Luận án Quản trị doanh thu trên các đường bay quốc tế của vietnam airlines
Ngành hàng không dân dụng thế giới trong những năm gần đây gặp phải rất nhiều khó khăn. Từ những yếu tố khách quan như thiên tai, dịch bệnh, khủng bố, khủng hoảng kinh tế tới sự cạnh tranh khốc liệt của các hãng hàng không giá rẻ. Nhiều hãng hàng không lâm vào cảnh phá sản. United Airlines – một trong những hãng hàng không lớn nhất thế giới cũng phải mất 3 năm để có thể vượt qua khỏi nguy cơ phá sản sau khi được bảo hộ của chính phủ Mỹ, cắt giảm chi phí, cắt giảm 50% nhân sự, đội máy bay. Hãnh Hàng không Hoa kỳ (American Airlines), lớn thứ hai thế giới, vào đầu năm 2012 đã buộc phải nhờ cậy Chính phủ Mỹ bảo hộ phá sản để duy trì hoạt động và thực hiện tái cơ cấu. Tối đa hóa doanh thu trở thành mối quan tâm thường xuyên và hàng đầu của tất cả các hãng hàng không trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
Tổng công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines (VNA), được Chính phủ thành lập từ ngày 27/05/1996 theo Quyết định 322/QĐ-TTg, thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh (SXKD) được giao và các nghĩa vụ chính trị khác. Hiện nay cùng với chính sách hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ Việt Nam đang thực thi chính sách vận tải hàng không nới lỏng hạn chế cạnh tranh, tiến tới tự do hóa bầu trời theo xu hướng chung của thế giới. Quá trình này một mặt đang tạo ra những cơ hội và triển vọng cho VNA phát triển, mặt khác cũng làm cho cạnh tranh vận tải hàng không sẽ trở nên gay gắt hơn, đặc biệt là trên thị trường quốc tế. Với kinh nghiệm phát triển còn ít ỏi, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, các hãng hàng không của Việt Nam nói chung, VNA nói riêng ngày càng phải đối mặt và cạnh tranh trực tiếp với các hãng và tập đoàn hàng không lớn trong khu vực và thế giới như Singapore Airlines, Japan Airlines, American Airlines, Lufthansa
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Quản trị doanh thu trên các đường bay quốc tế của vietnam airlines
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ------µ------ NGUYỄN QUỐC PHƯƠNG QUẢN TRỊ DOANH THU TRÊN CÁC ĐƯỜNG BAY QUỐC TẾ CỦA VIETNAM AIRLINES LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Hà Nội - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ------µ------ NGUYỄN QUỐC PHƯƠNG Chuyên ngành: QTKD Mã số: 62.34.01.02 QUẢN TRỊ DOANH THU TRÊN CÁC ĐƯỜNG BAY QUỐC TẾ CỦA VIETNAM AIRLINES LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn KH: PGS.TS. ĐÀO THỊ THU GIANG Hà Nội - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực chưa được ai công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Các tài liệu tham khảo có nguồn trích dẫn rõ ràng. Tác giả NGUYỄN QUỐC PHƯƠNG MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT I. TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Giải thích CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân CLVM Campuchia - Lào - Việt Nam - Myanmar CP Chính phủ CNTT Công nghệ thông tin DA Dự án DT Doanh thu ĐTRNN Đầu tư ra nước ngoài KHPT Kế hoạch phát triển GTGT Giá trị gia tăng NĐ Nghị định HKDDVN Hàng không dân dụng Việt Nam QTDT Quản trị doanh thu XK Xuất khẩu TTBSP Tiếp thị bán sản phẩm TCKT Tài chính kế toán SXKD Sản xuất kinh doanh VNA Vietnam Airlines VN Việt Nam VPĐD Văn phong đại diện II. TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Từ viết đầy đủ Giải thích tiếng Việt ASK Available Seat Kilometre Chỗ vận chuyển trên km AD Agent discounted Vé giảm cho nhân viên đại lý BSP Billing settlement plan Hệ thống thanh toán liên hang không CRS Computerized reservation system Hệ thống đặt giữ chỗ DCP Departure changed point Điểm xuất phát bị thay đổi EU European Union Liên minh Châu Âu FFP Frequent flier program Chương trình khách hàng thường xuyên FIT Frequent Individual traveler Khách đi lẻ HQ Head Quarter Tổng hành dinh GV Group Khách đi theo đoàn GSA General sale agent Tổng đại lý GDS Global distribution system Hệ thống phân phối toàn cầu ID Industrial discounted Vé giảm cho nội bộ ICAO International Civil Aviation Organization Hiệp hội hàng không dân dụng thế giới MICE Meeting incentive conference exhibition Hội họp hội nghị MP Market Planning Kế hoạch cho thị trường GAS General accounting system Hệ thống kế toán tổng hợp TO Tour operator Đại lý du lịch TA Travel agent Đại lý bán vé RPK Revenue passenger kilometer Doanh thu hành khách trên km RAS Revenue accounting system Hệ thống kế toán doanh thu PR Public relation Quan hệ công chúng SCC Seat control center Trung tâm kiểm soát chỗ SPA Special Pro-Rate Agreement Hợp đồng chia chặn đặc biệt VFR Visit friend and relative Thăm thân DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Bảng biểu: Bảng 1.1: Mười trang WEB (cổng thông tin) bán vé máy bay và các sản phẩm du lịch lớn nhất thế giới năm 2015 8 Bảng 1.2: Hạng đặt chỗ theo thông lệ quốc tế 11 Bảng 1.3: Những GDS chủ chốt trên thế giới hiện nay 13 Bảng 1.4: Chiến lược kết hợp của Singapore Airlines 36 Bảng 1.5: Cơ cấu đội bay (fleet) của Singapore Airlines 37 Bảng 1.6: Kết quả vận tải hành khách của Singapore Airlines 43 Bảng 1.7: Kết quả hoạt động kinh doanh của Singapore Airlines giai đoạn 2013 - 2015 43 Bảng 2.1: Các mốc phát triển quan trọng của Vietnam Airlines 49 Bảng 2.2: Cơ cấu đội bay Vietnam Airlines khai thác tại thời điểm 31/12/2015 55 Bảng 2.3: Tài sản cố định tại ngày 30/9/2016 56 Bảng 2.4: Doanh thu hoạt động kinh doanh Vietnam Airlines giai đoạn 2009 - 2016 58 Bảng 2.5. Vận chuyển hành khách trên các đường bay giai đoạn 2011 - 2016 60 Bảng 2.6. Vận chuyển hàng hóa trên các đường bay giai đoạn 2011 - 2016 61 Bảng 2.7: Tình hình phát triển mạng đường bay giai đoạn 2011-2016 63 Bảng 2.8: Mạng đường bay quốc tế của Vietnam Airlines 64 Bảng 2.9: Doanh thu trên các đường bay tới Nhật Bản giai đoạn 2014 – 2016 66 Bảng 2.10: Doanh thu trên các đường bay tới Hàn Quốc và Đài Loan giai đoạn 2014 – 2016 67 Bảng 2.11: Tăng trưởng doanh thu/ thị phần năm 2016 trên các đường bay Đông Bắc Á 69 Bảng 2.12: Doanh thu trên một số đường bay châu Âu giai đoạn 2014 - 2016 69 Bảng 2.13: Tình hình thực hiện doanh thu năm 2016 trên các đường bay châu Âu 70 Bảng 2.14: Doanh thu năm 2016 trên các đường bay tới Úc và Đông Nam Á 71 Bảng 2.15: Danh sách các tổng đại lý của Vietnam Airlines tại nước ngoài 73 Bảng 2.16: Tỷ lệ overbook trên một số chặng bay quốc tế (2013 - 2015) 81 Bảng 2.17: Biểu giá đường bay Việt Nam – Singapore 82 Bảng 2.18: Biểu giá đường bay Việt Nam – Malaysia 83 Bảng 2.19: Thời điểm đặt chỗ/ mua vé của hành khách trên một số chặng bay quốc tế của Vietnam Airlines. 93 Bảng 2.20: Phân tích đường bay Hà Nội – Paris/ Pháp (HAN – CDG) giai đoạn 2015 – 2016 96 Bảng 2.21: Phân tích đường bay TP Hồ Chí Minh – London/ Anh (SGN – LHR) giai đoạn 2015 – 2016 96 Bảng 2.22: Phân tích đường bay Hà Nội – Tokyo/ Nhật Bản (HAN – NRT) giai đoạn 2015 – 2016 98 Bảng 2.23: Phân tích các mạng đường bay của Vietnam Airlines năm 2016 100 Bảng 2.24: Phân tích các mạng đường bay của Vietnam Airlines năm 2015 102 Bảng 2.25: Kết quả điều tra đánh giá công tác lãnh đạo quản trị doanh thu 104 Bảng 2.26: Kết quả điều tra đánh giá công tác xây dựng kế hoạch quản trị doanh thu 105 Bảng 2.27: Kết quả điều tra đánh giá công tác tổ chức thực hiện quản trị doanh thu 106 Bảng 2.28: Đánh giá công tác kiểm tra giám sát quản trị doanh thu 106 Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu ngành hàng không thế giới giai đoạn 2012 – 2015 112 Bảng 3.2: Kế hoạch phát triển đội tàu bay chở khách giai đoạn 2017-2020 121 Bảng 3.3: Kế hoạch nguồn nhân lực phi công giai đoạn 2017-2020 122 Bảng 3.4: Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật giai đoạn 2017-2020 122 Bảng 3.5: Dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh 2018-2020 123 Bảng PL 1.1 Hệ thống công ty trong Tập đoàn Singapore Airlines 143 Hình vẽ: Hình 1.1: Phối hợp của quản trị doanh thu với các bộ phận khác trong hãng hàng không 3 Hình 1.2: Kênh bán vé trực tiếp của các hãng hàng không 6 Hình 1.3: Kênh bán vé gián tiếp của các hãng hàng không 7 Hình 1.4: Đường booking của một chuyến bay 16 Hình 1.5: Dự báo số lượng khách khởi hành 17 Hình 1.6: Điểm tối ưu mở bán quá tải 18 Hình 1.7: Quy trình QTDT của hãng hàng không 21 Hình 1.8: Hành vi tiêu dùng của hành khách 23 Hình 1.9: Những bước cơ bản trong dự báo nhu cầu 25 Hình 1.10: Những chức năng cơ bản của quản lý 29 Hình 1.11: Khối lượng vận chuyển của SIA 32 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Vietnam Airlines 52 Hình 2.2: Cơ cấu nguồn nhân lực của Vietnam Airlines 54 Hình 2.3: Cơ cấu và tăng trưởng doanh thu theo lĩnh vực của Vietnam Airlines giai đoạn 2009-2016 59 Hình 2.4: Hệ thống các kênh bán vé của Vietnam Airlines 72 Hình 2.5: Sơ đồ tổ chức của Ban kế hoạch và Phát triển 75 Hình 2.6: Sơ đồ tổ chức của ban tiếp thị và bán sản phẩm 77 Hình 2.7: Sơ đồ quy trình nghiên cứu thị trường, dự báo nhu cầu và lên kế hoạch đường bay 87 Hình 2.8: Sơ đồ quy trình xây dựng mức giá và kế hoạch marketing 89 Hình 2.9: Sơ đồ quy trình mở bán các hạng đặt chỗ và điều chỉnh hoạt động marketing 92 LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Ngành hàng không dân dụng thế giới trong những năm gần đây gặp phải rất nhiều khó khăn. Từ những yếu tố khách quan như thiên tai, dịch bệnh, khủng bố, khủng hoảng kinh tế tới sự cạnh tranh khốc liệt của các hãng hàng không giá rẻ. Nhiều hãng hàng không lâm vào cảnh phá sản. United Airlines – một trong những hãng hàng không lớn nhất thế giới cũng phải mất 3 năm để có thể vượt qua khỏi nguy cơ phá sản sau khi được bảo hộ của chính phủ Mỹ, cắt giảm chi phí, cắt giảm 50% nhân sự, đội máy bay... Hãnh Hàng không Hoa kỳ (American Airlines), lớn thứ hai thế giới, vào đầu năm 2012 đã buộc phải nhờ cậy Chính phủ Mỹ bảo hộ phá sản để duy trì hoạt động và thực hiện tái cơ cấu. Tối đa hóa doanh thu trở thành mối quan tâm thường xuyên và hàng đầu của tất cả các hãng hàng không trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Tổng công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines (VNA), được Chính phủ thành lập từ ngày 27/05/1996 theo Quyết định 322/QĐ-TTg, thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh (SXKD) được giao và các nghĩa vụ chính trị khác. Hiện nay cùng với chính sách hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ Việt Nam đang thực thi chính sách vận tải hàng không nới lỏng hạn chế cạnh tranh, tiến tới tự do hóa bầu trời theo xu hướng chung của thế giới. Quá trình này một mặt đang tạo ra những cơ hội và triển vọng cho VNA phát triển, mặt khác cũng làm cho cạnh tranh vận tải hàng không sẽ trở nên gay gắt hơn, đặc biệt là trên thị trường quốc tế. Với kinh nghiệm phát triển còn ít ỏi, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, các hãng hàng không của Việt Nam nói chung, VNA nói riêng ngày càng phải đối mặt và cạnh tranh trực tiếp với các hãng và tập đoàn hàng không lớn trong khu vực và thế giới như Singapore Airlines, Japan Airlines, American Airlines, Lufthansa Ngành hàng không là một ngành có tỷ trọng chi phí biến đổi thấp, vì thế doanh thu có vai trò rất quan trọng trong lợi nhuận, một đồng doanh thu tăng thêm sẽ đóng góp phần lớn vào gia tăng lợi nhuận. Bởi vậy, cũng giống như các hãng hàng không khác trên thế giới, bài toán tối đa hóa lợi nhuận bằng cách tăng doanh thu hay nói cách khác là xác định giá bán, kênh bán, phương thức bán tối ưu để đạt doanh thu tối đa trở nên vô cùng quan trọng đối với VNA. Hãng phải giải được bài toán quản trị doanh thu (QTDT) cho từng chuyến bay khai thác cũng như cho toàn mạng lưới đường bay quốc tế của mình. Đây là mối quan tâm hàng đầu trong điều hành sản xuất kinh doanh của hãng. Quản trị doanh thu tại VNAtrong những năm vừa qua đã có những thành công, đóng góp vào sự phát triển của hãng. Tuy nhiên, hoạt động này của VNA vẫn còn nhiều bất cập. Hiệu quả tài chính chưa cao so với tiềm năng và thực lực của VNA. Công tác quản trị doanh thu chưa thể hiện được những tư tưởng định hướng chiến lược, để trở thành phương thức chủ yếu tạo ra lợi nhuận và các giá trị gia tăng. Một số đường bay đem lại lợi nhuận và là nguồn cung cấp tài chính ổn định trong khi một số đường bay khác có kết quả kinh doanh yếu kém, thua lỗ kéo dài. Sự phối hợp và liên kết giữa các đường bay chưa cao. Chưa có được phương thức hữu hiệu để đánh giá hiệu quả đường bay cũng như quản trị doanh thu. Sự tương tác giữa các bộ phận trong quản trị doanh thu vẫn còn nhiều hạn chế. Vì những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài Luận án tiến sĩ cho mình là: Quản trị doanh thu trên các tuyến đường bay quốc tế của Vietnam Airlines với hy vọng có thể phục vụ công tác xây dựng và hoạch định chính sách QTDT của công ty, nâng cao công tác QTDT và góp phần cải thiện lợi nhuận của VNA. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài Ngay từ những thập niên cuối thế kỷ XX, nhiều nội dung của QTDT đã được nghiên cứu và triển khai trên thực tế. Hàng không Anh Quốc (British Airways) đã thử nghiệm với các sản phẩm giá vé khác biệt bằng cách cung cấp khả năng kiểm soát mua vé sớm, xa ngày khởi hành "Early bird", một hình thức giảm giá để kích thích nhu cầu đi lại nhằm tránh việc chuyến bay khởi hành với nhiều chỗ trống. Robert Crandall, cựu Chủ tịch và Giám đốc điều hành của American Airlines, đi tiên phong trong việc phát triển ứng dụng của QTDT mà ông gọi là Yield management (YM) – Quản lý hiệu suất (QLHS), trong đó tập trung chủ yếu là tối đa hóa doanh thu thông qua kiểm soát hàng tồn kho dựa trên phân tích nhu cầu đi lại quá khứ của hành khách. Theo ứng dụng của Crandall, American Airlines tiếp tục đầu tư vào dự báo năng suất quản lý, kiểm soát tồn kho và khả năng mở bán quá tải (nhận đặt chỗ vượt quá khả năng cung cấp của hệ thống, overbooking). Việc ứng dụng QTDT vào sản xuất kinh doanh đã giúp cho American Airlines thu được thêm 1.4 tỷ USD trong vòng 3 năm, khởi đầu từ năm 1988. Song song với xu thế mở cửa của thị trường hàng không thế giới, trong vòng một thập kỷ, tới năm 1999, hầu hết các hãng hàng không lớn trên thế giới và nhiều hãng hàng không nhỏ đã đạt được một năng lực nhất định và tích cực phát triển hệ thống QLHS (McGill and Van, 1999). Hệ thống QLHS sẽ thay đổi giá của các hạng ghế trên từng chuyến bay dựa trên số lượng chỗ có. Ví dụ, 3 tháng trước chuyến bay, khi có rất nhiều ghế trống và nhu cầu ít, lúc này giá bán sẽ thấp. Khi lượng đặt chỗ trên máy bay đầy lên, giá cũng sẽ tăng tương ứng. Trong trường hợp số ghế bán được vẫn không nhiều, giá bán được giữ ở mức thấp để tạo nhu cầu. Khi sát ngày khởi hành, các chỗ trống sẽ được giảm giá nhiều hơn, trong quan điểm của các hãng hàng không, tại thời điểm này, mỗi đồng thu được đều có giá trị. Tuy nhiên bản thân hành khách cũng ngày càng nhạy cảm với giá hơn và sẽ hình thành thói quen đợi vé giá giảm. Do vậy, trên thị trường hình thành một phân đoạn thị trường gồm những khách hàng có khả năng thanh toán thấp với nhu cầu không thực sự cấp bách sẽ chuyên săn lùng vé giá rẻ vào những phút cuối (last minute bookings). Mặc dù vậy, đối với phần lớn các phân khúc khác của thị trường sẽ có độ nhạy cảm về giá thấp hơn và chú trọng tới việc thỏa mãn nhu cầu nhiều hơn. Đã có nhiều công trình nghiên cứu nghiên cứu liên quan đến QTDT được công bố trên các tạp chí chuyên ngành. Tuy nhiên, các nghiên cứu về QTDT này phần lớn là các nghiên cứu của các học giả nước ngoài. Có thể phân loại các nghiên cứu này thành 03 trường phái như sau: Thứ nhất là những nghiên cứu cơ bản mang tính hàn lâm như Jefferry and Garrett (1999), Kalyan and Garrett (2004), T.Talluri và Van Ryzin (2004), Boyd and Kallesen (2004), Frederic (2005), Boyd (2007), Alessandro (2009). Những nghiên cứu thường tập trung vào các vấn đề liên quan đến định nghĩa, dự báo (forcasting), mở bán quá tải (overbooking), kiểm soát tồn kho chỗ (Seat inventory control), chính sách định giá (Pricing). Đây là các vấn đề đặt nền tảng lý luận của việc QTDT và hướng nghiên cứu trong tương lai. Trước hết là việc nghiên cứu, điều tra và phân tích thị trường, hành vi của người tiêu dùng (hành khách). Hệ thống lý luận marketing được vận dụng cụ thể vào điều kiện của ngành hàng không nói chung và các hãng hàng không nói riêng. Các công trình nghiên cứu này cũng tập trung phân tích dựa trên cơ sở toán học, xây dựng các mô hình lượng hóa nhằm xây dựng đường cầu làm cơ sở cho việc giải quyết các bài toán tối ưu doanh thu. Như vậy, có thể nhận thấy QTDT đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa khoa học xã hội (hành vi, marketing) với khoa học tự nhiên (toán học) cùng với những công cụ quản lý (tổ chức). Thứ hai là những nghiên cứu mang tính hướng dẫn, ứng dụng gần giống như những sách hướng dẫn (handbook). Các công trình đại diện cho hướng nghiên cứu này bao gồm Curry (1990), Cross (1997), Phillips Robert (2005), Rao and Smith (2006),Một trong những đặc điểm của các nghiên cứu về QTDT là tính ứng dụng rất cao. Những vấn đề nghiên cứu thường không chỉ đơn thuần dừng lại ở mục tiêu đúc rút kinh nghiệm thực tiễn hay phát triển ý tưởng khoa học mà thường hướng tới những ứng dụng cụ thể hơn trong trong thực tiễn. Do vậy, các hãng hàng không thường đặt hàng hoặc hỗ trợ những ... ện tiên quyết để đảm bảo thực hiện các phương hướng và giải pháp đã được kiến nghị. Sự cam kết, quyết tâm của lãnh đạo VNA là điều kiện tiên quyết cho thành công của QTDT của VNA trong tương lai. KẾT LUẬN Trong quá trình nghiên cứu, luận án đã cố gắng đạt đươc các mục tiêu đề ra thể hiện trong các nội dung của luận án. Trước hết, Luận án đã làm rõ cơ sở lý luận và nội dung cơ bản của QTDT hàng không. Luận án đã xây dựng khái niệm với một số nội dung mới về QTDT, phân biệt rõ nét giữa công cụ và quy trình của QTDT. Đồng thời khẳng định sự cần thiết kết hợp 2 nội dung này. Trên cơ sở thu thập các số liệu từ nguồn thông tin thứ cấp và sơ cấp luận án đã tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng QTDT của VNA trên một số đường bay quốc tế tiêu biểu. Mặc dù đã đạt được những thành công nhất định, nhưng QTDT của VNA vẫn bộc lộ một số những hạn chế. Khó khăn lớn nhất đối với VNA trong QTDT là sự phối hợp giữa các đơn vị tham gia vào quản trị doanh thu chưa đạt được sự đồng bộ cao nhất. Mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, thị trường ngày càng biến động nhanh hơn, mạnh hơn là những nguyên nhân khách quan đòi hỏi công tác quản trị doanh thu cần có những biện pháp quyết liệt hơn. Trên cơ sở hệ thống lý luận và tình hình thực tiễn, luận án đã đề xuất một hệ thống gồm 02 phương hướng và 05 nhóm giải pháp cụ thể nhằm tăng cường QTDT của Vietnam Airlines. Luận án cũng đã khẳng định chỉ có một quyết tâm thực sự của lãnh đạo VNA , thể hiện qua những hành động cụ thể, thiết thực mới tạo ra được một sức mạnh tổng hợp, đạt được các mục tiêu đã đặt ra cho QTDT của VNA. Thông qua kết quả nghiên cứu, luận án mong muốn được đóng góp một phần nhỏ vào công việc quản trị doanh thu của Vietnam Airlines, đồng thời tin tưởng công trình nghiên cứu này sẽ đáp ứng được các yêu cầu đề ra đối với một luận án tiến sỹ kinh tế. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do trình độ và khả năng có hạn nên chắc chắn luận án còn có những thiếu sót nhất định, rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận án hoàn chỉnh hơn. Nghiên cứu sinh xin được bày tỏ lời cám ơn sâu sắc tới người hướng dẫn khoa học PGS, TS Đào Thị Thu Giang; Ban chủ nhiệm Khoa, cán bộ Khoa Sau Đại học, Đại học Ngoại thương, các đồng chí lãnh đạo Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, và gia đình đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ Nguyễn Quốc Phương, 2012, Quản trị doanh thu của Vietnam Airlines, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, số No 50/2012, trang 73-78. Nguyễn Quốc Phương, 2012, Vietnam Airlines thuận lợi và thách thức khi gia nhập liên minh hàng không Skyteam, Tạp chí Hàng không Việt Nam Aviation, số Kỳ 1 tháng 5/2012, trang 5-9. Nguyễn Quốc Phương, 2014, Kinh nghiệm xây dựng và quản trị thương hiệu của Singapore Airlines, Tạp chí Hàng không Việt Nam Aviation, số Kỳ 1 tháng 12/2014, trang 35-37. Nguyễn Quốc Phương, 2017, Quản trị doanh thu đường bay Đông Bắc Á của Vietnam Airlines, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại số 91/2017, trang 79-88. Nguyễn Quốc Phương, 2017, Định hướng chiến lược quản trị doanh thu của Vietnam Airlines trong bối cảnh mới, Tạp chí Khoa học Ngân hàng số 179- tháng 4 – 2017, trang 39-46. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt Cục hàng không Việt Nam, 2005, Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không Việt Nam, Hà Nội. Đào Mạnh Nhương và Ban soạn thảo, 1997, Thị trường vận tải hàng không và chiến lược phát triển vận tải hàng không Việt Nam đến năm 2010, Đề tài khoa học, Hà Nội. Đào Mạnh Nhương và Ban soạn thảo, 2001, Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng không dân dụng Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, Đề tài khoa học, Hà Nội. International Civil Aviation Organization (ICAO), Báo cáo năm 2010, 2011. International Air Transport Association (IATA), Báo cáo năm 2012. Nguyễn Quốc Phương, 2012, Quản trị doanh thu của Vietnam Airlines, Tạp chí kinh tế đối ngoại. Nguyễn Quốc Phương, 2014, Quản trị chi phí của Vietnam Airlines, Tạp chí hàng không. Nguyễn Hải Quang, 2010, Hàng không Việt Nam định hướng phát triển theo mô hình tập đoàn kinh tế, Luận án Tiến sỹ, TP HCM. Tổng công ty HKVN(VNA), 2007, Kế hoạch phát triển đội máy bay đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội. Tổng công ty HKVN (VNA), 2016a, Báo cáo thường niên 2015. Tổng công ty HKVN (VNA), 2015, Báo cáo tài chính riêng 2014, Công ty kiểm toán Deloitte. Tổng công ty HKVN (VNA), 2016b, Báo cáo tài chính riêng 2015, Công ty kiểm toán Deloitte. Tổng công ty HKVN (VNA), 2017, Báo cáo tài chính hợp nhất 2016, Công ty kiểm toán Deloitte. Nguyễn Văn Thắng (2013). Thực hành nghiên cứu trong Kinh tế và Quảntrị kinh doanh. Nhà xuất bản Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, Việt Nam. Tài liệu Tiếng Anh Alessandro Cento, 2009, The Airline Industry: Challenges in the 21st Century (Contributions to Economics), Springer.com. Berry, S. and Panle J. (2010). Tracing the Woes: An Empirical Analysis of the Airline Industry. American Economic Journal. Borenstein, S. and Rose, N. L. (2007). How Airline Markets Work...Or Do They? Regulatory Reform in the Airline Industry, (Working Paper No 13452). Boyd, E. A., and R. Kallesen, 2004, The science of revenue management when passengers purchase the lowest available fare. Journal of Revenue and Pricing Management 3 (2): 171–77. Boyd E. Andrew, (2007). The Future of Pricing: How Airline Ticket Pricing Has Inspired a Revolution. Palgrave Macmilian . Carlton, D. W., Landes, W. M. and Posner, R. A., 1980. Benefits and Costs of Airline Mergers: A Case Study. Journal of Economics. Curry, R. E., 1990. Optimal airline seat allocation with fare classes nested by origin and destinations. Transportation Science 24:193–204. Cross, R. , 1997. Revenue Management: Hard-Core Tactics for Market Domination. New York, NY: Broadway Books. David K. Hayes, Allisha Miller (2010). Revenue Management for the Hospitality Industry. John Wiley & Sons, 2010. Doganis R ,2006, The Airline Business, 2nd edn. Routledge, Abingdon. Doganis Rigas, 2010 - Flying Off Course IV: Airline economics and marketing (Paperback). Fageda X. and Perdiguero, J. ,2011. An empirical analysis of a merger between a network and low-cost airlines. Working Paper No. XREAP2011-01). Frederic Voneche, 2005, Yield Management In The Airline Industry. Working Paper No. ATEAP2005-07). Flouris, T. and Walker, T. J., 2005. The Financial Performance of Low-Cost and Full-Service Airlines in Times of Crisis. Canadian Journal of Administrative Sciences,22, 3–20. Heracleous and Wirtz, 2009. Strategy and organisation at Singapore Airlines. Journal of Air Transport Management, 15:274–279. Heracleous L, Wirtz J, Pangarkar N, 2009. Flying high in a competitive industry: secrets of the world’s leading airline. McGraw-Hill, Singapore. Hollmeier S (2003). Airlines strategy in the 2001/2002 crisis: the Lufthansa exaple. Air Transportation Management, 9. Leimkuhler and Darrow (1992). Yield Management at American Airlines. Interfaces 22:1. Lichtenberg, F. R. and Kim, M., 1989. The Effects of Mergers on Prices, Costs, and Capacity Utilization in the U.S. Air Transportation Industry. NBER Working Paper, No. 3197. McGill Jeffery I. and Garrett J. Van Ryzin, 1999. Revenue management: research overview and prospects. Transportation Science 33: 233–256. Michael Porter (1998). Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance. Free Press (Hard cover). Nonaka, I., 1991. The knowledge creating companies. Harvard Business Review, 69(6): 96-104. Pels, E. (2008). Airline network competition: Full-service airlines, low-cost airlines and long-haul markets. Research in Transportation Economics. Phillips, R., 2005. Pricing and Revenue Optimization. Stanford, CA: Stanford Business Books. Rao, B. V., and B. C. Smith, 2006. Decision support in online travel retailing. Journal of Revenue and Pricing Management 5 (1): 72–80. Robert Joshton and others, 2004. Cost-effective service excellence: lessons from Singapore Airlines. Business Strategy Review, Spring 2004, Volume 15. Stanislav Ivanov, 2014. Hotel Revenue management: from theory to practice. Zangador, 2014. Talluri Kalyan T., Garrett J. Van Ryzin, (2004), The theory and practice of Revenue Management. Springer, International Series in Operations Research & Management Science, Volume 68. Thomas Bateman and Scott Snell (2015). Management. Mc Graw Hill, 2015 Victor. T.C. Middleton (1994), Marketing of Travel and Tourism. Butterworth - Heinemann, London. PHỤ LỤC 1 Bảng PL 1.1 Hệ thống công ty trong Tập đoàn Singapore Airlines Tên công ty Hoạt động cơ bản Địa điểm Tỷ lệ cổ phần (31/3/2013) SIA Engineering Company Ltd Kỹ thuật Singapore 78,6% Aircraft Maintenance Services Australia Pty Ltd Bảo trì máy bay Australia 78,6% Nexgen Network (1) Holding Pte Ltd Đầu tư Singapore 78,6% Nexgen Network (2) Holding Pte Ltd Đầu tư Mỹ 78,6% SIA Engineering (USA) Inc Bảo trì máy bay Mỹ 78,6% SIAEC Global Pte Ltd Đầu tư Singapore 78,6% SIA Engineering (Philippines) Corporation Kỹ thuật Philippines 51,6% Singapore Jamco Pte Ltd Kỹ thuật Singapore 51,1% Singapore Airlines Cargo Pte Ltd Hàng không chuyên chở Singapore 100,0% Cargo Community Network Pte Ltd Marketing Singapore 51,0% Cargo Community (Shanghai) Co Ltd Marketing Trung Quốc 51,0% SilkAir (Singapore) Private Ltd Hàng không Singapore 100,0% Scoot Pte Ltd Hàng không Singapore 100,0% Tradewinds Tours & Travel Private Limited Bán tour Singapore 100,0% Singapore Aviation and General Insurance Company (Pte) Bảo hiểm Singapore 100,0% Singapore Flying College Pte Ltd Đào tạo Singapore 100,0% Abacus Travel Systems Pte Ltd Marketing Singapore 61,0% SIA (Mauritius) Ltd Tuyển dụng Mauritius 100,0% International Engine Component Overhaul Pte Ltd (Đầu tư mạo hiểm) Kỹ thuật Singapore 39,3% Singapore Aero Engine Services Pte Ltd (Đầu tư mạo hiểm) Kỹ thuật Singapore 39,3% Nguồn: Air Transport World PHỤ LỤC 2 NỘI DUNG PHỎNG VẤN SÂU Đánh giá chung về công tác quản trị doanh thu vận tải hành khách quốc tế của VietnamAirlines Vai trò của đơn vị/ bộ phận trong công tác quản trị doanh thu vận tải hành khách quốc tế của VietnamAirlines Những tồn tại, vướng mắc chủ yếu trong công tác quản trị doanh thu vận tải hành khách quốc tế tại đơn vị Những phương hướng đề xuất nhằm hoàn thiên công tác quản trị doanh thu vận tải hành khách quốc tế tại đơn vị nói riêng và VietnamAirlines nói chung. PHỤ LỤC 3 PHIẾU ĐIỀU TRA Để góp phần hoàn thiện quản trị doanh thu vận tải hành khách quốc tế (sau đây gọi tắt là quản trị doanh thu) của Vietnam Airlines, tôi rất mong Ông/Bà vui lòng cho biết ý kiến của mình về những nội dung dưới đây. Mọi thông tin sẽ được đảm bảo giữ kín theo nguyên tắc bảo mật thông tin và chỉ được sử dụng vào mục đích nghiên cứu. THÔNG TIN CÁ NHÂN 1. Họ và tên: 2. Giới tính: Nam Nữ 3. Độ tuổi: Dưới 30 30- 40 40 – 50 Trên 50 4. Đơn vị công tác: Ban TTBSP Ban KHPT Ban TCKT Đơn vị khác 5. Vị trí công việc Lãnh đạo Ban Trưởng/ Phó Phòng Chuyên viên Tổ trưởng/ Tổ phó Theo Ông (Bà) thì quản trị doanh thu của Vietnam Airlines đã đạt hiệu quả như thế nào? (Cho điểm từ 5 là rất tốt đến 1 là không tốt) 1 2 3 4 5 Theo Ông Bà thì định hướng chiến lược của Vietnam Airlines đã ảnh hưởng như thế nào tới quản trị doanh thu? (Cho điểm từ 5 là rất tốt đến 1 là không tốt) 1 2 3 4 5 Ông (Bà) đánh giá như thế nào về công tác điều tra khảo sát nhu cầu của thị trường phục vụ việc xây dựng lịch bay? (Cho điểm từ 5 là rất tốt đến 1 là không tốt) 1 2 3 4 5 Ông (Bà) đánh giá như thế nào về nguồn dữ liệu nội bộ phục vụ cho công tác xây dựng kế hoạch lịch bay? (Cho điểm từ 5 là rất tốt đến 1 là không tốt) 1 2 3 4 5 Ông (Bà) đánh giá như thế nào về sự hợp tác giữa Ban KHPT với các đơn vị khác trong việc xây dựng lịch bay? (Cho điểm từ 5 là rất tốt đến 1 là không tốt) 1 2 3 4 5 Theo Ông Bà, mức độ đáp ứng của các công cụ hiện nay cho việc xây dựng lịch bay là như thế nào? (Cho điểm từ 5 là rất cao đến 1 là thấp) 1 2 3 4 5 Theo Ông (Bà) thì mức độ đáp ứng nhu cầu thị trường của lịch bay là như thế nào? (Cho điểm từ 5 là rất cao đến 1 là thấp) 1 2 3 4 5 Theo Ông (Bà) việc giám sát thực hiện và điều chỉnh lịch bay được thực hiện như thế nào? (Cho điểm từ 5 là rất chặt chẽ đến 1 là buông lỏng hoàn toàn) 1 2 3 4 5 Ông (Bà) đánh giá như thế nào về công tác xây dựng kế hoạch các hoạt động marketing tiếp thị trên các thị trường (Cho điểm từ 5 là rất tốt đến 1 là không tốt) 1 2 3 4 5 Mức độ đáp ứng nhu cầu thị trường của các hoạt động tiếp thị trên các thị trường là như thế nào? (Cho điểm từ 5 là rất cao đến 1 là thấp) 1 2 3 4 5 Mức độ linh hoạt của các hoạt động marketing thời để ứng phó với những biến động trên thị trường là như thế nào? (Cho điểm từ 5 là rất cao đến 1 là thấp) 1 2 3 4 5 Ông (Bà) đánh giá như thế nào về công tác giám sát thực hiện các hoạt động marketing (Cho điểm từ 5 là rất chặt chẽ đến 1 là buông lỏng hoàn toàn) 1 2 3 4 5 Ông (Bà) đánh giá như thế nào về chính sách giá cước hiện nay của Vietnam Airlines? (Cho điểm từ 5 là rất hiệu quả đến 1 là không hiệu quả) 1 2 3 4 5 Mức độ phù hợp của hệ thống giá cước của Vietnam Airlines trên thị trường là như thế nào (Cho điểm từ 5 là rất phù hợp đến 1 là không phù hợp) 1 2 3 4 5 Việc kiểm soát và mở bán các hạng đặt chỗ của Vietnam Airlines tác động như thế nào tới việc tối đa hóa doanh thu trên các chuyến bay (Cho điểm từ 5 là rất hiệu quả đến 1 là không hiệu quả) 1 2 3 4 5 Sự phối hợp giữa các hoạt động marketing và mở bán các hạng đặt chỗ có mức giá ưu đãi được thực hiện như thế nào? (Cho điểm từ 5 là rất tốt đến 1 là không tốt) 1 2 3 4 5 Ông (Bà) đánh giá như thế nào về công tác giám sát thực hiện việc mở bán các hạng đặt chỗ (Cho điểm từ 5 là rất chặt chẽ đến 1 là buông lỏng hoàn toàn) 1 2 3 4 5 Mức độ đáp ứng nhu cầu thị trường của tỷ lệ mở bán quá tải hiện nay là như thế nào? (Cho điểm từ 5 là rất cao đến 1 là thấp) 1 2 3 4 5 Ông (Bà) đánh giá như thế nào về công tác giám sát thực hiện việc mở bán quá tải (Cho điểm từ 5 là rất chặt chẽ đến 1 là buông lỏng hoàn toàn) 1 2 3 4 5 Ông bà đánh giá công tác xây dựng kế hoạch các đoàn khách như thế nào? (Cho điểm từ 5 là rất tốt đến 1 là không tốt) 1 2 3 4 5 Trong quá trình thực hiện, yêu cầu của các khách đoàn đã được xử lý như thế nào? (Cho điểm từ 5 là rất tốt đến 1 là không tốt) 1 2 3 4 5 Ông (Bà) đánh giá như thế nào về công tác giám sát thực hiện việc xử lý các đoàn khách (Cho điểm từ 5 là rất chặt chẽ đến 1 là buông lỏng hoàn toàn) 1 2 3 4 5 Trong công tác quản trị doanh thu, hiệu quả của công tác lãnh đạo từ cấp trên là như thế nào? (Cho điểm từ 5 là rất cao đến 1 là thấp) 1 2 3 4 5 Xin Ông (Bà) cho ý kiến về những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị doanh thu Trân trọng cảm ơn sự cộng tác của Ông/ Bà!
File đính kèm:
- luan_an_quan_tri_doanh_thu_tren_cac_duong_bay_quoc_te_cua_vi.docx
- ĐIỂM MƠI Luan An TS Nguyen Quoc Phuong- ENG.doc
- ĐIỂM MƠI Luan An TS Nguyen Quoc Phuong- VNESE.doc
- Tom tat Luan an Tien si English NguyenQuocPhuong.docx
- Tom tat Luan an Tien si Vietnamese NguyenQuocPhuong.docx