Luận án Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT (Thực nghiệm phần Lịch sử thế giới lớp 10 – chương trình chuẩn)
Việt Nam đang bước vào thời kỳ hội nhập với những cơ hội và thách thức
trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Để khắc phục nguy cơ tụt hậu cần quan
tâm đến đổi mới giáo dục, coi đó là "quốc sách" hàng đầu. Trong đó, tri thức lịch sử
không chỉ giúp chúng ta xác định rõ vị trí, điều kiện và khả năng của mình trên
bước đường hội nhập quốc tế, mà còn trang bị những hiểu biết cặn kẽ về lịch sử dân
tộc và lịch sử thế giới trong tiến trình phát triển.
Hứng thú có vai trò quan trọng trong quá trình DHLS ở trường phổ thông.
Có hứng thú học tập, HS nhanh chóng tiếp thu bài, nhớ bài lâu, hiểu được tầm quan
trọng của lịch sử với sự phát triển của nhân loại. Hứng thú học tập còn kích thích
các em tích cực, say mê học tập để tiếp thu những kiến thức mới, tự giác nắm vững
kiến thức lịch sử và biết vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn cuộc sống.
Hứng thú học tập giúp HS phát triển toàn diện, ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ
của mình trong cuộc sống.
Hứng thú học tập được hình thành trong quá trình dạy học của GV. Ở trường
phổ thông hiện nay, hầu hết học sinh chưa có hoặc ít có hứng thú với bộ môn lịch
sử. Có nhiều nguyên nhân như "môn sử dài, khó nhớ", "có quá nhiều sự kiện". Tuy
nhiên, không thể “đổ lỗi” cho bộ môn lịch sử vì nội dung lịch sử đã có nhiều ưu thế
trong việc giáo dục thế hệ trẻ và tạo hứng thú học tập cho HS. Qua bộ môn lịch sử,
tầm nhìn về quá khứ - hiện tại - tương lai của HS được mở rộng. Một trong những
nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng HS không thích học lịch sử là do quan
niệm và phương pháp dạy học của GV. GV dạy không hay, không hấp dẫn do đó
không tạo được hứng thú với HS.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT (Thực nghiệm phần Lịch sử thế giới lớp 10 – chương trình chuẩn)
1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang bước vào thời kỳ hội nhập với những cơ hội và thách thức trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Để khắc phục nguy cơ tụt hậu cần quan tâm đến đổi mới giáo dục, coi đó là "quốc sách" hàng đầu. Trong đó, tri thức lịch sử không chỉ giúp chúng ta xác định rõ vị trí, điều kiện và khả năng của mình trên bước đường hội nhập quốc tế, mà còn trang bị những hiểu biết cặn kẽ về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới trong tiến trình phát triển. Hứng thú có vai trò quan trọng trong quá trình DHLS ở trường phổ thông. Có hứng thú học tập, HS nhanh chóng tiếp thu bài, nhớ bài lâu, hiểu được tầm quan trọng của lịch sử với sự phát triển của nhân loại. Hứng thú học tập còn kích thích các em tích cực, say mê học tập để tiếp thu những kiến thức mới, tự giác nắm vững kiến thức lịch sử và biết vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn cuộc sống. Hứng thú học tập giúp HS phát triển toàn diện, ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong cuộc sống. Hứng thú học tập được hình thành trong quá trình dạy học của GV. Ở trường phổ thông hiện nay, hầu hết học sinh chưa có hoặc ít có hứng thú với bộ môn lịch sử. Có nhiều nguyên nhân như "môn sử dài, khó nhớ", "có quá nhiều sự kiện"... Tuy nhiên, không thể “đổ lỗi” cho bộ môn lịch sử vì nội dung lịch sử đã có nhiều ưu thế trong việc giáo dục thế hệ trẻ và tạo hứng thú học tập cho HS. Qua bộ môn lịch sử, tầm nhìn về quá khứ - hiện tại - tương lai của HS được mở rộng. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng HS không thích học lịch sử là do quan niệm và phương pháp dạy học của GV. GV dạy không hay, không hấp dẫn do đó không tạo được hứng thú với HS. Hứng thú học tập LS của HS được hình thành do tác động của nhiều yếu tố trong đó có sự tác động quan trọng nhất từ nội dung và PPDH. Để tạo hứng thú học tập LS cho HS cần tiến hành trên tất cả các mặt nội dung và PPDH. Trong đó đổi mới PPDH là yêu cầu sống còn nhằm nhanh chóng thực hiện mục tiêu dạy học đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành 2 Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá VIII) đã nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”. Luật giáo dục nước Cộng hòa XHCN Việt Nam viết: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Vì vậy, GV cần khắc phục lối dạy truyền thống thày chủ động, trò bị động và phải chuyển vai trò chủ động về học sinh, thày chỉ đóng vai trò hướng dẫn, kích thích sự tìm tòi, sáng tạo của HS. Đồng thời, việc đổi mới PPDH cũng cần bắt đầu từ việc xác định những kiến thức cơ bản HS cần nắm, sử dụng phương pháp cũng như phương tiện dạy học hiện đại giúp giờ học phong phú, sinh động... Từ đó mới có thể tạo hứng thú học tập cho HS. Thực tế, trong những năm qua, vị thế bộ môn Lịch sử chưa được coi trọng đúng mức, bộ môn vẫn bị coi là "môn phụ". Bản thân người GV cũng chưa thực sự toàn tâm, toàn ý cho việc giảng dạy của mình. HS chưa yêu thích môn Lịch sử, phần lớn học theo kiểu đối phó. Hiện nay, quan niệm của xã hội về bộ môn đã có phần thay đổi, vị trí bộ môn được nâng cao song chất lượng vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Hơn nữa, việc DHLS ở các trường phổ thông còn hạn chế do điều kiện vật chất, đồ dùng DH nghèo nàn, GV chủ yếu "dạy chay", cộng với "bệnh thành tích trong giáo dục"... dẫn đến kết quả học tập của HS chưa phản ánh đúng chất lượng bộ môn. Nguồn tri thức lịch sử cung cấp cho HS trong DH ở trường THPT vô cùng sinh động và hấp dẫn, giúp HS có cái nhìn bao quát, toàn diện về lịch sử nhân loại, về các quốc gia, các châu lục và về lịch sử dân tộc qua mỗi thời kỳ. Sự phát triển của xã hội hiện nay không thể không có những giá trị truyền thống từ quá khứ, hiểu được lịch sử của quá khứ là điều kiện để chúng ta nắm được hiện tại và hướng tới tương lai. Am tường tri thức lịch sử là cội nguồn để giáo dục lịch sử đạt hiệu quả. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn vấn đề "Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT (Thực nghiệm phần Lịch 3 sử thế giới lớp 10 – chương trình chuẩn)" làm đề tài Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Lý luận và PPDH môn Lịch sử. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Quá trình tạo hứng thú học tập cho HS trong dạy học Lịch sử (thực nghiệm phần Lịch sử thế giới lớp 10 – THPT). 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận án không có tham vọng nghiên cứu tất cả các lĩnh vực của hứng thú, mà trên cơ sở nghiên cứu hứng thú học tập, hứng thú học tập lịch sử và vai trò, ý nghĩa của nó trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, chúng tôi tập trung đề xuất một số biện pháp sư phạm về nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp tiến hành bài học nghiên cứu kiến thức mới ở trên lớp để tạo hứng thú học tập cho HS (thực nghiệm phần LSTG lớp 10 – THPT). - Chúng tôi tiến hành điều tra thực tế và thực nghiệm sư phạm tại một số tỉnh như Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Giang, Sơn La, Quảng Ninh 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vấn đề hứng thú học tập, luận án khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc tạo hứng thú trong học tập LS, xác định những biểu hiện và yếu tố tác động đến hứng thú trong học tập lịch sử của HS, từ đó đề xuất những biện pháp sư phạm về nội dung, hình thức tổ chức DH và các PPDH nhằm tạo hứng thú học tập cho HS trong DHLS ở trường THPT. Để thực hiện mục đích trên, luận án cần giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau: - Tìm hiểu lý luận về Tâm lý học, Giáo dục học, Giáo dục lịch sử về vấn đề hứng thú và tạo hứng thú học tập cho HS. - Tìm hiểu thực tiễn DHLS về vấn đề tạo hứng thú học tập cho HS thông qua phiếu khảo sát, trao đổi, dự giờ... - Tìm hiểu nội dung chương trình, SGK Lịch sử ở trường THPT, trong đó tập trung vào phần LSTG lớp 10 (chương trình chuẩn). 4 - Đề xuất phương hướng đổi mới thiết kế nội dung bài học, các hình thức tổ chức DHLS và những biện pháp sư phạm phù hợp nhằm tạo hứng thú học tập cho HS khi tiến hành bài học lịch sử nội khóa ở trên lớp. - Thực nghiệm sư phạm từng phần, toàn phần để kiểm chứng các biện pháp sư phạm, từ đó rút ra kết luận về tính khả thi của các biện pháp sư phạm đã đề ra. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở phương pháp luận - Cơ sở lý luận của đề tài là dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhận thức, giáo dục, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về giáo dục và giáo dục lịch sử. - Lý luận về tâm lý, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu về Tâm lý giáo dục, Giáo dục lịch sử, tài liệu lịch sử liên quan tới đề tài và nghiên cứu chương trình, nội dung SGK lịch sử ở trường THPT nói chung, phần LSTG lớp 10 nói riêng. - Nghiên cứu thực tiễn: Đề tài khảo sát thực tế dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay thông qua phiếu điều tra, dự giờ làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp sư phạm phù hợp. Đối tượng khảo sát là giáo viên, cán bộ quản lý chuyên môn và học sinh lớp 10: + Đối với giáo viên: Tìm hiểu tình hình giảng dạy bộ môn ở một số trường THPT, tìm hiểu quan niệm của giáo viên về tạo hứng thú học tập cho học sinh. Công việc này được tiến hành qua dự giờ, trực tiếp trao đổi với giáo viên. + Đối với học sinh: Tiến hành điều tra tình hình học tập thông qua sổ điểm, kiểm tra miệng, kiểm tra viết và trắc nghiệm khách quan. - Thực nghiệm sư phạm: Soạn giáo án và tiến hành thực nghiệm sư phạm từng phần, toàn phần ở một số trường THPT thuộc Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang, Hà Giang, Sơn La, Điện Biên, Quảng Ninh. - Sử dụng phương pháp thống kê toán học, tập hợp, xử lý số liệu đã thu được để phân tích, rút ra nhận xét, kết luận. 5 5. Giả thuyết khoa học NẾU thực hiện tốt các biện pháp sư phạm nhằm tạo hứng thú học tập lịch sử cho học sinh theo những yêu cầu mà luận án đưa ra SẼ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông, đáp ứng được những đòi hỏi của sự nghiệp giáo dục hiện nay. 6. Đóng góp của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần: - Khẳng định rõ vai trò, ý nghĩa của việc tạo hứng thú học tập cho HS trong DHLS ở trường THPT. - Đánh giá đúng thực trạng việc DHLS và thực trạng vấn đề tạo hứng thú học tập LS cho HS ở trường THPT. - Xác định những biểu hiện và các yếu tố tác động tới việc tạo hứng thú học tập LS cho HS. - Đề xuất những biện pháp sư phạm tạo hứng thú học tập cho học sinh qua việc thiết kế nội dung bài học, thực hiện các hình thức tổ chức DH đặc biệt đối với bài nghiên cứu kiến thức mới ở trên lớp nhằm nâng cao chất lượng DHLS ở trường THPT. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 7.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài được hoàn thành giúp bản thân tác giả nâng cao trình độ lí luận DH môn Lịch sử, đặc biệt là các biện pháp tạo hứng thú học tập lịch sử cho HS Đề tài góp phần làm phong phú thêm lí luận của PPDH Lịch sử, về vấn đề tạo hứng thú học tập cho HS nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ được chúng tôi vận dụng vào DH môn Lịch sử ở trường phổ thông. Đây là tài liệu tham khảo cho giảng viên, sinh viên các trường cao đẳng sư phạm, đại học sư phạm khi dạy học môn PPDH Lịch sử và GV Lịch sử phổ thông trong việc vận dụng các biện pháp tạo hứng thú học tập cho HS vào DHLS để nâng cao chất lượng bộ môn. 8. Cấu trúc của luận án 6 Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan Chương 2: Vấn đề tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông – Lý luận và thực tiễn Chương 3: Đổi mới thiết kế nội dung bài học và các hình thức tổ chức dạy học nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh Chương 4: Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử bài nghiên cứu kiến thức mới ở trên lớp. Thực nghiệm sư phạm 7 Chương 1 TỔNG QUAN Hứng thú học tập là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu khoa học giáo dục trong và ngoài nước quan tâm. Trong các năm qua, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về hứng thú nói chung, hứng thú học tập nói riêng. Chúng tôi điểm qua một số công trình có thể tiếp cận được trong điều kiện của hệ thống tư liệu ở Việt Nam về tâm lý học, giáo dục học và PPDH lịch sử. Ngay từ thời cổ đại, vấn đề hứng thú mặc dù chưa hình thành các khái niệm, song đã được phản ánh thông qua truyền thống hiếu học của nhân dân, đặc biệt là của cư dân phương Đông trong đó có Việt Nam. Truyền thống hiếu học đã được Khổng Tử - nhà giáo dục vĩ đại ở phương Đông đặt ra. Hiếu học là chìa khóa của con người để tìm đường nhận thức. Đây là nền tảng tạo ra truyền thống hiếu học lâu đời của nhân dân ta. Truyền thống hiếu học là thói quen ham thích, coi trọng việc học hành được hình thành lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác. Biểu hiện của truyền thống hiếu học trước hết là tinh thần ham học hỏi, thích hiểu biết một cách tự nguyện và bền vững. Người hiếu học là người luôn có nhu cầu học tập suốt đời. Bởi sự học như chiếc thang không nấc chót chỉ có thể tiến lên phía trước mà không được phép dừng lại, không được phép quay đầu vì đứng lại hay quay đầu đồng nghĩa với tụt hậu. Quá trình dạy học cần đạt “Học nhi bất yếm, Hối nhân bất quyện” tức là Học không biết chán, dạy người không biết mỏi. Biểu hiện thứ hai của truyền thống hiếu học là thái độ luôn coi trọng sự học, coi trọng người có học. Vì vậy, Lịch sử dân tộc đã từng biết đến rất nhiều tấm gương hiếu học của các bậc hiền tài, đức cao đạo trọng như: Lý Công Uẩn, Trần Hưng Đạo, Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Lương Thế Vinh, Lê Thánh Tông, Phùng Khắc Khoan, Lê Quý Đôn, Hồ Chí Minh, Truyền thống này được tiếp bước qua hàng ngàn thế hệ, kích thích nhu cầu học tập không ngừng của nhân dân ta. Những thành công đạt được qua sự nghiệp học tập trở thành yếu tố kích thích người học tiếp tục học để đạt được những thành tựu lớn hơn. Đó chính là khởi đầu cho hứng thú học tập. 8 1.1. Những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài 1.1.1. Những nghiên cứu về hứng thú, hứng thú học tập trong Tâm lý học, Giáo dục học Từ những năm đầu thế kỷ XX, các nhà tâm lý học đã có những nghiên cứu về hứng thú: Năm 1911, X.A. Ananhin đã quan tâm đến khái niệm hứng thú, ông lo ngại việc sử dụng bừa bãi khái niệm hứng thú, đồng thời thấy được tính bất ổn và đa dạng của khái niệm [67, tr.4]. Tuy nhiên, trong những năm đầu của thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu hầu như muốn lảng tránh khái niệm này. Trong những năm 20 của thế kỷ XX, X.L.Rubinstein đã đưa ra khái niệm về hứng thú, con đường hình thành và vai trò của hứng thú. Ông cho rằng, hứng thú là biểu hiện của ý chí và tình cảm. Năm 1931, ở Anh tác giả E.K.Strong trong tác phẩm “Change of interest with age” đã đưa ra phương pháp nghiên cứu về hứng thú, nêu nhiều câu hỏi và tiến hành điều tra trên nhiều đối tượng khác nhau, trong đó ông đã chú ý đến lứa tuổi HS. Tác giả cho rằng hứng thú được biểu hiện ra trong xu thế của con người có mong muốn học được một số điều nhất định, thích một vài hoạt động và định hướng tính tích cực nhất định vào những hoạt động đó [116, tr. 55,62]. Tuy nhiên, ông chưa đi sâu phân tích những biểu hiện, tác động của hứng thú đối với hoạt động học tập ở HS. Tiếp đó, năm 1938, Ch.Buhler đã tìm hiểu khái niệm hứng thú trong tác phẩm “Phát triển hứng thú ở trẻ em”. Ông coi hứng thú là nguồn gốc tinh thần của tính tích cực biểu đạt tâm lý, đổi mới tâm lý. Tuy nhiên, ông mới dừng ở khái niệm chung chung về hứng thú, chưa đề cập đến vai trò của giáo dục đối với việc hình thành và phát triển hứng thú. Như vậy, những năm đầu của thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu tâm lý học coi hứng thú là thuộc tính có sẵn của con người, gắn liền với cơ sở sinh học và quá trình bộc lộ dần thiên hướng và hứng thú phát triển song song với quá trình lớn lên của con người tức là bẩm sinh đã có và quá trình lớn lên của con người cũng là quá trình bộc lộ dần thiên hướng của họ; hứng thú có nguồn gốc sinh vật; hứng thú được 9 biểu hiện ra như là khuynh hướng lựa chọn của con người, của ý tưởng, ý định con người. Họ coi hứng thú là sự phát triển tự nhiên của con người, chưa chú ý đến sự tác động của giáo dục và hoạt động có ý thức của con người trong quá trình hình thành và phát triển hứng thú. Một số nhà tâm lý học lại gắn hứng thú với xúc cảm, ý chí, coi đó là động lực của những xúc cảm khác nhau; hay gắn nó với quá trình xúc cảm nhận thức; là thái độ nhận thức của con người với xung quanh, với một mặt nào đó của chính nó và ... 8. , , . MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................................................................................................1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................................................................3 2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................................................................................3 2.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................................................................................3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................................................................................3 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu....................................................................................4 4.1. Cơ sở phương pháp luận................................................................................................................................................4 4.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................................................................4 5. Giả thuyết khoa học................................................................................................................................................................................5 6. Đóng góp của luận án ...........................................................................................................................................................................5 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ...................................................................................................................5 7.1. Ý nghĩa khoa học....................................................................................................................................................................5 7.2. Ý nghĩa thực tiễn.....................................................................................................................................................................5 8. Cấu trúc của luận án ...............................................................................................................................................................................5 Chương 1: TỔNG QUAN ..................................................................................................................................................................7 1.1. Những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài ..............................................................................................8 1.1.1. Những nghiên cứu về hứng thú, hứng thú học tập trong Tâm lý học, Giáo dục học......................................................................................................................................................................8 1.1.2. Những nghiên cứu về hứng thú, hứng thú học tập trong Giáo dục Lịch sử15 1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước ...........................................................................................................17 1.2.1. Các công trình tâm lý học, giáo dục học ......................................................................................17 1.2.2. Các công trình nghiên cứu giáo dục lịch sử..............................................................................21 Chương 2: VẤN ĐỀ TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.................................................................................................................................................................................................... 27 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề tạo hứng thú học tập lịch sử cho học sinh....................................... 27 2.1.1. Quan niệm về hứng thú, hứng thú học tập, hứng thú học tập lịch sử ........27 2.1.2. Xuất phát điểm của việc tạo hứng thú học tập cho học sinh................................42 2.1.3. Quá trình dạy học và các yếu tố của quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông ...........................................................................................................................................................................48 2.1.4. Vai trò, ý nghĩa của việc tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông...............................................................................................................50 2.2. Thực tiễn của việc tạo hứng thú học tập lịch sử ở trường THPT hiện nay..............................54 2.2.1. Điều tra, khảo sát thực tiễn việc tạo hứng thú học tập ở trường THPT .......... 54 2.2.2. Đánh giá kết quả điều tra.................................................................................................................................55 Chương 3: ĐỔI MỚI THIẾT KẾ NỘI DUNG BÀI HỌC VÀ CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC ĐỂ TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP LỊCH SỬ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ................................................................................................................................ 65 3.1. Khái quát chương trình lịch sử ở trường trung học phổ thông ...............................................65 3.2. Những yêu cầu, điều kiện để tạo hứng thú học tập lịch sử cho học sinh ...................66 3.3. Đổi mới thiết kế nội dung và các hình thức tổ chức dạy học nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh................................................................................................................................................................................68 3.3.1. Xác định đúng mức độ kiến thức trong nội dung bài học........................................68 3.3.2. Thiết kế nội dung bài học hay, hấp dẫn học sinh...............................................................70 3.3.3. Thực hiện các hình thức tổ chức dạy học theo tinh thần đổi mới để tạo hứng thú học tập cho học sinh .................................................................................................................82 Chương 4: MỘT SỐ BIỆN PHÁP SƯ PHẠM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ BÀI NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC MỚI Ở TRÊN LỚP, THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................................................101 4.1. Những yêu cầu của việc lựa chọn biện pháp tạo hứng thú học tập lịch sử cho học sinh................................................................................................................................................................................................................101 4.2. Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh khi tiến hành bài học nghiên cứu kiến thức mới ở trên lớp phần Lịch sử thế giới lớp 10 – chương trình chuẩn............................103 4.2.1. Tạo động cơ học tập cho học sinh thông qua xây dựng tình huống có vấn đề và nêu bài tập nhận thức..........................................................................................................103 4.2.2. Sử dụng đa dạng các phương pháp, các cách dạy học..............................................106 4.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh .........126 4.2.4. Tổ chức hiệu quả các hoạt động nhận thức của học sinh ......................................131 4.3. Thực nghiệm sư phạm toàn phần.............................................................................................................................140 4.3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm...........................................................................................................140 4.3.2. Đối tượng, địa bàn và giáo viên thực nghiệm .....................................................................140 4.3.3. Hình thức, nội dung và phương pháp thực nghiệm......................................................141 4.3.4. Kết quả thực nghiệm..........................................................................................................................................141 KẾT LUẬN....................................................................................................................................................................................................149 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ............................................................................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................................................................152 DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Bảng 2.1. Mức độ yêu thích lịch sử của học sinh THPT ....................................................................55 Bảng 2.2. Nguyên nhân học sinh thích và không thích học lịch sử ..........................................56 Bảng 2.3. Những biểu hiện của học sinh trong giờ học lịch sử ....................................................57 Bảng 2.4. Mức độ tích cực tự học lịch sử của học sinh........................................................................58 Bảng 2.5. Giáo viên đánh giá mức độ thích học lịch sử của HS..................................................59 Bảng 2.6. GV đánh giá nguyên nhân khiến HS thích học LS ........................................................60 Bảng 2.7. GV đánh giá nguyên nhân khiến HS không thích học LS ......................................61 Bảng 2.8. GV đánh giá về những biểu hiện sự yêu thích LS của HS .....................................61 Bảng 2.9. Những biện pháp của GV nhằm tạo hứng thú học tập LS cho HS ...............62 Bảng 4.1. Kết quả thực nghiệm sư phạm biện pháp tạo động cơ học tập cho HS bằng tình huống có vấn đề và bài tập nhận thức........................................................ 106 Bảng 4.2. Kết quả thực nghiệm từng phần biện pháp Phát huy sức mạnh của lời nói để tạo hứng thú học tập cho học sinh ................................................................................... 110 Bảng 4.3. Kết quả thực nghiệm từng phần biện pháp: Sử dụng các mẩu chuyện lịch sử để cụ thể hóa sự kiện – nhân vật lịch sử......................................................................... 112 Bảng 4.4. Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm từng phần biện pháp Tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh........... 119 Bảng 4.5. Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm từng phần biện pháp sử dụng tài liệu tham khảo nhằm tạo hứng thú học ập cho HS ............................................................. 126 Bảng 4.6. Bảng kết quả thực nghiệm từng phần biện pháp ứng dụng CNTT trong dạy học nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh..................................................... 131 Bảng 4.7. Bảng kết quả thực nghiệm từng phần biện pháp tổ chức trao đổi đàm thoại.......133 Bảng 4.8. Bảng kết quả thực nghiệm biện pháp tổ chức các hoạt động nhận thức nhằm tạo hứng thú học tập cho HS......................................................................................... 136 Bảng 4.9. Bảng thống kê điểm số kết quả thực nghiệm sư phạm toàn phần (Bài 10)............142 Bảng 4.10. Bảng thống kê điểm số kết quả thực nghiệm sư phạm toàn phần (Bài 31)........143 Bảng 4.11. Bảng tổng hợp thống kê kết quả thực nghiệm toàn phần (Bài 10) .......... 144 Bảng 4.12. Bảng tổng hợp thống kê kết quả thực nghiệm toàn phần (Bài 31) .......... 144 Bảng 4.13. Bảng giá trị t và tα nhóm TN và ĐC bài 10.................................................................... 146 Bảng 4.14. Bảng giá trị t và tα nhóm TN và ĐC bài 31.................................................................... 146 DANH MỤC HÌNH ẢNH SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN Hình 2.1. Sơ đồ các giai đoạn phát triển của hứng thú.........................................................................36 Hình 3.1. James Watt.............................................................................................................................................................72 Hình 3.2. Nòng sung kíp Thái Nguyên sản xuất phục vụ cho chiến dịch Việt Bắc năm 1947 .................................................................................................................................................................98 Hình 3.3. Hình chụp bài báo Việt Bắc – mồ chôn thực dân Pháp .............................................98 Hình 3.4. Sa bàn chiến dịch Biên giới ..................................................................................................................99 Hình 4.1. Quách vàng tạc tượng Tu-tan-kha-môn .................................................................................115 Hình 4.2. Lược đồ Những cuộc phát kiến địa lý lớn thế kỷ XV - XV................................116 Hình 4.3. Sơ đồ Sự chuyển biến xã hội Trung Quốc...........................................................................117 Hình 4.4. Biểu đồ thu nhập của nông dân Pháp trước các mạng 1789...............................118 Hình 4.5. Hội nghị 3 đẳng cấp...................................................................................................................................121 Hình 4.6. Xử tử vua Sáclơ I .........................................................................................................................................123 Hình 4.7. Slide chuẩn bị tổ chức cho HS nghiên cứu kiến thức mới ...................................127 Hình 4.8. Slide nêu câu hỏi tổ chức cho HS tìm hiểu nội dung kiến thức về tình hình nước Mĩ trước nội chiến...........................................................................................................128 Hình 4.9. Slide nội dung kiến thức HS cần nắm về tình hình nước Mĩ trước Nội chiến..........128 Hình 4.10. Sơ đồ mâu thuẫn xã hội cơ bản của nước Mĩ trước nội chiến.......................129 Hình 4.11. Slide thể hiện nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nội chiến......................................129 Hình 4.12. Slide sự kiện và hình ảnh trong diễn biến của nội chiến ....................................130 Hình 4.13. Slide thể hiện ý nghĩa của Nội chiến .....................................................................................130 Hình 4.14. Đồ thị tần số điểm tại giá trị điểm số của lớp TN và lớp ĐC (Bài 10)................145 Hình 4.15. Đồ thị tần số điểm tại giá trị điểm số của lớp TN và lớp ĐC (Bài 31)................145
File đính kèm:
- luan_an_tao_hung_thu_hoc_tap_cho_hoc_sinh_trong_day_hoc_lich.pdf
- bia tom tat t.a.doc
- bia tom tat.doc
- BIA.doc
- dich tom tat Giang-E1.doc
- Phu luc.doc
- THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN.doc
- Tom tat sua chuan.doc