bệnh tật 
và SDD là một vòng xoắn bệnh lý. Người mẹ có đông con thì trước tiên 
vấn đề thời gian để chăm sóc con bị phân tán, người mẹ còn phải dành 
thời gian để kiếm tiền nuôi con, trẻ không được chăm sóc chu đáo, vệ 
sinh kém cộng vào đó chế độ ăn không đầy đủ, dinh dưỡng không hợp 
lý là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng SDD ở con. 
 23 
 Mối liên quan giữa trẻ SDD với trình độ của mẹ 
 Kết quả cho thấy trình độ văn hóa mẹ thấp (mù chữ và tiểu học) 
so với những bà mẹ có trình độ văn hóa trung học trở lên thì thấy có sự 
khác biệt giữa 2 nhóm với (p<0,05); OR=1,7; (95% CI: 1,04 – 2,76) 
(Biểu đồ 3.6). Trình độ học vấn của mẹ thấp thì thường việc làm không 
ổn định, thu nhập thấp, khả năng nhận thức về phương pháp nuôi 
dưỡng kém ngược lại mẹ có trình độ văn hóa cao thì có việc làm ổn 
định, đời sống, thu nhập khá hơn, kèm theo đó là do có trình độ học vấn 
giao lưu học hỏi nhiều hơn thì điều kiện, kiến thức chăm sóc con sẽ tốt 
hơn. 
Mối liên quan về thực tế sử dụng VitaminA với suy dinh dưỡng thấp còi. 
 Trẻ không được uống VitaminA bổ sung trong vòng 6 tháng 
cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi 
(OR=1,48; 95%CI 1,02 – 2,13). Vitamin A có tác dụng thúc đẩy sự hấp 
thu kẽm, ngược lại thiếu vitamin A cũng ảnh hưởng đến hấp thu kẽm 
do giảm tổng hợp protein vận chuyển kẽm ở ruột. 
 Mối liên quan về kiến thức, thực hành của các bà mẹ. 
 Kết quả nghiên cứu cho thấy một số yếu tố làm giảm nguy cơ 
trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi như sau: trẻ ăn dặm đúng độ tuổi 
(OR=0,67; 95%CI 0,46-0,97), cách tô màu bát bột cho con với đủ 4 
nhóm thức ăn (OR=0,70; 95% CI 0,49-0,99). Kết quả này phù hợp với 
số liệu của Viện Dinh dưỡng (2005). 
 Ngoài ra cũng có sự chênh lệch về nhận thức trong các vấn đề 
chăm sóc trẻ khi bị tiêu chảy, và sử dụng Ozerol giữa các bà mẹ của 
nhóm trẻ bị bệnh và nhóm chứng với (OR=0,59; 95%CI 0,41-0,85). 
Như vậy vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ, thời gian cho con ăn sam, cách 
chế biến thức ăn, chăm sóc trẻ khi bị bệnh đúng là những yếu tố bảo vệ 
làm giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở trẻ nhỏ. 
4.1.2.2 Mối liên quan giữa nhiễm giun, thiếu máu và tình trạng dinh 
dưỡng. 
 Mối liên quan giữa nhiễm giun và SDD thấp còi. Với OR=7,1; 
(95%CI: 3,44 - 5,29) cho thấy tình trạng nhiễm giun có liên quan rất 
nhiều đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Những tác hại chủ yếu của 
giun đường ruột là chiếm chất dinh dưỡng, gây rối loạn hấp thu và 
chuyển hoá Protein, Mỡ, Vitamin của ruột. Trên thế giới, nhiều nghiên 
 24 
cứu đã chứng minh tình trạng nhiễm giun đường ruột có ảnh hưởng lớn 
đến tình trạng sức khỏe. 
 Mối liên quan giữa thiếu máu và SDD thấp còi. 
Tình trạng thiếu thiếu máu là một trong những nguyên nhân quan trọng 
dẫn đến SDD, đặc biệt là SDD thấp còi với p<0,001; OR=4,1; (95%CI: 
1,9 – 9,3) thể hiện mối liên quan chặt chẽ giữa SDD thấp còi và thiếu 
máu 
4.2 HIỆU QUẢ CỦA CAN THIỆP. 
4.2.2 Hiệu quả can thiệp đến thay đổi chiều cao và suy dinh dƣỡng 
thấp còi. 
4.2.2.1 Hiệu quả trên tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi. 
 Hiệu quả can thiệp đến chiều cao và tỷ lệ SDD thấp còi được 
thể hiện từ bảng 3.22 đến bảng 3.30 cho thấy: 
Hiệu quả lên các chỉ số về chiều cao, HAZscore 
 Mức độ tăng chiều cao trung bình (cm) của nhóm 
CT(7,93±2,26); tăng chỉ số HAZ-score CT (0,52±0,29) . Mức độ tăng 
chiều cao trung bình (cm) của NC (6,91±2,1); tăng chỉ số HAZ-score 
NC (0,21±0,27); sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p<0,01). Kết quả 
nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với một số nghiên cứu khác tại 
Ấn Độ, Nepal, Kenya. 
 Hiệu quả theo nhóm tuổi và giới. 
Nhóm 24-35 tháng và nhóm 36- 47 tháng: Từ kết quả trên cho thấy cả 
hai lứa tuổi trên đều đáp ứng tốt với can thiệp. tuy nhiên thấy xu thế 
nhóm tuổi lớn hơn khả năng đáp ứng cao hơn, đây cũng có thể do sự 
phát triển sinh lý bình thường. là nhóm 36- 47 tháng tuổi bắt đầu có sự 
phát triển mạnh về chiều cao, điều này được thể hiện khi so sánh 2 
nhóm chứng ở 2 lứa tuổi trên cũng cho thấy lứa tuổi lớn mức tăng chiều 
cao tự nhiên cũng lớn hơn lứa tuổi nhỏ (7,45±1,67 so với 6,38±1,31). 
Trong kết quả tổng điều tra Viện dinh dưỡng cũng cho thấy lứa tuổi 
SDD thấp còi nhiều nhất là lứa tuổi 24- 29 tháng và sau đó giảm dần ở 
lứa tuổi trên 36 tháng. 
 Hiệu quả can thiệp lên tỷ lệ SDD: Sau 12 tháng can thiệp tỷ lệ 
SDD thấp còi ở nhóm CT giảm được 42,5% và nhóm ĐC giảm được 
13,8 % HQCT (28,7%), (p<0,001). Qua nghiên cứu ở đây đã chứng 
minh được rằng biện pháp can thiệp sử dụng sắt bổ sung, tẩy giun, kết 
 25 
hợp truyền thông có thể làm giảm tỷ lệ SDD thấp còi không thua kém 
một số giải pháp can thiệp khác và có thể phát triển trên diện rộng ở 
nước ta, kể cả ở vùng nông thôn khó khăn. 
 Đánh giá theo mức độ: Ở mức độ vừa CSHQ nhóm CT là 
39,1%; nhóm ĐC 10,2% với ( p<0,05) và HQCT= 28,9% chứng tỏ can 
thiệp có hiệu quả đối với SDD thấp còi mức độ vừa. Đối với SDD mức 
độ nặng CSHQ nhóm CT là 52,3%; nhóm ĐC 21,4%; HQCT là 30,9% 
nhưng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) ( Bảng 3.28 ). Điều này có 
thể giải thích đối với những trẻ bị SDD mức độ vừa (từ -2 đến <-3SD), 
gần với ranh giới bình thường nên khi được can thiệp và chăm sóc dinh 
dưỡng tốt hơn sẽ giúp trẻ dễ thoát khỏi suy dinh dưỡng. Kết quả nghiên 
cứu này phù hợp với các nghiên cứu của một số tác giả khác. 
4.2.2.2 Hiệu quả can thiệp đối với nhiễm giun 
 Tỷ lệ nhiễm giun giảm mạnh với p<0,01 và HQCT = 57,3% 
cho thấy hiệu quả của can thiệp tẩy giun rất tốt. Kết quả nghiên cứu của 
chúng tôi đã cho thấy kết hợp biện pháp TG và bổ sung sắt kết hợp 
truyền thông dinh dưỡng cho hiệu quả rõ rệt, cải thiện tình trạng thiếu 
máu và giảm SDD thấp còi 
4.2.2.3 Hiệu quả can thiệp đối với chỉ số Hb. 
 Trung bình hàm lượng Hb huyết tương tăng từ (101,1± 10,6) tại 
thời điểm T0 lên đến (115,2± 9,5); tăng hơn và có sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê với nhóm ĐC (p<0,01); tỷ lệ thiếu máu giảm ở nhóm 
CT 14,9% so với nhóm ĐC giữa nhóm CT là 0% HQCT (41,9%). Kết 
quả nghiên cứu của Huỳnh Nam Phương năm 2011 cho thấy kết quả 
viên sắt có tác dụng phòng chống thiếu máu cho con chỉ số hiệu quả can 
thiệp thực là 9,6%. Tác giả Cao Thu Hương cũng cho kết quả tương tự. 
4.2.3 Hiệu quả can thiệp đến ý thức thái độ thực hành của mẹ 
 Thời điểm cho trẻ ăn bổ sung: Các bà mẹ nhận thức đúng tương 
đối cao. Tại thời điểm T0 số bà mẹ nhận thức đúng là 57,2%; sau can 
thiệp tăng lên 72,5%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p<0,05); 
CSHQ là 35,8%; HQCT là 3,4%. Kết quả này tương đương với một số 
nghiên cứu khác. 
 Kiến thức về tô màu bát bột: Với HQCT 76,6%; đây là can 
thiệp có hiệu quả và theo chúng tôi vấn đề này là hết sức quan trọng cho 
việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ. 
 26 
 Kiến thức của bà mẹ về việc chăm sóc trẻ khi bị tiêu chảy, sốt 
ho cũng thay đổi: Kết quả trên cho thấy nhận thức của các bà mẹ về 
việc cho con bú khi bị sốt, ho hay bị tiêu cháy là rất tốt. 
 Về vấn đề các bà mẹ biết sử dụng Ozesol. Ở nhóm can thiệp 
tăng lên rõ rệt (52,5% lên 96,3%) khác biệt có ý nghĩa thông kê 
(p<0,01), HQCT 42,2%. Điều này cho thấy hiệu quả rất tốt của can 
thiệp về sử dụng Ozesol để bù nước và điện giải cho trẻ khi bị bệnh. 
 KẾT LUẬN 
1. Đánh giá tình trạng dinh dƣỡng và các yếu tố liên quan đến 
tình trạng suy dinh dƣỡng thấp còi: 
1.1.Tình trạng dinh dưỡng: 
 Tình trạng suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi 
vùng đồng bằng ven biển tỉnh Nghệ An năm 2011 (18,9%) cao hơn so 
với trung bình của toàn quốc cùng thời kỳ (16,8%). Trẻ ở lứa tuổi càng 
cao thì tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân cao hơn. 
 Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (35,5%) cao hơn nhiều so với 
trung bình của toàn quốc (27,5%). Suy dinh dưỡng thể thấp còi có xu 
hướng tăng theo tuổi, cao nhất ở nhóm tuổi 36-47 tháng (41,7%), sau 
đó giảm dần ở các nhóm tuổi lớn hơn. 
 Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm (3,7%) thấp hơn so với trung 
bình của toàn quốc 6,6%. Không có sự khác biệt về tỷ lệ suy dinh 
dưỡng thể gầy còm giữa trẻ trai và trẻ gái. 
 Trẻ thừa cân béo phì (1,3%) thấp hơn nhiều so với toàn quốc (5,6%). 
1.2. Các yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi: 
 Một số yếu tố liên quan có thể làm tăng nguy cơ trẻ suy dinh 
 dưỡng thấp còi bao gồm: Trẻ bị nhiễm giun (OR=7,1; 95%CI: 3,44 
 - 5,29), thiếu máu (OR=4,1; 95%CI: 1,9 – 9,3), tuổi của bà mẹ 
 (OR=2,3;95%CI:0,99-5,90), số con trong gia đình 
 (OR=1,54;95%CI:1,05-2,39), trình độ văn hóa của mẹ (OR=1,7; 
 95% CI: 1,04 – 2,76), kiến thức, thực hành của các bà mẹ về bổ 
 sung VitaminA và sắt. 
 Một số yếu tố có thể làm giảm nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng thấp 
 còi bao gồm: cho trẻ ăn dặm đúng độ tuổi (OR=0,67;95%CI:0,46-
 27 
 0,97) , biết cách tô màu bát bột (OR=0,70;95%CI: 0,49-0,99), tiếp 
 tục cho trẻ bú khi bị tiêu chảy (OR=0,51;95%CI:0,35-0,76), và biết 
 sử dụng Oresol (OR=0,59; 95%CI:0,41-0,85). 
 2. Hiệu quả một số biện pháp can thiệp giảm suy dinh dƣỡng 
 thấp còi: 
 Với 4 can thiệp chính gồm: truyền thông, tập huấn, tẩy giun và bổ 
 sung sắt đã cho thấy hiệu quả: 
 + Chiều cao được cải thiện: Nhóm can thiệp có sự tăng trưởng chiều 
 cao là (7,93±2,26); Chỉ số HAZ-score cũng thay đổi: nhóm can thiệp 
 tăng (2,77 ± 0,62), (p<0,01). 
 + Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi giảm được 42,5%; hiệu quả can thiệp 
 là 28,7%; suy dinh dưỡng mức độ vừa đáp ứng can thiệp tốt hơn mức 
 độ nặng, không có sự khác biệt giữa trẻ trai và trẻ gái, trẻ ở lứa tuổi 36- 
 47 tháng đáp ứng tốt hơn trẻ ở lứa tuổi 24- 35 tháng 
 + Tỷ lệ nhiễm giun giảm: làm giảm 62,1% tỷ lệ nhiễm giun và hiệu quả 
 can thiệp là 57,3% cho thấy hiệu quả của can thiệp tẩy giun rất tốt. 
 + Tỷ lệ thiếu máu giảm: làm giảm từ 35,6% xuống còn 20,7% và hiệu 
 quả can thiệp là 41,9%. Trung bình hàm lượng Hb huyết tương tăng từ 
 (101,1± 10,6) tại thời điểm T0 lên đến (115,2± 9,5) thời điểm T12; 
 + Tăng nhận thức của các bà mẹ về sữa mẹ, cho con ăn dặm, chế biến 
 thức ăn, chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy, sốt, ho và biết cách sử dụng biểu 
 đồ tăng trưởng của trẻ. 
 KHUYẾN NGHỊ 
1. Chính quyền địa phương các cấp và ngành y tế Nghệ An cần có 
 kế họach hành động cụ thể và chi tiết phòng chống suy dinh dưỡng 
 đặc thù cho khu vực đồng bằng ven biển trong đó có thể áp dụng 
 kinh nghiệm và kết quả của nghiên cứu này. 
2. Cần xem xét nhân rộng các biên pháp: tẩy giun, bổ sung sắt kết 
 hợp với truyền thông giáo và dục các bà mẹ về phương pháp chăm 
 sóc trẻ cho nhiều địa phương khác, vì đây là giải pháp can thiệp 
 hiệu quả, ít tốn kém và dễ thực hiện. 
 28 
 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG 
 BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 
- Tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi vùng đồng bằng ven 
biển tỉnh Nghệ An,2011. Tạp chí Y học Dự phòng Tập XXIV, 
Số 8 (157) 2014. Hà Nội Tr. 166- 170 
- Một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp 
còi ở trẻ em dưới 5 tuổi vùng đồng bằng ven biển tỉnh Nghệ 
An,2011. Tạp chí Y học Dự phòng Tập XXIV, Số 8 (157) 2014 
Hà Nội Tr. 171- 176 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_tinh_trang_dinh_duong_va_hieu_qua_mot_so_bie.pdf