Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam

kết cấu chương trình (3 tín chỉ)

 

Tín chỉ I

 

•Chương mở đầu: đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn đường lối cách mạng của Đảng CSVN

 

•Chương I: Sự ra đời của Đảng CSVN và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

 

•Chương II: Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930-1945).

 

Tín chỉ II

 

•Chương III: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975).

 

•Chương IV: Đường lối công nghiệp hoá.

 

Tín chỉ III

 

•Chương V: Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

 

•Chương VI: Đường lối xây dựng hệ thống chính trị.

 

•Chương VII: Đường lối xây dựng, phát triển nền văn hoá và giải quyết các vấn đề xã hội.

 

•Chương VIII: Đường lối đối ngoại.

ppt 333 trang Bích Ngọc 03/01/2024 4820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam
ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 
 	 Ng ư ời biên soạn 
	GVC, Ths: Hoàng Thị Hằng 
Tài liệu học tập 	 
	 - B ộ giáo dục đào tạo, Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2009 
	- Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006 
	- Các Văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam 
t ài liệu tham khảo 
Đại học quốc gia Hà Nội, một số chuyên đề đường lối cách mạng của Đảng CSVN,NXB lý luận Chính trị, 2009. 
Hướng dẫn giảng dạy môn đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt nam, 
kết cấu chương trình (3 tín chỉ) 
Tín chỉ I 
Chương mở đầu: đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn đường lối cách mạng của Đảng CSVN 
Chương I: Sự ra đời của Đảng CSVN và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. 
Chương II: Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930-1945). 
Tín chỉ II 
Chương III: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975). 
Chương IV: Đường lối công nghiệp hoá. 
Tín chỉ III 
Chương V: Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. 
Chương VI: Đường lối xây dựng hệ thống chính trị. 
Chương VII: Đường lối xây dựng, phát triển nền văn hoá và giải quyết các vấn đề xã hội. 
Chương VIII: Đường lối đối ngoại. 
Chương mở đầu 
	đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn đường lối cách mạng của Đảng CSVN 
I. Đối tượng nghiên cứu 
1. Khái niệm đường lối. 
Đường lối cách mạng của Đảng là hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt Nam. Đường lối cách mạng của Đảng được thể hiện qua cương lĩnh, nghị quyết, chỉ thị ...của Đảng 
 2. Đối tượng nghiên cứu môn học 
 - Đối tượng của môn học là sự ra đời của Đảng và hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng trong tiến trình cách mạng Việt Nam - từ cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa 
2. Nhiệm vụ nghiên cứu 
2.1. Làm rõ sự ra đời tất yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam - chủ thể hoạch định đường lối cách mạng Việt Nam. 
2.2. Làm rõ quá trình hình thành, phát triển và kết quả thực hiện đường lối cách mạng của Đảng trong đó đặc biệt chú trọng thời kỳ đổi mới 
3. Phương pháp nghiên cứu 
a. Cơ sở phương pháp luận 
	- Dựa trên thế giới quan, phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin. - Các quan điểm có ý nghĩa phương pháp luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 
	 - Các quan điểm của Đảng. 
b. Phương pháp nghiên cứu: 
	- Phương pháp lịch sử và lôgíc. 
	- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh ... 
4. Ý nghĩa của việc học tập môn học 
Trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về sự ra đời của Đảng, về đường lối của Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng XHCN, đặc biệt là đường lối trong thời kỳ đổi mới. 
Bồi dưỡng cho sinh viên niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, định hướng phấn đấu theo mục tiêu, lý tưởng và đường lối của Đảng; nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trước những nhiệm vụ trọng đại của đất nước. 
. Giúp sinh viên vận dụng kiến thức chuyên ngành chủ động, tích cực giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội theo đường lối, chính sách của Đảng. 
Chương I: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng 
I . Hoàn cảnh lịch sử ra đời Đảng CSVN. 
II. Hội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng 
I. Hoàn cảnh lịch sử ra đời của Đảng CSVN 
1. Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. 
a. Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó. 
b. Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin. 
c. Tác động của cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản. 
a. Sự chuyển biến của xã hội tư bản và hậu quả của nó. 
Từ cuối thế kỷ XIX, CNTB chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (ĐQCN). 
Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt. 
Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các dân tộc thuộc địa. 
b. Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin. 
Chủ nghĩa Mác ra đời vào giữa thể kỷ XIX, khi phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh, đòi hỏi phải có lý luận khoa học dẫn đường. Về sau Lênin phát triển và trở thành chủ nghĩa Mác – Lênin. 
Nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về CMVS 
Sự ra đời của Đảng CS là yêu cầu khách quan đáp ứng cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống áp bức bóc lột. 
Nhiệm vụ chủ yếu của Đảng CS là: tổ chức, lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân để thực hiện mục đích giành chính quyền và xây dựng xã hội mới. 
Đảng phải đại biểu cho quyền lợi của giai cấp công nhân, của toàn thế nhân dân lao động. 
Chủ nghĩa Mác – Lênin đã ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào cộng sản và cuộc đâu tranh của nhân dân các dân tộc thuộc địa. 
NAQ đã vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện VN , sáng lập ra Đảng CSVN. 
c. Tác động của CM Tháng Mười Nga và Quốc tế cộng sản 
Ý nghĩa của CM Tháng Mười Nga: 
	- Lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin từ lý luận trở thành hiện thực. 
	- Mở đầu một thời đại mới: thời đại chống chủ nghĩa đế quốc, giải phóng dân tộc. 
 	- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động các nước và các dân tộc bị áp bức. 
	- Là động lực thúc đẩy sự ra đời của nhiều Đảng CS trên thế giới.... 
Ảnh hưởng của CM Nga đối với các dân tộc thuộc địa 
	- CM Tháng Mười nêu tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức 
	- Thức tỉnh nhân dân châu Á đấu tranh GPDT. 
	NAQ: “CM Nga dạy chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin” 
Tháng 3/1919, sự ra đời của Quốc tế Cộng sản có ý nghĩa to lớn : 
Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. 
Tại ĐH II QTCS (1920), sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin được công bố: chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa, mở ra con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức trên lập trường CMVS. 
NAQ: “ An Nam muốn cách mệnh thành công, thì tất phải nhờ Đệ tam quốc tế ” 
2. Hoàn cảnh trong nước 
Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân pháp. 
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. 
Phong trào yêu nươc theo khuynh hướng vô sản 
a. Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân pháp. 
* Chính sách cai trị của thực dân Pháp 
Về chính trị: tước bỏ mọi quyền lực của chính quyền PK Việt Nam, kấu kết với phong kiến VN để áp bức bóc lột nhân dân ta; thực hiện chính sách chia để trị.. 
Về kinh tế: Đẩy mạnh chính sách khai thác thuộc địa...nền kinh tế VN bị kìm hãm trong vòng lạc hậu và lệ thuộc vào tư bản Pháp. 
Về văn hoá: Thực hiện nền văn hoá, giáo dục thực dân với chính sách “ngu dân”.... 
Tình hình giai cấp và mâu thuẩn cơ bản trong xã hội Việt nam 
- Giai cấp địa chủ VN có sự phân hoá: 
	+ Một bộ phận cấu kết với thực dân Pháp tăng cường áp bức bóc lột nông dân. 
	+ Một bộ phận có lòng yêu nước. 
Giai cấp nông dân: 
	+ Là lực lượng đông đảo nhất. 
	+ bị thực dân, PK áp bức bóc lột nặng nề. 
	+ có tinh thần đấu tranh chống ĐQ, PK. 
Giai cấp Công nhân VN 
Ra đời trước giai cấp tư sản VN, từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, sống tập trung ở các thành phố, vùng mỏ. 
Có quan hệ mật thiết với nông dân 
Bị đế quốc, PK áp bức, bóc lột nặng nề. 
Sau khi ra đời đã sớm tiếp thu lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, nhanh chóng trở thành một lực lượng chính trị tự giác, thống nhất trong cả nước. 
Có đủ điều kiện để thực hiện sứ mệnh lãnh đạo cách mạng VN 
Giai cấp tư sản VN (TS công nghiêp, TS thương nghiệp, một bộ phận TS kiêm địa chủ) 
Ngay sau khi ra đời dã bị tư sản Pháp và Hoa kiều chèn ép. 
Thế lực kinh tế và địa vị chính trị nhỏ bé và yếu ớt. 
Không đủ điều kiện để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta thành công 
Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam (học sinh, trí thức, viên chức và những người làm nghề tự do) 
Đời sống bấp bênh và dễ bị phá sản. 
Có lòng yêu nước căm thù đế quốc, thực dân. 
Chịu ảnh hưởng tư tưởng tiến bộ từ bên ngoại vào. 
* Là lực lượng có tinh thần cách mạng cao, nhạy cảm với thời cuộc, đóng vai trò quan trọng trong phong trào đấu tranh cách mạng. 
Sự thay đổi trong tính chất và mâu thuẫn của XH Việt Nam 
Tính chất của xã hội Việt nam là xã hội thuộc địa, nửa phong kiến. 
Mâu thuẫn cơ bản của XH Việt Nam: 
	- Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân VN với thức dân Pháp. 
	- Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ PK. 
	(Trong đó mâu thuẫn giữa toàn thế nhân dân VN với TD Pháp là mâu thuẫn vừa cơ bản vừa chủ yếu) 
Yêu cầu cơ bản của lịch sử cách mạng VN 
Một là, đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập tự do cho nhân dân. 
Hai là, xoá bỏ chế độ phong kiến, đem lại quyền dân chủ và ruộng đất cho nông dân. 
 Trong đó, chống đế quốc giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu 
b. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng PK và TS từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. 
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến: 
	+ Phong trào Cần Vương (1885-1896) 
	+ Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913). 
Nguyên nhân thất bại của PT yêu nước theo khuynh hướng pk: 
	+ Hệ tư tưởng pk đã lỗi thời. 
	+ Giai cấp pk Việt Nam không còn vai trò lịch sử 
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản 
- Xu hướng bạo động: Phan Bội Châu 
- Xu hướng cải cách: Phan Châu trinh. 
- Phong trào Đông kinh nghĩa thục (1907) 
Phong trào “tẩy chay Khách trú” (1919) 
Phong trào chống độc quyền xuất nhập khẩu ở cảng Sài Gòn (1923)... 
Các tổ chức đảng phái theo khuynh hướng TS ra đời 
Đảng lập hiến (1923) 
Đảng thanh niên (3/1926) 
Đảng Thanh niên cao vọng (1926) 
Việt Nam nghĩa đoàn ( thành lập năm 1925 đến năm 1928 đổi thành Tân Việt cách mạng Đảng) 
Việt Nam quốc dân Đảng (1927) 
Nhân xét 
Các cuộc đấu tranh diễn ra sôi nổi hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc trên các lập trường giai cấp khác nhau, phương thức và biên pháp khác nhau nhưng cuối cùng đều thất bại. 
Các tổ chức chính trị theo lập trường quốc gia TS ra đời đã thể hiện được vai trò của mình trong cuộc đấu tranh giành ĐLDT và dân chủ nhưng hạn chế về giai cấp, về đường lối chính trị, hệ thống tổ chức thiếu chặt chẽ, nên chưa tập hợp được lực lượng rộng rãi (đặc biệt là công nhân và nông dân) 
Ý nghĩa của pt yêu nước theo khuynh hướng TS 
Là sự tiếp nối trền thống yêu nước kiên cường bất khuất của dân tộc. 
Là cơ sở xã hội thuận lợi cho việc tiếp nhân chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HCM.( một trong 3 nhân tố dẫn đến sự ra đời của Đảng CSVN). 
Sự thất bại của phong trào đặt ra yêu cầu của lịch sử là phải tìm một con đường cứu nước mới, một giai cấp đủ tư cách đại biểu cho quyền lợi của dân tộc, đủ uy tín và năng lực để lãnh đạo cách mạng thành công. 
c. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng CM vô sản 
 NAQ tìm đường cứu nước (1911-1920): Tàu La-tút-sơ Tơ-rê-vin. Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc đi sang phương Tây tìm đường cứu nước. 
cuộc hành trình tìm đường cứu nước của NAQ 
+ Tìm hiểu các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới: CM Mỹ, CM Pháp, CM Nga ( chỉ có cách mạng Nga là cách mạng triệt để nhất) 
+ 7/1920: Đọc sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thộc địa (LêNin)và tìm thấy con đường GPDT: “Muốn cứu nước GPDT không có con đường nào khác con đường CMVS” 
+ 12/1920: Bỏ phiếu tán thành gia nhập QTCS và tham gia sáng lập ĐCS Pháp (Bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động CM của NAQ) 
NAQ tại Đại hội Tua - Pháp (12/1920) 
 NAQ chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập Đảng CSVN. 
Tuyền bá lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin vào VN... 
6/1925: thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, XB báo “thanh niên”. 
1925-1927: Hội VNCMTN mở các lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ CMVN. 
1928: Hội VNCMTN thực hiện PT “Vô sản hoá”. 
1927: Bộ tuyên truyền của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức xuất bản tác phẩm “Đường cách mệnh” 
Nội dung tác phẩm “Đường cách mệnh” 
Tính chất và nhiệm vụ CMVN: là cách mạng GPDT mở đường tiến lên CNXH. 
Lực lượng CM: CM là việc chung của dân chúng, phải đoàn kết toàn dân, trong đó “công nông là gốc cách mệnh...” 
CM muốn thắng lợi thì phải có một Đảng lãnh đạo... 
ĐK quốc tế: “cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới...” 
Phương pháp CM: phải giác ngộ, tổ chức quần chúng 
	 ĐCM có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn đối với CMVN 
Sự phát triển của PT yêu nước theo khuynh hướng CMVS 
Từ đầu thế kỷ XX phong trào công nhân diễn ra từ rất sớm... 
Từ 1919-1925: PTCN có bước phát triển so với trước chiến tranh thế giới thứ nhất... 
Từ 1926-1929: PT có sự chuyển biến mạnh mẽ: 
+ Số lượng các cuộc đấu tranh diễn ra nhiều hơn (40 cuộc đấu tranh). 
+ Mang tính chất chính trị rõ rệt. 
+ Có sự liên kết giữa các nhà máy, các ngành, các địa phương. 
+ Có sức lôi cuốn pt dân tộc theo khuynh hướng CMVS (đặc biệt là pt nông dân). 
Sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam 
Tháng 3/1929, chi bộ cộng sản đầu tiên thành lập ở Bắc kỳ (Trần Văn Cung: BT). 
Ngày 17/6/1929: Đông Dương Cộng sản Đảng. 
Mùa thu 1929: An Nam Cộng sản Đảng. 
Tháng 9/1929: Đông Dương Cộng sản liên đoàn. 
(Các tổ chức CS mặc dù thống nhất về tư tưởng: giương cao ngọn cờ chống ĐQ,PK nhưng hoạt động phân tán, chia rẽ. 
 Phải thống nhất về tổ chức. 
II. Hội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng 
1. Hội nghị thành lập Đảng. 
Ngày 27/10/1929, QTCS gửi những người Cộng sản Đông Dương tài liệu về việc thành lập một Đảng Cộng sản ở ĐD: yêu cầu khắc phục sự chia rẽ; chỉ rõ phương thức để tiến tới thành lập Đảng là phải bắt đầu từ việc xây dựng các chi bộ trong các nhà máy, xí nghiệp; chỉ rõ mối quan hệ giữa Đảng CSĐD với PTCS quốc tế. 
NAQ từ Xiêm đến Trung Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng (Tại Hương cảng, TQ từ ngày 6/1 đến ngày 7/2/ 1930). 
Thành phần tham dự Hội nghị: 1 đại biểu QTCS, 2 đại biểu Đông Dương CS Đảng, 2 đại biểu An Nam CS Đảng. 
Hội nghị thành lập Đảng CSVN (2/1930) 
Nội dung Hội nghị (thảo luận 5 điểm lớn) : 
Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ,hợp tác để thống nhất các nhóm CS ở Đông Dương. 
Định tên Đảng là Đảng CSVN. 
Thảo Chính cương và điều lệ sơ lược của Đảng, gồm: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và điều lệ vắn tắt của ĐCSVN. 
Định kế hoạch thực hiện việc thống nhất trong nước. 
Cử một Ban TW lâm thời (gồm 9 người). 
	(Ngày 24/2/1930), Đông Dương Cộng Sản Liên đoàn gia nhập Đảng CSVN) 
2. Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng(xác định những vấn đề cơ bản của CMVN) 
Phương hướng chiến lược của CMVN: TSDQCM và thổ địa cách mạng để tiến tới xã hội cộng sản. 
Nhiệm vụ CMTSDQ: về chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội. 
Lực lượng CM: 
- Thu phục đại bộ phận thợ thuyền,dân cày. 
- Liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Vi ...  PT để tranh thủ vốn, kỹ thuật, công nghệ, mở rộng thị trường, kinh nghiệm tổ chức quản lý SXKD. 
Quan niệm về sức mạnh, vị thế quốc gia thay đổi: chủ yếu dựa vào sức mạnhquân sự bằng các tiêu chí tổng hợp, trong đó sức mạnh KT được đặt ở vị trí quan trọng hàng đầu. 
Xu thế toàn cầu hoá và tác động của nó 
K/N: Toàn cầu hoá (dưới góc độ Kt): 
- Toàn cầu hoá là quá trình LLSX và quan hệ KT quốc tế phát triển vượt qua các rào cản về biên giới quốc gia và khu vực, lan toả ra phạm vi toàn cầu, trong đó hàng hoá, vốn, tiền tệ, thông tin, lao độngvận động thông thoáng. 
- Sự phân công lao động mang tính quốc tế; quan hệ KT giữa các quốc gia, khu vực đan xen nhau, hình thành mạng lưới quan hệ đa chiều. 
Tác động tích cực của toàn cầu hoá 
Thị trường mở rộng, trao đổi hàng hoá tăng mạnh, thúc đẩy phát triển SX. 
Nguồn vốn, KHCN, kinh nghiệm quản lý cùng các hình thức đầu tư, hợp tác khác mang lại lợi ích cho các bên tham gia hợp tác. 
Toàn cầu hoá làm tăng tính tuỳ thuộc lẫn nhau, nâng cao sự hiểu biết giữa các quốc gia. Thuận lợi cho việc xây dựng môi trường hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước. 
Tác động tiêu cực của toàn cầu hoá: 
t ạo nên sự bất bình đẳng trong QHQT và làm gia tăng sự phân cực giữa nước giàu và nước nghèo. 
Quan điểm của Đảng ta về TCH (tại ĐH IX): 
TCH kinh tế là xu hướng khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia. 
Xu thế này đang bị bột số nước phát triển và các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh. 
Tóm lại: Các nước muốn tránh khỏi nguy cơ biệt lập, tụt hậu thì phải tích cực, chủ động tham gia vào quá trình TCH đồng thời phải có bản lĩnh, cân nhắc thận trọng các yếu tố bất lợi để vượt qua. 
Tình hình khu vực châu Á – Thái bình Dương 
Trong khu vực tuy vẫn tồn tại những bất ổn (vấn đề hạt nhân, tranh chấp biển đông) nhưng vẫn được đánh giá là khu vực ổn định. 
Có tiềm lực lớn và năng động về phát triển KT. 
Xu thế hoà bình và hợp tác trong khu vực phát triển mạnh 
Yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam 
Giải toả sự đối đàu, thù địch, phá thế bao vây cấm vận tiến tới bình thường hoá và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, tạo môi trường quốc tế thuận lợi để tập trung xây dựng phát triển KT. 
Để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nước ta với các quốc gia khác, ngoài việc phát huy tối đa các nguồn lực trong nước, cần phải tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, trong đó việc mở rộng và tăng cường hợp tác Kt với các nước và tham gia vào cơ chế hợp tác đa phương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. 
b,Các giai đoạn hình thành, phát triển đường lối 
Giai đoạn 1986-1996: xác lập đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá QHQT. 
Đại hội VI (12/1986): 
Nhận định: “Xu thế mở rộng phân công hợp tác giữa các nước, kể cả các nước có chế độ KT – XH khác nhau là điều kiện rất quan trọng đối với công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta”. 
Chủ trương phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới. 
Đề ra yêu cầu mở rộng quan hệ hợp tác KT với các nước ngoài hệ thống XHCN, với các nước công nghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi. 
Tháng 5/1988 BCT ra nghị quyết số 13 về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới: 
Khẳng định mục tiêu chiến lược và lợi ích cao nhất của Đảng và nhân dân ta là củng cố và giữ vững môi trường hoà bình để tập trung sức xây dựng và phát triển KT. 
Chủ trương kiên quyết chủ động chuyển cuộc đấu tranh từ trạng thái đối đầu sang đấu tranh và hợp tác trong cùng tồn tại hoà bình. 
Lợi dụng sự phát triển của KH – KT và xu thế toàn cầu hoá để tranh thủ vị trí có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế. 
Kiên quyết mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, ra sức đa dạng hoá quan hệ đối ngoại 
Ý nghĩa nghị quyết 13 của BCT : 
Đánh dấu sự đổi mới tư duy về QHQT và chuyển hướng toàn bộ chiến lược đối ngoại của Đảng. 
Đặt nền móng hình thành đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng, đa dạng hoá, đa phương hoá QHQT. 
Kết quả thực hiện 
Tháng 12/1987, Luật đầu tư nước ngoài tại VN được ban hành. 
Từ năm 1989, Đảng chủ trương xoá bỏ độc quyền trong SX và kinh doanh xuất nhập khẩu (Bước đổi mới đầu tiên trên lĩnh vực KT đối ngoại của VN) 
Đại hội lần thứ VII (6/1991) 
Chủ trương hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước , không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình. 
Phương châm ĐN: “VN muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. 
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH đã xác định quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới là một trong những đặc trựng cơ bản của CNXH mà nhân dân ta xây dựng. 
Đổi mới chính sách ĐN với các đối tác cụ thể: 
- Với Lào, Campuchia: thực hiện đổi mới phương thức hợp tác, chú trọng hiệu quả trên tinh thần bình đẳng. 
Với TQ: Thúc đẩy bình thường hoá quan hệ, từng bước mở rộng hợp tác Việt – Trung. 
Trong quan hệ với khu vực: Phát triển quan hệ hữu nghị với các nước ĐNA và chấu ÁTBD, phấn đấu cho một ĐNA hoà bình, hữu nghị và hợp tác. 
Đối với Hoa Kỳ:Thúc đẩy quá trình bình thường hoá quan hệ Việt Nam– Hoa Kỳ. 
Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ - KVII (1/1994) 
Chủ trương triển khai mạnh mẽ và đồng bộ đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại. 
Tư tưởng chỉ đạo:giữ vững nguyên tắc độc lập, thống nhất và CNXH đồng thời phải sáng tạo, năng động, linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của VN và diễn biến tình hình thế giới và khu vực, với đặc điểm từng đối tượng. 
Giai đoạn từ 1996 -2008: Bổ sung và phát triển đường lối đối ngoại theo phương châm chủ động, tích cực hội nhập KT quốc tế. 
Đại hội VIII (6/1996): 
Khẳng định tiếp tục mở rộng quan hệ QT, hợp tác nhiều mặt với các nước, các trung tâm KT, chính trị khu vực và quốc tế. 
Xây dựng nền KT mở và đẩy nhanh quá trình hội nhập KT khu vực và thế giới. 
Xác định rõ hơn quan điểm đối ngoại với các nhóm đối tác như: các nước láng giềng, ASEAN, bạn bè truyền thống, các nước phát triển, phong trào không liên kết 
Điểm mới của Đại hội VIII: 
Một là, chủ trương mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền và các đảng khác. 
Hai là, quán triệt yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ. 
Ba là, Lần đầu tiên đưa ra chủ trương thử nghiệm tiến tới thực hiện đầu tư ra nước ngoài 
Nghị quyết Hội Nghị lần thứ 4 BCHTW – KVIII (12/1997): đề ra chủ trương tiến hành khẩn trương, vững chắc việc đàm phán Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, gia nhập APEC và WTO. 
Đại hội IX (4/2001): 
Nhấn mạnh chủ trương chủ động hội nhập KT quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực. 
Lần đầu tiên Đảng nêu rõ quan điểm về xây dựng nền Kt độc lập tự chủ: 
 - Trước hết là độc lập tự chủ về đường lối, chính sách. 
 - có tiềm lực KT đủ mạnh. 
 - Xây dựng nền KT độc lập tự chủ phải đi đôi với chủ động hội nhập Kt quốc tế, mở rộng và nâng cao hiệu quả Kt đối ngoại, kết hợp nội lực và ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước. 
Phương châm ĐN: “VN sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” (Đánh dấu bước phát triển về chất tiến trình quan hệ quốc tế của VN thời kỳ đổi mới) 
Các nghị quyết triển khai thực hiện: 
Nghị quyết 07 BCT(11/2001) về hội nhập KT quốc tế: đề ra 9 nhiệm vụ và 6 giải pháp tổ chức thực hiện quá trình hội nhập KT quốc tế. 
Nghị quyết BCHTW lần thứ 9 – K9 (1/2004): nhấn mạnh yêu cầu chuẩn bị tốt các điều kiện trong nước để sớm gia nhập WTO. 
Đại hội X (4/2006):Đề ra chủ trương chủ động và tích cực hội nhập Kt quốc tế: 
* Chủ động hội nhập Kt quốc tế là: 
- Hoàn toàn chủ động quyết định đường lối, chính sách hội nhập Kt quốc tế. 
- Phân tích lựa chọn phương thức hội nhập đúng. 
- Dự báo được những tình huống thuận lợi và khó khăn khi hội nhập KT quốc tế. 
Tích cực hội nhập KT quốc tế là: 
khẩn trưởng chuẩn bị, điều chỉnh đổi mới bên trong, từ phương thức lãnh đạo quản lý đến hoạt động thực tiễn, từ TƯ đế địa phương, doanh nghiệp. 
Khẩn trương xây dựng lộ trình, kế hoạch, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật. 
Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền KT. 
Tích cực nhưng phải thận trọng, vững chắc. 
2. Nội dung đường lối đối ngoại, hội nhập KT quốc tế. 
a, Mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo: 
Cơ hội và thách thức: 
- Cơ hội: 
 + Xu thế hoà bình, hợp tác phát triển và xu thế toàn cầu hoá KT tạo thuận lợi cho nước ta mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác phát triển Kt. 
 + Thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đã nâng cao thế và lực của nước ta trên trường QT, tạo tiền đề mới cho quan hệ đối ngoại, hội nhập KT quốc tế. 
Thách thức: 
Những vấn đề toàn cầu như: phân hoá giàu nghèo, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc giagây tác động bất lợi đối với nước ta. 
Nền kinh tế VN phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt trên cả 3 cấp độ: sản phẩm, doanh nghiệp, quốc gia. 
Những biến động trên thị trường QT sẽ tác động nhanh và mạnh hơn đến thị trường trong nước, tiềm ẩn nguy cơ gây rối loạn, thậm chí khủng hoảng KT – tài chính. 
Lợi dụng toàn cầu hoá, các thế lực thù địch sử dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” chống phá chế độ chính trị và sự ổn định, phát triển của nước ta. 
Quan hệ giữa cơ hội và thách thức: tác động qua lại và chuyển hoá lẫn nhau 
Cơ hội không tự phát huy tác dụng mà tuỳ thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội.Tận dụng tốt cơ hội sẽ tạo thế và lực mới để vượt qua thách thức, tạo ra cơ hội lớn hơn. 
Ngược lại, nếu không nắm bắt, tận dụng thì cơ hội có thể bị bỏ lỡ, thách thức sẽ tăng lên, lấn át cơ hội, cản trở sự phát triển. 
Thách thức tuy là sức ép trực tiếp, nhưng tác động đến đâu cò tuỳ thuộc vào khả năng và nổ lực của chúng ta (nếu tích cực chuẩn bị, có biện pháp đối phó hiệu quả sẽ vượt qua thách thức và có thể biến thách thức thành động lực phát triển). 
Mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại 
Giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới để phát triển KT – XH (lợi ích cao nhất của Tổ quốc). 
Mở rộng đối ngoại và hội nhập KT quốc tế, tạo thêm nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước (kết hợp nội lực và ngoại lực) 
Phát huy vai trò và nâng cao vị thế của VN trong QHQT. 
Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. 
Tư tưởng chỉ đạo 
Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính đồng thời thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo khả năng của VN. 
Giữ vững độc lập tự chủ, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa phương, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. 
Nắm vững 2 mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế (tránh trực diện đối đầu, tránh để bị đẩy vào thế cô lập). 
Mở rộng quan hệ với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị, xã hội. Coi trọng quan hệ hoà bình, hợp tác với khu vực, chủ động tham gia các tổ chức đa phương, khu vực và toàn cầu. 
Kết hợp đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. 
Giữ vững ổn định chính trị, KT – XH, giữ gìn bản sắc VH dân tộc; bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập KT quốc tế. 
Phát huy tối đa nội lực, đi đôi với thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài; tạo ra và sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh của đất nước trong QT hội nhập KT Quốc tế. 
Trên cơ sở thực hiện các cam kết của VVTO, đẩy nhanh nhịp độ cải cách thể chế, cơ chế, chính sách Kt phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước. 
Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận TQ và các đoàn thể ND trong tiến trình hội nhập KT Quốc tế. 
b, Một số chủ trương chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập KTQT tại NQTW 4 –KX (2/2007) 
Đưa các QHQT đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững. 
Chủ động và tích cực hội nhập KTQT theo lộ trình phù hợp. 
Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế KT phù hợp với các nguyên tắc, quy định của VVTO. 
Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy Nhà nước 
Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm trong hội nhập KTQT. 
Giải quyết tốt các vấn đề văn hoá, xã hội và môi trường trong quá trình hội nhập. 
Xây dựng và vận hành có hiệu quả mạng lưới an sinh xã hội như: giáo dục, bảo hiểm, y tế. Đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, tăng cường hợp tác quốc tế trên lĩnh vực bảo vệ môi trường. 
Giữ vững và tăng cường quốc phòng an ninh trong QT hội nhập. 
Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, chính trị đối ngoại và KT đối ngoại. 
Đổi và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại. 
3.Thành tưu, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân . 
a, Thành tựu và ý nghĩa: 
Một là , Phá thế bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp XD và BV Tổ quốc. 
Hai là, giải quyết hoà bình các vấn đề biên giới, lãnh thổ biển đảo với các nước liên quan. 
Ba là , mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương, đa dạng hoá. 
Bốn là , tham gia các tổ chức KT quốc tế. 
Năm là , thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường, tiếp thu KHCN và kỹ năng quản lý. 
Sáu là , từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh. 
Những kết quả trên có ý nghĩa vô cùng quan trọng: 
- Tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài, kết hợp với nguồn lực trong nước hình thành sức mạnh tổng hợp của đất nước. 
- Góp phần gữ vững và củng cố độc lập tự chủ, định hướng XHCN, giữ vững an ninh quốc gia và bản sắc văn hoá dân tộc; nâng cao vị thế và phát huy vai trò của nước ta trên trường quốc tế. 
b, Hạn chế và nguyên nhân 
Trong quan hệ với các nước, nhất là các nước lớn, chúng ta còn lúng túng, bị động. Chưa xây dựng được quan hệ lợi ích đan xen, tuỳ thuộc lẫn nhau với các nước. 
Một số chủ trương, cơ chế, chính sách chậm được đổi mới, hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, không đồng bộ, gây khó khăn trong việc thực hiện các cam kết của các tổ chức Kt quốc tế. 
Chưa hình thành được một kế hoạch tổng thể và dài hạn về hội nhập KTQT và một lộ trình hợp lý cho việc thực hiện các cam kết. 
Nguyên nhân 
Doanh nghiệp nước ta hầu hết quy mô nhỏ, yếu kém cả về quản lý và công nghệ; kết cấu hạ tầng và các dịch vụ cơ bản phục vụ sản xuất kinh doanh kém phát triển và chi phí cao hơn các nước trong khu vực. 
Đội ngũ cán bộ lĩnh vực đối ngoại nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng, cán bộ doanh nghiệp ít hiểu biệt về luật pháp quốc tế, về kỷ thuật kinh doanh. 
CÂU HỎI ÔN TẬP:  
1 . Chủ trương đối ngoại của Đảng thời kỳ trước đổi mới. 
 2. Đặc điểm tình hình thế giới từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX đến nay 
 3. Nội dung đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng thời kỳ đổi mới. 
 4. Những thành công và hạn chế của công tác đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế trong thời kỳ đổi mới 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam.ppt