Luận án Mô hình vận hành điều tiết thời gian thực thời kỳ mùa lũ hệ thống hồ chứa trên sông Vu gia – Thu Bồn

Trên hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn hiện có nhiều hồ chứa đã, đang và sẽ

được xây dựng trên thượng nguồn (A Vương, sông Bung 2, Sông Bung 4, ĐăkMi 4,

sông Tranh ). Theo quy hoạch các hồ chứa này có nhiệm vụ phát điện là chính nên

phần dung tích dành cho cắt giảm lũ hạ du không lớn.

Sau khi có thêm các hồ chứa thượng nguồn chế độ lũ và ngập lụt hạ du sẽ bị

ảnh hưởng điều tiết của các hồ chứa này. Nếu có chế độ vận hành hợp lý sẽ có tác

động tích cực đối với vùng hạ du và vẫn đảm bảo được mục tiêu phát điện và an

toàn hồ chứa, trong trường hợp ngược lại sẽ có tác động tiêu cực và trong nhiều

trường hợp gây thiệt hại lớn cho vùng hạ du. Trong thực tế đã xảy ra tác động tiêu

cực do ảnh hưởng điều tiết của các hồ chứa thượng nguồn, đó là trường hợp lũ năm

2009 trên sông Vu Gia-Thu Bồn sau khi có hồ A Vương và trường hợp tương tự đối

với trận lũ 2010 trên sông Ba. Trường hợp xả lũ của hồ chứa A Vương, có lưu

lượng xả không vượt lưu lượng đến hồ, nhưng quá trình xả gây “sốc” cho hạ du do

lưu lượng xả tăng đột biến trong một thời gian ngắn. Trường hợp hồ Sông Hinh và

sông Ba Hạ cũng xảy ra tương tự, thậm chí lưu lượng xả còn lớn hơn lưu lượng đến

hồ ở khu vực đỉnh lũ.

Nguyên nhân của những tồn tại này là do các quy trình vận hành hồ chứa đã

ban hành là các quy trình cứng, chưa có các phương án cảnh báo và dự báo lũ phục

vụ vận hành theo thời gian thực cho hệ thống hồ chứa nói trên

pdf 164 trang dienloan 12960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Mô hình vận hành điều tiết thời gian thực thời kỳ mùa lũ hệ thống hồ chứa trên sông Vu gia – Thu Bồn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Mô hình vận hành điều tiết thời gian thực thời kỳ mùa lũ hệ thống hồ chứa trên sông Vu gia – Thu Bồn

Luận án Mô hình vận hành điều tiết thời gian thực thời kỳ mùa lũ hệ thống hồ chứa trên sông Vu gia – Thu Bồn
1 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi là Tô Thúy Nga. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của 
riêng tôi. Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong Luận án là trung thực và chưa 
được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. 
TÁC GIẢ 
2 
LỜI CẢM ƠN 
Đầu tiên tác giả bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, đến các thầy 
hướng dẫn GS. TS. Nguyễn Thế Hùng và GS. TS. Hà Văn Khối đã tận tình hướng 
dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện Luận án. 
Tác giả xin cảm ơn Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng, Ban Đào 
tạo sau Đại học Đại học Đà Nẵng, Khoa Xây dựng Thủy lợi – Thủy điện, Phòng 
Quản lý Sau đại học trường Đại học Bách Khoa đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác 
giả trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành Luận án. 
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô và các bạn đồng 
nghiệp, đã đóng góp nhiều ý kiến thiết thực để tác giả hoàn thiện luận án. 
Cuối cùng, với tình yêu từ đáy lòng, tác giả cảm ơn bố, mẹ, chồng, các anh 
chị, em và hai con của tác giả, những người thân yêu trong gia đình đã luôn ở bên 
cạnh tác giả, động viên tác giả về vật chất và tinh thần để tác giả vững tâm hoàn 
thành luận án của mình. 
TÁC GIẢ 
3 
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Trên hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn hiện có nhiều hồ chứa đã, đang và sẽ 
được xây dựng trên thượng nguồn (A Vương, sông Bung 2, Sông Bung 4, ĐăkMi 4, 
sông Tranh). Theo quy hoạch các hồ chứa này có nhiệm vụ phát điện là chính nên 
phần dung tích dành cho cắt giảm lũ hạ du không lớn. 
Sau khi có thêm các hồ chứa thượng nguồn chế độ lũ và ngập lụt hạ du sẽ bị 
ảnh hưởng điều tiết của các hồ chứa này. Nếu có chế độ vận hành hợp lý sẽ có tác 
động tích cực đối với vùng hạ du và vẫn đảm bảo được mục tiêu phát điện và an 
toàn hồ chứa, trong trường hợp ngược lại sẽ có tác động tiêu cực và trong nhiều 
trường hợp gây thiệt hại lớn cho vùng hạ du. Trong thực tế đã xảy ra tác động tiêu 
cực do ảnh hưởng điều tiết của các hồ chứa thượng nguồn, đó là trường hợp lũ năm 
2009 trên sông Vu Gia-Thu Bồn sau khi có hồ A Vương và trường hợp tương tự đối 
với trận lũ 2010 trên sông Ba. Trường hợp xả lũ của hồ chứa A Vương, có lưu 
lượng xả không vượt lưu lượng đến hồ, nhưng quá trình xả gây “sốc” cho hạ du do 
lưu lượng xả tăng đột biến trong một thời gian ngắn. Trường hợp hồ Sông Hinh và 
sông Ba Hạ cũng xảy ra tương tự, thậm chí lưu lượng xả còn lớn hơn lưu lượng đến 
hồ ở khu vực đỉnh lũ. 
Nguyên nhân của những tồn tại này là do các quy trình vận hành hồ chứa đã 
ban hành là các quy trình cứng, chưa có các phương án cảnh báo và dự báo lũ phục 
vụ vận hành theo thời gian thực cho hệ thống hồ chứa nói trên. 
Hiện nay, nghiên cứu chế độ vận hành hệ thống hồ chứa theo thời gian thực 
chưa được ứng dụng nhiều ở Việt Nam, đặc biệt là các hồ chứa thuộc khu vực miền 
Trung. Do vậy, việc nghiên cứu chế độ vận hành theo thời gian thực có sử dụng mô 
hình cảnh báo, dự báo lũ đối với hệ thống hồ chứa trên sông Vu Gia-Thu Bồn là rất 
cần thiết và có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Đây là vấn đề khoa học cần được 
nghiên cứu ứng dụng không phải chỉ với các hồ chứa trên hệ thống sông Vu Gia-
Thu Bồn mà còn cần thiết với các hệ thống hồ chứa khác thuộc khu vực miền 
4 
Trung. Chính vì vậy, đề tài luận án được chọn để nghiên cứu là : “ Mô hình hình 
vận hành theo thời gian thực thời kỳ mùa lũ hệ thống hồ chứa trên sông Vu Gia-Thu 
Bồn”. 
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án. 
Đề tài này nghiên cứu xây dựng mô hình vận hành hệ thống hồ chứa theo 
thời gian thực thời kỳ mùa lũ và ứng dụng cho hệ thống hồ chứa trên sông Vu Gia – 
Thu Bồn nhằm nâng cao hiệu quả giảm lũ và không gây tác động tiêu cực cho vùng 
hạ du, trong khi vẫn đảm bảo nhiệm vụ phát điện. 
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 
(1) Phân tích, thiết lập bài toán vận hành hệ thống hồ chứa theo thời gian 
thực; 
(2) Nghiên cứu xây dựng mô hình cảnh báo, dự báo lũ đến các hồ chứa trên 
hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn phục vụ vận hành hệ thống; 
(3) Xây dựng mô hình mô phỏng hệ thống trên cơ sở tích hợp các mô hình 
mưa-dòng chảy, điều tiết hồ chứa, diễn toán lũ trên hệ thống sông phục vụ cho bài 
toán vận hành theo thời gian thực cho hệ thống hồ chứa phòng lũ trên sông Vu Gia - 
Thu Bồn, nhằm xác định chế độ vận hành các hồ chứa thỏa mãn hai mục tiêu giảm 
lũ cho hạ du và đảm bảo nhiệm vụ phát điện; 
(4) Đánh giá khả năng ứng dụng trong thực tế vận hành các hồ chứa trên 
sông Vu Gia-Thu Bồn và khả năng ứng dụng cho các hệ thống hồ chứa khác thuộc 
khu vực miền Trung. 
4. Phương pháp nghiên cứu 
(1) Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tổng hợp, phân tích các nghiên cứu 
trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực vận hành hồ chứa theo thời gian thực, từ 
đó xác định hướng tiếp cận khoa học cho bài toán đặt ra. 
(2) Phương pháp phân tích nguyên nhân hình thành: Trên cơ sở phân tích 
đặc điểm mưa và sự hình thành lũ trên hệ thống sông, lựa chọn hoặc thiết lập mô 
hình mô phỏng lũ phục vụ dự báo, cảnh báo lũ và vận hành hệ thống. 
(3) Phương pháp phân tích hệ thống: Ứng dụng các mô hình toán thủy văn, 
5 
thủy lực đánh giá tác động của vận hành hệ thống hồ chứa phòng lũ, từ đó đề xuất 
các kịch bản vận hành hợp lý và hiệu quả, làm cơ sở cho việc vận hành hệ thống hồ 
chứa trên sông Vu Gia – Thu Bồn. 
(4) Phương pháp kế thừa: Kế thừa các nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài: 
các tài liệu đo đạc địa hình lòng dẫn, các báo cáo quy hoạch phòng chống lũ lưu vực 
sông Vu Gia-Thu Bồn, các báo về quy trình vận hành hồ chứa và các tài liệu liên 
quan khác. Trên cơ sở lý thuyết mô hình (NAM, MUSKINGUM), xây dựng mô 
hình mô phỏng lũ MOPHONG-LU cho khu vực thượng du và liên kết với mô hình 
MIKE 11 có sẵn đối với vùng hạ du phục vụ cho bài toán vận hành hệ thống Vu Gia 
–Thu Bồn. 
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 
Ý nghĩa khoa học 
Bài toán vận hành hệ thống hồ chứa theo thời gian thực là bài toán đa dạng 
và phức tạp, cho đến nay các nghiên cứu về lĩnh vực này trên thế giới còn chưa đầy 
đủ, đặc biệt các nghiên cứu này ở Việt Nam còn rất hạn chế. Hiện nay, phương pháp 
vận hành hệ thống hồ chứa phòng lũ mới chỉ được nghiên cứu ứng dụng cho các hồ 
chứa thuộc lưu vực sông Hồng, nhưng vẫn còn những tồn tại và hạn chế nhất định 
và đang được các nhà khoa học phải tiếp tục nghiên cứu. Thực tế quản lý hồ chứa, 
đặc biệt là quản lý lũ và hồ chứa đối với khu vực miền Trung đang rất cần nghiên 
cứu phương pháp vận hành hồ chứa theo thời gian thực nhằm nâng cao hiệu quả cắt 
giảm lũ và xả lũ an toàn cho vùng hạ du đồng thời điện năng mất đi không đáng kể. 
Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu "Mô hình vận hành điều tiết thời gian thực thời kỳ 
mùa lũ hệ thống hồ chứa trên sông Vu Gia – Thu Bồn” sẽ góp phần phát triển 
ngành khoa học vận hành hệ thống hồ thủy lợi tại Việt Nam, cũng như đóng góp 
cho sự phát triển chung của lĩnh vực phát triển nguồn nước trên thế giới. 
Ý nghĩa thực tiễn 
Đề tài này định hướng về giải pháp kỹ thuật với mục tiêu cụ thể là xây dựng 
chương trình tính toán có khả năng hỗ trợ ra quyết định trong việc vận hành điều hệ 
thống hồ chứa phòng lũ. Nghiên cứu bài toán vận hành theo thời gian thực thời kỳ 
6 
mùa lũ đối với sông Vu Gia-Thu Bồn sẽ là cơ sở khoa học cho việc bổ sung các quy 
trình vận hành đã có và cũng là nghiên cứu điển hình có thể xem xét áp dụng cho 
những lưu vực sông khác thuộc khu vực miền Trung. Mô hình mô phỏng mà tác giả 
xây dựng có thể áp dụng cho công tác dự báo lũ và vận hành an toàn các hồ chứa 
phòng lũ trên lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn. 
6. Phương pháp tiếp cận khoa học 
(1) Trên cơ sở lý thuyết và mô hình đã có, xây dựng một mô hình mô phỏng 
dự báo lũ từ mưa và vận hành hệ thống hồ chứa cho vùng thượng du. Mô hình được 
kết nối với khu vực hạ du được mô phỏng bằng mô hình có sẵn MIKE 11. Mô hình 
tính toán điều tiết lũ được liên kết trong mô hình mô phỏng hệ thống theo thời gian 
thực. 
(2) Trên cơ sở mô hình được thiết lập và các kết quả dự báo mưa 3 đến 5 
ngày do Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn cung cấp hàng ngày, sẽ kéo dài thời 
gian dự báo lũ đến 3 đến 5 ngày. Từ đó xem xét các kịch bản vận hành hệ thống hồ 
chứa để khắc phục những hạn chế của quy trình vận hành liên hồ chứa đã ban hành 
do hạn chế về thời gian dự báo lũ. 
(3) Với công cụ mô hình mô phỏng đã thiết lập, xây dựng một quy trình vận 
hành theo thời gian thực nhằm nâng cao hiệu quả cắt giảm lũ, xả lũ an toàn và đảm 
bảo an toàn tích nước cho nhiệm vụ phát điện và cấp nước hạ du. 
7. Những đóng mới của luận án 
(1) Thiết lập được chương trình tính cho mô hình mô phỏng (MOPHONG-
LU) tích hợp được ba mô hình : mô hình mưa dòng chảy, mô hình vận hành hồ 
chứa và diễn toán lũ trong sông cho vùng thượng du sông Vu Gia – Thu Bồn phục 
vụ cho dự báo lũ với thời gian dự kiến từ 3 đến 5 ngày làm cơ sở cho việc xác định 
chế độ vận hành hồ chứa theo thời gian thực. 
(2) Lần đầu tiên xây dựng được phương pháp vận hành hồ chứa theo thời 
gian thực cho hệ thống hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn thời kỳ mùa lũ 
một cách đầy đủ, có khả năng ứng dụng trong thực tế. 
7 
(3) Trên cơ sở nghiên cứu các phương án vận hành hệ thống hồ chứa phòng 
lũ, đã đề xuất phương án tăng dung tích phòng lũ và chế độ vận hành hợp lý nhằm 
nâng cao hiệu quả cắt giảm lũ cho hạ du, với điện năng mất đi không đáng kể là cơ 
sở cho việc bổ sung quy trình liên hồ chứa đã được phê duyệt. 
8. Cấu trúc luận án : 
Ngoài hai phần mở đầu và kết luận, kiến nghị đề tài gồm 4 chương: 
- Chương 1. Tổng quan các nghiên cứu về vận hành hệ thống hồ chứa theo 
thời gian thực. 
- Chương 2. Cơ sở khoa học và thực tiễn thiết lập bài toán vận hành hồ chứa 
theo thời gian thực thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứa trên sông Vu Gia-Thu Bồn. 
- Chương 3. Thiết lập mô hình mô phỏng phục vụ dự báo lũ và vận hành hệ 
thống hồ chứa theo thời gian thực cho hệ thống hồ chứa trên sông Vu Gia – Thu 
Bồn. 
- Chương 4. Đề xuất phương án dung tích phòng lũ và chế độ điều tiết cắt 
giảm lũ hạ du sông Vu Gia – Thu Bồn theo hướng vận hành hệ thống hồ chứa 
phòng lũ theo thời gian thực. 
8 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ VẬN 
HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA THEO THỜI GIAN THỰC 
1.1. Tổng quan các nghiên cứu trong nước 
Vận hành hệ thống hồ chứa là một trong những vấn đề được nhiều cơ quan 
nghiên cứu quan tâm như các Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam, Viện Cơ học, Viện 
Khí tượng Thủy văn, cũng như các trường Đại học trong nước nghiên cứu ứng dụng 
vào thực tiễn hệ thống các hồ chứa ở nước ta. 
Ngày 13/10/2010 Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã ký văn bản số 
1879/QĐ-TTg [6] Phê duyệt danh mục các hồ thủy lợi, thủy điện trên lưu vực sông 
phải xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa. Theo đó, các hồ chứa xây dựng trên 
lưu vực 11 sông đã được ghi trong văn bản này phải xây dựng quy trình vận hành 
liên hồ chứa để thống nhất về việc xả lũ, đảm bảo phát điện, và an toàn cho dân cư 
vùng hạ du. Tuy nhiên, cho đến nay, mới có 5 lưu vực đã được Thủ tướng Chính 
phủ phê duyệt quy trình vận hành liên hồ chứa là: Lưu vực sông Hồng (Sơn La, Hòa 
Bình, Thác Bà và Tuyên Quang); lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn (A Vương, Đăk 
Mi 4, Sông Tranh II); lưu vực sông Ba (An Khê – Kanak, Ayun Hạ, Krông Năng, 
Sông Hinh, Sông Ba Hạ); lưu vực Sê San (Plei Krông, Ialy, Sê San 3, Sê San 3A); 
lưu vực Srêpok (Buôn Tua Sah, Buôn Koup, Srêpok 3 và Srêpok 4). 
Theo tác giả Tô văn Tường đã phân tích [31] về vai trò của quy trình vận 
hành liên hồ khi xả lũ, cũng như chưa có quy định cụ thể nào về xử phạt khi xả sai 
quy trình, ta thấy cần thiết phải có một quy trình vận hành liên hồ. Trận lũ tháng 10 
năm 2010 ở lưu vực sông Ba: một số hồ chứa như sông Ba Hạ, sông Hinh xả lũ mà 
không báo trước cho Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Phú Yên đã dẫn đến tình 
trạng gây lũ nhân tạo, “lũ chồng lên lũ" ở thành phố Tuy Hòa. Sự kiện thủy điện 
An Khê-Kanak (Gia Lai) của Tập đoàn điện lực Việt Nam đột ngột xả lũ vào đêm 
24 rạng ngày 25/5/2011 mới đây gây thiệt hại lớn cho hàng trăm hộ dân huyện 
Kbang, cũng đã xác định hồ thủy điện xả nước sai không theo quy trình vận hành 
nhưng lại khó xử phạt vì chưa có một chế tài rõ ràng. Thực tế, hồ An Khê – Kanăk 
9 
là hồ chứa nằm trong quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba với thời 
gian quy định vận hành từ 1/9 đến 15/12 hàng năm, đây là thời kỳ lũ chính vụ với 
lưu lượng lũ lớn nhất đã quan trắc được tại trạm thủy văn Củng Sơn là 20.700 m3/s 
ngày 4/10/1993 tương ứng với tần suất khoảng 1%. Đợt xả lũ của thủy điện An Khê 
– Kanak vào đêm 24/5 không nằm trong thời gian quy định của quy trình vận hành 
liên hồ chứa, xả không báo trước, không theo quy luật tự nhiên đã gây thiệt hại lớn 
cho nhân dân huyện Kbang cũng là điều dễ hiểu. 
Đối với các hồ chứa thuộc khu vực miền Trung thường chỉ quy định: Khi 
mực nước hồ đã đến mực nước dâng bình thường hoặc mực nước trước lũ, lưu 
lượng xả lũ không được lớn hơn lũ đến. Điều đó thôi chưa đủ vì khi mực nước hồ 
nhỏ hơn mực nước dâng bình thường, hồ có thể tích nước (Qxả =0) đến khi mực 
nước hồ đạt mực nước dâng bình thường sẽ xả lũ với lưu lượng bằng lũ đến. Như 
vậy, sẽ gây hiện tượng “sốc”, cho hạ du vì lưu lượng đột ngột tăng từ 0 đến lưu 
lượng rất lớn, sẽ gây ra sạt lở, thiệt hại cho người và của cho hạ du. Có thể gọi đó là 
“xả lũ không an toàn” cho hạ du. Do đó, cần phải bổ sung thêm các điều về “xả lũ 
an toàn cho hạ du” vào các quy trình vận hành cho các hồ chứa, đặc biệt đối với 
miền Trung lại cần phải chú ý vì địa hình ở đây dốc. Ngoài ra, cần rà soát và bổ 
sung lại các quy trình đã ban hành đối với hệ thống trên sông Ba Hạ, sông Vu Gia-
Thu Bồn (hiện tại đang xây dựng thêm một số hồ mới nữa) với thực trạng dự báo lũ 
như hiện nay, các chủ hồ rất khó vận hành theo đúng quy trình đã ban hành. 
Hiện nay tuy đã có quy trình vận hành của một số các lưu vực sông trên cả 
nước nói chung và lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn nói riêng do Chính phủ ban 
hành, cũng như một số tác giả đã xây dựng quy trình cho các lưu vực sông ở miền 
Trung và Tây Nguyên. Tuy nhiên quy trình vận hành hồ chứa dựa trên dự báo lũ có 
nhiều rủi ro vì khả năng dự báo mưa lớn ở thượng nguồn, mực nước triều ở vùng 
cửa sông khi có bão trên các lưu vực sông còn rất hạn chế. Địa hình miền Trung 
dốc, sông ngắn nên lũ lên rất nhanh, cộng với việc các trạm đo mưa rất thưa nên 
việc dự báo thủy văn khó chính xác. Các hồ chứa thủy điện ở Miền Trung hiện nay 
thì việc tích nước được đầy hồ chứa hay không phụ thuộc vào có lũ về hồ nhiều hay 
10 
ít. Nếu không có lũ thì thường các hồ chứa rất khó khăn trong việc đầy hồ như A 
Vương (2010, và 2012 mực nước hồ cuối mùa lũ lần lượt là 363,4m và 363m so với 
mực nước dâng bình thương là 380m) và tương tự hồ chứa Krông Hnăng mực nước 
hồ cuối mùa lũ 3 năm trở lại đây đều rất thấp và cách rất xa mực nước dâng bình 
thường. Hồ chứa thủy điện A Vương sau trận lũ lịch sử 2009 ngập lụt lớn cho hạ du, 
tuy nhiên sau 3 tháng còn lại của mùa mưa không có lũ, thì cuối mùa mưa mực 
nước hồ chứa  ... à lũ xả hồ Sông Hinh tháng 11 năm 2010. ...... 11 
Hình 1.3: Đường quá trình lũ đến và lũ xả hồ Sông Ba Hạ tháng 11 năm 2010. .... 11 
Hình 2.2: Hệ thống các hồ chứa lớn có nhiệm vụ cắt giảm lũ trên lưu vực sông 
Vu Gia-Thu Bồn................................................................................................... 38 
Hình 2.3: Sơ đồ liên kết giữa các thành phần của bài toán vận hành hệ thống....... 43 
Hình 2.4: Sơ đồ tổng quát quá trình ra quyết định khi vận hành hệ thống hồ 
chứa phòng lũ với dự báo mưa 5 ngày ................................................................. 44 
Hình 2.5: Mẫu một bản tin dự báo định lượng mưa 5 ngày ................................... 47 
Hình 3.1 Minh họa cân bằng hồ chứa theo phương pháp ẩn.................................. 53 
Hình 3.2 Minh họa cân bằng hồ chứa theo phương pháp Explicit (hiện) ............... 53 
Hình 3.3. Cấu trúc mô hình Nam .......................................................................... 60 
Hình 3.4 Sơ đồ tính toán quá trình lưu lượng Q~t cho một lưu vực nhập lưu 
theo đường đơn vị SCS......................................................................................... 65 
Hình 3.5: Sơ đồ tính toán quá trình lưu lượng Q~t bằng mô hình NAM cho một 
lưu vực nhập lưu có N thời đoạn tính toán ............................................................ 66 
Hình 3.6: Sơ đồ diễn toán dòng chảy qua mỗi hồ chứa với số thời đoạn tính 
toán N, thời đoạn tính toán là t ........................................................................... 67 
Hình 3.7: Sơ đồ thiết lập kịch bản vận hành trên cửa sổ màn hình theo nguyên 
tắc “đối thoại người-máy” .................................................................................... 68 
Hình 3.8: Sơ đồ cấu trúc mô hình MOPHONG_LU.............................................. 70 
Hình 3.9a: Sơ đồ xác định bộ thông số của mô hình MOPHONG_LU.................. 71 
Hình 3.9b: Sơ đồ kiểm định mô hình MOPHONG_LU......................................... 72 
Hình 3.10. Sơ đồ lưới trạm khí tượng thủy văn lưu vực Vu Gia- Thu Bồn............ 75 
Hình 3.11. Sơ đồ lưới trạm khí tượng , thủy văn theo quy hoạch .......................... 76 
Hình 3.12: Sơ đồ hệ thống khu vực thượng du sông Vu Gia-Thu Bồn .................. 78 
Hình 3.13: Kết quả hiệu chỉnh trận lũ từ 25-9-. 6/ 10/ 2009 tại trạm thủy văn 
Nông Sơn ............................................................................................................. 82 
Hình 3.14: Kết quả mô phỏng trận lũ từ 25-9=> 6/10/2009 tại trạm thủy văn 
Thành Mỹ............................................................................................................. 82 
Hình 3.15: Kết quả hiệu chỉnh trận lũ từ 25-9=> 6/10/2009 tại hồ chứa A 
Vương (lũ tại A Vương thực đo lấy theo số liệu phục hồi lũ của TĐ A Vương) .... 83 
Hình 3.16: Kết quả kiểm định trận lũ từ đợt ngày 8/11 đến 11/ 11/ 2007 tại trạm 
thủy văn Nông Sơn ............................................................................................... 83 
Hình 3.17: Kết quả kiểm định trận lũ từ 8-11/ 11/ 2007 tại trạm thủy văn Thành 
Mỹ........................................................................................................................ 84 
Hình 3.18. Sơ đồ giải hệ phương trình vi phân đạo hàm riêng Saint-Venant . ....... 86 
Hình 3.19. Sơ đồ giải theo phương pháp ẩn 6 điểm............................................... 86 
Hình 3.20. Sơ đồ giải quyết công trình trong thuật giải của mô hình MIKE11 . .... 88 
Hình 3.21. Sơ đồ hạ lưu mạng lưới sông Vu Gia Thu Bồn.................................... 91 
Hình 3.22. Hiệu chỉnh đường quá trình mực nước tính toán và thực đo tại Hội 
Khách trận lũ 28-9 – 3/10/2009 ............................................................................ 94 
Hình 3.23. Kiểm đinh đường quá trình mực nước tính toán và thực đo tại Hội 
Khách trận lũ 8-11 đến 14/11/2007....................................................................... 94 
Hình 3.24. Hiệu chỉnh đường quá trình mực nước tính toán và thực đo tại Ái 
Nghĩa trận lũ 28-9 – 3/10/2009 ............................................................................ 94 
Hình 3.25 . Kiểm đinh đường quá trình mực nước tính toán và thực đo tại Ái 
Nghĩa trận lũ 8-11 đến 14/11/2007 ...................................................................... 95 
Hình 3.26. Hiệu chỉnh đường quá trình mực nước tính toán và thực đo tại Cẩm 
Lệ trận lũ 28-9 – 3/10/2009 .................................................................................. 95 
Hình 3.27. Kiểm đinh đường quá trình mực nước tính toán và thực đo tại Cẩm 
Lệ trận lũ 8-11 đến 14/11/2007............................................................................. 95 
Hình 3.28. Hiệu chỉnh đường quá trình mực nước tính toán và thực đo tại Giao 
Thủy trận lũ 28-9 – 3/10/2009 ............................................................................. 96 
Hình 3.29. Kiểm đinh đường quá trình mực nước tính toán và thực đo tại Giao 
Thủy trận lũ 8-11 đến 14/11/2007........................................................................ 96 
Hình 3.30. Hiệu chỉnh đường quá trình mực nước tính toán và thực đo tại Câu 
Lâu trận lũ 28-9 – 3/10/2009 ............................................................................... 96 
Hình 3.31. Kiểm đinh đường quá trình mực nước tính toán và thực đo tại Câu 
Lâu trận lũ 8-11 đến 14/11/2007........................................................................... 97 
Hình 3.32 Hiệu chỉnh đường quá trình mực nước tính toán và thực đo tại Hội 
An trận lũ 28-9 – 3/10/2009.................................................................................. 97 
Hình 3.33. Kiểm đinh đường quá trình mực nước tính toán và thực đo tại Hội 
An trận lũ 8-11 đến 14/11/2007 ............................................................................ 97 
Hình 4.1: Đường quá trình lưu lượng đến, lưu lượng xả và mực nước hồ sông 
Tranh 2 - Trận lũ 9/2009- Các phương án PA1-1, PA1-2, PA1-3, PA1-4........... 104 
Hình 4.2: Đường quá trình lưu lượng đến, lưu lượng xả và mực nước hồ 
Đăkmi4 - Trận lũ 9/2009- Các phương án PA1-1, PA1-2, PA1-3, PA1-4 . ........ 105 
Hình 4.3: Đường quá trình lưu lượng đến, lưu lượng xả và mực nước hồ sông 
Bung 4 - Trận lũ 9/2009- Các phương án PA1-1, PA1-2, PA1-3, PA1-4............ 105 
Hình 4.4: Đường quá trình lưu lượng đến, lưu lượng xả và mực nước hồ sông 
Bung2- Trận lũ 9/2009- Các phương án PA1-1, PA1-2, PA1-3, PA1-4 ............. 106 
Hình 4.5: Đường quá trình lưu lượng đến, lưu lượng xả và mực nước hồ A 
Vương - Trận lũ 9/2009- Các phương án PA1-1, PA1-2, PA1-3, PA1-4 ............ 106 
Hình 4.6: Đường quá trình lũ tại Nông Sơn trước và sau khi cắt lũ theo các ....... 107 
Hình 4.7: Đường quá trình lũ tại Thành Mỹ trước và sau khi cắt lũ theo các 
phương án PA1-1, PA1-2, PA1-3, PA1-4 - Trận lũ 9/2009 ................................ 107 
Hình 4.8: Đường quá trình lũ tại hợp lưu sông Bung và A Vương trước và sau 
khi cắt lũ theo các phương án PA1-1, PA1-2, PA1-3, PA1-4 - Trận lũ 9/2009 ... 108 
Hình 4.9: Đường quá trình lũ tại Hội Khách trước và sau khi cắt lũ theo các 
phương án PA1-1, PA1-2, PA1-3, PA1-4 - Trận lũ 9/2009 ................................ 108 
Hình 4.10: Đường quá trình mực nước tại Câu Lâu theo các phương án vận 
hành cắt giảm lũ PA1-1, PA1-2, PA1-3, PA1-4 - Trận lũ 9/2009. ...................... 111 
Hình 4.11: Đường quá trình mực nước tại Ái Nghĩa theo các phương án vận 
hành cắt giảm lũ PA1-1, PA1-2, PA1-3, PA1-4 - Trận lũ tháng 9/ 2009. ............ 111 
Hình 4.12: Đường quá trình mực nước tại Hội Khách theo các phương án vận 
hành cắt giảm lũ PA1-1, PA1-2, PA1-3, PA1-4 - Trận lũ 9 /2009. ..................... 112 
Hình 4.13: Đường quá trình mực nước tại Cẩm Lệ theo các phương án vận 
hành cắt giảm lũ PA1-1, PA1-2, PA1-3, PA1-4 - Trận lũ 9/2009. ...................... 112 
Hình 4.14: Đường quá trình mực nước tại Giao Thủy theo các phương án vận 
hành cắt giảm lũ PA1-1, PA1-2, PA1-3, PA1-4 - Trận lũ 9/ 2009. ..................... 113 
Hình 4.15: Đường quá trình mực nước tại Hội An theo các phương án vận hành 
cắt giảm lũ PA1-1, PA1-2, PA1-3, PA1-4 - Trận lũ 9/ 2009............................... 113 
Hình 4.16: Đường quá trình lưu lượng đến, lưu lượng xả và mực nước hồ sông 
Tranh 2 - Trận lũ 9/2009- Các phương án 2....................................................... 114 
Hình 4.17: Đường quá trình lưu lượng đến, lưu lượng xả và mực nước hồ sông 
Bung 2 - Trận lũ 9/2009- Các phương án 2........................................................ 115 
Hình 4.18: Đường quá trình lưu lượng đến, lưu lượng xả và mực nước hồ sông 
Bung 4 - Trận lũ 9/2009- Các phương án 2........................................................ 115 
Hình 4.19: Đường quá trình lưu lượng đến, lưu lượng xả và mực nước hồ 
Đăkmi4- Trận lũ 9/2009- Các phương án 2........................................................ 116 
Hình 4.20: Đường quá trình lưu lượng đến, lưu lượng xả và mực nước hồ A 
Vương - Trận lũ 9/2009- Các phương án 2 ........................................................ 116 
Hình 4.21: Đường quá trình lũ tại Nông Sơn trước và sau khi cắt lũ theo các 
phương án PA2, - Trận lũ 9/2009..................................................................... 117 
Hình 4.22: Đường quá trình lũ tại Thành Mỹ trước và sau khi cắt lũ theo các 
phương án PA2, - Trận lũ 9/2009..................................................................... 117 
Hình 4.23: Đường quá trình lũ tại hợp lưu Sông Bung và sông A Vương trước 
và sau khi cắt lũ theo các phương án 2, - Trận lũ 9/2009................................... 118 
Hình 4.24: Đường quá trình lũ tại Hội Khách trước và sau khi cắt lũ theo các 
phương án 2, - Trận lũ 9/2009. ......................................................................... 118 
Hình 4.25: Đường quá trình mực nước tại Hội Khách theo các phương án vận 
hành cắt giảm lũ PA2-1, PA2-2, PA2-3, PA2-4, PA2-5 Trận lũ tháng 9/2009..... 120 
Hình 4.26: Đường quá trình mực nước tại Ái Nghĩa theo các phương án vận 
hành cắt giảm lũ PA2-1, PA2-2, PA2-3, PA2-4, PA2-5 - Trận lũ tháng 9 /2009. 121 
Hình 4.27: Đường quá trình mực nước tại Giao Thủy theo các phương án vận 
hành cắt giảm lũ PA2-1, PA2-2, PA2-3, PA2-4, PA2-5 - Trận lũ tháng 9 /2009. 121 
Hình 4.28: Đường quá trình mực nước tại Cẩm Lệ theo các phương án vận 
hành cắt giảm lũ PA2-1, PA2-2, PA2-3, PA2-4, PA2-5- Trận lũ tháng 9 /2009 .. 122 
Hình 4.29: Đường quá trình mực nước tại Câu Lâu theo các phương án vận 
hành cắt giảm lũ PA2-1, PA2-2, PA2-3, PA2-4, PA2-5 - Trận lũ tháng 9 /2009. 122 
Hình 4.30: Đường quá trình mực nước tại Hội An theo các phương án vận 
hành cắt giảm lũ PA2-1, PA2-2, PA2-3, PA2-4, PA2-5. Trận lũ tháng 9 /2009- . 123 
Hình 4.31: Sơ đồ vận hành hệ thống hồ chứa theo thời gian thực từ ngày 26 đến 
29/9/2009. .......................................................................................................... 127 
Hình 4.32: Quá trình lũ đến hồ Sông tranh 2 dự báo tại các thời điểm 7h ngày 
26-29/9 được cập nhật liên tục theo số liệu dự báo mưa...................................... 128 
Hình 4.33: Quá trình lũ đến hồ A Vương dự báo tại các thời điểm 7h ngày 26-
29/9 được cập nhật liên tục theo số liệu dự báo mưa. .......................................... 128 
Hình 4.34: Quá trình lũ đến hồ ĐakMi 4 dự báo tại các thời điểm 7h ngày 26-
29/9 được cập nhật liên tục theo số liệu dự báo mưa. .......................................... 129 
Hình 4.35: Quá trình lũ đến hồ sông Bung 2 dự báo tại các thời điểm 7h ngày 
26-29/9 được cập nhật liên tục theo số liệu dự báo mưa...................................... 129 
Hình 4.36: Quá trình lũ đến hồ sông Bung 4 dự báo tại các thời điểm 7h ngày 
26-29/9 được cập nhật liên tục theo số liệu dự báo mưa...................................... 130 
Hình 4.37: Quá trình xả lũ thủy điện Sông Tranh 2 theo quyết định vận hành tại 
các thời điểm 7h ngày 26-29/9 được cập nhật liên tục theo số liệu dự báo mưa. . 130 
Hình 4.38: Quá trình xả lũ thủy điện A Vương theo quyết định vận hành tại các 
thời điểm 7h ngày 26-29/9 được cập nhật liên tục theo số liệu dự báo mưa. ....... 131 
Hình 4.39: Quá trình xả lũ thủy điện Đakmi4 theo quyết định vận hành tại các 
thời điểm 7h ngày 26-29/9 được cập nhật liên tục theo số liệu dự báo mưa. ....... 131 
Hình 4.40: Quá trình xả lũ thủy điện sông Bung 2 theo quyết định vận hành tại 
các thời điểm 7h ngày 26-29/9 được cập nhật liên tục theo số liệu dự báo mưa. . 132 
Hình 4.41: Quá trình xả lũ thủy điện sômg Bung 4 theo quyết định vận hành tại 
các thời điểm 7h ngày 26-29/9 được cập nhật liên tục theo số liệu dự báo mưa. . 132 
Hình 4.42: Quá trình mực nước hồ thủy điện Sông Tranh 2 theo quyết định vận 
hành tại các thời điểm 7h ngày 26-29/9 được cập nhật liên tục theo số liệu dự 
báo mưa.............................................................................................................. 133 
Hình 4.43: Quá trình mực nước hồ thủy điện A Vương theo quyết định vận 
hành tại các thời điểm 7h ngày 26-29/9 được cập nhật liên tục theo số liệu dự 
báo mưa.............................................................................................................. 133 
Hình 4.44: Quá trình mực nước hồ thủy điện Sông Bung 4 theo quyết định vận 
hành tại các thời điểm 7h ngày 26-29/9 được cập nhật liên tục theo số liệu dự 
báo mưa.............................................................................................................. 134 
Hình 4.45: Quá trình mực nước hồ thủy điện Sông Bung 2 theo quyết định vận 
hành tại các thời điểm 7h ngày 26-29/9 được cập nhật liên tục theo số liệu dự 
báo mưa.............................................................................................................. 134 
Hình 4.46: Quá trình mực nước hồ thủy điện Đakmi4 theo quyết định vận hành 
tại các thời điểm 7h ngày 26-29/9 được cập nhật liên tục theo số liệu dự báo 
mưa. ................................................................................................................... 135 
Hình 4.47: Quá trình lũ tại Nông Sơn trước và sau khi vận hành thử nghiệm...... 135 
Hình 4.48: Quá trình lũ tại Thành Mỹ trước và sau khi vận hành thử nghiệm. .... 136 
Hình 4.49: Quá trình lũ tại hợp lưu Sông Bung và và sau khi vận hành thử 
nghiệm. .....................................................................A Vương Nông Sơn trước 136 
Hình 4.50: Quá trình lũ tại Hội Khách trước và sau khi vận hành thử nghiệm..... 137 
Hình 4.52: Quá trình mực nước lũ tại Câu Lâu trước và sau khi cắt lũ ................ 138 
Hình 4.54: Quá trình mực nước lũ tại Hội Khách trước và sau khi cắt lũ ........... 138 
Hình 4.55: Quá trình mực nước lũ tại Ái Nghĩa trước và sau khi cắt lũ.............. 139 
Hình 4.56: Quá trình mực nước lũ tại Cẩm lệ trước và sau khi cắt lũ ................. 139 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_mo_hinh_van_hanh_dieu_tiet_thoi_gian_thuc_thoi_ky_mu.pdf
  • pdfBIA Ngoai.pdf
  • pdfBIA trong.pdf
  • pdfPhu luc _Chuong Trinh_2.pdf
  • pdfPhu luc 1.pdf
  • pdfphu lục 3.pdf
  • pdftóm tăt luận án 2014.pdf
  • pdftom tat tiếng anh.pdf
  • pdfTTinLuanAn TSKT.pdf