Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các cơ sở khoa học nhằm bảo tồn và phát triển bền vững các loài quý hiếm trong chi tế tân (asarum l.) ở Việt Nam

Họ Mộc hương (Aristolochiaceae) gồm có 2 phân họ chính là Asaroideae (gồm 3 chi: Saruma, Asarum và Hexastylis) và Aristolochioideae (gồm 7 chi: Asiphonia, Thottea, Isotrema, Pararistolochia, Euglypha, Holostylis và Aristolochia). Trong đó, chi Tế tân (Asarum L.) có khoảng 90 loài, gồm các cây thân cỏ, phát triển ở các vùng ôn đới của Bắc bán cầu. Phần lớn các loài phân bố ở vùng Đông Á, tại các khu vực Hymalaya đến lục địa Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và đảo Sakhalin; Bắc Mỹ và một loài ở châu Âu (Asarum europaeum).

Theo Phạm Hoàng Hộ (1999), Nguyễn Tiến Bân (2003) và Võ Văn Chi (2003), chi Tế tân (Asarum L.) ở Việt Nam gồm có 7 loài (Asarum balansae Franch; Asarum blumei Duch. in DC.; Asarum caudigerum Hance; Asarum glabrum Merr.; Asarum petelotii O.C. Schmidt; Asarum reticulatum Merr. và Asarum wulingense Liang), phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam (Hà Giang, Lào Cai, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hà Tĩnh và Quảng Bình). Có 3 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996, 2007) là Asarum balansae Franch.; Asarum caudigerum Hance và Asarum glabrum Merr. Trong đó, loài Biến hóa núi cao (Asarum balansae) được phân hạng EN A1c,d và là yếu tố đặc hữu Bắc Bộ. Đây là loài đã xếp hạng ở mức Nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên trong một tương lai gần, quần thể của chúng đã suy giảm khoảng 50% do nơi cư trú bị thu hẹp và tình trạng khai thác quá mức; loài Thổ tế tân (Asarum caudigerum) được phân hạng VU A1a,c,d; loài Hoa tiên (Asarum glabrum) được phân hạng VU A1c.d. Đến nay, những nghiên cứu ở trong nước về các loài thuộc chi Tế tân (Asarum L.) hầu như chưa có gì đáng kể. Các loài thuộc chi Tế tân (Asarum L.) đang có nguy cơ lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong một tương lai tương đối gần, quần thể của chúng suy giảm ít nhất khoảng 20%. Nghiên cứu các cơ sở khoa học để bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững tính đa dạng của các loài thuộc chi Tế tân (Asarum L.) ở Việt Nam là vấn đề thời sự mang tính cấp thiết có nhiều ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn cao. Chính vì vậy, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu các cơ sở khoa học nhằm bảo tồn và phát triển bền vững các loài quý hiếm thuộc chi Tế tân (Asarum L.) ở Việt Nam”.

 

doc 27 trang dienloan 14640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các cơ sở khoa học nhằm bảo tồn và phát triển bền vững các loài quý hiếm trong chi tế tân (asarum l.) ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các cơ sở khoa học nhằm bảo tồn và phát triển bền vững các loài quý hiếm trong chi tế tân (asarum l.) ở Việt Nam

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các cơ sở khoa học nhằm bảo tồn và phát triển bền vững các loài quý hiếm trong chi tế tân (asarum l.) ở Việt Nam
BỘ GIÁO DỤC VÀ 
ĐÀO TẠO
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
NGUYỄN ANH TUẤN
NGHIÊN CỨU CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC LOÀI QUÝ HIẾM TRONG CHI TẾ TÂN (ASARUM L.) Ở VIỆT NAM
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
Chuyên ngành: THỰC VẬT HỌC
 Mã số: 62. 42. 01. 11
HÀ NỘI, 2015
Công trình được hoàn thành tại: Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm KH & CN Việt NamViện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Trần Huy Thái
PGS. TS. Lê Mai Hương
	Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Khắc Khôi	
	Phản biện 2: GS. TSKH. Trần Văn Sung
	Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Trung Thành	
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Viện 
Vào hồi: 09 giờ 00 ngày 07 tháng 07 năm 2015
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia
Thư viện Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Họ Mộc hương (Aristolochiaceae) gồm có 2 phân họ chính là Asaroideae (gồm 3 chi: Saruma, Asarum và Hexastylis) và Aristolochioideae (gồm 7 chi: Asiphonia, Thottea, Isotrema, Pararistolochia, Euglypha, Holostylis và Aristolochia). Trong đó, chi Tế tân (Asarum L.) có khoảng 90 loài, gồm các cây thân cỏ, phát triển ở các vùng ôn đới của Bắc bán cầu. Phần lớn các loài phân bố ở vùng Đông Á, tại các khu vực Hymalaya đến lục địa Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và đảo Sakhalin; Bắc Mỹ và một loài ở châu Âu (Asarum europaeum). 
Theo Phạm Hoàng Hộ (1999), Nguyễn Tiến Bân (2003) và Võ Văn Chi (2003), chi Tế tân (Asarum L.) ở Việt Nam gồm có 7 loài (Asarum balansae Franch; Asarum blumei Duch. in DC.; Asarum caudigerum Hance; Asarum glabrum Merr.; Asarum petelotii O.C. Schmidt; Asarum reticulatum Merr. và Asarum wulingense Liang), phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam (Hà Giang, Lào Cai, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hà Tĩnh và Quảng Bình). Có 3 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996, 2007) là Asarum balansae Franch.; Asarum caudigerum Hance và Asarum glabrum Merr.. Trong đó, loài Biến hóa núi cao (Asarum balansae) được phân hạng EN A1c,d và là yếu tố đặc hữu Bắc Bộ. Đây là loài đã xếp hạng ở mức Nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên trong một tương lai gần, quần thể của chúng đã suy giảm khoảng 50% do nơi cư trú bị thu hẹp và tình trạng khai thác quá mức; loài Thổ tế tân (Asarum caudigerum) được phân hạng VU A1a,c,d; loài Hoa tiên (Asarum glabrum) được phân hạng VU A1c.d. Đến nay, những nghiên cứu ở trong nước về các loài thuộc chi Tế tân (Asarum L.) hầu như chưa có gì đáng kể. Các loài thuộc chi Tế tân (Asarum L.) đang có nguy cơ lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong một tương lai tương đối gần, quần thể của chúng suy giảm ít nhất khoảng 20%. Nghiên cứu các cơ sở khoa học để bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững tính đa dạng của các loài thuộc chi Tế tân (Asarum L.) ở Việt Nam là vấn đề thời sự mang tính cấp thiết có nhiều ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn cao. Chính vì vậy, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu các cơ sở khoa học nhằm bảo tồn và phát triển bền vững các loài quý hiếm thuộc chi Tế tân (Asarum L.) ở Việt Nam”.
2. Mục tiêu của đề tài 
- Mục tiêu chung: 
Cung cấp một số dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh học, thành phần hóa học cũng như về giá trị sử dụng của một số loài thuộc chi Tế tân (Asarum L.), nhằm góp phần bảo tồn có hiệu quả các loài này ở Việt Nam hiện nay.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Chỉ ra được các đặc điểm nổi bật về hình thái thực vật, cùng với khóa phân loại, giúp cho việc nhận biết chính xác các loài thuộc chi Tế tân (Asarum L.) hiện có ở Việt Nam, phục vụ cho yêu cầu bảo tồn.
+ Cung cấp dẫn liệu về hiện trạng, khả năng tái sinh tự nhiên, nhất là khả năng nhân trồng, phục vụ cho yêu cầu bảo tồn nguyên vị (in situ), chuyển vị (ex situ) và phát triển trồng thêm một số loài Tế tân đang có nhu cầu sử dụng hiện nay.
+ Thông qua việc nghiên cứu về thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học (in vitro) nhằm bổ sung thêm các dẫn liệu về giá trị nguồn gen và giá trị sử dụng trong việc bảo tồn một số loài thuộc chi Tế tân (Asarum L.) hiện có ở Việt Nam.
3. Ý nghĩa của đề tài 
Đề tài góp phần bổ sung và hoàn thiện dần về mặt phân loại, bảo tồn và phát triển bền vững các loài quí hiếm thuộc chi Tế tân (Asarum L.) ở Việt Nam.
4. Những điểm mới của luận án
- Bổ sung hai loài Asarum cordifolium C. E. C. Fischer và Asarum yunnanense T. Sugaw., Ogisu & C. Y. Cheng cho hệ thực vật Việt Nam.
- Lần đầu tiên nhóm chất isocoumarin được phát hiện từ loài Tế tân nhẵn (Asarum glabrum); đã phát hiện một hợp chất mới từ loài Tế tân balansa (Asarum balansae) là 1-(3-hydroxy-4-metoxyphenyl)propan-1,2-diol (ABW4.2) và cũng là một phenylpropanoid mới.
- Lần đầu tiên thử nghiệm hoạt tính sinh học của 03 loài Asarum balansae, Asarum caudigerum và Asarum glabrum ở Việt Nam: thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định, hoạt tính chống oxy hóa và hoạt tính gây độc tế bào. 
5. Bố cục của luận án
Luận án bao gồm 107 trang, 21 bảng, 31 hình, 3 sơ đồ và 20 phụ lục.
Luận án gồm các phần: Mở đầu (3 trang); Chương 1: Tổng quan nghiên cứu (12 trang); Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu (16 trang); Chương 3: Kết quả nghiên cứu (73 trang); Kết luận, Kiến nghị (3 trang); Danh mục các công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án; Tài liệu tham khảo; Phụ lục.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI CỦA CHI TẾ TÂN (ASARUM L.) 
Họ Mộc hương (Aristolochiaceae) gồm có 2 phân họ chính là Asaroideae (gồm 3 chi: Saruma, Asarum và Hexastylis) và Aristolochioideae (gồm 7 chi: Asiphonia, Thottea, Isotrema, Pararistolochia, Euglypha, Holostylis và Aristolochia). Chi Tế tân (Asarum L.) được Linnaeus đặt tên lần đầu tiên vào năm 1753, khi đó, Linnaeus xếp chi Hexastylis thuộc chi Asarum. Đến năm 1825, Rafinesque tách chi Hexastylis từ chi Asarum dựa trên hình thái và cấu tạo của lá. Chi Hexastylis có phiến lá dày và xanh, trong khi chi Asarum có phiến lá mỏng và sớm rụng hơn. Một điểm khác biệt đáng chú ý là, thực tế, thân và hoa của chi Hexastylis không có lông trên bề mặt của chúng, trong khi thân và hoa của chi Asarum có lông tơ. Ngoài ra, các thùy đài hoa của các loài trong chi Asarum có xu hướng dài hơn và sắc nét hơn của chi Hexastylis. Như một kết quả của những khác biệt về hình thái, các nhà phân loại học đã công nhận Hexastylis và Asarum là hai chi riêng biệt.
Theo các tài liệu của Takhtajan, Brummitt, Cronquist và Robert F. Thorne, chi Tế tân (Asarum L.) được xếp theo các bậc phân loại khác nhau tùy theo các hệ thống phân loại.
Các nhà khoa học Việt Nam như Nguyễn Tiến Bân, Nguyễn Nghĩa Thìn, Võ Văn Chi, Vũ Văn Chuyên có quan điểm giống với hệ thống phân loại của Takhtajan (2009), chi Tế tân (Asarum L.) được xếp vào họ Aristolochiaceae, bộ Piperales, phân lớp Magnoliidae, lớp Magnoliopsida (Dicotyledons), ngành Magnoliophyta (hình 1.1).
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC LOÀI THUỘC CHI TẾ TÂN (ASARUM L.) 
Chi Tế tân (Asarum L.) thuộc họ Mộc hương (Aristolochiaceae) được Linnaeus (1753) đặt tên và mô tả. Trên thế giới, chi Tế tân (Asarum L.) có khoảng 90 loài, chúng phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới của Bắc bán cầu, các khu vực Đông Á từ Hymalaya đến lục địa Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và đảo Sakhalin; Bắc Mỹ và một loài ở châu Âu (Asarum europaeum). 
Việt Nam, hiện tại có 7 loài (Asarum balansae Franch; A. blumei Duch. in DC.; A. caudigerum Hance; A. glabrum Merr.; A. petelotii O. C. Schmidt; A. reticulatum Merr. và A. wulingense Liang), chúng phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Riêng loài A. wulingense được phát hiện ở miền Trung tại Hà Tĩnh (Hương Sơn, Kéo Nưa).
1.3. NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÁC LOÀI TRONG CHI TẾ TÂN (ASARUM L.) 
Những thông tin đã có cho biết, các loài trong chi Tế tân (Asarum L.) thường có chứa tinh dầu với các thành phần chính là metyl eugenol, a-pinen, myrcen, borneol, safrol, 1,8-cineol và asafrol Ngoài ra, chúng còn chứa các hợp chất khác như aristolochic acid, các secquiterpen, các sterol 
Li Xianggao (1988) đã nghiên cứu thành phần hóa học của loài A. heterotropoides var. mandshuricum (Maxim) Kitag. và đã xác định được 43 hợp chất trong tinh dầu của thân, lá và rễ. Hàm lượng tinh dầu được chiết suất: thân (2,3%), lá (0,65%) và rễ (4,06%)
Zhang và nnk. (2001) đã phân tích thành phần hóa học ở rễ và thân của loài Asarum longerhizomatosum C.F. Liang & C.S. Yang bằng các phương pháp sắc ký và quang phổ, đã phân lập được 5 hợp chất từ dịch chiết ethanol là asarone; β-sitosterol; 2,4,5-trimethoxybenzaldehyde; 4-(2,4,5-trimethoxyphenyl)-3-en-butylone và 3-β-hydroxystigmast-5-en-7-one.
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về thành phần hóa học của các loài trong chi Tế tân (Asarum L.) rất hạn chế. 
1.4. NGHIÊN CỨU VỀ DƯỢC TÍNH TỪ CÁC LOÀI TRONG CHI TẾ TÂN (ASARUM L.) 
Trong y học dân gian, đa số các loài trong chi Tế tân (Asarum L.) được sử dụng làm thuốc chữa ho, chữa cảm sốt, cảm lạnh, viêm phế quản, viêm nhiễm răng lợi và tê thấp. Một số loài lại làm tăng sự phát triển u tuyến phổi và ung thư tuyến phổi. 
1.5. NGHIÊN CỨU BẢO TỒN CÁC LOÀI TRONG CHI TẾ TÂN (ASARUM L.) Ở VIỆT NAM
CHƯƠNG II:
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài đại diện của chi Tế tân (Asarum L.) ở Việt Nam, bao gồm các mẫu khô lưu giữ tại các phòng tiêu bản thực vật và các mẫu tươi thu được tại Lào Cai (Sa Pa), Hà Giang (Quản Bạ), Tuyên Quang (Na Hang), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hà Nội (Ba Vì), Hòa Bình (Lạc Sơn), Thanh Hóa (Thường Xuân) và Quảng Trị (Hướng Hóa).
2.1.2. Sinh vật và các dòng tế bào ung thư thí nghiệm 
Các chủng vi sinh vật kiểm định được cung cấp từ phòng Sinh học thực nghiệm - Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, gồm: Vi khuẩn Gr (+); Vi khuẩn Gr (-); Nấm men; Nấm mốc.
Các dòng tế bào ung thư được cung cấp từ phòng Sinh học thực nghiệm - Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, gồm: Dòng Fl, dòng RD, dòng Hep-G2, và dòng Lu.
2.1.3. Hóa chất và thiết bị
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Các nội dung nghiên cứu về sinh học
2.2.2. Nghiên cứu khả năng sử dụng 
- Các nội dung nghiên cứu về hóa học:
- Các nội dung nghiên cứu thử nghiệm:
2.3. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Điều tra, nghiên cứu và khảo sát tại một số tỉnh miền Bắc và miền Trung Việt Nam, như Quản Bạ (Hà Giang), VQG Hoàng Liên (Sa Pa, Lào Cai), KBTTN Na Hang (Tuyên Quang), VQG Tam Đảo (Vĩnh Phúc), VQG Ba Vì (Hà Nội), Lạc Sơn (Hòa Bình), KBTTN Xuân Liên (Thường Xuân, Thanh Hóa), Hướng Hóa (Quảng Trị) và quần đảo Cát Bà (Hải Phòng).
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Phương pháp điều tra thực vật
Điều tra theo tuyến và xác lập các ô tiêu chuẩn (OTC)
2.4.2. Phương pháp phân loại thực vật và thảm thực vật
Phân loại thực vật: 
Phân loại thảm thực vật: 
2.4.3. Phương pháp xác định đặc điểm tái sinh 
Chất lượng cây tái sinh được tính theo công thức: N% = (n ´ 100)/N. 
2.4.4. Phương pháp nhân giống vô tính
Xây dựng vườn giống
Nhân giống từ hạt: 
Nhân giống từ hom: 
Chăm sóc và bảo quản: 
2.4.5. Phương pháp nghiên cứu thành phần hóa học của tinh dầu
Sắc ký khí-khối phổ (GC/MS): 
2.4.6. Phương pháp phân lập các hợp chất
2.4.6.1. Phương pháp chiết tách và phân lập các hợp chất
2.4.6.2. Phương pháp xác định cấu trúc các hợp chất
2.4.7. Phương pháp thử hoạt tính sinh học
2.4.7.1. Đánh giá hoạt tính kháng vi sinh vật (VSV)
2.4.7.2. Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào
2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Bằng phần mềm Microsoft Excel.
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. 	NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ BẢO TỒN CÁC LOÀI THUỘC CHI TẾ TÂN (ASARUM L.) Ở VIỆT NAM
3.1.1. Nghiên cứu phân loại và đặc điểm của các loài thuộc chi Tế tân (Asarum L.) ở Việt Nam
3.1.1.1. Đặc điểm của chi Tế tân (Asarum L.) ở Việt Nam
Cỏ nhiều năm, cao từ 20-30 cm, có lông hay nhẵn; thân rễ ngắn, thẳng hoặc thân rễ dài, bò ngang (Asarum cordifolium); lóng dài 2-5 cm; thân thường phân nhánh và mang nhiều rễ con; thân và rễ thường có mùi thơm đặc biệt. 
Lá: Thường mọc đơn độc (A. glabrum, A. petelotii...) hay thành cặp (A. caudigerum, A. yunnanense), có lông hay nhẵn; cuống lá dài; phiến lá hình trứng tròn (A. caudigerum, A. cordifolium), trứng thuôn (A. balansae, A. yunnanense), hoặc hình trứng tam giác hay hình mác tam giác (A. glabrum, A. petelotii); gốc lá hình tim, hình chữ V, hình tai, hoặc hình tim dạng tai; chóp lá nhọn; mép lá nguyên hoặc có răng nhỏ không đều (A. reticulatum); bề mặt trên của phiến lá có màu sắc đồng nhất hoặc có các vết màu trắng khảm theo đường gân (A. yunnanense) hay dọc theo hai bên của gân chính (A. petelotii); gân hình mạng chân vịt, 5-7 gân chính, 2-4 cặp gân phụ (hình 3.1).
Lá vảy: Thường có hình mũi giáo hoặc hình trứng thuôn nhọn đầu, phát triển hàng năm từ 2-4 lá, 1-2 lá rụng và hoa phát triển sau cùng (hình 3.2). 
Hoa: Thường mọc đơn độc ở phần chót, hiếm khi thành cặp (A. balansae); cuống hoa dài 2-5 cm, có lông tơ (A. cordifolium) hoặc không. Đài hợp theo các mức độ khác nhau, các lá đài gắn lại với nhau và tạo thành ống đài hoặc rời và tạo thành ống đài giả phía trên bầu (A. caudigerum, A. cordifolium); ống đài hình quả đấu, hình nhạc, hình chuông, hình phễu, hay hình trụ, thường tạo vết hoặc khảm ở mặt trong, hẹp hoặc mở ở họng (miệng ống đài), họng có hoặc không có mấu lồi hẹp; thùy lá đài 3, thẳng, mở rộng, hoặc uốn ngược, chóp thùy đài vuốt nhọn hình kim hoặc không vuốt nhọn. Nhị 12; chỉ nhị dài hơn bao phấn; bao phấn hướng ra ngoài, mở dọc. Bầu hạ hoặc trung, 6 ô; noãn hoàn toàn hợp sinh. Vòi nhụy 6, rời hoặc nối liền thành cột, chóp nguyên hoặc xẻ thành 2 thùy; núm nhụy phần chót hoặc phần bên (hình 3.3). 
Quả: nạc hoặc nang xốp, tách ra không đều đặn khi chín. 
Hạt: thường màu đen lồi ở lưng, phẳng hoặc tạo nếp ở mặt bụng, với phôi nạc ở đáy (hình 3.4). 
3.1.1.2. Khóa định loại và đặc điểm của các loài thuộc chi Tế tân (Asarum L.) ở Việt Nam
1a. Vòi nhụy hợp lại thành cột, đỉnh vòi nhụy nguyên.
2a. Lá đài hợp gắn lại ở thành bầu, tạo thành ống đài, thùy của đài không có đuôi ở chóp
3a. Phiến lá 16-18 × 9-11 cm, mặt trên có vệt trắng dọc theo gân; núm nhụy màu trắng.............................................................................1. A. yunnanense
3b. Phiến lá 14-23 ´ 9-13 cm, mặt trên không có vệt trắng dọc theo gân; núm nhụy có đốm màu tím........................................................2. A. balansae
2b. Lá đài rời gắn lại ở thành bầu (có thời điểm chụm lại nhưng không hợp), thùy của đài có đuôi nhọn ở chóp
4a. Lá hình tim, cỡ 8-12 × 7-8 cm; mặt ngoài lá đài màu đỏ, thùy đài cỡ 2,0 × 1,2 cm; có đuôi nhọn dài 1-1,5 cm. Bầu trung..................3. A. cordifolium
4b. Lá hình tim, cỡ 13-24 × 11-18 cm; mặt ngoài lá đài đỏ nhạt rồi xanh ở phía trên, thùy đài cỡ 2,5 × 1,2 cm; có đuôi nhọn dài 1,5-3,3 cm. 
Bầu hạ...................................................................................4. A. caudigerum
1b. Vòi nhụy rời, đỉnh vòi nhụy chẻ 2 hay có khuyết.
5a. Đài hợp hình ống dài 3-3,5 cm, thắt lại ở 1/3 phía ...  tự nhiên, thuộc Bản Bung, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Nhìn chung, tại khu vực khoanh nuôi và trồng mới, cây sinh trưởng và phát triển tốt. 
Bảo tồn chuyển vị: Trồng dưới tán rừng trong khu vực vườn rừng của một số hộ tại Bản Bung ở độ cao 200-430 m, diện tích 100 m2 với số lượng 240 cây con đã nhân giống. Cây có đủ độ che sáng và độ ẩm, được chăm sóc tốt nên sinh trưởng và phát triển cũng khá, tỷ lệ cây sống khá cao đạt 50,41%.
3.1.3.2. Loài Tế tân hoa có đuôi (Asarum caudigerum) 
3.1.3.2.1. Khả năng tái sinh tự nhiên của loài Tế tân hoa có đuôi (Asarum caudigerum) tại Bản Bung, Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
Kết quả cho thấy, loài Tế tân hoa có đuôi (Asarum caudigerum) phân bố tập trung dọc theo đường mòn sườn núi, nơi có độ ẩm cao, độ che thấp. Tại các chân núi, ít gặp; đặc biệt, tại các đỉnh và rông núi, không thấy xuất hiện loài này. Cây chủ yếu tái sinh bằng hạt và chồi.
3.1.3.2.2. Đặc điểm phân bố của loài Tế tân hoa có đuôi (Asarum caudigerum) tại Bản Bung, Na Hang, tỉnh Tuyên Quang trong các cấu trúc thảm thực vật
Phân bố theo kiểu rừng
Kết quả điều tra tại Bản Bung, Na Hang, tỉnh Tuyên Quang cho thấy, loài Tế tân hoa có đuôi (Asarum caudigerum) phân bố ở kiểu rừng nhiệt đới thường xanh mưa ẩm trên núi thấp, chủ yếu ở sườn và chân núi. 
Phân bố theo trạng thái và sinh cảnh
Theo trạng thái rừng: Loài Tế tân hoa có đuôi (Asarum caudigerum) phân bố tập trung chủ yếu ở trạng thái rừng IIIA2, thuộc vùng lõi của KBTTN 
Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.
Về sinh cảnh: Loài Tế tân hoa có đuôi (Asarum caudigerum) chủ yếu phân bố trên đất, chúng mọc sát ngay bề mặt đất, nơi đất giàu mùn; độ ẩm, độ xốp cao; thoáng khí; ưa sáng. Đôi khi thấy xuất hiện trên các hốc đá, hay những nơi ẩm ướt, ven các suối, dưới tán rừng cây gỗ nhỏ, chủ yếu ở hai bên đường mòn đi lại trong rừng.
Phân bố theo địa hình và đai cao
Về địa hình: Phân bố chủ yếu ở dạng địa hình sườn núi, có thể bắt gặp một số ít cá thể ở chân núi, chưa bắt gặp ở đỉnh núi và rông núi.
Về đai cao: Phân bố về độ cao của loài Tế tân hoa có đuôi (Asarum caudigerum) rất rộng, từ 754 m đến 1.800 m. Với điều kiện về độ cao này, rất thích hợp cho việc gây trồng tự nhiên, nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững loài Tế tân hoa có đuôi (Asarum caudigerum) tại khu vực bản Bung, xã Thanh Tương, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.
3.1.3.2.3. Khả năng nhân giống của loài Tế tân hoa có đuôi (Asarum caudigerum)
Tại 2 địa điểm ở bản Bung là tại vườn rừng tự nhiên (thung Pu Cọ) và tại vườn ươm (Bản Bung), tỷ lệ ra rễ từ hom thân rễ (12,5%-87,3%) cao hơn so với hom ngọn (6,67%-80,1%). Tỷ lệ ra rễ ở vườn rừng tự nhiên (Pu Cọ) cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ ra rễ ở vườn ươm (Bản Bung). Đặc biệt, chưa thấy cây nảy mầm từ hạt. 
3.1.3.2.4. Tình trạng
Tế tân hoa có đuôi (Asarum caudigerum) được xếp hạng VU (Sẽ nguy cấp) trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và thuộc nhóm II trong Nghị Định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ để hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Các ven rừng, hai bên đường mòn trong rừng. Qua các đợt khảo sát, chưa phát hiện loài Tế tân hoa có đuôi (Asarum caudigerum) tại Hà Nội (Ba Vì), Vĩnh Phúc (Tam Đảo) và Lào Cai (Sa Pa). Mới chỉ gặp loài này tại Tuyên Quang (Na Hang) và Hà Giang (Quản Bạ) với số lượng cá thể khá nhiều, tuy nhiên, phân bố không đồng đều giữa các khu vực khác nhau.
3.1.3.2.5. Mô hình bảo tồn
Trên cơ sở những khảo sát tại khu vực nghiên cứu chúng tôi tiến hành nghiên cứu và đưa ra mô hình bảo tồn sau đây:
Bảo tồn nguyên vị: Khoanh nuôi tự nhiên (300 cây) và trồng mới (600 cây nhân giống) trên diện tích 200 m2/mỗi nơi, ở độ cao trên 900 m, tại thung Pu Cọ thuộc Bản Bung, huyện Na Hang, Tuyên Quang; Cây sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt 80%.
Bảo tồn chuyển vị: Tại bản Bung ở độ cao 400 m; diện tích 100 m2 với số lượng 400 cây con đã nhân giống. Tuy được chăm sóc cẩn thận nhưng cây sinh trưởng và phát triển kém, tỷ lệ sống thấp đạt 6-12%.
3.1.3.3. Loài Tế tân nhẵn (Asarum glabrum)
3.1.3.3.1. Khả năng nhân giống bằng hom
Thử nghiệm nhân giống bằng hom thân loài Tế tân nhẵn (Asarum glabrum) tại VQG Tam Đảo (Vĩnh Phúc).
Từ kết quả thu được ở trên cho chúng ta thấy, loài Tế tân nhẵn (Asarum glabrum) khi không xử lý thuốc (công thức đối chứng) cho tỷ lệ ra rễ không cao (40%). Tỷ lệ ra rễ của các hom có xử lý thuốc kích thích (IBA, NAA và IAA) đạt từ 77,1% đến 91,4%. Thời vụ nhân giống vào mùa xuân và mùa thu là phù hợp cho việc nhân giống. Tỷ lệ ra rễ khá cao cho thấy khả năng nhân giống bằng hom thân loài Tế tân nhẵn (Asarum glabrum) này là rất khả thi và có thể thực hiện thành công được.
3.1.3.3.2. Tình trạng 
Mặc dù cây bắt gặp ở nhiều điểm phân bố như Lào Cai (Sa Pa), Hà Giang (Quảng Bạ), Hà Nội (Ba Vì) và Vĩnh Phúc (Tam Đảo) nhưng ở mỗi điểm số lượng cá thể không nhiều, các quần thể thường nhỏ và bị phân cắt. Do bị phá rừng làm nương rẫy cũng như do bị khai thác quá mức để sử dụng hay buôn bán qua biên giới, cho nên, nơi sống và số lượng cá thể và kích thước quần thể của loài bị ảnh hưởng, loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 với cấp đánh giá VU A1,c,d và Danh lục thực vật rừng và động vật rừng nguy cấp, quí hiếm (nhóm 2A) trong Nghị Định 32/2006/NĐ-CP để hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
3.1.3.3.3. Mô hình bảo tồn
Trên cơ sở những khảo sát tại khu vực nghiên cứu chúng tôi tiến hành nghiên cứu và đưa ra mô hình bảo tồn sau đây:
Bảo tồn nguyên vị: Khoanh nuôi tự nhiên tại khu vực ven đường núi Rùng Rình (độ cao trên 1.000 m), thuộc thị trấn Tam Đảo, Vĩnh Phúc (VQG Tam Đảo) diện tích 200 m2 với số lượng 80 cây (trung bình khoảng 4.000 cây/ha). Số lượng cây không nhiều nhưng sinh trưởng và phát triển tốt. Tại xã Thái An, Quản Bạ, Hà Giang với diện tích 100 m2 dưới tán rừng khu vực chân núi ở độ cao 1.100 m, với số lượng 600 cây. Cây sinh trưởng và phát triển tốt. 
Bảo tồn chuyển vị: Trồng cây dưới tán rừng khu vực Vườn thực vật tại Ban quản lý VQG Tam Đảo ở độ cao 200 m; diện tích 150 m2 với số lượng 500 cây con đã nhân giống. Tuy trồng dưới tán với độ ẩm và độ che sáng hợp lý, chăm sóc cẩn thận, nhưng cây sinh trưởng và phát triển chậm, tỷ lệ sống đạt 60%.
3.2. 	THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI THUỘC CHI TẾ TÂN (ASARUM L.) Ở VIỆT NAM
3.2.1. Thành phần hóa học chủ yếu trong tinh dầu của một số loài thuộc chi Tế tân (Asarum L.)
Hàm lượng tinh dầu của loài Asarum balansae đạt 0,02% (theo nguyên liệu khô không khí). Tinh dầu là chất lỏng màu vàng chanh, có mùi thơm nhẹ và nặng hơn nước. Tinh dầu từ loài Aarum balancae chứa 18 hợp chất, trong đó, thành phần hóa học chính của tinh dầu là elemicin (71,53%) và trans isoelemicin (19,85%).
Hàm lượng tinh dầu của loài Asarum yunnanense đạt 0,16% (theo nguyên liệu khô không khí). Thành phần hóa học chính của tinh dầu là E-methyl isoeugenol (47,39%); Cis-β-elemene (5,94%), bicyclogermacren (4,58%) Myristicine (4,26%); δ-elemene (4,90%).
Hàm lượng tinh dầu của loài Asarum reticulatum đạt 0,002% (theo nguyên liệu khô không khí). Thành phần hóa học chính của tinh dầu là myristicine (59,06%); dilapiole (17,67%). Các hợp chất khác có tỷ lệ nhỏ là elemicine (2,29%) và 2-caren (2,1%).
Hàm lượng tinh dầu của loài Asarum cordifolium đạt 0,22% theo nguyên liệu khô không khí. Thành phần hóa học chính của tinh dầu là elemicin (84,38%) và methyl eugenol (3,63%).
Ở loài Tế tân nhẵn (Asarum glabrum), hàm lượng tinh dầu từ phần trên mặt đất của cây đạt 0,36% (theo nguyên liệu khô không khí). Thành phần chính là: safrol (chiếm 42,24%), apiole (27,11%) và myristicin (6,13%).
3.2.2. Nghiên cứu phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất từ một số loài thuộc chi Tế tân (Asarum L.) ở Việt Nam
3.2.2.1. Nghiên cứu phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất từ loài Asarum glabrum
Từ loài Asarum glabrum, chúng tôi đã phân lập và xác định cấu trúc được 02 hợp chất: 
1) Hợp chất AS1: có cấu trúc là 3-methyl-8-hydroxy-3,4-dihydroisocoumarin-6-O-b-D-glucopyranoside
2) Hợp chất AS3: có cấu trúc là 3-methyl-6-methoxy-3,4-dihydroisocoumarin-8-O-b-D-glucopyranoside
3.2.2.2. Phân lập và xác định cấu trúc hóa học các hợp chất từ loài 
Asarum balansae
Từ loài Asarum balansae, chúng tôi phân lập và xác định cấu trúc được 05 hợp chất
1) Hợp chất ABW4.2: có cấu trúc là threo-1-(3-hydroxy-4-methoxyphenyl) propan-1,2-diol
ABW4.2
2) Hợp chất ABW3.1: có cấu trúc là kaempferol 7-O-α-L-rhamnopyranoside 
3) Hợp chất ABW6.3: có cấu trúc là Naringenin-5,7-di-O-b-D-glucopyranoside
4) Hợp chất ABW1.3: kaempferol 3-O-β-D glucopyranoside
5) Hợp chất ABW1.4.2: kaempferol 3-O-β-D galactopyranoside
ABW3.1
ABW1.3
ABW1.4.2
3.3.	KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM HOẠT TÍNH SINH HỌC
3.3.1. Hoạt tính kháng vi sinh vật 
Bảy dịch chiết thô (AS1, AS3, AS-Me, AB-Me, AB.W1.3, AB.W4.2 và AB.W6.3) và các phân đoạn của 3 loài Asarum glabrum, A. balansae và A. caudigerum được thử hoạt tính kháng 8 loại vi sinh vật kiểm định (VSVKĐ) trên các phiến vi lượng 96 giếng. Kết quả cho thấy, có 3 mẫu thể hiện hoạt tính kháng yếu đối với các VSVKĐ là AS-Me và AB-Me. 
3.3.2. Hoạt tính gây độc các dòng tế bào ung thư 
3 loài thuộc chi Tế tân (Asarum L.) đều không biểu hiện hoạt tính gây độc dòng tế bào ung thư.
3.3.3. Hoạt tính chống oxy hóa 
2 mẫu ký hiệu ABW-3.1 và ABW-4.2 có biểu hiện hoạt tính chống oxy hóa trên hệ DPPH.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Đề tài mô tả chi tiết đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố và công dụng của 7 loài đã biết thuộc chi Tế tân (Asarum L.) ở Việt Nam, trong đó, đã bổ sung 2 loài Tế tân vân nam (Asarum yunnanense) và Tế tân lá hình tim (Asarum cordifolium) cho hệ thực vật Việt Nam, nâng tổng số loài thuộc chi (Asarum L.) ở Việt Nam lên 9 loài.
2. Tái sinh tự nhiên: Các loài Tế tân chủ yếu tái sinh bằng chồi, tái sinh bằng hạt chiếm tỷ lệ nhỏ; cây thường mọc ven đường mòn trong rừng, gần suối, độ ẩm và ánh sáng cao.
3. Nhân giống và bảo tồn: Đã nghiên cứu khả năng nhân giống các loài Asarum balansae, A. glabrum và A. caudigerum. Cây ra rễ từ hom thân chiếm tỷ lệ cao; chưa thấy hạt nãy mầm trong phòng thí nghiệm.
Có thể bảo tồn (nguyên vị) bằng mô hình khoanh nuôi tự nhiên và trồng mới dưới tán rừng tại khu vực vườn rừng các loài Asarum balansae ở bản Bung, Na Hang (Tuyên Quang), A. glabrum ở VQG Tam Đảo (Vĩnh Phúc) và A. caudigerum ở Na Hang (Tuyên Quang). Nhìn chung cây sinh trưởng và phát triển tốt. 
Việc bảo tồn (chuyển vị) bằng việc trồng mới dưới tán rừng tại khu vực vườn rừng loài Asarum balansae ở bản Bung, Na Hang (Tuyên Quang) là có khả quan, cây sinh trưởng phát triển khá, tuy nhiên việc bảo tồn loài Asarum glabrum tại vườn thực vật Tam Đảo thuộc VQG Tam Đảo và ở KBTTN Bát Đại Sơn và loài Asarum caudigerum ở Na Hang (Tuyên Quang) còn chưa tốt, cây đạt tỷ lệ sống thấp, cây sinh trưởng và phát triển chậm. 
4. Thành phần hóa học của tinh dầu: Thành phần hóa học chính của tnh dầu loài Asarum reticulatum là myristicin (59,06%) và dilapiol (17,67%); loài Asarum balansae là elemicin (71,53%) và trans-isoelemicin (19,85%); loài Asarum cordifolium là elemicin (84,38%) và methyl eugenol (3,63%); loài Asarum yunnanense là E-methyl isoeugenol (47,39%), cis-β-elemen (5,94%), bicyclogermacren (4,58%), myristicin (4,26%) và δ-elemen (4,90%); loài Asarum glabrum là safrol (42,24%), apiole (27,11%) và myristicin (6,13%). Đây là các dẫn liệu mới về thành phần hóa học của tinh dầu các loài thuộc chi Tế tân (Asarum L.) ở Việt Nam.
5. Hoạt tính sinh học: Hai mẫu, ký hiệu ABW-3.1 và ABW-4.2 của loài A. balansae có biểu hiện hoạt tính chống oxy hóa trên hệ DPPH. Dịch chiết AS-Me (A. glabrum) có tác dụng kháng vi khuẩn Gram (+) E. coli và nấm mốc A. niger; dịch chiết AB-Me (A. balansae) có tác dụng kháng vi khuẩn Gram (+) là E. coli, P. aeruginosa; Gram (-) là S. aureus và nấm mốc A. niger; Gram (-) là S. aureus và nấm mốc A. niger, F. oxysporon.
6. Thành phần các hợp chất hóa học: Từ dịch chiết metanol của cây Asarum glabrum hai hợp chất isocoumarin đã được phân lập. Cấu trúc của chúng được xác định là 3-methyl-6-metoxy-3,4-dihydroisocoumarin-8-O-a-D-glucopyranoside (AS1) và 3-methyl-8-hydroxy-3,4-dihydroisocoumarin-6-O-a-D-glucopyranoside (AS3) dựa vào các phương pháp phổ kết hợp. Đây là lần đầu tiên nhóm chất isocoumarin được phát hiện từ chi Tế tân (Asarum L.).
Từ dịch chiết metanol của loài Asarum balanse, đã phân lập được 5 hợp chất: 1-(3-hydroxy-4-metoxyphenyl)propan-1,2-diol (ABW4.2); 4 flavonoid glycoside keampferol 7-O-α-L-rhamnopyranoside (ABW3.1); naringenin-5,7-di-O-a-D-glucopyranoside (ABW6.3); kaempferol 3-O-β-D glucopyranoside (ABW1.3) và kaempferol 3-O-β-D galactopyranoside (ABW1.4.2). Hợp chất 1-(3-hydroxy-4-metoxyphenyl)propan-1,2-diol (ABW4.2) được xác định là một phenylpropanoid mới. 
7. Tri thức bản địa: Trong dân gian, một số loài thuộc chi Tế tân 
(Asarum L.) được sử dụng làm thuốc. Rễ, thân rễ và lá của đa số các loài thuộc chi Tế tân (Asarum L.) được dùng làm thuốc chữa ho, viêm phế quản, làm thuốc tắm trị đau nhức xương khớp, làm thuốc tắm trị đau lưng, nhiễm trùng vết thương và trị bệnh trĩ, chữa viêm họng, cảm sốt và cảm lạnh, đau bụng, đau mắt, thâm mắt, làm tan mông mắt, trĩ nội, trĩ ngoại, rửa các vết thương, lỡ loét ngoài da, u nhọt; dùng làm thuốc tắm gây ra thai; Hoa ngâm rượu làm thuốc bổ trị bệnh mất ngủ, đâu đầu, thần kinh suy nhược và ăn uống ngon miệng.
KIẾN NGHỊ
Tiếp tục nghiên cứu khả năng nhân giống từ hạt của các loài nói trên; Nghiên cứu phân lập và xác định cấu trúc hóa học của loài A. glabrum; tiếp tục nghiên cứu mô hình chuyển vị loài A. glabrum và A. caudigerum.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 
CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Trần Huy Thái, Nguyễn Thị Hiền, Đỗ Thị Minh, Nguyễn Anh Tuấn, 2010. Thành phần hóa học của tinh dầu hoa tiên (Asarum glabrum Merr.) ở Hà Giang, Việt Nam. Tạp chí Sinh học, 32(1): 94-96.
Nguyễn Anh Tuấn, Trần Huy Thái, 2012. Đặc điểm sinh thái và phân bố của Biến hóa núi cao (Asarum balansae Franch.) tại Bản Bung, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Tạp chí Sinh học, 34(1): 75-81.
Nguyễn Anh Tuấn, Trần Huy Thái, Jenn-Che Wang, Chang-Tse Lu, 2012. Bổ sung loài Asarum cordifolium C.E.C Fisher (Họ Mộc hương - Aristolochiaceae) cho hệ thực vật Việt Nam. Tạp chí Sinh học, 34(2): 197-200.
Nguyễn Anh Tuấn, Trần Huy Thái, Jenn-Che Wang, Chang-Tse Lu, 2012. Bổ sung loài Asarum yunnanensis T. Sugaw., Ogisu & C.Y. Cheng (Họ Mộc hương - Aristolochiaceae) cho hệ thực vật Việt Nam. Tạp chí Sinh học, 34(4): 441-445.
Tran Huy Thai, Ophélie Bazzali, Tran Minh Hoi, Nguyen Anh Tuan, Félix Tomi, Joseph Casanova, Ange Bighelli, 2013. Chemical composition of the essential oils from two Vietnamese Asarum species: A. glabrum and A. cordifolium. Natural Product Communications, 8(2): 235-238.
Trần Huy Thái, Nguyễn Thị Hiền, Trần Minh Hợi, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Tiến Đạt, Nguyễn Thị Hải, 2013. Thành phần hóa học của tinh dầu một số loài trong chi Hoa tiên (Asarum L.) ở Việt Nam. Tạp chí Sinh học, 35(1): 55-60.
Nguyễn Anh Tuấn, Trần Huy Thái, 2013. Đặc điểm hình thái, sinh thái và phân bố của loài thổ tế tân (Asarum caudigerum Hance) tại Bản Bung, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 222(15): 108-114.

File đính kèm:

  • doctom_tat_luan_an_nghien_cuu_cac_co_so_khoa_hoc_nham_bao_ton_v.doc