Luận án Sử dụng bột lá sắn, keo giậu, Stylo trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ Lương Phượng tại nông hộ trung du miền núi phía Bắc

Người tiêu dùng không chỉ đòi hỏi sản phẩm chăn nuôi đáp ứng thị hiếu của họ (ví dụ: da gà có màu vàng sáng, lòng đỏ trứng có màu đỏ tươi) mà còn yêu cầu thực phẩn phải an toàn, không gây độc hại cho con người. Cách đây khoảng 10 năm trở về trước, người ta bổ sung sắc tố tinh chiết từ tảo, nấm, thực vật hoặc sắc tố tổng hợp vào thức ăn của gà để làm tăng độ đậm màu của da gà, lòng đỏ trứng gà, đồng thời cũng làm tăng năng suất chăn nuôi và hương vị sản phẩm. Nhưng sắc tố thương phẩm dưới các dạng này có giá thành cao làm cho giá thức ăn cũng cao. Ngày nay, vì lợi nhuận, người ta hầu như không sử dụng sắc tố tinh chiết hoặc tổng hợp mà sử dụng các chất tạo màu bổ sung vào thức ăn. Các chất này có giá rất rẻ, cũng cải thiện được màu sắc của da gà và lòng đỏ trứng gà, đánh lừa được thị hiếu người tiêu dùng nhưng không làm tăng năng suất chăn nuôi, không nâng cao hương vị sản phẩm, đặc biệt chúng rất độc hại đối với người tiêu dùng.

Để vừa có được hiệu quả chăn nuôi cao, chất lượng sản phẩm tốt vừa bảo đảm an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng thì bổ sung bột lá thực vật vào thức ăn là một giải pháp khả thi. Bởi vì, một số loại bột lá rất giầu sắc tố, đồng thời chúng cũng giàu protein. Ví dụ: Hàm lượng sắc tố tính bằng mg/kg vật chất khô của bột lá sắn, keo giậu, cỏ Stylo khoảng từ 250 – 600 mg, tỷ lệ protein thô trong bột lá khoảng từ 18 – 30% (Từ Quang Hiển và cs, 2008 [12]; Trần Thị Hoan, 2012 [18]; Hồ Thị Bích Ngọc, 2012 [28]). Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng bột lá nói chung, sắc tố nói riêng có tác dụng nâng cao năng suất chăn nuôi (nâng cao tỷ lệ nuôi sống, khả năng tăng khối lượng và hiệu quả sử dụng thức ăn ), cải thiện màu sắc sản phẩm (tăng độ vàng của da gà, độ đậm màu của lòng đỏ trứng). (Lignell et al, 2000 [89]; Sirri et al, 2007 [102]; Vũ Duy Giảng, 2007 [8])

 

doc 148 trang dienloan 2820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Sử dụng bột lá sắn, keo giậu, Stylo trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ Lương Phượng tại nông hộ trung du miền núi phía Bắc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Sử dụng bột lá sắn, keo giậu, Stylo trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ Lương Phượng tại nông hộ trung du miền núi phía Bắc

Luận án Sử dụng bột lá sắn, keo giậu, Stylo trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ Lương Phượng tại nông hộ trung du miền núi phía Bắc
	LỜI CAM ĐOAN	
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố, sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận án này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả
Từ Quang Trung
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận án này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ quý báu, sự chỉ bảo tận tình của thầy hướng dẫn GS.TS. Từ Quang Hiển trong suốt qúa trình thực hiện luận án. Nhân dịp hoàn thành luận án này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo hướng dẫn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự quan tâm giúp đỡ của Đảng ủy, ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các cán bộ Bộ môn cơ sở, các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi - Thú y và phòng đào tạo, các cán bộ thư viện trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, các cán bộ ban đào tạo - Đại học Thái Nguyên đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đối với Ban lãnh đạo và các cán bộ viên chức của các đơn vị: Trại giống Gia cầm Thịnh Đán Thái Nguyên, Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi - Viện chăn nuôi (đóng tại tỉnh Thái Nguyên), Viện Khoa học Sự sống - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ nhiệt tình cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. 
Xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, người thân trong gia đình đã tạo điều kiện, động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. 
 Thái Nguyên, năm 2017
Tác giả
Từ Quang Trung
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH
HÌNH 3.1. KHÍ TƯỢNG THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 2014 - 2015	54
HÌNH 3.2. SINH TRƯỞNG TÍCH LŨY CỦA GÀ QUA CÁC TUẦN THÍ NGHIỆM	72
HÌNH 3.3. SINH TRƯỞNG TUYỆT ĐỐI CỦA CÁC LÔ GÀ THÍ NGHIỆM	74
HÌNH 3.4. TỶ LỆ ĐẺ CỦA GÀ Ở CÁC TUẦN THÍ NGHIỆM	95
HÌNH 3.5. HÀM LƯỢNG CAROTENOIDS TRONG LÒNG ĐỎ TRỨNG	104
DANH MỤC BẢNG
BẢNG 2.1. THÀNH PHẦN NGUYÊN LIỆU CỦA KHẨU PHẦN CƠ SỞ	39
BẢNG 2.2. CÔNG THỨC VÀ THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA THỨC ĂN THÍ NGHIỆM CHO GÀ THỊT CỦA CÁC LÔ ĐC, LS1, KG1 VÀ ST1 	43
BẢNG 2.3. CÔNG THỨC VÀ THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA THỨC ĂN THÍ NGHIỆM CHO GÀ THỊT CỦA CÁC LÔ LS2, KG2, ST2 	44
BẢNG 2.4. CÔNG THỨC VÀ THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA THỨC ĂN THÍ NGHIỆM CHO GÀ ĐẺ BỐ MẸ CÁC LÔ ĐC, LS1, KG1 VÀ ST1 	49
BẢNG 2.5. CÔNG THỨC VÀ THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA THỨC ĂN THÍ NGHIỆM CHO GÀ ĐẺ BỐ MẸ CÁC LÔ LS2, KG2, ST2 	50
BẢNG 3.1. THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG ĐẤT THÍ NGHIỆM	55
BẢNG 3.2. NĂNG SUẤT SINH KHỐI CỦA CÁC CÂY THỨC ĂN THÍ NGHIỆM	56
BẢNG 3.3. NĂNG SUẤT LÁ TƯƠI CỦA CÁC CÂY THỨC ĂN THÍ NGHIỆM	57
BẢNG 3.4. NĂNG SUẤT BỘT LÁ CỦA CÁC CÂY THỨC ĂN THÍ NGHIỆM	58
BẢNG 3.5. SẢN LƯỢNG LÁ TƯƠI, BỘT LÁ VÀ NĂNG LƯỢNG CỦA BA CÂY THỨC ĂN THÍ NGHIỆM	59
BẢNG 3.6. CHI PHÍ CHO MỘT ĐƠN VỊ SẢN PHẨM	62
BẢNG 3.7. TỶ LỆ VCK, PROTEIN VÀ NĂNG LƯỢNG THÔ CỦA KPCS VÀ CÁC KPTN	64
BẢNG 3.8. TỶ LỆ VCK, CP VÀ GE TRONG CHẤT THẢI CỦA GÀ CÁC LÔ THÍ NGHIỆM	65
BẢNG 3.9. NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI CẦN PHẢI HIỆU CHỈNH CỦA CÁC KHẨU PHẦN	67
BẢNG 3.10. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI CỦA 3 LOẠI BỘT LÁ THÍ NGHIỆM	68
BẢNG 3.11. TỶ LỆ NUÔI SỐNG CỦA GÀ Ở CÁC GIAI ĐOẠN	69
BẢNG 3.12. KHỐI LƯỢNG TRUNG BÌNH CỦA GÀ TN Ở CÁC TUẦN TUỔI	70
BẢNG 3.13. SINH TRƯỞNG TUYỆT ĐỐI CỦA GÀ TN Ở CÁC GIAI ĐOẠN	73
BẢNG 3.14. TIÊU THỤ THỨC ĂN TRUNG BÌNH CỦA GÀ Ở CÁC GIAI ĐOẠN	76
BẢNG 3.15. TIÊU TỐN THỨC ĂN TRUNG BÌNH/1KG TĂNG KHỐI LƯỢNG CỦA GÀ	78
BẢNG 3.16. CHỈ SỐ SẢN XUẤT PI VÀ CHỈ SỐ KINH TẾ EN CỦA GÀ THÍ NGHIỆM	81
BẢNG 3.17. MỘT SỐ CHỈ TIÊU GIẾT MỔ	83
BẢNG 3.18. HÀM LƯỢNG MỘT SỐ CHẤT DINH DƯỠNG TRONG THỊT NGỰC VÀ THỊT ĐÙI CỦA GÀ THÍ NGHIỆM LÚC 10 TUẦN TUỔI	84
BẢNG 3.19. ĐỘ MẤT NƯỚC CỦA THỊT NGỰC VÀ THỊT ĐÙI	86
BẢNG 3.20. CHI PHÍ THỨC ĂN CHO 1 KG TĂNG KHỐI LƯỢNG CỦA GÀ THÍ NGHIỆM	88
BẢNG 3.21. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ SỨC SẢN XUẤT CỦA GÀ THỊT LƯƠNG PHƯỢNG NUÔI TRONG NÔNG HỘ 	91
BẢNG 3.22. TỶ LỆ NUÔI SỐNG CỦA GÀ Ở CÁC LÔ THÍ NGHIỆM	92
BẢNG 3.23. TỶ LỆ ĐẺ CỦA CÁC LÔ GÀ THEO CÁC TUẦN THÍ NGHIỆM	93
BẢNG 3.24. NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƯỢNG TRỨNG CỦA CÁC LÔ GÀ THÍ NGHIỆM	96
BẢNG 3.25. MỘT SỐ CHỈ TIÊU VẬT LÝ CỦA TRỨNG GÀ THÍ NGHIỆM	99
BẢNG 3.26. MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÓA HỌC CỦA TRỨNG GÀ THÍ NGHIỆM	100
BẢNG 3.27. HÀM LƯỢNG CAROTENOIDS VÀ ĐIỂM SỐ QUẠT TRONG LÒNG ĐỎ TRỨNG	103
BẢNG 3.28. MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ ẤP NỞ CỦA TRỨNG GÀ THÍ NGHIỆM	105
BẢNG 3.29. TIÊU TỐN VÀ CHI PHÍ THỨC ĂN CHO 10 TRỨNG, TRỨNG GIỐNG VÀ GÀ CON LOẠI I	108
BẢNG 3.30. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG TRỨNG GÀ TRONG THỰC TIỄN SẢN XUẤT	112
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Tiếng Việt
Tiếng Anh
BCS
Bột cỏ Stylo
BLKG
Bột lá keo giậu
BLS
Bột lá sắn
BQ
Bình quân
CS
Cộng sự
CT
Công thức
DCP
Di canxi phôt phát
DE
Năng lượng tiêu hóa
Digestible energy
DXKN
Dẫn xuất không chứa nitơ
ĐC
Đối chứng
ĐVT
Đơn vị tính
FE
Năng lượng phân
Feace energy
G
Gluxit
GE
Năng lượng thô
Gross energy
HE
Năng lượng nhiệt cơ thể
Heat increament energy
KPCS
Khẩu phần cơ sở
KPTN
Khẩu phần thí nghiệm
KL
Khối lượng
KG
Keo giậu
LS
Lá sắn
L
Lipid
ME
Năng lượng trao đổi
Metabolic energy
NL
Năng lượng
NE
Năng lượng thuần
Net energy
P
Protein
SL
Sản lượng
SLTB
Sản lượng trung bình
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TDN
Tổng các chất dinh dưỡng tiêu hóa được
TL
Tỷ lệ
TH
Tiêu hóa
TrĐ
Trao đổi
TS
Tổng số
UE
Năng lượng nước tiểu 
Urinary energy
VCK
Vật chất khô
VTM
Vitamin
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Người tiêu dùng không chỉ đòi hỏi sản phẩm chăn nuôi đáp ứng thị hiếu của họ (ví dụ: da gà có màu vàng sáng, lòng đỏ trứng có màu đỏ tươi) mà còn yêu cầu thực phẩn phải an toàn, không gây độc hại cho con người. Cách đây khoảng 10 năm trở về trước, người ta bổ sung sắc tố tinh chiết từ tảo, nấm, thực vật hoặc sắc tố tổng hợp vào thức ăn của gà để làm tăng độ đậm màu của da gà, lòng đỏ trứng gà, đồng thời cũng làm tăng năng suất chăn nuôi và hương vị sản phẩm. Nhưng sắc tố thương phẩm dưới các dạng này có giá thành cao làm cho giá thức ăn cũng cao. Ngày nay, vì lợi nhuận, người ta hầu như không sử dụng sắc tố tinh chiết hoặc tổng hợp mà sử dụng các chất tạo màu bổ sung vào thức ăn. Các chất này có giá rất rẻ, cũng cải thiện được màu sắc của da gà và lòng đỏ trứng gà, đánh lừa được thị hiếu người tiêu dùng nhưng không làm tăng năng suất chăn nuôi, không nâng cao hương vị sản phẩm, đặc biệt chúng rất độc hại đối với người tiêu dùng.
Để vừa có được hiệu quả chăn nuôi cao, chất lượng sản phẩm tốt vừa bảo đảm an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng thì bổ sung bột lá thực vật vào thức ăn là một giải pháp khả thi. Bởi vì, một số loại bột lá rất giầu sắc tố, đồng thời chúng cũng giàu protein. Ví dụ: Hàm lượng sắc tố tính bằng mg/kg vật chất khô của bột lá sắn, keo giậu, cỏ Stylo khoảng từ 250 – 600 mg, tỷ lệ protein thô trong bột lá khoảng từ 18 – 30% (Từ Quang Hiển và cs, 2008 [12]; Trần Thị Hoan, 2012 [18]; Hồ Thị Bích Ngọc, 2012 [28]). Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng bột lá nói chung, sắc tố nói riêng có tác dụng nâng cao năng suất chăn nuôi (nâng cao tỷ lệ nuôi sống, khả năng tăng khối lượng và hiệu quả sử dụng thức ăn), cải thiện màu sắc sản phẩm (tăng độ vàng của da gà, độ đậm màu của lòng đỏ trứng). (Lignell et al, 2000 [89]; Sirri et al, 2007 [102]; Vũ Duy Giảng, 2007 [8])
Với các lý do nêu trên, việc sử dụng bột lá như một nguồn sắc tố bổ sung vào thức ăn của gà đang được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Bên cạnh sắc tố, bột lá thực vật còn cung cấp một lượng đáng kể protein cho khẩu phần ăn của gà.
Trong các loại bột lá được nghiên cứu, bột lá sắn, keo giậu, cỏ Stylo được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn cả. Các kết quả nghiên cứu đã khẳng định việc phối hợp ba loại bột lá trên vào khẩu phần của gà thịt hay gà đẻ đều mang lại hiệu quả tốt như tăng năng suất, chất lượng thịt, trứng. Tuy nhiên, một số vấn đề dưới đây chưa được hoặc ít được nghiên cứu:
Trồng sắn, keo giậu, cỏ Stylo trong cùng một điều kiện (thời gian, địa điểm,...) để tính giá thành của 1 kg bột lá đối với từng loại, trên cơ sở đó tính hiệu quả kinh tế của việc phối hợp các loại bột lá này trong khẩu phần của gà thịt và gà đẻ bố mẹ.
Xác định giá trị năng lượng trao đổi của các loại bột lá nêu trên có sự hiệu chỉnh theo lượng nitơ tích lũy trong cơ thể gà.
Nghiên cứu ảnh hưởng của các cách thức phối hợp bột lá vào khẩu phần đến năng suất, chất lượng sản phẩm của gà thịt và gà đẻ bố mẹ.
Đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của 3 loại bột lá đối với gà thịt và gà đẻ bố mẹ, từ đó xếp thứ tự ưu tiên 3 loại bột lá này trong việc sản xuất bột lá và sử dụng trong chăn nuôi gà.
Các vấn đề nêu trên có thể sắp xếp thành một hướng nghiên cứu liên hoàn, nội dung này làm tiền đề hoặc hoàn thiện cho nội dung kia để thành 1 đề tài hoàn chỉnh. Cụ thể là: Để so sánh được hiệu quả kinh tế - kỹ thuật sử dụng 3 loại bột lá trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ thì cần phải biết: 1) Giá thành của 1 kg bột lá trong cùng một điều kiện sản xuất, 2) Giá trị dinh dưỡng của bột lá (trong đó có năng lượng trao đổi), 3) Tác động của bột lá nói chung và cách thức phối hợp bột lá vào khẩu phần nói riêng đến gà thịt và gà đẻ bố mẹ.
Nghiên cứu các vấn đề nêu trên hội tụ đủ tính khoa học, thực tiễn và những điểm mới theo yêu cầu của đề tài luận án tiến sĩ. Vì vậy, chúng tôi đã thực hiện đề tài có tên: “Sử dụng bột lá sắn, keo giậu, Stylo trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ Lương Phượng tại nông hộ trung du miền núi phía Bắc”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định năng suất lá tươi, bột lá và giá thành 1 kg bột lá của cây sắn, keo giậu, Stylo được trồng trong điều kiện nông hộ. Kết quả này là cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của 3 loại bột lá, đồng thời sử dụng bột lá cho các thí nghiệm tiếp theo.
	Xác định năng lượng trao đổi của bột lá sắn, keo giậu, cỏ Stylo trên gà thịt nhằm phục vụ cho việc phối hợp khẩu phần có chứa các bột lá được khoa học và chính xác hơn.
	Xác định được hiệu quả của việc phối hợp bột lá vào khẩu phần có và không cân đối lại năng lượng, protein từ đó đề ra cách thức phối hợp bột lá thích hợp vào khẩu phần của gà thịt và gà đẻ bố mẹ.
Xác định được loại bột lá nào sử dụng cho gà thịt và gà đẻ bố mẹ có hiệu quả hơn. Kết quả này sẽ định hướng cho việc sản xuất và sử dụng bột lá trong chăn nuôi gà.
3. Tính mới của đề tài
	Đã xác định được năng lượng trao đổi của ba loại bột lá đối với gà thịt.
Đã chứng minh được bột lá có năng lượng trao đổi không thấp, giàu protein, tỷ lệ xơ thấp thì thay thế một phần thức ăn hỗn hợp bằng bột lá không cân đối lại protein, năng lượng vẫn có ảnh hưởng tốt, ngược lại bột lá có tỷ lệ protein không cao, năng lượng thấp, tỷ lệ xơ cao sẽ có ảnh hưởng xấu đến gà thịt và gà đẻ trứng.
Đã chứng minh được sự tích tụ sắc tố trong lòng đỏ trứng tăng lên theo thời gian gà đẻ được ăn bột lá từ ngày thứ 1 – 10 và xác định được mối quan hệ chặt chẽ giữa hàm lượng sắc tố trong lòng đỏ trứng với tỷ lệ trứng có phôi, ấp nở và gà con loại I.
Đã xác định được hiệu quả kinh tế – kỹ thuật của 3 loại bột lá khi phối hợp vào khẩu phần của gà thịt và gà đẻ bố mẹ, từ đó xếp thứ tự ưu tiên 3 loại bột lá này trong việc sản xuất bột lá và sử dụng trong chăn nuôi gà.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
	Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp cho ngành khoa học thức ăn và dinh dưỡng vật nuôi những thông tin mới về bột lá sắn, keo giậu, cỏ Stylo sử dụng trong chăn nuôi gà như năng lượng trao đổi, hiệu quả khi phối hợp bột lá vào khẩu phần có và không cân đối lại năng lượng, protein,
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
	Xác định được năng lượng trao đổi của bột lá sắn, keo giậu, cỏ Stylo sẽ giúp cho việc phối hợp khẩu phần được chính xác hơn. Từ đó nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Kết quả nghiên cứu chỉ cho người chăn nuôi cách thức phối hợp bột lá vào khầu phần thức ăn của gà như thế nào để đạt được hiệu quả tốt (có hay không cân đối lại năng lượng khi phối hợp bột lá vào khẩu phần).
	Kết quả nghiên cứu định hướng cho việc ưu tiên sản xuất và sử dụng loại bột lá nào trong chăn nuôi gà thịt, gà đẻ bố mẹ.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nghiên cứu xác định giá trị năng lượng của thức ăn vật nuôi
1.1.1. Nguyên lý và phương pháp nghiên cứu
* Nguyên lý
Nguyên lý của phương pháp xác định giá trị năng lượng của thức ăn vật nuôi là dựa vào định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Đó là, “Trong một hệ thống, tổng số nhiệt năng sẽ không thay đổi (không tăng lên cũng không mất đi) mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác”. Trong hệ thống năng lượng (NL) của thức ăn được vật nuôi ăn vào sẽ chuyển hóa như sau:
NL thô (GE) 
 	NL phân (FE) 
NL tiêu hóa (DE) 
	NL nước tiểu và khí đường tiêu hóa (UE) 
NL trao đổi (ME) 
 	NL nhiệt cơ thể (HE) 
 	NL thuần (NE) 
Theo hệ thống trên thì: GE = FE + UE + HE + NE
Để xác định được giá trị năng lượng của thức ăn thì phải đo năng lượng bị chuyển hóa trong mỗi bước thuộc hệ thống chuyển hóa năng lượng nêu trên (Từ Quang Hiển và cs, 2013 [13]).
Tùy thuộc loại vật nuôi khác nhau, mà lượng nhiệt năng biến đổi sang dạng UE và HE sẽ khác nhau. Loại vật nuôi có UE và HE ít (ví dụ lợn) thì người ta sẽ sử dụng năng lượng tiêu hóa để đánh giá giá trị năng lượng của thức ăn. Loại vật nuôi có UE nhiều nhưng HE ít (ví dụ như gia cầm) thì người ta sẽ đánh giá giá trị năng lượng của thức ăn bằng năng lượng trao đổi. Loại vật nuôi có UE và HE đều lớn (ví dụ gia súc nhai lại) thì người ta sẽ dùng năng lượng thuần để đánh giá giá trị năng lượng của thức ăn (dẫn theo Từ Quang Hiển, 2001 [10]).
	Đơn vị đo năng lượng của thức ăn vật nuôi là Calo, (Cal); kilocalo (kcal); Megacalo (Mcal) hoặc Jun (J); Kilojun (kj); Megajun (Mj). 1 kcal = 4,184 kj hay 1 kj = 0,239 kcal.
* Phương pháp nghiên cứu
	Để xác định năng lượng tiêu hóa, người ta xác định tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của thức ăn, sau đó tính lượng các chất dinh dưỡng tiêu hóa được (tính bằng gam) của 1 kg thức ăn nguyên trạng hoặc 1 kg vật chất khô thức ăn và nhân với hệ số năng lượng của từng chất dinh dưỡng (dẫn theo Từ Quang Hiển, 2001 [10]). 
	Để xác định năng lượng trao đổi và năng lượng thuần người ta dùng buồng thí nghiệm kín cách nhiệt (buồng trao đổi chất), buồng này có thể thu được phân, nước tiểu, khí tiêu hóa và đo được nhiệt năng của gia súc tỏa ra khi được ăn thức ăn. Để gia súc tiêu hóa, hấp thu bình thường, trước tiên cho gia súc ăn khẩu phần cơ sở (KPCS) có đầy đủ cân đối các chất dinh dưỡng như khẩu phần ăn hàng ngày, sau đó cho ăn khẩu phần thí nghiệm (KPTN) gồm 70 – 80% KPCS + 20 – 30% thức ăn thí nghiệm. Đo lượng nước tiểu, khí tiêu hóa và năng lượng tỏa ra khi cho động vật thí nghiệm ăn hai khẩu phần nêu trên. Chênh lệch số liệu giữa hai lần đo khi cho ăn  ... 00), “Agent for increasing the production of/in breeding and production mammals”, U,S, Patent 6054491.
Liufa, W., Xufang, L., and Cheng, Z., (1997), Carotenoids from Alocasia leaf meal as xanthophylls sources for broiler and pigmentation, trop, Sci, 37, pp. 116 – 122.
Mourão, J. L., Pinheiro, V. M., Prates, J. A. M., Bessa, R. J. B., Ferrreira, L. M. A., Fontes, C. M. G. A., and Ponte, P. I. P. (2008), “Effect of Dietary Dehydrated pasture and Citrus Pulp on the performance and meat quality of broiler chickens”, Poult, Sci 2008, pp. 733- 743.
Murthy, P. S., Reddy, P. V. V. S., Venkatramaiah, A., Reddy – K. V. S., and Ahmed, M. N., (1994), "Methods of mimosin reduction in subabul leaf meal and its utilization in broiler diets", Indian J, Poultry Sci, 29: 2, pp. 131 – 137.
NAS (1984), "Leucaena: promising forage and tree crop for the tropics", Second Edition, Washington, DC: NAS, pp. 31 – 32.
National Research Council - NRC (2002), “Nutrient Requirement of Poultry”, Washsington DC.
Odedire, J. A., and Babayemi, O. J., (2007), “Preliminary study on Tephrosia candida as forage alternative to Leucaena Leucosephala for ruminant nutrition in Southwest Nigeria”, Livestock Reseach for Rural Development 19 (9).
Omole, A. J., Adejuyigbe, A., Ajayi, F. T., & Fapohunda, J., (2007), “Nutritive value of Stylosanthes guyanensis and Lablabpurpureus as sole feed for growing rabbits”, African Journal of Biotechnology 6 (18), pp. 2171 – 2173.
Onibi, G. E., Folorunso, O. R., and Elumelu, C., (2008), Assessment of Partial Equi – Protein Replacement of Soyabean Meal with Cassava and Leucaena Leaf Meals in the Diets of Broiler Chicken Finishers, Internatinal Journal of Poultry Science, 7, pp. 408 – 413.
Onwudike, O. C., và Adegbola, A. A., (1978), “Agronomic evaluation of Stylosanthes guyanensis and its use in the diet of laying hens’’, The Journal of Agricultural Science 91, pp. 661 – 666. 
Phengsavanh, P., (2003), Goat production in smallholder farming systems in Lao PDR and the possibility of improving the diet quality by using Stylosanthes guianensis CIAT 184 and Andropogon gayanus cv, Kent Msc thesis, Anonymous, Dep, of Animal Nutrition and Management, Uppsala – Sweden, pp. 5 – 23.
Roche (1988), Vitamin and fine chemicals, Eng yolk pigmentation with carophyll, 3rd ed., Hoffmann - La Roche Ltd., Basel, Switzerland, pp. 12 – 18.
Scott, T. A., and Hal, J,W., (1998), Using acid insoluble ash marker ratio (diet: digesta) to predict digestibility of wheat and barley metabolic energy and nitrogen retention, Poultry Sci, 67, pp. 145 – 148.
Sirri, F., laffaldano, N., Minelli, G., Meluzzi, A., Rosato, M. P., and franchini, A., (2007), “Comparative pigmentation efficiency of high dietary levels of apoester and marigold extract on quality traits of whole liquid egg of two strains of laying hens”, j, Appl, Poultry Res, 16, pp. 29 – 437.
Summers, J. D., and Leeson, S., (1984), “Influence of dietary protein and energy level on broiler performance and carcass composition”, Nutrition Reproduction International, 29, pp. 757 – 767.
Summers, J. D., (2000), Energy in poultry diets, Ministry of Agriculture Food and Rural Affairs, Ontario.
Tang, S. Y., and Ling, K. H., (1975), “Studies on the metabolism of mimosine on collagen synthesis”, Toxcology; 13, pp. 339 – 342.
Vogmann, H., Pfirter, H. P., Prabucki, A. L., (1975), “A new method of determing metabolisability of energy and digestibility of fatty acids in broiler diets”, British Journal Poultry Science, 16, pp. 531 – 534.
Waagbo, R., Hamre, K., Bjerkas, E., Berge, R., Wathne, E., Lie, O., Torstensen, B. (2003), “Cataract formation in Atlantic salmon, Salmo salar L., Smolt relative to dietary pro – and antioxidants and lipit level” Journal of Fish Diseases, 26(4), pp. 213 – 229
Watanabe, T., Vassallo-Auis, R., (2003), “Broodstock nutrition research on marine finfish in Japan” Aquaculture, 227, pp. 14 - 35.
Wiliams, W. D., (1992), “Origin and impact of color on consumer preference for food”, Poultry Scierice 71, pp. 744 – 6.
III. Tài liệu trích dẫn từ internet
Froehlich Yves, Thái Văn Hùng (2001), Sắn, 
Gierhart, D. L., (2002), Production of zeaxanthin and zeaxanthin - containing compositions. (High Ridge, MO) Patent number 05308759, [Acessed feb.15, 2002], Availabble at, http:/www.nal.usda.gov/bic/biotech_Patents/1994 patents 05308759.html.
Lorenz, R. T., (2002), A review of Spirulina and Haematococcus algae meal as a carotenoids and vitamin supplement for poultry, Bulletin 053, http:/www.cyanotech.com/pdf/spbul53.pdf.
Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phượng (2007), Gà Lương Phượng, 
Trung Tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Thuận (2010), Nuôi gà Lương Phượng giải quyết việc làm hiệu quả cho người nông dân, www.khuyennong.binhthuan.gov
CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
1. Từ Quang Hiển, Từ Quang Trung (2016), “Nghiên cứu khả năng sản xuất chất xanh và bột lá của sắn trồng thu lá tại tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật chăn nuôi – Hội chăn nuôi Việt Nam, (214), tr. 52 – 56.
2. Trần Thị Hoan, Từ Quang Hiển, Từ Quang Trung (2017), “Nghiên cứu khả năng sản xuất chất xanh và bột lá của cây keo giậu (Leucena gleucocephala) tại tỉnh Thái Nguyên”, Kỷ yếu hội nghị khoa học chăn nuôi – thú y toàn quốc, Nxb Nông nghiệp, tr. 290 – 296.
3. Từ Quang Hiển, Từ Quang Trung, Hoàng Ngọc Anh (2015), “Xác định giá trị năng lượng trao đổi của bột lá sắn trên gà thịt giống Lương Phượng”, Tạp chí Khoa học Công Nghệ Việt Nam, 1(3), tr. 23 – 26.
4. Từ Quang Hiển, Từ Quang Trung, Trần Việt Hà (2015), “Xác định giá trị năng lượng trao đổi của bột lá keo giậu trên gà thịt giống Lương Phượng”, Tạp chí Khoa học Công Nghệ Việt Nam, 2(9), tr. 23 – 26.
5. Từ Quang Trung, Trần Thị Hoan, Từ Quang Hiển, Phan Như Quỳnh (2015), “Hiệu quả của các cách phối hợp bột lá keo giậu vào khẩu phần đối với giống Lương Phượng”, Tạp chí khoa học kỹ thuật chăn nuôi, 10(199) tr. 49 – 52.
6. Trần Thị Hoan, Từ Quang Hiển, Từ Quang Trung (2015), “Ảnh hưởng của cách thức phối hợp bột lá sắn vào khẩu phần đến khả năng sản suất và chất lượng trứng của gà đẻ bố mẹ Lương Phượng”, Tạp chí khoa học công nghệ Đại học Thái Nguyên, 138(08). Tr. 187 – 192.
7. Từ Quang Hiển, Trần Thị Hoan, Từ Quang Trung (2017), “Nghiên cứu ảnh hưởng của cách phối hợp bột lá keo giậu vào khẩu phần ăn đến năng sản suất và chất lượng trứng của gà đẻ bố mẹ Lương Phượng”, Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam, 13(02). Tr. 23 – 26.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Cây keo giậu
Cây keo giậu
Cây sắn
Cây sắn
Cỏ Stylo
Cỏ Stylo
Hình 1. Một số hình ảnh về sản xuất bột cỏ tại Đồng Hỷ Thái Nguyên
Khẩu phần thức ăn cơ sở
Khẩu phần bột lá sắn
Thực hiện nghiền thức ăn thí nghiệm
Thực hiện nghiền thức ăn thí nghiệm
Nguyên liệu thức ăn thí nghiệm
Nguyên liệu thức ăn thí nghiệm
Hình 2. Một số hình ảnh phối trộn thức ăn cho gà thí nghiệm
Khối lượng thân thịt gà của các lô thí nghiệm
Thịt đùi gà của các lô thí nghiệm
Thịt ngực gà của các lô thí nghiệm
Gan gà của các lô thí nghiệm
Hình 3. Một số hình ảnh về khảo sát thân thịt của gà thí nghiệm
Lô gà đẻ keo giậu
Lô gà đẻ đối chứng
Lô gà đẻ keo giậu
Lô gà đẻ lá sắn
Lô gà đẻ Stylo
Lô gà đẻ lá sắn
Hình 4. Một số hình ảnh về các lô thí nghiệm gà đẻ
Hình 5. Một số hình ảnh về mầu sắc lòng đỏ trứng của các lô thí nghiệm
PHỤ LỤC
Phụ Lục 1: Tỷ lệ nuôi sống của gà đẻ
TT
ĐC
LS1
KG1
ST1
LS2
KG2
ST2
1
100
100
100
100
100
100
100
2
100
100
100
100
100
100
100
3
100
100
100
100
97,78
100
100
4
100
100
100
100
97,78
100
100
5
100
100
100
100
97,78
100
98,89
6
100
100
100
100
97,78
100
98,89
7
100
100
100
100
97,78
100
98,89
8
100
100
100
100
97,78
100
98,89
9
100
100
100
98,89
97,78
100
97,78
10
100
100
100
98,89
97,78
100
97,78
11
100
100
100
98,89
97,78
100
97,78
12
97,78
100
97,78
98,89
97,78
97,78
97,78
13
97,78
97,78
97,78
98,89
97,78
96,67
97,78
14
97,78
96,67
97,78
97,78
96,67
96,67
97,78
15
96,67
96,67
97,78
97,78
96,67
96,67
97,78
16
96,67
96,67
97,78
97,78
96,67
96,67
97,78
Phụ Lục 2: kết quả so sánh thống kê của thí nghiệm 1
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Nghiệm thức
SEM
P
Sắn
Keo giậu
Stylo
NS trung bình/ lứa 
ta/ha/lứa
174,07c
151,00b
194,62a
0,26
0,000
NSTB lá tươi
ta/ha/lứa
81,88c
75,82b
134,42a
0,73
0,000
NSTB bột lá
ta/ha/lứa
25,89b
22,30c
28,77a
5,82
0,001
Sản lượng sinh khối 
Tấn
104,443b
90,604c
116,770a
19,28
0,004
Sản lượng lá tươi 
Tấn
49,125b
45,494c
80,653a
12,23
0,009
Sản lượng bột lá
Tấn
15,531b
13,382c
17,260a
2,52
0,002
Sản lượng protein
Tấn
3,385a
3,343b
2,756c
0,46
0,001
Sản lượng ME
Mcal
30.189a
28.797b
28.135c
4,96
0,001
Giá thành 1 kg bột lá
đồng
3.463c
4.253b
5.350a
19,98
0,000
Giá thành 1 Mcal ME
đồng
1.781c
1.976b
3.282a
15,75
0,000
Phụ Lục 3: kết quả so sánh thống kê của thí nghiệm 3
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Nghiệm thức
SEM
P
ĐC
LS1
KG1
ST1
LS2
KG2
ST2
KL 6 tuần
g/con
1.131,9d
1.199,9a
1.186,4ab
1.172,7bc
1.168,5bc
1.152,0cd
1.143,9d
7,352
<0,0001
KL 10 tuần
g/con
1.977,9d
2.125,1a
2.095,3ab
2.070,9bc
2.080,3b
2.043,5c
2.003,2d
12,75
<0,0001
STTĐ 3 – 6 tuần
g/con
33,49d
35,91a
35,43ab
34,94b
34,79bc
34,21c
33,91cd
0,237
<0,0001
STTĐ 7 – 10 tuần
g/con
30,22 d
33,04 a
32,46b
32,07bc
32,56ab
31,84c
30,69 d
0,197
<0,0001
STTĐ 3 – 10 tuần
g/con
31,85d
34,48a
33,95ab
33,51bc
33,68b
33,02c
32,30d
0,215
<0,0001
Tiêu tốn TĂ 3 – 6 tuần
g/con
68,97 a
70,94 a
70,48 a
70,79 a
71,60 a
71,33 a
71,78 a
0,756
0,182
Tiêu tốn TĂ 7 – 10 tuần
g/con
113,24 a
115,57 a
114,03 a
113,74 a
116,41 a
116,24 a
117,12 a
1,526
0,456
Tiêu tốn TĂ 3 – 10 tuần
g/con
91,11 a
93,26 a
92,26 a
92,27 a
94,00 a
93,78 a
94,45 a
1,134
0,383
Tiêu thụ TĂ 3 – 6 tuần
kg/kg
2,06c
1,98e
1,99e
2,03d
2,06c
2,09b
2,12a
0,008
<0,0001
Tiêu thụ TĂ 7 – 10 tuần
kg/kg
3,75b
3,50d
3,51d
3,55d
3,57dc
3,65c
3,82a
0,027
<0,0001
Tiêu thụ TĂ 3 – 10 tuần
kg/kg
2,86b
2,70d
2,72d
2,75dc
2,79c
2,84b
2,92a
0,017
<0,0001
Chỉ số PI 3 – 6 tuần
162,6e
181,9a
176,2b
170,6c
169,1d
164,0e
160,3e
1,131
0,000
Chỉ số PI 6 – 10 tuần
107,7d
123,4a
122,1b
119,1bc
118,0bc
115,0c
106,9d
1,893
0,000
Chỉ số EN 3 – 6 tuần
7,2d
8,4a
8,1b
7,6c
7,6c
7,2d
7,0e
0,057
0,000
Chỉ số EN 6 – 10 tuần
3,5c
4,3a
4,2a
4,0ab
4,0ab
3,8b
3,4c
0,063
0,000
KL thân thịt
g
1507,5
1620,0
1601,0
1575,0
1589,0
1564,8
1517,7
76,96
0,935
TL thân thịt/KL sống
%
76,2
76,4
76,6
76,0
76,6
76,7
75,8
0,35
0,464
TL thịt đùi+ngực/thân thịt
%
38,51d
39,42b
39,44b
39,40b
39,59ab
39,78a
38,91c
0,12
<0,0001
Tỷ lệ gan/thân thịt
%
2,50
2,38
2,36
2,44
2,45
2,44
2,48
0,06
0,722
Tỷ lệ mỡ bụng/thân thịt
%
1,60
1,60
1,70
1,39
1,30
1,40
1,34
0,10
0,089
VCK thịt ngực 
%
25,59
25,64
25,60
25,81
25,67
25,66
25,84
0,237
0,983
Protein thịt ngực
%
23,19
23,30
23,27
23,40
23,41
23,33
23,52
0,220
0,958
Lipid thịt ngực 
%
1,01
0,98
1,00
1,01
0,96
0,96
0,98
0,034
0,946
VCK thịt đùi 
%
23,71
23,64
23,69
23,68
23,70
23,77
23,74
0,229
1,000
Protein thịt đùi 
%
20,13
20,04
20,13
20,18
20,15
20,25
20,42
0,135
0,577
Lipid thịt đùi 
%
2,20
2,20
2,18
2,13
2,18
2,16
1,96
0,079
0,325
Carotenoids gan 
mg/kg
1,02d
1,93bc
1,95c
1,75a
1,76ab
1,78abc
1,68a
0,059
<0,001
Màu da gà
%
2,8c
4,6a
4,8a
3,8b
4,6a
4,6a
3,5b
0,463
0,000
ĐMNSBQ thịt ngực 
%
2,49
2,45
2,41
2,63
2,41
2,39
2,58
0,071
0,143
ĐMNSCB thịt ngực
%
20,17ac
20,23ac
20,29ac
20,48a
19,76bc
19,32b
19,13b
0,244
0,002
ĐMNSBQ thịt đùi 
%
2,12
2,11
2,05
2,05
2,06
1,99
2,11
0,053
0,621
ĐMNSCB thịt đùi 
%
18,97a
18,63abd
18,52ad
18,34cd
17,88c
18,01c
18,17cd
0,178
0,002
Chi phí TĂ/kg tăng KL
đồng
29.721a
27.977b
28.041b
28.782cd
28.485c
29.002d
29.886a
0,30
0,000
Phụ Lục 4: kết quả so sánh thống kê của thí nghiệm 4
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Nghiệm thức
SEM
P
ĐC
LS1
KG1
ST1
LS2
KG2
ST2
Tỷ lệ đẻ
%
65,82d
71,69a
72,15a
70,14b
70,12b
70,85c
65,46d
0,162
<0,001
NS trứng/mái BQ
Quả/mái
73,71e
80,29b
80,80a
78,56c
78,53c
79,35d
73,32f
0,091
<0,001
Tỷ lệ trứng giống
 %
96,28e
96,97a
96,64dc
96,61d
96,76b
96,72bc
96,33e
0,102
<0,001
NS trứng giống/mái BQ
Quả/mái
70,97a
77,86b
78,09b
75,90c
75,98c
76,75d
70,63e
0,113
<0,001
KL lượng trứng
gam
55,988
56,672
56,488
56,213
56,525
56,364
56,173
-
-
Chỉ số hình thái
 %
1,32
1,33
1,34
1,33
1,32
1,31
1,32
-
-
KL lòng trắng
gam
32,178
32,603
32,425
32,310
32,366
32,439
32,246
-
-
KL lòng đỏ
gam
17,240
17,494
17,546
17,446
17,581
17,417
17,389
-
-
KL vỏ
gam
6,570
6,575
6,517
6,457
6,578
6,508
6,538
-
-
Tỷ lệ lòng trắng
 %
57,47
57,53
57,40
57,48
57,26
57,55
57,40
-
-
Tỷ lệ lòng đỏ
 %
30,79
30,87
31,06
31,03
31,10
30,90
30,96
-
-
Tỷ lệ vỏ
 %
11,73
11,60
11,54
11,49
11,64
11,55
11,64
-
-
Chỉ số lòng trắng
 %
0,152b
0,173a
0,170a
0,180a
0,181a
0,183a
0,177a
0,005
0,010
Chỉ số lòng đỏ
 %
0,554
0,547
0,558
0,554
0,56
0,551
0,549
-
-
VCK lòng đỏ
 %
50,62c
51,48ab
51,42ab
51,43ab
51,67a
51,46ab
51,11b
0,183
0,004
Protein lòng đỏ
 % VCK
16,25b
16,74ab
16,77a
16,66ab
16,88a
16,78a
16,42ab
0,104
0,007
Lipit lòng đỏ
 % VCK
32,51
32,87
32,74
32,87
32,91
32,84
32,81
0,221
0,674
VCK lòng trắng
 %
13,10
13,16
13,10
13,03
13,32
13,04
12,77
0,124
0,090
Protein lòng trắng
 % VCK
11,35
11,41
11,43
11,35
11,57
11,34
11,07
0,106
0,202
Lipit lòng trắng
 % VCK
0,225
0,227
0,226
0,222
0,233
0,225
0,223
0,004
0,772
carotenoids 1 - 15 ngày
mg/%VCK
13,62c
30,32a
31,50a
19,72b
29,81a
31,06a
19,12b
1,68
0,000
carotenoids 16 - 112 ngày
mg/%VCK
13,68c
38,52a
40,13a
22,64b
37,50a
39,65a
21,56b
0,28
0,000
Điểm số quạt
7,3b
12,8a
13,4a
11,2a
12,6a
13,1a
11,0a
0,19
0,000
TL trứng có phôi
 %
90,86c
95,05a
94,24ab
93,59b
94,70ab
93,84ab
93,33b
0,597
0,009
TL ấp nở/ trứng có phôi
 %
93,16c
97,24ab
96,73ab
95,41b
97,28a
96,61a
95,29b
0,505
0,009
TL gà con loại I/ trứng có phôi
 %
98,57
98,81
98,56
99,04
98,63
98,16
99,09
0,227
0,469
TL gà con loại I/ trứng ấp 
 %
83,43d
91,41a
89,95ab
88,43b
90,86ac
88,99bc
88,13b
1,004
0,007
Tiêu tốn thức ăn/10 trứng
kg
2,279a
2,092b
2,079b
2,138b
2,139b
2,116b
2,291a
0,003
<0,001
Tiêu tốn TĂ/10 trứng giống
kg
2,367a
2,158b
2,151b
2,213b
2,211b
2,189b
2,379a
0,004
<0,001
Tiêu tốn TĂ/1 gà con loại I
kg
0,284a
0,236b
0,239b
0,250b
0,243b
0,246b
0,270a
0,002
<0,001
Chi phí TĂ/1 gà con loại I
đồng
2.738a
2.234b
2.253b
2.432bc
2.253b
2.292b
2.534c
0,209
0,000

File đính kèm:

  • docluan_an_su_dung_bot_la_san_keo_giau_stylo_trong_chan_nuoi_ga.doc
  • docBia TT - tiếng anh.doc
  • docBia TT - tiếng việt.doc
  • doctóm tắt - tiếng anh.doc
  • doctóm tắt - tiếng việt.doc
  • docTRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ CUA NCS TỪ QUANG TRUNG.doc
  • docTRÍCH YẾU LUẬN ÁN TIẾN SĨ CUA NCS TU QUANG TRUNG.doc