Xây dựng quy trình phản biện báo trực tuyến cho tạp chí khoa học công nghệ hàng hải

Hiện nay, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam là một trong số ít các trường đi đầu trong công

tác triển khai phần mềm Turnitin để kiểm tra sự trùng lặp (sao chép) các công trình khoa học - công

nghệ (bài báo, luận văn thạc sỹ, tiến sĩ và các đề tài NCKH các cấp) nhằm nâng cao chất lượng

trong các công trình khoa học - công nghệ của Trường.

Viện Nghiên cứu & Phát triển (NC&PT) và các thành viên của Viện có trách nhiệm phản biện

khoa học nghiêm túc, có chất lượng và khách quan các bài báo trước khi bản thảo được đăng trên

Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải. Kiểm tra sự trùng lặp và phản biện là hai khâu quan trọng

trong quá trình thẩm định một cách khách quan các tiêu chí của một công trình nghiên cứu khoa học

trong biên tập bài báo khoa học công nghệ hiện nay. Để làm rõ hơn vị trí của các quá trình kiểm tra

sự trùng lặp và phản biện bài báo, chúng ta cùng xem xét quy trình biên tập một công trình khoa học

đăng trên Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải hiện nay [2].

Bước 1. Tác giả bài báo gửi bản thảo (dạng bản cứng và file mềm đến Phòng Khoa học -

Công nghệ ((KH-CN)).

Bước 2. Phòng KH-CN lược bỏ tên tác giả bài báo, gửi bản thảo tới Ban quản lý phần mềm

Turnitin (gọi tắt là Ban Turnitin) để kiểm tra sao chép thông qua email. Sau khi kiểm tra sự trùng lặp,

Ban Turnitin gửi kết quả kiểm tra sự trùng lặp về Phòng KH-CN. Phòng KH-CN lựa chọn các bản

thảo có sự trùng lặp nhỏ hơn mức quy định của Nhà trường (30%) để tiến hành các bước phản biện

tiếp theo tại Viện NC&PT.

Bước 3. Phòng KH-CN gửi Viện NC&PT bản thảo qua đường email (đã được giấu tên tác giả

của bài báo) để Viện NC&PT tiến hành phản biện kín. Phòng KH-CN đề xuất danh sách một số nhà

khoa học để Viện NC&PT tham khảo, phân công phản biện cho từng bài báo cụ thể.

Bước 4. Viện NC&PT phân tích, lựa chọn các nhà khoa học (có trình độ từ tiến sỹ) trở lên, có

chuyên môn hẹp (chuyên sâu) cũng như chuyên môn rộng (liên ngành) liên quan đến nội dung của

công trình khoa học để phân công phản biện (02 phản biện/01 bài báo) thông qua email.

Bước 5. Phản biện gửi ý kiến phản hồi cho Viện NC&PT để tổng hợp, báo cáo kết quả phản

biện về Phòng KH-CN. Ban biên tập (Ban biên tập, thông qua Phòng KH-CN) gửi cho tác giả bài báo

ý kiến phản biện cùng thông báo về việc đồng ý cho đăng bài, đồng ý đăng nhưng phải chỉnh sửa

hoặc không đồng ý cho đăng bài thông qua email.

Bước 6. Căn cứ vào ý kiến phản biện và thông báo từ Phòng KH-CN, các tác giả giải trình,

sửa bài và gửi phản hồi bản thảo đã chỉnh sửa qua email cho Ban biên tập.

Bước 7. Ban biên tập gửi giải trình, bổ sung, chỉnh sửa bản thảo đến các phản biện qua email.

pdf 5 trang dienloan 7840
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng quy trình phản biện báo trực tuyến cho tạp chí khoa học công nghệ hàng hải", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng quy trình phản biện báo trực tuyến cho tạp chí khoa học công nghệ hàng hải

Xây dựng quy trình phản biện báo trực tuyến cho tạp chí khoa học công nghệ hàng hải
CHÚC MỪNG NĂM MỚI 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 49 - 01/2017 104 
THÔNG TIN KHOA HỌC 
XÂY DỰNG QUY TRÌNH PHẢN BIỆN BÁO TRỰC TUYẾN CHO TẠP CHÍ 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 
CONSTRUCTING AN ONLINE SUBMISSION AND PEER-REVIEW SYSTEM 
FOR THE JOURNAL OF MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 
PHẠM XUÂN DƯƠNG, ĐỖ ĐỨC LƯU, TRẦN LONG GIANG, VŨ HUY THẮNG 
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam 
Tóm tắt 
Bài báo phân tích, đánh giá quy trình kiểm tra sao chép và phản biện các bài báo khoa học 
đăng trên Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải hiện nay. Các tác giả đề xuất mô hình 
phản biện các bài báo trực tuyến, thí điểm áp dụng cho tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng 
hải số 48, các kết luận và kiến nghị. 
Từ khóa: Phản biện bài báo, kiểm tra chống sao chép, phản biện trực tuyến. 
Abstract 
This paper analyses and evaluates the recent process of plagiarism detection and paper 
review being utilized for Journal of Marine Science and Technology (JMST). An online peer-
review model is proposed for JMST in which issue number 48 of this journal is applied as an 
illustrating example. Finally, the conclusions and recommendations are discussed. 
Keywords: Review of articles, anti-plagiarism checking, online review. 
1. Đặt vấn đề 
Hiện nay, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam là một trong số ít các trường đi đầu trong công 
tác triển khai phần mềm Turnitin để kiểm tra sự trùng lặp (sao chép) các công trình khoa học - công 
nghệ (bài báo, luận văn thạc sỹ, tiến sĩ và các đề tài NCKH các cấp) nhằm nâng cao chất lượng 
trong các công trình khoa học - công nghệ của Trường. 
Viện Nghiên cứu & Phát triển (NC&PT) và các thành viên của Viện có trách nhiệm phản biện 
khoa học nghiêm túc, có chất lượng và khách quan các bài báo trước khi bản thảo được đăng trên 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải. Kiểm tra sự trùng lặp và phản biện là hai khâu quan trọng 
trong quá trình thẩm định một cách khách quan các tiêu chí của một công trình nghiên cứu khoa học 
trong biên tập bài báo khoa học công nghệ hiện nay. Để làm rõ hơn vị trí của các quá trình kiểm tra 
sự trùng lặp và phản biện bài báo, chúng ta cùng xem xét quy trình biên tập một công trình khoa học 
đăng trên Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải hiện nay [2]. 
Bước 1. Tác giả bài báo gửi bản thảo (dạng bản cứng và file mềm đến Phòng Khoa học - 
Công nghệ ((KH-CN)). 
Bước 2. Phòng KH-CN lược bỏ tên tác giả bài báo, gửi bản thảo tới Ban quản lý phần mềm 
Turnitin (gọi tắt là Ban Turnitin) để kiểm tra sao chép thông qua email. Sau khi kiểm tra sự trùng lặp, 
Ban Turnitin gửi kết quả kiểm tra sự trùng lặp về Phòng KH-CN. Phòng KH-CN lựa chọn các bản 
thảo có sự trùng lặp nhỏ hơn mức quy định của Nhà trường (30%) để tiến hành các bước phản biện 
tiếp theo tại Viện NC&PT. 
Bước 3. Phòng KH-CN gửi Viện NC&PT bản thảo qua đường email (đã được giấu tên tác giả 
của bài báo) để Viện NC&PT tiến hành phản biện kín. Phòng KH-CN đề xuất danh sách một số nhà 
khoa học để Viện NC&PT tham khảo, phân công phản biện cho từng bài báo cụ thể. 
Bước 4. Viện NC&PT phân tích, lựa chọn các nhà khoa học (có trình độ từ tiến sỹ) trở lên, có 
chuyên môn hẹp (chuyên sâu) cũng như chuyên môn rộng (liên ngành) liên quan đến nội dung của 
công trình khoa học để phân công phản biện (02 phản biện/01 bài báo) thông qua email. 
Bước 5. Phản biện gửi ý kiến phản hồi cho Viện NC&PT để tổng hợp, báo cáo kết quả phản 
biện về Phòng KH-CN. Ban biên tập (Ban biên tập, thông qua Phòng KH-CN) gửi cho tác giả bài báo 
ý kiến phản biện cùng thông báo về việc đồng ý cho đăng bài, đồng ý đăng nhưng phải chỉnh sửa 
hoặc không đồng ý cho đăng bài thông qua email. 
Bước 6. Căn cứ vào ý kiến phản biện và thông báo từ Phòng KH-CN, các tác giả giải trình, 
sửa bài và gửi phản hồi bản thảo đã chỉnh sửa qua email cho Ban biên tập. 
Bước 7. Ban biên tập gửi giải trình, bổ sung, chỉnh sửa bản thảo đến các phản biện qua email. 
CHÚC MỪNG NĂM MỚI 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 49 - 01/2017 105 
Bước 8. Các phản biện đọc giải trình, bổ sung, chỉnh sửa của tác giả và đưa ra ý kiến cuối 
cùng gửi qua email đến Ban biên tập. 
Bước 9. Căn cứ vào ý kiến phản biện lần cuối, Ban biên tập ra quyết định cho đăng bài hay 
không cho đăng bài. 
Quy trình hiện tại khá thủ công và mất nhiều thời gian, dễ dẫn đến nhầm lẫn, nhiều khi không giữ được 
nguyên tắc của phản biện kín. Thực trạng khó khăn và hạn chế hiện nay có thể được thể hiện như sau: 
(a) Số lượng các bản thảo gửi về Phòng KH-CN thường xuyên không nhiều và rất chậm. Từ 
đó việc kiểm tra sự trùng lặp của các bản thảo và phản biện sau đó sẽ chậm. 
(b) Viện NC&PT xem xét phân công các nhà khoa học phản biện các bài báo trên cơ sở đề 
xuất danh sách của Phòng KH-CN. Thực tế trong danh sách đề xuất có thể lựa chọn đủ 02 phản 
biện, có thể chỉ 01 phản biện, thậm chí không lựa chọn được người có chuyên môn phù hợp. Viện 
NC&PT đề nghị người phản biện mới có thể trùng với chính tác giả của bài báo (vì bản thảo gửi tới 
Viện không có thông tin về tác giả của bài báo đó). 
(c) Sau khi các phản biện đã hoàn tất kết quả lần đầu và gửi về Viện NC&PT để tổng hợp và 
chuyển tới Phòng KH-CN (có danh sách các nhà khoa học phản biện). Từ bước 6 trở đi, Phòng KH-
CN là nơi duy nhất biết được người phản biện và tác giả của bài báo. Trong quá trình thao tác, đã 
xảy ra sai sót để người phản biện biết được tên tác giả bài báo, và nhiều trường hợp đã để tác giả 
bài báo chính thức biết được tên người phản biện, thậm chí trong trường hợp bản thảo của bài báo 
bị phản biện từ chối không cho đăng. Nhiều trường hợp tác giả bài báo đã gọi điện trực tiếp đến 
phản biện để tranh luận, vi phạm đến nguyên tắc phản biện kín và làm cho mối quan hệ của các nhà 
khoa học trong trường không thật thoải mái. 
Trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất mô hình phản biện các bài báo trực tuyến, thí điểm áp dụng 
cho một số bài báo (số 48), từ đó đưa ra các kết luận cũng như kiến nghị. 
2. Đề xuất quy trình phản biện trực tuyến 
Để tiện cho việc quản lý và giám sát các bước trong quy trình đăng báo, các tác giả đề xuất 
Ban biên tập, Ban quản lý phần mềm Turnitin và Viện NC&PT sẽ sử dụng 1 tài khoản Turnitin duy 
nhất để cho các tác giả nộp bài, kiểm tra sao chép tự động, phản biện trực tiếp, kết luận đồng ý hay 
không đồng ý đăng bài báo ngay trên phần mềm. 
Quy trình đề xuất bao gồm 3 bước sau: 
Bước 1. Các tác giả bài báo tự nộp bài trên phần mềm Turnitin bằng tài khoản cá nhân được 
cấp hoặc tự tạo bằng cách vào trang www.turnitin.com và sau đó đăng ký vào lớp với ID và Pass 
được cấp. Các tác giả tự kiểm tra tính trùng lặp bài báo và nộp lại nhiều lần cho đến hạn do ban 
biên tập đặt ra, bản nộp cuối cùng sẽ là bản chính thức để đánh giá tỷ lệ sao chép bài báo của tác 
giả gửi đăng. 
Bước 2. Căn cứ kết quả kiểm tra sao chép trực tuyến, Viện NC&PT đề xuất phản biện, mỗi 
bài báo sẽ có 02 nhà khoa học phản biện. Các phản biện sẽ được cung cấp mật khẩu để truy cập 
bản thảo và nhận xét, đánh giá bài báo trực tuyến. 
Bước 3. Căn cứ vào kết quả nhận xét và chấm điểm của các phản biện. Các tác giả tự cập 
nhật thông tin trực tuyến và đưa ra ý kiến phản hồi, chỉnh sửa hoặc bổ sung. Căn cứ vào thông tin 
đã cập nhật, chỉnh sửa bổ sung theo ý kiến phản biện của tác giả online, Viện NC&PT tập hợp kết 
quả cuối cùng đồng ý đăng bài hay không đồng ý cho bài để chuyển về Ban biên tập. 
Theo quy định hiện hành, nếu chỉ có một trong hai phản biện không đồng ý cho đăng, khi đó 
Viện NC&PT bảo lưu kết quả phản biện không đồng ý và mời nhà khoa học thứ ba có cùng chuyên 
ngành chấm phản biện độc lập (không tham khảo với các ý kiến phản biện trước đó).Từ kết quả 
nhận xét của nhà phản biện thứ 3, Viện NC&PT sẽ tổng hợp, dề xuất ý kiến đồng ý hay không đồng 
ý đăng tới Ban biên tập. 
Trong trường hợp chất lượng bài báo không đảm bảo với minh chứng rõ ràng, đầy đủ (ví dụ 
như sao chép công trình khoa học của người khác trước đó đã được công bố) Viện NC&PT đề nghị 
không đăng bài báo đó, mặc dù có một phản biện đồng ý cho đăng mà không cần đến phản biện 3. 
3. Thí điểm áp dụng quy trình phản biện trực tuyến 
Việc thí điểm mô hình phản biện trực tuyến được áp dụng thí điểm cho số 48 của Tạp chí 
Khoa học Công nghệ Hàng hải. 
Bước 1. Tác giả dùng tài khoản của mình, ID và mật khẩu được cấp để nộp bài báo bằng 
cách truy cập theo đường link  sau đó tự xem tỷ lệ tương đồng bài báo 
CHÚC MỪNG NĂM MỚI 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 49 - 01/2017 106 
của mình. Nếu tỷ lệ tương đồng dưới 30% là đạt yêu cầu. Còn trên 30% tác giả tự chỉnh sửa và nộp 
lại sau. 
Hình 1. Tác giả tự nộp bài và xem kết quả kiểm tra sao chép bài báo của mình trực tuyến 
Bước 2. Dựa vào kết quả kiểm tra sao chép trực tuyến, mỗi bài báo sẽ có 02 phản do Viện 
NC&PT chỉ định, phản biện sẽ được cung cấp ID và mật khẩu để truy cập nhận xét, đánh giá và thời 
gian phản biện bài báo trực tuyến theo các tiêu chí được quy định như hình 2: 
Hình 2. Các tiêu chí đánh giá của bài báo đăng trên tạp chí Khoa học Công Nghệ Hàng hải 
Các phản biện chọn lớp và bài báo được chỉ đinh sau đó chọn “Viết bình duyệt” đề viết ý kiến phản 
biện trực tuyến theo các tiêu chí đề ra (hình 3). Ý kiến phản biện 1 và phản biện 2 được đăng trực tiếp 
trên phần mềm online để người phụ trách phản biện của Viện NC&PT theo dõi (hình 4, hình 5). 
Hình 3. Phản biện chọn mục “Viết bình duyệt” đề viết ý kiến phản biện 
CHÚC MỪNG NĂM MỚI 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 49 - 01/2017 107 
Hình 4. Ý kiến trực tuyến phản biện 1 
Người phản biện 2 viết bình duyệt bài báo của tác giả được chỉ định tương tự người phản biện 1. 
Bước 3. Căn cứ vào kết quả nhận xét của các phản biện 1 và 2. Khi đến hạn cho đăng ý kiến 
của các phản biện, các tác giả tự cập nhật thông tin trực tuyến và đưa ra ý kiến phản hồi, chỉnh sửa 
hoặc bổ sung (hình 5). 
Hình 5. Ý kiến trả lời phản biện trực tuyến tác giả 
Ngoài ra khi sử dụng cách phản biện trực tuyến, các phản biện còn có thể đưa ý kiến nhận 
xét, đánh giá chi tiết trực tiếp trên bài viết tác giả, những ý kiến này của phản biện hoàn toàn mở để 
tác giả, Khi có thắc mắc hoặc khiếu kiện về việc phản biện Ban biên tập có thể kiểm tra và xem chi 
tiết được bất kỳ nơi nào và thời gian nào chỉ cần có máy tính và kết nối mạng (hình 6). 
Hình 6. Ý kiến, nhận xét, đánh giá trực tiếp trên bài viết tác giả bằng phần mềm Turnitin của người 
phản biện 
4. Kết luận và kiến nghị 
Qua nghiên cứu này có thể rút ra một số kết luận và kiến nghị như sau: 
- Việc phản biện bài báo trực tuyến sẽ làm cho quy trình đăng báo trở nên nhanh chóng, chính 
xác, minh bạch, thuận tiện cho tất cả các bên: tác giả, người phản biện, Viện NC&PT và Ban biên 
tập vì tất cả có thể làm được mọi lúc, mọi nơi chỉ cần máy tính và kết nối mạng, mọi thông tin được 
cập nhật tự động và kết quả thể hiện trực tiếp trên phần mềm, các tác giả, người kiểm tra sao chép, 
người phản biện, Ban biên tập không cần gửi email gửi qua gửi lại tiết kiệm thời gian và đảm bảo 
tính chính xác; 
Bấm 
vào đây 
để xem 
ý kiến 
phản 
biện 
CHÚC MỪNG NĂM MỚI 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 49 - 01/2017 108 
- Các tác giả, người phản biện cần được tập huấn làm quen với phương pháp phản biện 
online trước khi đưa mô hình vào sử dụng chính thức; 
- Viện NC&PT, Ban Biên tập có thể kiểm soát tránh những trường hợp tranh luận trực tuyến 
vượt quá giới hạn, khuôn khổ tranh luận khoa học. Đưa ra các quyết định nhanh chóng, chính xác 
để tránh các tranh luận kéo dài và không cần thiết. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1].  
[2]. https://www.elsevier.com/editors/evise. 
[3]. “Quy trình đăng bài trên tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải”, 2016, Phòng Khoa học - Công 
nghệ, Trường Đại học Hàng hải Việt nam. 

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_quy_trinh_phan_bien_bao_truc_tuyen_cho_tap_chi_khoa.pdf