Luận án Nghiên cứu đặc tính cơ học của đất yếu được xử lý bằng gia tải trước kết hợp thoát nước thẳng đứng
Ở nước ta, nền đất yếu phân bố rộng ở đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu
Long, các vùng ven sông, ven biển. Đặc điểm của loại đất này là bão hòa nước, hệ số
rỗng lớn, khả năng chịu tải nhỏ, biến dạng lớn và kéo dài theo thời gian. Việc nghiên
cứu hiện tượng biến dạng cố kết thấm của nền đất dính mềm yếu có ý nghĩa quan trọng
trong công việc xây dựng các công trình hạ tầng. Trong tương lai nhu cầu phải giải
quyết đa dạng các bài toán xử lý nền đất yếu luôn tăng lên do quỹ đất dành cho xây
dựng hạn hẹp dần, các công trình không có sự lựa chọn nào khác là phải xây dựng trên
các nền đất yếu.
Hiện nay có nhiều phương pháp xử lý nền đất yếu, tùy thuộc vào điều kiện và đặc
điểm của mỗi công trình mà có thể lựa chọn biện pháp xử lý phù hợp. Với nền đất yếu
của các vùng có chiều dày đất yếu lớn, diện xử lý rộng, yêu cầu rút ngắn thời gian cố
kết lún, phương pháp xử lý nền bằng thiết bị thoát nước thẳng đứng được xem là một
phương pháp xử lý hiệu quả.
Về lý thuyết, dùng bấc thấm là nhằm tăng nhanh độ cố kết của đất dưới tác dụng của
tải trọng nền đắp, do đó tăng nhanh được cường độ chống cắt của nền khiến cho tốc độ
đắp có thể tăng nhanh. Nhưng thực tế các sự cố công trình cho thấy, mặc dù được xử
lý bằng bấc thấm, nếu không khống chế tốc độ đắp hoặc không dự báo đúng tốc độ
tăng cường độ chống cắt của đất yếu thì sự mất cân bằng giữa tải trọng đắp với cường
độ chống cắt trong đất yếu vẫn sẽ xảy ra. Trong trường hợp đó có sử dụng bấc thấm
(và cả vải địa kỹ thuật, lưới địa kỹ thuật trên nền đắp) thì cũng không có tác dụng và
việc lạm dụng các biện pháp đó trở nên lãng phí vô ích.
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_dac_tinh_co_hoc_cua_dat_yeu_duoc_xu_ly_ba.pdf
- Thongtindualenmang_NCSNguyenhongTruong(2017).pdf
- TomtatLATS (TA)NCSNguyenHongTruong(2017).pdf
- TomtatLATS(TV)NCSNguyenHongTruong(2017).pdf