Về hệ số tác động của tạp chí, chỉ số trích dẫn và chất lượng của một bài báo khoa học

Bài viết này phân tích những quan điểm khác nhau về bản chất và giá trị hệ số tác động

“impact factor” của một tạp chí, về chỉ số trích dẫn “citation index” và chất lượng các bài báo đăng trong

tạp chí đó. Những định nghĩa, phương pháp tính toán, cách đánh giá, xếp hạng uy tín của tạp chí và các

nhà khoa học dựa trên hệ số tác động cũng được phân tích. Bài viết này còn tập hợp những tư liệu và bài

viết gần đây nhất trong các Hội thảo quốc tế của nhiều chuyên gia hoạt động trong công tác biên tập tạp

chí, đại diện của các tổ chức và các nhà tài trợ cho các công trình nghiên cứu khoa học, các nhà xuất bản

trên thế giới. Trong bài viết này chúng tôi cũng muốn đưa ra những quan điểm về sự bất cập khi sử dụng

một cách máy móc, hoặc trong một số trường hợp có thể gần như lạm dụng hệ số tác động để đánh giá

chất lượng của một bài báo riêng rẽ, uy tín của tác giả có công trình đó như thế nào trên thế giới hiện nay

pdf 10 trang dienloan 4260
Bạn đang xem tài liệu "Về hệ số tác động của tạp chí, chỉ số trích dẫn và chất lượng của một bài báo khoa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Về hệ số tác động của tạp chí, chỉ số trích dẫn và chất lượng của một bài báo khoa học

Về hệ số tác động của tạp chí, chỉ số trích dẫn và chất lượng của một bài báo khoa học
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3): 265-274 
265 
VỀ HỆ SỐ TÁC ĐỘNG CỦA TẠP CHÍ, CHỈ SỐ TRÍCH DẪN 
 VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT BÀI BÁO KHOA HỌC 
Khuất Đăng Long 
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, khuatdanglong@iebr.ac.vn 
TÓM TẮT: Bài viết này phân tích những quan điểm khác nhau về bản chất và giá trị hệ số tác động 
“impact factor” của một tạp chí, về chỉ số trích dẫn “citation index” và chất lượng các bài báo đăng trong 
tạp chí đó. Những định nghĩa, phương pháp tính toán, cách đánh giá, xếp hạng uy tín của tạp chí và các 
nhà khoa học dựa trên hệ số tác động cũng được phân tích. Bài viết này còn tập hợp những tư liệu và bài 
viết gần đây nhất trong các Hội thảo quốc tế của nhiều chuyên gia hoạt động trong công tác biên tập tạp 
chí, đại diện của các tổ chức và các nhà tài trợ cho các công trình nghiên cứu khoa học, các nhà xuất bản 
trên thế giới. Trong bài viết này chúng tôi cũng muốn đưa ra những quan điểm về sự bất cập khi sử dụng 
một cách máy móc, hoặc trong một số trường hợp có thể gần như lạm dụng hệ số tác động để đánh giá 
chất lượng của một bài báo riêng rẽ, uy tín của tác giả có công trình đó như thế nào trên thế giới hiện nay. 
Từ khóa: Bài báo, chất lượng, chỉ số trích dẫn, hệ số tác động, tạp chí. 
MỞ ĐẦU 
Vào giữa thế kỷ XX, đã có sáng kiến đưa ra 
hệ số tác động “impact factor” [9, 10], nhưng 
chính bản thân tác giả cũng phải thừa nhận rằng, 
việc tính toán hệ số tác động cũng có những sai 
sót và rồi tác giả luôn luôn nhắc lại rằng, hệ số 
tác động của một tạp chí không phải đưa ra chỉ 
để áp dụng cho mọi lúc như hiện nay vẫn đang 
sử dụng, bởi vì, điều này có thể sẽ dẫn đến việc 
lạm dụng nó. 
Cho tới một số năm gần đây, vẫn còn sự 
thống lĩnh chưa bị bác bỏ về lĩnh vực gọi là “hệ 
đo lường cho tạp chí” của Viện Thông tin Khoa 
học ISI (Institute for Scientific Information) và 
hiện nay, là một bộ phận của Thomson Reuters. 
Họ đã phát triển khái niệm hệ số tác động và cơ 
sở dữ liệu của báo cáo trích dẫn tạp chí, đó là sử 
dụng dữ liệu trích dẫn lấy từ hơn 11.000 tạp chí 
trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật của hơn 
3.000 nhà xuất bản từ hơn 80 nước, ấn phẩm 
được ra đều hai kỳ trong một năm. 
Cơ sở dữ liệu của báo cáo trích dẫn tạp chí 
(Journal Citation Reports, JCR) hoạt động theo 
nguyên tắc đặc thù, thường xếp hạng dựa vào 
ảnh hưởng và tác động của các tạp chí theo số 
liệu trích dẫn, nghĩa là phân tích tỷ lệ số bài 
đăng trong một tạp chí nào đó được trích dẫn 
trong các bài báo ở những tạp chí khác. Những 
hệ số tác động của tạp chí (Jourrnal impact 
factors) thường xuyên được diễn giải một cách 
thận trọng, những tạp chí này được xem như 
một tiêu chuẩn theo nguyên tắc chứ không phải 
như một giá trị đo lường độc lập. 
Tuy nhiên, xét về chất lượng của một bài 
báo qua hệ số tác động, lấy thí dụ với một tạp 
chí của Hội Hoàng gia Anh, được xuất bản từ 
năm 1645, ngay cả người sáng lập ra tạp chí này 
cũng không lấy làm ngạc nhiên rằng, không có 
hệ số tác động nào có thể hoàn toàn không đổi 
theo thời gian. Mới đầu cũng như đến nay, mục 
đích của Hội Hoàng gia là công bố bài báo khoa 
học có chất lượng cao nhất có thể được và làm 
cho nó có thể đến được với nhiều người đọc 
nhất. Nhìn chung, chất lượng trong một tạp chí 
khoa học được đảm bảo bởi chính sách biên tập 
của tạp chí và bởi những người thực thi chính 
sách đó. Với ý nghĩa rộng hơn, vấn đề đào tạo 
cũng là một mục đích của tạp chí, và nhiều 
thành viên của những hiệp hội có học vấn sẽ 
quen với nguyên tắc này như một trong những 
yếu tố chính trong những bài báo chuyên ngành 
đáp ứng tôn chỉ, chức năng, qui chế mà hiệp hội 
của họ đặt ra. 
Như vậy, vấn đề được đặt ra ở đây là khi 
nào thì cộng đồng khoa học quyết định rằng 
chúng ta sẽ phải có một hệ số tác động nhất 
định (?), liệu một bài báo nào đó có được 10 
lượt trích dẫn sẽ đồng nghĩa là nó có giá trị hơn 
bài báo khác chỉ có 5 lượt trích dẫn (?). Hoặc 
liệu một bài báo được trích dẫn thường xuyên 
có giá trị hơn bài báo ít hoặc không được trích
Khuat Dang Long 
266 
dẫn (?); đã có trường hợp trớ trêu khi một bài 
báo chỉ vì đưa ra một vấn đề còn chưa ngã ngũ, 
kết quả là nó đã thúc dục việc công bố hàng loạt 
bài viết chỉ trích khác, vô tình điều này đã dẫn 
đến việc tăng bất thường hệ số tác động (qua số 
lượt trích dẫn bài báo) trên tạp chí khác, chứ 
không phải là danh tiếng của tạp chí. Như vậy, 
làm thế nào để xác định chất lượng một bài báo 
(?), một phép đo lường có thể thấy được, đó là 
một bài báo phải đứng vững được với thử thách 
của thời gian như thế nào. 
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 
Tham khảo và sử dụng cơ sở dữ liệu chủ 
yếu trong những công bố gần đây của một số tác 
giả, đáng kể như Amin & Mabe (2000) [2], 
Petford & Adams (2008) [22], Garfield (2006) 
[9, 10], các tác giả trên và nhiều tác giả khác đã 
đưa ra những quan điểm nghiên cứu về hệ số tác 
động và chỉ số trích dẫn từ cơ sở dữ liệu của 
mạng Thomson® [1, 3, 5-8, 14, 17, 18, 20, 24, 
27]. Để dễ phân biệt trong cách giải thích, trong 
phạm vi bài viết này, chúng tôi thống nhất sử 
dung thuật ngữ hệ số tác động “impact factor” 
và chỉ số trích dẫn “citation index”. 
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
Định nghĩa và giải thích bản chất của hệ số 
tác động 
Hệ số tác động là một trong ba tiêu chuẩn 
đánh giá được Viện Thông tin Khoa học quốc tế 
(ISI) đưa ra. Đại lượng này có thể đựợc sử dụng 
để đánh giá một tạp chí dựa vào số lần trích dẫn 
của những bài báo đăng trong tạp chí đó theo 
thời gian. Cũng theo số liệu của ISI, sự tích lũy 
số lần trích dẫn có xu hướng theo một đường 
cong, được gọi là đường cong trích dẫn 
(hình 1). Một bài báo sau khi được công bố sẽ 
có số lần được trích dẫn tăng nhanh và đạt cực 
đại trong 2 đến 6 năm đầu tiên, và theo thời 
gian, số lần trích dẫn giảm dần. 
Hình 1. Đường cong hệ số tác động của tạp chí theo thời gian 
(theo Amin & Mabe, 2000) 
Hệ số tác động của một tạp chí, thường thay 
đổi hàng năm, thí dụ năm 2012, được xác định 
là số lần trích dẫn toàn bộ bài báo của tạp chí 
được công bố trong 2 năm 2010-2011 chia cho 
tổng số bài báo được công bố trong 2 năm đó. 
Hệ số trích dẫn có thể được hiểu như là số 
lượng trích dẫn trung bình một năm tính cho 
mỗi bài báo sau khi được công bố trong tạp chí 
đó (bất luận nó có được trích dẫn hay không). 
Như vậy, nếu mỗi bài báo sau khi công bố trong 
tạp chí được trích dẫn một lần trong thời gian 2 
năm, khi đó hệ số tác động của tạp chí đó bằng 
1,0. Dựa vào cách tính này, Garfield (2006) [11] 
đã đưa ra cách tính nhằm cung cấp một số tiêu 
chuẩn để quyết định những tạp chí nào được và 
tạp chí nào không thể đưa vào “Chỉ số trích dẫn 
khoa học” (the Science Citation Index). 
Ngoài hệ số tác động cao nhất trong 2 năm 
sau khi bài báo được công bố, ISI còn đưa ra chỉ 
số trích dẫn ngay trong năm đầu tiên 
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3): 265-274 
267 
(immediacy) và chỉ số trích dẫn của một nửa 
toàn bộ số lượng trích dẫn bài báo có được tính 
từ sau năm thứ ba trở đi (hình 2), đây là tiêu 
chuẩn để theo dõi thời gian dài bao nhiêu của 
bài báo trong một tạp chí sau khi nó được công 
bố mà vẫn được tiếp tục trích dẫn. 
Hình 2. Sự thay đổi của hệ số tác động của tạp chí theo thời gian và theo loại tạp chí 
(theo Amin & Mabe, 2000) 
Trong số ba tiêu chuẩn đánh giá trên của ISI, 
nhìn chung, sẽ hiểu sai nếu chỉ thuần túy dựa vào 
một chỉ tiêu, thí dụ chỉ dựa vào hệ số tác động 
của tạp chí. Theo Amin & Mabe (2000)[2], giá 
trị của hệ số tác động bị ảnh hưởng bởi các yếu 
tố xã hội và tính toán thống kê. Những yếu tố xã 
hội bao gồm lĩnh vực khoa học liên quan của tạp 
chí, loại tạp chí (thư tín, bài toàn văn, bài viết 
tổng quan), số lượng trung bình đồng tác giả 
trong một bài báo. Yếu tố tính toán thống kê bao 
gồm số lượng trích dẫn có được ngay trong năm
đầu tiên và hai năm tiếp theo. 
Hệ số tác động theo lĩnh vực khoa học 
 Hình 3 biểu diễn giá trị của hệ số tác động 
trung bình và chỉ rõ sự thay đổi đáng kể của 12 
ngành (lĩnh vực) khoa học năm 1998 [2]. Ở đây, 
có thể thấy được hệ số tác động trung bình giảm 
dần từ ngành khoa học cơ bản về sự sống đến 
ngành toán học và máy tính. Trong số 12 ngành 
khoa học, ba ngành khoa học có hệ số tác động 
gần như nhau là các khoa học về trái đất, khoa 
học môi trường và sinh học (hình 3). 
Hình 3. Giá trị trung bình hệ số tác động của tạp chí theo các ngành khoa học 
(theo Amin & Mabe, 2000) 
Khuat Dang Long 
268 
Về bài báo và loại tạp chí 
 Trong cùng một ngành khoa học có nhiều 
tạp chí khác nhau, và vì vậy, trong cùng một 
lĩnh vực khoa học đó sẽ có thay đổi đáng kể dựa 
theo loại tạp chí hoặc loại bài viết (hình 2). 
Theo số liệu thống kê, những tạp chí xuất bản 
nhanh hoặc dưới dạng bài báo ngắn (tạm dịch là 
tạp chí “thư tín” (“letters” journal) thường có 
chỉ số trích dẫn ngay cao hơn so với chỉ số trích 
dẫn từ sau năm thứ 3 trở đi. Nếu biểu diễn dưới 
dạng đường cong, đỉnh của đường cong này đạt 
được ngay trong hai năm đầu sau khi bài báo 
được công bố, kết quả là phần lớn số lần trích 
dẫn có xu hướng rơi vào 2 năm đầu của khung 
hệ số tác động. Ngược lại, những tạp chí đăng 
bài báo dài sẽ có đỉnh cao số lượng trích dẫn 
trong 3 năm đầu sau khi được công bố, và vì 
vậy, thấp hơn so với loại tạp chí đăng nhanh ở 
trên, nhưng sau khi đạt đỉnh cao, số lượng trích 
dẫn giảm dần với tốc độ chậm hơn, kết quả là, 
số lượng trích dẫn từ sau khi giảm lại cao hơn 
so với loại tạp chí “thư tín”. Như vậy, thậm chí, 
nếu so sánh trong 3 năm đầu sau khi xuất bản, 
tạp chí đăng bài báo dài có hệ số tác động thấp 
hơn loại tạp chí “thư tín”, nhưng nếu xét cả quá 
trình, giá trị về hệ số tác động của tạp chí này sẽ 
không hẳn như vậy. 
Trong trường hợp với loại tạp chí tổng quan, 
nếu so sánh với tiêu chuẩn khác, chỉ số trích dẫn 
ngay (trong 2 năm đầu) còn thấp, số lượng trích 
dẫn tăng chậm và mất nhiều năm hơn để đạt cao 
nhất sau khi xuất bản, một nửa số lượng trích 
dẫn trong toàn bộ tổng số được trích dẫn của bài 
báo kéo dài và cũng giảm dần trong thời gian 
dài. Kết quả, nếu xét cả quá trình với tổng số 
trích dẫn, giá trị trung bình hệ số tác động 
chung của loại tạp chí này lại cao hơn (hình 2). 
 Một thí dụ khá rõ về tính chủ quan trong 
việc xét đoán có mối liên hệ chặt giữa hệ số tác 
động của một tạp chí và chất lượng bài báo hoặc 
uy tín của tác giả. Dựa vào dữ liệu về hệ số tác 
động năm 2008 của một số tạp chí lớn được chỉ 
mục trong SCI cũng có thể thấy sự khác nhau 
khá rõ. Cụ thể, có 3 tạp chí ra hàng tháng về 
lĩnh vực miễn dịch học nhưng lại có hệ số tác 
động khác nhau rất lớn, trong số đó, tạp chí 
Immunology Review, ISSN 0105-2896: 11,761; 
tạp chí Immunology, ISSN 0019-2805: 3,432 và 
tạp chí Cell Immunology, ISSN 0008-8749: 
1,893. Ở đây có thể thấy được rằng, tạp chí có 
bài viết tổng quan về một lĩnh vực nào đó (tạp 
chí Immunology Review) được trích dẫn nhiều 
hơn chứ không phải bài viết đó có chất lượng 
cao hơn bài viết chuyên sâu trong cùng lĩnh vực 
đó (tạp chí Cell Immunology). Khách quan mà 
nói, tác giả những bài viết tổng quan trong tạp 
chí Immunology Review đều là những nhà khoa 
học có uy tín cao, có hiểu biết rộng, những bài 
viết tổng quan thường đưa ra những dự báo và 
có định hướng cho cả một lĩnh vực khoa học. 
Tuy nhiên, nếu chính những tác giả này viết bài 
đăng trong hai tạp chí còn lại là Immunology và 
Cell Immunology chẳng lẽ lại có thể được đánh 
giá thấp hơn (?). 
Vấn đề số lượng bài báo nhiều hay ít được 
xuất bản trong một tạp chí cũng có ảnh hưởng 
đến hệ số tác động. Theo Amin & Mabe (2000) 
[2], khi so sánh hệ số tác động của các tạp chí, 
một điều quan trọng cần được tính đến là số 
lượng bài báo trong mỗi tạp chí. Các tác giả này 
cho rằng, tạp chí có dưới 35 bài báo công bố 
trong một năm, hệ số tác động từ năm trước đến 
năm sau có sai số tới hơn 40% ; những tạp chí 
có số lượng 150 bài công bố trong một năm, sự 
thay đổi của hệ số tác động là 15%. Mức sai 
số trên không mâu thuẫn với những tạp chí có 
số lượng bài báo ít hơn nữa. 
Hệ số tác động và sự thay đổi từ năm trước 
đến năm sau có thể được xem như kết quả của 
một thí dụ mang tính chất thiên lệch. Dựa vào 
kết quả tính toán hệ số tác động của 4.000 tạp 
chí sau khi đã nhóm theo cùng số lượng bài và 
lĩnh vực nghiên cứu giống nhau, hai tác giả trên 
đã đưa ra thí dụ hệ số tác động của một tạp chí 
với 140 bài được đăng, sai số có ý nghĩa sẽ ở 
mức 20%. Như vậy, một tạp chí có hệ số tác 
động 1,50 sẽ không có sai khác đáng kể so với 
một tạp chí khác với số bài tương tự trong cùng 
lĩnh vực có hệ số tác động 1,24. Điều này cho 
thấy, nhiều khi không nên chỉ quá dựa vào một 
thay đổi hoặc khác nhau nhỏ của hệ số tác động 
giữa các tạp chí để đánh giá bài báo riêng rẽ 
hoặc một tạp chí nói chung. 
Chỉ số chất lượng 
Hệ số tác động gần như là một chỉ số chất 
lượng thường được các tác giả sử dụng để quyết 
định xem tạp chí nào họ chọn gửi đăng công 
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3): 265-274 
269 
trình của mình; một số tổ chức dựa vào đó để 
đánh giá chất lượng công trình nghiên cứu của 
cá nhân hoặc ứng viên xin tài trợ; hoặc các nhà 
tài trợ cho nghiên cứu khi quyết định về chất 
lượng kết quả nghiên cứu của nhà khoa học 
hoặc tập thể khoa học; một số thư viện cũng dựa 
vào đó để quyết định mua hoặc hủy hợp đồng 
mua một tạp chí. 
Nếu như vậy, ở đây có vẻ như sẽ không còn 
điều gì còn nghi ngờ nữa. Nhưng thực tế không 
hoàn toàn như vậy, bởi vì, nếu là một tác giả, đơn 
giản khi đăng công trình của mình trong một tạp 
chí có hệ số tác động cao không có nghĩa là công 
trình đó nghiễm nhiên sẽ có hệ số tác động lớn 
đối với độc giả. Không có bằng chứng để đảm 
bảo rằng, một bài báo của tác giả nào đó sẽ có 
được nhiều trích dẫn nếu đăng ở tạp chí có hệ số 
tác động cao, mà bởi vì, chỉ đơn giản tác giả vẫn 
cho rằng đăng bài ở tạp chí có hệ số tác động cao 
tốt hơn ở trong tạp chí có hệ số tác động thấp. 
Nhưng vẫn có một điều may mắn là, còn khá 
nhiều tác giả có uy tín không xem hệ số tác động 
như vị thần hộ mệnh và công bố bài báo của 
mình trong một tạp chí chỉ bởi vì tạp chí đó có 
lịch sử xuất bản chắc chắn về lĩnh vực mà họ 
nghiên cứu; và còn bởi vì, trong tạp chí đó, 
những bài báo có thể đến được với độc giả thích 
hợp; hoặc bởi vì bài báo đáp ứng được yêu cầu 
khắt khe mà quá trình phản biện do tạp chí đó 
thực hiện. Kết quả những bài báo chất lượng đó 
vẫn có được chỉ số trích dẫn cao. 
Trong thế giới với cổng thông tin mở hiện 
nay, một độc giả nào đó thử truy cập công trình 
hoặc kết quả nghiên cứu của bạn, và trên cơ sở 
cân nhắc thận trọng để đi đến một kết luận vì sự 
thích hợp và độc đáo của công trình đó. Tuy 
nhiên, trên thực tế sự đánh giá như vậy thường 
lại được dựa trên danh tiếng và hệ số tác động 
của tạp chí đăng công trình đó. Những nhà tài 
trợ cũng đang làm như vậy. Thế là hệ số tác 
động nghiễm nhiên được coi như là một hệ qui 
chiếu để tìm k ... ng thứ hai
(15 so với 7) và dòng thứ năm (21 so với 12). 
 Hoặc ngay trong việc tính toán thống kê và 
đánh giá chỉ số trích dẫn của bài báo cũng gặp 
phải khó khăn nếu chỉ dựa vào hệ số trích dẫn 
của tạp chí, thí dụ, ngay cả trong trường hợp hai 
bài báo trong hai tạp chí A và tạp chí B ở trên 
có số lượng trích dẫn bằng nhau, nhưng rất khó 
để xác định rõ sự khác nhau khi một bài của tạp 
chí A có 50 trích dẫn trong các tạp chí khác có 
hệ số tác động cao, trong khi đó, một bài báo 
khác ở tạp chí B có 50 lần trích dẫn nhưng lại 
trong các tạp chí có hệ số tác động thấp (?). 
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3): 265-274 
271 
Khi viết bài này, tác giả hiểu rằng việc đánh 
giá và chấp nhận các tạp chí để được ISI chỉ 
mục trong SCI (Scientific Citation Index®) và 
SCIE (Scientific Citation Insex ExpandedTM) về 
cơ bản như nhau, chỉ có sự khác nhau duy nhất 
về môi trường lưu giữ số liệu. SCI chỉ lưu giữ ở 
định dạng CD/DVD, còn SCIE lưu giữ ở định 
dạng online. Ngoài ra, tất cả tạp chí được chỉ 
mục ở SCI có thể tìm thấy trong cơ sở dữ liệu 
SCIE, nhưng không phải tất cả tạp chí được chỉ 
mục trong SCIE có trong cơ sở dữ liệu SCI. 
Có một thực tế vẫn còn gặp trong nhiều 
trường hợp, đó là một số tổ chức tài trợ và cá 
nhân các nhà khoa học ít quan tâm đến hệ số tác 
động của tạp chí để đánh giá và xếp hạng bài 
báo khoa học và vẫn cho rằng bài báo đăng 
trong tạp chí được chỉ mục trong SCI hiển nhiên 
có giá trị cao hơn so với bài báo đăng trong tạp 
chí được chỉ mục trong SCIE. Đây cũng có thể 
là sự chủ quan không nên có, bởi vì, có khá 
nhiều tạp chí được chỉ mục trong SCIE có hệ số 
tác động cao hơn tạp chí được chỉ mục trong 
SCI. Thí dụ, theo cơ sở dữ liệu năm 2008, tạp 
chí Journal of Natural History, ISSN 0022-2933 
(được chỉ mục trong SCI) có hệ số tác động là 
0,627, trong khi đó, một số tạp chí khác như 
Zoosytema, ISSN 1280-9551 và ZOOTAXA, 
ISSN 1175-5326 (được chỉ mục trong SCIE) có 
hệ số tác động cao hơn, tương ứng là 0,638 và 
0,740. Đó là chưa nói đến việc hệ số tác động 
của mỗi tạp chí lại luôn thay đổi theo thời gian. 
Một trường hợp khó khăn nữa có thể vẫn 
xảy ra cho dù có thể dựa vào hệ số tác động của 
tạp chí để đánh giá chất lượng của bài báo rồi 
qui chiếu trong việc đánh giá uy tín các nhà 
khoa học, đó là vị trí của tác giả và đồng tác giả 
trong bài báo đó. Thí dụ, sẽ không công bằng 
nếu cứ chắc chắn cho rằng, đồng tác giả một bài 
báo với rất nhiều tác giả đứng tên trong tạp chí 
có hệ số tác động cao lại có uy tín cao hơn 
những tác giả độc lập hoặc tác giả chịu trách 
nhiệm chính (corresponding author) của một 
công trình đăng trong tạp chí có hệ số tác động 
thấp hơn. 
Giải pháp lựa chọn 
Hiện nay, đã có một phương pháp theo tiêu 
chuẩn công nghiệp mới để tính số lượng truy 
cập nội dung của một tạp chí (Counter 2.0) đã 
được sử dụng từ năm 2006. Theo như đã nói ở 
trên, nếu mục đích là giáo dục, khi đó chúng ta 
có thể không cần phải nói rằng số lần một bài 
báo được truy cập làm chỉ số hợp lệ tốt hơn việc 
lấy thước đo là chỉ số trích dẫn (?). Ở đây, sẽ 
không cần thiết phải tính tương quan giữa số lần 
truy cập và chỉ số trích dẫn. Lý do ở chỗ, như 
trên đã nói, nếu lấy tương quan sẽ xảy ra tình 
trạng một số bài báo dung lượng quá lớn mà 
theo cổng trực tuyến rất khó tải xuống, điều này 
dẫn đến chỉ số được trích dẫn không cao. 
Một hiện tượng tương đối phổ biến trong 
xuất bản hiện nay là vì lý do bản quyền, độc giả 
không được phép truy cập những kết quả nghiên 
cứu bởi chính sách của các nhà tài trợ. Nếu điều 
này xảy ra, liệu khi đó sẽ có tình trạng tăng số 
lần truy cập nhiều hơn số trích dẫn hay không 
(?). Một bài báo có giá trị giáo dục cho cả cộng 
đồng cần phải đạt mục đích giáo dục nhiều hơn 
một bài báo đóng vai trò phục vụ nhu cầu của 
một cộng đồng nhỏ các nhà khoa học. 
Những nhà nghiên cứu ở Los Alamos cũng 
như ở một số nơi khác [4] vẫn đang tìm kiếm hệ 
thống những lựa chọn, hệ thống sẽ tính toán 
việc sử dụng cũng như trích dẫn. Tuy nhiên, hãy 
còn sớm để khẳng định rằng, đối với những lĩnh 
vực đề tài có số lượng lớn người quan tâm, hệ 
số tác động và hệ số sử dụng có tương quan 
với nhau. 
Hiện nay, trong một số lĩnh vực khoa học 
còn sử dụng hai chỉ số khác để đánh giá, đó là 
chỉ số h “h-index” và chỉ số g “g-index”. Thí 
dụ, trong lĩnh vực khoa học như vật lý, với mục 
đích định lượng hiệu xuất được gọi là tầm ảnh 
hưởng của một nhà khoa học, chỉ số h đã được 
đề xuất như là một công cụ để xác định uy tín 
tương đối của các nhà vật lý lý thuyết. Chỉ số 
này dựa trên hầu hết số bài báo được trích dẫn 
và số lần trích dẫn những bài báo này. Chỉ số 
tương tự này có thể được áp dụng cho một 
nhóm các nhà khoa học, thí dụ cho một phòng 
nghiên cứu, một trường đại học hoặc một quốc 
gia. Chỉ số h đưa việc nhấn mạnh vào việc một 
lượng lớn trích dẫn cho một số ít bài báo và 
xem như bằng một số lượng lớn bài báo. 
Chỉ số “g” cũng tương tự như trên và được 
hiểu như sau: một loạt bài báo nào đó được xếp 
theo thứ tự giảm dần theo số lượng trích dẫn của 
Khuat Dang Long 
272 
chúng, chỉ số g là số lượng có trích dẫn nhiều 
nhất. 
Có lẽ tác động của một bài báo riêng rẽ tốt 
nhất được đánh giá qua số lần trích dẫn, và tất 
nhiên, cho dù không phải theo tỉ lệ 1:1 giữa số 
lần trích dẫn của một bài báo hoặc với chất 
lượng bài báo hoặc hệ số tác động của tạp chí có 
trích dẫn, vì ở đây, còn có một số bài báo vẫn 
tiếp tục có số trích dẫn kéo dài theo thời gian, 
trong khi những bài báo khác chỉ được trích dẫn 
nhiều nhưng trong một thời gian ngắn. Kết quả 
cuối cùng, những bài báo được trích dẫn trong 
thời gian dài sẽ có số lần trích dẫn nhiều hơn. 
Cuối cùng, chất lượng và tầm quan trọng 
của một bài báo là ý kiến đánh giá của người 
phản biện. Ở đây, cần phải tính đến nhiều yếu tố 
bao gồm tham vọng nghiên cứu khám phá, giá 
trị mới của phương pháp luận, tiến bộ khoa học 
trong lĩnh vực nghiên cứu, kết quả trực tiếp của 
nghiên cứu được công bố ở đâu, có hay không 
sự đóng góp của mỗi tác giả trong bài báo đó 
v.v 
Ngay cả những tạp chí có hệ số tác động cao 
cũng không ủng hộ việc sử dụng hệ số tác động 
để đánh giá một cá nhân. Năm 2005, ban biên 
tập của tạp chí Nature (Nature 435: 1003-1004) 
[19] đã chỉ ra rằng, có tới 89% hệ số tác động 
của năm 2005 chỉ được tính từ 25% số bài báo 
được đăng ở Nature vào năm đó. Trong số đó, 
bài có số lần trích dẫn cao nhất đến 1000 lần, 
còn bài có số trích dẫn ít nhất dưới 20 lần. 
Với cách giải thích và những quan điểm 
trình bày ở trên, ở đây, có thể thấy được rằng, sẽ 
không công bằng nếu một bài báo đăng ở một 
tạp chí quốc tế được trích dẫn tới 100 lần hoặc 
50 lần lại phải so sánh thấp hơn nhiều bài báo 
khác chỉ đơn giản vì bài đó được đăng trong tạp 
chí Nature nhưng chỉ có được trích dẫn trong 
các tạp chí khác dưới 20 lần như đã nói ở trên. 
Cũng chính vì vậy, hiện nay nhiều tạp chí 
không xuất bản truyền thống với ấn phẩm chỉ ở 
dạng bản cứng duy nhất, mà còn xuất bản dưới 
dạng được truy cập mở “open access”. 
Những vấn đề được bàn luận ở trên cho thấy 
rằng, hệ số tác động (dựa theo chỉ số trích dẫn) 
không cho chúng ta biết nhiều khi đa số vẫn cho 
rằng hệ số tác động của tạp chí là giá trị tuyệt 
đối của bài báo đăng trong tạp chí đó. Thực ra, 
về mặt học thuật, có lẽ điều quan trọng để các 
nhà quản lý hoặc những nhà tài trợ nghiên cứu 
trên thế giới vẫn chỉ đơn thuần và duy nhất dựa 
nhiều vào hệ số tác động của tạp chí để đánh giá 
hoặc so sánh chất lượng và tiềm lực khoa học 
của một quốc gia, một cơ sở nghiên cứu hay cá 
nhân những nhà khoa học. 
KẾT LUẬN 
Hệ số tác động của một tạp chí chỉ là một 
trong những cách tính để mô tả tác động mà 
những tạp chí có thể có được trong các tài liệu 
nghiên cứu. Giá trị của hệ số tác động chịu ảnh 
hưởng bởi lĩnh vực khoa học, loại tạp chí, số 
lượng bài đăng của một tạp chí và cách tính 
toán được sử dụng. 
Cách tính toán thống kê hệ số tác động thay 
đổi từ năm này qua năm khác chỉ ra việc cần hết 
sức thận trọng để hiểu được rõ một tạp chí có 
chất lượng giảm đi hay tăng lên theo sự thay đổi 
của hệ số tác động. Việc chỉ sử dụng giá trị 
tuyệt đối của hệ số tác động sẽ vượt khỏi phạm 
vi của các tạp chí khác trong cùng lĩnh vực và 
sẽ không khách quan và công bằng, có khi còn 
vô nghĩa, bởi vì, một tạp chí có thể được xếp 
vào nhóm trên trong một lĩnh vực lại chỉ tương 
đương với tạp chí khác ở nhóm dưới. Còn nếu 
mở rộng việc sử dụng hệ số tác động của một 
tạp chí để áp dung máy móc cho tác giả hoặc 
nhóm tác giả có bài trong tạp chí đó lại càng 
không chắc chắn. Có những sai số có thể cao tới 
mức làm cho bất cứ một giá trị nào trở nên vô 
nghĩa. 
Đơn vị để đo đếm số lượng trích dẫn đã làm 
phong phú thêm cơ cở dữ liệu trích dẫn của ISI, 
điều này có thể giúp cho việc hiểu được một 
cách thấu đáo rất có lợi trong nghiên cứu học 
thuật và truyền bá thông tin. Hệ số tác động, 
như một đo lường qua trích dẫn còn có lợi để 
xác định những tạp chí có ảnh hưởng trong số 
tài liệu bắt buộc phải có trong một bài báo. Hơn 
nữa, những chỉ số này không phải là một đại 
lượng đo lường trực tiếp về giá trị của một bài 
báo, vì vậy, mới được khuyến cáo cần cân nhắc 
thận trọng khi sử dụng. 
Cuối cùng, điều quan trọng trong bài viết 
này không phải là thông điệp cho những tổ chức 
và các nhà tài trợ dừng việc khuyến khích các 
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3): 265-274 
273 
nhà nghiên cứu cho đăng các công trình của họ 
ở những tạp chí có hệ số tác động cao. Hệ số tác 
động của tạp chí để theo dõi sự thay đổi mức độ 
ảnh hưởng của tạp chí theo thời gian qua số 
lượng trích dẫn các bài báo đăng trong đó. Vì 
vậy, khách quan mà nói, hệ số tác động cao của 
tạp chí không luôn đồng nghĩa với giá trị của 
một bài báo riêng rẽ được đăng trong tạp chí đó. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Al Benna S., Clover J., 2007. The role of the 
journal impact factor: choosing the optimal 
source of peer-reviewed plastic surgery 
information. Plastic & Reconstructive 
Surgery, 119(2): 755-756. 
2. Amin M., Mabe M., 2000. Impact factors: 
use and abuse. Elsevier: Perspectives in 
Publishing, 1: 1-6. 
3. Andersen J., Belmont J., Cho C. T., 2006. 
Journal impact factor in the era of 
expanding literature. [Review] [14 refs]. 
Journal of Microbiology, Immunology & 
Infection, 39(6): 436-443. 
4. Bollen J., van de Sompel H., 2008. Usage 
impact factor: The effects of sample 
characteristics on usage-based impact 
metrics. Journal of the American Society for 
Information Science and Technology, 59: 
136-139. 
5. Brink A. J., 2004. Impact factor: use and 
abuse. Cardiovascular Journal of Southern 
Africa, 15(1): 5-7. 
6. Broome M. E., 2005. Ratings and rankings: 
judging the evaluation of quality.[see 
comment]. Nursing Outlook, 53(5): 215-216. 
7. Eysenbach G., 2006. Citation advantage of 
open access articles. Plos Biology, 4(5): 157. 
8. Freshwater D., 2006. Impact factors and 
relevance of research outputs: one step 
forward, two back?. Journal of Psychiatric 
& Mental Health Nursing, 13(5): 473-474. 
9. Garfield E., 1955. Citation indexes to 
science: a new dimension in documentation 
through association of ideas. Science, 122: 
108-111. 
10. Garfield E., 1958. A Unified Index to
Science. Proceedings of the International 
Conference on Scientific Information. 
Washington, D. C.: National Academy of 
Sciences - National Research Council, 1959, 
1: 461-474. 
11. Garfield E., 2006. The history and meaning 
of the journal impact factor. JAMA, 295(1): 
90-93. 
12. Garfield E., 2011. Full Text downloads and 
citations: Some reflections. Keynote Lecture 
at the seminar on Scientific Measurement 
and Mapping, Santa Fe, NM. From: 
afe2011.pdf. 
13. Jeang K. T., 2007. Impact factor, H index, 
peer comparisons, and Retrovirology: is it 
time to individualize citation metrics?. 
Retrovirology, 4: 42. 
14. Kam P. C., 2005. Impact factor: overrated 
or misused? -editorial-. Anaesthesia and 
Intensive Care, 33(5): 565-566. 
15. Kelly C. D., Jennions M. D., 2007. H-index: 
age and sex make it unreliable. [comment]. 
Nature, 449(7161): 403. 
16. Ketcham C. M., 2007. Predicting impact 
factor one year in advance. Laboratory 
Investigation, 87(6): 520-526. 
17. Lenhard M. S., 2007. Limitations of the 
impact factor. European Journal of 
Obstetrics Gynecology and Reproductive 
Biology, 134(2): 270-271. 
18. McVeigh M. E., 2004. Beyond impact 
factors: understanding the data in the journal 
citation reports. Physiologist, 47(6): 458-460. 
19. Nature, 2005. Impact factors are overrated, 
435(7045): 1003-1004. 
20. Nayak B. K., 2006. The enigma of impact 
factor. Indian Journal of Ophthalmology, 
54(4): 225-226. 
21. Nieminen P., Carpenter J., Rucker G., 
Schumacher M., 2006. The relationship 
between quality of research and citation 
frequency. BMC Medical Research 
Methodology, 6: 42. 
22. Ronco C., 2006. Scientific journals: who 
Khuat Dang Long 
274 
impacts the impact factor?. International 
Journal of Artificial Organs, 29(7): 645-648. 
23. Roussakis A. G., 2007. What does impact 
factor depend upon?. Journal of B.U.ON., 
12(3): 415-418. 
24. Scully C., Lodge H., 2005. Impact factors 
and their significance; overrated or 
misused?. British Dental Journal, 198(7): 
391-393. 
25. Smith E. R., 2006. The journal impact 
factor. Canadian Journal of Cardiology, 
22(9): 787-788. 
26. Smith E. R., 2004. Journal impact factor: 
What does it mean?. Canadian Journal of 
Cardiology, 20(9): 922-923. 
27. Smith E. R., 2004. Journal impact factor: 
What does it mean?. Canadian Journal of
Cardiology, 20(9): 922-923. 
28. Https://wiki.oulu.fi/display/tor/1.3.1.7.01+J
ournal+Citation+Reports. 
29. Https://wiki.oulu.fi/display/tor/1.3.1.7.13+C
itation+metrics. 
30. Https://wiki.oulu.fi/display/tor/1.3.1.1+Eval
uating+articles. 
31. Https://wiki.oulu.fi/display/tor/1.3.1.2+Eval
uating+journals. 
32. 
nder.fcgi?artid=2212341. 
33. 
nder.fcgi?artid=2206035. 
34.  
35. 
/.../journal_impact_factors.pdf. 
NOTES ON THE IMPACT FACTOR OF JOURNAL, CITATION INDEX 
AND QUALITY OF A PUBLISHED SCIENTIFIC PAPER 
Khuat Dang Long 
Institute of Ecology & Biological Resources, VAST 
SUMMARY 
This paper presented an overview of the journal impact factors, citation index and discussed about the 
limitations of using the journal impact factor for the evaluation of the quality of papers and the researchers 
who wrote those papers without considering the real contribution of co-authors in multi-author research 
papers published in a journal. The paper also showed an analysis of viewpoints of different authors about the 
use and abuse of impact factors based on data of the ISI® Journal Citation Reports (JCR®) in recent years. 
Keywords: Citation index, impact factor, journal, quality of paper. 
Ngày nhận bài: 12-2-2012 

File đính kèm:

  • pdfve_he_so_tac_dong_cua_tap_chi_chi_so_trich_dan_va_chat_luong.pdf