Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định các thông số kỹ thuật hợp lý cho máy trộn BTXM kiểu cưỡng bức, chu kỳ, hai trục ngang do Việt Nam chế tạo

Trong những năm gần đây công tác xây dựng các công trình giao thông, thủy

lợi, thủy điện, nhà cao tầng. đang phát triển hết sức mạnh mẽ. Một trong những loại

vật liệu không thể thiếu được trong quá trình thi công các công trình đó là hỗn hợp

bê tông, có nhiều loại bê tông khác nhau và chúng có thể được phân loại theo các tiêu

chí sau [11]: Theo cường độ bê tông có: Bê tông thường, bê tông chất lượng cao, bê

tông chất lượng rất cao; theo loại chất kết dính có: Bê tông xi măng (BTXM), bê tông

silicat, bê tông polime, bê tông đặc biệt.; theo loại cốt liệu có: Bê tông cốt liệu đặc,

rỗng, bê tông cốt liệu đặc biệt; theo khối lượng thể tích có: Bê tông đặc biệt nặng, bê

tông nặng, bê tông nhẹ.Trong các loại bê tông kể trên, thì bê tông có chất kết dính

là xi măng hay còn gọi là BTXM được sử dụng nhiều hơn cả.

Để tạo ra hỗn hợp BTXM, người ta sử dụng các loại máy trộn khác nhau, trong

đó loại máy trộn cưỡng bức kiểu hai trục ngang được sử dụng phổ biến hơn cả, vì

chúng có những ưu điểm sau: Chất lượng trộn đồng đều, thời gian trộn nhanh, năng

suất cao có thể đạt đến 250 m3/h, rất thích hợp với những trạm trộn yêu cầu khối

lượng cung cấp hỗn hợp bê tông lớn và liên tục.

Để có được các loại máy trộn nêu trên, các đơn vị chế tạo trạm trộn trong nước

chủ yếu nhập ngoại chúng với giá thành đắt, thời gian chờ đợi lâu, do đó làm tăng

đáng kể giá thành của cả trạm trộn. Để giảm bớt giá thành chế tạo trạm trộn, giảm bớt

thời gian chế tạo sản phẩm, tăng tỉ lệ nội địa hóa sản phẩm trong nước, các đơn vị chế

tạo cơ khí trong nước đang tìm cách nghiên cứu, tính toán, thiết kế máy trộn nhằm

tiến tới thay thế hoàn toàn các thiết bị ngoại nhập

pdf 117 trang dienloan 12800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định các thông số kỹ thuật hợp lý cho máy trộn BTXM kiểu cưỡng bức, chu kỳ, hai trục ngang do Việt Nam chế tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định các thông số kỹ thuật hợp lý cho máy trộn BTXM kiểu cưỡng bức, chu kỳ, hai trục ngang do Việt Nam chế tạo

Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định các thông số kỹ thuật hợp lý cho máy trộn BTXM kiểu cưỡng bức, chu kỳ, hai trục ngang do Việt Nam chế tạo
 1 
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Trong những năm gần đây công tác xây dựng các công trình giao thông, thủy 
lợi, thủy điện, nhà cao tầng... đang phát triển hết sức mạnh mẽ. Một trong những loại 
vật liệu không thể thiếu được trong quá trình thi công các công trình đó là hỗn hợp 
bê tông, có nhiều loại bê tông khác nhau và chúng có thể được phân loại theo các tiêu 
chí sau [11]: Theo cường độ bê tông có: Bê tông thường, bê tông chất lượng cao, bê 
tông chất lượng rất cao; theo loại chất kết dính có: Bê tông xi măng (BTXM), bê tông 
silicat, bê tông polime, bê tông đặc biệt...; theo loại cốt liệu có: Bê tông cốt liệu đặc, 
rỗng, bê tông cốt liệu đặc biệt; theo khối lượng thể tích có: Bê tông đặc biệt nặng, bê 
tông nặng, bê tông nhẹ...Trong các loại bê tông kể trên, thì bê tông có chất kết dính 
là xi măng hay còn gọi là BTXM được sử dụng nhiều hơn cả. 
Để tạo ra hỗn hợp BTXM, người ta sử dụng các loại máy trộn khác nhau, trong 
đó loại máy trộn cưỡng bức kiểu hai trục ngang được sử dụng phổ biến hơn cả, vì 
chúng có những ưu điểm sau: Chất lượng trộn đồng đều, thời gian trộn nhanh, năng 
suất cao có thể đạt đến 250 m3/h, rất thích hợp với những trạm trộn yêu cầu khối 
lượng cung cấp hỗn hợp bê tông lớn và liên tục. 
 Để có được các loại máy trộn nêu trên, các đơn vị chế tạo trạm trộn trong nước 
chủ yếu nhập ngoại chúng với giá thành đắt, thời gian chờ đợi lâu, do đó làm tăng 
đáng kể giá thành của cả trạm trộn. Để giảm bớt giá thành chế tạo trạm trộn, giảm bớt 
thời gian chế tạo sản phẩm, tăng tỉ lệ nội địa hóa sản phẩm trong nước, các đơn vị chế 
tạo cơ khí trong nước đang tìm cách nghiên cứu, tính toán, thiết kế máy trộn nhằm 
tiến tới thay thế hoàn toàn các thiết bị ngoại nhập. 
Tuy nhiên đây là một trong những máy quan trọng nhất của mỗi trạm trộn, nó 
quyết định đến chất lượng sản phẩm, thời gian trộn, độ tin cậy của toàn trạm, do đó 
đòi hỏi phải có các nghiên cứu cơ bản, có cơ sở khoa học trong việc thiết kế, chế tạo 
sản phẩm cơ khí phù hợp với trình độ công nghệ của nước ta hiện nay. 
 Xuất phát từ yêu cầu của thực tế sản xuất đã nêu ở trên, một số đơn vị chế tạo 
cơ khí trong nước đã chế tạo các máy trộn nêu trên để cung cấp ra thị trường trong 
nước. Tuy nhiên việc nghiên cứu, chế tạo sản phẩm của các đơn vị cơ khí chủ yếu 
theo kiểu chép mẫu và theo kinh nghiệm thực tế, chưa có những nghiên cứu cơ bản. 
Chính vì vậy, luận án có tên: “Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định các thông số kỹ 
 2 
thuật hợp lý cho máy trộn BTXM kiểu cưỡng bức, chu kỳ, hai trục ngang do Việt 
Nam chế tạo” nhằm giải quyết các khó khăn trong việc thiết kế, chế tạo máy trộn 
trong nước và tiến tới làm chủ công nghệ chế tạo máy, thay thế hoàn toàn máy trộn 
ngoại nhập. Vì vậy đề tài có tính thời sự và tính cấp thiết cao. 
2. Mục tiêu của đề tài 
 Nghiên cứu xây dưṇg được công thức xác điṇh công suất của đôṇg cơ dâñ 
đôṇg máy trôṇ, đồng thời nghiên cứu xác định các thông số kỹ thuật hợp lý của máy 
trộn nhằm đạt công suất tiêu thụ riêng là nhỏ nhất. 
 3. Đối tượng và phaṃ vi nghiên cứu 
a) Đối tượng nghiên cứu 
 Một số thông số kỹ thuật hợp lý của máy trộn BTXM hai trục ngang do Việt 
Nam chế tạo. 
b) Phạm vi nghiên cứu 
- Máy trộn BTXM kiểu cưỡng bức chu kỳ hai trục ngang, dung tích thùng trộn 1m3 
do Việt Nam chế tạo. Sơ đồ cấu tạo và thông số kỹ thuật chính của máy được thể hiện 
như hình I và bảng I dưới đây: 
Hình I. Sơ đồ cấu tạo của máy trộn BTXM hai trục ngang, 
 dung tích thùng trộn 1m3 do Việt Nam chế tạo 
1- Ổ đỡ; 2- Trục trộn; 3- Vỏ thùng trộn; 4- Bánh răng dẫn động; 5- Hộp giảm tốc; 
6- Động cơ điện; 7- Cặp bánh răng ăn khớp ngoài; 8- Bộ truyền đai; 9- Bàn tay trộn; 
10- Cánh tay trộn; 11- Cửa xả hỗn hợp bê tông. 
1 2 3 4 5 6 
7 9 
10 
A 
A 
A-A 
11 8 
 3 
Bảng I. Bảng thông số kỹ thuật chính của máy trộn BTXM hai trục ngang, 
dung tích thùng trộn 1m3 do Việt Nam chế tạo 
TT Thông số Giá trị 
1 Công suất động cơ điện dẫn động máy trộn, (kW) 18,5 
2 Số cánh tay trộn, (chiếc) 14 
3 Tốc độ quay của trục trộn, (vòng/phút) 38 
4 Chiều dài thùng trộn, (m) 1,25 
5 Bước vít, (m) 0,785 
6 Bán kính cong của thùng trộn, (m) 0,4 
7 Dung tích thùng trộn, (m3) 1,0 
8 Thể tích nạp liệu tối đa, (m3) 0,8 
9 Thể tích một mẻ trộn, (m3) 0,5 
- Mác bê tông để tính toán lý thuyết và làm thí nghiệm: C30/38,5 có cường độ 
chịu nén ở 28 ngày tuổi Cbt = 38,5 (MPa), độ sụt của bê tông tươi Sbt = 18±2 (cm); 
thành phần cấp phối cho 1m3 bê tông: Xi măng Bút Sơn PC40: 397 (kg), cát vàng 
Sông Lô: 897 (kg), đá Cao Dương (4,7519) mm: 920 (kg), nước sạch Hà Nội: 165 
(lít), phụ gia siêu dẻo Hàn Quốc SR300S: 3,57 (lít); khối lượng riêng của hỗn hợp bê 
tông: 2433 (kg/m3). Mác bê tông được thiết kế phục vụ thi công cọc khoan nhồi tuyến 
đường sắt trên cao Ga Hà Nội - Nhổn. Đơn vị thi công: Công ty TNHH công nghiệp 
DAELIM (Hàn Quốc). 
4. Nôị dung nghiên cứu 
 Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm các phần sau: 
- Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. 
- Xác điṇh khối lươṇg vâṭ liêụ chuyển đôṇg theo các phương trong quá trình 
làm viêc̣ của máy trôṇ và nghiên cứu xây dưṇg công thức tính công suất của 
đôṇg cơ dẫn đôṇg máy trôṇ. 
- Nghiên cứu xác điṇh măṭ cắt hơp̣ lý của cánh tay trôṇ theo tiêu chí tiết kiêṃ 
năng lươṇg trôṇ. 
- Nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước hình hoc̣ của thùng trôṇ đến công suất 
đôṇg cơ dẫn đôṇg máy trôṇ. 
 4 
- Nghiên cứu thực nghiệm xác định hệ số cản chuyển động của bàn tay trộn 
trong cấp phối vật liệu. 
- Nghiên cứu xác định các thông số kỹ thuật hợp lý của máy trộn bằng tính 
toán tối ưu. 
- So sánh kết quả nghiên cứu lý thuyết và kết quả thực nghiệm. 
- Xác định dãy máy trộn trong điều kiện thực tế. 
- Kết luận và kiến nghị. 
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 
a/ Ý nghĩa khoa học 
 - Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có ở trong nước và trên thế giới, tác giả 
đã tiến hành xác định quy luật và khối lươṇg vâṭ liêụ chuyển động theo các phương 
trong quá trình làm viêc̣ của máy trôṇ, làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất công thức 
tính toán công suất của đôṇg cơ dẫn động máy trôṇ BTXM hai truc̣ ngang do Viêṭ 
Nam chế taọ. 
- Tác giả sử dụng công thức xác định công suất của động cơ dẫn động máy 
trộn luận án đã xây dựng được để xác điṇh măṭ cắt hơp̣ lý của cánh tay trôṇ và kích 
thước hình hoc̣ của thùng trôṇ theo tiêu chí tiết kiêṃ năng lươṇg trôṇ, từ đó làm cơ 
sở khoa học cho việc tính toán, thiết kế hợp lý máy trộn BTXM hai trục ngang do 
Viêṭ Nam chế taọ. 
- Tác giả đã đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố đến tiêu thụ năng lượng 
riêng của động cơ dẫn động máy trộn và xác định giá trị tối ưu của các yếu tố này 
theo mục tiêu giảm chi phí công suất riêng, từ đó làm cơ sở khoa học cho việc xác 
định dãy máy trộn trong điều kiện thực tế. 
b/ Ý nghĩa thực tiễn 
 Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo có ích 
cho các đơn vị thiết kế, chế tạo máy trôṇ BTXM hai truc̣ ngang; các đơn vi ̣ thiết kế, 
chế taọ traṃ trôṇ BTXM trong nước khi chế taọ các sản phẩm cùng loaị có dung tích 
thùng trôṇ và năng suất khác nhau. 
6. Bố cục của luận án 
 Nội dung của luận án gồm: 
- Mở đầu 
- Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu máy trôṇ BTXM hai truc̣ ngang ở Viêṭ 
Nam và trên thế giới. 
 5 
- Chương 2: Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng công thức tính công suất 
 của động cơ dẫn động máy trộn BTXM hai trục ngang. 
- Chương 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của môṭ số thông số kết cấu và thông số 
làm việc của máy trôṇ đến công suất tiêu thu ̣riêng của đôṇg cơ dâñ đôṇg máy 
trôṇ BTXM hai truc̣ ngang do Viêṭ Nam chế taọ. 
- Chương 4: Nghiên cứu thưc̣ nghiêṃ xác điṇh môṭ số thông số ảnh hưởng 
 đến công suất của động cơ dẫn động máy trộn và xác định dãy máy trộn 
 trong điều kiện thực tế. 
- Kết luận và kiến nghị 
- Danh mục các công trình đã công bố kết quả nghiên cứu của đề tài Luận 
án 
- Danh mục tài liệu tham khảo 
- Phụ lục 
7. Điểm mới của Luận án 
 - Luâṇ án đa ̃xác điṇh đươc̣ tỉ lê ̣% khối lươṇg vâṭ liêụ chuyển đôṇg theo các 
phương, từ đó làm cơ sở khoa hoc̣ cho viêc̣ đề xuất môṭ công thức tính công suất đôṇg 
cơ dâñ đôṇg máy trôṇ ở giai đoaṇ trôṇ khô, trôṇ ướt và công suất tiêu hao trung bình 
của quá trình trôṇ trên cơ sở kế thừa và phát triển những công thức, hê ̣số của các tác 
giả trước đó. Kết quả tính toán theo công thức do tác giả đề xuất tương đối sát với giá 
tri ̣ thưc̣ tế. 
 - Luâṇ án đa ̃nghiên cứu ảnh hưởng của hình daṇg măṭ cắt cánh tay trôṇ và 
kích thước hình hoc̣ của thùng trôṇ đến công suất tiêu thu ̣của đôṇg cơ dâñ đôṇg máy 
trôṇ BTXM hai truc̣ ngang do Viêṭ Nam chế taọ. 
 - Luâṇ án đa ̃nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của môṭ số thông kết cấu và 
thông số làm viêc̣ đến công suất tiêu thu ̣của đôṇg cơ dâñ đôṇg máy trôṇ BTXM hai 
truc̣ ngang, dung tích thùng trôṇ 1m3 do Viêṭ Nam chế taọ; xác định được các giá trị 
thông số kỹ thuật hợp lý cho máy trộn. 
 - Thông qua nghiên cứu thực nghiệm và ứng dụng lý thuyết mô hình đồng 
dạng, phân tích thứ nguyên; luận án đã xác định được các thông số kỹ thuật của các 
máy trộn có dung tích thùng trộn 2, 3, 4 (m3). Từ đó làm cơ sở khoa học cho việc tính 
toán, thiết kế các máy trộn BTXM hai trục ngang sản xuất tại Việt Nam. 
 6 
Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả đã hết sức cố gắng để hoàn thành 
những nội dung đã đặt ra. Tuy nhiên, bản luận án khó tránh khỏi những sai sót nhất 
định. Rất mong nhận được các ý kiến góp ý của các nhà khoa học, các đồng nghiệp 
để bản luận án hoàn chỉnh hơn. 
 Trân trọng cảm ơn! 
 Hà Nội, tháng 6 năm 2016 
 Tác giả 
 7 
CHƯƠNG I 
 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU MÁY TRỘN BÊ TÔNG XI MĂNG 
HAI TRỤC NGANG Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI 
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MÁY TRỘN BÊ TÔNG XI MĂNG HAI 
TRỤC NGANG TRÊN THẾ GIỚI 
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về kết cấu của máy trộn 
Có nhiều công trình của các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu về kết 
cấu máy trộn BTXM như dưới đây: 
 Các tác giả [49] đã nghiên cứu máy trộn kiểu cưỡng bức hai trục ngang, hoạt 
động chu kỳ và liên tục. Để giảm thời gian xả hỗn hợp và xả sạch hỗn hợp bên trong 
thùng trộn, các tác giả đề xuất sử dụng cửa xả mở rộng về hai phía theo phương hướng 
kính (phương vuông góc với trục trộn) và để nâng cao năng suất của máy trộn, nên 
bố trí các cửa cấp vật liệu đầu vào kể cả dạng chất lỏng dọc theo trục trộn. Sơ đồ cấu 
tạo của máy trộn thử nghiệm được thể hiện trên hình 1.1. 
Hình 1. 1. Sơ đồ cấu tạo tổng thể và mặt cắt ngang của máy trộn 
BTXM hai trục ngang, các tác giả [49] đã thử nghiệm 
 8 
Cấu tạo: 
1- Vỏ thùng trộn; 2- Cửa xả chính; 3- Cửa xả phụ; 4- Trục trộn; 5- Tấm ốp cánh 
tay trộn; 6- Cánh tay trộn; 7- Hộp giảm tốc; 8- Gối đỡ; 9- Cơ cấu mở cửa xả phụ; 
10- Cơ cấu mở cửa xả chính; 11- Tấm ngăn phụ; 12,13- Vách ngăn chính; 14-Cánh 
tay trộn; 15- Bàn tay trộn; 16- Cánh tay trộn vét thành thùng; 17- Bàn tay trộn vét 
thành thùng; 18- Tấm ngăn tùy chỉnh; 19- Nắp đậy thùng; 20, 21- Ống cấp vật liệu 
dạng hạt, bột; 22,23- Ống cấp chất lỏng; 24- Vòi phun chất lỏng; 25,26- Các chỗ 
nối và chân liên kết với thùng trộn; 27- Đường ống cấp chất lỏng vào. 
Qua nghiên cứu, thấy rằng: Công trình của các tác giả chủ yếu tập trung vào 
nghiên cứu kết cấu hợp lý của cửa cấp vật liệu vào thùng trộn và cửa xả hỗn hợp sau 
khi trộn, nhằm nâng cao năng suất của máy trộn. Các tác giả chưa quan tâm nghiên 
cứu ảnh hưởng của các thông số kết cấu và thông số làm việc khác của máy trộn như: 
Tốc độ quay của trục trộn, góc nghiêng của bàn tay trộn so với trục trộn, khe hở giữa 
bàn tay trộn với vỏ thùng trộn, bề rộng của bàn tay trộn... đến công suất tiêu thụ riêng 
của động cơ dẫn động máy trộn. 
Tác giả [41] đã nghiên cứu hình dạng của cánh tay trộn nhằm mục đích: Giảm 
bớt trọng lượng và nâng cao tuổi thọ cho cánh tay trộn, đồng thời nâng cao hiệu quả 
nhào trộn các hỗn hợp. Tác giả đã thử nghiệm trên máy trộn có công suất động cơ 
Nđc = 30 (kW), năng suất Q = 50 (m3/h), thời gian trộn 1,86 (phút), số bàn tay trộn 16 
(chiếc), hệ số điền đầy thùng  = 0,6; bán kính thùng trộn Rt = 0,55 (m). Cánh tay 
trộn nghiên cứu và thử nghiệm có mặt cắt ngang là hình e líp đứng, kích thước lớn 
nhất của e líp (đầu to - liên kết với trục trộn) có bán trục lớn Ra = 0,066 (m), bán trục 
nhỏ Rb = 0,032 (m), chiều dài cánh tay trộn a = 400 (mm), trong điều kiện góc nghiêng 
của bàn tay trộn = 450 (không đổi). Sơ đồ cấu tạo của máy trộn nghiên cứu được 
thể hiện trên hình 1.2. Sau khi nghiên cứu, tác giả đã đề xuất mô hình cánh tay trộn 
như dưới đây (Hình 1.3) và thấy rằng, trọng lượng của các cánh tay trộn giảm được 
11% so với các loại cánh tay trộn có mặt cắt hình e líp đứng thông thường. 
 9 
Hình 1. 2. Sơ đồ cấu tạo của máy trộn BTXM hai trục ngang, 
 tác giả [41] đã nghiên cứu và thử nghiệm 
1- Tai liên kết với nắp thùng, 2- Vỏ thùng trộn, 3- Hệ thống truyền động, 
4- Trục trộn có gắn các cánh tay trộn, 5- Bàn tay trộn, 6- Cửa xả. 
Hình 1. 3. Sơ đồ cấu tạo của cánh tay trộn có mặt cắt ngang là hình e líp đứng, 
tác giả [41] đã nghiên cứu và thử nghiệm. a) Hình dạng cánh tay trộn ban đầu; 
 b) Hình dạng cánh tay trộn đã được tính toán thiết kế tối ưu. 
Từ kết quả nghiên cứu ở trên, thấy rằng: Tác giả chỉ nghiên cứu hình dạng của 
cánh tay trộn có mặt cắt ngang là hình e líp đứng theo tiêu chí giảm trọng lượng và 
nâng cao tuổi thọ cho cánh tay trộn. Tác giả chưa quan tâm nghiên cứu ảnh hưởng 
của các loại cánh tay trộn có mặt cắt ngang kiểu: Hình tròn, hình e líp, hình tam giác, 
hình chữ nhật đến công suất tiêu thụ riêng của động cơ dẫn động máy trộn. 
 Tác giả [64] đã sử dụng phần mềm Ansys để thiết kế và mô phỏng máy trộn 
BTXM hai trục ngang, dung tích thùng trộn 2m3 theo hướng làm giảm ảnh hưởng của 
 10 
vùng trộn không hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng trộn. Thông qua phần mềm 
Ansys, tác giả đã kiểm tra, đánh giá tình hình chịu lực của các cánh tay trộn và bàn 
tay trộn; nghiên cứu thay đổi số lượng cánh trộn, góc nghiêng của cánh trộn nhằm 
giảm mức độ rung động đến trục trộn và máy trộn. Trên hình 1.4 thể hiện một số kết 
quả tính toán thiết kế của tác giả. 
Hình 1. 4. Kết quả tính toán thiết kế cánh tay trộn, bàn tay trộn và trục trộn 
 bằng phần mềm Ansys của tác giả [64] 
 Qua nghiên cứu, thấy rằng: Tác giả mới dừng lại ở việc, ứng dụng phần mềm 
Ansys để thiết kế và mô phỏng máy trộn BTXM hai trục ngang, dung tích thùng trộn 
2m3. Sử dụng phần mềm đó, tác giả đã thay đổi một số thông số kết cấu của cánh tay 
trộn nhằm mục đích nâng cao chất lượng trộn và giảm rung động cho máy. Tác giả 
chưa quan tâm nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số kết cấu và thông số làm việc 
khác của máy trộn đến công suất của động cơ dẫn động ... ng dạng và phân tích thứ nguyên, 
luận án đã xác định được các chuẩn số đồng dạng, xác định thông số “vào”, “ra” của 
máy trộn, từ đó ứng dụng các chuẩn số đồng dạng để xác định các thông số cho các 
máy trộn có dung tích thùng trộn 2, 3, 4 (m3), (bảng 4.9). 
2. Kiến nghị: 
 1. Như đã phân tích ở chương III, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công suất 
tiêu thụ của đôṇg cơ dâñ đôṇg máy trôṇ và chất lượng của bê tông sau khi trôṇ. Luâṇ 
án mới dừng ở nghiên cứu 4 thông số ảnh hưởng là: Tốc độ quay của trục, góc nghiêng 
của bàn tay trộn, bề rôṇg của bàn tay trôṇ và khe hở giữa bàn tay trôṇ với vỏ thùng 
trôṇ. Vì vậy cần tiếp tục mở rộng phạm vi nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số 
khác để hoàn chỉnh cơ sở khoa học cho công tác thiết kế máy trộn. 
 2. Đối với các máy trộn BTXM hai trục ngang do Việt Nam sản xuất, nên lựa 
chọn công suất của động dẫn động máy trộn theo hệ số quá tải cho phép của động cơ 
và công suất tính được ở giai đoạn trộn khô. 
 109 
 3. Do động cơ làm việc ở các mức tải khác nhau trong quá trình làm việc của 
máy trộn, do đó để nâng cao hiệu quả sử dụng động cơ và tiết kiệm năng lượng trộn 
bằng cách sử dụng các động cơ điện có hiệu suất cao và lắp thêm các biến tần trên 
các trạm trộn. 
3. Hướng nghiên cứu tiếp theo: 
 1. Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông khác đến công suất tiêu 
thu ̣của đôṇg cơ dâñ đôṇg máy trôṇ và chất lươṇg của bê tông sau khi trôṇ, như cách 
bố trí cánh trộn (kiểu có cánh âm ở đoaṇ giữa truc̣, kiểu có gắn thêm các cánh trôṇ 
trên thùng trôṇ, kiểu xoắn ), hình daṇg của bàn tay trôṇ, khoảng cách giữa các cánh 
trôṇ, kích thước và vi ̣trí lắp đăṭ cửa nap̣ vâṭ liêụ và cửa xả bê tông 
 2. Nghiên cứu cách cấp vâṭ liêụ cho buồng trôṇ (cấp môṭ lần, cấp nhiều lần, 
thứ tư ̣cấp) để giảm thời gian trôṇ và nâng cao hiêụ quả trôṇ. 
 3. Nghiên cứu sư ̣thay đổi của công suất tiêu thu ̣đôṇg cơ dâñ đôṇg máy trôṇ 
và hiêụ quả trôṇ khi thay đổi cách cấp xi măng (cấp xi măng khô, cấp hồ xi măng và 
cấp theo giai đoaṇ). 
 110 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 
[1]. Nguyễn Văn Vịnh, Nguyễn Văn Thuyên, Đỗ Văn Đức (2015), "Xây dựng phần 
mềm tính toán công suất nhỏ nhất của bộ máy trộn bê tông xi măng hai trục nằm 
ngang do Việt Nam chế tạo, có xét đến ảnh hưởng của một số thông số kết cấu của 
bộ máy trộn", Tạp chí GTVT, số tháng 3. 
[2]. Nguyễn Văn Thuyên, Nguyễn Văn Vịnh (2015), "Nghiên cứu ảnh hưởng của 
thời gian trộn đến cường độ chịu nén và độ sụt của bê tông xi măng", Tạp chí GTVT, 
số tháng 8. 
[3]. Nguyễn Văn Vịnh, Nguyễn Văn Thuyên (2015), "Nghiên cứu ảnh hưởng của 
tốc độ trộn đến công suất trộn và chất lượng của bê tông xi măng", Tạp chí khoa học 
GTVT, số tháng 8. 
[4]. Nguyễn Văn Thuyên, Nguyễn Văn Vịnh (2015), "Ứng dụng phần mềm Minitab 
16.0 để xác định các thông số kết cấu hợp lý của bộ máy trộn bê tông hai trục nằm 
ngang do Việt Nam chế tạo", Tạp chí GTVT, số tháng 9. 
[5]. Nguyễn Văn Thuyên, Nguyễn Văn Vịnh, Đỗ Văn Đức (2015), Nghiên cứu mô 
phỏng quá trình làm việc của bộ máy trộn BTXM và chuyển động của vật liệu trong 
buồng trộn. Tính chi phí tiêu thụ năng lượng riêng của bộ máy, Đề tài NCKH cấp 
Trường T2015-CK-37, Trường Đại học Giao thông Vận tải. 
[6]. Nguyễn Văn Thuyên, Nguyễn Văn Vịnh, Nguyễn Đăng Điệm (2016), "Xác 
định khối lượng vật liệu vận chuyển trong thùng trộn BTXM hai trục nằm ngang", 
Tạp chí GTVT, số tháng 4. 
[7]. Nguyễn Văn Thuyên, Nguyễn Văn Vịnh, Nguyễn Đăng Điệm (2016), "Nghiên 
cứu xây dựng công thức tính công suất của động cơ dẫn động máy trộn bê tông xi 
măng hai trục ngang", Tạp chí GTVT, số tháng 7. 
 111 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
I- Tiếng Việt: 
[1]. Trương Hữu Chí (2005), Nghiên cứu thiết kế cối trộn vật liệu rời kiểu trục 
ngang cho các trạm trộn bê tông cỡ lớn 80  200 m3/h, Đề tài RD cấp Bộ Công 
thương. 
[2]. Vũ Liêm Chính, Nguyễn Kiếm Anh, Nguyễn Thị Thanh Mai, Đoàn Tài Ngọ, 
Trần Văn Tuấn, Nguyễn Thiệu Xuân (2013), Máy và thiết bị sản xuất vật liệu và 
cấu kiện xây dựng, Nhà xuất bản xây dựng. 
[3]. Vũ Liêm Chính, Phạm Quang Dũng, Trương Quốc Thành (2002), Cơ sở thiết 
kế máy xây dựng, Nhà xuất bản Xây dựng. 
[4]. Vũ Liêm Chính, Đỗ Quốc Quang, Cao Văn Mô (2008), Máy-Thiết bị và hệ 
thống nghiền mịn, Nhà xuất bản Xây dựng. 
[5]. Nguyễn Văn Dự, Nguyễn Đăng Bình (2011), Quy hoạch thực nghiệm trong kỹ 
thuật, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. 
[6]. Vũ Minh Đức (2013), Nghiên cứu, đánh giá độ tin cậy của trạm trộn và xác định 
một số thông số kỹ thuật hợp lý của buồng trộn thuộc trạm trộn bê tông nhựa nóng 
do việt nam chế tạo, Luận án tiến sỹ kỹ thuật, Trường Đại học GTVT. 
[7]. Đào Việt Hà (2010), Giáo trình Máy điện, Nhà xuất bản Xây dựng. 
[8]. Trần Hồng Hải (2011), Công nghệ thi công nhà siêu cao tầng bê tông toàn khối, 
Những thành tựu công nghệ xây dựng sau 10 năm đổi mới, Viện Khoa học công nghệ 
Xây dựng. 
[9]. Nguyễn Quang Hiệp (2012), Hiện trạng công tác bê tông trong xây dựng kết 
cấu hạ tầng kỹ thuật thuộc lĩnh vực xây dựng ở Việt nam, Viện Khoa học công nghệ 
Xây dựng. 
[10]. Phạm Duy Hữu (2005), Công nghệ bê tông và bê tông đặc biệt, Nhà xuất bản 
Xây dựng. 
[11]. Phạm Duy Hữu, Ngô Xuân Quảng, Mai Đình Lộc (2011), Vật liệu xây dựng, 
Nhà xuất bản GTVT. 
[12]. Trần Như Khuyên (2006), "Xác định các thông số tối ưu của máy trộn kiểu 
băng xoắn TBX-1", Tạp chí Nông thôn và Phát triển Nông thôn, kỳ 1+2- Tháng 2. 
[13]. Vũ Đình Lai, Nguyễn Xuân Lựu, Bùi Đình Nghi (2012), Sức bền vật liệu - 
Tập 1, Nhà xuất bản GTVT. 
 112 
[14]. Phạm Văn Lang (1996), Đồng dạng mô hình thứ nguyên ứng dụng trong kỹ 
thuật Cơ-Điện nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 
[15]. Ngô Thanh Long (2003), Nghiên cứu cơ sở khoa học máy trộn cấp phối phục 
vụ thi công móng đường bộ theo quy trình AASHTO, Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật, 
Trường Đại học Giao thông Vận tải. 
[16]. Nguyễn Đại Minh (2012), Đánh giá cường độ bê tông theo cấp độ bền và mác 
bê tông, Viện Khoa học công nghệ Xây dựng. 
[17]. Nguyễn Đức Minh, Trần Như Hiếu (2009), "Các dạng hư hỏng của cánh trộn 
trong thiết bị trộn bê tông hai trục ngang khi trộn bê tông đầm lăn", Tạp chí Tự động 
hóa ngày nay, Viện máy và Dụng cụ công nghiệp, số 109 - Tháng 10. 
[18]. Trần Đình Ngô (2013), Công tác kiểm định, đánh giá, chứng nhận chất lượng 
trong xây dựng, Nhà xuất bản Lao động. 
[19]. Đoàn Tài Ngọ, Nguyễn Thiệu Xuân, Trần Văn Tuấn, Nguyễn Thị Thanh 
Mai, Nguyễn Kiếm Anh (2012), Máy sản xuất vật liệu và cấu kiện xây dựng, Nhà 
xuất bản Xây dựng. 
[20]. Trần Quang Quý, Nguyễn Văn Vịnh, Nguyễn Bính (2001), Máy và thiết bị 
sản xuất vật liệu xây dựng, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải. 
21. Đỗ Thị Tám (2012), Nghiên cứu các thông số ảnh hưởng đến độ trộn đều và 
năng lượng tiêu thụ của máy trộn thức ăn chăn nuôi kiểu trục ngang, Luận án Tiến 
sỹ kỹ thuật, Trường Đại học Thái Nguyên. 
[22]. Nguyễn Hoàn Thiện (2006), Nghiên cứu quá trình trộn hỗn hợp bê tông nhựa 
nóng trong buồng trộn cưỡng bức chu kỳ hai trục, Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành 
Máy xây dựng và xếp dỡ, Trường Đại học Giao thông Vận tải. 
[23]. Nguyễn Thanh Thủy (2004), Bài tập lập trình hướng đối tượng với C++, Nhà 
xuất bản Khoa học kỹ thuật. 
[24]. Đỗ Xuân Tùng, Trương Trí Ngộ, Nguyễn Văn Thanh (1998), Trang bị điện 
Máy xây dựng, Nhà xuất bản Xây dựng. 
[25]. Nguyễn Minh Tuyển (1987), Các máy khuấy trộn trong công nghiệp, Nhà xuất 
bản Khoa học và Kỹ thuật. 
[26]. Nguyễn Minh Tuyển (2006), Quá trình và thiết bị khuấy trộn trong công nghệ, 
Nhà xuất bản Xây dựng. 
 113 
27. Trần Văn Viết (2009), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số đến chất 
lượng trộn và mức tiêu thụ năng lượng của máy trộn hai trục cưỡng bức với các loại 
vật liệu rời, Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật, Trường Đại học Xây dựng. 
[28]. Trần Bá Việt (2011), Những thành tựu công nghệ xây dựng sau 10 năm đổi 
mới, Báo cáo tham luận lĩnh vực vật liệu, Viện Khoa học công nghệ Xây dựng. 
[29]. Nguyễn Văn Vịnh và các cộng sự (2004), Nghiên cứu, tính toán thiết kế trạm 
trộn cấp phối năng suất 80- 100 tấn/giờ phục vụ thi công nền móng đường bộ theo 
quy trình AASHTO, Đề tài NCKH-CN cấp Bộ GD-ĐT trọng điểm B2003-35-63-TT. 
[30]. Nguyễn Thiệu Xuân, Trần Văn Viết (2011), "Nghiên cứu ảnh hưởng của một 
số thông số đến chất lượng trộn và mức tiêu thụ năng lượng của máy trộn hai trục 
cưỡng bức với các loại vật liệu rời", Tạp chí cơ khí Việt Nam, số 6/ tháng 6. 
[31]. Báo cáo tổng kết đề tài (2010), Nghiên cứu hiệu quả áp dụng và hoàn thiện hệ 
thống tiêu chuẩn dùng xi măng làm đường bê tông, Viện KHCN Xây dựng. 
[32]. Bộ công thương (2014), Thông tư quy điṇh các biêṇ pháp sử duṇg năng lươṇg 
tiết kiêṃ và hiêụ quả cho các ngành công nghiêp̣, Số: 02/2014/TT-BCT, Bô ̣ công 
thương. 
[33]. Bộ xây dựng (2012), Chỉ dẫn kỹ thuật chọn thành phần bê tông các loại, Nhà 
xuất bản Xây dựng. 
[34]. Công ty TNHH công nghiệp DAELIM (2014), Thiết kế cấp phối bê tông số 
1, Dự án: Tuyến đường sắt đô thị trên cao; đoạn Ga Hà Nội - Nhổn. 
[35]. Hồ sơ thiết kế trạm trộn BTXM năng suất: 30, 45, 60 m3/h (2001), Nhà máy 
cơ khí ô tô 1-5. 
[36]. Tiêu chuẩn về BTXM của Việt Nam: TCVN 3105-1993, TCVN 3106-1993, 
TCVN 3118-1993, TCVN 4453-1995, TCVN 9334-2012, TCVN 10306-2014. 
[37]. Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam -Vinaconex (2011), 
Ứng dụng công nghệ bê tông dự ứng lực tiền chế ở Việt Nam, bài học kinh nghiệm 
và hướng phát triển trong tương lai, Hội nghị Khoa học và Công nghệ ngành xây 
dựng. Chặng đường 10 năm đổi mới và phát triển (2000-2010). 
 114 
II- Tiếng nước ngoài: 
1. Tiếng Anh 
[38]. Bhs Sonthofen (2013), Twin-shaft batch mixers are becoming accepted in 
precast plants, CPI - Concrete Plant International, February. 
[39]. Bhs Sonthofen (2013), Twin-shaft batch mixers also for precast concrete 
plants, Bft. International, June. 
[40]. Chiara F. Ferraris (2001), "Concrete Mixing Methods and Concrete Mixers: 
State of the Art", Journal of Research of the National Institute of Standards and 
Technology, Vol. 106, No. 2, March-April, USA. 
[41]. Debeleac Carmen (2011), "Optimisation design of working tools shape for a 
concret mixing equipment with palettes", Journal of Engineering Studies and 
Research, Vol 17 No. 3, Romania. 
[42]. Dirk Lowke, Peter Schiessl (2005), Effect of mixing energy on fresh properties 
of SCC, Technical University of Munich, Centre for Building Materials. 
[43]. Edward G, Nawy, R.E (2008), Concrete Construction Engineering Handbook, 
Rutgers - The State University of NewJersey. 
[44]. J. Dils, G. De Schutter, V. Boel (2012), Influence of mixing procedure and 
mixer type on fresh and hardened properties of concrete, Materials and Structures 
Journal, Belgium. 
[45]. John Newman (Department of Civil Engineering Imperial College London), 
Ban Seng Choo (School of the Built Environment Napier University Edinburgh) 
(2003), Advanced Concrete Technology, Concrete Properties, Printed and bound in 
Great Britain. 
[46]. M. M. Rahman, M. H. Rashid, M. A. Hossain, F. S. Adrita and T. Hossain 
(2011), "Mixing time effects on properties of self compacting concrete", ARPN 
Journal of Engineering and Applied Sciences, Vol.6, No.8, August. 
[47]. Mamoru Kanda, Tokyo; Teruo Udagawa; Kathuichi Numagami (1988), 
Dual shaft pan mixer, US Patent, July 19. 
[48]. Mazanec O, Lowke D, Schiessl P (2009), Mixing of high performance 
concrete: Effect of concrete composition and mixing intensity on mixing time, Mater 
Struct 43(3). 
 115 
[49]. Rudolf Martinek, Legau; Johannes Oertel, Sonthofen (1988), Double shaft 
forced-feed mixer for continuous and discontinuous manner of operation, United 
States Patent, October 4. 
[50]. Stuart Bentley Bhs Sonthofen (2012), The Benefits of Twin-Shaft Mixing, 
Technical Exclusive, June. 
2. Tiếng Đức 
[51]. Beitzel H (1982), Bedeutung der Mischzeit fu¨r Konstruktion und Einsatz von 
Betonmischern, BMT 29 heft 5. 
[52]. Martinek R (1984), Doppel wellen - trogmischer in Chargen und 
kontinuierlicher Bauweise, BMT 31 Heft 4+5. 
[53]. Peter Nold, Maschinenfabrik Gustav Eirich (2007), Mischen von Beton was 
muss man beachten, um Betone gleichmäßig gut aufzubereiten, Maschinenfabrik 
Gustav Eirich GmbH & Co KG , Walldürner Str 50 , D - .74.736. 
[54]. U.S. Department of Energy (1997), Determining electric motor load and 
efficiency, a Program of the U.S. Department of Energy, DOE/GO-10097-517. 
3. Tiếng Hungary 
[55]. Rácz Kornélia (1990), Betontechnológiai Gépek tervezése és vizsgálata 
Tankứnyvkiadó, Budapest, Hungary. 
4. Tiếng Nga 
[56]. Бауман В.А. и др (1975), Механическое оборудование предприятий 
строительных материалов, изделий и конструкций, Мoсква: 
(Машиностроение). 
[57]. Бородачев И.П (1976), Спраbочник констуктора дорожных Машин 
“Машиностроение, Мoсква. 
[58]. Демин, О.В (2003), Совершенствование методов расчета и конструкций 
лопастных смесителей, диссертации на соискание ученой степени кандидата 
технических наук. Тамбов. 
[59]. Дроздов А.Н (2006), Основы теории выбора и эффективной 
эксплуатации строительных машин, Москва. 
 116 
5. Tiếng Trung Quốc 
[60]. 徐延峰 (2007), 搅拌过程对混凝土含气量影响的探讨, 工程硕士学位论文, 香港, 
中国. Dịch sang tiếng Việt Nam: Hứa Yến Phụng (2007), Nghiên cứu ảnh hưởng 
của quá trình trộn đến hàm lượng không khí trong bê tông, Luận văn Thạc sỹ kỹ 
thuật, Hồng Kông, Trung Quốc. 
[61]. 王卫中 (2004), 双卧轴搅拌机工作装置的试验研究, 工程硕士学位论文, 长安大
学, 中国. Dịch sang tiếng Việt Nam: Vương Vệ Trung (2004), Nghiên cứu thực 
nghiệm quá trình làm việc của máy trộn hai trục, Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật, Trường 
Đại học Trường An, Trung Quốc. 
[62]. 赵利军,杜占领,冯忠绪 (2004), "双卧轴振动搅拌机的试验研究", 工程机械学
报,中国. Dịch sang tiếng Việt Nam: Triệu Lệ Quân, Đỗ Chiến Linh, Phụng Trọng 
Húc (2004), "Nghiên cứu thử nghiệm máy trộn hai trục ngang kiểu rung động", Tạp 
chí Máy xây dựng, Trung Quốc. 
[63]. 赵利军,董武,冯忠绪 (2006), "双卧轴式混凝土振动搅拌机的研究", 路而机械
与施工技术, 中国. Dịch sang tiếng Việt Nam: Triệu Lệ Quân, Đổng Vũ, Phụng 
Trọng Húc (2006), "Nghiên cứu máy trộn bê tông hai trục ngang kiểu rung động", 
Tạp chí công nghệ xây dựng và thiết bị thi công vỉa hè, Trung Quốc. 
[64]. 周力 (2013), 2m3 双卧轴搅拌机的设计及仿真分析, 工程硕士学位论文, 长安大
学, 中国. Dịch sang tiếng Việt Nam: Chu Lệ (2013), Thiết kế và mô phỏng máy trộn 
hai trục ngang 2m3, Luận án thạc sỹ kỹ thuật, Trường Đại học Trường An, Trung 
Quốc. 
[65]. 翁军良,赵利军,周力,张 旭 (2013), "双卧轴振动搅拌的工业试验研究", 建筑
机械, 中国. Dịch sang tiếng Việt Nam: Uông Tuấn Lượng,Triệu Lệ Quân, Chu 
Lệ, Trương Húc (2013), "Nghiên cứu thực nghiệm trên máy trộn hai trục ngang kiểu 
rung động", Tạp chí Máy xây dựng, Trung Quốc. 
 117 
[66]. 陈 卫 (2012), 1m3双卧轴振动搅拌机的设计与试验, 工程硕士学位论文, 长安大
学, 中国. Dịch sang tiếng Việt Nam: Trần Vệ (2012), Thiết kế và thử nghiệm máy 
trộn hai trục ngang kiểu rung động, dung tích 1m3, Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật, 
Trường Đại học Trường An, Trung Quốc. 
PHỤ LỤC 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_co_so_khoa_hoc_xac_dinh_cac_thong_so_ky_t.pdf
  • pdf0- Bia LA.pdf
  • pdf1- Trang ph_ b_a.pdf
  • pdf2- Cam doan-mucluc.pdf
  • pdf3- Danh muc chu viet tat.pdf
  • docBia tom tat Tieng Anh.doc
  • docBia tom tat Tieng Viet.doc
  • docxThongtinLA(VN-EN).docx
  • docTomtat(EN).doc
  • docxTomtat(VN).docx