Chủ nghĩa xã hội khoa học - Bài 1: Học thuyết Mác - Lênin về đảng cộng sản

 - Hiểu được sự ra đời của Đảng Cộng sản là tất yếu khách quan.

 - Nắm vững những nguyên tắc cơ bản về xây dựng một chính Đảng cách mạng của giai cấp công nhân

Nắm được ý nghĩa của học thuyết trong xem xét, đánh giá các Đảng Cộng sản hiện nay trên thế giới.

Trên cơ sở đó góp phần vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.

 

ppt 42 trang dienloan 10600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chủ nghĩa xã hội khoa học - Bài 1: Học thuyết Mác - Lênin về đảng cộng sản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chủ nghĩa xã hội khoa học - Bài 1: Học thuyết Mác - Lênin về đảng cộng sản

Chủ nghĩa xã hội khoa học - Bài 1: Học thuyết Mác - Lênin về đảng cộng sản
Bài 1. 
HỌC THUYẾT MÁC - LÊNIN VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN. 
 Ths. Phạm Văn Khuynh phamvankhuynh@gmail.com . 
MỤC TIÊU: 
 - Hiểu được sự ra đời của Đảng Cộng sản là tất yếu khách quan. 
 - Nắm vững những nguyên tắc cơ bản về xây dựng một chính Đảng cách mạng của giai cấp công nhân 
Nắm được ý nghĩa của học thuyết trong xem xét, đánh giá các Đảng Cộng sản hiện nay trên thế giới. 
Trên cơ sở đó góp phần vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. 
NỘI DUNG: 
I. Khái quát quá trình ra đời, phát triển học thuyết Mác-Lênin về Đảng Cộng sản. 
II. Tư tưởng cơ bản của C, Mác và Ph. Ăngghen về chính đảng độc lập của giai cấp vô sản. 
III. Những nguyên lý của V. I. Lê nin về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. 
IV. Ý nghĩa của học thuyết Mác-Lênin về Đảng Cộng sản. 
I.KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH RA ĐỜI, PHÁT TRIỂN HỌC THUYẾT MÁC-LÊNIN VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN. 
1. C. Mác và Ph. Ăngghen người đầu tiên xây dựng những tư tưởng về Đảng Cộng sản và trực tiếp áp dụng vào công tác xây dựng Đảng. 
Hoàn cảnh lịch sử: 
- Giữa thế kỷ XIX, phương thức sản x uất TBCN đã thống trị các nước Tây Âu. Giai cấp tư sản đang đóng vai trò là giai cấp trung tân của thời đại. 
 - Mâu thuẫn vốn có trong lòng xã hội tư bản càng trở lên gay gắt, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh mẽ, tổ chức ngày càng rộng lớn và chặt chẽ, nhiều phong trào đã mang tính quốc tế. 
- D o chưa có lý luận dẫn đường, nên phong trào công nhân chịu ảnh hưởng phong trào của giai cấp tư sản, giai cấp tiểu tư sản và chủ nghĩa xã hội không tưởng. 
a. Tư tưởng về Đảng Cộng sản được hình thành cùng với quá trình phát triển, hoàn thiện tư tưởng, quan điểm duy vật về lịch sử, về chủ nghĩa cộng sản và về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. 
Tư tưởng của Mác, Ăng ghen: 
- Từ quan điểm duy tâm, chuyển hẳn sang lập trường duy vật về lịch sử, Mác, Ăng ghen đã chứng minh một cách khoa học về sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản và sự tất thắng của chủ nghĩa cộng sản. 
 “Sư sụp đổ của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi của giai cấp vô sản là tất yếu như nhau” (Tuyên ngôn của ĐCS). 
- Các ông đã phát hiện và chứng minh một cách khoa học về sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân , là người “đào huyệt” chôn CNTB, xây dựng chế độ xã hội mới-chủ nghĩa cộng sản. 
- Các ông còn khẳng định: giai cấp công nhân muốn thực hiện được sứ mệnh lịch sử ấy, điều kiện tiên quyết là phải tổ chức ra một chính đảng độc lập . 
b. C.Mác và Ph.Ăngghen trực tiếp áp dụng và phát triển những tư tưởng về Đảng Cộng sản vào thực tiễn. 
 Mác, Ăngghen là người sáng lập, lãnh đạo và trực tiếp áp dụng tư tưởng về ĐCS vào ba tổ chức cộng sản quốc tế: 
 - Liên Đoàn những người cộng sản (1848-1852). 
 - Hội Liên hiệp công nhân quốc tế - Quốc tế I (1864-1872). 
 - Quốc tế II (1889-1914). 
 Sau năm 1895 Ăngghen qua đời, các lãnh tụ Quốc tế II là Becxtanh và Cauxki đã phản bội giai cấp công nhân, biến QT.II thành đảng cơ hội. Phong trào công nhân đã đi vào thoái trào, khủng hoảng vế lý luận. 
2. V.I. Lênin kế thừa, phát triển những tư tưởng của Mác, Ăngghen về đảng cộng sản trong điều kiện mới. 
 	 a. Lê nin phê phán kịch liệt các đảng của 
 Quốc tế II, sau Ăngghen qua đời. 
 - Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, CNTB đã 	chuyển thành CNĐQ, thời cơ của cách mạng vô sản đang đến gần, nhưng các đảng của QT II đi theo con đường cơ hội chủ nghĩa, đòi xét lại chủ nghĩa Mác, đấu tranh cải lương, từ bỏ các nguyên tắc cơ bản về đảng cộng sản. 
 - Nhiệm vụ cấp bách lúc này là phải bảo vệ và phát triển học thuyết của Mác, trong đó có học thuyết về Đảng Cộng sản. Đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, nhằm xây dựng một chính đảng thật sự cách mạng và khoa học theo tư tưởng của Mác. 
 - Lê nin là người đã đảm nhiệm vai trò lịch sử đó. 
b. Lênin kế thừa, phát triển những tư tưởng của Mác, Ăngghen, xây dựng học thuyết về đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. 
 - Lê nin kế thừa, phát triển sáng tạo những nguyên lý của Mác, Ăngghen về ĐCS, xây dựng nên học thuyết về đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. 
 - Lê nin đã áp dụng vào xây dựng Đảng Công nhân dân chủ-xã hôi Nga, một đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Đảng đã lãnh đạo nhân dân Nga làm nên Cách mạng Tháng Mười vĩ đại, xây dựng nhà nước Xô viết đầu tiên trên thế giới. 
3. Các Đảng Cộng sản tiếp tục áp dụng, phát triển học thuyết Mác-Lênin về ĐCS trong điều kiện đảng cầm quyền. 
 - Sau khi giành chính quyền, Lê nin tiếp tục phát triển học thuyết trong điều kiện Đảng cầm quyền. Những tư tương của Lê nin về đảng cầm quyền là chỉ dẫn quan trọng trong xây dựng Đảng Cộng sản Liên Xô, mà tiền thân là Đảng Cộng sản (b) Nga, sau khi Lê nin qua đời. 
 - Đảng Cộng sản Liên Xô đã trở thành một Đảng vững mạnh, lãnh đạo nhân dân Liên Xô đạt được những kỳ tích vĩ đại trong xây dựng CNXH và chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Đại chiến thế giới II, mở đường cho hệ thống XHCN ra đời. 
a. Đảng Cộng sản (b) Nga và ĐCS Liên Xô trước và trong Chiến tranh thế giới lần II. 
b. Đảng Cộng sản Liên Xô và ĐCS các nước XHCN sau Đại chiến thế giới thứ II. 
 - Quốc tế Cộng sản (QT III), do Lê nin sáng lập, đã có vai trò to lớn trong sự ra đời của Đảng Cộng sản ở các nước, đặc biệt s au Đại chiến thế giới lần II. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, mà trụ cột là Liên Xô, các nước XHCN đã đạt được những kỳ tích rực rỡ trên các lĩnh vực trong suốt gần bốn thập niên. 
 - Đầu những năm 80 của thế kỷ XX, các nước XHCN ở Liên Xô và Đông Âu tiến hành cải cách, cải tổ. Quá trình đó đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng, Đảng mất vai trò lãnh đạo, dẫn đên sự sụp đổ của của CNXH ở các nước. 
 - Hiện nay, cách mạng thế giới đang ở giai đoạn thoái trào, nhưng đi lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu lịch sử của cách mạng thế giới, không thể đảo ngược. 
II. 
TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA C.MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN VỀ CHÍNH ĐẢNG ĐỘC LẬP CỦA GIAI CẤP 
CÔNG NHÂN. 
 Anh (chị) hãy cho biết: - “ C hính đảng” là gì?- Chính đảng mang bản chất của mọi giai cấp hay của một giai cấp?- Một giai cấp chỉ có một đảng hay có nhiều đảng? 
1. Giai cấp, đấu tranh giai cấp và chính đảng. 
 a. Đấu tranh giai cấp và đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và tư sản. 
 - Xã hội loài người từ khi phân chia giai cấp, do mâu thuẫn về lợi ích mà sinh ra các cuộc đấu tranh giữa các giai cấp với nhau. 
“Lịch sử tất cả các xã hội cho đến ngày nay chi là lịch sử đấu tranh giai cấp” (Tuyên ngôn) 
 - Đấu tranh giai cấp diễn ra từ thấp đến cao, từ đấu tranh kinh tế đến đấu tranh chính trị, đỉnh cao là cuộc cách mạng xã hội, giành quyền lực về tay một giai cấp. 
 - Đấu tranh chính trị phát triển đến trình độ nhất định dẫn tới sự ra đời của các chính đảng. Vì vậy, mỗi chính đảng đều mang bản chất của một giai cấp nhất định - giai cấp tổ chức ra đảng đó. 
b. Bản chất của Đảng Cộng sản. 
 - Đảng Cộng sản ra đời là một tất yếu trong cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản. 
 - Mục đích của Đảng Cộng sản là lãnh đạo thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Do đó, Đảng mang bản chất của giai cấp công nhân. 
 - Bản chất giai cấp công nhân của Đảng thể hiện, Đảng luôn đứng trên lập trường giai cấp công nhân, mọi chủ trương chiến lược, sách lược của đảng luôn xuát phát từ lợi ích của gia cấp công nhân. Nhưng đảng không chỉ đại biểu cho quyền lợi của giai cấp công nhân, mà còn đại biểu cho quyền lợi của nhân dân lao động và dân tộc. 
2. Đảng Cộng sản ra đời, tồn tại và phát triển là để thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. 
- Mác, Ăng ghen đã luận giải một cách khoa học về sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản: “Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng. Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp; giai cấp vô sản trái lại, là sản phẩm của nền đại công nghiệp” (Tuyên ngôn) 
 - Cùng qúa trình phát triển sản xuất tư bản, giai cấp tư sản mất dần vai trò cách mạng; ngược lại g iai cấp vô sản đại biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến, cộng sản chủ nghĩa, ngày càng nắm trong tay vai trò cách mạng, quyết định sự phát triển của thời đại mới. 
a. Sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân. 
 - Mục tiêu chiến đấu của giai cấp vô sản là lật đổ chế độ TBCN, xây dựng xã hội mới, CSCN, xã hội không còn chế độ áp bức, bóc lột. 
“ Mục đích trước mắt của những người cộng sản cũng là mục đích trước mắt của tất cả các đảng vô sản khác: tổ chức những người vô sản thành giai cấp , lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cáp vô sản giành lấy chính quyền” 
	 ( Tuyên ngôn của ĐCS) 
 - Do thúc đẩy bởi lợi nhuận, giai cấp tư s ản mở rộng đầu tư khắp toàn cầu, giai cấp vô sản các nước ra đời cùng với sự mở rộng sản xuất ấy, họ đều có mục tiêu đấu tranh và kẻ thù chung. 
- PTSX TBCN là chế độ bóc lột cuối cùng trong xã hội, vì vậy giai cấp công nhân muốn tự giải phóng mình thì đồng thời phải giải phóng toàn thể những người lao động khác. 
 - G iai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử toàn thế giới, vì giải phóng lao động không phải là của một quốc gia dân tộc. 
Khái niệm về giai cấp tư sản và vô sản (theo Ăng ghen viết năm1888 trong lần tái bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản bằng tiếng Đức): 
Giai cấp tư sản là những nhà tư bản hiện đại, những người sở hữu TLSX xã hội và sử dụng lao động làm thuê. 
Giai cấp vô sản là những công nhân làm thuê hiện đại vì mất các TLSX của bản thân nên buộc phải bán sức lao động của mình để sống. 
Anh (chị) hãy cho biết: - Bản chất (đặc điểm) của giai cấp công nhân? 
b. Giai cấp công nhân chỉ có thể thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình khi tổ chức ra một chính đảng độc lập. 
 - Chỉ khi nào giai cấp công nhân tổ chức ra được một chính đảng độc lập thì mới hành động với tư cách là một giai cấp độc lập. 
 - Đảng của giai cấp công nhân, vạch ra cương lĩnh, đường lối đúng đắn, tạo cơ sở thống nhất ý chí và hành động, làm cho phong trào đấu tranh của công nhân chuyển từ tự phát lên tự giác. 
 - Có chính đảng độc lập, giai cấp công nhân mới thoát khỏi sự lệ thuộc vào hệ tư tưởng tư sản, tư tương tiểu tư sản, chủ nghĩa xã hội không tưởng và các trào lưu phi vô sản khác. 
 - Chính đảng độc lập của giai cấp công nhân phải: độc lập cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. 
c. Quy luật ra đời của Đảng Cộng sản. 
 ĐCS là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân . Bởi vì: 
 - Từ thực tiễn phong trào công nhân cho thấy, khi chưa có lý luận khoa học dẫn đường, nó chỉ là phong trào tự phát, đỉnh cao về tổ chức cũng chỉ dẫn tới “chủ nghĩa công liên”. 
 - Ngược lại, CNXHKH khi chưa thâm nhập vào phong trào công nhân, đỉnh cao về tổ chức chỉ dẫn tới những hội nghiên cứu và truyền bá chủ nghĩa Mác, trong giới trí thức. 
 - Khi CNXHKH thâm nhập vào phong trào công nhân, làm cho họ nhận thức được bản chất bóc lột của CNTB, giác ngô về địa vị và sứ mệnh lịch sử của mình, dẫn tới ý thức cần phải tổ chức ra một chính đảng để thực hiện sứ mệnh lịch sử ấy. 
3. Những vấn đề chủ yếu về xây dựng Đảng Cộng sản. 
 - Nguyên tắc tập trung dân chủ, tuy các ông chưa đưa ra thuật ngữ “tập trung dân chủ”, nhưng trong Điều lệ Liên đoàn những người cộng sản và Điều lệ tạm thời của Hội Liên hiệp công nhân quốc tế (Quốc tế I), đã phản ánh đầy đủ nội dung của nguyên tắc này. 
 - Xây dựng đội ngũ đảng viên . 
 - Đảng là một khối đoàn kết thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức. 
 - Đảng phải giữ mối liên hệ mật thiết với quần chúng. 
 - Tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng. 
 - Đấu tranh kiên quyết không khoan nhượng với chủ nghĩa cơ hội, bè phái là quy luật phát triển của Đảng. 
 - Vấn đề cán bộ và công tác cán bộ của Đảng. 
 - Chi bộ (TCCSĐ) là nền tảng c ủa Đảng, là hạt nhân chính trị trong các hiệp hội công nhân công xưởng, nhà máy. 
 - Một sô vấn đề về Đảng cầm quyền, như giai cấp công nhân phải giành lấy chính quyền của giai cấp tư sản thiết lập chính quyền của giai cấp công nhân; hình thức, bản chất chủ yếu của nhà nước XHCN; vấn đề Đảng lãnh đạo nhà nước; lãnh đạo cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, xây dựng quân đội thường trực; tiêu chuẩn và bãi miễn cán bộ 
III. 
NHỮNG NGUYÊN LÝ CỦA 
V.I. LÊNIN VỀ ĐẢNG KIỂU MỚI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN. 
1. Hoàn cảnh lịch sử cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. 
 a. CNTB đã chuyển sang giai đoạn ĐQCN. 
 - Trong nước, tăng cường bộ máy bạo lực, đàn áp phong trào công nhân, mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản trở lên gay gắt. 
 - Ngoài nước, với chính sách “pháo hạm” xâm lược và thôn tính các nước nhỏ yếu biến thành thuộc địa của chúng. 
 - Giai cấp công nhân và những người lao động trên thế giới đã hình thành liên minh mới, giữa giai cấp công nhân chính quốc với nhân dân các nước thuộc địa. 
 - Mâu thuẫn giữ các nước đế quốc với đế quốc, mà đỉnh cao là cuộc Đại chiến thế giới lần thứ nhấ (1914-1918). 
 - Giai cấp tư sản đang mất dần vai trò cách mạng, trở thành lực lượng phản tiến bộ. Thời cơ cách mạng vô sản đến gần. 
b. Để cách mạng vô sản giành thắng lợi phải có đảng kiểu mới lãnh đạo. 
 - Lê nin phân tích sâu sắc chủ nghĩa đế quốc và kết luận “CNĐQ là đêm trước của cách mạng vô sản”, hay “là phòng chờ của CNXH” 
 - Để cách mạng vô sản giành thắng lợi, nhiệm vụ cấp bách là phải xây dựng một chính đảng thực sự cách mạng, trên nền tảng của chủ nghĩa Mác. Phải đoạn tuyệt với những đảng cơ hội của Quốc tế II (sau Ăng ghen qua đời). 
 - Lê nin, đã hoàn thành suất sắc nhiệm vụ lịch sử đó. Người đã trung thành, phát triển sáng tạo học thuyết của Mác, xây dựng thành công một đảng macxit chân chính ở Nga, làm nên cách mạng Tháng Mười vĩ đại - Đó là đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. (những tác phẩm tập trung: Làm gì? 1902, Một bước tiến hai bước lùi 1904). 
2. Những nguyên lý về đảng kiểu mới của Lê nin. 
- Lê nin khẳng định: CN Mác là hệ thống lý luận khoa học, kế thừa và phát triển một cách khoa học những tư tưởng tiên tiến của XH loài người, phản ánh đúng đắn lập trường và lợi ích của GCCN. 
 “Phong trào dân chủ-xã hội quốc tế hiện đang trải qua một thời kỳ giao động về tư tưởng. Từ trước tới nay nhũng học thuyết của Mác và Ăng ghen được coi như nền tảng vững chắc của lý luận cách mạng, nhưng giờ đây khắp nơi đã có người lên tiếng cho rằng những học thuyết đó là không đầy đủ và lỗi thời rồi” (Lê nin toàn tập, t4tr.231) 
- Bảo vệ CN Mác không phải giáo điều, xơ cứng, mà bảo vệ phải đi đôi với phát triển, vận dụng sáng tạo trong điều kiện, hoàn cảnh mới. 
a. Chủ nghĩa Mác là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng Cộng sản. 
 - Một là, Đảng Cộng sản mang bản chất giai cấp công nhân 
 - Hai là, Đảng là bộ phận của giai cấp, nhưng Đảng là đội tiên phong về chính trị của GC CN. Đảng là một bộ phận của GC, nhưng Đảng là bộ tham mưu, là người lãnh đạo được vũ trang bằng lý luận mácxit. 
 Lê nin nhấn mạnh: không được quyền lẫn lộn giữa Đảng với giai cấp, không được hạ thấp trình độ của Đảng ngang bằng giai cấp, mà Đảng là đội tiên phong của giai cấp (Làm gì?). 
 - Ba là , Đảng là đội ngũ có tổ chức và là tổ chức cao nhất, chặt chẽ nhất và cách mạng nhất của GCCN 
 - Bốn là, Đảng bao gồm những người giác ngộ nhất, ưu tú nhất của GCCN, có ý thức tổ chức kỷ luật cao nhất 
b. Đảng Cộng sản là đội tiên phong chính trị có tổ chức và là đội ngũ có tổ chức chặt chẽ nhất, cách mạng nhất và giác ngộ nhất của giai cấp công nhân. 
c. Giành được chính quyền, Đảng là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chuyên chính vô sản và là một bộ phận của hệ thống ấy. 
 - Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nên Đảng có đủ phẩm chất chính trị, năng lực, uy tín để lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo hệ thống chuyên chính vô sản. 
 - Đảng lãnh đạo chính quyền là một nguyên tắc, bảo đảm cho nhà nước giữ vững bản chất GCCN, là điều kiện tiên quyết xây dựng thành công CNXH. 
 “Không thông qua Đảng Cộng sản thì không thể thực hành chuyên chính vô sản được” (Sđd, t.43, tr.50) 
 - Xa rời sự lãnh đạo của Đảng là sai lầm về nguyên tắc, là thủ tiêu sức mạnh của nhà nước, là mở đường cho các phần tử phản động vào cướp chính quyền. 
d. Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng. 
 - Để thực hiện lý tưởng của mình, một mặt Đảng phải tăng cường dân chủ, phát huy cao độ trí tuệ, tính sáng tạo của các tổ chức đảng và đảng viên; đồng thời Đảng là một tổ chức tập trung thống nhất. 
 - Đảng được xây dựng tổ chức, sinh hoạt và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, mới bảo đảm cho Đảng thống nhất về ý chí và hành động. 
 - Chế độ tập trung dân chủ là nền tảng tổ chức của Đảng kiểu mới. Xa rời nguyên tắc này, Đảng sẽ giảm sức mạnh và không tránh khỏi tan rã. Nguyên tắc ấy phải được thể hiện trong toàn bộ các điều khoản của Điều lệ Đảng. 
Lênin: “Chúng tôi luôn bảo vệ dân chủ trong nội bộ đảng. Nhưng chúng tôi không bao giờ phản đối chế độ tập trung của đảng. Chúng tôi chủ trương chế độ tập trung dân chủ” 
đ. Đoàn kết thống nhất là sức mạnh vô địch của Đảng, tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng. 
Đoàn kết thống nhất trong Đảng: 
- Để lãnh đạo cách mạng giành thắng lợi ,“ Đảng phải có một sự thống nhất ý chí hết sức chặt chẽ, tuyệt đối” (Sđd, t.36, tr.245). 
- Đoàn kết thống nhất là nguồn sức mạnh to lớn của Đảng, được bắt nguồn từ bản chất GCCN; là điều kiện đoàn kết giai cấp, đoàn kết toàn dân. Sự chia rẽ trong Đảng, nhất là khi cầm quyền là cực kỳ nguy hiểm . “Không phải chỉ là nguy hiểm mà còn là cực kỳ nguy hiểm, nhất là nếu trong nước đó, giai cấp vô sản chỉ là thiểu số trong dân cư” (sđd, t.42, tr.336) 
 - Sự đoàn kết thống nhất phải trên cơ cở cương lĩnh chính trị và các nguyên tắc tổ chức và kỷ luật sắt của Đảng. 
Tự phê bình và phê bình: 
 - Là cơ sở xây dựng ĐKTN, là củng cố và là quy luật phát triển của Đảng; là biện pháp quan trọng nâng cao trí tuệ, phát hiện và giải quyết các mâu thuẫn trong Đảng . 
 “Thái độ của một chính đảng trước những sai lầm của mình là một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất, chắc chắn nhất để xem xét đảng ấy có nghiêm túc không và có thực sự làm tròn nghĩa vụ của mình đối với giai cấp mình và đối với quần chúng lao động không” . ( t.41, tr.51) 
 “Không nghi ngờ gì cả, tự phê bình là một việc tuyệt đối cần thiết cho hết thảy cho mọi chính đảng sống và đầy đủ sức sống” . (t.10, tr.369) 
 - TPB và PB : phải có tính đảng cao, nhằm tăng cường ĐKTN trong Đảng, nâng cao mối liên hệ giữa Đảng với quần chúng. Lê nin phê phán gay gắt bệnh “kiêu ngạo cộng sản” 
e. Gắn bó mật thiết với nhân dân, đấu tranh kiên quyết để ngăn chặn và loại trừ bệnh quan liêu. 
- Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, Đảng là lãnh tụ, là người lãnh đạo quần chúng, vì sự nghiệp giải phóng quấn chúng. Do đó, mối liên hệ Đảng – quần chúng là mối liên hệ máu thịt. 
 - Quần chúng là nguồn sức mạnh vật chất và tinh thần của Đảng, là người thực hiện sự lãnh đạo của Đảng 
 - Khi có chính quyền, xây dựng CNXH, nếu không phát huy trí tuệ, tính tích cực, sáng tạo của quần chúng thì không thể xây dựng thành công CNXH được. 
 - Trong điều kiện Đảng cầm quyền, quan liêu, xa rời quần chúng là một trong những nguy cơ, làm cho Đảng thoái hóa, mất quyền lãnh đạo. 
g. Đảng kết nạp những người ưu tú của giai cấp công nhân, nhân dân lao động vào Đảng, kịp thời đưa những người không đủ tiêu chuẩn đảng viên ra khỏi Đảng. 
Việc kết nạp người vào Đảng: 
 - Đảng là đội tiền phong, người vào Đảng phải là người ưu tú trong giai cấp công nhân và nhân dân lao động. 
 - Đây là biện pháp quan trọng để cải thiện thành phần giai cấp và chất lượng của Đảng 
 - Tiêu chuẩn và hình mẫu người đảng viên, theo Lê nin, phải trên cơ sở yêu cầu, nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng trong từng giai đoạn cách mạng. 
Việc đưa người ra khỏi Đảng: 
 - Mỗi giai đoạn cách mạng, do nhiều nguyên nhân khác nhau, không thể tránh khỏi có một số người không còn giữ được vai trò tiên phong . 
 - Đặc biệt trong điều kiện Đảng cầm quyền, không tránh khỏi những phần tử cơ hội tìm cách chui vào Đảng để mưu cầu đặc quyền, đặc lợi, phá hoại sự thống nhất trong Đảng. 
 - Để cho đội ngũ đảng viên trong sạch, để cho Đảng luôn vững mạnh, đoàn kết thống nhất, giữ vững vai trò tiền phong, Đảng phải thường xuyên đưa người không đủ tư cách ra khỏi Đảng. 
h. Tính quốc tế của Đảng Cộng sản. 
- Tính quốc tế của ĐCS bắt nguồn tính quốc tế của GCCN , từ PTSX của CNTB mang lại. 
 - Nội dung tính quốc tế của ĐCS thể hiện: 
 + Đảng Cộng sản được tổ chức và hoạt động theo các nguyên lý của học thuyết Mác – Lê nin; ở việc xây dựng đường lối chiến lược, sách lược về đối nội, đối ngoại của Đảng. 
 + Đảng luôn quan tâm giáo dục đội ngũ đảng viên và nhân dân lao động về chủ nghĩa quốc tế vô sản. 
 + Đảng phải đấu tranh chống biểu hiên sô vanh nước lớn và chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. 
IV. 
Ý NGHĨA CỦA HỌC THUYẾT MÁC LÊ - NIN 
VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN. 
1. Học thuyết Mác - Lênin về Đảng Cộng sản là cơ sở, nền tảng cho sự ra đời, phát triển của các đảng cộng sản trên thế giới gần 170 năm qua. 
- Được Học thuyết soi sáng, từ năm 1848 đến nay, lần lượt các đảng cộng sản ra đời trên khắp thế giới,và không ngừng lớn mạnh . Đặc biệt ĐCS ở các nước XHCN, đã đóng vai trò rất quan trọng trong lịch sử phát tiển của thế giới gần một thế kỷ qua. 
- Cuối thế kỷ XX, các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô, trong quá trình cải cách. c ải tổ đã phạm những sai lầm nghiêm trọng về đường lối, chính sách; vi phạm và từ bỏ những những nguyên tắc cơ bản về xây dựng đảng của chủ nghĩa Mác - Lê nin nên Đảng đã mất vai trò lãnh đạo, hệ thống XHCN thế giới bị tan rã. 
2. Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin về đảng cộng sản, xây dựng thành công một đảng kiểu mới ở nước ta, đưa cách mạng nước ta từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. 
 	- Hồ Chí minh đã vận dụng sáng tạo quy 	luật ra đời của đảng ở một nước thuộc địa 	nửa phong kiến, đã kết hợp chủ nghĩa 
	 	 Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, dẫn tới sự ra đời của ĐCS VN vào đầu năm 1930. 
 - Từ đặc điểm cách mạng VN, HCM khẳng định bản chất giai cấp công nhân của Đảng; đồng thời ĐCS VN không chỉ là đảng của giai cấp công nhân mà còn là đảng của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam. 
 Anh (chị) hãy cho biết thời kỳ Đảng ta ra đời (1930): - Giai cấp công nhân Việt Nam có cùng bản chất với công nhân các nước phương Tây? - Giai cấp công nhân Việt Nam có đặc điểm gì khác với công nhân các nước phương Tây? 
 - HCM đã vận dụng sáng tạo để xây dựng Đảng ta vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. 
 - HCM đã khái quát những nguyên tắc cơ bản về tổ chức sinh hoạt và hoạt động của Đảng: tập trung dân chủ; tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; tự phê bình và phê bình; kỷ luật nghiêm minh, tự giác; đàn kết thống nhất trong Đảng; đức tài và quan hệ đức tài của người cán bộ; mối liên hệ máu thịt giữa Đảng với dân; xây dựng đội ngũ đảng viên; xây dựng chi bộ, tổ chức cơ sở đảng  
 - Là cơ sở để HCM vận dụng xây dựng lề lối làm việc, tác phong công tác của cán bộ, đảng viên. 
 - HCM luôn giáo dục cán bộ, đảng viên “vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân” 
- HCM, luôn quan tâm tới việc Đảng phải tự chỉnh đốn, tự đổi mới thường xuyên để ngang tầm nhiệm vụ cách mạng trong mỗi giai đoạn, làm tròn vai trò người chiến sỹ tiên phong. 
3. Đối với cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. 
 - Đảng ta khẳng định: lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. 
 - Đặc biệt, lý luận về Đảng Cộng sản cầm quyền, luôn luôn là chỉ dẫn quan trọng trong sự nghiệp đổi mới của Đảng ta hiện nay. 

File đính kèm:

  • pptchu_nghia_xa_hoi_khoa_hoc_bai_1_hoc_thuyet_mac_lenin_ve_dang.ppt