Luận án Giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao ở Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực là mục tiêu hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội, nguồn nhân lực được đào tạo với chất lượng cao góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh để chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế đồng thời đảm bảo cho sự phát triển bền vững của quốc gia.

Nước ta có nguồn lao động dồi dào nhưng lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp. Cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo mất cân đối nghiêm trọng và đặc biệt là chất lượng chưa đáp ứng được so với đòi hỏi của sản xuất và những biến động nhanh chóng của khoa học công nghệ và thị trường lao động. Theo chiến lược phát triển dạy nghề, mục tiêu đến 2020 đào tạo nghề cho khoảng 34,4 triệu người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 55%; có khoảng 40 trường nghề chất lượng cao có thể đào tạo một số nghề đạt trình độ quốc tế và khu vực được cơ quan kiểm định quốc tế đánh giá và công nhận.

Như vậy, nhu cầu đào tạo nghề trong thời gian sắp tới là rất cao trong khi các điều kiện về cơ sở vật chất, chương trình giáo trình, giáo viên cho dạy nghề còn nhiều hạn chế. Mặc dù đào tạo nghề thời gian qua cũng đã phục hồi và phát triển, tài chính cho đào tạo nghề cũng được cải thiện cả về quy mô và phương thức đầu tư tuy nhiên những giải pháp tài chính cho đào tạo nghề nói chung và cho đào tạo nghề chất lượng cao cần phải được hoàn thiện và đổi mới.

 

doc 185 trang dienloan 11820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao ở Việt Nam

Luận án Giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao ở Việt Nam
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
----------œ----------
KHƯƠNG THỊ NHÀN
GI¶I PH¸P tµi chÝnh cho ®µo t¹o nghÒ
CHÊT L¦îNG CAO ë VIÖT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2016
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
----------œ----------
KHƯƠNG THỊ NHÀN
GI¶I PH¸P tµi chÝnh cho ®µo t¹o nghÒ
CHÊT L¦îNG CAO ë VIÖT NAM
Chuyên ngành	: Tài chính - Ngân hàng
Mã số	: 62.34.02.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:	1. TS. ĐỖ ĐÌNH THU
	2. PGS, TS. DƯƠNG ĐỨC LÂN
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. 
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Khương Thị Nhàn
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBQLDN
Cán bộ quản lý đào tạo nghề
CĐN
Cao đẳng nghề
CNH, HĐH
Công nghiệp hoá - hiện đại hóa
CSDN
Cơ sở đào tạo nghề
CTMTQG
Chương trình mục tiêu quốc gia
ĐMKTKT và TC, TCCL
Định mức kinh tế - kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng
GD-ĐT
Giáo dục - đào tạo
GVDN
Giáo viên đào tạo nghề
HĐND
Hội đồng nhân dân
ILO
Tổ chức Lao động quốc tế
KH-ĐT
Kế hoạch và Đầu tư
KT-XH
Kinh tế - xã hội
LĐTBXH
Lao động - Thương binh và Xã hội
NCS
Nghiên cứu sinh
NNLCLC
Nguồn nhân lực chất lượng cao
NSNN
Ngân sách nhà nước
ODA
Hỗ trợ phát triển chính thức
SCN
Sơ cấp nghề
TCN
Trung cấp nghề
TTDN
Trung tâm dạy nghề
UBND
Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu	Nội dung	Trang
Bảng 2.1: Hệ thống cơ sở dạy nghề chia theo tỉnh/thành phố (tính đến ngày 31/12/2014)	45
Bảng 2.2: Quy mô tuyển sinh giai đoạn 2007-2014	48
Bảng 2.3: Nguồn NSNN cho đào tạo nghề giai đoạn 2007-2014	62
Bảng 2.4: Nguồn ngoài NSNN cho đào tạo nghề giai đoạn 2007-2014	66
Bảng 2.5: Kết quả huy động kinh phí cho dự án “Tăng cường năng lực đào tạo nghề” giai đoạn 2006-2010 từ NSTW	72
Bảng 2.6: Tổng hợp tình hình thực hiện dự án “Tăng cường năng lực dạy nghề” giai đoạn 2006-2010	73
Bảng 3.1: Nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề theo cấp trình độ	101
Bảng 3.2: Nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề theo vùng kinh tế	102
Bảng 3.3: Nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề theo khối ngành/lĩnh vực	102
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu	Nội dung	Trang
Hình 1.1: Hệ thống giáo dục của Việt Nam	13
Hình 2.1: Mô hình phân cấp quản lý dạy nghề ở Việt Nam	44
Hình 2.2: Hệ thống cơ sở dạy nghề (số liệu đến 31/12/2014)	46
Hình 2.3: Tình hình tuyển sinh giai đoạn 2007-2014	49
Hình 2.4: Cơ cấu nguồn lực tài chính cho đào tạo nghề giai đoạn 2007-2014	61
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển nguồn nhân lực là mục tiêu hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội, nguồn nhân lực được đào tạo với chất lượng cao góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh để chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế đồng thời đảm bảo cho sự phát triển bền vững của quốc gia.
Nước ta có nguồn lao động dồi dào nhưng lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp. Cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo mất cân đối nghiêm trọng và đặc biệt là chất lượng chưa đáp ứng được so với đòi hỏi của sản xuất và những biến động nhanh chóng của khoa học công nghệ và thị trường lao động. Theo chiến lược phát triển dạy nghề, mục tiêu đến 2020 đào tạo nghề cho khoảng 34,4 triệu người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 55%; có khoảng 40 trường nghề chất lượng cao có thể đào tạo một số nghề đạt trình độ quốc tế và khu vực được cơ quan kiểm định quốc tế đánh giá và công nhận.
Như vậy, nhu cầu đào tạo nghề trong thời gian sắp tới là rất cao trong khi các điều kiện về cơ sở vật chất, chương trình giáo trình, giáo viên cho dạy nghề còn nhiều hạn chế. Mặc dù đào tạo nghề thời gian qua cũng đã phục hồi và phát triển, tài chính cho đào tạo nghề cũng được cải thiện cả về quy mô và phương thức đầu tư tuy nhiên những giải pháp tài chính cho đào tạo nghề nói chung và cho đào tạo nghề chất lượng cao cần phải được hoàn thiện và đổi mới.
Từ những lý do kể trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao ở Việt Nam” với mong muốn đưa ra một số giải pháp tài chính có tính khoa học và thực tiễn nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc của ngành dạy nghề, đưa đào tạo nghề là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, nâng cao chất lượng dạy nghề góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho xã hội phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận về đào tạo nghề, đào tạo nghề chất lượng cao và giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao; Tổng kết kinh nghiệm của một số nước về đầu tư tài chính cho đào tạo nghề; rút ra được một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam; Phân tích, đánh giá thực trạng về đào tạo nghề, chất lượng đào tạo nghề, giải pháp tài chính áp dụng cho đào tạo nghề chất lượng cao ở Việt Nam giai đoạn 2007-1014. Chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Qua đó, tác giả đề xuất hoàn thiện một số giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao để góp phần thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ của ngành trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của luận án: Các giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao: cơ sở lý thuyết và thực trạng ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của luận án: 
- Về nội dung: Giải pháp tài chính bao gồm khâu huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho đào tạo nghề ở các trình độ đào tạo, tuy nhiên ở Luận án này, tác giả tập trung vào giải pháp đầu tư nguồn lực tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao ở trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề với sản phẩm đầu ra là người lao động có kỹ năng nghề cao, có khả năng hoàn thành một phần hay toàn bộ một công việc phức tạp mà lao động giản đơn không làm được. Từ ngày 01/7/2015, Luật Giáo dục nghề nghiệp bắt đầu có hiệu lực nên thuật ngữ đào tạo nghề không còn phù hợp, song theo Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật giáo dục nghề nghiệp thì Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Giáo dục - Đào tạo cùng đồng thời thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp. Do đó, luận án này tập trung nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp được Chính phủ giao cho Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước (đào tạo nghề).
- Về không gian và thời gian: luận án nghiên cứu thực trạng các giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng giai đoạn 2007 - 2014, các giải pháp và điều kiện thực hiện hoàn thiện các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy phát triển đào tạo nghề chất lượng cao được nghiên cứu áp dụng đến năm 2020 ở Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: phương pháp phân tích và tổng hợp kết hợp tư duy logic, so sánh, phương pháp nghiên cứu thực chứng.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: được sử dụng để nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nội dung của luận án, từ đó phân chia các nội dung thành các yếu tố cấu thành, để đưa ra xu hướng, bản chất trong nghiên cứu đồng thời hệ thống hóa các nội dung liên quan nghiên cứu và rút ra suy luận logic gắn với đối tượng và mục tiêu nghiên cứu.
Phương pháp so sánh: là phương pháp nghiên cứu để so sánh giữa các vấn đề nghiên cứu, đưa ra những nội dung khác biệt, ưu điểm, hạn chế từ đó đúc rút hỗ trợ cho việc tiến tới mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
Phương pháp tư duy logic: để suy luận, kết nối các đánh giá, hệ thống các nội dung nghiên cứu để đưa ra những suy luận phản ánh nội dung và đặc điểm của vấn đề, củng cố cho nội dung nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu thực chứng: dùng những minh chứng, tình hình thực tiễn để thuyết minh cho những lý luận nghiên cứu đảm bảo tính logic, hệ thống trong toàn bộ công trình nghiên cứu.
5. Các đóng góp của đề tài
Luận án đã hệ thống hóa, phân tích và phát triển thêm nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về đào tạo nghề, đào tạo nghề chất lượng cao và các giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao.
Phân tích đánh giá kinh nghiệm quốc tế về giải pháp tài chính cho đào tạo nghề và bài học có thể vận dụng cho Việt Nam.
Luận án phân tích đánh giá thực trạng làm sáng tỏ những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân của giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao ở Việt Nam giai đoạn 2007-2014. Bám sát bối cảnh, định hướng, mục tiêu phát triển đào tạo nghề và dự báo nhu cầu nguồn nhân lực, vốn đầu tư cho đào tạo nghề chất lượng cao; đề xuất các giải pháp và các điều kiện thực hiện các giải pháp tài chính có cơ sở lý luận và thực tiễn, có tính khả thi nhằm thúc đẩy phát triển đào tạo nghề chất lượng cao đến năm 2020 ở Việt Nam.
6. Kết cấu chung của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được chia làm 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao.
Chương 2: Thực trạng giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao ở Việt Nam.
Chương 3: Hoàn thiện giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao ở Việt Nam.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về tài chính cho giáo dục - đào tạo nói chung và tài chính cho đào tạo nghề nói riêng đã được thực hiện ở nhiều công trình nghiên cứu khác nhau như luận án thạc sỹ, tiến sỹ, các nghiên cứu chuyên sâu, tham luận, bài báo, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cụ thể:
- Năm 2004, tác giả Đặng Văn Du đã thực hiện nghiên cứu và bảo vệ thành công luận án tiến sỹ với đề tài “Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho đào tạo đại học” [7]. Luận án đã phân tích khá sâu sắc về đầu tư tài chính cho đào tạo đại học. Luận án đã xây dựng được hệ thống các tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư tài chính cho giáo dục đại học ở Việt Nam, phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả đầu tài chính thông qua các tiêu chí đã xây dựng, qua đó đưa ra hệ thống các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho đào tạo đại học. Ý tưởng của tác giả ủng hộ việc triển khai “áp giá dịch vụ” đối với cấp giáo dục đại học đến nay mới được Chính phủ bắt đầu thực hiện quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 về cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo lộ trình đến năm 2020.
- Luận án của tác giả Bùi Tiến Hanh (2007), Học viện Tài chính với đề tài: “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam” [16]. Luận án đã phân tích vị trí,vai trò của giáo dục đối với phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia; phân tích, đưa ra quan niệm về xã hội hóa giáo dục và khẳng định tính tất yếu khách quan phải thực hiện xã hội hóa giáo dục ở nước ta trong tiến trình tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để thực hiện thành công xã hội hóa giáo dục, cơ chế quản lý tài chính xã hội hóa giáo dục là điều kiện tất yếu. Tác giả đưa ra vấn đề lý luận về cơ chế quản lý tài chính đối với xã hội hóa giáo dục ở nước ta một cách khá hoàn thiện và chặt chẽ. Trên cơ sở vấn đề lý luận đã nêu, luận án đã đi sâu phân tích đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính đối với xã hội hóa giáo dục ở nước ta những năm trước 2006 và chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu của chính cơ chế này. Trên cơ sở thực trạng và nghiên cứu tham khảo một số bài học kinh nghiệm của các nước trong bối cảnh những yêu cầu, những quan điểm đổi mới cơ chế quản lý tài chính xã hội hóa giáo dục những năm tiếp theo kể từ năm 2007 của Việt Nam, luận án đã đề xuất một hệ thống các giải pháp có tính khả thi cho việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính xã hội hóa giáo dục ở nước ta đến năm 2010 và những năm tiếp theo.
- Luận án của tác giả Phạm Văn Ngọc (2007), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh với đề tài “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Đại học quốc gia trong tình hình đổi mới quản lý tài chính công ở nước ta hiện nay” [23]. Luận án nghiên cứu và hệ thống hoá cơ sở lý luận về cơ chế quản lý tài chính; phân tích đánh giá thực trạng, làm sáng tỏ những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế để trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp về cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đại học như cơ chế huy động nguồn tài chính; cơ chế quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính; quản lý sử dụng tài sản; kiểm tra, giám sát tài chính, xây dựng và tăng cường hệ thống quản trị đối với các trường đại học một cách khá bài bản và chặt chẽ. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của đề tài hẹp, ở một cơ sở đào tạo cụ thể là Đại học quốc gia.
- Luận án của tác giả Trương Anh Dũng (2014), Học viện Tài chính với đề tài "Đổi mới cơ chế quản lý tài chính thúc đẩy phát triển đào tạo nghề đến năm 2020” [9]. Với mục tiêu nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính với đào tạo nghề nói chung, luận án đưa ra lý luận cơ bản và thực trạng về cơ chế quản lý tài chính cho đào tạo nghề. Luận án cũng đã đánh giá sâu sắc được việc huy động các nguồn lực cũng như phân phối sử dụng tài chính cho đào tạo nghề trong thời gian qua để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính cho đào tạo nghề để phát triển dạy nghề trong thời gian tới. Tuy nhiên, luận án đưa ra các nội dung đổi mới cơ chế quản lý tài chính từ khâu huy động đến phân bổ sử dụng cho đào tạo nghề để thúc đẩy phát triển đào tạo nghề nói chung mà không đề cập đến những giải pháp tài chính chuyên sâu cụ thể như cho đào tạo nghề chất lượng cao. Ngoài ra, trong phần thực trạng, luận án chưa đề cập đến nguồn kinh phí cho đào tạo nghề từ vốn ngoài nước (tài trợ của các tổ chức, cá nhân, vay ODA).
- Luận án của tác giả Nguyễn Thu Hương (2014), Đại học kinh tế quốc dân với đề tài “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường Đại học công lập tại Việt Nam” [19]. Luận án đã nghiên cứu một cách hệ thống về chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường Đại học công lập; phân tích đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Thành công nhất của Luận án theo NCS là tác giả đã đề xuất một bộ tiêu chí để xác định các chương trình đào tạo chất lượng cao, trên cơ sở đó đưa ra quan điểm về đổi mới cơ chế quản lý tài chính khá phù hợp. 
- Đề tài cấp Bộ do Viện Nghiên cứu Khoa học dạy nghề (2014) [44], Tổng cục dạy nghề với đề tài “Một số giải pháp đầu tư đồng bộ phát triển nghề trọng điểm”. Đề tài tập trung nghiên cứu khung phương pháp luận xác định nghề trọng điểm bao gồm hệ thống các tiêu chí, chỉ tiêu, quy trình và phương pháp triển khai đầu tư đồng bộ các nghề trọng điểm và đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi về đầu tư đồng bộ phát triển các nghề trọng điểm phù hợp với bối cảnh và điều kiện của Việt Nam.
Nhìn chung, các công trình nêu trên đều thống nhất cho rằng sản phẩm giáo dục là dịch vụ xã hội, muốn có một sản phẩm tốt, chất lượng thì dịch vụ đó phải được tính đúng, tính đủ chi phí; các đối tượng thụ hưởng dịch vụ phải cùng với ngân sách nhà nước chia sẻ chi phí đào tạo và tiến tới nhà nước chỉ chi trả với những dịch vụ mà xã hội có nhu cầu nhưng khó thực hiện xã hội hóa và dịch vụ cho các đối tượng ưu tiên trong xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều “khoảng trống” từ ... hợp lý giữa các trình độ đào tạo nghề và các trình độ đào tạo khác.
b) Có nhiều cán bộ, giáo viên trong trường tham gia xây dựng, bổ sung, điều chỉnh chương trình dạy nghề.
c) Có các cán bộ ngoài trường, chuyên gia từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tham gia xây dựng, biên soạn chương trình dạy nghề.
3. Tiêu chuẩn 3. Chương trình dạy nghề có mục tiêu rõ ràng, quy định cụ thể chuẩn kiến thức, kỹ năng; phương pháp, hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kết quả học tập.
a) Từng chương trình dạy nghề có mục tiêu được xác định rõ ràng, trong đó quy định cụ thể chuẩn kiến thức, kỹ năng; phương pháp, hình thức đào tạo.
b) Có quy định về cách thức đánh giá kết quả học tập cho từng trình độ đối với mỗi mô-đun, môn học, mỗi nghề.
c) Có các ý kiến đánh giá phản biện của giáo viên, chuyên gia từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về chương trình dạy nghề. 
4. Tiêu chuẩn 4. Chương trình dạy nghề được định kỳ bổ sung, điều chỉnh dựa trên việc tham khảo các chương trình của nước ngoài, cập nhật những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến liên quan đến nghề đào tạo và các ý kiến phản hồi từ người sử dụng lao động, người tốt nghiệp đã đi làm, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
a) Định kỳ bổ sung, điều chỉnh chương trình dạy nghề.
b) Khi bổ sung, điều chỉnh chương trình dạy nghề có tham khảo các chương trình tương ứng của nước ngoài và cập nhật những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến liên quan đến nghề đào tạo.
c) Có các ý kiến nhận xét, đánh giá của người sử dụng lao động, người tốt nghiệp đã đi làm về chương trình dạy nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
5. Tiêu chuẩn 5. Từng chương trình dạy nghề đảm bảo có đủ chương trình mô-đun, môn học, trong đó xác định rõ phương pháp và các yêu cầu về kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
a) Mỗi chương trình dạy nghề có đầy đủ mô-đun, môn học theo mẫu định dạng chung.
b) Mỗi mô-đun, môn học xác định rõ phương pháp và các yêu cầu về kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
c) Có đủ các quyết định phê duyệt, ban hành các chương trình mô-đun, môn học.
6. Tiêu chuẩn 6. Mỗi mô-đun, môn học có đủ giáo trình, tài liệu tham khảo đáp ứng mục tiêu của mô-đun, môn học.
a) Có đủ giáo trình cho các mô-đun, môn học của chương trình dạy nghề.
b) Ít nhất 5 năm/lần các giáo trình được rà soát, biên soạn lại.
c) Mỗi mô-đun, môn học của chương trình dạy nghề có ít nhất 2 tài liệu tham khảo chính.
7. Tiêu chuẩn 7. Giáo trình đáp ứng yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học.
a) Có quy trình tổ chức biên soạn, thẩm định, phê duyệt giáo trình.
b) Có các văn bản phản biện, biên bản nghiệm thu của hội đồng thẩm định nhận xét về mức độ đáp ứng yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học của giáo trình.
c) Định kỳ thu thập những nhận xét đánh giá của giáo viên, chuyên gia từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, người học về chất lượng giáo trình đáp ứng yêu cầu đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học.
8. Tiêu chuẩn 8. Giáo trình dạy nghề cụ thể hoá yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ trong chương trình dạy nghề, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực.
a) Có các biên bản nghiệm thu giáo trình dạy nghề của hội đồng thẩm định nhận xét về mức độ cụ thể hoá các yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ trong chương trình dạy nghề, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực.
b) Định kỳ thu thập ý kiến nhận xét đánh giá của cán bộ, giáo viên, người học về chất lượng giáo trình đáp ứng các yêu cầu cụ thể hoá về nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt trong chương trình dạy nghề.
c) Định kỳ thu thập ý kiến đánh giá của cán bộ, giáo viên, người học về mức độ tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực của giáo trình.
Điều 11. Tiêu chí 6: Thư viện 
Tiêu chí này được đánh giá bởi 3 tiêu chuẩn sau:
1. Tiêu chuẩn 1. Có đủ số lượng giáo trình, tài liệu, sách báo, tạp chí phù hợp với các nghề đào tạo, đáp ứng nhu cầu sử dụng của giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học.
a) Có đủ số lượng, chủng loại giáo trình, sách báo, tài liệu chuyên môn, báo, tạp chí chuyên ngành phù hợp với các nghề đào tạo. Trung bình có 10-15 đầu sách/người học.
b) Các loại sách chuyên môn và giáo trình chính được xuất bản hoặc biên soạn trong những năm gần đây (5 năm đối với giáo trình và từ 3-5 năm đối với sách chuyên môn, chuyên khảo, tài liệu kỹ thuật tùy thuộc vào từng nghề đào tạo).
c) Có phòng đọc thư viện bảo đảm theo tiêu chuẩn (có chỗ ngồi đáp ứng yêu cầu tối thiểu cho 15% sinh viên và 25% cán bộ, giáo viên; diện tích đảm bảo 1,8m2/chỗ đọc và 1,5m2/chỗ đọc đối với thư viện điện tử).
2. Tiêu chuẩn 2. Thư viện được tin học hoá, có các tài liệu điện tử; được nối mạng, liên kết khai thác tài liệu giữa các đơn vị trong trường và ngoài trường.
a) Có hệ thống máy tính, thiết bị phục vụ tin học hóa công tác quản lý của thư viện: cơ sở dữ liệu điện tử, phần mềm quản lý và tra cứu tài liệu.
b) Có mạng nội bộ (LAN), cổng nối mạng Internet; bảo đảm các hệ thống thiết bị hoạt động bình thường, thường xuyên theo chức năng và các quy định tổ chức, hoạt động của thư viện. 
c) Có các thỏa thuận, hợp đồng ký kết trao đổi thông tin, tư liệu với các trường và đơn vị khác.
3. Tiêu chuẩn 3. Có biện pháp khuyến khích người học, giáo viên, cán bộ quản lý khai thác có hiệu quả các tài liệu của thư viện.
a) Có tổ chức giới thiệu thường xuyên, định kỳ tài liệu và sách báo mới cho bạn đọc của thư viện.
b) Có biện pháp tư vấn, hỗ trợ bạn đọc của thư viện (tra cứu, nhân bản, trao đổi, tóm tắt tài liệu).
c) Có tổ chức và duy trì hiệu quả hoạt động mạng lưới cộng tác viên thư viện.
Điều 12. Tiêu chí 7: Cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học 
Tiêu chí này được đánh giá bởi 7 tiêu chuẩn sau:
1. Tiêu chuẩn 1. Địa điểm của trường thuận tiện cho việc đi lại, học tập, giảng dạy của người học, giáo viên, cán bộ quản lý và các hoạt động khác của trường. 
a) Nền đất tốt, cao ráo, không bị úng, ngập; thuận tiện cho cung cấp điện, nước.
b) Bảo đảm khoảng cách an toàn đối với các cơ sở công nghiệp thải ra chất độc hại (tiếng ồn, bụi bặm, chất thải độc, ô nhiễm không khí, nguồn nước); bảo đảm an toàn; yên tĩnh cho giảng dạy và học tập.
c) Phù hợp với quy hoạch chung của khu vực và mạng lưới cơ sở dạy nghề; giao thông thuận tiện.
2. Tiêu chuẩn 2. Khuôn viên được quy hoạch tổng thể và chi tiết, thuận tiện cho các hoạt động của trường.
a) Quy hoạch tổng thể mặt bằng khuôn viên hợp lý, phù hợp với công năng và các yêu cầu giao thông nội bộ, kiến trúc, cảnh quan; bảo đảm chỉ giới quy hoạch, khoảng cách và các giải pháp ngăn cách hợp lý các công trình xây dựng trong và ngoài khuôn viên; mật độ xây dựng công trình từ 20-40%; diện tích cây xanh chiếm khoảng 30-40% diện tích khu đất toàn trường.
b) Có đủ các khối công trình phục vụ nhu cầu đào tạo và các hoạt động của trường (khu hành chính, khu học tập, xưởng thực hành, khu vệ sinh, khu để xe, ký túc xá, khu thể thao, văn hóa, văn nghệ).
c) Bảo đảm quỹ đất trong khuôn viên đáp ứng nhu cầu hoạt động của trường theo quy định; có khả năng mở rộng quỹ đất trong tương lai phù hợp với chiến lược phát triển và theo quy hoạch của cơ quan có thẩm quyền.
3. Tiêu chuẩn 3. Có hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ làm việc và các hoạt động dạy nghề, thực nghiệm, thực hành.
a) Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của trường bảo đảm đáp ứng yêu cầu làm việc và các hoạt động dạy nghề, thực nghiệm, thực hành.
b) Có hệ thống đường giao thông nội bộ, hệ thống điện đáp ứng nhu cầu hoạt động đào tạo, sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt; có hệ thống cấp, thoát nước, xử lý nước thải độc hại, thông gió, phòng cháy, chữa cháy theo quy chuẩn và đáp ứng nhu cầu đào tạo, sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt.
c) Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được quản lý và bảo dưỡng vận hành đúng quy trình, bảo đảm hoạt động đúng chức năng, công suất theo thiết kế. 
4. Tiêu chuẩn 4. Có hệ thống phòng học, giảng đường, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng học chuyên môn hóa đáp ứng quy mô đào tạo theo các nghề, trình độ đào tạo.
a) Có hệ thống phòng học, giảng đường, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng học chuyên môn hóa đáp ứng công tác đào tạo của trường. 
b) Các công trình bảo đảm quy chuẩn xây dựng và các yêu cầu về ngăn cách, vệ sinh, kiến trúc, chiếu sáng, thông gió, quy hoạch nội bộ thuận tiện cho vận chuyển, lắp đặt, vận hành thiết bị. 
c) Các công trình được sử dụng đúng công năng, có quy chế sử dụng, quản lý, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ để bảo đảm hoạt động bình thường.
 5. Tiêu chuẩn 5. Bảo đảm các điều kiện hoạt động cho các xưởng thực hành.
a) Có hệ thống điện, hệ thống cấp, thoát nước chung, riêng cho khu vực xưởng thực hành theo nhu cầu hoạt động thực hành và sinh hoạt, vệ sinh; có hệ thống thu gom rác và phế liệu, chất thải.
b) Trang thiết bị, dụng cụ trong xưởng thực hành được bố trí vị trí hợp lý, an toàn, thuận tiện cho việc đi lại, vận hành, bảo dưỡng và tổ chức hướng dẫn thực hành (theo cả lớp, nhóm và từng cá nhân).
c) Bảo đảm các yêu cầu về mỹ thuật công nghiệp, thẩm mỹ nghề nghiệp và sư phạm (về hình khối, mầu sắc, vật liệu); an toàn và vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường trong quá trình lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng trang thiết bị, dụng cụ trong xưởng thực hành.
6. Tiêu chuẩn 6. Đảm bảo chất lượng và số lượng thiết bị cho thực hành.
a) Các thiết bị đào tạo chính đạt mức tương đương trình độ công nghệ của sản xuất, dịch vụ hiện tại. Bảo đảm chất lượng trang thiết bị, dụng cụ và tài liệu cho các hoạt động thực hành về chủng loại, công năng, các yêu cầu thông số kỹ thuật và mỹ thuật; các yêu cầu về sức khoẻ, vệ sinh và an toàn lao động.
b) Số lượng thiết bị đáp ứng đủ theo quy mô đào tạo, bảo đảm các tỷ lệ theo quy định về: người học/thiết bị thực hành chính, người học/phòng học chuyên môn hóa, người học/bộ dụng cụ, tài liệu học tập theo cá nhân hoặc theo nhóm.
c) Các thiết bị có hồ sơ xuất xứ, năm, nước sản xuất rõ ràng; được quản lý, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ; bảo đảm tính đồng bộ của các trang thiết bị.
7. Tiêu chuẩn 7. Có các kho, phòng bảo quản, lưu giữ với các điều kiện bảo vệ, bảo quản tốt các trang thiết bị, hàng hoá, vật liệu.
a) Có các khu vực bảo quản, lưu giữ chung cho toàn trường và các khu chức năng.
b) Hệ thống khu bảo quản, kho có các điều kiện bảo vệ, bảo quản tốt cho các trang thiết bị, hàng hoá, vật liệu như: mái che, rào ngăn cách, khóa, chiếu sáng, thông gió, chống mốc, ẩm.
 c) Có hệ thống quản lý việc cấp phát, thu nhận trang thiết bị hàng hoá, vật liệu.
Điều 13. Tiêu chí 8: Quản lý tài chính
Tiêu chí này được đánh giá bởi 5 tiêu chuẩn sau:
1. Tiêu chuẩn 1. Trường có đủ nguồn tài chính để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ; tạo được nguồn thu hợp pháp.
a) Đảm bảo định mức kinh phí chi cho đào tạo.
b) Có các nguồn thu hợp pháp từ học phí, lệ phí, liên kết đào tạo, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
c) Các nguồn tài chính được quản lý và phân bổ chi tiêu đúng mục đích, đúng quy định. Có hệ thống hồ sơ, sổ sách về quản lý tài chính theo quy định. 
2. Tiêu chuẩn 2. Công tác lập kế hoạch tài chính, quản lý tài chính được chuẩn hoá, công khai, minh bạch và theo đúng quy định.
a) Có quy chế quản lý tài chính theo quy định của Nhà nước.
b) Kế hoạch tài chính hàng năm được xây dựng theo quy định và được công bố công khai, minh bạch.
c) Có kế hoạch thực hiện việc huy động, phát triển các nguồn lực tài chính.
3. Tiêu chuẩn 3. Dự toán về tài chính được xác định trên cơ sở nghiên cứu kỹ về nhu cầu chi tiêu, những thay đổi về giá cả, các nhu cầu và quy mô đào tạo sắp tới.
a) Có các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu chi tiêu, giá cả thị trường (giá nguyên vật liệu, thiết bị, nhân công) để xây dựng dự trù về tài chính.
b) Có các nghiên cứu, dự báo về nhu cầu, quy mô đào tạo và biến động về giá cả trong 2-5 năm tới; có cơ chế điều chỉnh dự toán kế hoạch tài chính theo các biến động về giá cả thị trường.
c) Có bản dự toán tài chính phản ánh các kết quả nghiên cứu và dự báo trên.
4. Tiêu chuẩn 4. Đảm bảo sự phân bổ, sử dụng tài chính hợp lý, minh bạch, hiệu quả cho các đơn vị và các hoạt động của trường.
a) Phân bổ tài chính hợp lý đáp ứng nhu cầu cơ bản của các đơn vị và các hoạt động chung của trường.
b) Kế hoạch phân bổ tài chính được công bố công khai.
c) Có đánh giá hàng năm về hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính.
5. Tiêu chuẩn 5. Lập dự toán, thực hiện thu chi, thực hiện quyết toán, báo cáo tài chính; quản lý, lưu trữ hồ sơ chứng từ theo chế độ kế toán - tài chính của Nhà nước.
a) Có văn bản dự toán tài chính.
b) Thực hiện thu chi, quyết toán, báo cáo tài chính đúng quy định; có hồ sơ lưu trữ chứng từ theo chế độ kế toán - tài chính của Nhà nước.
c) Định kỳ thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính và được cơ quan có thẩm quyền kiểm toán.
Điều 14. Tiêu chí 9: Các dịch vụ cho người học nghề
Tiêu chí này được đánh giá bởi 3 tiêu chuẩn sau:
1. Tiêu chuẩn 1. Đảm bảo mọi người học có được thông tin đầy đủ về nghề đào tạo, khoá đào tạo và các quy định khác của trường ngay từ khi nhập học.
a) Người học được cung cấp thông tin về chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo, các yêu cầu về chuyên môn cần đạt được của khoá học.
b) Người học được phổ biến đầy đủ về quy chế đào tạo, quy chế thi và kiểm tra, đánh giá, điều kiện xét tốt nghiệp.
c) Người học được phổ biến đầy đủ các nội quy, quy định của trường.
2. Tiêu chuẩn 2. Đảm bảo các điều kiện ăn, ở, chăm sóc sức khoẻ cho người học.
a) Ký túc xá của trường đảm bảo các điều kiện tối thiểu (chỗ ở, điện, nước, vệ sinh, các tiện nghi khác) cho sinh hoạt và học tập cho ít nhất 50% người học.
b) Có nhà ăn hoặc dịch vụ ăn uống phục vụ tốt cho người học.
c) Có dịch vụ y tế chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ người học.
3. Tiêu chuẩn 3. Tổ chức thông tin thị trường lao động và giới thiệu việc làm cho người học.
a) Thường xuyên cung cấp cho người học các thông tin về nghề nghiệp, thị trường lao động và việc làm.
b) Trường tổ chức trợ giúp giới thiệu việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp. 
c) Định kỳ tổ chức hội nghị việc làm cho người học tiếp xúc với các nhà tuyển dụng.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 15. Trách nhiệm của cơ quan quản lý 
Tổng cục Dạy nghề có trách nhiệm: 
a) Xây dựng tài liệu hướng dẫn thực hiện, bao gồm:
- Cụ thể hóa các tiêu chuẩn, chỉ số tương ứng với thang điểm 0, 1, 2 để thống nhất trong đánh giá và cho điểm;
- Hướng dẫn cách đánh giá và cho điểm đối với từng tiêu chuẩn, chỉ số;
- Xây dựng công cụ hỗ trợ cho việc đánh giá.
b) Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý dạy nghề về hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường cao đẳng nghề.
2. Các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương của các Tổ chức chính trị - xã hội có trường cao đẳng nghề trực thuộc; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm đảm bảo những điều kiện cần thiết để các trường cao đẳng nghề phấn đấu đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Điều 16. Trách nhiệm của các trường cao đẳng nghề
Nghiên cứu hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường cao đẳng nghề, lập kế hoạch phấn đấu đạt các tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cho từng giai đoạn./.
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Kim Ngân

File đính kèm:

  • docluan_an_giai_phap_tai_chinh_cho_dao_tao_nghe_chat_luong_cao.doc
  • pdfLA _ Khuong Thi Nhan _nop TVQG.pdf
  • docTT _ Khuong Thi Nhan (nop TVQG)-1.doc
  • pdfTT _ Khuong Thi Nhan _nop TVQG.pdf