Dược lí - Thông tin thuốc xử trí ngộ độc thuốc tê

Ngộ độc thuốc gây tê (local anesthetic systemic toxicity - LAST) là phản ứng có hại

nghiêm trọng, có thể gây tử vong cho bệnh nhân. Phản ứng này đã được ghi nhận nhiều

trong y văn và trong cơ sở dữ liệu về báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Việt Nam và

trên thế giới. Dựa trên phương pháp thống kê sử dụng định nghĩa ngộ độc thuốc gây tê

riêng, nhóm nghiên cứu của Simon Dagenaisa và cộng sự đã ghi nhận 578 trường hợp nghi

ngờ ngộ độc thuốc gây tê trong tổng cộng 12.714 báo cáo ADR liên quan đến tất cả các

thuốc gây tê trong cơ sở dữ liệu về báo cáo phản ứng có hại của Cơ quan Quản lý Dược

phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FAERS) [1]. Tại Việt Nam, Cơ sở dữ liệu Quốc gia về ADRnăm 2018 cũng đã ghi nhận 123 báo cáo liên quan đến các thuốc tê, trong đó nhiều bệnh

nhân có biểu hiện phản ứng trên thần kinh (chóng mặt, choáng váng, đau đầu, kích động, lơ

mơ, nói nhảm, tay chân quờ quạng) và tim mạch (mạch nhanh, tụt huyết áp, trụy tim mạch)

pdf 8 trang dienloan 9840
Bạn đang xem tài liệu "Dược lí - Thông tin thuốc xử trí ngộ độc thuốc tê", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dược lí - Thông tin thuốc xử trí ngộ độc thuốc tê

Dược lí - Thông tin thuốc xử trí ngộ độc thuốc tê
HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
 TỔ THÔNG TIN THUỐC Độc lập- Tự do- Hạnh phúc 
THÔNG TIN THUỐC 
XỬ TRÍ NGỘ ĐỘC THUỐC TÊ 
 Ngày 19 tháng 07 năm 2019 
 TỔ TRƢỞNG 
 Đã ký 
Các loại thuốc tê hiện có tại bệnh viện: 
Hoạt chất Tên thuốc Hàm 
lượng 
Dạng bào chế Quy cách đóng 
gói 
Bupivacain 
hydroclorid 
Bupivacaine for 
spinal anaesthesia 
Aguettant 5mg/ml 
0,5% Thuốc tiêm (gây 
tê tủy sống) 
Hộp 20 ống 
Bupivacain 
hydroclorid 
Bupitroy Heavy 0,5% Dung dịch thuốc 
tiêm 
Hộp 5 ống chứa 
4ml 
Lidocain 
hydroclorid 
LIDOCAIN 
KABI 2% 2ML 
2% Thuốc tiêm Hộp 100 ống x 
2ml 
Lidocain 
hydroclorid 
khan (dưới dạng 
Lidocain 
hydroclorid 
monohydrat 
Xylocaine Jelly 
Oin 2% 30g 10's 
2% Gel Tuýp 30g 
Lidocain 
hydroclorid 
LIDOCAIN 
10% Thuốc phun mù Chai 38g 
Tháng 02/2019, Trung tâm DI & ADR Quốc gia đã nhận được báo cáo về một trường hợp 
gặp phản ứng có hại sau khi dùng thuốc gây tê lidocain và procain. Theo đó, người bệnh 
nhập viện với các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, tê lưỡi, tụt huyết áp, nhịp 
chậm, mất ý thức. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy hạ kali máu (2,53 mmol/L). Trước đó, 
bệnh nhân được thủy châm tại phòng khám tư nhân. Các biểu hiện thần kinh xuất hiện 
khoảng 10 phút sau khi thủy châm với dung dịch bao gồm các loại vitamin, colagen, 
lincomycin, cerebrolycsin, procain và lidocain. Bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị ngộ độc thuốc 
gây tê. Phản ứng được cải thiện sau khi bệnh nhân được truyền nhũ dịch lipid 20% theo 
phác đồ xử trí ngộ độc thuốc gây tê. 
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGỘ ĐỘC THUỐC GÂY TÊ 
Ngộ độc thuốc gây tê (local anesthetic systemic toxicity - LAST) là phản ứng có hại 
nghiêm trọng, có thể gây tử vong cho bệnh nhân. Phản ứng này đã được ghi nhận nhiều 
trong y văn và trong cơ sở dữ liệu về báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Việt Nam và 
trên thế giới. Dựa trên phương pháp thống kê sử dụng định nghĩa ngộ độc thuốc gây tê 
riêng, nhóm nghiên cứu của Simon Dagenaisa và cộng sự đã ghi nhận 578 trường hợp nghi 
ngờ ngộ độc thuốc gây tê trong tổng cộng 12.714 báo cáo ADR liên quan đến tất cả các 
thuốc gây tê trong cơ sở dữ liệu về báo cáo phản ứng có hại của Cơ quan Quản lý Dược 
phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FAERS) [1]. Tại Việt Nam, Cơ sở dữ liệu Quốc gia về ADR 
năm 2018 cũng đã ghi nhận 123 báo cáo liên quan đến các thuốc tê, trong đó nhiều bệnh 
nhân có biểu hiện phản ứng trên thần kinh (chóng mặt, choáng váng, đau đầu, kích động, lơ 
mơ, nói nhảm, tay chân quờ quạng) và tim mạch (mạch nhanh, tụt huyết áp, trụy tim mạch). 
Tất cả các thuốc gây tê đều có khả năng gây độc tính toàn thân với tỷ lệ độc tính trên tim 
mạch và thần kinh khác nhau. Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thuốc gây tê bao gồm vô ý 
tiêm vào lòng mạch, hấp thu từ mô, dùng liều lặp lại (thường từ các cán bộ y tế khác nhau) 
mà không cân bằng với quá trình thải trừ của thuốc và hấp thu không chủ ý từ ruột hoặc 
niêm mạc. pKa , tính ưa lipid và khả năng gắn protein góp phần gây ra sự khác biệt về dược 
động học và khả năng gây ngộ độc của thuốc. pKa thấp thể hiện tỷ lệ thuốc ở dạng không 
tải điện cao hơn. Các phân tử không tải điện có thể vượt qua màng tế bào ưa lipid đến vị trí 
đáp ứng (effector site) và khởi phát tác dụng nhanh hơn. Tính ưa lipid có tương quan với 
hiệu lực của thuốc. Thuốc gây tê hiệu lực mạnh hơn gây độc tính trên tim do tính ưa lipid 
cao hơn dẫn đến khả năng xâm nhập qua lớp màng lipid kép để gắn vào thụ thể mục tiêu tốt 
hơn. Cuối cùng, thuốc có ái lực gắn với protein cao hơn làm giảm nồng độ thuốc tê tự do 
trong máu, dẫn đến kéo dài thời gian duy trì tác dụng (bảng 1) [2]. 
Thuốc Nhóm pKa Thời 
gian 
khởi 
phát 
Khả 
năng 
gắn 
protein 
Thời 
gian 
duy 
trì tác 
dụng 
Tính 
ưa 
lipid 
Hiệu 
lực 
Liều tối 
đa (đơn 
độc) 
(mg/kg) 
Liều tối 
đa ( kết 
hợp 
adrenalin) 
(mg/kg) 
Lidocain Amid 7,8 Nhanh ++ Trung 
bình 
++ Trung 
bình 
4,5 7 
Bupivacain Amid 8,1 Chậm ++++ Dài ++++ Mạnh 2,5 3 
XỬ TRÍ VÀ GIẢM THIỂU NGUY CƠ NGỘ ĐỘC THUỐC GÂY TÊ 
Năm 2018, Hội Gây tê vùng và Giảm đau Hoa Kỳ đã công bố bản cập nhật hướng dẫn xử 
trí ngộ độc thuốc gây tê với các điểm chính được trình bày trong bảng kiểm sau: 
BẢNG KIỂM XỬ TRÍ NGỘ ĐỘC THUỐC GÂY TÊ (LAST) CỦA HỘI GÂY TÊ VÙNG 
VÀ GIẢM ĐAU HOA KỲ (ARSA) [3] 
Khác biệt trong sử dụng thuốc xử trí ngộ độc thuốc gây tê so với các trường hợp ngừng tim 
khác: 
- Giảm liều nạp adrenalin xuống mức ≤1 mcg/kg. 
- Tránh sử dụng vasopressin, thuốc chẹn kênh calci, thuốc chẹn beta hoặc các thuốc gây tê 
khác. 
iêm thuốc gây tê. 
 Cân nhắc sử dụng nhũ tương lipid ngay khi bắt đầu có dấu triệu ngộ độc thuốc gây 
tê nghiêm trọng. 
 Yêu cầu ngay Bộ cấp cứu ngộ độc thuốc gây tê. 
 Thông báo cho đơn vị/cán bộ chuyên trách tim phổi nhân tạo gần nhất, vì quá trình 
hồi sức có thể kéo dài. 
* Thông khí với oxy 100%/ tránh tăng thông khí/ sử dụng dụng cụ kiểm soát đường thở 
nâng cao (nếu cần). 
Chống co giật: 
 Ưu tiên benzodiazepin. 
 Tránh sử dụng propofol liều cao, đặc biệt ở bệnh nhân có thông số huyết động 
không ổn định. 
- Nếu mất mạch, thực hiện Hồi sinh tim phổi (CPR). 
Nhũ tƣơng lipid 20% 
(có thể không cần thực hiện chính xác hoàn toàn thể tích và tốc độ tiêm truyền) 
Bệnh nhân trên 70 kg Bệnh nhân dưới 70 kg 
Tiêm nhanh bolus 100 mL nhũ tương lipid 
20% trong 2-3 phút 
 Sau đó, truyền 200-250 ml nhũ tương 
lipid trong 15-20 phút 
Tiêm nhanh bolus 1,5 mL/kg nhũ tương 
lipid 20% trong 2-3 phút. 
 Sau đó, truyền nhũ tương lipid với 
liều khoảng 0,25 mL/kg/phút (tính 
theo cân nặng lý tưởng) (*) 
Nếu tình trạng bệnh nhân vẫn chưa ổn định: 
 Tiêm nhắc lại 1 hoặc 2 lần với cùng mức liều bolus như trên và tăng gấp đôi tốc độ 
truyền (chú ý liều tối đa 12 mL/kg). 
 Tổng lượng nhũ tương lipid có thể lên đến 1 L trong trường hợp hồi sức kéo dài (như 
trên 30 phút) 
 Ít nhất 4-6 giờ sau khi xuất hiện biến cố tim mạch. 
 Hoặc ít nhất 2 giờ sau khi xuất hiện biến cố đơn thuần trên thần kinh trung ương. 
hoặc trẻ nhỏ). 
 Thông thường, liều cần thiết để xử trí ngộ độc thuốc gây tê nhỏ hơn nhiều so với 
mức liều tối đa. 
Giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thuốc gây tê 
thời gian tê mong muốn. 
khi dùng thuốc 
gây tê, cần xác định đối tượng bệnh nhân có nguy cơ cao xảy ra ngộ độc thuốc gây tê (như 
trẻ em <6 tháng tuổi, bệnh nhân có thể trạng nhỏ, tuổi cao và suy yếu, suy tim, thiếu máu cơ 
tim cục bộ, bất thường dẫn truyền hoặc loạn nhịp, mắc các bệnh chuyển hóa (như bệnh lý ty 
thể), bệnh gan, nồng độ protein huyết tương thấp, nhiễm toan và sử dụng thuốc ức chế kênh 
natri. Bệnh nhân có phân suất tống máu quá thấp dễ bị ngộ độc thuốc gây tê và có xu hướng 
tăng nồng độ thuốc gây tê trong máu liên quan đến việc dùng thuốc lặp lại. 
2,5 đến 5 mcg/mL (tổng liều 10-15 mcg). Khi sử dụng liều test, cần nắm rõ đáp ứng dự 
kiến, thời điểm xuất hiện, thời gian diễn biến và các giới hạn khi sử dụng liều test để xác 
định thuốc có bị tiêm vào lòng mạch hay không. 
truyền dịch hay không. 
, đánh giá các dấu hiệu và triệu 
chứng ngộ độc thuốc gây tê giữa các lần tiêm. 
Luôn cảnh giác khi sử dụng thuốc gây tê 
c triệu chứng ngộ độc trên 
lâm sàng có thể xuất hiện chậm sau 30 phút hoặc muộn hơn. 
 độc thuốc gây tê nếu bệnh nhân có 
thay đổi tình trạng tâm thần, triệu chứng thần kinh hoặc rối loạn tim mạch (như thay đổi 
nhịp tim, huyết áp, điện tâm đồ). Ngộ độc thuốc gây tê vẫn có thể xảy ra trong các trường 
hợp: 
 Liều nhỏ (bệnh nhân nhạy cảm); 
 Đường dùng không điển hình (tê dưới da, niêm mạc, tại chỗ); 
 Sử dụng bởi bác sĩ phẫu thuật; 
 Bệnh nhân mới được tháo ga-rô. 
xuất hiện): 
 Kích thích (bồn chồn, lú lẫn, kêu la, giật cơ, co giật); 
 Ức chế (ngủ gà, vô tri giác, hôn mê hoặc ngừng thở); 
 Không đặc hiệu (miệng có vị kim loại, tê quanh miệng, chứng nhìn đôi, ù tai, chóng 
mặt). 
trường hợp ngộ độc thuốc gây tê nặng): 
Giai đoạn đầu có thể tăng huyết động (tăng huyết áp, mạch nhanh, loạn nhịp thất), sau đó: 
 Tụt huyết áp tiến triển; 
 Block dẫn truyền, nhịp tim chậm hoặc vô tâm thu; 
 Loạn nhịp thất (nhịp nhanh thất, xoắn đỉnh, rung thất hoặc vô tâm thu). 
về các triệu chứng ngộ độc thuốc gây tê. Xử trí ngộ độc thuốc gây tê 
Bộ cấp cứu ngộ độc thuốc gây tê nên bao gồm: 
 Nhũ tương lipid 20%: Tổng 1 L; 
 Một vài ống tiêm lớn và kim tiêm; 
 Bộ dây truyền tĩnh mạch; 
 Bảng kiểm xử trí ngộ độc thuốc gây tê của ARSA. 
nghiêm trọng. 
xử trí ngộ độc do bất kỳ loại thuốc gây tê nào. 
độc thuốc gây tê và giảm tác dụng của nhũ tương lipid. Do đó, nên sử dụng adrenalin với 
liều thấp hơn liều thường dùng trong hồi sinh tim phổi nâng cao (ACLS) (ví dụ liều bolus 
≤1 mcg/kg) hoặc trong điều trị hạ huyết áp. 
-6 giờ) sau khi xuất hiện dấu hiệu ngộ độc thuốc gây tê, vì tình trạng 
ức chế tim mạch do thuốc gây tê có thể kéo dài hoặc tái phát sau khi xử trí. 
mạch, có thể cân nhắc tiến hành phẫu thuật sau khi theo dõi khoảng 30 phút mà không phát 
hiện biến cố nào xảy ra. 
(*) Công thức tính cân nặng lý tưởng (IBW): [4] 
- 152]. 
- 152]. 
Trong thực hành lâm sàng, cần tránh nhầm lẫn giữa ngộ độc thuốc gây tê với phản ứng dị 
ứng, vì điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình cấp cứu bệnh nhân. Dị ứng thuốc gây tê là 
phản ứng có hại đã được ghi nhận nhưng rất hiếm gặp. Tại Trung tâm Dị ứng Gây mê Đan 
Mạch (DAAC), trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2013, có 409 bệnh nhân nghi ngờ dị 
ứng trong quá trình gây mê và phẫu thuật được đưa vào một nghiên cứu. Trong đó, 162 
(40%) bệnh nhân đã dùng một hoặc nhiều thuốc gây tê. Nghiên cứu phát hiện không có 
bệnh nhân nào có phản ứng với test kích thích dưới da với thuốc tê nghi ngờ trong tổng số 
162 bệnh nhân nêu trên. Nhóm tác giả kết luận không có bệnh nhân nào được chẩn đoán dị 
ứng thuốc gây tê tại Tại Trung tâm Dị ứng Gây mê Đan Mạch trong giai đoạn trên và dị 
ứng thuốc gây tê phải được coi là rất hiếm gặp trong nhóm bệnh nhân này [5]. Theo Thông 
tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế về Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và 
xử trí phản vệ [6], cần chú ý khai thác kỹ tiền sử dị ứng trước khi tiến hành gây mê, gây tê 
phẫu thuật. Một số thuốc gây tê là những hoạt chất ưa mỡ có độc tính cao. Khi vào cơ thể, 
các thuốc này có thể gây nên tình trạng ngộ độc nặng, giống như phản vệ, có thể gây tử 
vong trong vài phút. Nếu xảy ra phản ứng, cần điều trị cấp cứu bằng thuốc kháng độc (nhũ 
dịch lipid) kết hợp với adrenalin vì không thể biết được ngay cơ chế phản ứng là nguyên 
nhân ngộ độc hay dị ứng. Trong cấp cứu ngộ độc thuốc gây tê, nhũ dịch lipid 20% tiêm tĩnh 
mạch được dùng với liều như sau: 
 Người lớn: Tổng liều 10 ml/kg, trong đó bolus 100 ml, tiếp theo truyền tĩnh mạch 
0,2-0,5 ml/kg/phút. 
 Trẻ em: Tổng liều 10 ml/kg, trong đó bolus 2 ml/kg, tiếp theo truyền tĩnh mạch 0,2-
0,5 ml/kg/phút. Trường hợp nặng, nguy kịch có thể tiêm 2 lần bolus cách nhau vài 
phút. 
KẾT LUẬN 
 Ngộ độc thuốc gây tê là phản ứng có hại nghiêm trọng và có thể gây tử vong cho bệnh 
nhân. Tuy nhiên, phản ứng này chưa được các cán bộ y tế chú ý đúng mức. Cán bộ y tế 
tham gia vào quá trình sử dụng thuốc gây tê nên được tập huấn, cập nhật thông tin thường 
xuyên về cách sử dụng thuốc gây tê hợp lý, an toàn, cách phát hiện và xử trí ngộ độc thuốc 
gây tê [7]. Trong trường hợp ghi nhận phản ứng có hại liên quan đến thuốc gây tê, đặc biệt 
là các trường hợp nghiêm trọng, cần gửi báo cáo ngay đến Trung tâm Quốc gia/Khu vực về 
Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc. 
Tài liệu tham khảo 
1. Simon Dagenais, Richard Scranton, Andrew R. Joyce & Catherine C. Vick (2018). A 
comparison of approaches to identify possible cases of local anesthetic systemic toxicity in 
the FDA Adverse Event Reporting System (FAERS) database. Expert Opinion on Drug 
Safety , DOI: 10.1080/14740338.2018. 1474200. 
 2. Rachel C. Wolfe, PharmD, Alexander Spillars (2018). Local Anesthetic Systemic 
Toxicity: Reviewing Updates From the American Society of Regional Anesthesia and Pain 
Medicine Practice Advisory. Journal of PeriAnesthesia Nursing , Vol 33, No 6 (December), 
pp 1000-1005. 
3. Joseph M. Neal, Crystal M. Woodward, T. Kyle Harrison (2018). The American 
Society of Regional Anesthesia and Pain Medicine Checklist for Managing Local 
Anesthetic Systemic Toxicity: 2017 Version. Reg Anesth Pain Med 43, 150–153. 
4. McCarron, M. M., Devine, B. J. (1974). Clinical Pharmacy: Case Studies: Case 
Number 25 Gentamicin Therapy. Drug Intelligence & Clinical Pharmacy, 8(11), 650 -655. 
5. Kvisselgaard AD, Krøigaard M, Mosbech HF, Garvey LH (2016). No cases of 
perioperative allergy to local anaesthetics in the Danish Anaesthesia Allergy Centre. Acta 
Anaesthesiologic a Scandinavica , doi: 10.1111/aas.12833. 
 6. Bộ Y tế (2017). Thông tư số 51/2017/ TT-BYT ngày 29/12/2017 về Hướng dẫn phòng, 
chẩn đoán và xử trí phản vệ. 
7. Afrin Sagir, Rakhee Goyal (2014). An assessment of the awareness of local 
anesthetic systemic toxicity among multi-specialty postgraduate residents. Japanese Society 
of Anesthe silogists , DOI 10.1007/s00540-014-1904-9. 

File đính kèm:

  • pdfduoc_li_thong_tin_thuoc_xu_tri_ngo_doc_thuoc_te.pdf