Luận án Hiệu quả của các dạng phân đạm trên phát thải N2O, bốc thoát NH3 và năng suất trong canh tác lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long

Phân bón ngày càng được cải tiến để nâng cao hiệu quả sử dụng và giảm tác

hại môi trường, đặc biệt là phân đạm. Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát

hiệu quả của việc bón các dạng phân đạm: urê, urê-nBTPT [N-(n-butyl)

thiophosphoric triamide], NPK viên nén và NPK IBDU (Isobutylidene diurea) trên

sự phát thải khí N2O, sự mất đạm do bốc hơi NH3 và năng suất trong canh tác lúa

ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong nghiên cứu 1, thí nghiệm hòa tan và thủy phân của các dạng phân đạm

được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm. Bên cạnh đó, nghiên cứu 2 thực

hiện thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của các dạng phân đạm đến hàm lượng N trong

nước ruộng và sự phân bố N trong đất sau các đợt bón phân được thực hiện trên

cùng lô thí nghiệm trong nghiên cứu 4. Tiến hành thí nghiệm đồng ruộng trong

nghiên cứu 3 để xác định ảnh hưởng của các dạng phân đạm và chế độ tưới khô

ngập luân phiên lên sự phát thải khí N2O và năng suất lúa tại xã Tường Lộc - huyện

Tam Bình - tỉnh Vĩnh Long. Song song đó, nghiên cứu 3 còn thực hiện khảo sát

ảnh hưởng của các dạng phân đạm đến lượng NH3 bốc thoát trên đất lúa sau các

đợt bón phân (1, 3, 5, 7 ngày sau khi bón). Trong nghiên cứu 4, các thí nghiệm

năng suất lúa và hiệu quả sử dụng đạm của 3 dạng đạm bón với các liều lượng N

bón khác nhau được thực hiện ở điều kiện đồng ruộng tại xã Châu Điền - huyện

Cầu Kè - tỉnh Trà Vinh và xã Mỹ Lộc - huyện Tam Bình - tỉnh Vĩnh Long.

Sự hòa tan của các dạng phân trong nước cho thấy urê và urê-nBTPT tan hết

chỉ sau 1 giờ, phân NPK viên nén tan hết sau 1 ngày, phân NKP IBDU chỉ tan

26,2% sau 3 tháng khi hòa tan trong nước cất ở điều kiện phòng thí nghiệm. Phân

urê, urê-nBTPT và NPK viên nén thủy phân hết sau 8 ngày ủ, tuy nhiên tỷ lệ thủy

phân ở thời điểm 1 ngày sau khi ủ của nghiệm thức urê-nBTPT (39,6%) thấp hơn

ở phân urê (49,3%) cho thấy phân urê-nBTPT có hiệu quả kém trong việc giảm

thủy phân urê. Trong khi đó, phân NPK IBDU có tỷ lệ NH4+-N thủy phân chỉ

17,3% hàm lượng N ban đầu có trong phân sau 2 tháng ủ có thể do 90% đạm trong

IBDU là ở dạng đạm không trong tan trong nước. Kết quả cho thấy sự hòa tan và

thủy phân nhanh của urê, urê-nBTPT và NPK viên nén dễ dẫn đến sự mất đạm

đạm khi bón tuy nhiên NPK viên nén được bón vùi nên NH4+ được đất hấp phụ có

thể giảm mất đạm, phân urê-nBTPT có tác dụng giảm thủy phân urê nhưng hiệu

quả chưa cao.

pdf 199 trang dienloan 11060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Hiệu quả của các dạng phân đạm trên phát thải N2O, bốc thoát NH3 và năng suất trong canh tác lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Hiệu quả của các dạng phân đạm trên phát thải N2O, bốc thoát NH3 và năng suất trong canh tác lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long

Luận án Hiệu quả của các dạng phân đạm trên phát thải N2O, bốc thoát NH3 và năng suất trong canh tác lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long
B GIÁO D O 
I H C C 
VÕ THANH PHONG 
HI U QU C A CÁC D M TRÊN 
PHÁT TH I N2O, B C THOÁT NH3 VÀ 
T TRONG CANH TÁC LÚA 
 NG B NG SÔNG C U LONG 
LU N ÁN TI T 
C - 2017 
ii 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ 
VÕ THANH PHONG 
HIỆU QUẢ CỦA CÁC DẠNG PHÂN ĐẠM TRÊN 
PHÁT THẢI N2O, BỐC THOÁT NH3 VÀ 
NĂNG SUẤT TRONG CANH TÁC LÚA 
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
 NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT 
MÃ NGÀNH: 62 62 01 03 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 
PGs.Ts. NGUYỄN MỸ HOA 
Cần Thơ - 2017 
iii 
LỜI CẢM ƠN 
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGs Ts. Nguyễn Mỹ Hoa, Người đã tận tình 
hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi, đóng góp cho các hoạt động nghiên cứu và 
cho những lời khuyên dạy hết sức quý báu để tôi hoàn thành luận án này. 
Xin gởi lời cảm ơn đặc biệt đến Gs. Ts. Ngô Ngọc Hưng và Ts. Nguyễn Minh 
Đông chia sẻ những kinh nghiệm về thu mẫu NH3 và hỗ trợ thiết bị để tôi tiến hành 
một số thí nghiệm. Lời cảm ơn đặc biệt xin gởi đến Ts. Cao Văn Phụng - Viện Lúa 
Đồng bằng sông Cửu Long, một tổ chức hợp tác của Dự án CLUES đã hướng dẫn kỹ 
thuật lấy mẫu và thực hiện phân tích mẫu N2O. Cũng xin đặc biệt gởi lời cảm ơn đến 
Ts. Nguyễn Xuân Dũ - Trường Đại học Sài Gòn đã hỗ trợ một số thiết bị thí nghiệm. 
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Ban Giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ, 
Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Khoa Sau Đại học, Phòng Quản lý Khoa 
học và các phòng ban của Trường Đại học Cần Thơ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi 
cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường. 
Lời cảm ơn chân thành xin đặc biệt gởi đến: PGs. Ts. Châu Minh Khôi, Ts. Trần 
Văn Dũng, Ths. Nguyễn Văn Quí, Ths. Nguyễn Thị Kim Phượng, Ks. Võ Thị Thu 
Trân, Hà Gia Xương cùng Quý Thầy, Cô, Anh, Chị của Bộ môn Khoa học Đất đã tạo 
điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện các thí nghiệm 
và phân tích. 
Lời cảm ơn cũng xin dành đến: Nguyễn Thị Cà, Lâm Thị Trúc Linh, Trần Thanh 
Khoa, Trần Thanh Phong, Nguyễn Thị Anh Đào, Võ Thành Tâm, Lê Thanh Toàn, 
Thạch Hoa Thi, Nguyễn Hoàng Phương - những người đã cùng tôi trực tiếp thực hiện 
các nghiên cứu này. 
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu và quý Thầy, Cô Trường 
Cao đẳng Cộng đồng Vĩnh Long đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện các nghiên 
cứu. Đặc biệt, gởi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp tại Khoa Nông nghiệp đã hỗ trợ 
tôi thực hiện hoàn thành một số hoạt động nghiên cứu. 
Xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới các anh Thạch Ren, Võ Văn Nhẫn, Phan Văn 
Nhơn là những chủ ruộng đã trực tiếp hỗ trợ ruộng thí nghiệm để tôi tiến hành thực 
nghiệm. 
Trân trọng ghi nhớ tất cả những đóng góp chân tình, sự động viên giúp đỡ nhiệt 
tình của bè bạn và quý anh, chị, em và các sinh viên, học sinh trong quá trình học tập 
và thực hiện các thí nghiệm mà tôi không thể liệt kê hết trong lời cảm ơn này. 
Cuối cùng, xin gửi ân tình tới những người thân, gia đình, đặc biệt là vợ và con 
tôi là nguồn động viên và truyền nhiệt huyết để tôi hoàn thành luận án. 
Võ Thanh Phong 
iv 
TÓM TẮT 
Phân bón ngày càng được cải tiến để nâng cao hiệu quả sử dụng và giảm tác 
hại môi trường, đặc biệt là phân đạm. Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát 
hiệu quả của việc bón các dạng phân đạm: urê, urê-nBTPT [N-(n-butyl) 
thiophosphoric triamide], NPK viên nén và NPK IBDU (Isobutylidene diurea) trên 
sự phát thải khí N2O, sự mất đạm do bốc hơi NH3 và năng suất trong canh tác lúa 
ở Đồng bằng sông Cửu Long. 
Trong nghiên cứu 1, thí nghiệm hòa tan và thủy phân của các dạng phân đạm 
được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm. Bên cạnh đó, nghiên cứu 2 thực 
hiện thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của các dạng phân đạm đến hàm lượng N trong 
nước ruộng và sự phân bố N trong đất sau các đợt bón phân được thực hiện trên 
cùng lô thí nghiệm trong nghiên cứu 4. Tiến hành thí nghiệm đồng ruộng trong 
nghiên cứu 3 để xác định ảnh hưởng của các dạng phân đạm và chế độ tưới khô 
ngập luân phiên lên sự phát thải khí N2O và năng suất lúa tại xã Tường Lộc - huyện 
Tam Bình - tỉnh Vĩnh Long. Song song đó, nghiên cứu 3 còn thực hiện khảo sát 
ảnh hưởng của các dạng phân đạm đến lượng NH3 bốc thoát trên đất lúa sau các 
đợt bón phân (1, 3, 5, 7 ngày sau khi bón). Trong nghiên cứu 4, các thí nghiệm 
năng suất lúa và hiệu quả sử dụng đạm của 3 dạng đạm bón với các liều lượng N 
bón khác nhau được thực hiện ở điều kiện đồng ruộng tại xã Châu Điền - huyện 
Cầu Kè - tỉnh Trà Vinh và xã Mỹ Lộc - huyện Tam Bình - tỉnh Vĩnh Long. 
Sự hòa tan của các dạng phân trong nước cho thấy urê và urê-nBTPT tan hết 
chỉ sau 1 giờ, phân NPK viên nén tan hết sau 1 ngày, phân NKP IBDU chỉ tan 
26,2% sau 3 tháng khi hòa tan trong nước cất ở điều kiện phòng thí nghiệm. Phân 
urê, urê-nBTPT và NPK viên nén thủy phân hết sau 8 ngày ủ, tuy nhiên tỷ lệ thủy 
phân ở thời điểm 1 ngày sau khi ủ của nghiệm thức urê-nBTPT (39,6%) thấp hơn 
ở phân urê (49,3%) cho thấy phân urê-nBTPT có hiệu quả kém trong việc giảm 
thủy phân urê. Trong khi đó, phân NPK IBDU có tỷ lệ NH4+-N thủy phân chỉ 
17,3% hàm lượng N ban đầu có trong phân sau 2 tháng ủ có thể do 90% đạm trong 
IBDU là ở dạng đạm không trong tan trong nước. Kết quả cho thấy sự hòa tan và 
thủy phân nhanh của urê, urê-nBTPT và NPK viên nén dễ dẫn đến sự mất đạm 
đạm khi bón tuy nhiên NPK viên nén được bón vùi nên NH4+ được đất hấp phụ có 
thể giảm mất đạm, phân urê-nBTPT có tác dụng giảm thủy phân urê nhưng hiệu 
quả chưa cao. 
Kết quả cho thấy, lượng NH4+-N trong nước và ở lớp đất 0 - 3 mm ở nghiệm 
thức bón phân urê và urê-nBTPT có khuynh hướng cao ở 1 - 3 ngày đầu sau các 
đợt bón phân và giảm dần sau đó. Trong khi đó, bón NPK viên nén có lượng NH4+ 
trong nước và ở lớp đất 0 - 3 mm duy trì ở mức thấp và ổn định trong suốt giai 
đoạn được khảo sát. Bón NPK viên nén có lượng NH4+ tập trung trong đất cao ở 
độ sâu 5 cm và 10 cm và tại khoảng cách xa viên phân 5 cm. Lượng NH4+ trong 
v 
nước và trong lớp đất mặt ở mức thấp khi bón vùi NPK viên nén góp phần làm 
tăng hiệu quả sử dụng đạm, giảm bốc thoát NH3 và phát thải khí N2O. 
Lượng N2O phát thải của nghiệm thức bón vãi urê, urê-nBTPT cao tập trung 
sau mỗi đợt bón phân và giảm thấp sau đó ở cả hai chế độ tưới. Trong khi đó, 
nghiệm thức bón vùi NPK viên nén và NPK IBDU có lượng N2O phát thải thấp 
trong suốt vụ mặc dù lượng này có gia tăng vào các giai đoạn đất bị khô ở chế độ 
tưới khô ngập luân phiên. Tổng lượng N2O phát thải của nghiệm thức bón urê (2,47 
kgN2O/ha) cao hơn các nghiệm thức urê-nBTPT, NPK viên nén hay NPK IBDU 
(1,67, 1,47 hay 1,29 kgN2O/ha, theo thứ tự). Kết quả này cho thấy các dạng phân 
đạm (urê-nBTPT, NPK viên nén và NPK IBDU) có hiệu quả trong việc giảm phát 
thải N2O từ ruộng lúa góp phần giảm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính. Kết quả 
trên năng suất lúa cho thấy biện pháp tưới khô ngập luân phiên (4,71 tấn/ha) đã 
góp phần tăng năng suất so với cách tưới ngập của nông dân (4,31 tấn/ha) và không 
làm tăng phát thải N2O so với cách tưới ngập của nông dân. Trong khi đó, năng 
suất lúa không khác biệt ý nghĩa giữa các dạng phân đạm so với bón urê. Lượng 
đạm trong rơm và trong hạt cũng như hiệu quả thu hồi đạm ở 2 chế độ nước cũng 
cho kết quả tương tự năng suất. 
Lượng NH3 bốc thoát tăng theo sự gia tăng lượng NH4+ trong nước ruộng sau 
mỗi đợt bón vãi phân urê và urê-nBTPT. Tổng lượng NH3 bốc thoát (trong vòng 1 
- 7 NSKB của cả 3 đợt bón phân) của nghiệm thức bón phân urê, urê-nBTPT, NPK 
viên nén và NPK IBDU tương ứng là 5,94%, 5,82%, 3,77% và 3,14% lượng N 
bón. Trong điều kiện pH đất ở mức thấp, bón phân khi có nước, pH nước ruộng 
chỉ ở mức gần trung tính có thể đã dẫn đến tổng lượng NH3 bốc thoát ở mức thấp 
kể cả khi bón phân đạm urê. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy bón các dạng phân urê-nBTPT và NPK viên 
nén ở lượng 80 kgN/ha chưa làm tăng năng suất (5,80 tấn/ha và 5,77 tấn/ha, theo 
thứ tự so với bón urê (5,17 tấn/ha), bên cạnh đó làm gia tăng năng suất so với bón 
urê ở liều lượng 100 kgN/ha (4,83 tấn/ha). Năng suất lúa đạt cao ở lượng bón 80 
kgN/ha, tương đương bón 100kg N/ha qua 3 vụ canh tác trên đất phèn tiềm tàng 
và đất phù sa ven sông, nên một lần nữa khẳng định liều lượng bón phù hợp cho 
lúa là 80kg N/ha, cần được khuyến cáo để nông dân áp dụng nhằm giảm chi phí 
phân bón và giảm tác động môi trường. Bên cạnh đó, hàm lượng đạm trong rơm 
và trong hạt khi bón phân urê-nBTPT (0,69% và 1,14%) hay phân NPK viên nén 
(0,68% và 1,15%) cho thấy được hiệu quả hấp thu đạm của cây lúa cao hơn so với 
bón phân urê (0,63% và 1,08%) ở lượng bón 80 kgN/ha. 
Từ khóa: Bón vùi, bốc thoát NH3, chất ức chế men thủy phân urê nBTPT, 
hiệu quả sử dụng đạm, năng suất lúa, NH4+ trong đất, phát thải N2O, phân 
IBDU, phân NPK viên nén, tưới khô ngập luân phiên. 
vi 
ABSTRACT 
Effects of different nitrogen fertilizers on nitrous oxide emission, ammonia 
volatilization and rice yield in rice cultivation in the Mekong Delta 
In recent years, fertilizers, especially nitrogen fertilizer, have been improved 
to increase in fertilizer use efficiency and to minimize their negative impact on 
environment. Objective of the study was to investigate the effects of different 
nitrogen fertilizers including: urea, urea-nBTPT [N-(n-butyl) thiophosphoric 
triamide], NPK briquette and NPK IBDU (Isobutylidene diurea) on nitrous oxide 
emission, ammonia volatilization and rice yield in rice cultivation in the Mekong 
Delta. 
The research 1 was conducted in the laboratory to investigate the dissolve 
and hydrolysis of N fertilizer types. Besides, the research 2 investigated the 
concentration of nitrogen in rice floodwater and rice soil following broadcasting 
N fertilizer application in the plots of rice yield studies. Furthermore, the research 
3 not only investigated effects of nitrogen fertilizer types and alternate wetting and 
drying (AWD) irrigation on nitrous oxide emission and rice yield in rice cultivation 
in Tuong Loc commune - Tam Binh district - Vinh Long province but also found 
out the impacts of nitrogen fertilizer types on ammonia volatilization after N 
application (1, 3, 5 and 7 days after fertilization - DAF) in the rice field. In addition, 
the research 4 focused on rice yields and nitrogen use efficiency with 3 N fertilizer 
types with 3 N fertilizer rates. This research was conducted on the rice field in 
Chau Dien commune - Cau Ke district - Tra Vinh province and My Loc commune 
- Tam Binh district - Vinh Long province. 
Results showed that: (1) All of urea concentration in urea fertilizer and urea-
nBTPT fertilizer immediately dissolved in water after an hour meanwhile NPK 
briquette fertilizer went into solution after a day. However, NPK IBDU fertilizer 
only dissolved 26.2% amount of total urea during 3-month incubation. Hydrolysed 
urea in fertilizers: urea, urea-nBTPT and NPK briquette was formed ammonium 8 
days after incubation. The rate of urea hydrolysis from urea-nBTPT fertilizer 
(39.6%) was lower than that from urea fertilizer (49.3%) in 1st day after incubation. 
It is clear that the effective urease inhibitor in urea-nBTPT fertilizer was retarded 
slightly by the addition of nBPTP. Otherwise, the hydrolysis of IBDU fertilizer 
was very low (17.3%) following 2-month incubation due to 90% of the N in water-
insoluble form. The fast rate of urea solution and hydrolysis were formed the high 
amount of ammoniacal-N present to potential N loss. NPK briquettes were deeply 
placed so NH4+-N remains in the soil by absorption. 
(2) Concentration of NH4+-N in floodwater and in topsoil (0-3 mm from 
surface) tended to higher in broadcast application prill urea treatment and urea-
nBTPT treatment during the initial 1-3 DAF and gradually decrease then. 
Meanwhile, NH4+ concentration in floodwater and 0-3 mm topsoil in the case of 
NPK briquette treatments were low and remained during the stage of the survey. 
vii 
Deep placement of NPK briquette treatment had higher NH4+ at 5 cm and 10 cm 
depth; and 5 cm away from placement site. Deep placement of NKP briquette 
reduced NH4+ in foodwater and topsoil. This not only improves nitrogen use 
efficiency in rice cultivation but also minimizes N loss resulting from ammonia 
volatilization and nitrous oxide emission. 
(3) Concentration of N2O increased following broadcasting fertilizer 
application in treatments of urea and urea-nBTPT and was lower thereafter in both 
farmers' practice (FP) and AWD irrigations. In treatments of NPK briquette and 
NPK IBDU, N2O fluxes maintained low during rice season although the fluxes 
increased in stages of soil drainage under AWD regime. Cumulative N2O 
emissions of urea-nBTPT, NPK briquette or NPK IBDU treatments (1.67, 1.47 or 
1.29 kgN2O.ha-1, respectively) were significantly lower than that of urea treatment 
(2.47 kgN2O.ha-1). AWD treatment had higher rice yields (4.71 t.ha-1) than FP 
treatment (4.31 t.ha-1). The result suggested that application of urea-nBTPT, NPK 
briquette and NPK IBDU was effective in mitigating N2O emission in rice fields 
which contributes to attenuate the greenhouse effect. Meanwhile, rice yields of the 
new fertilizer type treatments were not significantly different with that of urea 
treatment. 
High NH4+ concentration in floodwater after top-dressing application of urea 
and urea-nBTPT enhanced NH3 volatilization. The N losses by NH3 volatilization 
over the first 7-day period after 3 fertilizer applications for urea, urea-nBTPT, NPK 
briquette and NPK IBDU were 5.94%, 5.82%, 3.77% and 3.14% of the applied N, 
respectively. This study revealed small NH3 volatilization loss was affected by low 
soil pH, irrigation before fertilizer application and low pH in floodwater, 
particularly broadcasting prill urea. 
(4) The application of urea-nBTPT and NPK briquette at the rate of 80 
kgN.ha-1 did not increase rice yields (5.80 t.ha-1 and 5.77 t.ha-1, respectively) 
compared with urea treatment (5.17 t.ha-1) but those yields were higher than those 
of urea treatment at the rate of 100 kgN.ha-1 (4.83 t.ha-1). Rice yields of nitrogen 
fertilizer types with 3 crop seasons were high at the rate of 80 and 100 kgN.ha-1 on 
the potential acid sulphate soil and the Mekong river alluvial soil. Therefore, the 
rate of 80 kgN.ha-1 should be encouraged to reduce both fertilizer costs and 
environmental impact. Besides, plant and grain N uptake were significantly higher 
in nBTPT-treated urea (0.69% and 1.14%) and NPK briquette (0.68% and 1.15%) 
than in urea (0.63% and 1.08%) at the rate of 80 kgN.ha-1. 
Keywords: Alternate wetting and drying irrigation, ammonia volatilization, 
ammonium in soil, fertilizer deep placement, IBDU fertilizer, nitrogen use 
efficiency, nitrous oxide emission, NPK briquette, rice yield, urease inhibitor 
nBTPT. 
viii 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu mà chính tôi ... 31,5 37,0 31,6 - 31,5 33,7 
 Đợt 3 (40 NSKS) 
 1 NSKB 3 NSKB 5 NSKB 7 NSKB 
 Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều 
Urê 31,6 37,3 30,2 36,1 31,6 36,5 32,2 36,4 
Urê-nBTPT 31,6 36,8 30,0 35,5 30,7 36,5 31,8 35,6 
NPK viên nén 32,8 32,8 31,3 33,6 30,1 32,4 32,3 35,8 
NPK IBDU 32,3 33,3 32,0 35,2 30,4 32,9 34,3 35,8 
Ghi chú: IBDU: Isobutidene diurea. nBTPT: n-butyl thiphosphoric triamide. NSKB: Ngày sau khi bón 
phân. NSKS: Ngày sau khi sạ. 
5.2 Hàm lượng ammonium hòa tan trong nước ruộng 
5.2.1 Hàm lượng NH4+ hòa tan trong nước của thời kỳ bón phân thứ nhất 
Nghiệm thức 
 mgNH4
+-N/l 
11NSKS 13NSKS 15NSKS 17NSKS 
Urê 7,9a 4,9 4,4 1,5 
Urê-nBTPT 
NPK viên nén 
NPK IBDU 
6,6ab 
2,8b 
2,5b 
5,9 
4,1 
4,2 
4,3 
4,1 
2,6 
1,3 
1,9 
2,5 
F-tính 
CV (%) 
** 
30,0 
ns 
21,0 
ns 
30,5 
ns 
34,4 
 170 
5.2.2 Hàm lượng NH4+ hòa tan trong nước của thời kỳ bón phân thứ hai 
5.3 Số liệu bốc thoát ammonia 
5.3.1 Lượng NH3 bốc thoát của các dạng phân đạm 
Nghiệm thức 
 mg NH3-N/m
2/ngày 
Thời kỳ bón phân thứ 1 
(10NSKS) 
Thời kỳ bón phân thứ 2 
(20NSKS) 
Thời kỳ bón phân thứ 3 
(40NSKS) 
11 13 15 17 21 23 25 27 41 43 45 47 
Urê 57,7 14,4 10,1 6,4 78,2 21,7 20,2 5,1 9,3 12,8 5,2 4,8 
Urê-nBTPT 24,5 19,8 14,7 9,9 79,0 32,1 20,4 12,6 8,7 12,5 7,3 5,0 
NPK viên nén 31,9 26,5 16,2 15,5 18,7 9,4 18,7 10,2 6,0 4,2 3,9 5,5 
NPK IBDU 9,0 8,2 10,7 6,9 36,4 9,3 18,5 9,6 7,0 8,6 5,4 9,0 
5.3.2 Tổng lượng NH3 bốc thoát của các dạng phân đạm 
Nghiệm thức Lặp lại Tổng lượng NH3 bốc thoát (kg NH3-N/ha) 
Giai đoạn bón 
phân thứ 1 
Giai đoạn bón 
phân thứ 2 
Giai đoạn bón 
phân thứ 3 
Tổng 
Urê 
1 0,6 1,9 0,4 2,9 
2 2,9 3,8 0,6 7,3 
3 1,6 1,7 0,8 4,1 
Urê-nBTPT 
1 0,8 2,2 0,8 3,8 
2 1,7 2,4 0,5 4,6 
3 1,3 3,7 0,6 5,6 
NPK viên nén 
1 1,7 0,5 0,2 2,4 
2 1,5 0,7 0,4 2,6 
3 1,8 1,9 0,5 4,2 
NPK IBDU 
1 0,5 2,1 0,6 3,2 
2 1,0 1,3 0,5 2,8 
3 0,5 0,7 0,4 1,6 
NSKS: Ngày sau khi sạ 
Nghiệm thức 
 mgNH4
+-N/l 
21NSKS 23NSKS 25NSKS 27NSKS 
Urê 10,9a 8,7a 4,1 1,9 
Urê-nBTPT 
NPK viên nén 
NPK IBDU 
9,9a 
2,3b 
2,3b 
8,8a 
3,4b 
3,9b 
6,9 
3,4 
3,7 
1,5 
1,7 
1,8 
F-tính 
CV (%) 
** 
32,5 
** 
13,2 
ns 
30,0 
ns 
33,1 
 171 
PHỤ LỤC 6 
NĂNG SUẤT LÚA, LƯỢNG ĐẠM TRONG RƠM VÀ TRONG HẠT, 
 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẠM VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ 
6.1 Năng suất lúa 
6.1.1 Năng suất lúa thí nghiệm tại xã Châu Điền - huyện Cầu Kè - tỉnh Trà Vinh 
vụ đông xuân 2012/2013 
Lượng đạm 
(kg/ha) 
Năng suất lúa (tấn/ha) 
Lặp lại I Lặp lại II Lặp lại III Lặp lại IV Trung bình 
0 3,32 2,78 2,89 2,47 2,86 
 Urê 
60 3,60 4,03 4,44 3,54 3,90 
80 4,43 4,52 5,87 5,42 5,06 
100 5,37 4,43 5,61 6,12 5,38 
 Urê-nBTPT 
60 4,32 5,08 4,97 4,43 4,70 
80 6,15 5,63 6,20 5,30 5,82 
100 4,27 5,69 5,63 4,22 4,95 
 NPK viên nén 
60 3,63 3,56 4,08 4,48 3,93 
80 5,96 4,98 6,29 4,46 5,42 
100 5,69 6,33 4,35 6,21 5,64 
6.1.2 Bảng ANOVA năng suất lúa thí nghiệm tại xã Châu Điền - huyện Cầu Kè - tỉnh 
Trà Vinh vụ đông xuân 2012/2013 
6.1.3 Năng suất lúa thí nghiệm tại xã Châu Điền - huyện Cầu Kè - tỉnh Trà Vinh 
vụ hè thu 2013 
Lượng đạm 
(kg/ha) 
Năng suất lúa (tấn/ha) 
Lặp lại I Lặp lại II Lặp lại III Lặp lại IV Trung bình 
0 2,52 2,85 3,15 3,19 2,93 
 Urê 
60 3,75 3,91 4,10 4,08 3,96 
80 3,95 4,21 4,09 4,15 4,10 
100 3,86 4,39 4,46 4,65 4,34 
 Urê-nBTPT 
60 4,49 3,37 4,05 4,21 4,03 
80 4,11 4,71 4,43 4,4 4,41 
100 4,74 5,11 5,14 4,79 4,95 
 NPK viên nén 
60 3,83 3,87 3,56 3,59 3,71 
80 3,84 4,26 4,08 4,43 4,15 
100 4,20 4,06 4,84 5,14 4,56 
Nguồn biến động 
Độ tự 
do 
Tổng bình 
phương 
Trung bình 
bình phương 
F-tính 
Mức ý 
nghĩa 
Lặp lại 3 1,7282 0,5845 0,64 0,593 
Nghiệm thức 9 18,4383 2,0487 2,26 0,050 
Sai số 26 23,5629 0,0963 
Tổng 38 43,7294 
 172 
6.1.4 Bảng ANOVA năng suất lúa thí nghiệm tại xã Châu Điền - huyện Cầu Kè - tỉnh 
Trà Vinh vụ hè thu 2013 
6.1.5 Ảnh hưởng các liều lượng và dạng N bón đến màu sắc lá qua các giai đoạn sinh 
trưởng 
Nhân tố 
Màu sắc lá 
20 NSKS 40 NSKS 60 NSKS 
Liều lượng 
đạm bón 
 (A) 
60N 3,48 3,53 3,52b 
80N 3,54 3,63 3,61a 
100N 3,63 3,53 3,68a 
Dạng phân 
đạm 
(B) 
Urea thường 3,58 3,49b 3,63 
NPK viên nén 3,58 3,73a 3,62 
Urea nBTPT 3,51 3,48b 3,57 
F(A) ns ns ** 
F(B) ns ** ns 
F(AxB) ns ns ns 
Ghi chú: Trong cùng một cột các số có ký tự theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa, ở mức ý nghĩa 5% 
Nguồn: Võ Thành Tâm, 2014. “Hiệu quả của các dạng phân đạm trên năng suất lúa trồng trên đất phù 
sa ở Xã Châu Điền, Huyện Cầu Kè, Tỉnh Trà Vinh”. Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Khoa 
Học Đất, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. 
6.1.6 Năng suất lúa thí nghiệm tại xã Mỹ Lộc - huyện Tam Bình - tỉnh Vĩnh Long 
vụ đông xuân 2013/2014 
Lượng đạm 
(kg/ha) 
Năng suất lúa (tấn/ha) 
Lặp lại I Lặp lại II Lặp lại III Lặp lại IV Trung bình 
0 5,83 5,81 5,70 5,29 5,66 
 Urê 
60 6,28 6,83 5,29 6,98 6,35 
80 6,14 7,78 8,36 6,69 7,24 
100 7,93 5,14 7,24 7,13 6,86 
 Urê-nBTPT 
60 6,19 7,36 6,63 6,96 6,79 
80 6,52 7,83 7,05 7,30 7,18 
100 5,81 6,72 8,64 7,14 7,08 
 NPK viên nén 
60 7,47 6,44 7,02 7,38 7,08 
80 6,60 8,03 7,96 6,78 7,34 
100 8,20 7,11 6,34 7,36 7,25 
Nguồn biến động 
Độ tự 
do 
Tổng bình 
phương 
Trung bình 
bình phương 
F-tính 
Mức ý 
nghĩa 
Lặp lại 3 0,63802 0,21267 2,65 0,069 
Nghiệm thức 9 10,52436 1,16937 14,56 0,000 
Sai số 27 2,16818 0,08030 
Tổng 39 13,33056 
 173 
6.1.7 Bảng ANOVA năng suất lúa thí nghiệm tại xã Mỹ Lộc - huyện Tam Bình - tỉnh 
Vĩnh Long vụ đông xuân 2013/2014 
6.1.8 Bảng ANOVA năng suất lúa giữa các dạng phân đạm với các liều lượng đạm 
bón qua 3 vụ thí nghiệm 
6.2 Hàm lượng đạm trong rơm và trong hạt 
6.2.1 Hàm lượng đạm tổng số trong rơm thí nghiệm tại xã Châu Điền - 
huyện Cầu Kè - tỉnh Trà Vinh vụ đông xuân 2012/2013 
Lượng đạm 
(kg/ha) 
Hàm lượng đạm tổng số trong rơm (%) 
Lặp lại I Lặp lại II Lặp lại III Trung bình 
0 0,53 0,52 0,47 0,51 
 Urê 
60 0,49 0,63 0,58 0,57 
80 0,60 0,62 0,59 0,60 
100 0,53 0,54 0,60 0,56 
 Urê-nBTPT 
60 0,58 0,57 0,56 0,57 
80 0,64 0,70 0,64 0,66 
100 0,63 0,68 0,66 0,66 
 NPK viên nén 
60 0,52 0,56 0,59 0,56 
80 0,64 0,59 0,68 0,64 
100 0,59 0,60 0,58 0,59 
Nguồn biến động 
Độ tự 
do 
Tổng bình 
phương 
Trung bình 
bình phương 
F-tính 
Mức ý 
nghĩa 
Lặp lại 3 0,5500 0,1833 0,26 0,850 
Nghiệm thức 9 9,7570 1,0841 3,562 0,017 
Sai số 27 18,7222 0,6934 
Tổng 39 29,0291 
Nguồn biến động 
Độ tự 
do 
Tổng bình 
phương 
Trung bình 
bình phương 
F-tính 
Mức ý 
nghĩa 
Vụ mùa 2 176,6632 88,3316 279,52 0,000 
Lặp lại(Vụ mùa) 9 2,5685 0,2854 0,90 0,527 
Nghiệm thức 9 45,9696 5,1077 16,16 0,000 
Vụ mùa * Nghiệm thức 18 7,8433 0,4357 1,38 0,165 
Sai số 81 25,5972 0,3160 
Tổng 119 20,4697 
 174 
6.2.2 Hàm lượng đạm tổng số trong hạt thí nghiệm tại xã Châu Điền - 
huyện Cầu Kè - tỉnh Trà Vinh vụ đông xuân 2012/2013 
Lượng đạm 
(kg/ha) 
Hàm lượng đạm tổng số trong hạt (%) 
Lặp lại I Lặp lại II Lặp lại III Trung bình 
0 0,99 0,93 0,99 0,97 
 Urê 
60 1,12 1,19 1,15 1,16 
80 1,07 1,11 1,11 1,09 
100 1,11 1,06 1,11 1,09 
 Urê-nBTPT 
60 1,28 1,25 1,31 1,28 
80 1,31 1,12 1,28 1,24 
100 1,19 1,15 1,18 1,17 
 NPK viên nén 
60 1,14 1,12 1,17 1,14 
80 1,13 1,26 1,26 1,22 
100 1,23 1,18 1,05 1,15 
6.2.3 Hàm lượng đạm tổng số trong rơm thí nghiệm tại xã Châu Điền - 
huyện Cầu Kè - tỉnh Trà Vinh vụ hè thu 2013 
Lượng đạm 
(kg/ha) 
Hàm lượng đạm tổng số trong rơm (%) 
Lặp lại I Lặp lại II Lặp lại III Trung bình 
0 0,60 0,48 0,57 0,55 
 Urê 
60 0,68 0,61 0,64 0,64 
80 0,69 0,60 0,64 0,64 
100 0,76 0,65 0,61 0,67 
 Urê-nBTPT 
60 0,83 0,61 0,73 0,72 
80 0,97 0,71 0,69 0,79 
100 0,85 0,68 0,77 0,77 
 NPK viên nén 
60 0,69 0,69 0,67 0,68 
80 0,85 0,59 0,73 0,72 
100 0,71 0,73 0,83 0,76 
6.2.4 Hàm lượng đạm tổng số trong hạt thí nghiệm tại xã Châu Điền - 
huyện Cầu Kè - tỉnh Trà Vinh vụ hè thu 2013 
Lượng đạm 
(kg/ha) 
Hàm lượng đạm tổng số trong hạt (%) 
Lặp lại I Lặp lại II Lặp lại III Trung bình 
0 1,04 0,97 0,96 0,99 
 Urê 
60 1,04 1,00 0,96 1,00 
80 1,01 0,93 0,97 0,97 
100 0,99 1,12 1,01 1,04 
 Urê-nBTPT 
60 1,02 1,03 1,03 1,02 
80 1,10 1,05 1,10 1,08 
100 1,07 1,02 1,05 1,05 
 NPK viên nén 
60 1,11 1,04 0,96 1,04 
80 1,05 1,11 1,02 1,06 
100 1,14 0,97 1,07 1,06 
 175 
6.2.5 Hàm lượng đạm tổng số trong rơm thí nghiệm tại xã Mỹ Lộc - 
huyện Tam Bình - tỉnh Vĩnh Long vụ đông xuân 2013/2014 
Lượng đạm 
(kg/ha) 
Hàm lượng đạm tổng số trong rơm (%) 
Lặp lại I Lặp lại II Lặp lại III Trung bình 
0 0,51 0,50 0,52 0,51 
 Urê 
60 0,55 0,54 0,55 0,55 
80 0,59 0,59 0,58 0,59 
100 0,59 0,60 0,59 0,59 
 Urê-nBTPT 
60 0,58 0,57 0,59 0,58 
80 0,60 0,61 0,61 0,61 
100 0,61 0,63 0,62 0,62 
 NPK viên nén 
60 0,56 0,58 0,57 0,57 
80 0,61 0,62 0,63 0,62 
100 0,63 0,62 0,63 0,63 
6.2.6 Hàm lượng đạm tổng số trong hạt thí nghiệm tại xã Mỹ Lộc - 
huyện Tam Bình - tỉnh Vĩnh Long vụ đông xuân 2013/2014 
Lượng đạm 
(kg/ha) 
Hàm lượng đạm tổng số trong hạt (%) 
Lặp lại I Lặp lại II Lặp lại III Trung bình 
0 0,98 0,98 0,99 0,98 
 Urê 
60 1,05 1,06 1,06 1,06 
80 1,12 1,11 1,10 1,11 
100 1,12 1,13 1,12 1,12 
 Urê-nBTPT 
60 1,10 1,05 1,13 1,09 
80 1,20 1,21 1,20 1,21 
100 1,25 1,26 1,25 1,25 
 NPK viên nén 
60 1,06 1,08 1,05 1,06 
80 1,18 1,11 1,19 1,16 
100 1,20 1,25 1,28 1,24 
6.2.7 Bảng ANOVA hàm lượng đạm tổng số trong rơm giữa các dạng phân đạm với 
các liều lượng đạm bón qua 3 vụ thí nghiệm 
Nguồn biến động 
Độ tự 
do 
Tổng bình 
phương 
Trung bình 
bình phương 
F-tính 
Mức ý 
nghĩa 
Vụ mùa 2 0,232328 0,116164 64,27 0,000 
Lặp lại(Vụ mùa) 9 0,087281 0,014547 8,05 0,000 
Nghiệm thức 9 0,198812 0,022090 12,22 0,000 
Vụ mùa * Nghiệm thức 18 0,037009 0,002056 1,14 0,345 
Sai số 81 0,097603 0,001807 
Tổng 119 0,653034 
 176 
6.2.8 Bảng ANOVA hàm lượng đạm tổng số trong hạt giữa các dạng phân đạm với 
các liều lượng đạm bón qua 3 vụ thí nghiệm 
6.3 Hiệu quả sử dụng đạm 
6.3.1 Bảng ANOVA hiệu quả nông học thí nghiệm tại xã Châu Điền - huyện Cầu Kè 
- tỉnh Trà Vinh vụ đông xuân 2012/2013 
6.3.2 Bảng ANOVA hiệu quả nông học thí nghiệm tại xã Châu Điền - huyện Cầu Kè 
- tỉnh Trà Vinh vụ hè thu 2013 
6.3.3 Bảng ANOVA hiệu quả nông học thí nghiệm tại xã Mỹ Lộc - huyện Tam Bình - 
tỉnh Vĩnh Long vụ đông xuân 2013/2014 
6.3.4 Bảng ANOVA hiệu quả thu hồi đạm thí nghiệm tại xã Châu Điền - huyện Cầu 
Kè - tỉnh Trà Vinh vụ hè thu 2013 
Nguồn biến động 
Độ tự 
do 
Tổng bình 
phương 
Trung bình 
bình phương 
F-tính 
Mức ý 
nghĩa 
Vụ mùa 2 0,240331 0,120166 59,55 0,000 
Lặp lại(Vụ mùa) 9 0,012605 0,002101 1,04 0,409 
Nghiệm thức 9 0,275909 0,030657 15,19 0,000 
Vụ mùa * Nghiệm thức 18 0,162623 0,009035 4,48 0,000 
Sai số 81 0,108961 0,002018 
Tổng 119 0,800430 
Nguồn biến động 
Độ tự 
do 
Tổng bình 
phương 
Trung bình 
bình phương 
F-tính 
Mức ý 
nghĩa 
Lặp lại 3 211,06 73,69 1,21 0,330 
Nghiệm thức 8 1398,81 174,85 2,88 0,020 
Sai số 24 1456,16 60,67 
Tổng 35 2866,04 
Nguồn biến động 
Độ tự 
do 
Tổng bình 
phương 
Trung bình 
bình phương 
F-tính 
Mức ý 
nghĩa 
Lặp lại 3 49,32 16,44 2,14 0,122 
Nghiệm thức 8 174,86 21,86 2,84 0,023 
Sai số 24 184,43 7,68 
Tổng 35 408,61 
Nguồn biến động 
Độ tự 
do 
Tổng bình 
phương 
Trung bình 
bình phương 
F-tính 
Mức ý 
nghĩa 
Lặp lại 3 237,08 79,03 1,29 0,302 
Nghiệm thức 8 119,67 14,96 0,24 0,978 
Sai số 24 1475,36 61,47 
Tổng 35 1832,11 
Nguồn biến động 
Độ tự 
do 
Tổng bình 
phương 
Trung bình 
bình phương 
F-tính 
Mức ý 
nghĩa 
Lặp lại 2 0,00160 0,00080 0,12 0,884 
Nghiệm thức 8 0,10319 0,01290 2,01 0,012 
Sai số 16 0,10290 0,00643 
Tổng 26 0,20769 
 177 
6.4 So sánh hiệu quả kinh tế giữa các dạng phân đạm 
6.4.1 Hiệu quả kinh tế giữa các dạng phân đạm thí nghiệm tại xã Châu Điền - huyện 
Cầu Kè - tỉnh Trà Vinh 
STT Chỉ tiêu ĐVT Urê Urê-nBTPT NPK viên 
I Tổng chi phí đ/ha 35 867 609 36 962 989 39 494 043 
1 Chi phí trung gian đ/ha 28 727 609 29 822 989 30 674 043 
 Giống đ/ha 3 300 000 3 300 000 3 300 000 
 Phân NPK đ/ha 8 029 043 
 Đạm đ/ha 3 142 609 4 237 989 
 Lân đ/ha 1 720 000 1 720 000 
 Kali đ/ha 1 220 000 1 220 000 
 Thuốc trừ sâu & BVTV đ/ha 9 080 000 9 080 000 9 080 000 
 Làm đất đ/ha 2 000 000 2 000 000 2 000 000 
 Tưới đ/ha 3 325 000 3 325 000 3 325 000 
 Thu hoạch + vận chuyển lúa đ/ha 4 640 000 4 640 000 4 640 000 
 Thủy lợi phí đ/ha 300 000 300 000 300 000 
2 Chi phí lao động (gia đình) đ/ha 7 140 000 7 140 000 8 820 000 
 Sửa đất đ/ha 760 000 760 000 760 000 
 Gieo sạ đ/ha 480 000 480 000 480 000 
 Làm cỏ đ/ha 480 000 480 000 480 000 
 Dặm lúa đ/ha 1 200 000 1 200 000 1 200 000 
 Bón phân đ/ha 720 000 720 000 2 400 000 
 Phun thuốc đ/ha 1 440 000 1 440 000 1 440 000 
 Thăm đồng đ/ha 1 200 000 1 200 000 1 200 000 
 Công khác đ/ha 860 000 860 000 860 000 
3 Khấu hao tài sản đ/ha 
4 Khác đ/ha 
II Thu nhập đ/ha 50 941 000 58 362 000 54 077 000 
1 Vụ đông xuân đ/ha 27 071 000 31 137 000 28 997 000 
 Năng suất kg/ha 5 060 5 820 5 420 
 Giá lúa đ/kg 5 350 5 350 5 350 
2 Vụ hè thu đ/ha 23 870 000 27 225 000 25 080 000 
 Năng suất kg/ha 4 340 4 950 4 560 
 Giá lúa đ/kg 5 500 5 500 5 500 
III Lợi nhuận đ/ha 15 073 391 21 399 011 14 582 957 
IV Hiệu quả đồng vốn lần 0,52 0,72 0,48 
Ghi chú: Số liệu tính cho hai vụ lúa: vụ đông xuân 2012/2013 và vụ hè thu 2013 
Số liệu năng suất lúa trung bình các lô có lượng đạm bón 80 kgN/ha 
 178 
6.4.2 Hiệu quả kinh tế giữa các dạng phân đạm thí nghiệm tại xã Mỹ Lộc - huyện Tam 
Bình - tỉnh Vĩnh Long vụ đông xuân 2013/2014 
STT Chỉ tiêu ĐVT Urê Urê-nBTPT NPK viên 
I Tổng chi phí đ/ha 19 071 932 19 663 780 20 533 121 
1 Chi phí trung gian đ/ha 15 451 932 16 043 780 16 073 121 
 Giống đ/ha 1 650 000 1 650 000 1 650 000 
 Phân NPK đ/ha 3 873 121 
 Đạm đ/ha 1 363 043 1 954 891 
 Lân đ/ha 1 195 556 1 195 556 
 Kali đ/ha 693 333 693 333 
 Thuốc trừ sâu & BVTV đ/ha 5 330 000 5 330 000 5 330 000 
 Làm đất đ/ha 2 000 000 2 000 000 2 000 000 
 Tưới đ/ha 500 000 500 000 500 000 
 Thu hoạch + v.chuyển lúa đ/ha 2 420 000 2 420 000 2 420 000 
 Thủy lợi phí đ/ha 300 000 300 000 300 000 
2 Chi phí lao động đ/ha 3 620 000 3 620 000 4 460 000 
 Sửa đất đ/ha 380 000 380 000 380 000 
 Gieo sạ đ/ha 240 000 240 000 240 000 
 Làm cỏ đ/ha 240 000 240 000 240 000 
 Dặm lúa đ/ha 600 000 600 000 600 000 
 Bón phân đ/ha 360 000 360 000 1 200 000 
 Phun thuốc đ/ha 720 000 720 000 720 000 
 Thăm đồng đ/ha 600 000 600 000 600 000 
 Công khác đ/ha 480 000 480 000 480 000 
3 Khấu hao tài sản đ/ha 
4 Khác đ/ha 
II Thu nhập đ/ha 41 630 000 41 285 000 42 205 000 
1 Vụ đông xuân đ/ha 41 630 000 41 285 000 42 205 000 
 Năng suất kg/ha 7 240 7 180 7 340 
 Giá lúa đ/kg 5 750 5 750 5 750 
III Lợi nhuận đ/ha 22 558 068 21 621 220 21 671 879 
IV Hiệu quả đồng vốn lần 1,46 1,35 1,35 
Ghi chú: Năng suất lúa trung bình các lô có lượng đạm bón 80kgN/ha 
s 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_hieu_qua_cua_cac_dang_phan_dam_tren_phat_thai_n2o_bo.pdf
  • docThongtinLuanan-EN.doc
  • docThongtinLuanan-VN.doc
  • pdfTomtatLuanan-EN.pdf
  • pdfTomtatLuanan-VN.pdf