Vài nét về âm nhạc cổ truyền trong đời sống cộng cư và vai trò của nghệ nhân qua nghiên cứu âm nhạc cổ truyền của người Bố Y ơr xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

 Trong đời sống cộng cư, ba tộc người Bố Y, Nùng và H’mông ở xã Quyết Tiến,

thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang có sự hòa trộn âm nhạc cổ truyền với nhau. Tuy

vậy, người Bố Y vẫn có những biện pháp riêng để gìn giữ bản sắc âm nhạc cổ truyền của

họ. Qua nghiên cứu, có thể thấy được vai trò quan trọng của người nghệ nhân trong

việc bảo tồn âm nhạc cổ truyền của tộc người và sự cần thiết phải có chính sách hỗ trợ

cho họ.

pdf 7 trang dienloan 8520
Bạn đang xem tài liệu "Vài nét về âm nhạc cổ truyền trong đời sống cộng cư và vai trò của nghệ nhân qua nghiên cứu âm nhạc cổ truyền của người Bố Y ơr xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vài nét về âm nhạc cổ truyền trong đời sống cộng cư và vai trò của nghệ nhân qua nghiên cứu âm nhạc cổ truyền của người Bố Y ơr xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

Vài nét về âm nhạc cổ truyền trong đời sống cộng cư và vai trò của nghệ nhân qua nghiên cứu âm nhạc cổ truyền của người Bố Y ơr xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
186 TRNG I HC TH  H NI 
V,I NT V2 M NH(C Cl TRUY2N 
TRONG I SNG CNG C V, VAI TRf CA NGHO NHN 
QUA NGHI]N CbU M NH(C Cl TRUY2N CA NGI B Y 
Y Xq QUY+T TI+N, HUYON QUUN B(, TmNH H, GIANG 
Trần Quốc Việt 
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 
Tóm tắt: Trong đời sống cộng cư, ba tộc người Bố Y, Nùng và H’mông ở xã Quyết Tiến, 
thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang có sự hòa trộn âm nhạc cổ truyền với nhau. Tuy 
vậy, người Bố Y vẫn có những biện pháp riêng để gìn giữ bản sắc âm nhạc cổ truyền của 
họ. Qua nghiên cứu, có thể thấy được vai trò quan trọng của người nghệ nhân trong 
việc bảo tồn âm nhạc cổ truyền của tộc người và sự cần thiết phải có chính sách hỗ trợ 
cho họ. 
Từ khóa: Bố Y, Nùng, H’mông, cộng cư, nghệ nhân, âm nhạc cổ truyền. 
Nhận bài ngày 4.9.2017; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 15.10.2017 
Liên hệ tác giả: Trần Quốc Việt; Email: tqviet@daihocthudo.edu.vn 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trong công tác bảo tồn di sản âm nhạc cổ truyền, một số nhà nghiên cứu điền dã thực 
địa coi tất cả âm nhạc được diễn xướng trong các sinh hoạt âm nhạc cổ truyền của một tộc 
người là âm nhạc của tộc người đó và nêu lên những phương thức bảo tồn chung chung, na 
ná nhau cho tất cả các trường hợp. Tuy nhiên, việc này còn có những khía cạnh cần được 
xem xét thêm. Bởi, theo thuyết giao lưu văn hóa và những gì chúng tôi được biết qua 
nghiên cứu về âm nhạc của một số tộc người, khi các tộc người sống cộng cư, ít nhiều sẽ 
có sự hòa trộn âm nhạc của họ với nhau. Vì vậy, việc phân biệt các thành tố âm nhạc của 
riêng tộc người với các thành tố âm nhạc họ vay mượn của các tộc người khác cũng chính 
là để nhận thức được đúng những yếu tố âm nhạc góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của 
mỗi tộc người. Mặt khác, thực tế cho thấy để giữ gìn di sản âm nhạc cổ truyền và thể hiện 
bản sắc trong đời sống cộng cư, ngoài các phương thức phổ biến, có những tộc người đã 
sáng tạo, tìm ra phương thức riêng để bảo tồn di sản âm nhạc của họ. Điều đó rất đáng 
TP CH KHOA HC − S
 19/2017 187 
được các nhà bảo tồn bản sắc văn hóa quan tâm. Bài báo này đi sâu tìm hiểu sự hòa trộn 
âm nhạc cổ truyền trong đời sống cộng cư của ba tộc người Bố Y, Nùng, H’mông ở xã 
Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, cách thức người Bố Y tự bảo tồn âm nhạc cổ 
truyền của họ và bàn luận về vai trò của người nghệ nhân trong vấn đề này. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Sự hòa trộn âm nhạc cổ truyền giữa ba tộc người Bố Y, Nùng, H’mông ở 
xã Quyết Tiến 
Quyết Tiến là một xã ở trên đỉnh núi cao của dãy Tây Côn Lĩnh, thuộc huyện Quản 
Bạ, tỉnh Hà Giang. Theo lời người già, trước đây, nơi này chỉ có người Cờ Lao sống thành 
những bản riêng. Về sau, một số nhóm thuộc các tộc người khác di cư đến và sống cộng cư 
tại đây. Qua khảo sát của chúng tôi, xã hiện có nhiều người thuộc các tộc khác nhau cùng 
chung sống như Nùng, H’mông, Tày, Giáy, Hoa, Kinh, Thái, Dao..., trong đó số đông là 
người Nùng, H’mông và Bố Y. Ngoài một số nhóm của các tộc người khác nhau sống liền 
kề, có thôn bản người Nùng, H’mông và Bố Y còn sống xen kẽ với nhau. 
Ngoài những khía cạnh văn hóa nói chung, âm nhạc cổ truyền nói riêng của họ hòa 
trộn vào nhau, được biểu hiện trong các sinh hoạt âm nhạc - đặc biệt trong âm nhạc lễ nghi 
tín ngưỡng. Cụ thể, khi nghiên cứu âm nhạc cổ truyền của người Bố Y nơi đây, chúng 
tôi thấy: 
− Bộ gõ đám ma của người Nùng được sử dụng trong đám ma của người Bố Y: tất cả 
các đám ma của người Bố Y đều có vài bộ gõ của người Nùng tấu nhạc hiếu. Có những 
đám sử dụng hàng chục bộ gõ của người Nùng. Tuy nhiên khi sử dụng, ngoài các yếu tố 
nguyên bản Nùng còn phải tuân theo kiêng kỵ của người Bố Y. 
Về các nhạc công, theo người già Bố Y, trước kia họ đều là người Nùng, sau này nhiều 
người Bố Y cũng học và biết chơi nên thành phần các nhạc công hiện nay bao gồm cả 
người Bố Y lẫn người Nùng. 
Về cách thức diễn tấu, các nhạc công bộ gõ đi trước đoàn viếng. Họ vừa đi vừa tấu 
nhạc dọc đường. Sau khi đoàn viếng vào viếng, các nhạc công bộ gõ chọn một chỗ bên 
ngoài nhà ngồi tấu nhạc cùng các nhạc công bộ gõ của tang gia và các đoàn đến trước. 
Về bài bản, theo các nhạc công, bài bản họ tấu trong đám ma Bố Y vẫn là các bài bản 
cổ truyền của người Nùng thường được tấu trong đám ma Nùng. 
Về kiêng kỵ khi diễn tấu, theo quy định của người Bố Y, các nhạc công bộ gõ Nùng 
không được diễn tấu ở trong nhà tang gia, không được đệm cho hát cúng và không được 
tấu khi người Bố Y đánh trống đồng. 
188 TRNG I HC TH  H NI 
− Kèn của người H’mông được thổi trong hầu hết các đám ma của người Bố Y. Có 
đám dùng 1 kèn, có đám dùng 2 kèn. 
Về các nhạc công kèn, các nghệ nhân Bố Y cho biết, lúc đầu họ là người H’mông, sau 
có một số người Bố Y biết chơi kèn cũng tham gia. Tuy nhiên, giờ không còn người Bố Y 
nào biết nữa nên các nhạc công kèn hiện nay đều là người H’mông. 
Về cách thức diễn xướng, nhạc công kèn đến nhà tang gia ngồi ở một góc hiên trước 
cửa ra vào (thường cùng chỗ với các nhạc công bộ gõ Nùng) và tấu kèn. Có lúc họ độc tấu, 
có lúc họ hòa tấu với bộ gõ Nùng. Khi hòa tấu như vậy, bộ gõ Nùng đóng vai trò như phần 
đệm cho tiếng kèn vậy. 
Về bài bản diễn xướng, theo các nhạc công kèn, họ tấu các bài cổ truyền như vẫn tấu 
trong các đám ma H’mông. 
Về kiêng kỵ, cũng như các bộ gõ Nùng, kèn H’mông không được dùng đệm cho người 
Bố Y hát cúng và phải ngừng tấu khi người Bố Y đánh trống đồng. 
− Dân ca Nùng được nhiều gia đình người Bố Y mở nghe thường xuyên trong đời 
sống thường ngày - nhất là trong những gia đình có con dâu là người Nùng. Họ nghe nhiều 
tới mức có thể hát thành thạo nhiều bài dân ca Nùng. 
Về người hát trong các đĩa hát Nùng, có thể là chính những người Nùng ở Hà Giang 
hoặc họ hát chung với người Nùng ở Trung Quốc. 
Về nguồn băng đĩa, người Trung Quốc sắp xếp thu âm, ghi hình những người Nùng đi 
chợ biên giới biết hát dân ca cổ truyền và in thành đĩa hát. 
Về cách thức băng đĩa hát Nùng đến với các gia đình Bố Y, tại các chợ phiên biên 
giới, người Trung Quốc mang bán các đĩa video hát dân ca Nùng. Người Bố Y đi chợ mua 
về để thưởng thức khi rảnh rỗi. 
Ở chiều ngược lại, âm nhạc cổ truyền Bố Y - qua các bài hát cúng và nhạc cụ đệm 
cúng, cũng xâm nhập vào đời sống tâm linh của người Nùng và H’mông. Các thầy cúng Bố 
Y cho biết, họ nhiều lần được người Nùng và H’mông ở xã Quyết Tiến và cả các xã khác 
trong vùng mời đến làm lễ giải hạn. Khi làm lễ, các thầy cúng Bố Y vẫn cúng, hát và đệm 
cúng bằng não bạt như khi cúng cho người Bố Y. Chúng tôi đã trực tiếp tham dự hai buổi 
lễ cúng giải hạn do thầy cúng Bố Y thực hiện cho hai gia đình người Nùng ở xã Quyết 
Tiến và cũng thấy như vậy. 
Xét về nguyên nhân, theo chúng tôi, có bốn nguyên nhân dẫn tới sự hòa trộn âm nhạc 
cổ truyền của ba tộc người trên: 
Thứ nhất, đời sống cộng cư dẫn đến việc hôn nhân giữa các thành viên thuộc những 
tộc người khác nhau diễn ra khá phổ biến. Do có quan hệ thông gia, họ hàng với người 
TP CH KHOA HC − S
 19/2017 189 
Nùng, nên trong các đám ma của người Bố Y, thường có nhiều đoàn người Nùng đến 
viếng. Theo phong tục Nùng, mỗi đoàn đến viếng đều mang theo một bộ gõ riêng của mình 
khiến số lượng bộ gõ Nùng trong đám ma Bố Y khá nhiều. 
Thứ hai, nhờ kinh tế phát triển, mức sống cao hơn xưa, tang gia Bố Y hiện nay có đủ 
khả năng để thuê kèn H’mông. 
Thứ ba, do ảnh hưởng của thời đại, người Bố Y muốn đám tang phải hoành tráng theo 
lối “người khác có được thì nhà mình cũng có”. Cho nên, các tang gia Bố Y đều cố gắng 
thuê kèn H’mông cho khỏi thua kém láng giềng. 
Thứ tư, cũng vì quan hệ hôn nhân, rất nhiều gia đình người Bố Y có con dâu nguồn 
gốc từ người Nùng nên họ thích nghe dân ca Nùng. Ngoài ra, như trên đã nêu, bởi người 
hát trong đĩa chính là người nhà hoặc người quen biết nên ngày càng đông người Bố Y 
mua đĩa hát dân ca Nùng về thưởng thức. 
2.2. Cách thức người Bố Y tự bảo tồn di sản âm nhạc cổ truyền của tộc mình 
Xuất phát từ ý thức giữ gìn bản sắc riêng trong cuộc sống cộng cư với các tộc người 
khác, người Bố Y đã tự đặt cho mình nguyên tắc còn được giữ gìn cho tới ngày nay liên 
quan tới văn hóa - bao gồm cả âm nhạc: “Của mình là chính, của họ1 là phụ”. 
Người Bố Y thực hiện nguyên tắc trên bằng các phương thức sau: 
Âm nhạc cổ truyền bao giờ cũng được họ trân trọng gìn giữ trong các sinh hoạt, còn 
các yếu tố âm nhạc tiếp thu của các tộc người khác thì được xem là yếu tố phụ trợ “có thì 
sang hơn, không có cũng không sao”. Chẳng hạn, lễ cúng ma nào của người Bố Y cũng 
phải có đủ các nhạc khí truyền thống là trống đồng và não bạt, còn kèn H’mông và dàn 
nhạc hiếu Nùng thì tùy vào khả năng kinh tế của tang gia mà sẽ có nhiều hay ít, và nếu 
không có cũng không ảnh hưởng gì tới tiến trình của đám ma. Như đã nêu, kèn H’mông và 
dàn nhạc hiếu Nùng không được phép dùng để đệm cho hát cúng mà chỉ được diễn tấu ở 
ngoài sân hoặc ruộng để lấy không khí cho đám ma. Thậm chí các nhạc khí này phải ngừng 
diễn tấu khi tiếng trống đồng của người Bố Y nổi lên. Vì vậy, bản sắc riêng trong lễ cúng 
ma của người Bố Y vẫn bộc lộ rõ nét mặc dầu có thể được bổ sung một số yếu tố văn hóa 
âm nhạc tiếp thu từ các tộc người khác. 
Bên cạnh việc giữ gìn bản sắc riêng trong nhạc cúng ma, người Bố Y còn rất có ý thức 
bảo tồn và phát huy dân ca cổ truyền trong đời sống hàng ngày. Điều này được thể hiện 
qua nhiều công việc cụ thể: 
1 Theo lời của ông Ngũ Khởi Phượng, “họ” ở đây tức là các tộc người khác 
190 TRNG I HC TH  H NI 
Các nghệ nhân người Bố Y đã tổ chức ghi lời các bài dân ca bằng các kí tự tiếng Việt 
để nhiều người có thể đọc và học. Họ còn bỏ ra nhiều thời gian và công sức chọn lựa 
những thanh niên có năng lực để truyền dạy. Ngoài việc ghi chép, truyền dạy, các nghệ 
nhân còn cải biến một số khía cạnh văn hóa cổ truyền cho phù hợp với thị hiếu âm nhạc 
thời đại nhưng vẫn giữ lại được bản sắc vốn có để tạo thêm hứng thú cho lớp trẻ. 
Trước hiện tượng các gia đình Bố Y nghe đĩa nhạc Nùng, các nghệ nhân Bố Y đã làm 
đĩa hát dân ca Bố Y do chính các nghệ nhân và con em người Bố Y hát. Họ không bán mà 
phân phát miễn phí cho các gia đình trong làng để người Bố Y có điều kiện nghe thường 
xuyên, đồng thời khuyên thanh niên hát dân ca Bố Y khi tham dự các ngày hội ở địa 
phương để quảng bá dân ca của mình với các tộc khác trong vùng. Một số nghệ nhân đã tự 
tập hợp và in những bài dân ca Bố Y thành sách để lưu truyền cho đời sau và quảng bá 
rộng rãi hơn dân ca Bố Y ra ngoài. 
Tuy nhiên, các nghệ nhân cũng cho biết họ gặp khá nhiều khó khăn: vì phải lăn lộn 
mưu sinh nên không có nhiều thời gian để tổ chức và truyền bá âm nhạc cổ truyền cho con 
cháu; một số người hiếm khi về thôn bản tham gia các sinh hoạt âm nhạc truyền thống do 
chuyển từ làm nông tại thôn bản sang làm thuê ở các nơi xa; có nghệ nhân chỉ còn nhớ tên 
nhưng quên mất một số làn điệu, bài bản dân ca cổ truyền. 
Bàn luận về vai trò của các nghệ nhân trong việc bảo tồn bản sắc âm nhạc của các 
tộc người sống cộng cư 
Qua việc người Bố Y chủ động bảo tồn di sản âm nhạc dân gian của họ trong đời sống 
cộng cư, có thể thấy vai trò rất quan trọng của các nghệ nhân như sau: 
Họ là những người nắm giữ di sản âm nhạc cổ truyền của tộc người. Vì vậy, nếu họ 
không muốn hoặc mất đi mà không kịp trao truyền lại cho hậu thế thì hiển nhiên, nguy cơ 
thất truyền là hiện hữu. Các nghệ nhân là những người hiểu sâu sắc nhất phong tục, tập 
quán, tính cách tộc người; đồng thời họ cũng chính là những người trực tiếp sáng tác hoặc 
kế thừa, bảo tồn di sản âm nhạc cổ truyền được đời trước trao truyền lại; nên họ và chỉ có 
họ mới có thể tìm ra phương pháp phù hợp nhất, khả thi nhất để gìn giữ âm nhạc cổ truyền. 
Nhờ uy tín cao trong cộng đồng, các nghệ nhân có khả năng tập hợp, định hướng cộng 
đồng thực hiện các biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy di sản âm nhạc của tộc người. Họ 
cũng là những người có khả năng truyền dạy, cải biến, cầm lái xu hướng đổi thay của âm 
nhạc dân gian tộc người trong đó có âm nhạc cổ truyền. Tuy vậy, do những khó khăn trong 
cuộc sống, các tri thức về âm nhạc cổ truyền của một số nghệ nhân hiện đang có nguy cơ 
bị mai một ít nhiều. 
Những điều đó cho thấy, muốn bảo tồn di sản âm nhạc cổ truyền của các tộc người, 
việc trước tiên và cần phải làm ngay là quan tâm đúng mức tới các nghệ nhân để họ yên 
TP CH KHOA HC − S
 19/2017 191 
tâm, thêm nhiệt huyết trong việc hợp tác với chính quyền lưu giữ, truyền dạy di sản âm 
nhạc mà họ đang nắm giữ cho hậu thế. 
3. KẾT LUẬN 
Từ những điều đã trình bày trên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 
− Những tộc người sống cộng cư thường có sự hòa trộn âm nhạc dân gian của họ với 
nhau. Trong các sinh hoạt âm nhạc truyền thống, có hiện tượng tộc người này sử dụng đan 
xen một số thành phần âm nhạc cổ truyền của tộc người kia cùng với âm nhạc cổ truyền 
của họ. Vì vậy, cần có sự nghiên cứu kĩ lưỡng, nghiêm túc để đánh giá đúng về đặc sắc âm 
nhạc cổ truyền của mỗi tộc người, tránh nhận thức sai lệch về bản sắc văn hóa riêng của 
các tộc người. 
− Ý thức lưu giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa, âm nhạc riêng của các tộc người khá mạnh 
mẽ. Nó là động cơ thúc đẩy họ chủ động trong việc tìm kiếm các cách thức bảo tồn di sản, 
chống lại sự hòa tan văn hóa trong đời sống cộng cư. 
− Các nghệ nhân chính là những người có khả năng sáng tạo ra những biện pháp tốt 
nhất, phù hợp nhất với mỗi tộc người và vận động cộng đồng thực hiện những biện pháp 
đó để bảo tồn âm nhạc cổ truyền. Họ là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại 
của việc bảo tồn di sản âm nhạc cổ truyền. Vì vậy, nếu chính quyền quan tâm đúng mức, 
phát huy tốt vai trò của họ thì việc bảo tồn di sản âm nhạc cổ truyền của các tộc người sẽ 
đạt hiệu quả cao. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Khởi Phượng (2005), Dân ca Pu Y, (bản viết tay), Hà Giang. 
2. Ngũ Khởi Phượng (2005), Văn hóa dân tộc Pu Y ở Việt Nam, (bản viết tay), Hà Giang. 
3. Chu Thái Sơn (1973), “Sinh hoạt văn hóa hiện nay của người Bố Y ở Hà Giang”, Thông báo 
Dân tộc học số 3/1973, Hà Nội. 
4. La Tiến Tài (1960), Khào xhâu ho, sách mo, (bản viết tay), Hà Giang. 
5. La Tiến Tài (1960), Khào xhâu đinh, sách mo, (bản viết tay), Hà Giang. 
6. Trần Quốc Việt (2015), Âm nhạc dân gian của người Bố Y ở Việt Nam và những vấn đề văn 
hóa liên quan, Nxb Thế giới, Hà Nội. 
192 TRNG I HC TH  H NI 
SOME ISSUES ON TRADITIONAL MUSIC IN THE COMMUNITY 
LIFE AND THE ROLE OF ARTISANS BY RESEARCHING ON 
TRADITIONAL MUSIC OF THE BO Y ETHNIC GROUP IN 
QUYET TIEN COMMUNE, QUAN BA DISTRICT, 
HA GIANG PROVINCE 
Abstract: In the community life, three groups of Bo Y, Nung and H’mong in Quyet Tien 
commune, Quan Ba district, Ha Giang province have a mix of traditional music. 
However, the Bo Y people has their own methods to preserve traditional music. Based on 
that, it is necessary to recognize the importance of the artisans’ role and to define 
policies to support them. 
Keywords: Bo Y, Nung, H’mong, community life, artisans, traditional music. 

File đính kèm:

  • pdfvai_net_ve_am_nhac_co_truyen_trong_doi_song_cong_cu_va_vai_t.pdf