Khảo sát tình hình sử dụng thuốc hạ đường huyết ở người cao tuổi đái tháo đường típ 2 tại phòng khám nội tiết bệnh viện thống nhất

Mở đầu: Tỉ lệ đái tháo đường ở người cao tuổi (NCT) đang gia tăng một cách nhanh chóngđặt ra vấn đề cấp

thiết trong việc sử dụng thuốc và lựa chọn mục tiêu đường huyết (ĐH)phù hợp.

Mục tiêu: Tình hình sử dụng thuốc hạ đường huyết và tỉ lệ kiểm soát HbA1c ở NCT tại khoa Nội tiết BV

Thống Nhất.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả từ tháng 12/2014 đến tháng 04/2015 trên 258 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 ≥ 60. Ghi nhận các chỉ số nhân trắc, kết quả cận lâm sàng, thuốc điều trị. HbA1c mục tiêu phân loại dựa vào tình trạng chức năng theo ADA 2015

Kết quả: Điều trị thuốc viên đơn thuần 81%, thuốc viên + insulin chiếm 10,5% thấp nhất là insulin

(8,5%). Metformin chiếm tỉ lệ cao nhất (76%). Trongnhóm SU, gliclazid được ưu tiên lựa chọn (30,6%),

glimepiride (17,4%), glibenclamid chiếm tỉ lệ thấp hơn (12,4%). Không có bệnh nhân nào sử dụng metformin khi GFR < 60="" ml/phút/1,73="" m2="" da.="" tỉ="" lệ="" kiểm="" soát="" hba1c="" cá="" thể="" hóa="" theo="" ada="" 2015="" là="">

Kết luận: Metformin vẫn là lựa chọn đầu tay. Cần tối ưu hóa điều trị insulin trên những bệnh nhân có chỉ

định cũng như cân nhắc chức năng gan-thận, nguy cơ hạ đường huyết và các hội chứng lão khoa đi kèm.

pdf 4 trang dienloan 4860
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát tình hình sử dụng thuốc hạ đường huyết ở người cao tuổi đái tháo đường típ 2 tại phòng khám nội tiết bệnh viện thống nhất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc hạ đường huyết ở người cao tuổi đái tháo đường típ 2 tại phòng khám nội tiết bệnh viện thống nhất

Khảo sát tình hình sử dụng thuốc hạ đường huyết ở người cao tuổi đái tháo đường típ 2 tại phòng khám nội tiết bệnh viện thống nhất
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
Chuyên Đề Nội Khoa I 358
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC HẠ ĐƯỜNG HUYẾT 
Ở NGƯỜI CAO TUỔI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 
TẠI PHÒNG KHÁM NỘI TIẾT BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT 
Hứa Thoại Tâm*, Phạm Hòa Bình*, Trương Quang Khanh** 
TÓM TẮT 
Mở đầu: Tỉ lệ đái tháo đường ở người cao tuổi (NCT) đang gia tăng một cách nhanh chóngđặt ra vấn đề cấp 
thiết trong việc sử dụng thuốc và lựa chọn mục tiêu đường huyết (ĐH)phù hợp. 
Mục tiêu: Tình hình sử dụng thuốc hạ đường huyết và tỉ lệ kiểm soát HbA1c ở NCT tại khoa Nội tiết BV 
Thống Nhất. 
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả từ tháng 12/2014 đến tháng 04/2015 trên 258 bệnh 
nhân ĐTĐ típ 2 ≥ 60. Ghi nhận các chỉ số nhân trắc, kết quả cận lâm sàng, thuốc điều trị. HbA1c mục tiêu phân 
loại dựa vào tình trạng chức năng theo ADA 2015 
Kết quả: Điều trị thuốc viên đơn thuần 81%, thuốc viên + insulin chiếm 10,5% thấp nhất là insulin 
(8,5%). Metformin chiếm tỉ lệ cao nhất (76%). Trongnhóm SU, gliclazid được ưu tiên lựa chọn (30,6%), 
glimepiride (17,4%), glibenclamid chiếm tỉ lệ thấp hơn (12,4%). Không có bệnh nhân nào sử dụng metformin khi 
GFR < 60 ml/phút/1,73 m2 da. Tỉ lệ kiểm soát HbA1c cá thể hóa theo ADA 2015 là 57,4%. 
Kết luận: Metformin vẫn là lựa chọn đầu tay. Cần tối ưu hóa điều trị insulin trên những bệnh nhân có chỉ 
định cũng như cân nhắc chức năng gan-thận, nguy cơ hạ đường huyết và các hội chứng lão khoa đi kèm. 
Từ khóa: đái tháo đường, người cao tuổi, thuốc hạ đường huyết, cá thể hóa. 
ABSTRACT 
ASSESS THE ANTIDIBETIC DRUGS TREATMENT IN ELDERLY DIABETIC PATIENTS AT 
ENDOCRINE CLINIC OF THONG NHAT HOSPITAL 
Hua Thoai Tam, Pham Hoa Binh, Truong Quang Khanh 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - No 1 - 2016: 358 - 361 
Background: The prevalence of diabetes in the elderly has increased rapidly which raises urgent problem of 
antidiabetic drugs treatment and setting the approriate HbA1c. 
Objectives: Assess the antidibetic drugs treatment and the proportion of achieving HbA1c of elderly diabetic 
patients. 
Method: Cross sectional study enrolled 258 diabetic patients aged 60 and older. Anthropometric indexes, 
laboratory results and antidiabetic drugs treatment were recorded. HbA1c target classification based on functional 
status according to ADA 2015. 
Results: Oral antidiabetics only 81% (OAD), insulin + OADs 10.5% and insulin only 8.5%.Metformin 
takes highest proportion (76%). In SUs group, gliclazide is preferred (30.6%), glimepiride 17.4%, 
glibenclamide12.4%. None of the patients using metformin when GFR <60 ml / min / 1.73 m2. 54.7% of the 
patients archieved HbA1c target according to ADA 2015. 
Conclusions: Metformin is still the fisrt choice. It is necessary to optimize insulin therapy in indicated 
* Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh ** Bệnh viện Thống Nhất 
Tác giả liên lạc: BS. Hứa Thoại Tâm ĐT: 0919.747.648 Email: thoaitamvn@yahoo.com 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Nội Tiết 359
patients as well as consider liver-kidney function, the risk of hypoglycemia and geriatric syndrome of elderly 
diabetic patients. 
Keyword: diabetes mellitus, elderly, antidiabetic drugs, individualized 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Dân số người cao tuổi ĐTĐ típ 2 đang phát 
triển một cách nhanh chóng với nhiều nguy cơ 
mắc hội chứng lão hóa hơn so với người cao tuổi 
không bị đái tháo đường. Đặc biệt, nhóm đối 
tượng này cũng thường có suy giảm chức năng 
gan, suy giảm chức năng thận cũng như nhiều 
bệnh phức tạp đi kèm. Do đó việc lựa chọn 
thuốc điều trị đái tháo đường phù hợp là vô 
cùng quan trọng. 
Trước vấn đề cấp thiết trên, chúng tôi thực 
hiện nghiên cứu này nhằm khảo sát tình hình sử 
dụng thuốc hạ đường huyết trong thực tiễn lâm 
sàng ở Việt Nam, mà cụ thể là bệnh viện Thống 
Nhất có phù hợp với các hướng dẫn hiện hành 
hay không, đồng thời để đánh giá kết quả điều 
trị dựa theo cá thể hóa mục tiêu HbA1c. 
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Tiêu chuẩn chọn bệnh 
Bệnh nhân đã được chẩn đoán ĐTĐ típ 2, ≥ 
60 tuổi :(1) Đã và đang điều trị tại phòng khám 
nội tiết bệnh viện Thống Nhất, (2) Có đầy đủ xét 
nghiệm và hồ sơ theo dõi, (3) Điều trị tại phòng 
khám ít nhất 3 tháng, (4) Có thể trả lời các câu 
hỏi phỏng vấn và đồng ý tham gia nghiên cứu. 
Tiêu chuẩn loại trừ 
ĐTĐ típ 1; Bệnh nhân có bệnh cấp tính; Bệnh 
nhân không thể đứng được để đo chiều cao, 
vòng eo, vòng hông; Bệnh nhân không thể nghe 
hoặc trả lời phỏng vấn được; Bệnh nhân không 
đồng ý tham gia nghiên cứu. 
Phương pháp nghiên cứu 
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu cắt ngang mô tả 
Chọn mẫu thuận tiện 
Lấy mẫu liên tục các bệnh nhânĐTĐ típ 2≥ 
60 tuổi đến khám tại phòng khám nội tiết bệnh 
viện Thống Nhất từ tháng 12/2014 đến tháng 
05/2015 thỏa tiêu chuẩn chọn vào.Tổng cộng có 
258 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 ≥ 60 tuổi thỏa tiêu chí 
chọn mẫu. 
Xử lý số liệu 
Bằng phần mềm SPSS 20.0. Số liệu trình 
bày dưới dạng tổng (n), tần số (tỉ lệ %), trung 
bình (± độ lệch chuẩn), trung vị (tứ phân vị). 
KẾT QUẢ 
Đặc điểm mẫu nghiên cứu 
Các đối tượng tham gia nghiên cứu có tuổi 
trung vị là 70 (65-76), nhỏ nhất là 60 tuổi và lớn 
nhất là 88 tuổi. Tỉ lệ nam chiếm 62,4%, cao gấp 
1,6 lần so với nữ, thời gian mắc bệnh trung vị là 
11 năm, 54,3% bệnh nhân có thời gian mắc bệnh 
≥ 10 năm. Người cao tuổi có sức khỏe phức tạp 
(hạn chế ≥ 2 IADLs) chiếm hơn 1/5 mẫu nghiên 
cứu (21,3%). 
Đặc điểm bệnh đồng mắc 
Bảng 1: Tỉ lệ các bệnh đồng mắc (n=258) 
Đặc điểm Phân bố n (%) 
Tăng huyết áp 215 (83,3%) 
Rối loạn lipid máu 184 (71,3%) 
Bệnh mạch vành 153 (59,3%) 
Bệnh mạch máu não 14 (5,4%) 
Bệnh thận mạn 39 (8,1%) 
Đặc điểm điều trị 
Biểu đồ 1: Tỉ lệ chung các thuốc điều trị ĐTĐ 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
Chuyên Đề Nội Khoa I 360
Bảng 2: Tỉ lệ điều trị thuốc viên hạ ĐH và/hoặc 
insulin 
Điều trị Phân bố 
Insulin đơn thuần 22 (8,5%) 
Thuốc viên đơn thuần 209 (81%) 
Insulin & thuốc viên 27 (10,4%) 
Bảng 3: Tỉ lệ sử dụng metformin theo chức năng thận 
Sử dụng 
Metformin 
GFR ≥ 60 
ml/ph/1,73 m
2
 da 
GFR < 60 
ml/ph/1,73 m
2
da 
Tổng 
cộng 
Có 196 (100%) 0 (0%) 196 
Không 23 (37,1%) 39 (62,9%) 62 
Kết quả điều trị 
Bảng 4: Tỉ lệ đạt mục tiêu HbA1c và ĐH đói 
 NCT tương đối khỏe mạnh (n=203) NCT sức khỏe phức tạp 
(n=55) 
Tổng cộng 
(n=258) 
Đạt HbA1c mục tiêu 
Có 
Không 
87 (42,9%) 
32 (58,2%) 
23 (41,8%) 
148 (57,4%) 
110 (42,6%) 
BÀN LUẬN 
Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu 
Trong mẫu khảo sát, nam nhiều hơn nữ với 
tỉ lệ 62,5. Tuổi trung vị trong nghiên cứu của 
chúng tôi là 70 (65 -76), thấp nhất là 60 tuổi và 
cao nhất là 88 tuổi. Kết quả này thấp hơn so với 
nghiên cứu của tác giả Lipska và cs do dân số 
chọn mẫu của Lipska là những bệnh nhân ĐTĐ 
típ 2 từ 65 tuổi trở lên(7). Thời gian mắc ĐTĐ 
trong nghiên cứu của chúng tôi trung vị là 11 
năm với hơn ½ số bệnh nhân có thời gian mắc 
bệnh ≥ 10 năm (54,3%), tương tự với nghiên cứu 
của Đinh Ngô Tất Thắng với tỉ lệ bệnh nhân 
được chẩn đoán ĐTĐ ≥ 10 năm chiếm 62,4%(5). 
Đặc điểm bệnh đồng mắc 
ĐTĐ típ 2 thường đi kèm với THA,rối loạn 
lipid máu, bệnh mạch vành, bệnh lý thận cũng 
như biến chứng võng mạc. Trong nghiên cứu 
của chúng tôi, tỉ lệ các bệnh này lần lượt là: THA 
(83,3%), rối loạn lipd máu 71,3%, bệnh mạch 
vành 59,3% và bệnh thận mạn 8,1%. Kết quả này 
tương tự nghiên cứu của Đinh Ngô Tất Thắng 
với 80,1% tăng huyết áp, 68,5% rối loạn lipid 
máu, 66% bệnh mạch vành(5). Hơn 2/3 bệnh nhân 
trong nghiên cứu của chúng tôi có RLLM, tỉ lệ 
này không thấp hơn các nước ở Châu Âu theo 
nghiên cứu GUIDANCE, nơi có tỉ lệ hội chứng 
chuyển hóa cao(8). 
Đặc điểm điều trị 
Điều trị thuốc viên đơn thuần chiếm tỉ lệ cao 
nhất trong nghiên cứu của chúng tôi (81%), thấp 
nhất là insulin (8,5%), tương tự với nghiên cứu 
của tác giả Đinh Ngô Tất Thắng(5). Tỉ lệ điều trị 
bằng insulin của chúng tôi thấp hơn so với 
nghiên cứu của Andreassen L.M; Bouillet B(2,4), có 
thể do trong 2 nghiên cứu này, tuổi và thời gian 
mắc bệnh ĐTĐđều lớn hơn, tế bào beta tụy đã 
cạn kiệt và cần thiết phải dùng insulin để đạt 
mục tiêu đường huyết. Đồng thời ở các nước 
Châu Âu có xu hướng sử dụng insulin sớm 
trong điều trị ĐTĐ để làm chậm các biến chứng 
cho bệnh nhân. Metformin được khuyến cáo là 
điều trị đầu tay(1,6). Trên nhóm bệnh nhân có độ 
lọc cầu thận giảm (GFR < 60 ml/phút/1,73 m2 da) 
thì không có bệnh nhân nào đang dùng 
metformin. Điều này cho thấy chức năng thận là 
một trong những vấn đề rất quan trọng và được 
xem xét kỹ lưỡng khi lựa chọn thuốc cho người 
cao tuổi. Trongnhóm SU, gliclazid chiếm tỉ lệ cao 
nhất (30,6%), glibenclamid chiếm tỉ lệ thấp hơn 
(12,4%) và thấp nhất là Glipizid (0,4%). Theo tác 
giả Bansal N. và cs, không nên sử dụng các SU 
tác dụng kéo dài đặc biệt là glibenclamide trên 
NCT vì nguy cơ hạ đường huyết và tăng cân(3). 
Tỉ lệ đạt mục tiêu HbA1C 
Theo khuyến cáo của ADA 2015 về cá thể 
hóa mục tiêu ĐH, tỉ lệ đạt HbA1c trong mẫu 
nghiên cứu của chúng tôi là 57,4%, thấp hơn so 
với nghiên cứu của tác giả Đinh Ngô Tất Thắng 
là 66,3%, tuy nhiên nghiên cứu của ĐNTT phân 
loại bệnh nhân dựa trên bệnh đồng mắc. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Nội Tiết 361
KẾT LUẬN 
Metfomin vẫn luôn là điều trị nền tảng nếu 
không có chống chỉ định, Gliclazid được ưu tiên 
chọn lựa trong các SUs, 19% NCT điều trị bằng 
insulin. Tỉ lệ kiểm soát HbA1c cá thể hóa theo 
ADA là 57,4%. Cần tối ưu hóa điều trị insulin khi 
có chỉ định, bên cạnhđólựa chọn thuốc đái tháo 
đường trên người cao tuổi cần quan tâm nhiều 
đến chức năng thận, nguy cơ hạ đường huyết và 
các bệnh đồng mắc. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 
1. American Diabetes Association (2015), "Standards of medical 
care in diabetes - 2015: summary of revisions", Diabetes Care, 38 
Suppl, S4. 
2. Andreassen LM, Sandberg S, Kristensen GB, et al (2014), 
"Nursing home patients with diabetes: prevalence, drug 
treatment and glycemic control", Diabetes Res Clin Pract, 105 (1), 
102-9. 
3. Bansal N, Dhaliwal R, Weinstock RS (2015), "Management of 
diabetes in the elderly", Med Clin North Am, 99 (2), 351-77. 
4. Bouillet B, Vaillant G, Petit JM, et al (2010), "Are elderly 
patients with diabetes being overtreated in French long-term-
care homes?", Diabetes Metab, 36 (4), 272-7. 
5. Đinh Ngô Tất Thắng (2015), “Kiểm soát đường huyết ở bệnh 
nhân đái tháo đường cao tuổi và các yếu tố liên quan (Nghiên 
cứu quan sát đơn trung tâm tại phòng khám nội tiết của trung 
tâm Medic – TP. Hồ Chí Minh)”, Kỷ yếu hội nghị Hội đái tháo 
đường và nội tiết Tp.HCM mở rộng lần thứ VIII, tr.38-39. 
6. International Diabetes Federation (2013), "Managing Older 
People with Type 2 Diabetes", Brussels: IDF Global Guideline. 
7. Lipska KJ, Ross JS, Miao Y, et al (2015), "Potential 
overtreatment of diabetes mellitus in older adults with tight 
glycemic control", JAMA Intern Med, 175 (3), 356-62. 7 
8. Stone MA, Charpentier G, Doggen K, et al (2013), "Quality of 
care of people with type 2 diabetes in eight European countries: 
findings from the Guideline Adherence to Enhance Care 
(GUIDANCE) study", Diabetes Care, 36 (9), 2628-38. 
Ngày nhận bài báo: 24/11/2015 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 27/11/2015 
Ngày bài báo được đăng: 15/02/2016 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_tinh_hinh_su_dung_thuoc_ha_duong_huyet_o_nguoi_cao.pdf