Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn vùng duyên hải bắc bộ thích ứng với biến đổi khí hậu
Vùng DHBB bao gồm 05 tỉnh, thành: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam
Định và Ninh Bình, có tổng diện tích tự nhiên khoảng 12.005 km2, dân số khoảng 8,3-
8,65 triệu người. Vùng DHBB sẽ là khu vực chịu ảnh hưởng rất lớn của BĐKH, NBD.
Theo kịch bản BĐKH quốc gia, nếu NBD khoảng 100cm vào cuối thế kỷ 21, thì sẽ có
khoảng 16,8% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng có nguy cơ bị ngập. Chỉ tính riêng
vùng DHBB có tới gần 33,45% diện tích bị ngập, trong đó bốn tỉnh thuộc phạm vi
nghiên cứu có nguy cơ bị ngập cao nhất bởi NBD với gần 40,6% diện tích. Như vậy,
trong thời gian tới sẽ có hàng triệu dân cư không còn đất đai sinh sống và canh tác
nông nghiệp, gây khó khăn cho đời sống của người dân. Mặt khác BĐKH, NBD sẽ làm
ảnh hưởng đến cấu trúc không gian làng truyền thống; ảnh hưởng đến không gian kiến
trúc khuôn viên ngôi nhà và các chức năng không gian nhà ở; sẽ làm ảnh hưởng đến
quá trình sản xuất nông nghiệp của người dân. Từ đó việc lựa chọn đề tài nghiên cứu
“Tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn vùng duyên hải Bắc Bộ thích ứng
với biến đổi khí hậu” nhằm tổ chức lại cấu trúc không gian làng, cấu trúc khuôn viên
và không gian ngôi nhà ở phù hợp với môi trường cư trú, với quá trình chuyển đổi cơ
cấu sản xuất nông nghiệp vùng DHBB là cần thiết và cấp bách
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn vùng duyên hải bắc bộ thích ứng với biến đổi khí hậu
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG LÊ HỒNG DÂN TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở NÔNG THÔN VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên ngành: Kiến trúc Mã số: 9.58.01.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2020 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH THI Phản biện 1: ......................................................... ......................................................... Phản biện 2: ......................................................... ......................................................... Phản biện 3: ......................................................... ......................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ cấp Trường tại Trường Đại học Xây dựng. Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia; - Thư viện Trường Đại học Xây dựng. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vùng DHBB bao gồm 05 tỉnh, thành: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình, có tổng diện tích tự nhiên khoảng 12.005 km2, dân số khoảng 8,3- 8,65 triệu người. Vùng DHBB sẽ là khu vực chịu ảnh hưởng rất lớn của BĐKH, NBD. Theo kịch bản BĐKH quốc gia, nếu NBD khoảng 100cm vào cuối thế kỷ 21, thì sẽ có khoảng 16,8% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng có nguy cơ bị ngập. Chỉ tính riêng vùng DHBB có tới gần 33,45% diện tích bị ngập, trong đó bốn tỉnh thuộc phạm vi nghiên cứu có nguy cơ bị ngập cao nhất bởi NBD với gần 40,6% diện tích. Như vậy, trong thời gian tới sẽ có hàng triệu dân cư không còn đất đai sinh sống và canh tác nông nghiệp, gây khó khăn cho đời sống của người dân. Mặt khác BĐKH, NBD sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc không gian làng truyền thống; ảnh hưởng đến không gian kiến trúc khuôn viên ngôi nhà và các chức năng không gian nhà ở; sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nông nghiệp của người dân. Từ đó việc lựa chọn đề tài nghiên cứu “Tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn vùng duyên hải Bắc Bộ thích ứng với biến đổi khí hậu” nhằm tổ chức lại cấu trúc không gian làng, cấu trúc khuôn viên và không gian ngôi nhà ở phù hợp với môi trường cư trú, với quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp vùng DHBB là cần thiết và cấp bách. 2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu TCKGKTNONT vùng DHBB thích ứng với BĐKH, NBD nhằm đáp ứng nhu cầu ăn ở, sinh hoạt và canh tác nông nghiệp của người dân gắn với quá trình BĐKH, NBD nhưng vẫn đảm bảo giữ gìn, phát huy được các giá trị văn hóa kiến trúc NONT vùng DHBB. - Mục tiêu nghiên cứu Gồm 03 mục tiêu: 1/ Xây dựng hệ thống tiêu chí TCKGKTNONT vùng DHBB thích ứng với BĐKH, NBD; 2/ Đề xuất bổ sung bộ tiêu chí quốc gia XD NTM thích ứng với BĐKH, NBD vùng DHBB; 3/ Đề xuất các nhóm giải pháp TCKGKTNONT vùng DHBB thích ứng BĐKH, NBD. 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi và giới hạn nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Không gian KTNONT các làng ven biển DHBB. - Phạm vi và giới hạn nghiên cứu: Tại 04 tỉnh, thành Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình vùng DHBB (do tỉnh Quảng Ninh ít chịu ảnh hưởng về BĐKH, nước biển dâng nên không lựa chọn để nghiên cứu). Thời gian nghiên cứu đến 2 năm 2030 và tầm nhìn đến 2050. Giới hạn nghiên cứu: Đối với vấn đề BĐKH - BĐKH là một vấn đề lớn, có tính bao quát rộng, BĐKH làm tăng nhiệt độ, hạn hán, tăng lượng mưa, băng tan; gió, bão, ATNĐ; làm thay đổi dòng hải lưu đại dương, triều cường, sạt lở đất, lũ lụt, ngập úng, NBD, Do điều kiện phạm vi một luận án, NCS chỉ tập trung nghiên cứu về lũ lụt, ngập úng, triều cường, NBD là những vấn đề lớn, nghiêm trọng nhất của BĐKH và trong luận án gọi chung nhóm này là BĐKH, NBD. Đối với khu vực nghiên cứu, giới hạn tại các làng ven biển 02 khu vực điển hình vùng DHBB là khu vực đất cửa sông và khu vực đất bãi bồi ven biển. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 1/ Phương pháp thu thập tài liệu; khảo sát, điền dã thực tế; 2/ Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá; 3/ Phương pháp lấy ý kiến các chuyên gia; 4/ Phương pháp so sánh, đối chiếu; 5/ Phương pháp dự báo. 5. Nội dung nghiên cứu 1/ Nghiên cứu tình hình về KGKTNONT ven biển trên thế giới, khu vực ven biển trong nước và vùng DHBB thích ứng với BĐKH, NBD cũng như tổng quan các công trình khoa học nghiên cứu có liên quan đến đề tài. 2/ Phân tích các cơ sở khoa học tổ chức KGKTNONT vùng DHBB thích ứng với BĐKH, NBD. 3/ Đề xuất các giải pháp tổ chức KGKTNONT vùng DHBB thích ứng với BĐKH, NBD nhằm nâng cao chất lượng sống của nông thôn vùng DHBB hiện tại và trong tương lai. 6. Giá trị khoa học và thực tiễn của luận án - Giá trị về khoa học: Bổ sung vào hệ thống lý luận TCKGKTNONT thích ứng với BĐKH, NBD khu vực nông thôn ven biển; là tài liệu học tập, nghiên cứu cho SV, HV, NCS ngành kiến trúc, quy hoạch các trường đại học chuyên ngành. - Giá trị thực tiễn: Làm tài liệu tham khảo cho các nhà quy hoạch, kiến trúc xây dựng mô hình NONT vùng DHBB, cũng như các vùng ven biển phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh tế nông nghiệp và thích ứng với BĐKH, NBD. 7. Những đóng góp mới của luận án 1/ Bổ sung vào hệ thống lý luận chuyên ngành về TCKHKTNONT vùng ven biển thích ứng với BĐKH trong đó đề xuất 04 quan điểm mới và 06 nguyên tắc TCKGKTNONT vùng DHBB thích ứng với BĐKH, NBD; 2/ Xây dựng hệ thống tiêu chí TCKGKTNONT và bổ sung Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới vùng DHBB thích ứng với BĐKH, NBD; 3 3/ Đề xuất 04 nhóm giải pháp TCKGKTNONT cho vùng DHBB thích ứng BĐKH, NBD. 8. Cấu trúc luận án Luận án gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung, kết luận và kiến nghị. Trong đó, phần nội dung luận án bao gồm 3 chương. 9. Các khái niệm và giải thích thuật ngữ sử dụng trong nghiên cứu Các khái niệm và thuật ngữ đã giải thích trong luận án gồm: Không gian làng; Không gian ở; Khuôn viên nhà ở; NONT; KGKTNONT; TCKGKTNONT; ĐDCNT; BĐKH; Kịch bản khí hậu; Kịch bản BĐKH; NBD; Thích ứng; Thích ứng BĐKH; Vùng sinh thái tự nhiên ven biển DHBB; Vùng duyên hải; Cồn; Khu vực đất cửa sông; Khu vực đất bãi bồi ven biển. CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở NÔNG THÔN VÙNG DUYÊN HẢI THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG 1.1. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở NÔNG THÔN VÙNG DUYÊN HẢI Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.1.1. Tình hình chung Hiện nay đại dương chiếm khoảng 3/4 diện tích bề mặt trái đất, thời gian tới do BĐKH, nhiệt độ tăng làm nước giãn nở, băng tan dẫn đến diện tích đại dương sẽ tiếp tục tăng lên và diện tích các lục địa và các đảo sẽ giảm đi. Để chung sống với các vùng ngập nước, lũ lụt, nhiều quốc gia trên thế giới đã có nhiều kinh nghiệm xây dựng các làng nổi, nhà nổi, nhà sàn trên cột, nhà thuyền để ăn ở, sinh hoạt và sản xuất cùng với hệ thống đê, đập chắn sóng giúp phòng chống lũ, lụt, NBD. 1.1.2. Nhận xét chung về tình hình tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn vùng duyên hải một số nước trên thế giới thích ứng với biến đổi khí hậu Các nước đã đưa ra các giải pháp cho vấn đề nhà ở và các mô hình làng nông thôn để có thể chịu được các ảnh hưởng như ngập lụt, gió bão. Các loại nhà, giải pháp quy hoạch kết hợp với công nghệ tiên tiến đã thích ứng với thiên nhiên một cách hiệu quả. 1.2. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở NÔNG THÔN VÙNG DUYÊN HẢI THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM 1.2.1. Tình hình chung Việt Nam là quốc gia ven biển, thường xuyên ngập lũ, NBD nên có nhiều kinh nghiệm từ việc lựa chọn khu đất, cho đến tổ chức không gian chức năng của làng, xây 4 dựng hệ thống kênh mương, đê bao, rừng chắn sóng và nhất là tổ chức không gian ở, phương pháp xây dựng nhà ở thích ứng với BĐKH, NBD. 1.2.2. Nhận xét chung về tình hình tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn vùng duyên hải tại Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu - Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Có một số loại nhà ở mang tính chất thích ứng với kiểu nước nổi theo mùa khá hiệu quả. Nhà ở truyền thống nơi đây đã đúc rút các kinh nghiệm qua nhiều năm để thích ứng với nước ngập, lũ dâng. - Vùng duyên hải miền Trung: Nhà ở thường làm nền cao và có gác lửng rất kiên cố để chạy lũ lụt. 1.3. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở NÔNG THÔN VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG 1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển nhà ở nông thôn vùng duyên hải Bắc bộ Khuôn viên ngôi nhà gồm cổng, lối đi, vườn cây, sau đó vào sân nhà rồi mới đến nhà chính, nhà phụ, nhà bếp, khu vệ sinh, chuồng nuôi gia súc, trâu bò, vườn sau ao trước, hàng rào cây xanh, lũy tre bao bọc tạo nên mô hình hệ sinh thái khép kín vườn - ao - chuồng. 1.3.2. Thực trạng tổ chức không gian kiến trúc nhà ở nông thôn vùng duyên hải Bắc bộ thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng - Cấu trúc không gian làng khu vực đất cửa sông: Có 02 dạng, dạng điểm hoặc kết hợp giữa tuyến và điểm. Các làng dạng điểm thường có khu trung tâm làng gồm đình làng, nhà thờ, chùa, miếu, đền, chợ làng, các xóm dân cư bám xung quanh. Bên cạnh các đường làng đều có kênh mương đào. - Cấu trúc không gian làng khu vực đất bãi bồi ven biển: Có hình dạng kiểu tuyến và dạng điểm, các xóm dân cư nằm xung quanh khu trung tâm làng với các công trình như đình làng, nhà thờ, chùa, đền, miếu, chợ làng... - Khuôn viên ngôi nhà ở: Chủ yếu có 02 loại khuôn viên khu đất đó là loại khuôn viên có diện tích gần 03 sào Bắc bộ (1000m2) thường nằm ở khu vực đất cửa sông, đất bãi bồi ven đê biển; loại khuôn viên có diện tích gần 02 sào (600m2) nằm khu vực trung tâm, cách xa đê sông, đê biển, nơi có mật độ dân cư đông đúc. - Không gian ngôi nhà ở: Gồm nhà chính và nhà phụ, nhà chính dùng làm nơi ăn, ở, ngủ nghỉ và sinh hoạt gia đình; nhà phụ dùng làm nơi nấu ăn, ăn uống, làm nghề phụ; bên cạnh có không gian chăn nuôi, kho chứa thành phẩm nông, ngư nghiệp, không gian sản xuất kinh tế hộ gia đình. 5 - Hệ thống đường giao thông: Cấu trúc đường giao thông kiểu xương cá, chưa đáp ứng yêu cầu đi lại xe cơ giới và thông thương nông sản, các hoạt động PCCC cũng như cứu hộ, cứu nạn. - Nguồn nước cấp cho sinh hoạt: Nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất ở khu vực nông thôn vùng DHBB hiện nay đều đang gặp khó khăn đặc biệt là các làng, xã ven biển. - Hệ thống thoát nước mưa và nước thải: Hệ thống thoát nước mưa và nước thải hiện nay chủ yếu là mương đất và rãnh hở. - Thu gom rác thải, vệ sinh môi trường: Gặp khó khăn do giao thông cơ giới khó tiếp cận. Nhiều khu vực thải rác ra phía gần đồng ruộng, ao hồ. Các làng nuôi trồng thủy hải sản chưa có chỗ xử lý các phế phẩm nên gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. 1.3.3. Nhận xét, đánh giá chung Hệ thống cấu trúc quy hoạch, kiến trúc và hạ tầng của các làng ven biển hiện chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững, nhất là với yêu cầu dân sinh cũng như phát triển sản xuất và thích ứng với BĐKH, NBD trong giai đoạn tới. 1.4. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã đưa ra các định hướng cho quy hoạch, thiết kế, xây dựng mô hình cư trú thích ứng với BĐKH. Chủ yếu tập trung vào quy hoạch xây dựng các ĐDCNT, kiến trúc NONT theo hướng phát triển kinh tế ven biển. Như vậy chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về TCKGKTNONT ven biển thích ứng với BĐKH, NBD nhất là tại vùng DHBB. 1.5. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VÀ CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 1.5.1. Đánh giá tổng quát Chưa có đề tài nghiên cứu nào cụ thể vào TCKGKTNONT vùng DHBB thích ứng với BĐKH, NBD. 1.5.2. Các vấn đề cần nghiên cứu giải quyết 1/ Cần bổ sung, hoàn hiện hệ thống văn bản, chính sách, bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới về quy hoạch làng, xã và kiến trúc NONT vùng DHBB thích ứng với BĐKH, NBD; 2/ Cần xây dựng hệ thống tiêu chí TCKGKTNONT vùng DHBB thích ứng với BĐKH, NBD; 3/ Cần đề xuất các nhóm giải pháp TCKGKTNONT vùng DHBB thích ứng với BĐKH, NBD; 4/ Cần nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật xây dựng nhà ở (công nghệ xây dựng, vật liệu thân thiện, năng lượng tái tạo...) thích ứng với BĐKH, NBD. 6 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở NÔNG THÔN VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG 2.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ 2.1.1. Các chính sách quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu Một số chính sách cơ bản như: 1/ Nghị quyết 24/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; 2/ Chiến lược quốc gia về BĐKH; 3/ Luật bảo vệ môi trường 2014 số 55/2014/QH13 có một chương riêng về ứng phó với BĐKH; 4/ Luật Khí tượng thủy văn 2015 số 90/2015/QH13 có riêng một chương về Giám sát BĐKH; 5/ Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH tại Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Việt Nam cũng đã và đang triển khai xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH ở các cấp quốc gia, cấp bộ, ngành, địa phương cho giai đoạn tới. 2.1.2. Các kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của các bộ, ngành Hiện nay, các bộ, ngành đã và đang tổng kết, đánh giá kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn trước năm 2020 cũng như nghiên cứu, xây dựng dự thảo hoặc đã ban hành kế hoạch hành động, thỏa thuận ứng phó với BĐKH giai đoạn 2021-2030. 2.1.3. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho khu vực đồng bằng sông Hồng Kịch bản BĐKH và NBD cho khu vực đồng bằng sông Hồng trong đó có các tỉnh DHBB, được xây dựng trên cơ sở phân tích và tổng hợp từ Kịch bản BĐKH và NBD cho Việt Nam. Các kịch bản nồng độ khí nhà kính (Representative Concentration Pathways - RCP) với 4 kịch bản RCP (RCP2.6: Kịch bản nồng độ khí nhà kính thấp, RCP4.5: Kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình thấp, RCP6.0: Kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình cao, RCP8.5: Kịch bản nồng độ khí nhà kính cao). 2.1.4. Các chính sách quốc gia về xây dựng nông nghiệp, nông dân, nông thôn 2.1.4.1. Các chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển nông thôn 1/ Nghị quyết 26/NQ-TW Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành TW khóa X ngày 05/08/2008 về NN, ND, NT; 2/ Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/08/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về NN, ND, NT; Quyết định số 357/QĐ-TTg ngày 10/03/2020 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch triển khai Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về NN, ND, NT. 7 2.1.4.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng nông thôn 1/ TCVN 4454: 2012 về Quy hoạch xây dựng nông thôn - tiêu chuẩn thiết kế; 2/ QCVN 01:2019/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng, QCVN 02:2009/BXD về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng; 3/ Chính phủ đã ban hành bộ 19 tiêu chí ... iện tích mặt nước ao, hồ từ 30%-40% diện tích đất ở của làng; 4/ Tổ chức không gian phục vụ sản xuất; 5/ Giải pháp tôn nền vượt lũ dựa vào tuổi thọ các công trình kiến trúc, đường xá, cầu cống và NBD đến năm 2100 cao tối thiểu 103cm so với mực nước biển trung bình hiện nay; 6/ Tổ chức hệ thống cấp nước, cấp điện, bảo vệ môi trường, cảnh báo thiên tai (hình 3.5a, 3.5b). Hình 3.5a: Giải pháp cải tạo không gian khu vực đất bãi bồi ven biển (đối với cấu trúc dạng điểm) Hình 3.5b: Giải pháp cải tạo không gian làng khu vực đất bãi bồi ven biển (đối với cấu trúc dạng tuyến) 19 3.4.2. Nhóm giải pháp tổ chức không gian nhà ở vùng duyên hải Bắc bộ thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng 3.4.2.1. Tổ chức khuôn viên nhà ở * Bổ sung các không gian gồm: 1/ Không gian cứu hộ; 2/ Không gian đỗ xe cơ giới; 3/ Nhà kho; 4/ Không gian trang thiết bị tái tạo, tiết kiệm năng lượng; 5/ Không gian mặt nước; 6/ Không gian trồng cây chắn gió, bão, cây ăn quả, cây lấy gỗ. * Giải pháp tổ chức, cải tạo khuôn viên ngôi nhà ở: 1/ Nhà ở mới cần bố trí hướng nhà theo hướng Nam hoặc Đông Nam nhằm giảm thiểu tác động của gió, bão, NBD và triều cường; 2/ Xây dựng không gian cứu hộ; chiều cao tôn nền các công trình theo tuổi thọ và theo kịch bản BĐKH các năm 2030, năm 2050 và đến năm 2100 cao tối thiểu 103 cm so với mực nước biển trung bình; 3/ Bố trí xe cơ giới tiếp cận nhà ở; đối với nhà ở khu vực đất cửa sông cần bố trí chỗ để thuyền, cano; 4/ Bố trí nhà kho cuối khu đất và thuận tiện với sân, gần với cổng ra vào; 5/ Bố trí các hệ thống trang thiết bị tái tạo năng lượng trên mái nhà như pin mặt trời, nước nóng năng lượng mặt trời; sử dụng nước mưa sinh hoạt, ăn, uống, tắm giặt và tưới cây; 6/ Tổ chức ao, hồ theo tuyến kết nối với hệ thống ao hồ điều hòa chung ở cuối làng; 7/ Trồng cây ăn quả, cây có tán lá thấp, cây tre bụi ở vòng ngoài khuôn viên nhằm tạo bóng mát và giảm thiểu ảnh hưởng của gió bão, triều cường và NBD đến ngôi nhà ở. 3.4.2.2. Tổ chức không gian nhà ở nông thôn truyền thống 1/ Nhà ở tại khu vực đất cửa sông: - Giải pháp cải tạo đối với nhà ở hiện hữu: Cải tạo bổ sung không gian tầng áp mái sử dụng khi NBD hoặc triều cường; chiều cao không gian bên dưới đảm bảo tối thiểu từ 2,7-3m, tầng áp mái đảm bảo chỗ thấp nhất từ 0,9-2,2m. - Giải pháp đối với nhà ở xây mới: Nên để trống tầng trệt (nhà trên cột), tầng trệt sử dụng làm không gian nghỉ ngơi, sản xuất, giao dịch bán hàng, kho chứa nông cụ; tầng trên làm không gian tiếp khách, ở và sinh hoạt cho gia đình; không gian tầng áp mái để chứa lương thực, thực phẩm và đồ quý của gia đình. Chiều cao tầng trệt đảm bảo tối thiểu từ 2,2-3,0m, không gian ở cao từ 3,0-3,3m, áp mái cao từ 1,1-2,2m. 2/ Nhà ở tại khu vực đất bãi bồi ven biển: - Giải pháp cải tạo đối với nhà ở hiện hữu: Cải tạo bổ sung không gian tầng áp mái giống như giải pháp cải tạo tại khu vực đất cửa sông nêu trên. Nếu không cải tạo được nhà cũ cần xây dựng mới không gian cứu hộ bên cạnh đầu hồi nhà cũ nhằm kết nối với hiên đảm bảo đi lại không bị mưa gió. Nhà cứu hộ 2 tầng, tầng trệt để trống chứa thuyền máy, ca nô, để nông cụ sản xuất. Diện tích đảm bảo cho tối thiểu 4 người ở + diện tích bếp, ăn + vệ sinh (có bể tự hoại chuyên dụng), tổng diện tích sàn từ 15m2- 16m2/hộ 4 người. Tầng trệt nhà cứu hộ cao tối thiểu 2,2m và đảm bảo chiều cao phải 20 cao hơn mực NBD cao nhất do bão tại các khu vực vùng DHBB, chiều cao tầng trên từ 2,4-2,7m và tầng áp mái bình quân cao 1,6m. Giải pháp đối với nhà ở xây mới: Khi xây dựng mới nhà ở, cần quan tâm đến tôn nền đáp ứng cao trình của nền nhà đảm bảo theo tuổi thọ và mực nước tại thời điểm NBD cao nhất theo kịch bản BĐKH, NBD vào các năm 2030, năm 2050 và đến năm 2100 tối thiểu là 103 cm; xây thêm tầng áp mái chứa lương thực, đồ quý và cứu hộ khi cần (hình 3.8a, 3.8b, 3.9a, 3.9b). 3.4.2.3. Tổ chức không gian nhà ở nông thôn mới Nhà ở nông thôn mới được xây bằng bê tông cốt thép kiên cố, sử dụng kết hợp giữa ở với làm kinh tế dịch vụ, thương mại, không phù hợp với sản xuất nông nghiệp. Do nhà nhiều tầng nên tầng một có chức năng dịch vụ, buôn bán, các tầng 2-3 là không gian ăn, ở, học tập và sinh hoạt gia đình. Khi ngập lụt, NBD, tầng một để trống tầng và sinh hoạt ở các tầng trên. Mặc dù phù hợp với việc linh hoạt di chuyển không gian ở trong ngôi nhà khi NBD, ngập lụt nhưng do hạn chế về sự tiện nghi trong sử dụng nên cũng cần hạn chế xây dựng loại hình nhà ở nông thôn mới theo hình thức này. Hình 3.8a. Tổ chức không gian ở tại khu vực đất cửa sông (đối với nhà ở hiện hữu) Hình 3.8b. Tổ chức không gian ở tại khu vực đất cửa sông (đối với nhà ở xây mới) 21 Hình 3.9a. Tổ chức không gian ở tại khu vực đất bãi bồi ven biển (đối với nhà ở hiện hữu) Hình 3.9b. Tổ chức không gian ở tại khu vực đất bãi bồi ven biển (đối với nhà ở xây mới) 3.4.2.4. Hình thức kiến trúc nhà ở - Phần thân nhà: Tùy từng khu vực đất xây dựng là đất cửa sông hay đất bãi bồi để xác định tôn nền hay nhà trên cột. - Phần mái nhà: Tổ chức hình thức mái nhà theo cấu trúc đơn giản giảm thiểu góc cạnh, có kết cấu mái vững chãi chịu được gió bão cấp 12 trở lên. 3.4.3. Nhóm giải pháp sử dụng công nghệ, vật liệu và tiết kiệm năng lượng trong xây dựng nhà ở nông thôn thích ứng với biến đổi khí hậu 3.4.3.1. Giải pháp sử dụng công nghệ xây dựng thích ứng với biến đổi khí hậu Giải pháp kết cấu có thể kiên cố hay lắp ghép để tiện tháo lắp khi cần nâng nền nhà theo từng giai đoạn. Sử dụng công nghệ thích hợp như xây dựng thủ công kết hợp với máy móc đơn giản. Sử dụng giải pháp kết cấu bền vững cho ngôi nhà ở có thể chịu gió bão cấp 12 trở lên để đảm bảo an toàn tối đa cho con người. 3.4.3.2. Giải pháp sử dụng vật liệu xây dựng thích ứng với biến đổi khí hậu Sử dụng tối đa vật liệu thân thiện môi trường. Khuyến khích sử dụng các loại gỗ trồng trong khuôn viên vườn như xoan, mít, tre, ..., để giảm giá thành xây dựng. Vật liệu có khả năng chống ăn mòn và chống chịu ngập nước tốt. 3.4.3.3. Giải pháp sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng trong xây dựng nhà ở nông thôn thích ứng với biến đổi khí hậu Ứng dụng công nghệ mới sử dụng năng lượng mặt trời tách nước biển mặn thành nước ngọt; công nghệ lọc nước thải, thu gom và xử lý nước thải; sử dụng nước mưa; 22 sản xuất điện bằng năng lượng mặt trời, sức gió, thủy triều; trồng cây xanh chắn sóng, chống xói lở bờ biển, cửa sông. Sử dụng hệ thống chuỗi liên kết giữa hồ điều hòa trong làng với hệ thống ao trong các khuôn viên nhà ở để điều hòa nước mặt và phục vụ tưới tiêu, phục vụ sinh hoạt, tạo cảnh quan mặt nước cho nhà ở và không gian làng, xóm. 3.4.4. Nhóm giải pháp quản lý, phát triển không gian kiến trúc nhà ở nông thôn thích ứng với biến đổi khí hậu với sự tham gia của cộng đồng dân cư 3.4.4.1. Vai trò của cấp quản lý Các cấp chính quyền cần quản lý cấp phép xây dựng nhà ở, quản lý không gian sinh hoạt cộng đồng; quản lý hạ tầng kỹ thuật và quản lý quy hoạch, cây xanh, mặt nước. 3.4.4.2. Sự tham gia của cộng đồng dân cư Cộng đồng dân cư tham gia các nội dung về nơi sinh hoạt cộng đồng; về phát triển quy hoạch và xây dựng nơi cư trú trên cơ sở đảm bảo điều kiện nhà ở tốt hơn, có khả năng thích ứng với quá trình BĐKH, NBD trong giai đoạn tới. 3.5. VÍ DỤ NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở NÔNG THÔN TẠI LÀNG ĐỒNG CHÂU NGOẠI, XÃ ĐÔNG MINH, HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG 3.5.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển làng Đồng Châu Ngoại Huyện Tiền Hải được thành lập từ năm 1828, dưới sự tổ chức quai đê lấn biển của Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ. Ban đầu Tiền Hải thuộc trấn Nam Định, gồm 7 tổng; dân số 2.350 người, có 18.970 mẫu ruộng. Sau khi hòa bình lập lại, tháng 1 năm 1955 tên làng Đồng Châu Ngoại ra đời. Hiện nay làng Đồng Châu có khoảng hơn 487 hộ, với 1.688 nhân khẩu, có 30 ha đất ở và 110 ha đất canh tác. 3.5.2. Thực trạng cấu trúc không gian kiến trúc làng Đồng Châu Ngoại Cấu trúc không gian làng kiểu tuyến; giao thông mạng vòng kết hợp với giao thông cụt; cấu trúc khuôn viên ngôi nhà ở gồm nhà chính và nhà phụ tổ hợp kiểu chữ đinh hoặc kiểu chữ nhất, nhà ở bố trí quay về hướng Nam và Đông - Nam, phía trước là ao cá với diện tích chiếm từ 30% - 50% diện tích; chủ yếu là nhà một tầng. 3.5.3. Cải tạo, chỉnh trang cấu trúc không gian làng Đồng Châu Ngoại 3.5.3.1. Bổ sung các không gian chức năng thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng Bổ sung thêm 04 không gian như: 1/ Không gian cứu hộ, cứu nạn; 2/ Hệ thống giao thông; 3/ Chức năng thoát nước khi ngập lũ hoặc triều cường; 4/ Không gian phục vụ sản xuất do chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp. 23 3.5.3.2. Giải pháp cải tạo, chỉnh trang không gian làng Đồng Châu Ngoại Bổ sung hai trục giao thông ven sông tự nhiên và trục giao thông ven sông đào, mặt đường đảm bảo lưu thông xe cơ giới, mặt đường có cốt cao trình tối thiểu 103cm so với mực nước biển trung bình hiện nay; hoàn thiện đường giao thông kiểu xương cá kết hợp thêm với kiểu ô cờ; kết nối, hoàn thiện hệ thống kênh mương, ao hồ đảm bảo lưu thông nước mặt và giao thông đường thủy; không gian thể thao, nhà văn hóa, nhà trẻ, mầm non kết hợp với không gian cứu hộ cộng đồng; bãi đỗ xe công cộng; tổ chức không gian bến thuyền, không gian giao thương, thương mại bao gồm chợ đầu mối, kho tàng; tổ chức các tuyến xanh, diện xanh làng ngoài, mở rộng không gian rừng phòng hộ, ngập mặn ven biển nhằm chắn gió bão, triều cường. 3.5.3.3. Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc nhà ở Xây dựng không gian cứu hộ; mở rộng cổng, ngõ để xe cơ giới tiếp cận; tổ chức khu vực trồng rau xanh, trồng cây ăn quả và hệ thống cây lấy gỗ với chức năng chắn gió bão, ngập nước và triều cường; chỉnh trang khu vực chăn nuôi; xây dựng hệ thống xử lý nước thải quy mô hộ gia đình ứng dụng công nghệ mới. - Giải pháp cải tạo đối với nhà ở hiện hữu: Cải tạo bổ sung không gian tầng áp mái; bổ sung xây dựng thêm không gian nhà cứu hộ bên cạnh đầu hồi nhà ở hiện hữu (nếu trường hợp không thể cải tạo được ngôi nhà chính). - Giải pháp đối với nhà ở xây mới: Tôn nền đáp ứng cao trình của nền nhà đảm bảo tối thiểu tối thiểu 103cm so với mực nước biển trung bình hiện tại (theo kịch bản NBD đến năm 2100); nhà xây cao 2 tầng, tầng một sử dụng làm không gian sản xuất, dịch vụ, chứa nông cụ sản xuất, đánh bắt hải sản, sinh hoạt gia đình (kết hợp với không gian sân); tầng hai không gian ở, ăn uống, sinh hoạt, học tập và kho. 3.6. BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Luận án đã bàn luận các quan điểm và nguyên tắc TCKGKTNONT vùng DHBB thích ứng với BĐKH, NBD; bàn luận về hệ thống tiêu chí TCKGKTNONT vùng DHBB thích ứng với BĐKH, NBD; bàn luận về các nội dung bổ sung Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới về không gian làng và KTNONT thích ứng với BĐKH, NBD; bàn luận về các nhóm giải pháp TCKGKTNONT vùng DHBB thích ứng với BĐKH, NBD. Trong đó bàn luận về giải pháp cải tạo, chỉnh trang cấu trúc không gian làng vùng DHBB thích ứng với BĐKH; giải pháp TCKGKTNONT; giải pháp sử dụng công nghệ xây dựng và vật liệu thân thiện với môi trường, thích ứng với BĐKH, NBD; giải pháp quản lý, phát triển KGKTNONT với sự tham gia của cộng đồng dân cư; bàn luận về khả năng ứng dụng các kết quả nghiên cứu sang các vùng duyên hải khác ở Việt Nam có điều kiện tương đồng. 24 KẾT LUẬN 1. Kết luận Luận án đã nghiên cứu tổng quan về TCKGKTNONT vùng DHBB nói chung và vùng duyên hải nói riêng một số nước trên thế giới, cũng như các vùng miền ven biển trong nước thích ứng với BĐKH, NBD; tổng kết các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án. Luận án đã phân tích các cơ sở pháp lý, cơ sở lý thuyết và bài học kinh nghiệm cũng như các yếu tố tác động ảnh hưởng đến TCKGKTNONT vùng DHBB thích ứng với BĐKH, NBD. Luận án đã đề xuất 04 quan điểm mới và 06 nguyên tắc TCKGKTNONT vùng DHBB thích ứng với BĐKH, NBD, trong đó tập trung vào các quan điểm đề xuất mới đó là dùng chính điều kiện tự nhiên để chung sống thích ứng với tự nhiên, sống chung và khai thác tài nguyên từ chính nguồn NBD. Các khu vực đất cửa sông, đất bãi bồi cao không nhất thiết phải xây đê bao để ngăn NBD mà nên sử dụng đê “mềm” bằng việc trồng rừng phòng hộ, rừng ngập mặn với bề rộng diện tích cây xanh từ 500 m trở lên, trồng các lũy tre ven bờ đê cửa sông với độ dày từ 30 m trở lên để đảm bảo ngăn triều cường, chống gió bão và NBD; đã xây dựng hệ thống tiêu chí với 04 nhóm tiêu chí và 23 tiêu chí thành phần về TCKGKTNONT vùng DHBB thích ứng với BĐKH, NBD; bổ sung 07 tiêu chí thành phần trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới về không gian làng và kiến trúc NONT thích ứng với BĐKH. Luận án đã đề xuất được 04 nhóm giải pháp TCKGKTNONT vùng DHBB thích ứng với BĐKH, gồm: Tổ chức cấu trúc không gian làng; tổ chức không gian nhà ở; sử dụng công nghệ xây dựng và vật liệu thân thiện thích ứng với BĐKH, NBD; quản lý, phát triển KGKTNONT với sự tham gia của cộng đồng dân cư. 2. Kiến nghị 1/ Cần bổ sung chính sách, hoàn thiện Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới, đưa ra tiêu chuẩn hay các quy chuẩn về KTNONT thích ứng với BĐKH, NBD vùng DHBB; quy hoạch đồng ruộng, chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp, sinh kế vùng ven biển phù hợp với sự nhiễm mặn. 2/ Cần phải nghiên cứu đề xuất các mẫu nhà, hướng dẫn xây dựng NONT thích ứng với BĐKH, NBD giúp người dân áp dụng rộng rãi. 3/ Cần phải có trách nhiệm bảo vệ tốt và duy trì hệ sinh thái tự nhiên bền vững nơi cư trú và nơi sinh kế, gìn giữ và phát huy các kinh nghiệm truyền thống có giá trị về TCKGKTNONT trước quá trình BĐKH./. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Lê Hồng Dân (2003), “Không gian linh hoạt trong nhà ở nông thôn đồng bằng Bắc bộ còn hay mất?”, Tạp chí Xây dựng, ISSN 0866-8762, (3/2003), tr.39-40. 2. Lê Hồng Dân (2003), “Cấu trúc làng và nhà ở nông thôn trong thời kỳ kinh tế thị trường”, Tạp chí Xây dựng, ISSN 0866-8762, (5/2003), tr. 21-23. 3. Nguyễn Đình Thi, Lê Hồng Dân (2015), “Tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng các làng nghề truyền thống ven đô Hà Nội phù hợp với quá trình đô thị hóa và phát triển du lịch”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng, ISSN 2615-9058, (4), tr.7-12. 4. Lê Hồng Dân, Đỗ Trọng Chung (2018), “Không gian nhà ở nông thôn mới ven biển thích ứng với biến đổi khí hậu khu vực duyên hải Bắc bộ”, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, ISSN 0868-3768, (217/2018), tr.74-76. 5. Nguyễn Đình Thi, Lê Hồng Dân (2018), “Một số yếu tố ảnh hưởng đến không gian cư trú nông thôn ven biển duyên hải Bắc bộ thích ứng biến đổi khí hậu”, Tạp chí Xây dựng, ISSN 0866-8762, (7/2018), tr.109-113. 6. Lê Hồng Dân (2020), “Tổ chức không gian làng cửa sông tỉnh Thái Bình thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng”, Tạp chí Xây dựng, ISSN 0866-8762, (8/2020), tr.14-19.
File đính kèm:
- tom_tat_luan_an_to_chuc_khong_gian_kien_truc_nha_o_nong_thon.pdf