Quản lý quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải tại các đô thị loại III vùng duyên hải trung bộ Việt Nam

Hệ thống thoat nước và xử lý nước thải (TN&XLNT) đô thị có tầm

quan trọng đặc biệt đối với việc hình thành một đô thị hiện đại, tiện

nghi và phát triển bền vững (PTBV). Để góp phần tạo nên một hệ

thống TN&XLNT đô thị vận hành tốt, phù hợp với các điều kiện địa

phương, đảm bảo phòng chống ngập lụt và bảo vệ môi trường các

công tác đầu tư xây dựng, quản lý vận hành là rất quan trọng, tuy

nhiên việc xây dựng được định hướng cho hệ thống TN&XLNT đô thị

cũng như việc quản lý theo định hướng quy hoạch đã được xây dựng

là yếu tố then chốt, đây chính là nội dung của công tác lập quy hoạch

và quản lý theo đồ án quy hoạch về TN&XLNT.

Các đô thị loại III vùng duyên hải Trung bộ Việt Nam

(VDHTBVN) hoặc là trung tâm tỉnh hoặc là trung tâm tiểu vùng, có

hệ thống hạ tầng kỹ thuật (HTKT) theo quy định phải tương đối đồng

bộ, tuy nhiên trên thực tế hệ thống HTKT trong đó có TN&XLNT còn

chắp vá, thiếu đồng bộ. Các đô thị loại III VDHTBVN đều đã có quy

hoạch đô thị được phê duyệt trong đó có quy hoạch TN&XLNT với

nội dung thiên về việc xác định ra một phương án thiết kế hệ thống

công trình thoát nước, chưa chú trọng đến khả năng đầu tư xây dựng

cũng như tính linh hoạt trong việc triển khai theo phân đợt đầu tư, biến

động về kinh tế xã hội, và điều kiện tự nhiên đặc biệt là trong bối cảnh

biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu. Công tác quản lý quy hoạch

(QLQH) còn chưa chặt chẽ do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

thiếu nhân lực có trình độ, chưa có cơ chế đủ mạnh, thiếu nguồn tài

chính cho công tác quản lý Do vậy quy hoạch TN&XLNT đô thị

chưa đóng góp được nhiều trong việc góp phần hình thành nên một hệ

thống thoát nước tốt các đô thị loại III VDHTBVN

pdf 27 trang dienloan 7600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quản lý quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải tại các đô thị loại III vùng duyên hải trung bộ Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quản lý quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải tại các đô thị loại III vùng duyên hải trung bộ Việt Nam

Quản lý quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải tại các đô thị loại III vùng duyên hải trung bộ Việt Nam
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI 
VŨ TUẤN VINH 
QUẢN LÝ QUY HOẠCH THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC 
THẢI TẠI CÁC ĐÔ THỊ LOẠI III VÙNG DUYÊN HẢI TRUNG 
BỘ VIỆT NAM 
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH 
MÃ SỐ: 62.58.01.06 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
Hà Nội, Năm 2020 
Luận án được hoàn thành tại: Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội 
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Hoàng Văn Huệ 
Phản biện 1: 
Phản biện 2: 
Phản biện 3: 
Luận án này được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường 
tại: Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. 
Vào hồi . giờ . ngày.tháng.năm 20 
Có thể tìm hiểu luận án tại: 
Thư viện quốc gia, 
Thư viện trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
1 
A. PHẦN MỞ ĐẦU. 
Tính cấp thiết của đề tài. 
Hệ thống thoat nước và xử lý nước thải (TN&XLNT) đô thị có tầm 
quan trọng đặc biệt đối với việc hình thành một đô thị hiện đại, tiện 
nghi và phát triển bền vững (PTBV). Để góp phần tạo nên một hệ 
thống TN&XLNT đô thị vận hành tốt, phù hợp với các điều kiện địa 
phương, đảm bảo phòng chống ngập lụt và bảo vệ môi trường các 
công tác đầu tư xây dựng, quản lý vận hành là rất quan trọng, tuy 
nhiên việc xây dựng được định hướng cho hệ thống TN&XLNT đô thị 
cũng như việc quản lý theo định hướng quy hoạch đã được xây dựng 
là yếu tố then chốt, đây chính là nội dung của công tác lập quy hoạch 
và quản lý theo đồ án quy hoạch về TN&XLNT. 
Các đô thị loại III vùng duyên hải Trung bộ Việt Nam 
(VDHTBVN) hoặc là trung tâm tỉnh hoặc là trung tâm tiểu vùng, có 
hệ thống hạ tầng kỹ thuật (HTKT) theo quy định phải tương đối đồng 
bộ, tuy nhiên trên thực tế hệ thống HTKT trong đó có TN&XLNT còn 
chắp vá, thiếu đồng bộ. Các đô thị loại III VDHTBVN đều đã có quy 
hoạch đô thị được phê duyệt trong đó có quy hoạch TN&XLNT với 
nội dung thiên về việc xác định ra một phương án thiết kế hệ thống 
công trình thoát nước, chưa chú trọng đến khả năng đầu tư xây dựng 
cũng như tính linh hoạt trong việc triển khai theo phân đợt đầu tư, biến 
động về kinh tế xã hội, và điều kiện tự nhiên đặc biệt là trong bối cảnh 
biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu. Công tác quản lý quy hoạch 
(QLQH) còn chưa chặt chẽ do nhiều nguyên nhân khác nhau như: 
thiếu nhân lực có trình độ, chưa có cơ chế đủ mạnh, thiếu nguồn tài 
chính cho công tác quản lý Do vậy quy hoạch TN&XLNT đô thị 
chưa đóng góp được nhiều trong việc góp phần hình thành nên một hệ 
thống thoát nước tốt các đô thị loại III VDHTBVN. 
Các khái niệm về PTBV đã trở thành tương lai của đô thị, trong đó 
có các khái niệm về thoát nước bền vững (SuDS), hạ tầng xanh. Việc 
tăng cường, phát huy vai trò của cộng đồng cũng đang được nhắc tới 
như là yếu tố then chốt đề giải quyết các xung đột khi triển khai quy 
hoạch đô thị, bên cạnh đó ảnh hưởng của BĐKH ngày càng trở nên 
2 
trầm trọng hơn đối với đô thị đặc biệt là những vấn đề liên quan đến 
yếu tố nước. Cùng với việc, các đô thị loại III VDHTBVN có quy mô 
phù hợp cho việc phát triển các khái niệm về xanh, bền vững, đồng 
thời lại có nguy cơ cao trước tác động của BĐKH và nước biển. Vì 
vậy việc quy hoạch, xây dựng và quản lý tốt hệ thống TN&XLNT 
được sẽ đóng góp to lớn cho việc hình thành đô thị PTBV và tạo ra 
điều kiện sống tốt hơn cho cư dân đô thị hiện nay và trong tương lai. 
Chính vì vậy, đề tài QLQH TN&XLNT tại các đô thị loại III 
VDHTBVN là cần thiết. Đề tài có ý nghĩa khoa học, thực tiễn sâu sắc. 
Mục đích nghiên cứu. 
Nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện quy định về quy trình, nội dung 
quy hoạch TN&XLNT nhằm tăng cường khả năng sử dụng công cụ 
quy hoạch phục vụ cho công tác quản lý TN&XLNT đô thị, phù hợp 
thực tế và đáp ứng như cầu PTBV. 
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 
Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý lập, trình duyệt quy hoạch 
và QLQH TN&XLNT theo quy hoạch đô thị được duyệt. 
Phạm vi nghiên cứu: 
- Về không gian: các đô thị loại III ở VDHTBVN. 
- Về thời gian: định hướng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 
Phương pháp nghiên cứu. 
Luận án sử dụng 6 phương pháp nghiên cứu gồm: phương pháp 
điều tra, khảo sát, thu thập số liệu (chương 1,2,3); phương pháp tổng 
hợp, phân tích và đánh giá (chương 1,2,3); phương pháp chuyên gia 
(chương 1,2,3); phương pháp kế thừa và tham khảo các tài liệu liên 
quan (chương 1,2); phương pháp sơ đồ hóa (chương 1,2,3); phương 
pháp thực chứng ứng dụng (chương 3). 
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. 
- Góp phần hoàn thiện nội dung văn bản quản lý nhà nước về 
QLQH TN&XLNT đô thị; Đổi mới và nâng cao năng lực QLQH 
TN&XLNT đô thị. 
- Bảo đảm QLQH TN&XLNT đô thị phù hợp với đặc điểm của 
VDHTBVN và ứng dụng vào TP Cam Ranh – tỉnh Khánh Hòa. 
3 
Đóng góp mới của luận án. 
- Tổng hợp, đánh giá thực trạng quản lý quy hoạch TN&XLNT tại 
các đô thị loại III VDHTBVN (08 đô thị) về cơ cấu tổ chức quản lý, 
công tác lập quy hoạch, cơ chế chính sách về quản lý ứng dụng công 
nghệ GIS trong lập và QLQH, sự tham gia của cộng đồng và các bên 
liên quan. 
- Đề xuất các nội dung cần điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện công 
tác lập quy hoạch TN&XLNT trong QHC đô thị cho các đô thị loại III 
VDHTBVN: 
1. Giải pháp tích hợp và thể chế hóa nội dung quy hoạch 
TN&XLNT vào quy hoạch chung (QHC) đô thị. 
2. Giải pháp lồng ghép các giải pháp SuDS, ứng phó với BĐKH 
trong nội dung quy hoạch TN&XLNT. 
3. Giải pháp ứng dụng công nghệ GIS vào công tác lập và QLQH 
TN&XLNT. 
- Đề xuất bổ sung và hoàn thiện cơ cấu tổ chức, cơ chế chính sách 
QLQH TN&XLNT cho các đô thị loại III VDHTBVN: 
1. Các giải pháp điều chỉnh, hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, chức 
năng nhiệm vụ và nhân sự của các cơ quan quản lý nhà nước về 
TN&XLNT. 
2. Các nội dung cần điều chỉnh, bổ sung và ban hành mới về cơ 
chế, chính sách về QLQH TN&XLNT. 
3. Các giải pháp nâng cao vai trò của cộng đồng và các bên liên 
quan trong QLQH TN&XLNT. 
Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận án. 
Luận án đề cập một số khái niệm cơ bản về công trình HTKT, 
TN&XLNT, quy hoạch HTKT có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 
Cấu trúc luận án. 
Luận án có 138 trang, ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, 
nội dung chính của luận án gồm 3 chương: 
- Chương 1. Tổng quan về QLQH TN&XLNT đô thị VDHTBVN 
- Chương 2. Cơ sở khoa học QLQH TN&XLNT đô thị VDHTBVN 
4 
- Chương 3. Đề xuất về QLQH TN&XLNT tại VDHTBVN, ứng 
dụng kết quả nghiên cứu vào TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa và bàn 
luận kết quả nghiên cứu 
B. PHẦN NỘI DUNG. 
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỂ QLQH TN&XLNT TẠI CÁC ĐÔ 
THỊ LOẠI III VDHTBVN 
1.1. Tổng quan về hệ thống TN&XLNT tại các đô thị loại III 
VDHTBVN 
1.1.1. Khái quát về các đô thị loại III ở Việt Nam 
Cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, số lượng các đô thị loại III tăng đột 
biến do việc các đô thị loại IV được đầu tư, nâng cấp lên thành đô thị 
loại III, tuy nhiên xu hướng này đã suy giảm trong khoảng vài năm 
gần đây do có sự cân bằng giữa việc các đô thị loại IV được nâng cấp 
lên loại III và việc các đô thị loại III được nâng cấp lên loại II. 
Các đô thị loại III phân bố khá đồng đều trên các vùng kinh tế: 11 
đô thị thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc bộ, 06 đô thị thuộc vùng 
Đồng bằng sông Hồng, 09 đô thị thuộc vùng Duyên hải Trung Bộ, 03 
đô thị thuộc vùng Tây Nguyên, 07 đô thị thuộc vùng Đông Nam Bộ và 
09 đô thị thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long 
Cơ cấu tổ chức các đô thị loại III là khá giống nhau với PQLĐT là 
đơn vị tham mưu trực tiếp trong công tác QLQH TN&XLNT còn công 
tác quản lý cấp trên đối với lĩnh vực QLQH TN&XLNT của các đô thị 
loại III là SXD (riêng thị xã Sơn Tây, trực thuộc thành phố Hà Nội có 
sự tham gia của Sở Quy hoạch Kiến trúc). 
1.1.2. Hiện trạng hệ thống TN&XLNT các đô thị loại III VDHTBVN 
Đô thị loại III VDHTBVN gồm 08 đô thị thuộc 7 tỉnh với quy mô 
dân số từ 75.000 người – 180.000 người, hầu hết là các đô thị ven 
biển. Với 04 thành phố trong đó có 01 thành phố là đô thị tỉnh lỵ và 04 
thị xã, trải đều trên dải ven biển miền trung. 
Các đô thị chủ yếu sử dụng hệ thống thoát nước chung với hệ 
thống TN&XLNT chắp vá, thiếu đồng bộ và xuống cấp dẫn đến việc 
tiêu thoát nước bị ảnh hưởng dẫn đến ngập úng xảy ra thường xuyên, 
nước thải xả ra môi trường chưa được xử lý triệt để. Hệ thống 
5 
TN&XLNT phân tán quy mô nhỏ nhằm phục vụ cộng đồng nhỏ đã 
tăng đáng kể trong những năm gần đây, tuy nhiên việc vận hành và 
bảo dưỡng bền vững chưa tốt do những hạn chế trong kỹ năng bảo trì 
và quản lý hệ thống. 
Tác động của BĐKH đến các đô thị loại III VDHTBVN làm thay 
đổi các thông số đầu vào, thay đổi các điều kiện biên khi tính toán và 
xây dựng hệ thống TN&XLNT và gia tăng tần suất, cường độ và sự 
bất thường các hiện tượng khí hậu cực đoan làm gia tăng khả năng phá 
hủy các công trình của hệ thống TN&XLNT dẫn đến nguy cơ ngập lụt 
và ô nhiễm đô thị. 
1.2. Thực trạng QLQH TN&XLNT tại các đô thị loại III 
VDHTBVN 
1.2.1. Cơ cấu tổ chức QLQH TN&XLNT 
Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức QLQH TN&XLNT các đô thị loại 
III VDHTBVN 
6 
Tổ chức quản lý hệ thống TN&XLNT tại các đô thị loại III 
VDHTBVN được phân thành 03 cấp: cấp trung ương, cấp tỉnh và cấp 
đô thị. Trong đó việc quản lý tập trung vào Bộ Xây dựng, SXD và 
PQLĐT. 
1.2.2. Công tác lập quy hoạch TN&XLNT 
Các đô thị loại III VDHTBVN đều đã được lập QHC, kèm theo đó 
quy định quản lý theo đồ án quy hoạch. Tuy nhiên chưa có đô thị nào 
được lập quy hoạch thoát nước và có 02/09 đô thị đã có dự án 
TN&XLNT được phê duyệt và đang triển khai thực hiện. 
Hình 1.2. Quy hoạch TN&XLNT tại các đô thị loại III trong hệ thống 
các loại hình quy hoạch theo quy định của pháp luật. 
Trong thực tế, QHC đô thị là không đủ để đảm bảo yêu cầu để triển 
khai ngay dự án đầu tư xây dựng, do vậy cần có đồ án quy hoạch 
TN&XLNT đô thị làm trung gian giữa hai bước QHC đô thị và dự án 
đầu tư, tuy nhiên các đô thị loại III hầu như không đủ kinh phí để thực 
hiện và việc này cũng làm kéo dài thời gian để đến được với bước lập 
dự án đầu tư xây dựng (khoảng 40 tháng). 
1.2.3. Cơ chế chính sách về QLQH TN&XLNT 
Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị và các văn bản có liên quan 
điều chỉnh các nội dung về lập, phê duyệt quy hoạch, dự án; quản lý, 
QUY HOẠCH TỈNH 
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HOẠT 
ĐỘNG THOÁT NƯỚC 
QUY HOẠCH CHUNG 
(lồng ghép QH 
TN&XLNT) 
QUY HOẠCH PHÂN 
KHU (lồng ghép QH 
TN&XLNT) 
QUY HOẠCH CHI 
TIẾT (lồng ghép QH 
TN&XLNT) 
DỰ ÁN THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ 
NƯỚC THẢI 
7 
xây dựng hệ thống TN&XLNT; Luật Môi trường và Luật Tài nguyên 
nước và các văn bản có liên quan quy định các yêu cầu về chất lượng 
nước và việc bảo vệ, sử dụng nguồn nước... đối với hệ thống 
TN&XLNT. 
Định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt 
Nam đưa ra các quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu, giải pháp và quy định 
về tổ chức thực hiện đối với lĩnh vực TN&XLNT đô thị cũng như 
nước thải các khu công nghiệp. 
Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với hệ thống 
TN&XLNT nhằm phục vụ cho công tác QLQH và quản lý công trình 
TN&XLNT. 
1.2.4. Ứng dụng GIS trong QLQH TN&XLNT 
Trình độ ứng dụng GIS vùng duyên hải Trung bộ hiện chỉ đạt mức 
thấp và không đồng đều, chưa trở thành nền tảng cho các ngành, Công 
tác lập quy hoạch TN&XLNT hiện nay vẫn chủ yếu thực hiện theo 
công nghệ truyền thống chưa ứng dụng công nghệ GIS để hỗ trợ quy 
hoạch. 
Một số đô thị với các dự án quy hoạch đô thị với nguồn vốn nước 
ngoài (ODA), trong đó bước đầu xem xét việc xây dựng quy hoạch 
dựa trên cơ sở nền tảng cơ sở dữ liệu (CSDL) và hệ thống GIS (thành 
phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị...) tuy nhiên do đang triển khai nên chưa 
có được đánh giá về khả năng ứng dụng của GIS. 
1.2.5. Sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan trong QLQH 
TN&XLNT 
Sự tham gia của cộng đồng trong công tác QLQH đã được dẫn 
chiếu trong Luật Quy hoạch đô thị và Luật Xây dựng. Tuy nhiên, việc 
ý kiến cộng đồng chỉ là hoạt động tổng hợp, trưng cầu ý kiến của cộng 
đồng dân cư. 
Nội dung tham gia cộng đồng về Quy hoạch TN&XLNT được quy 
định chung trong khuôn khổ sự tham gia cộng đồng trong công tác 
Quy hoạch đô thị, không có những quy định riêng. 
8 
Các bên liên quan đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng và 
cung cấp dịch vụ TN&XLNT ít khi được tham vấn quy hoạch nên 
hiệu quả đầu tư hệ thống TN&XLNT theo quy hoạch còn thấp. 
1.3. Tổng quan về các nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài 
Luận án tập trung phân tích 3 đề tài nghiên cứu, 5 luận án tiến sĩ, 5 
dự án trong nước, 2 công trình nghiên cứu quốc tế. Các nghiên cứu 
chủ yếu tập trung về các mô hình quản lý thoát nước mới (SuDS, 
TN&XLNT phi tập trung, ứng phó với BĐKH...), nội dung quản lý 
thoát nước cấp vùng mà chưa đề cập công tác quy hoạch (quy trình, 
nội dung), vấn đề tích hợp chúng vào trong QHC đô thị, sử dụng 
tiến bộ khoa học kỹ thuật trong QLQH TN&XLNT và rà soát đánh giá 
sự phù hợp của hệ thống văn bản pháp lý hiện hành 
1.4. Những vấn đề cần nghiên cứu của luận án. 
- Điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện quy trình quy hoạch TN&XLNT 
trong QHC đô thị. 
- Lồng ghép các giải pháp thoát nước bền vững, ứng phó với 
BĐKH trong nội dung quy hoạch. 
- Ứng dụng GIS và công nghệ vào công tác QLQH. 
- Bổ sung và hoàn thiện cơ cấu tổ chức QLQH. 
- Bổ sung, điều chỉnh cơ chế chính sách về QLQH. 
- Nâng cao vai trò tham gia của cộng đồng và các bên liên quan 
trong quy hoạch TN&XLNT. 
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QLQH TN&XLNT ĐÔ 
THỊ LOẠI III VÙNG DUYÊN HẢI TRUNG BỘ - VIỆT NAM 
2.1. Cơ sở pháp lý về QLQH TN&XLNT đô thị 
2.1.1. Quy định về công tác QLQH TN&XLNT đô thị 
Quy hoạch đô thị phải được lồng ghép nội dung quy hoạch 
TN&XLNT, QHC là cơ sở để triển khai các dự án đầu tư xây dựng hệ 
thống TN&XLNT. Quy hoạch chuyên ngành TN&XLNT (nếu cần) để 
cụ thể hóa các nội dung trong QHC (Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch 
đô thị). Các địa phương còn phải xây dựng Quy định về quản lý hoạt 
động thoát nước và Kế hoạch đầu tư phát triển thoát nước (nghị định 
80/2014/NĐ-CP) 
9 
Nhà nước thống nhất công tác QLQH TN&XLNT, quản lý đất đai 
cho hệ thống thoát nước, quản lý về chất lượng môi trường nước thải 
và nguồn tiếp nhận cũng như các yêu cầu về lồng ghép ứng phó với 
BĐKH (Luật Quy hoạch; Luật đất đai, Luật Tài nguyên nước; Luật 
bảo vệ môi trường...) 
2.1.2. Định hướng, chiến lược về QLQH TN&XLNT đô thị 
Định hướng TN&XLNT các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam 
xác định đến năm 2025: Các đô thị loại III phải hình thành được hệ 
thống thoát nước với diện tích phủ dịch vụ trên 80%; Khắc phục được 
hoàn toàn tình trạng ngập úng, ngoài ra một phần nước mưa, nước thải 
sau xử lý phải được tái sử dụng; Các dự án thoát nước phải được 
nhanh chóng hoàn thiện với cơ sở là các quy hoạch TN&XLNT được 
phê duyệt. 
Các chiến lược về PTBV, tăng trưởng xanh và ứng phó với BĐKH 
cũng đưa ra các yêu cầu: Lồng ghép các nội dung về PTBV, tăng 
trường xanh và ứng phó với BĐKH khi thực hiện quy hoạch; Tăng 
cường vai trò, trách nhiệm của cộng đồng và các bên liên quan khác 
cũng được chú trọng kể cả từ khâu tư vấn, phản biện, kiến nghị chính 
s ... khác nhau: Tổ quản lý về nhà ở và công 
trình công cộng; Tổ quản lý về công trình HTKT và Tổ quản lý về 
hoạt động xây dựng, vật liệu xây dựng. Đề xuất diên chế của PQLĐT 
tối thiểu là 9-12 người trong đó có 03 cán bộ phụ trách về quản lý 
HTKT đô thị (chuẩn bị kỹ thuật - giao thông, nước – môi trường, năng 
lượng – thông tin). 
3.3.2. Đề xuất điều chỉnh, bổ sung và ban hành mới các cơ chế, chính 
sách về QLQH TN&XLNT 
Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12: làm rõ quy hoạch 
TN&XLNT là nội dung bắt buộc lồng ghép trong quy hoạch đô thị. 
Ghép chung nội dung về cao độ nền và thoát nước mặt đô thị với nội 
dung thoát nước thải đô thị thành nội dung TN&XLNT đô thị. 
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13: Thống nhất các nội dung về 
trách nhiệm lấy ý kiến của các quy hoạch đô thị và quy hoạch xây 
dựng khác là do cơ quan tổ chức lập quy hoạch thực hiện. Bổ sung 
quy định về cung cấp thông tin trên internet trên cơ sở hệ thống GIS 
các thông tin cơ bản về quy hoạch xây dựng. 
Bổ sung quan điểm ưu tiên dựa trên các đặc điểm tự nhiên để tổ 
chức thoát nước, các yêu cầu về lồng ghép SuDS và ứng phó BĐKH 
vào Định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt 
Nam và các Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01:2019; QCVN 07-
2:2016/BXD. 
3.3.3. Sự tham gia của cộng đồng và các bên trong công tác QLQH 
TN&XLNT 
Mục tiêu hướng vào đối tượng sử dụng dịch vụ và phải đáp ứng 
nhu cầu xã hội hóa trong quản lý, đầu tư, xây dựng và vận hành bao 
gồm việc tham vấn trong quá trình lập quy hoạch và công bố quy 
hoạch đô thị trong đó có quy hoạch TN&XLNT đến các bên liên quan. 
18 
Sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan phải thực hiện 
xuyên suốt toàn bộ quá trình và hướng trực tiếp đến đối tượng tham 
gia đầu tư, xây dựng, vận hành và hưởng lợi từ hệ thống TN&XLNT. 
Mỗi bước quy hoạch đều cần thực hiện công tác tham vấn các bên có 
liên quan để đạt được sự đồng thuận. Kết quả tham vấn bao gồm cả 
kết luận cuối cùng, các ý kiến khác với kết luận cuối cùng và phần giải 
trình phải được gửi đến toàn bộ các bên được tham vấn. 
3.4. Thực chứng và ứng dụng kết quả nghiên cứu về QLQH 
TN&XLNT vào đô thị loại III cụ thể 
3.4.1. Giới thiệu khái quát địa điểm ứng dụng 
TP Cam Ranh là đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh 
Khánh Hoà với diện tích khoảng 32.501,08 ha, với dân số là 125.311 
người với QHC mới nhất được phê duyệt tại quyết định số 323/QĐ-
UBND của UBND tỉnh Khánh Hoà ngày 02/02/2016. 
TP Cam Ranh có những đặc điểm chung của các đô thị loại III 
VDHTBVN như: Có tốc độ đô thị hoá nhanh, tuy nhiên giá trị GDP 
đầu người còn chưa cao so với trung bình cả nước; Lao động có trình 
độ chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp trong tổng nguồn lao động; 
Hệ thống TN&XLNT đã được hình thành từ lâu và qua nhiều giai 
đoạn khác nhau đã xuống cấp trầm trọng. Nằm ven biển có cao độ nền 
thấp dễ bị ảnh hưởng của BĐKH và nước biển dâng với cấu trúc sông 
có chiều dài ngắn. 
Về cơ cấu tổ chức cơ quan QLQH TN&XLNT: Phòng Kiến trúc, 
Quy hoạch và PTĐT, SXD với 06 cán bộ là kiến trúc sư và phòng 
HTKT với 05 cán bộ là kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng; PQLĐT, thành 
phố Cam Ranh với 07 cán bộ là kỹ sư xây dựng và kỹ sư kinh tế. 
3.4.1. Ứng dụng các đề xuất của luận án để điều chỉnh quy hoạch 
TN&XLNT thành phố Cam Ranh 
Phân tích hiện trạng TP.Cam Ranh bao gồm hệ thống cây xanh mặt 
nước; các trục tiêu chính và xây dựng mô hình số ảnh hưởng của 
BĐKH và nước biển dâng kết hợp với kết quả tham vấn cộng đồng về 
mức độ hài lòng và khả năng chi trả dịch vụ hạ tầng của người dân 
19 
thành phố để đưa ra đánh giá tổng hợp các vấn đề hiện trạng liên quan 
đến công tác TN&XLNT. 
Căn cứ định hướng phát triển đô thị và mục tiêu chiến lược về 
TN&XLNT đề xuất ý tưởng chính cho TP. Cam Ranh như sau: 
- Tại các khu vực đô thị hiện hữu và các khu vực ven đô đã bị tác 
động của quá trình đô thị hoá tận dụng tối đa hệ thống tiêu thoát tự 
nhiên kết hợp với hệ thống nhân tạo. 
- Tại các khu vực dự kiến phát triển đô thị mới mật độ thấp ưu tiên 
hệ thống tiêu thoát tự nhiên. 
- Các khu vực dân cư ngoại thành và các điểm du lịch phân tán sử 
dụng hệ thống xử lý nước thải tại chỗ gắn với yếu tố tự nhiên. 
- Các khu vực phát triển công nghiệp tổ chức thu gom và xử lý 
nước thải tập trung có tính đến việc xử lý sơ bộ tại từng nhà máy, xí 
nghiệp và xử lý ổn định nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. 
Dựa trên ý tưởng quy hoạch TN&XLNT cũng như định hướng phát 
triển không gian toàn đô thị, đề xuất phân chia khu vực nghiên cứu 
thành 06 phân vùng thoát nước với các nguyên tắc riêng và giải pháp 
riêng cho việc phát triển hệ thống hạ tầng TN&XLNT và các công 
trình trọng điểm theo từng phân vùng từ đó đề xuất các điều chỉnh về 
định hướng phát triển không gian trong đồ án QHC TP. Cam Ranh. 
- Vùng 1, các dòng chảy tự nhiên vẫn còn và có khá nhiều quỹ đất 
cho việc bố trí các công trình trọng điểm. Định hướng quy hoạch thoát 
nước gắn với các trục tiêu chính dựa trên các sông, suối, dòng chảy 
theo mùa hiện hữu, khu vực đầu nguồn tổ chức thành các khu vực bán 
ngập nước tự nhiên kết hợp với các khu vực sản xuất nông nghiệp để 
làm giảm tốc độ tập trung dòng chảy, thấm hút, thẩm thấu một phần 
lưu lượng và trữ nước tạm thời, khu vực trung và hạ nguồn tổ chức 
dòng chảy mặt tự nhiên với vùng đệm kết hợp với các khu cây xanh, 
không gian mở nếu đủ quỹ đất có thể hình thành các hồ điều hòa 
- Vùng 2 là khu vực trung tâm mới của thành phố Cam Ranh không 
gian đô thị đang hình thành, các dòng chảy tự nhiên vẫn còn tuy nhiên 
chưa được quản lý và đã có dấu hiệu bị lấn chiếm, vẫn còn đủ quỹ đất 
cho việc bố trí các công trình trọng điểm về thoát nước và xử lý nước 
20 
thải. Định hướng quy hoạch thoát nước gắn với các trục tiêu chính dựa 
trên các dòng chảy theo mùa hiện hữu, khu vực đầu nguồn tổ chức 
thành các khu vực bán ngập nước tự nhiên để làm giảm tốc độ tập 
trung dòng chảy, thấm hút, thẩm thấu một phần lưu lượng, khu vực 
trung và hạ nguồn tổ chức dòng chảy mặt tự nhiên, các khu vực có đủ 
quỹ đất có thể tổ chức thành các khu vực công viên bán ngập nước để 
lưu trữ tạm thời nước mặt. 
- Vùng 3 là khu vực trung tâm cũ của thành phố Cam Ranh với 
không gian đô thị ổn định từ trước các dòng chảy tự nhiên đã bị cải 
tạo, cống hóa hoặc thu nhỏ dòng chảy không còn diện tích mở rộng trừ 
các khu vực ven núi. Tận dụng tối đa quỹ đất để hình thành các không 
gian mở bố trí cho cây xanh mặt nước hỗ trợ tiêu thoát nước. Tiến tới 
tái hình thành các trục tiêu thoát nước mở. 
- Vùng 4 là khu vực hạ lưu các sông Trà Hoa, Trà Dục, suối Hành 
với 03 cửa ra biển (Ba Ngòi) với các hồ điều tiết thượng nguồn hồ 
Suồi Hành, hồ Trà Dục ..... Định hướng khu vực phục vụ cho tiêu 
thoát nước là chính, duy trì, mở rộng các dòng chảy tự nhiên, các khu 
vực thấp trũng lưu chứa nước, tổ chức xử lý nước thải tại chỗ, các khu 
vực xây dựng phải ưu tiên đảm bảo dòng chảy của nước, sẵn sàng cho 
trường hợp ngập nước trong một thời gian nhất định. 
- Vùng 5 là hạ lưu của nhiều tuyến suối nhỏ bắt nguồn từ núi Tà 
Lương, Trại Láng và Dốc Sen. Khu vực công nghiệp tập trung thu 
gom và xử lý nước thải riêng, các khu vực dân dụng xử lý nước thải 
cục bộ kết hợp với xử lý nước thải tại chỗ. Duy trì các trục tiêu nước 
chính dựa trên các sông, suối, trục tiêu theo mùa hiện hữu tại khu vực 
thượng lưu kết hợp với các khu vực bán ngập nước, ưu tiên hình thành 
các hồ điều hòa tại khu vực giáp ranh giữa khu vực sản xuất nông 
nghiệp và khu vực xây dựng tập trung đề lưu chứa nước và điều hòa 
dòng chảy. Khu vực xây dựng tập trung hình thành các trục tiêu thoát 
nước gắn với vùng đệm cây xanh kết hợp với công viên, không gian 
công cộng. 
- Vùng 6 là khu vực hạ lưu sông Cạn và suối Dầu với các hồ điều 
tiết thượng nguồn hiện hữu hoặc đã có dự án như hồ Sông Cạn và hồ 
21 
Sông Trâu (nằm ở tỉnh Ninh Thuận) với lưu vực khá lớn. Định hướng 
duy trì, mở rộng các dòng chảy tự nhiên, các khu vực thấp trũng lưu 
chứa nước, tổ chức xử lý nước thải tại chỗ, các khu vực xây dựng phải 
ưu tiên đảm bảo dòng chảy của nước kết hợp các khu vực trũng lưu 
chứa nước với khu vực nuôi trồng thủy, hải sản. 
Hình 3.6. Định hướng quy hoạch TN&XLNT thành phố Cam Ranh 
theo đề xuất của tác giả 
3.4.2. Ứng dụng các đề xuất của luận án để tổ chức QLQH TN&XLNT 
thành phố Cam Ranh 
22 
Ở cấp tỉnh, tại SXD, đề xuất sát nhập chức năng QLQH chuyên 
ngành của phòng HTKT vào phòng Quy hoạch kiến trúc. Phòng 
HTKT có thể sát nhập chung với Phòng quản lý phát triển đô thị và bộ 
phận này sẽ chỉ phụ trách quản lý khâu chuẩn bị đầu tư, và đầu tư xây 
dựng hệ thống HTKT trong đó có hệ thống TN&XLNT. Biên chế của 
phòng Quy hoạch kiến trúc: 10 người (bổ sung thêm 04 người trong 
đó có 03 cán bộ phụ trách về hạ tầng và 1 cán bộ phụ trách về GIS). 
Ở cấp đô thị, tổ chức PQLĐT thành phố Cam Ranh thành các tổ 
chuyên trách phụ trách các lĩnh vực quản lý khác nhau: Tổ quản lý về 
nhà ở và công trình công cộng; Tổ quản lý về công trình HTKT và Tổ 
quản lý về hoạt động xây dựng, vật liệu xây dựng. Đề xuất số lượng 
biên chế của PQLĐT là 12 người (bổ sung thêm 03 người phụ trách về 
HTKT). 
3.5. Bàn luận kết quả nghiên cứu. 
3.5.1. Bàn luận về đề xuất đổi mới quy trình, nội dung quy hoạch 
TN&XLNT tại các đô thị loại III VDHTBVN 
Đổi mới quy trình lập và nội dung quy hoạch TN&XLNT ở Việt 
Nam phải gắn liền với đổi mới quy trình và nội dung lập quy hoạch 
HTKT đô thị nói riêng và quy hoạch đô thị nói chung. Nội dung quy 
hoạch TN&XLNT trong đồ án quy hoạch đô thị mang tính quản lý 
cao, có tầm nhìn dài hạn vì vậy phải đảm bảo tính linh hoạt để thích 
ứng với những diễn biến không dự báo trước được của tình hình kinh 
tế - xã hội cũng như những tác động của BĐKH và nước biển dâng. 
Việc lồng ghép các định hướng tăng trưởng xanh, PTBV và ứng 
phó với BĐKH là cần thiết không chỉ đối với quy hoạch TN&XLNT 
mà còn đối với toàn bộ các nội dung khác của quy hoạch đô thị. Đây 
là một trong số các thành phần quan trọng đảm bảo cho tính linh hoạt 
của các giải pháp quy hoạch bên cạnh việc tăng cường sự tham gia của 
cộng đồng và các bên liên quan trong công tác lập và QLQH đô thị. 
3.5.2. Bàn luận về cơ chế chính sách và tổ chức bộ máy QLQH 
TN&XLNT tại các đô thị loại III VDHTBVN 
Do nguồn nhân lực cho công tác quản lý sẽ không có nhiều thuận 
lợi như tại các đô thị lớn, hay như ở cấp tỉnh, cấp trung ươngnên cần 
23 
cơ cấu nhân sự phải gọn nhẹ, đa năng nhưng vẫn phải đảm bảo chất 
lượng chuyên môn. Đồng thời để tăng cường trao đổi thông tin hai 
chiều và dễ dang cho việc cập nhật, việc sử dụng hệ thống CSDL trực 
tuyến và công nghệ GIS trong xây dựng CSDL và cung cấp thông tin 
là rất quan trọng, cần có đơn vị chuyên trách để thực hiện nội dung 
này. 
3.5.3. Bàn luận về khả năng mở rộng kết quả nghiên cứu của đề tài 
cho các đô thị loại III ở Việt Nam 
Các đề xuất về đổi mới quy trình lập và QLQH cho các đô thị loại 
III vùng duyên hải Trung bộ hoàn toàn có thể áp dụng cho các đô thị 
loại III ở các khu vực khác một cách có chọn lọc, đặc biệt là các quy 
định về lồng ghép các giải pháp hạ tầng xanh, PTBV và ứng phó với 
BĐKH vào trong quy hoạch TN&XLNT nói riêng và quy hoạch đô thị 
nói chung. Bên cạnh đó các đề xuất về việc tăng cường sự tham gia 
của cộng đồng và các bên liên quan đến công tác quản lý hệ thống 
TN&XLNT đặc biệt phù hợp cho các đô thị vừa và nhỏ, cung như các 
khu, cụm dân cư nông thôn tập trung. 
C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 
Kết luận. 
Đề tài luận án đã nghiên cứu về thực trạng quản lý quy hoạch thoát 
nước và xử lý nước thải tại các đô thị loại III vùng duyên hải Trung bộ 
Việt Nam, xác định được các vấn đề tồn tại cần giải quyết và đã đưa ra 
các đề xuất mới trong công tác quản lý quy hoạch thoát nước tại các 
đô thị loại III vùng duyên hải Trung bộ Việt Nam dựa trên các cơ sở 
khoa học và thực tiễn. Cụ thể là: 
1/ Điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện quy trình quy hoạch thoát nước 
và xử lý nước thải bao gồm việc tích hợp và thể chế hóa quy hoạch 
thoát nước và xử lý nước thải trong quy hoạch chung đô thị, lồng ghép 
các giải pháp thoát nước bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu trong 
nội dung quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải và ứng dụng công 
nghệ GIS vào công tác lập và quản lý quy hoạch thoát nước và xử lý 
nước thải 
24 
2/ Bổ sung và hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý quy hoạch thoát 
nước và xử lý nước thải nhằm tăng cường năng lực về chuyên ngành 
thoát nước và xử lý nước thải cho cán bộ nhưng vẫn đảm bảo cơ cấu 
quản lý gọn nhẹ, linh hoạt kèm theo các đề xuất về điều chỉnh, bổ 
sung và ban hành mới các cơ chế, chính sách mới trong đó có nội 
dung về việc nâng cao vai trò và khuyến khích sự tham gia của cộng 
đồng và các bên liên quan trong công tác quản lý quy hoạch thoát 
nước và xử lý nước thải. 
Đề tài luận án đã ứng dụng các nội dung đề xuất vào trường hợp cụ 
thể là thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa để thực chứng hiệu quả 
của các đề xuất và đưa ra các bản luận đề làm rõ thêm về các đề xuất 
đổi mới quy trình và nội dung lập quy hoạch thoát nước và xử lý nước 
thải tại các đô thị loại III vùng duyên hải Trung bộ Việt Nam, về việc 
cơ cấu tổ chức lại bộ máy quản lý quy hoạch thoát nước và xử lý nước 
thải tại các đô thị loại III vùng duyên hải Trung bộ Việt Nam và khả 
năng mở rộng kết quả nghiên cứu tại các đô thị loại III ở Việt Nam 
Kiến nghị. 
1/ Điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện một số nội dung của Luật Quy 
hoạch đô thị; Luật Xây dựng và hệ thống các văn bản liên quan 
2/ Điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện một số nội dung của nghị định 
80/2015/NĐ-CP và các văn bản có liên quan 
3/ Đề xuất điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chức năng nhiệm vụ và 
cơ cấu tổ chức của các đơn vị QLQH TN&XLNT tại địa phương 
4/ Tiếp tục nghiên cứu để hướng đến việc giải quyết đồng bộ về 
công tác quản lý lập quy hoạch đô thị nói chung và quy hoạch hệ 
thống HTKT đô thị nói riêng tại các đô thị vừa, nhỏ và điểm dân cư 
nông thôn trên địa bàn toàn quốc. 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN. 
1. Vũ Tuấn Vinh (2016), Một số vấn đề tồn tại trong công tác 
QLQH thoát nước các đô thị loại III ở Việt Nam, Tạp chí Quy hoạch 
Xây dựng (ISSN 1859-3054), số 76, trang 94 – 97. 
2. Vũ Tuấn Vinh (2016), Một số đề xuất về đổi mới công tác lập 
quy hoạch HTKT đô thị, Tạp chí Quy hoạch Xây dựng (ISSN 1859-
3054), số 82, trang 56 – 59. 
3. Vũ Tuấn Vinh (2017), Quy hoạch và quản lý cao độ nền đô thị 
theo định hướng thoát nước bền vững, Tạp chí Quy hoạch Xây dựng 
(ISSN 1859-3054), số 88, trang 31 – 35. 
4. Vũ Tuấn Vinh (2019), Yêu cầu về HTKT trong quy hoạch hệ 
thống đô thị và nông thôn quốc gia, Tạp chí Quy hoạch Xây dựng 
(ISSN 1859-3054), số 97-98, trang 62 - 67. 
5. Vũ Tuấn Vinh (2019), Một số đề xuất về giải pháp quản lý quy 
hoạch thoát nước và xử lý nước thải cho các đô thị loại III vùng duyên 
hải Trung bộ, Tạp chí Quy hoạch Xây dựng (ISSN 1859-3054), số 
101-102, trang 82 - 86. 

File đính kèm:

  • pdfquan_ly_quy_hoach_thoat_nuoc_va_xu_ly_nuoc_thai_tai_cac_do_t.pdf
  • pdfDong gop moi cua luan an 2 - EN.pdf
  • pdfDong gop moi cua luan an 2 - VI.pdf
  • pdfTom tat luan an - Cap truong 2 - EN.pdf