Tóm tắt Luận án Tổ chức kiến trúc cảnh quan khu ở nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị tại thành phố Huế

Để nâng cao chất lượng môi trường sống, các

đô thị trên Thế giới ngày càng có xu hướng tổ chức đồng bộ và hài hòa

các nhu cầu về ở đối với không gian bên trong căn hộ và không gian

trống bên ngoài căn hộ trong khu ở. Do đó việc tổ chức các hoạt động

trong không gian trống bên ngoài căn hộ đã trở thành một yêu cầu

không thể thiếu trong môi trường ở đô thị. Các nhu cầu đó, được gọi

là nhiệm vụ của KTCQ khu ở. Theo các chuyên gia về Đô thị trên Thế

giới cũng như các chuyên gia về Quy hoạch kiến trúc và đô thị ở Việt

Nam đều thống nhất KTCQ trong khu ở có những nhiệm vụ cơ bản:

Nhiệm vụ Chức năng, nhiệm vụ Thẩm mỹ và nhiệm vụ Môi trường.

Căn cứ vào điều kiện thực tế của các khu ở đô thị hiện nay, nghiên cứu

sinh bổ sung thêm nhiệm vụ An toàn. Như vậy, tổ chức KTCQ khu ở

có bốn nhiệm vụ: Chức năng, Thẩm mỹ, Môi trường và An toàn. Các

nhiệm vụ trên được thực hiện thông qua các yếu tố kiến trúc cảnh quan

trong khu ở, trong đó tập trung chủ yếu vào yếu tố Kiến trúc và yếu tố

Địa hình - Mặt nước - Cây xanh gọi chung là các yếu tố KTCQ khác.

Trong bối cảnh đô thị hóa, việc nghiên cứu tổ chức Kiến trúc cảnh

quan khu ở đối với Thành phố Huế để góp phần nâng cao chất lượng

môi trường sống đô thị tốt hơn còn có ý nghĩa về mặt xã hội là tốt đẹp

đối với bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống di sản Cố Đô Huế,

đồng thời góp phần gia tăng giá trị mới trên lĩnh vực Kinh tế, Văn hóa

ở của Thành phố Festival – Thành phố Di sản Văn hóa Thế giới. Ngoài

ra tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở TP. Huế sẽ đóng góp cho bộ mặt

cảnh quan đô thị Thành phố Huế hôm nay và Thành phố Thừa Thiên

Huế ngày mai. Chính vì vậy, Tác giả đã chọn đề tài “Tổ chức kiến

trúc cảnh quan khu ở nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống

đô thị tại Thành phố Huế” làm nội dung nghiên cứu của luận án.

pdf 27 trang dienloan 4840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Tổ chức kiến trúc cảnh quan khu ở nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị tại thành phố Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Tổ chức kiến trúc cảnh quan khu ở nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị tại thành phố Huế

Tóm tắt Luận án Tổ chức kiến trúc cảnh quan khu ở nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị tại thành phố Huế
1 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
---------------- 
HOÀNG THANH THỦY 
TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU Ở NHẰM 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG SỐNG 
ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HUẾ 
Chuyên ngành: Kiến trúc 
Mã số: 62.58.01.02 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIẾN TRÚC 
Thành Phố Hồ Chí Minh - năm 2017 
2 
Công trình được hoàn thành tại: 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Người hướng dẫn khoa học: 
1. PGS.TS.KTS ĐÀM THU TRANG 
2. PGS.TS.KTS PHẠM TỨ 
Phản biện 1: PGS.TS.KTS TÔN THẤT ĐẠI 
Phản biện 2: PGS.TS.KTS NGUYỄN QUỐC THÔNG 
Phản biện 3: TS.KTS NGUYỄN ANH TUẤN 
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường 
họp tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH 
Vào hồi... giờ..ngày..tháng..năm.. 
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 
THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH 
THƯ VIỆN KHOA HỌC TỔNG HỢP TP. HỒ CHÍ MINH 
3 
PHẦN MỞ ĐẦU 
1. Lý do chọn đề tài: Để nâng cao chất lượng môi trường sống, các 
đô thị trên Thế giới ngày càng có xu hướng tổ chức đồng bộ và hài hòa 
các nhu cầu về ở đối với không gian bên trong căn hộ và không gian 
trống bên ngoài căn hộ trong khu ở. Do đó việc tổ chức các hoạt động 
trong không gian trống bên ngoài căn hộ đã trở thành một yêu cầu 
không thể thiếu trong môi trường ở đô thị. Các nhu cầu đó, được gọi 
là nhiệm vụ của KTCQ khu ở. Theo các chuyên gia về Đô thị trên Thế 
giới cũng như các chuyên gia về Quy hoạch kiến trúc và đô thị ở Việt 
Nam đều thống nhất KTCQ trong khu ở có những nhiệm vụ cơ bản: 
Nhiệm vụ Chức năng, nhiệm vụ Thẩm mỹ và nhiệm vụ Môi trường. 
Căn cứ vào điều kiện thực tế của các khu ở đô thị hiện nay, nghiên cứu 
sinh bổ sung thêm nhiệm vụ An toàn. Như vậy, tổ chức KTCQ khu ở 
có bốn nhiệm vụ: Chức năng, Thẩm mỹ, Môi trường và An toàn. Các 
nhiệm vụ trên được thực hiện thông qua các yếu tố kiến trúc cảnh quan 
trong khu ở, trong đó tập trung chủ yếu vào yếu tố Kiến trúc và yếu tố 
Địa hình - Mặt nước - Cây xanh gọi chung là các yếu tố KTCQ khác. 
Trong bối cảnh đô thị hóa, việc nghiên cứu tổ chức Kiến trúc cảnh 
quan khu ở đối với Thành phố Huế để góp phần nâng cao chất lượng 
môi trường sống đô thị tốt hơn còn có ý nghĩa về mặt xã hội là tốt đẹp 
đối với bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống di sản Cố Đô Huế, 
đồng thời góp phần gia tăng giá trị mới trên lĩnh vực Kinh tế, Văn hóa 
ở của Thành phố Festival – Thành phố Di sản Văn hóa Thế giới. Ngoài 
ra tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở TP. Huế sẽ đóng góp cho bộ mặt 
cảnh quan đô thị Thành phố Huế hôm nay và Thành phố Thừa Thiên 
Huế ngày mai. Chính vì vậy, Tác giả đã chọn đề tài “Tổ chức kiến 
trúc cảnh quan khu ở nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống 
đô thị tại Thành phố Huế” làm nội dung nghiên cứu của luận án. 
4 
2. Mục tiêu nghiên cứu 
- Mục tiêu chung: Đề tài xác định mục tiêu nghiên cứu chung là tổ 
chức yếu tố Kiến trúc và các yếu tố Địa hình – Mặt nước – Cây xanh 
(Gọi chung là các yếu tố KTCQ khác) trong khu ở, để thực hiện nhiệm 
vụ tổ chức KTCQ khu ở: Chức năng - Thẩm mỹ - Môi trường - An 
toàn nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị tại TP. Huế. 
- Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu chung, luận án đề ra những 
mục tiêu cụ thể như sau: 
 + Nhận dạng những Đặc trưng cơ bản của yếu tố Kiến trúc và các 
yếu tố KTCQ khác trong khu ở hiện hữu Thành phố Huế. 
 + Nhận dạng Mối quan hệ giữa yếu tố Kiến trúc với các yếu tố KTCQ 
khác trong việc thực hiện nhiệm vụ KTCQ khu ở hiện hữu TP. Huế. 
 + Xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử đối với yếu tố Kiến trúc và các yếu 
tố KTCQ khác làm cơ sở thực hiện nhiệm vụ KTCQ khu ở TP. Huế. 
 + Đề xuất các Giải pháp tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở hiện hữu 
và khu ở mới trong đô thị Thành phố Huế. 
3. Nội dung nghiên cứu: Với mục tiêu nghiên cứu trên, luận án đề ra 
các nội dung nghiên cứu bao gồm: 
- Nghiên cứu tổng quan về Kiến trúc cảnh quan khu ở trong một số đô 
thị trên Thế giới và ở Việt Nam. 
- Nghiên cứu thực trạng yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác 
trong Kiến trúc cảnh quan khu ở hiện hữu tại Thành phố Huế. 
- Nghiên cứu các phương pháp nghiên cứu khoa học và nghiên cứu 
xây dựng các cơ sở khoa học để thực hiện nhiệm vụ tổ chức Kiến trúc 
cảnh quan khu ở đô thị tại Thành phố Huế. 
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tổ chức yếu tố Kiến trúc và các yếu 
tố KTCQ khác trong Kiến trúc cảnh quan khu ở hiện hữu và khu ở mới 
trong đô thị Thành phố Huế. 
5 
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
- Đối tượng nghiên cứu: Là yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác 
bao gồm Địa hình, Mặt nước và Cây xanh trong Kiến trúc cảnh quan 
các khu ở đô thị hiện hữu tại Thành phố Huế. 
- Phạm vi nghiên cứu: Đó là Không gian trống giữa các ngôi nhà, giữa 
các nhóm nhà, giữa các công trình kiến trúc và các cảnh quan trong 
phạm vi khu ở. Yếu tố Kiến trúc cảnh quan trong khu ở được giới hạn 
bởi yếu tố Kiến trúc và các yếu tố: Địa hình - Mặt nước - Cây xanh. 
5. Những đóng góp của luận án: Thông qua các kết quả nghiên cứu, 
luận án có những đóng góp chính như sau: 
- Bảo tồn và phát huy giá trị KTCQ khu ở đô thị truyền thống và gia 
tăng những giá trị mới đáp ứng các nhiệm vụ tổ chức KTCQ khu ở, 
thỏa mãn yêu cầu về môi trường ở của người dân Thành phố Huế. 
- Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở đồng bộ hài hòa với không gian 
ở trong căn hộ theo hướng thực hiện nhiệm vụ của Kiến trúc cảnh quan 
khu ở: Chức năng – Thẩm mỹ – Môi trường – An toàn nhằm nâng cao 
chất lượng môi trường đô thị tại Thành phố Huế. 
6. Giải thích thuật ngữ và khái niệm: Các khái niệm về: Phong 
cảnh; Cảnh quan; Cảnh quan thiên nhiên; Cảnh quan nhân tạo; Cảnh 
quan đô thị; Môi trường đô thị; Đô thị hóa; Sinh thái đô thị; Môi trường 
sinh thái; và Phát triển bền vững. 
7. Hướng nghiên cứu của luận án đã được thực hiện: Hiện tại theo 
tìm hiểu của Nghiên cứu sinh có năm đề tài khoa học bàn đến từng 
phần của Kiến trúc cảnh quan đô thị và một đề tài nghiên cứu Kiến 
trúc cảnh quan khu ở tại Thành phố Hà Nội. 
8. Cấu trúc luận án: Luận án có cấu trúc gồm ba phần: Phần mở đầu 
(Gồm bảy nội dung); Phần nội dung (Gồm ba chương); Phần kết luận 
và kiến nghị. 
6 
PHẦN NỘI DUNG 
CHƯƠNG 1 
TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
1.1. Những khái niệm cơ bản về Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị 
1.1.1. Kiến trúc cảnh quan: Sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan 
nhân tạo và cảnh quan thiên nhiên, tùy theo không gian cụ thể mà cảnh 
quan thiên nhiên hay cảnh quan nhân tạo làm nền tảng. 
1.1.2. Đô thị: Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật 
độ cao, có cơ sở hạ tầng đô thị thích hợp và chủ yếu hoạt động trong 
lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp. 
1.1.3. Khu ở trong đô thị: Tùy theo phương thức tiếp cận có các 
khu ở trong đô thị phù hợp. Thông thường có ba loại hình như sau: 
Khu ở cổ, khu ở cũ và khu ở mới. 
1.1.4. Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị 
- Các yếu tố cơ bản của KTCQ khu ở đô thị: Bao gồm: Hình ảnh các 
công trình Kiến trúc, Địa hình khu ở, Mặt nước và Cây xanh. Ngoài ra 
còn có hệ thống giao thông, tiện ích công cộng, hệ thống đèn chiếu 
sáng, đèn giao thông, bảng hiệu và hoạt động của con người. 
- Yêu cầu tổng quát trong tổ chức KTCQ khu ở đô thị: Đáp ứng các 
nhu cầu sử dụng, phù hợp với điều kiện tự nhiên khí hậu, văn hóa, xã 
hội, hướng đến môi trường ở sinh thái và phát triển bền vững. 
- Nhiệm vụ tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị: 
 + Thực hiện nhiệm vụ Chức năng: Kiến trúc cảnh quan khu ở đảm 
bảo những nhu cầu hoạt động của con người tiếp tục diễn ra ở bên 
ngoải ngôi nhà. 
 + Thực hiện nhiệm vụ Thẩm mỹ: Kiến trúc cảnh quan khu ở đảm 
bảo sự hài hòa giữa cảnh quan nhân tạo với cảnh quan thiên nhiên. 
7 
 + Thực hiện nhiệm vụ Môi trường: Kiến trúc cảnh quan khu ở phù 
hợp với điều kiện tự nhiên khí hậu hướng đến môi trường ở sinh thái 
và phát triển bền vững. 
 +Thực hiện nhiệm vụ An toàn: Kiến trúc cảnh quan khu ở đảm bảo 
sự an toàn cho người dân trong khu ở. 
1.2. Khái quát tình hình tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở tại 
một số đô thị trên Thế giới 
1.2.1. Khái quát tình hình tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở 
cổ và ở cũ: Đó là việc Bảo tồn và phát huy các yếu tố Kiến trúc cảnh 
quan khu ở có giá trị truyền thống và Cải tạo, nâng cấp các yếu tố Kiến 
trúc cảnh quan đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân đô thị. 
1.2.2. Khái quát tình hình tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở 
mới: Đó là việc chủ yếu tổ chức KTCQ khu ở dạng chung cư và khu 
ở kiểu biệt thự đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân đô thị. 
1.3. Tình hình tổ chức KTCQ khu ở tại một số đô thị Việt Nam 
1.3.1. Tình hình tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở cổ: Phố cổ 
Hà Nội cũng như phố cổ Hội An, Kiến trúc cảnh quan có quy mô 
khoảng trống nhỏ, có tỷ lệ hài hòa với cảnh quan đường phố và còn 
giữ được nguyên vẹn vẻ đẹp truyền thống. 
1.3.2. Tình hình tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở cũ: Khu ở 
cũ Hà Nội cũng như khu ở cũ Thành phố Hồ Chí Minh tuy có nhiều 
thay đổi do xây chen, cơi nới, nhưng các khu ở dạng biệt thự vẫn giữ 
được nét Kiến trúc cảnh quan hài hòa phản ánh một bản sắc văn hóa 
của một giai đoạn hình thành và phát triển, đó là vẫn giữ được “Tinh 
thần cũ”, phố cũ, nhà cũ và Kiến trúc cảnh quan cũ. 
1.3.3. Tình hình tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở mới: Khu 
ở mới Hà Nội cũng như khu ở mới TP. Hồ Chí Minh được xây dựng 
đồng bộ, trong đó kiến trúc cảnh quan khu ở có nhiều giải pháp tổ chức 
8 
đáp ứng nhu cầu ở đa dạng của thị trường và tổ chức xây dựng theo 
xu hướng phát triển bền vững mang lại nhiều giá trị về KTCQ khu ở. 
1.4. Hiện trạng tổ chức KTCQ khu ở hiện hữu Thành phố Huế 
1.4.1. Quá trình hình thành và phát triển khu ở TP. Huế: Mỗi 
giai đoạn phát triển, những dấu vết về lịch sử và văn hóa của đô thị 
Huế được phản ánh sinh động thông qua các khu ở của người dân xứ 
Huế: Khu phố cổ Bao Vinh, Khu phố cổ Gia Hội cũng như Khu ở cũ 
trong Kinh Thành Huế hay Khu phố Tây và Khu nhà ở xóm Ngự Viên, 
kể cả Khu ở kiểu Nhà vườn, các khu ở này đều xuất hiện từ đầu thế kỷ 
XVIII là nhà ở đô thị “Đặc biệt” cho các Quý tộc Triều Nguyễn. Đối 
với Khu ở kết hợp với thương mại: Khu phố cảng Thanh Hà; Khu phố 
chợ Dinh - chợ Được; Khu phố Đông; Khu phố Tràng Tiền cũng được 
xây dựng rất sớm phản ánh tính chất vừa ở vừa buôn bán; Các khu phố 
thương mại mới xây dựng: Phố dịch vụ, bán lẻ và Phố ẩm thực được 
hình thành mới như một dấu ấn ghi nhận thời kỳ đổi mới. Khu ở mới 
dạng chung cư đáp ứng nhu cầu của một bộ phận dân cư TP. Huế, sẽ 
là mô hình ở phổ biến tại TP. Huế trong tương lai. Từ khía cạnh tổ 
chức Kiến trúc cảnh quan khu ở, Tác giả phân loại các khu ở TP. Huế 
hiện nay thành bốn hình thức ở chính như sau: Khu ở cổ và ở cũ (Trong 
đó bao gồm khu ở dạng phố thương mại xây dựng lâu đời); Khu ở kiểu 
nhà vườn; Khu ở kết hợp với thương mại; Khu ở mới dạng chung cư. 
 1.4.2. Hiện trạng yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác 
trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở hiện hữu Thành phố Huế 
- Hiện trạng yếu tố Kiến trúc - Bố cục tạo hình và Hình thức kiến trúc 
trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở hiện hữu Thành phố Huế: 
Tuy các khu ở có khác nhau về hình thức ở song đều có nét chung 
phản ánh Bố cục tạo hình và Hình thức kiến trúc của yếu tố Kiến trúc 
khá phù hợp với tính chất của khu ở. 
9 
- Hiện trạng các yếu tố KTCQ khác - Địa hình, Mặt nước và Cây xanh 
trong tổ chức KTCQ khu ở hiện hữu Thành phố Huế: Cũng như yếu 
tố Kiến trúc, các yếu tố Địa hình, Mặt nước, Cây xanh trong các khu 
ở hiện hữu được tổ chức hài hòa với nhau và hài hòa với Kiến trúc. 
Tuy nhiên khu ở dạng chung cư còn hạn chế về mặt nước và cây xanh. 
1.4.3. Nhận xét yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác trong 
việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức KTCQ khu ở hiện hữu TP. Huế 
- Đối với khu ở cổ và ở cũ: 
 + Nhiệm vụ Chức năng: Thiếu không gian bán công cộng, công cộng. 
 + Nhiệm vụ Thẩm mỹ: Giữ được nét đẹp hài hòa giữa bình diện nền 
và bình diện đứng của khu ở. 
 + Nhiệm vụ Môi trường: Môi trường nhân tạo hài hòa với môi trường 
tự nhiên nhưng còn hiện tượng ô nhiễm về rác thải, nước thải trong 
khu ở. 
 + Nhiệm vụ An toàn: Khu ở còn nhiều hạn chế về mặt an toàn. 
- Đối với khu ở kiểu nhà vườn: 
 + Nhiệm vụ Chức năng: Có sự điều chỉnh trong tổ chức không gian, 
đáp ứng được yêu cầu hoạt động trong khu ở. 
 + Nhiệm vụ Thẩm mỹ: Kiến trúc cảnh quan khu ở mang lại giá trị 
hài hòa với vẻ đẹp đặc sắc cho khu ở. 
 + Nhiệm vụ Môi trường: Có sự cân bằng giữa môi trường nhân tạo 
và môi trường tự nhiên. 
 + Nhiệm vụ An toàn: Đảm bảo yêu cầu an toàn trong khu ở. 
- Đối với khu ở kết hợp với thương mại: 
 + Nhiệm vụ Chức năng: Chưa đảm bảo các hoạt động chức năng. 
 + Nhiệm vụ Thẩm mỹ: Khu ở có Phong cách “Nửa hiện đại, nửa 
truyền thống”, chưa rõ nét về mặt thẩm mỹ trong Kiến trúc cảnh quan 
khu ở. 
10 
 + Nhiệm vụ Môi trường: Mật độ bê tông hóa cao, do đó còn nhiều 
hạn chế về mặt môi trường. 
 + Nhiệm vụ An toàn: Sự gia tăng các hoạt động buôn bán dẫn đến 
nhiều hệ lụy không an toàn trong khu ở. 
- Đối với khu ở mới dạng chung cư: 
 + Nhiệm vụ Chức năng: Do còn hạn chế về mặt quy mô diện tích 
nên chưa đáp ứng được nhiệm vụ chức năng trong khu ở. 
 + Nhiệm vụ Thẩm mỹ: Mô hình ở mới nhưng chưa thể hiện được vẻ 
đẹp của khu ở hiện đại. 
 + Nhiệm vụ Môi trường: Chưa đảm bảo các yêu cầu của môi trường 
ở sinh thái và phát triển bền vững. 
 + Nhiệm vụ An toàn: Đáp ứng được yêu cầu về an toàn trong khu ở. 
1.5. Những vấn đề đặt ra đối với tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu 
ở Huế hiện nay: Vấn đề đặt ra cho Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị 
TP. Huế hôm nay đó là: Trên cơ sở những nhiệm vụ của tổ chức Kiến 
trúc cảnh quan khu ở, tiếp tục nghiên cứu yếu tố Kiến trúc và các yếu 
tố KTCQ khác trong khu ở nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống 
đô thị Thành phố Huế. Do đó cần có các phương pháp luận nghiên cứu 
thích hợp cũng như những cơ sở khoa học liên quan đến tổ chức Kiến 
trúc cảnh quan khu ở, nội dung này được trình bày ở phần tiếp theo. 
CHƯƠNG 2 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ 
CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU Ở THÀNH PHỐ HUẾ 
2.1. Phương pháp nghiên cứu: Căn cứ vào đối tượng và nội dung 
nghiên cứu Tác giả sử dụng năm phương pháp nghiên cứu như sau: 
Phương pháp Khảo sát hiện trạng; Phương pháp Phân tích, tổng hợp; 
11 
Phương pháp Lịch sử; Phương pháp Thống kê, hệ thống hóa; Phương 
pháp Chuyên gia. 
2.2. Cơ sở khoa học tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở TP. Huế 
 2.2.1. Cơ sở về Điều kiện tự nhiên TP. Huế: Đó là việc tổ chức 
KTCQ khu ở phù hợp với địa hình, đất đai, khí hậu, cảnh quan thiên 
nhiên ở Huế và đặc biệt là cảnh quan sông Hương và núi Ngự. Tổ chức 
Kiến trúc cảnh quan khu ở được xem xét như là sắc thái riêng của Huế. 
 2.2.2. Cơ sở về Văn hóa xã hội trong tổ chức Kiến trúc cảnh 
quan khu ở Thành phố Huế: Đó là tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu 
ở Đề cao giá trị truyền thống, lối sống tính cộng đồng và văn hóa ở 
thích thơ ca, hội họa của người dân xứ Huế. 
 2.2.3. Cơ sở Lý thuyết về tổ ch ...  yếu tố KTCQ khác. 
 3.3.3. Xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử và nguyên tắc, phương 
thức áp dụng trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở 
- Xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử: 
19 
 + Đối với yếu tố Kiến trúc: Đó là sự Ứng xử Kết hợp trong Tạo hình, 
Hài hòa trong Bố cục, Thích ứng trong Môi trường tự nhiên và Tương 
tác trong Tổ chức mặt bằng cũng như Hình thức kiến trúc. 
 + Đối với các yếu tố KTCQ khác: Đó là sự Ứng xử Kết hợp trong 
Tổ chức mặt bằng, Hài hòa trong Hình khối kiến trúc, Thích ứng trong 
Môi trường tự nhiên và Tương tác trong Tổ chức mặt bằng và Tổ chức 
hình khối không gian. 
- Nguyên tắc và phương thức áp dụng Bộ Quy tắc Ứng xử trong tổ 
chức Kiến trúc cảnh quan khu ở: 
 + Nguyên tắc áp dụng: Áp dụng Đồng bộ trên cơ sở yếu tố Kiến trúc 
giữ vai trò chủ đạo. 
 + Phương thức áp dụng: Áp dụng cho từng Loại hình khu ở cụ thể. 
3.4. Đề xuất các giải pháp tổ chức yếu tố Kiến trúc và các yếu tố 
KTCQ khác trong tổ chức KTCQ khu ở Thành phố Huế 
 3.4.1. Định hướng chung cho các giải pháp 
- Nguyên tắc chung: 
 + Đối với các khu ở hiện hữu: Cải tạo, nâng cấp yếu tố hiện hữu và 
bổ sung yếu tố mới Tương thích với hiện trạng khu ở. 
 + Đối với khu ở mới: Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở Đồng bộ 
với không gian căn hộ và theo xu hướng sinh thái, phát triển bền vững. 
- Yêu cầu chung đối với nhiệm vụ tổ chức KTCQ khu ở hiện hữu: Tổ 
chức KTCQ khu ở đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ về Chức năng, về 
Thẩm mỹ, về Môi trường sinh thái và về An toàn trong khu ở. 
 3.4.2. Giải pháp cải tạo nâng cấp và tổ chức mới yếu tố Kiến 
trúc và các yếu tố KTCQ khác Tương thích với Kiến trúc cảnh 
quan khu ở hiện hữu 
- Đối với yếu tố Kiến trúc: Chỉnh trang diện mạo Kiến trúc hiện hữu 
ở bố cục tạo hình và hình thức kiến trúc. Đồng thời bổ sung các yếu tố 
20 
Kiến trúc mới Tương thích với kiến trúc hiện hữu ở các lĩnh vực: Tạo 
hình và hình thức cũng như quy mô tầng cao kiến trúc trong khu ở. 
- Đối với các yếu tố KTCQ khác (Địa hình, Mặt nước, Cây xanh): 
Tương thích trong sự đa dạng của các yếu tố KTCQ khác. Chỉnh trang 
và bổ sung các yếu tố Kiến trúc cảnh quan mới Tương thích với không 
gian khu ở. Đặc biệt bảo tồn và đa dạng hóa các yếu tố Kiến trúc cảnh 
quan ở không gian mở ra sông. 
 3.4.3. Giải pháp thiết kế đồng bộ đối với yếu tố Kiến trúc và các 
yếu tố KTCQ khác trong việc tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở 
mới dạng chung cư 
- Những yêu cầu đối với nhiệm vụ tổ chức KTCQ khu ở chung cư mới: 
 + Nhiệm vụ Chức năng: Đảm bảo các không gian bán công cộng và 
không gian công cộng đủ quy mô diện tích đáp ứng các hoạt động bên 
ngoài căn hộ. 
 + Nhiệm vụ Thẩm mỹ: Tạo được sắc thái riêng về KTCQ trong 
không gian khu ở đối với yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác. 
 + Nhiệm vụ Môi trường sinh thái: Giải pháp quy hoạch, giải pháp 
kiến trúc, giải pháp sử dụng vật liệu xây dựng cũng như giải pháp đối 
với địa hình, mặt nước, cây xanh hướng đến môi trường ở sinh thái và 
phát triển bền vững. 
 + Nhiệm vụ An toàn: Tạo các “Giao diện tích cực” và “Duy trì sức 
sống lành mạnh” trong không gian Kiến trúc cảnh quan theo hướng 
“Không gian an toàn”. 
- Đề xuất những giải pháp về yếu tố Kiến trúc trong tổ chức Kiến trúc 
cảnh quan khu ở: Đa dạng hóa Bố cục hình khối kiến trúc và tổ chức 
Hình thức kiến trúc công trình nhà ở, kiến trúc công trình công cộng, 
kiến trúc nhỏ trong khu ở phù hợp với mô hình ở dạng chung cư thấp 
tầng và nhiều tầng trong điều kiện tự nhiên ở Huế. 
21 
- Đề xuất những giải pháp các yếu tố KTCQ khác trong tổ chức Kiến 
trúc cảnh quan khu ở: 
 + Tổ chức Địa hình: Giải pháp tổ chức địa hình theo điều kiện tự 
nhiên và có những giải pháp biến đổi địa hình đa dạng: Biến đổi địa 
hình theo dạng hình học cũng như biến đổi địa hình theo vật liệu xây 
dựng. 
 + Tổ chức Mặt nước: Giải pháp tổ chức, biến đổi mặt nước linh hoạt: 
Tổ chức mặt nước theo mặt bằng địa hình, theo mặt cắt, theo giải pháp 
bố cục tập trung hay phân tán trong không gian khu ở. 
 + Tổ chức Cây xanh: Giải pháp tổ chức và biến đổi cây xanh đa dạng: 
Tổ chức cây xanh thống nhất ở mặt bằng địa hình, ở mặt cắt và ở phối 
cảnh đảm bảo việc bố cục cây xanh đa dạng trong tổng thể khu ở. 
3.5. Bàn luận kết quả nghiên cứu 
 Như nội dung Tác giả đã trình bày ở chương 3 về các Kết quả nghiên 
cứu đối với yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác trong việc thực 
hiện nhiệm vụ Kiến trúc cảnh quan khu ở Thành phố Huế. Các Kết 
quả đã phản ánh tính hệ thống của quá trình nghiên cứu. Đó là từ nhận 
dạng những Đặc trưng, nhận dạng Mối quan hệ, xây dựng Bộ Quy tắc 
Ứng xử cho đến đề xuất Giải pháp tổ chức KTCQ khu ở hiện hữu và 
khu ở mới của Thành phố Huế. Do đó trong phần Bàn luận về kết quả 
nghiên cứu, Tác giả tập trung vào các vấn đề có ý nghĩa thực tiễn đối 
với việc tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị hiện nay, cụ thể: 
- Bàn luận kết quả nghiên cứu với các hoạt động tư vấn thiết kế về 
việc tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị hiện nay: Thực tế hiện 
nay chưa có những Quy định cụ thể về tư vấn thiết kế tổ chức Kiến 
trúc cảnh quan khu ở, do đó cần có bước nghiên cứu tiếp theo để cụ 
thể hóa các Kết quả nghiên cứu trở thành những Quy định, Quy phạm 
trong công tác tư vấn thiết kế quy hoạch và kiến trúc khu ở. 
22 
- Bàn luận kết quả nghiên cứu đưa vào thực tiễn các khu ở hiện hữu 
tại Thành phố Huế: Tổ chức KTCQ khu ở là vấn đề mới, đồng nghĩa 
với những khó khăn, do đó cần có các bước đi phù hợp như tạo sự 
đồng thuận về nhận thức trong tổ chức KTCQ khu ở đối với Chính 
quyền, Nhà đầu tư khu ở và Người dân. Xây dựng những cơ sở để thực 
hiện tổ chức KTCQ và tổ chức thực hiện KTCQ khu ở với phương 
thức Nhà nước và Nhân dân cùng tổ chức KTCQ các khu ở hiện hữu. 
- Bàn luận đưa kết quả nghiên cứu làm tài liệu tham khảo trong tổ 
chức KTCQ khu ở cổ và ở cũ tại các đô thị Việt Nam: Hầu hết các khu 
ở cổ và ở cũ tại các đô thị Việt Nam đều đang xuống cấp trầm trọng 
lại thiếu cơ sở pháp lý về nhiệm vụ của KTCQ khu ở để cải tạo nâng 
cấp, do đó hiện tượng cải tạo nâng cấp không đồng bộ là phổ biến. 
Chính vì vậy, Tác giả cho rằng: Cơ quan chủ quản về nhà ở cấp Quốc 
gia cần xem xét Kết quả nghiên cứu của luận án để nội dung tổ chức 
KTCQ khu ở đô thị sớm trở thành một bộ phận không thể tách rời môi 
trường ở đô thị. Trước mắt các kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo 
trong hoạt động tổ chức KTCQ đối với khu ở cổ và ở cũ trong đô thị. 
 Các hướng Bàn luận trên sẽ làm rõ thêm ý nghĩa và tính chất khoa 
học của Kết quả nghiên cứu. 
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
I. Kết luận 
 Nghiên cứu về Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở nhằm nâng cao 
chất lượng môi trường sống đô thị Thành phố Huế theo hướng thực 
hiện các nhiệm vụ của Kiến trúc cảnh quan khu ở là hướng nghiên cứu 
rất cần thiết và đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong việc tổ chức môi 
trường sống, phát triển đô thị hiện nay. Với đối tượng chủ yếu là các 
khu ở hiện hữu có không gian và cảnh quan biến đổi không ngừng để 
23 
tồn tại và phát triển, do đó đây lại là một hướng nghiên cứu càng khó 
khăn hơn. Vì vậy để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, Luận án 
chọn cách tiếp cận là tập trung nghiên cứu vào hai yếu tố quan trọng 
nhất của Kiến trúc cảnh quan khu ở, đó là yếu tố Kiến trúc và các yếu 
tố Địa hình, Mặt nước, Cây xanh. Với việc xác định rõ ràng nội dung 
nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và xây 
dựng những cơ sở khoa học thiết thực cho đề tài, Kết quả nghiên cứu 
đạt được như sau: 
1. Nhận dạng những Đặc trưng của yếu tố Kiến trúc và các yếu tố 
KTCQ khác trong Kiến trúc cảnh quan khu ở Thành phố Huế: 
- Đối với yếu tố Kiến trúc: Trong các loại hình ở hiện hữu của Thành 
phố Huế, yếu tố Kiến trúc được biểu hiện thông qua hai đặc trưng cơ 
bản đó là: Bố cục tạo hình kiến trúc (Đặc điểm và Cấu trúc) và Hình 
thức kiến trúc (Phong cách kiến trúc, Vật liệu hoàn thiện mặt ngoài và 
Màu sắc). 
- Đối với các yếu tố KTCQ khác: Các yếu tố Địa hình, Mặt nước, Cây 
xanh có đặc trưng chính là hài hòa với yếu tố Kiến trúc, trong các loại 
hình ở hiện hữu. 
2. Nhận dạng Mối quan hệ giữa yếu tố Kiến trúc với các yếu tố 
KTCQ khác trong Kiến trúc cảnh quan khu ở, để thực hiện nhiệm vụ 
Kiến trúc cảnh quan khu ở, đó là: 
- Mối quan hệ Kết hợp để thực hiện nhiệm vụ Chức năng; 
- Mối quan hệ Hài hòa để thực hiện nhiệm vụ Thẩm mỹ; 
- Mối quan hệ Thích ứng để thực hiện nhiệm vụ Môi trường; 
- Mối quan hệ Tương tác để thực hiện nhiệm vụ An toàn. 
3. Xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử đối với yếu tố Kiến trúc và các 
yếu tố KTCQ khác, để thực hiện nhiệm vụ Kiến trúc cảnh quan khu ở: 
- Nhóm Quy tắc Ứng xử Kết hợp thực hiện nhiệm vụ Chức năng; 
24 
- Nhóm Quy tắc Ứng xử Hài hòa thực hiện nhiệm vụ Thẩm mỹ; 
- Nhóm Quy tắc Ứng xử Thích ứng thực hiện nhiệm vụ Môi trường; 
- Nhóm Quy tắc Ứng xử Tương tác thực hiện nhiệm vụ An toàn. 
4. Đề xuất các Giải pháp tổ chức yếu tố Kiến trúc và các yếu tố 
KTCQ khác trong Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị của hai 
loại hình ở chính tại Thành phố Huế: 
- Giải pháp Cải tạo nâng cấp và Tổ chức mới Tương thích đối với yếu 
tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác trong khu ở hiện hữu 
 + Đối với yếu tố Kiến trúc: 
 Chỉnh trang Diện mạo Kiến trúc Tương thích với Kiến trúc hiện 
hữu. 
 Bổ sung các yếu tố Kiến trúc mới Tương thích với Kiến trúc hiện 
hữu. 
 Kiểm soát Tầng cao Kiến trúc trong khu ở Tương thích với Chiều 
cao Kiến trúc hiện hữu. 
 + Đối với các yếu tố KTCQ khác: 
 Bảo vệ tính Đa dạng của các yếu tố KTCQ khác Tương thích Kiến 
trúc cảnh quan khu ở hiện hữu. 
 Chỉnh trang và Bổ sung các yếu tố KTCQ khác Tương thích trong 
Không gian Kiến trúc cảnh quan khu ở hiện hữu. 
 Bảo tồn và Đa dạng các yếu tố KTCQ khác trong Khu ở có Không 
gian mở ra bờ sông. 
- Giải pháp thiết kế đồng bộ đối với yếu tố Kiến trúc và các yếu tố 
KTCQ khác cho khu ở mới dạng chung cư 
 + Đề xuất giải pháp đối với yếu tố Kiến trúc: 
 Đối với Kiến trúc công trình nhà ở cần xác định về Tầng cao thích 
hợp và nghiên cứu Bố cục hình khối kiến trúc cũng như Hình thức mặt 
đứng kiến trúc theo xu hướng hiện đại hóa từ kiến trúc truyền thống. 
25 
 Đối với Kiến trúc công trình công cộng cần xác định về Vị trí phù 
hợp trong không gian khu ở và nghiên cứu Bố cục hình khối cũng như 
Hình thức kiến trúc tạo ấn tượng đặc sắc trong khu ở trên nền tảng 
nghệ thuật kiến trúc Cung Đình Huế. 
 Đối với Kiến trúc nhỏ trong khu ở cần nghiên cứu Hình thức kiến 
trúc phù hợp tạo điểm nhấn trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở. 
 + Đề xuất giải pháp đối với các yếu tố KTCQ khác: 
 Tổ chức Địa hình thông qua các giải pháp biến đổi theo điều kiện 
tự nhiên, theo dạng hình học và theo vật liệu xây dựng. 
 Tổ chức Mặt nước và tổ chức Cây xanh theo mặt bằng địa hình, 
hài hòa với yếu tố Kiến trúc, phù hợp với các Không gian chức năng 
trong Kiến trúc cảnh quan khu ở. 
 Các Kết quả nghiên cứu trên phản ánh tính hệ thống hóa và khách 
quan đối với yếu tố Kiến trúc và các yếu tố KTCQ khác. Kết quả 
nghiên cứu phù hợp với mục tiêu cụ thể và hướng đến mục tiêu chung 
của Luận án là Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở nhằm nâng cao chất 
lượng môi trường sống đô thị tại Thành phố Huế. 
II. Kiến nghị 
 Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị TP. Huế nhằm nâng cao 
chất lượng môi trường sống đô thị cho người dân TP. Huế đồng thời 
còn có ý nghĩa đối với việc Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở trong 
hệ thống đô thị Việt Nam. Do đó, Tác giả có một số kiến nghị như sau: 
1. Đối với TP. Huế: Ứng dụng phần lý thuyết của Kết quả nghiên 
cứu tổ chức thực hiện thí điểm cải tạo nâng cấp KTCQ khu ở cổ, ở cũ 
hoặc khu ở kiểu nhà vườn thực hiện nhiệm vụ KTCQ khu ở với 
phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng tổ chức KTCQ khu ở” theo 
hướng giữ gìn bản sắc văn hóa sống của người xứ Huế. Đồng thời có 
kế hoạch rà soát lại các khu ở mới dạng chung cư đã và đang xây dựng 
26 
để tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ 
của kiến trúc cảnh quan: Chức năng - Thẩm mỹ - Môi trường - An toàn. 
2. Đối với công tác Quản lý Nhà nước về Nhà ở đô thị: Trên cơ sở 
các Kết quả nghiên cứu các yếu tố Kiến trúc cảnh quan để thực hiện 
nhiệm vụ của Kiến trúc cảnh quan khu ở, đó là các nhiệm vụ: Chức 
năng - Thẩm mỹ - Môi trường - An toàn. Tác giả kiến nghị: 
- Bộ Xây Dựng cho phép tổ chức nghiên cứu tiếp đề tài về Tổ chức 
Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị và sớm ban hành các Tiêu chuẩn quy 
phạm về Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị phù hợp với các 
cấp đô thị hiện hữu ở Việt Nam. 
- Bộ Xây Dựng đưa nội dung Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở đô 
thị vào Tiêu chí phân loại, nâng cấp đô thị theo quyết định số 
42/2009/NĐ-CP của Chính phủ (Là nội dung thứ bảy trong tiêu chí 
phân loại đô thị hiện hành). 
3. Đối với các Cơ sở Đào tạo về lĩnh vực Quy hoạch, Kiến trúc và 
Xây dựng: Đề nghị nghiên cứu bổ sung các kiến thức liên quan đến 
Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở trong Nguyên lý thiết kế Quy 
hoạch và Kiến trúc cũng như Tổ chức Kiến trúc cảnh quan các điểm 
dân cư trong đô thị. 
 Trên đây là toàn bộ nội dung Luận án với đề tài: “Tổ chức kiến trúc 
cảnh quan khu ở nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị 
tại Thành phố Huế”. Luận án là tài liệu khoa học có giá trị để nghiên 
cứu Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị Thành phố Huế. Đồng 
thời Luận án là tài liệu tham khảo phục vụ các hoạt động liên quan đến 
Tổ chức Kiến trúc cảnh quan khu ở đô thị các Thành phố khác trong 
hệ thống đô thị Việt Nam. Luận án còn có ý nghĩa tham khảo phục vụ 
cho công tác nghiên cứu khoa học và công tác giảng dạy trong lĩnh 
vực Quy hoạch - Kiến trúc nhà ở, khu ở trong đô thị Việt Nam. 
27 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 
1. Hoàng Thanh Thủy (2009), “Từ nhà vườn Huế hướng đến môi 
trường ở Đô thị hiện đại”, Tạp chí Kiến Trúc Việt Nam Số 08/ 2009. 
2. Hoàng Thanh Thủy, Nguyễn Thanh Hà (2009), “Một số luận điểm 
về Thiết kế Đô thị khu trung tâm Thành phố và các khu du lịch ven 
biển”, Tuyển tập Hội thảo Khoa học về Ý tưởng quy hoạch phát triển 
Thành phố Quy Nhơn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Thành 
phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định. 
3. Hoàng Thanh Thủy, Dương Trọng Bình (2013), “Bộ môn Công 
nghiệp và Kỹ thuật Kiến trúc với công tác giảng dạy trong đào tạo 
theo hệ thống tín chỉ”, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học lần VII về Đổi mới 
quản lý và nâng cao chất lượng Giáo dục Đại học, Trường Đại Học 
Kiến Trúc Thành phố Hồ Chí Minh. 
4. Hoàng Thanh Thủy (2016), “Tổ chức không gian xanh cho hẻm 
phố và nhà ở tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Kỷ yếu Hội thảo Kiến trúc 
vì một Thành phố Hồ Chí Minh có Chất lượng sống tốt - Văn minh - 
Hiện đại - Nghĩa tình, Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh và 
Hội Kiến Trúc Sư Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 
5. Hoàng Thanh Thủy (2016), “Môi trường ở đô thị hiện đại nhìn qua 
lăng kính nhà vườn Huế”, Tạp chí Xây Dựng Số 06/ 2016. 
6. Hoàng Thanh Thủy (2016), “Yếu tố thẩm mỹ kiến trúc cảnh quan 
trong khu ở đô thị”, Tạp chí Xây Dựng Số 07/ 2016. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_to_chuc_kien_truc_canh_quan_khu_o_nham_nang.pdf