Đánh giá bước đầu hiệu quả điều trị thải sắt bằng deferasirox trên bệnh nhân thalassemia phụ thuộc truyền máu tại bệnh viện truyền máu - Huyết học

Thalassemia là bệnh lý thiếu máu tán huyết

di truyền phổ biến nhất trên thế giới. Để kéo dài

thời gian sống, bệnh nhân cần phải được truyền

máu định kỳ. Sắt dư thừa do máu truyền vào sẽ

lắng đọng tại các cơ quan như tim, gan, tuyến

nội tiết làm suy yếu các cơ quan này và là

nguyên nhân chính có thể làm bệnh nhân

thalassemia tử vong, nhất là khi sắt lắng đọng ở

tim(1). Deferasirox (DFX) là thuốc thải sắt dạng

uống mới nhất được dùng khoảng 10 năm gần

đây. Thuốc được khẳng định là hiệu quả trong

thải sắt quá tải ở tim và gan(13).

DFX được phép sử dụng tại Việt Nam từ

giữa năm 2013 và đến nay chưa có nghiên cứu

nào về DFX được công bố. Tại Bệnh viện

Truyền máu- Huyết học, DFX được dùng cho

bệnh nhân thalassemia quá tải sắt đầu tiên vào

tháng 5/2013. Nghiên cứu này được tiến hành

nhằm đánh giá hiệu quả thải sắt cũng như độ

an toàn của DFX trên bệnh nhân thalassemia

phụ thuộc truyền máu.

pdf 8 trang dienloan 6940
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá bước đầu hiệu quả điều trị thải sắt bằng deferasirox trên bệnh nhân thalassemia phụ thuộc truyền máu tại bệnh viện truyền máu - Huyết học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá bước đầu hiệu quả điều trị thải sắt bằng deferasirox trên bệnh nhân thalassemia phụ thuộc truyền máu tại bệnh viện truyền máu - Huyết học

Đánh giá bước đầu hiệu quả điều trị thải sắt bằng deferasirox trên bệnh nhân thalassemia phụ thuộc truyền máu tại bệnh viện truyền máu - Huyết học
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 4 * 2015
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 96
ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ THẢI SẮT 
BẰNG DEFERASIROX TRÊN BỆNH NHÂN THALASSEMIA 
PHỤ THUỘC TRUYỀN MÁU TẠI BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU- HUYẾT HỌC 
Nguyễn Thị Hồng Hoa*, Võ Thị Kim Hoa** 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị thải sắt bằng Deferasirox trên bệnh nhân thalassemia phụ thuộc truyền máu 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng, tiền cứu trên bệnh 
nhân thalassemia phụ thuộc truyền máu có quá tải sắt điều trị tại bệnh viện Truyền máu - Huyết học từ tháng 
8/2013 đến tháng 12/2014 
Kết quả: Có 29/33 bệnh nhân hoàn tất 1 năm điều trị. Mức LIC lúc đầu là 21,5 ± 8,6 mg/gdw và ferritin 
huyết thanh là 2926 ± 1610 ng/ml. Sau 1 năm điều trị Deferasirox, tỷ lệ thành công là 89,7%; LIC trung bình 
giảm -10,2 ± 6,3 mg/gdw (p < 0,0001) và ferritin huyết thanh trung bình giảm -485 ± 1102 ng/ml (p = 0,02). Hầu 
hết (93,7%) đều tăng liều, liều DFX khi kết thúc nghiên cứu (31,7 ± 5 mg/kg/ngày) cao hơn so với khi bắt đầu 
nghiên cứu (20,9 ± 1,9 mg/kg/ngày). Có 51,5% bệnh nhân ghi nhận có biến cố bất lợi. Các biến cố bất lợi phổ biến 
thường gặp nhất là tăng creatinin và tăng men gan thoáng qua, đau bụng. 
Kết luận: Deferasirox hiệu quả trong việc thải sắt trên bệnh nhân thalassemia phụ thuộc truyền máu có quá 
tải sắt mức độ nặng, thể hiện qua giảm ferritin huyết thanh và LIC. Deferasirox nhìn chung được dung nạp tốt 
mà không có biến cố bất lợi nào mới so với các nghiên cứu đã được công bố. 
Từ khóa: thải sắt, Deferasirox, thalassemia phụ thuộc truyền máu, quá tải sắt 
ABSTRACT 
EFFICACY OF DEFERASIROX ON TRANSFUSION DEPENDENT THALASSEMIA AT BLOOD 
TRANSFUSION AND HEMATOLOGY HOSPITAL 
Nguyen Thi Hong Hoa, Vo Thi Kim Hoa 
 * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 4 - 2015: 96 - 103 
Objective: Evaluate the efficacy of Deferasirox on transfusion dependent thalassemia patients 
Methods: The prospective clinical 1-year study on transfusion dependent thalassemia patients at Blood 
transfusion and hematology from Aug 2013 to Dec 2014. 
Results: 29/33 enrolled patients completed 1- year treatment. Mean baseline LIC was 21.5 ± 8.6 mg/gdw and 
mean serum ferritin was 2926 ± 1610 ng/ml. After 1 yr’s Deferasirox treatment, the treatment success rate was 
89.7%; a mean reduction in LIC of -10.2 ± 6.3 mg/gdw (p < 0.0001) and a mean reduction in serum ferritin of -
485 ± 1102 ng/ml (p = 0.02). Most patients (93.7%) underwent dose increases, the dose at the end (31.7 ± 5 
mg/kg/d) was higher than the dose at baseline (20.9 ± 1.9 mg/kg/d). Adverse events were reported by 51.5% 
patients overall. The most common drug- related adverse events were temporarily increased serum creatinine and 
alanine aminotransferase/aspartate aminotransferase, abdominal pain. 
* Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TP. Hồ Chí Minh 
** Trường Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch 
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Hồng Hoa ĐT: 0903187501 Email: bshonghoa@yahoo.com.vn 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 97
Conclusion: Deferasirox is effective in the removal of liver iron in the heavily iron- overload patients with 
transfusion dependent thalassemia, by reduction in LIC and serum ferritin. Deferasirox was well tolerated with no 
new adverse events in the previous studies. 
Keywords: Iron chelation, Deferasirox, transfusion dependent thalassemia, iron overload 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Thalassemia là bệnh lý thiếu máu tán huyết 
di truyền phổ biến nhất trên thế giới. Để kéo dài 
thời gian sống, bệnh nhân cần phải được truyền 
máu định kỳ. Sắt dư thừa do máu truyền vào sẽ 
lắng đọng tại các cơ quan như tim, gan, tuyến 
nội tiếtlàm suy yếu các cơ quan này và là 
nguyên nhân chính có thể làm bệnh nhân 
thalassemia tử vong, nhất là khi sắt lắng đọng ở 
tim(1). Deferasirox (DFX) là thuốc thải sắt dạng 
uống mới nhất được dùng khoảng 10 năm gần 
đây. Thuốc được khẳng định là hiệu quả trong 
thải sắt quá tải ở tim và gan(13). 
DFX được phép sử dụng tại Việt Nam từ 
giữa năm 2013 và đến nay chưa có nghiên cứu 
nào về DFX được công bố. Tại Bệnh viện 
Truyền máu- Huyết học, DFX được dùng cho 
bệnh nhân thalassemia quá tải sắt đầu tiên vào 
tháng 5/2013. Nghiên cứu này được tiến hành 
nhằm đánh giá hiệu quả thải sắt cũng như độ 
an toàn của DFX trên bệnh nhân thalassemia 
phụ thuộc truyền máu. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Bệnh nhân thalassemia phụ thuộc truyền 
máu có quá tải sắt điều trị tại bệnh viện Truyền 
máu - Huyết học từ tháng 8/2013 đến tháng 
12/2014 
Phương pháp nghiên cứu 
- Tiêu chuẩn nhận vào: Tất cả bệnh nhân 
thalassemia phụ thuộc truyền máu ≥ 2 tuổi được 
truyền máu tối thiểu 10 lần, có ferritin huyết 
thanh (SF) ≥ 1000 ng/ml, phân suất tống máu thất 
trái (LVEF) ≥ 56% và sắt ở gan (LIC) > 2 mg/gdw. 
Bệnh nhân được loại khỏi nghiên cứu nếu có 
ALT hay AST ≥ 3 lần ngưỡng giới hạn trên bình 
thường; Creatinin huyết thanh > ngưỡng giới 
hạn trên bình thường; Test HIV dương tính; mắc 
bệnh viêm gan B hay C tiến triển đang điều trị 
đặc hiệu, bệnh cơ tim, bệnh tâm thần, bệnh nhân 
là nữ có thai hay đang cho con bú hay bệnh nhân 
đang sử dụng những thuốc nghiên cứu khác 
- Thiết kế nghiên cứu: Đây là thử nghiệm 
lâm sàng không nhóm chứng, tiền cứu. 
Tất cả bệnh nhân đủ tiêu chuẩn vào nghiên 
cứu sẽ được ngưng thuốc thải sắt khác trước đó 
1 ngày trước khi dùng liều DFX đầu tiên. Liều 
DFX khởi đầu trung bình là 20- 25 mg/kg/ngày; 
tăng liều nếu SF tăng hay SF ổn định > 1000 
ng/ml; giảm liều nếu SF giảm < 1000 ng/ml hay 
có tác dụng phụ như creatinin tăng > giới hạn 
trên, tăng men gan ≥ 3 lần giá trị bình thường, 
phát ban da. Mức tăng giảm liều là 5- 10 
mg/kg/ngày và liều tối đa là 40 mg/kg/ngày. Nếu 
SF < 500 ng/ml trong 2 lần xét nghiệm liên tiếp 
thì sẽ ngưng DFX và dùng lại khi SF > 1000 
ng/ml. Nếu men gan vẫn có khuynh hướng tăng 
> 5 lần giá trị bình thường dù đã can thiệp bằng 
thuốc ổn định men gan thì tạm ngưng DFX. Mục 
tiêu truyền máu là giữ Hb trước truyền ổn định 
ở mức 8- 9 g/dl đối với bệnh nhân ≤ 15 tuổi và 7- 
8 g/dl đối với bệnh nhân > 15 tuổi. 
Đánh giá hiệu quả DFX dựa vào LIC. Thải 
sắt thành công nếu LIC giảm ≥ 3 đối với các 
trường hợp LIC lúc đầu > 10 mg/gdw, LIC từ 2- 7 
nếu LIC lúc đầu từ 7- 10 mg/gdw và LIC không 
tăng thêm nếu LIC lúc đầu từ 2- 7 mg/gdw(2,4,10,11); 
SF được đo lúc đầu và mỗi 3 tháng, là biến số hỗ 
trợ thêm cho việc đánh giá hiệu quả; T2* và 
LVEF góp phần đánh giá hiệu quả của DFX trên 
sắt ở tim, LIC được đo bằng MRI tại bệnh viện 
Chợ Rẫy, LVEF được đo tại bệnh viện Truyền 
máu - Huyết học. 
Độ an toàn được đánh giá mỗi tháng bằng 
cách ghi nhận các biến cố bất lợi và làm các xét 
nghiệm thường quy, gồm đếm số lượng tế bào 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 4 * 2015
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 98
máu, ALT, AST, creatinin huyết thanh. Biến cố 
bất lợi được ghi nhận trên tất cả bệnh nhân có 
dùng tối thiểu 1 liều DFX. 
Các số liệu được xử lý bằng phần mềm 
STATA 10.0, với độ tin cậy 95%, ngưỡng p = 0,05 
được chọn có ý nghĩa thống kê. Biến số định tính 
được trình bày dưới dạng số tuyệt đối và tỷ lệ %. 
Biến số định lượng được trình bày dưới dạng số 
trung bình ± độ lệch chuẩn (mean ± SD) (nếu là 
phân phối bình thường) hay số trung vị và 
percentile 25% và 75% (median, 25%,75%) (nếu 
là phân phối không bình thường), giá trị nhỏ 
nhất (min) và giá trị lớn nhất (max). Sự khác biệt 
của biến số được phân tích bằng phép kiểm t test 
nếu là biến số định lượng, phép kiểm χ2 test hay 
Fisher test nếu là biến số định tính. 
KẾT QUẢ 
Đặc điểm bệnh nhân 
Tổng cộng có 33 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn 
vào nghiên cứu. Sau 1 năm, có 29 bệnh nhân 
hoàn tất nghiên cứu, không có ca nào tử vong. 
Trong 33 bệnh nhân, có 23 bệnh nhân trẻ em ≤ 15 
tuổi và 6 bệnh nhân người lớn > 15 tuổi với các 
đặc điểm như trong Bảng 1 
Bảng 1: Đặc điểm bệnh nhân 
Biến số 
Tuổi trung bình (nhỏ nhất- lớn nhất) 
(năm) 
10 (6 - 38) 
Nam : Nữ (n) 14 : 15 
Thalassemia Beta : Beta/HbE : 
Alpha (n,%) 
11(37,9) : 14(48,3 ) 
: 4(13,8) 
Tiền căn viêm gan B (n,%) 0 
Tiền căn viêm gan C (n,%) 2 (6,9) 
Cắt lách (n,%) 6 (20,7) 
DFO (n,%) 1 (3,5) 
DFP (n,%) 10 (34,5) 
DFO + DFP (n,%) 18 (62) 
Thể tích máu đã truyền trong 1 năm 
nghiên cứu ± SD (ml/kg) 
133 ± 34,5 
Lượng sắt do truyền máu trong 1 
năm nghiên cứu ± SD (mg/kg/ngày) 
0,23 ± 0,06 
Hemoglobin trước truyền ± SD (g/dl) 8 ± 0,4 
SD: standard deviation (độ lệch chuẩn) 
Tình trạng quá tải sắt 
Tất cả bệnh nhân đều có quá tải sắt ở gan 
(LIC) mức độ từ vừa đến nặng với giá trị tuyệt 
đối LIC là 21,5 ± 8,6 mg/gdw. Nhóm trẻ em có 
LIC thấp hơn nhóm người lớn (19,5 ± 8,1 so với 
28,7 ± 6,3 mg/gdw) (p = 0,01). Nồng độ trung 
bình ferritin huyết thanh (SF) là 2926 ± 1610 
ng/ml. Giá trị trung bình T2* lúc đầu của mẫu 
nghiên cứu là 31,1 ± 10,8 ms; có 17,3% bệnh nhân 
có quá tải sắt ở tim (T2* ≤ 20 ms). Tất cả các 
trường hợp đều có phân suất tống máu thất trái 
(LVEF) bình thường 67,5 ± 2,7%. Phân tích giá trị 
SF, T2* và LVEF theo nhóm trẻ em và người lớn 
đều không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
(Bảng 2). 
Bảng 2: Tình trạng quá tải sắt lúc đầu 
Biến số Trẻ em Người lớn Tất cả 
LIC 2- < 7 mg/gdw 
(n,%) 
 0 
LIC 7- 15 mg/gdw 
(n,%) 
 7 (24,1%) 
LIC > 15 mg/gdw 
(n,%) 
 22 (75,9%) 
Giá trị trung bình LIC 
± SD (mg/gdw) 
19,5 ± 
8,1 
28,7 ± 6,3 21,5 ± 8,6 
Nồng độ trung bình 
SF ± SD (ng/ml) 
2685 ± 
1507 
3851 ± 
1793 
2926 ± 1610 
Giá trị trung bình T2* 
± SD (ms) 
32,5 ± 
9,3 
25,6 ± 15,3 31,1 ± 10,8 
Giá trị trung bình 
LVEF ± SD (%) 
67,7 ± 
2,7 
66,6 ± 2,9 67,5 ± 2,7 
Liều Deferasirox thực dùng 
Liều DFX trung bình dùng trong 1 năm 
nghiên cứu là 26,6 ± 3,1 mg/kg/ngày, liều khi kết 
thúc nghiên cứu cao hơn so với khi bắt đầu 
nghiên cứu (31,7 ± 5 so với 20,9 ± 1,9 
mg/kg/ngày). Hầu hết các trường hợp (93,7%) 
đều tăng liều từ tháng thứ ba; có 24,1% giảm liều 
DFX do tác dụng phụ. 
Hiệu quả của Deferasirox trên LIC 
Tỷ lệ bệnh nhân điều trị thành công là 89,7%. 
Có 10,3% bệnh nhân thất bại (3/29), trong đó có 2 
bệnh nhân có LIC tăng thêm và 1 bệnh nhân có 
LIC lúc kết thúc là 9,6 so với lúc đầu là 9,8 
mg/gdw. Tỷ lệ thành công ở nhóm trẻ em và 
người lớn lần lượt là 91,3% và 83,3%. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 99
Sau 1 năm điều trị DFX, nồng độ LIC giảm ở 
tất cả bệnh nhân, ở nhóm quá tải sắt gan mức độ 
vừa và nặng lần lượt là -10,2 ± 6,3 mg/gdw (p < 
0,0001); -5,4 ± 4 mg/gdw (p = 0,01); -11,6 ± 6,2 
mg/gdw (p < 0,0001) (Bảng 3) 
Bảng 3: Thay đổi LIC sau 1 năm điều trị với 
Deferasirox 
LIC 
(mg/gdw) 
Lúc đầu Kết thúc ∆ LIC p 
Tất cả 21,5 ± 8,5 11,3 ± 6,6 -10,2 ± 6,3 < 0,0001 
LIC 7-15 11,1 ± 2,2 5,7 ± 2,3 -5,4 ± 4 < 0,0001 
LIC > 15 24,7 ± 7,1 13,1 ± 6,6 -11,6 ± 6,2 0,01 
Mức giảm LIC ở nhóm LIC mức độ nặng 
nhiều hơn nhóm mức độ vừa (-11,6 ± 6,2 so với -
5,4 ± 4 mg/gdw (p = 0,02), mức giảm LIC ở nhóm 
DFX ≤ 25 thấp hơn nhóm DFX > 25 mg/kg/ngày 
(-5,6 ± 5,4 so với -11,3 ± 6,1mg/gdw (p= 0,04). 
Tỷ lệ bệnh nhân có quá tải sắt ở gan mức độ 
nặng (> 15 mg/gdw) lúc đầu là 75,9% đã giảm 
còn 31% lúc kết thúc nghiên cứu. Trước điều trị 
không có trường hợp nào quá tải sắt ở gan mức 
độ nhẹ nhưng sau điều trị đã xuất hiện 37,9% có 
mức độ nhẹ (p = 0,008). 
Hiệu quả của Deferasirox trên Ferritin 
huyết thanh (SF) 
Sau 1 năm điều trị, mức giảm SF ở tất cả 
bệnh nhân, nhóm LIC mức độ vừa, nhóm LIC 
mức độ nặng lần lượt là -485 ± 1102 ng/ml (p = 
0,02); -46,5 ± 1114 ng/ml (p = 0,9); -624 ± 1086 
ng/ml (p = 0,01) (Bảng 4) 
Bảng 4: Thay đổi SF sau 1 năm điều trị DFX 
SF (ng/ml) Lúc đầu Kết thúc ∆ SF p 
Tất cả 2926 ± 
1610 
2441 ± 
1334 
-485 ± 
1102 
0,02 
LIC 7-15 
mg/gdw 
2364 ± 
992 
2317 ± 
793 
-46,5 ± 
1114 
0,9 
LIC > 15 
mg/gdw 
3105 ± 
1742 
2480 ± 
1478 
-624 ± 
1086 
0,01 
Mức giảm SF ở nhóm LIC mức độ nặng 
nhiều hơn mức độ vừa (-624 ± 1086 so với -46,5 ± 
1114 ng/ml) (p = 0,2). Mức giảm SF ở nhóm 
người lớn nhiều hơn nhóm trẻ em (-1690 ± 1187 
so với -170 ± 852 ng/ml) (p= 0,001). 
Sau 1 năm điều trị, tỷ lệ bệnh nhân có SF > 
2500 ng/ml lúc đầu là 44,8% đã giảm còn 31%, tỷ 
lệ bệnh nhân có SF từ 1000-2500 ng/ml đã tăng từ 
55,2% lên 69% (p = 0,04) 
Ảnh hưởng của Deferasirox trên tim 
Sau 1 năm điều trị, mức tăng T2* ở tất cả 
bệnh nhân, nhóm LIC mức độ vừa, nhóm LIC 
mức độ nặng lần lượt là 1,2 ± 5,9 ms; 2,6 ± 6,1 ms; 
0,7 ± 5,9 ms. Tuy nhiên các sự khác biệt đều 
không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ bệnh nhân có 
T2* ≤ 20 ms không đổi (17,3%) 
So sánh giá trị phân suất tống máu thất trái 
(LVEF) lúc đầu và sau 1 năm điều trị của mẫu 
nghiên cứu thì không có sự khác biệt (67,5 so với 
67,7 mg/gdw) cũng như theo mức độ LIC vừa và 
nặng thì cũng không có sự khác biệt. 
Biến cố bất lợi của Deferasirox 
Biến cố bất lợi được ghi nhận trên bệnh nhân 
có dùng ít nhất 1 liều DFX nên tổng số trường 
hợp được phân tích trên biến số này sẽ là 33 
trường hợp. Có 51,5% bệnh nhân ghi nhận có 
biến cố bất lợi xảy ra trong thời gian dùng thuốc, 
cụ thể được liệt kê trong bảng 5. Chúng tôi xét 
tình trạng tăng creatinin huyết thanh theo liều 
Deferasirox thì không thấy có sự khác biệt giữa 2 
nhóm dùng DFX ≤ 25 và > 25 mg/kg/ngày 
Bảng 5: Tỷ lệ các loại biến cố bất lợi 
Biến cố bất lợi Số lượng bệnh nhân (n, 
%) 
Phát ban da 3 (9,1) 
Buồn nôn 1 (3) 
Nôn ói 1 (3) 
Đau bụng 4 (12,1) 
Tiêu chảy 1 (3) (liều 40 mg/kg/ngày) 
Giảm tiểu cầu < 100K/μl 1 (3) 
Tăng ALT/AST từ 3 - 5 lần 
giới hạn trên 
6 (20,6) 
Tăng ALT/AST ≥ 5 lần giới 
hạn trên 
3 (10,3) 
Tăng creatinin
*
 9 (31) 
* > 33% so với lúc đầu nhưng ≤ giới hạn trên, hai lần liên 
tiếp 
BÀN LUẬN 
Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu đầu 
tiên ở Việt Nam nhằm đánh giá hiệu quả và độ 
an toàn của DFX ở bệnh nhân thalassemia. Mẫu 
nghiên cứu có đặc điểm là quá tải sắt nặng dù 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 4 * 2015
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 100
đang dùng thuốc thải sắt trước đó. Giá trị LIC 
trung bình và SF trung bình lúc đầu đều cao hơn 
ngưỡng được xem là có dự hậu không tốt. Giá trị 
tuyệt đối trung bình LIC lúc đầu đo được là 21,5 
± 8,6 mg/gdw. Không có trường hợp nào quá tải 
sắt ở gan mức độ nhẹ. Khi phân tích tình trạng 
quá tải sắt ở gan lúc đầu theo nhóm tuổi, chúng 
tôi ghi nhận nhóm trẻ em có quá tải sắt ở gan ít 
hơn nhóm người lớn (19,5 so với 28,7 mg/gdw) 
(p = 0,01). Kết quả này tương tự với nghiên cứu 
ESCALATOR(11) (17 so với 20 mg/gdw). Điều này 
có thể lý giải là do bệnh nhân trẻ em được can 
thiệp điều trị thải sắt sớm nên gánh nặng sắt 
chưa kịp lắng đọng nhiều bằng bệnh nhân người 
lớn. Nồng độ trung bình SF lúc đầu là 2926 ± 
1610 ng/ml. Chúng tôi phân tích giá trị trung 
bình SF theo nhóm trẻ em và người lớn thì 
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 
nhóm này. 
Các nghiên cứu trước đây đều đồng thuận 
rằng hiệu quả của DFX tùy thuộc vào cả hai yếu 
tố liều dùng và lượng sắt quá tải(7,8,10,11). Liều DFX 
trung bình dùng trong 1 năm nghiên cứu của 
chúng tôi là 26,6 và liều bắt đầu là 20,9 
mg/kg/ngày. Có 93,7% bệnh nhân được tăng liều 
DFX vì SF có khuynh hướng tăng thêm sau 3 
tháng đầu điều trị, chứng tỏ bệnh nhân chưa đạt 
được mục tiêu giảm gánh nặng sắt. Nghiên cứu 
ESCALATOR(11) cũng ghi nhận liều DFX 20 
mg/kg/ngày không đủ để làm giảm gánh nặng 
sắt ở những bệnh nhân quá tải sắt nặng và có 
đến 78% phải tăng liều > 20 mg/kg/ngày. Theo 
thông tin từ nhà sản xuất, phần lớn bệnh nhân 
đều được bắt đầu với liều Deferasirox 20 
mg/kg/ngày, tuy nhiên có thể điều chỉnh dựa 
vào lượng sắt vào do truyền máu, gánh nặng sắt 
hiện tại và mục đích trị liệu. Các dữ liệu trên 
càng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chỉnh 
liều DFX kịp thời dựa trên SF và lượng máu 
truyền vào để chắc chắn rằng bệnh nhân sẽ đạt 
được mục tiêu giảm hay duy trì ổn định gánh 
nặng sắt. 
Tỷ lệ điều trị thành công ở tất cả bệnh 
nhân, nhóm trẻ em và người lớn lần lượt là 
89,7%; 91,3% và 83,3% cao hơn so với nghiên 
cứu ESCALATOR(11) là 57%; 57,4% và 56%. Sự 
khác biệt này có lẽ là do chúng tôi dùng liều 
DFX cao hơn (26,6 so với 23,1 mg/kg/ngày) 
trong khi lượng máu truyền vào của chúng tôi 
ít hơn. Sau 1 năm điều trị, mẫu nghiên cứu đã 
đạt được cân bằng sắt âm tính với nồng độ 
LIC lúc đầu từ 21,5 giảm còn 11,3 mg/gdw với 
mức giảm LIC là -10,2 mg/gdw (p < 0,0001), 
tương đương với mức giảm LIC -10,2 mg/gdw 
ở nhóm T2* > 20 ms trong nghiên cứu của 
Pathare(7) (18 còn 7,8 mg/gdw), cao hơn so với 
nghiên cứu CORDELIA(8) là -8,9 mg/gdw. Việc 
giảm LIC ở bệnh nhân có quá tải sắt ở gan 
nặng rất có ý nghĩa trong việc cải thiện dự hậu 
của bệnh nhân(5,11). 
So sánh mức thay đổi LIC theo nhóm tuổi 
thì mức giảm LIC ở nhóm trẻ em thấp hơn 
người lớn (-9,9 so với -11 mg/gdw) dù sự khác 
biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này 
tương tự như trong nghiên cứu 
ESCALATOR(11) với các giá trị lần lượt là -2,9 
và -4,4 mg/gdw. Chúng tôi cho rằng vì nhóm 
bệnh nhân trẻ em có mục tiêu giữ Hemoglobin 
cao hơn nhóm người lớn nên lượng máu 
truyền vào nhiều hơn và như vậy lượng sắt 
vào do truyền máu cũng nhiều hơn. Hơn nữa, 
các nghiên cứu về dược động học đã cho thấy 
rằng khả năng bộc lộ với DFX ở trẻ em thấp 
hơn 20- 30% so với người lớn(3,6,9). Vì vậy, 
chúng tôi nghĩ cần có nghiên cứu với cỡ mẫu 
lớn hơn để đánh giá sự khác biệt này có ý 
nghĩa thống kê hay không và nếu có thì cần 
xác định sự khác biệt này có liên quan đến liều 
dùng, lượng sắt vào do truyền máu, đặc điểm 
dược động học của DFX hay là phối hợp các 
yếu tố trên. 
So sánh mức thay đổi LIC theo liều DFX, 
chúng tôi ghi nhận mức giảm LIC ở nhóm dùng 
DFX liều ≤ 25 thấp hơn nhóm dùng DFX liều > 25 
mg/kg/ngày (-5,6 so với -11,3 mg/gdw) (p= 0,04). 
Điều này khẳng định thêm quan sát của các 
nghiên cứu trước đây cho rằng DFX liều 25- 30 
mg/kg/ngày có tác dụng giảm gánh nặng sắt 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 101
trong khi liều 20 mg/kg/ngày chỉ có tác dụng duy 
trì sự ổn định của LIC(10,11). Cappellini cũng ghi 
nhận mức giảm LIC theo liều DFX: liều 20 
mg/kg/ngày giúp duy trì LIC (-0,4 mg/gdw) 
trong khi liều 30 mg/kg/ngày làm giảm LIC (-8,9 
mg/gdw)(3). 
Sau 1 năm điều trị, hơn ½ trong số bệnh 
nhân có LIC mức độ nặng đã chuyển sang mức 
độ vừa/nhẹ (p = 0,008). Sự cải thiện này cũng 
được quan sát thấy trong các nghiên cứu như 
của Porter(10) với 60% bệnh nhân có LIC lúc đầu 
7- <10 mg/gdw đã chuyển sang LIC < 7 mg/gdw; 
24,1% bệnh nhân có LIC lúc đầu ≥ 10 mg/gdw đã 
chuyển sang LIC < 10 mg/gdw, cũng như trong 
nghiên cứu ESCALATOR(11) với tỷ lệ bệnh nhân 
có quá tải sắt ở gan mức độ nhẹ đã tăng từ 9,9% 
lên 26,2%. 
Sau 1 năm điều trị, mức giảm SF là -485 
ng/ml (p = 0,02), thấp hơn nghiên cứu 
CORDELIA(8) là -1044 ng/ml. Điều khác biệt này 
là do nghiên cứu CORDELIA(8) dùng DFX liều 
cao hơn chúng tôi (36,7 so với 26,6 mg/kg/ngày). 
So sánh mức thay đổi SF theo nhóm tuổi thì mức 
giảm SF ở nhóm người lớn nhiều hơn nhóm trẻ 
em (-1690 so với -170 ng/ml) (p= 0,001). Kết quả 
này tương tự như nghiên cứu ESCALATOR(11), 
với giá trị lần lượt là -846 và -166 ng/ml. Điều 
này có lẽ là do bệnh nhân trẻ em được truyền 
máu nhiều hơn người lớn nên lượng sắt quá tải 
do truyền máu sẽ cao hơn. 
Sự giảm SF bắt đầu xảy ra ở liều DFX trung 
bình > 20 mg/kg/ngày vào khoảng tháng thứ 3 
của nghiên cứu. Nghiên cứu EPIC(5) cũng ghi 
nhận mức giảm SF xảy ra ở nhóm dùng DFX liều 
≥ 30, liều ≥ 20- 30 và liều < 20 mg/kg/ngày lần 
lượt là -926; -93; -45 ng/ml. Hai nhóm có mức 
giảm SF thấp được cho là vì chậm tăng liều (tuần 
24 trong 52 tuần). Các tác giả đều đồng thuận 
rằng hiệu quả thải sắt của DFX tăng lên theo liều 
và điều quan trọng là bác sĩ điều trị phải chọn 
được liều tối ưu cho bệnh nhân. Vì vậy, các tác 
giả đều khuyến cáo nên theo dõi SF mỗi 3 tháng 
để kịp thời chỉnh liều DFX nhằm đạt hiệu quả 
cao nhất và liều DFX ≥ 30 mg/kg/ngày nên được 
bắt đầu ở những bệnh nhân có lượng sắt do 
truyền máu cao và/hay có gánh nặng sắt cao từ 
lúc đầu(3,5,11). Sau 1 năm điều trị với DFX, 1/3 
trong số bệnh nhân có SF mức độ nặng đã 
chuyển sang mức độ vừa. Kết quả này cũng 
tương tự trong nghiên cứu ESCALATOR(11) với 
tỷ lệ bệnh nhân có SF < 2500 ng/ml đã tăng lên 
40,5% so với lúc đầu là 35,8%. 
Y văn ghi nhận rằng những bệnh nhân 
thalassemia có quá tải sắt nặng sẽ tăng nguy cơ 
biến chứng tim và chết sớm. Nếu bệnh nhân 
được dùng liệu pháp thải sắt hợp lý có thể làm 
đảo ngược tác hại này(13). Các nghiên cứu trước 
đây ở bệnh nhân có T2* bình thường hay giảm 
đều ghi nhận sự cải thiện T2* sau điều trị với 
DFX(7,8,11). Trong nghiên cứu của chúng tôi, sau 1 
năm điều trị DFX, giá trị T2* lúc đầu từ 31,1 ms 
tăng lên 32,2 ms. Dù sự khác biệt không có ý 
nghĩa thống kê nhưng kết quả trên cũng gợi ý 
DFX có ảnh hưởng tốt trên chức năng tim và 
chúng tôi cho rằng một nghiên cứu với cỡ mẫu 
lớn hơn và thời gian theo dõi lâu hơn rất có thể 
khẳng định được điều này. LVEF là một dấu 
chứng đại diện cho chức năng tim và thường 
được dùng khi đánh giá ảnh hưởng trên tim của 
thuốc thải sắt. Chúng tôi so sánh giá trị LVEF lúc 
đầu và sau 1 năm điều trị thì không có sự khác 
biệt (67,5 so với 67,7 mg/gdw). Kết quả này 
tương tự như nghiên cứu CORDELIA(8) (66,9% so 
với 66,3%). Việc cải thiện LVEF có ý nghĩa rất 
quan trọng bởi vì chỉ cần cải thiện LVEF dù nhỏ 
cũng có thể làm giảm nguy cơ suy tim(14). 
Nhìn chung DFX được dung nạp tốt qua 1 
năm nghiên cứu. Có 51,5% bệnh nhân ghi nhận 
biến cố bất lợi. Chỉ có một trường hợp được 
chúng tôi quyết định ngưng thuốc vì phát ban 
da kèm sưng mắt và môi nhiều. Có 10,3% bệnh 
nhân có ít nhất 1 lần tăng men gan ≥ 5 lần so với 
giới hạn trên bình thường. Tỷ lệ này cao hơn các 
nghiên cứu khác dao động từ 1- 5,8%(3,10,12). Giống 
như các nghiên cứu khác, tất cả các trường hợp 
tăng men gan của chúng tôi đều được giảm liều 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 4 * 2015
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 102
hay tạm ngưng DFX 2- 4 tuần và dùng thêm 
thuốc ổn định men gan, sau đó được dùng tiếp 
DFX khi men gan trở về bình thường. Không có 
trường hợp nào tăng men gan 2 lần liên tiếp hay 
tăng men gan tiến triển mà buộc phải ngưng 
điều trị. Có 31% bệnh nhân tăng creatinin 2 lần 
liên tiếp ≥ 33% so với lúc đầu nhưng vẫn thấp 
hơn giới hạn trên.Tỷ lệ này tương đương các 
nghiên cứu khác ghi nhận khoảng 1/3 bệnh nhân 
có tình trạng tăng creatinin nhẹ thoáng qua 
nhưng vẫn nằm trong giới hạn trên (5,11) và 
khoảng 2/3 bệnh nhân sau đó có creatinin tự 
động trở về bình thường(5). Một số biến cố bất lợi 
khác như bệnh cúm, bón, điếc, đục thủy tinh thể, 
hạ huyết áp được báo cáo rải rác từng ca trong 
các nghiên cứu khác(3,10,12) chưa thấy xuất hiện 
trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi. 
KẾT LUẬN 
Nghiên cứu của chúng tôi đã khẳng định 
những quan sát đã được báo cáo ở các nghiên 
cứu trước đây. Với liều dùng thích hợp, DFX có 
thể kiểm soát lượng sắt trên bệnh nhân 
thalassemia phụ thuộc truyền máu có quá tải sắt, 
thể hiện qua giảm SF và LIC. Đối với sắt ở tim, 
chúng tôi chưa đủ dữ liệu để khẳng định DFX có 
khả năng loại bỏ sắt ở tim mà chỉ có thể gợi ý 
rằng DFX có thể loại bỏ sắt ở tim và điều này cần 
được khẳng định qua các nghiên cứu với cỡ mẫu 
lớn hơn và thời gian theo dõi lâu hơn. Hiệu quả 
của DFX tùy thuộc vào lượng sắt vào do truyền 
máu và liều dùng thích hợp. DFX liều > 25 
mg/kg/ngày có thể làm giảm gánh nặng sắt, 
trong khi liều ≤ 25 mg/kg/ngày chỉ giúp duy trì 
sự ổn định gánh nặng sắt. Đặc biệt đối với các 
bệnh nhân có gánh nặng sắt cao, để đạt mục tiêu 
trị liệu là giảm sắt thì nên khởi động liều cao 
DFX 25- 30 mg/kg/ngày ngay từ đầu. 
DFX nhìn chung được dung nạp tốt mà 
không có biến cố bất lợi nào mới so với các 
nghiên cứu đã được công bố. Các biến cố bất lợi 
phổ biến thường gặp là tăng creatinin và tăng 
men gan thoáng qua, đau bụng có hồi phục khi 
giảm liều hay tạm ngưng thuốc. 
Bác sĩ điều trị cần phải ghi nhận các biến cố 
bất lợi của bệnh nhân mỗi khi bệnh nhân đến tái 
khám cũng như xét nghiệm men gan ALT, AST, 
creatinin định kỳ hàng tháng, SF mỗi 3- 6 tháng 
để có căn cứ chỉnh liều DFX kịp thời nhằm đạt 
được hiệu quả điều trị tối ưu với tác dụng phụ 
tối thiểu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Anderson LJ, Holden S, Davis B et al (2001) “Cardiovascular 
T2-star (T2*) magnetic resonance for the early diagnosis of 
myocardial iron overload”. Eur Heart J, 22 (23), pp. 2171- 9. 
2. Cappellini MD (2007) “Exjade ® (deferasirox, ICL670) in the 
treatment of chronic iron overload associated with blood 
transfusion”. Therapeutics and Clinical Risk Management, 3 
(2), pp. 291- 299. 
3. Cappellini MD, Cohen A, Piga A et al (2006) “A phase 3 study 
of deferasirox (ICL670), a once-daily oral iron chelator, in 
patients with beta-thalassemia”. Blood, 107, pp. 3455- 3462. 
4. Cappellini MD, Galanello R, Piga A et al (2008) “Efficacy and 
safety of Deferasirox (Exjade®) with up to 4.5 years of 
treatment in patients with β-thalassemia major: A pooled 
analysis”. Blood, 112(11), abstract 3878. 
5. Cappellini MD, Porter J, El-Beshlawy A et al (2010) A on 
behalf of the EPIC study investigators. “Tailoring iron 
chelation by iron intake and serum ferritin: the prospective 
EPIC study of deferasirox in 1744 patients with transfusion-
dependent anemias”. Haematologica, 95 (4), pp. 557- 566. 
6. Galanello R, Piga A, Alberti D et al (2003). “Safety, tolerability, 
and pharmacokinetics of ICL670, a new orally active iron-
chelating agent in patients with transfusion-dependent iron 
overload due to beta-thalassemia”. J Clin Pharmacol, 43, pp. 
565- 572. 
7. Pathare A, Taher A, Daar S (2010) “Deferasirox (Exjade®) 
significantly improves cardiac T2* in heavily iron-overloaded 
patients with β-thalassemia major”. Ann Hematol, 89, pp. 405- 
409. 
8. Pennell DJ, Porter JB, Piga A, et al (2014) “A 1-year 
randomized controlled trial of deferasirox versus 
deferoxamine for myocardial iron removal in beta-thalassemia 
major (CORDELIA)”. Blood. 123, pp. 1447-1454. 
9. Piga A, Forni GL, Kattamis A (2008) “Deferasirox (Exjade) in 
pediatric patients with beta thalassemia: Update of 4.7 years 
efficacy and safety from extension studies blood. ASH annual 
meeting abstract;112, 3883. 
10. Porter JB, Tanner MA, Pennell DJ, Eleftheriou P (2005) 
“Improved Myocardial T2* in Transfusion Dependent 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 103
Anemias Receiving ICL670 (Deferasirox)”. Blood, 106:1003a, 
Abstract 3600. 
11. Taher A, El-Beshlawy A, Elalfy MS et al (2009) “Efficacy and 
safety of deferasirox, an oral iron chelator, in heavily iron-
overloaded patients with β-thalassaemia: the ESCALATOR 
study”. Eur J Haematol, 82(6), pp. 458- 465. 
12. Taher A, Cappellini MD, Vichinsky E et al (2009) “Efficacy 
and safety of Deferasirox doses of > 30 mg/kg per d in patients 
with transfusion-dependent anaemia and iron overload”. Br J 
Haematol, 147, pp. 752-759. 
13. TIF (2014), Guidelines for the management of transfusion 
dependent thalassaemia, 3rd revised edition, pp. 42- 98. 
14. Westwood MA, Anderson LJ, Maceira AM et al (2007). 
“Normalized left ventricular volumes and function in 
thalassaemia major patients with normal myocardial iron”. J 
Magn Reson Imaging, 25 (6), pp. 1147- 51. 
Ngày nhận bài báo: 19/6/2015 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 29/6/2015 
Ngày bài báo được đăng: 03/08/2015 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_buoc_dau_hieu_qua_dieu_tri_thai_sat_bang_deferasiro.pdf