Quy hoạch chi tiết NTTS trên địa bàn huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú đến năm 2020
1.1. Đặt vấn đề
Bến Tre là một trong những tỉnh thuộc vùng ĐBSCL có tiềm năng phát triển nuôi
trồng thủy sản rất lớn. Với hệ thống sông ngòi chằng chịt nhận nguồn cung cấp nước
ngọt, phù sa, các loài thủy sinh nước ngọt từ hai nhánh sông Tiền và sông Hậu thuộc hệ
thống sông Mekong; có đường bờ biển dài 65 km chạy dọc 3 huyện biển (Bình Đại, Ba
Tri và Thạnh Phú) tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển giống loài thủy sản lợ, mặn
đã góp phần hình thành hệ sinh thái đa dạng, phong phú cho tỉnh Bến Tre với 3 vùng
nuôi thủy sản ngọt, lợ, mặn.
Năm 2010, tổng diện tích NTS toàn tỉnh là 42.407 ha, sản lượng đạt 168.778 tấn,
kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 57,268 tỷ USD. Ngành thủy sản Bến Tre lấy đối tượng
xuất khẩu làm gốc, hiện nay tỉnh tập trung 5 đối tượng nuôi chủ yếu: tôm sú, tôm chân
trắng, nghêu, cá tra và tôm càng xanh. Ngoài ra còn chú ý phát triển một số đối tượng
nuôi khác như: cá chẽm, cá mú, cá bống tượng, cá kèo, cá đồng, cá điêu hồng, cá rô phi
dòng Gift, cua biển, sò huyết, baba,
Nuôi tôm sú chiếm diện tích lớn nhất trong cơ cấu diện tích NTS toàn tỉnh, năm
2010 diện tích này là 30.252 ha (chiếm 71,34% diện tích NTS toàn tỉnh), trong đó nuôi
tôm sú thâm canh và bán thâm canh là 4.299 ha, nuôi tôm lúa là 8.531 ha, nuôi quảng
canh, xen rừng là 17.422 ha. Số diện tích còn lại nông dân, các doanh nghiệp nuôi tôm
chân trắng, cá tra, tôm càng xanh, các loại cá nước ngọt và thủy đặc sản khác, Phần
bãi bồi, cồn nổi ven sông, ven biển của tỉnh hiện đang phát triển nghề nuôi nghêu, sò khá
mạnh, với diện tích tiềm năng phát triển nhuyễn thể khoảng 15.000 ha. Diện tích đã nuôi
và khai thác nghêu: 4.200/7.800 ha đất được Nhà nước giao; sản lượng thu hoạch nghêu
thịt bình quân 9.000 tấn/năm, nghêu giống bình quân hơn 400 - 500 tấn/năm.
Diện tích NTTS của tỉnh Bến Tre tập trung chủ yếu ở 3 huyện ven biển Bình Đại,
Ba Tri và Thạnh Phú. Năm 2010, tổng diện tích 3 huyện là 37.343 ha, chiếm 88,06%
diện tích NTTS toàn tỉnh; tổng sản lượng đạt 69.906 tấn, chiếm 41,42% sản lượng NTTS
toàn tỉnh. Ba huyện ven biển tỉnh Bến Tre (Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú) được tỉnh
xây dựng quy hoạch NTTS từ năm 2003 - 2010, nhiều chỉ tiêu quan trọng của quy hoạch
đã không còn phù hợp. Tính đến thời điểm này được gần 8 năm sau khi quy hoạch năm
2003 được phê duyệt đến nay tình hình phát triển NTTS có rất nhiều thay đổi, đặc biệt là
những năm gần đây 2007 - 2010 tình hình phát triển nóng của nhiều đối tượng nuôi mới
phát triển làm thay đổi quy hoạch cũ rất nhiều.
Xuất phát từ những đòi hỏi khách quan, thực tế sản xuất, việc: “Quy hoạch chi tiết
nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú đến năm
2020” là một việc làm cần thiết và cấp bách, nhằm xây dựng được các phương án bố trí sản
xuất hợp lý dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và chủ trương
của tỉnh để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên mặt nước và định hướng phát triển NTTS
trên địa bàn huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú tỉnh Bến Tre phát triển hiệu quả, bền
vững.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy hoạch chi tiết NTTS trên địa bàn huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú đến năm 2020
Quy hoạch chi tiết NTTS trên địa bàn huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú đến năm 2020 i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... v DANH MỤC HÌNH .....................................................................................................vii DANH MỤC BẢN ĐỒ ................................................................................................vii CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................................. viii PHẦN I........................................................................................................................... 1 GIỚI THIỆU CHUNG .................................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu quy hoạch ................................................................................................. 1 1.3. Phạm vi, nội dung, phương pháp và sản phẩm ........................................................ 2 1.3.1. Phạm vi thực hiện .................................................................................................... 2 1.3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .................................................................... 2 1.3.3. Sản phẩm của dự án ................................................................................................. 2 PHẦN II ......................................................................................................................... 3 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN VÙNG QUY HOẠCH ................................................................................................... 3 2.1. Điều kiện tự nhiên của vùng quy hoạch .................................................................. 3 2.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................................... 3 2.1.2. Đặc điểm khí hậu, thời tiết ....................................................................................... 3 2.1.3. Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng ............................................................................... 4 2.1.4. Hệ thống sông rạch, chế độ thủy văn ....................................................................... 6 2.1.5. Các tai biến thiên nhiên ........................................................................................... 8 2.1.6. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên ........................................................................... 9 2.1.7. Đánh giá điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến vùng quy hoạch ............................... 15 2.2. Hiện trạng môi trường nước vùng quy hoạch ........................................................ 16 2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội của vùng quy hoạch ..................................................... 18 2.3.1. Cơ cấu GDP ........................................................................................................... 18 2.3.2. Giá trị sản xuất ngành thủy sản .............................................................................. 20 2.3.3. Dân số, lao động và việc làm ................................................................................. 21 2.3.4. Kinh tế nông hộ ..................................................................................................... 23 2.3.5. Giáo dục ................................................................................................................. 24 2.3.6. Y tế ......................................................................................................................... 25 2.3.7. Văn hóa thông tin – an sinh xã hội ........................................................................ 26 Quy hoạch chi tiết NTTS trên địa bàn huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú đến năm 2020 ii 2.3.8. Cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS ................................................................................ 26 2.3.9. Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến vùng quy hoạch .................... 29 PHẦN III...................................................................................................................... 31 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG NTTS TRONG VÙNG QUY HOẠCH 31 3.1. Hiện trạng hoạt động NTTS trong vùng quy hoạch .............................................. 31 3.1.1. Diễn biến diện tích và sản lượng NTTS toàn tỉnh Bến Tre ................................... 31 3.1.2. Diễn biến diện tích, sản lượng và năng suất NTTS các huyện trong vùng QH .... 32 3.1.3. Tình hình sản xuất và các hoạt động có liên quan đến NTTS ............................... 42 3.2. Khoa học công nghệ, khuyến ngư và hợp tác quốc tế ........................................... 45 3.2.1. Hoạt động khuyến ngư và công tác chuyển giao công nghệ ................................. 45 3.2.2. Hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi.................................................................. 46 3.3. Phát triển nguồn nhân lực ...................................................................................... 48 3.4. Tổ chức sản xuất, quản lý và cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển NTTS trong vùng quy hoạch ............................................................................................................................. 49 3.4.1. Tổ chức sản xuất .................................................................................................... 49 3.4.2. Tổ chức quản lý ..................................................................................................... 50 3.5. Các chương trình, dự án đầu tư cho NTTS trong vùng quy hoạch ....................... 51 3.6. Bảo vệ môi trường trong vùng quy hoạch ............................................................. 53 3.7. Đánh giá chung về hiện trạng NTTS ..................................................................... 54 3.7.1. Những mặt đạt được .............................................................................................. 54 3.7.2. Những khó khăn, tồn tại ........................................................................................ 54 PHẦN IV ...................................................................................................................... 56 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH ĐÃ ĐƯỢC DUYỆT (2003 – 2010) TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH ĐẠI, BA TRI VÀ THẠNH PHÚ ................ 56 4.1. Đánh giá thực hiện QH được duyệt năm 2003, các chỉ tiêu thực hiện huyện Bình Đại 56 4.1.1. So sánh các chỉ tiêu QH chi tiết NTTS đến năm 2010 đã được duyệt năm 2003 huyện Bình Đại .................................................................................................................... 56 4.1.2. Phân tích kết quả thực hiện QH đã được duyệt năm 2003 huyện Bình Đại .......... 57 4.2. Đánh giá thực hiện QH được duyệt 2003, các chỉ tiêu thực hiện huyện Ba Tri .... 58 4.2.1. So sánh các chỉ tiêu QH chi tiết NTTS đến năm 2010 đã được duyệt năm 2003 huyện Ba Tri ......................................................................................................................... 58 4.2.2. Phân tích kết quả thực hiện QH đã được duyệt năm 2003 huyện Ba Tri .............. 60 4.3. Đánh giá thực hiện QH được duyệt 2003, các chỉ tiêu thực hiện huyện Thạnh Phú 61 4.3.1. So sánh các chỉ tiêu QH chi tiết NTTS đến năm 2010 đã được duyệt năm 2003 huyện Thạnh Phú ................................................................................................................. 61 Quy hoạch chi tiết NTTS trên địa bàn huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú đến năm 2020 iii 4.3.2. Phân tích kết quả thực hiện QH đã được duyệt năm 2003 huyện Thạnh Phú ....... 63 4.4. Định hướng quy hoạch mới ................................................................................... 64 PHẦN V ....................................................................................................................... 65 MỘT SỐ DỰ BÁO LIÊN QUAN ĐẾN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NTTS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH ĐẠI, BA TRI VÀ THẠNH PHÚ ĐẾN NĂM 2020 .......... 65 5.1. Dự báo về thị trường tiêu thụ sản phẩm ................................................................ 65 5.2. Tình hình sản xuất và NTTS trên thế giới ............................................................. 67 5.3. Xu thế xuất khẩu NTTS của Việt Nam ................................................................. 69 5.4. Lợi thế cạnh tranh và tiềm năng phát triển NTTS trong vùng quy hoạch ............. 71 5.5. Dự báo các mô hình sản xuất có thể phát triển trong tương lai ............................. 73 5.6. Dự báo các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong phát triển NTTS ........ 74 5.7. Dự báo xu hướng biến đổi môi trường, nguồn lợi và đa dạng sinh học ................ 75 5.8. Dự báo tác động của sự phát triển thuỷ sản ảnh hưởng đến an ninh lương thực .. 78 5.9. Dự báo phát triển kinh tế và cơ chế chính sách ..................................................... 79 5.10. Dự báo về nguồn lực lao động ............................................................................... 81 5.11. Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ................................................... 81 5.12. Những thuận lợi và khó khăn ................................................................................ 83 PHẦN VI ...................................................................................................................... 84 XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NTTS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH ĐẠI, BA TRI VÀ THẠNH PHÚ ĐẾN NĂM 2020 ..................................................... 84 6.1. Căn cứ pháp lý lập quy hoạch ................................................................................ 84 6.2. Quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển ......................................................... 85 6.2.1. Quan điểm phát triển ............................................................................................. 85 6.2.2. Định hướng phát triển ............................................................................................ 85 6.2.3. Mục tiêu phát triển giai đoạn 2011 – 2015, 2016 – 2020 ...................................... 86 6.3. Lộ trình phát triển .................................................................................................. 87 6.3.1. Giai đoạn 2011 – 2015 ........................................................................................... 87 6.3.2. Giai đoạn 2016 – 2020 ........................................................................................... 87 6.4. Luận chứng các phương án phát triển đến năm 2020 ............................................ 88 6.4.1. Các phương án pháp triển ...................................................................................... 88 6.4.2. Luận chứng lựa chọn phương án phát triển ........................................................... 90 6.4.3. Quy hoạch nuôi thủy sản 3 huyện ven biển theo phương án lựa chọn .................. 91 6.4.4. Nhu cầu vốn đầu tư .............................................................................................. 109 6.4.5. Hiệu quả của quy hoạch ....................................................................................... 113 PHẦN VII .................................................................................................................. 115 Quy hoạch chi tiết NTTS trên địa bàn huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú đến năm 2020 iv CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ............................................................................... 115 7.1. Nhóm giải pháp cơ chế, chính sách ..................................................................... 115 7.1.1. Tăng cường năng lực thể chế ............................................................................... 115 7.1.2. Về cơ chế chính sách ........................................................................................... 115 7.1.3. Các giải pháp chính sách huy động vốn cho phát triển nghề NTTS ................... 115 7.2. Nhóm các giải pháp về hạ tầng, kỹ thuật phục vụ sản xuất ................................. 116 7.2.1. Các giải pháp về thủy lợi phục vụ NTTS ............................................................ 116 7.2.2. Các giải pháp về khoa học công nghệ cho phát triển NTTS ............................... 117 7.3. Nhóm các giải pháp về dịch vụ phục vụ sản xuất ............................................... 117 7.3.1. Hệ thống khuyến ngư........................................................................................... 117 7.3.2. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nghề cá ............................................................ 118 7.3.3. Giải pháp giống .................................................................................................... 118 7.3.4. Giải pháp về thức ăn, hóa chất ............................................................................. 119 7.4. Nhóm giải pháp môi trường, nguồn lợi trong phát triển NTTS .......................... 119 7.4.1. Nhận thức chung .................................................................................................. 119 7.4.2. Mục tiêu nhiệm vụ ............................................................................................... 119 7.4.3. Các giải pháp cụ thể ............................................................................................. 119 7.5. Nhóm giải pháp tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ...................................... 121 7.5.1. Tổ chức sản xuất .................................................................................................. 121 7.5.2. Giải pháp QLCL và ATVSTP ............................................................................. 121 7.5.3. Giải pháp thị trường tiêu thụ sản phẩm ............................................................... 122 7.6. Bảo vệ tài nguyên, môi trường ............................................................................ 123 7.7. Tổ chức thực hiện quy hoạch ............................................................................... 123 PHẦN VIII ................................................................................................................. 125 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 125 8.1. Kết luận ................................................................................................................ 125 8.2. Kiến nghị.............................................................................................................. 125 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................... ... ứng giống, vật tư - Hợp đồng đầu tư và thu mua nông sản NHÀ BĂNG (NGÂN HÀNG) - Cho vay tín dụng - Tư vấn vay vốn và sử dụng vốn - Chính sách tín dụng - v.v HỘI/HIỆP HỘI - Nghiên cứu khoa học công nghệ và đào tạo. - Kinh doanh dịch vụ và cung ứng xuất khẩu. - Đại diện lợi ích của ngành hàng. - Là cầu nối giữa các doanh nghiệp và nhà nước. PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN BỀN VỮNG NHÀ KHOA HỌC - Nghiên cứu và chuyển giao khoa học và công nghệ - Tư vấn cho nhà nước, ngân hàng và doanh nghiệp NHÀ SẢN XUẤT (Nông hộ, trang trại) - Lập PA và tổ chức sản xuất - Học tập và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật – công nghệ mới - Hợp tác với các Nhà - Thực hiện đúng cam kết Quy hoạch chi tiết NTTS trên địa bàn huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú đến năm 2020 122 Trước hết, cần phải tổ chức lại sản xuất theo hướng áp dụng những qui trình nuôi sạch theo tiêu chuẩn quốc tế (qui phạm thực hành nuôi tốt (GAqP), qui tắc nuôi có trách nhiệm (CoC),...). Khi hàng thủy sản xuất khẩu bị phát hiện kém chất lượng, nhiễm dư lượng kháng sinh, hóa chất bị cấm thì chúng ta có thể truy nguyên nguồn gốc, tìm ra nguyên nhân từ khâu nào, để khắc phục kịp thời. Tăng cường hợp tác quốc tế để thực hiện các dự án như: ứng dụng GAP, SQF trong nuôi thủy sản, thử nghiệm các chế phẩm sinh học để phòng, trị bệnh cho tôm, cá, đào tạo kỹ thuật kiểm nghiệm kháng sinh,... Các doanh nghiệp cần đầu tư đổi mới trang thiết bị chế biến, trong đó chú trọng trang bị các thiết bị kiểm tra chất lượng sản phẩm. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường phổ biến kiến thức về quản lý chất lượng, hệ thống HACCP, ISO cho các doanh nghiệp thông qua các khóa học dài hạn hoặc các đợt tập huấn ngắn hạn. Có các biện pháp chế tài, xử phạt thật nghiêm khi phát hiện có gian lận trong các khâu từ nuôi trồng, khai thác đến bảo quản và chế biến sản phẩm (xử phạt tài chính, cấm xuất, nhập,...). 7.5.3. Giải pháp thị trường tiêu thụ sản phẩm Cần tích cực mở rộng thị trường tiêu thụ cả nội địa và xuất khẩu. Phát triển thị trường trên cơ sở đa dạng hóa mặt hàng, nâng cao chất lượng, vệ sinh và hạ giá thành sản phẩm. Coi thị trường Bắc Mỹ, châu Âu, Úc và Đông Á là những thị trường trọng điểm. Bên cạnh đó phát triển mở rộng ra các thị trường còn đầy tiềm năng như một số nước Châu Phi, các nước Arập. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại trực tiếp hoặc gián tiếp, giữ vững khách hàng hiện có, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quan hệ thương mại, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng, tạo điều kiện tiếp cận trình độ công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý của thế giới. Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế, nhanh chóng xây dựng và quảng bá thương hiệu doanh nghiệp trên các kênh thông tin. Chủ động phối hợp với các tham tán Việt Nam tại nước ngoài và Phòng Thương mại - Công nghiệp các nước nhằm tạo sự kết nối giữa sản xuất, phân phối và tiêu dùng. Mở rộng hệ thống thông tin của ngành nhằm cập nhật nhanh chóng thông tin về thị trường, giá cả, mỗi doanh nghiệp cần thiết kế website riêng với nội dung phong phú, trung thực và giao diện đẹp nhằm tạo thuận lợi trong giao dịch mua, bán, mở rộng thị trường và tạo lòng tin với khách hàng. Nhà nước cần tạo điều kiện và hỗ trợ phát triển các công trình phục vụ thương mại như xây dựng chợ đầu mối thủy sản tại những khu vực có nguồn nguyên liệu lớn, các phòng trưng bày hàng thủy sản và văn phòng đại diện ở các thành phố lớn như Tp.HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Nha Trang... Nâng cao sự hiểu biết về luật pháp của các nước nhập khẩu, luật pháp quốc tế, lưu trữ hồ sơ, sổ sách kế toán và tư liệu cần thiết đầy đủ nhằm phòng, tránh và ứng phó tốt nếu xảy ra các tranh chấp thương mại, kiện cáo, Tổ chức củng cố mô hình liên kết giữa người nuôi với người nuôi về mua con giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản, giữa người nuôi với các nhà máy chế biến trong và ngoài tỉnh về tiêu thụ sản phẩm để cùng chia sẽ quyền lợi và trách nhiệm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Quy hoạch chi tiết NTTS trên địa bàn huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú đến năm 2020 123 Bộ NN&PTNT cùng với Sở NN&PTNT phối hợp với Bộ Công thương để hỗ trợ các huyện ven biển thiết lập một hệ thống thông tin, quảng bá thương hiệu MSC và tăng cường xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu cho con nghêu Bến Tre cả Nghêu thương phẩm, Nghêu giống. 7.6. Bảo vệ tài nguyên, môi trường - Bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, trồng mới và phục hồi các cánh rừng bị sạt lở. - Tuyên truyền, giáo dục ý thức người dân trong khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản. Tổ chức các đợt tập huấn, hội thảo phổ biến kiến thức về bảo vệ tài nguyên môi trường. - Lồng ghép các vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường vùng biển ven bờ vào kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. - Nâng cao năng lực, trang thiết bị phục vụ công tác điều tra, quan trắc, ngăn ngừa ô nhiễm trên các sông chính và vùng biển ven bờ. - Hoàn thiện các văn bản pháp lý về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên môi trường. - Đưa ra các giải pháp phòng chống ô nhiễm môi trường vùng biển ven bờ dưới tác động của phát triển kinh tế xã hội. - Xây dựng hệ thống mạng lưới quan trắc tài nguyên môi trường biển ven bờ. - Khắc phục, giảm nhẹ thiên tai, sự cố môi trường, nước biển dâng do biến đổi khí hậu. - Phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái. Xây dựng, quản lý và phát triển bền vững các khu bảo tồn, vùng đất ngập nước. - Tổ chức thực hiện bảo vệ tài nguyên môi trường biển ven bờ. 7.7. Tổ chức thực hiện quy hoạch Sau khi quy hoạch chi tiết 3 huyện được phê duyệt cần khẩn trương tiến hành phổ biến rộng rãi quy hoạch cho tất cả các cấp chính quyền địa phương các xã, người sản xuất trong vùng quy hoạch và công khai các định hướng quy hoạch. Chỉ đạo các địa phương thực hiện đúng quy hoạch đã được duyệt, phân công phân nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch sau khi được công khai hóa: (1). Các ngành tỉnh (NN&PTNT, KH&ĐT, TN&MT, Tài chính,) Các Sở tiếp tục quan tâm chỉ đạo có hiệu quả các Chương trình trên phạm vi toàn tỉnh gắn với việc hướng dẫn 3 địa phương trong vùng thực hiện đúng theo quy hoạch được duyệt. Tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn các huyện, các đơn vị trực thuộc Sở NN&PTNT và đơn vị sản xuất-kinh doanh thực hiện Quy hoạch. Lập kế hoạch hàng năm, 5 năm, xây dựng các dự án nhằm thực hiện tốt quy hoạch. Thành lập ban hoặc tổ chuyên trách theo dõi thực hiện, thường trực là Sở NN&PTNT, Chi cục thủy sản. Trong quá trình thực hiện có những nội dung cần bổ sung, điều chỉnh, Sở NN&PTNT phải bàn bạc thống nhất với các Sở, ban, ngành liên quan và có văn bản trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khẩn trương triển khai xây dựng các dự án khả thi theo đề xuất để đáp ứng yêu cầu mục tiêu quy hoạch đề ra. Phân công trách nhiệm quản lý, hỗ trợ kỹ thuật, tài chính và giám sát môi trường từ tỉnh đến huyện, xã và người sản xuất. Thành lập bộ phận chuyên trách giám sát thực hiện QH chuyên ngành thủy sản từ tỉnh đến huyện, xã. Quy hoạch chi tiết NTTS trên địa bàn huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú đến năm 2020 124 Nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới trong nuôi, sản xuất giống cho các địa phương và các doanh nghiệp. Tập trung đầu tư và hỗ trợ dịch vụ (khuyến ngư, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thú y thủy sản, vệ sinh môi trường,) cho những vùng khó khăn. Xây dựng cơ chế làm việc và hình thành đội ngũ cán bộ có năng lực đáp ứng yêu cầu quản lý ngành bằng các luật lệ, chính sách, quy hoạch, giám sát kỹ thuật. (2). Ủy ban nhân dân huyện/và Các ban ngành thuộc huyện Sau khi Quy hoạch được phê duyệt, Ủy Ban nhân dân huyện chỉ đạo các Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài chính và các ban, ngành có liên có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn thực hiện theo chức năng chuyên ngành. UBND các huyện rà soát, bổ sung, thực hiện quy hoạch phát triển thủy sản tại địa phương; hướng dẫn các xã xây dựng quy hoạch, kế hoạch cụ thể, quản lý quy hoạch sau khi được phê duyệt và xử lý các trường hợp vi phạm. Xây dựng các Chương trình, dự án đầu tư cụ thể và triển khai thực hiện; chỉ đạo xây dựng và tổng kết các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bền vững, phổ biến và nhân rộng. Căn cứ vào mục tiêu của quy hoạch được duyệt, theo chức năng của các đơn vị tiến hành lập kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm. Cần kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, định kỳ sơ kết, tổng kết và kịp thời phản ánh để điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với điều kiện của từng giai đoạn phát triển. Các địa phương cần hình thành BQL vùng nuôi và củng cố lại các BQL vùng nuôi cấp xã, nhằm chỉ đạo và kiểm soát chặt chẽ QH đi vào thực tiễn cuộc sống của người dân. (3). Các đơn vị sản xuất, kinh doanh Thực hiện tổ chức phát triển sản xuất, kinh doanh theo quy hoạch; phản ảnh kịp thời và các kiến nghị nhằm thực hiện tốt Quy hoạch. Quy hoạch chi tiết NTTS trên địa bàn huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú đến năm 2020 125 PHẦN VIII KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 8.1. Kết luận Quy hoạch chi tiết NTTS ba huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú đến năm 2020 được phê duyệt sẽ là căn cứ pháp lý để các địa phương tổ chức và quản lý sản xuất có hiệu quả. Quy hoạch xây dựng được 3 phương án phát triển đến các năm mốc 2015 và 2020; đã phân tích và lựa chọn được phương án 2 để tính toán các chỉ tiêu phát triển. Đến năm 2015 diện tích NTTS toàn vùng là 39.000 ha, tăng lên 40.000 ha vào năm 2020. Tốc độ tăng trưởng BQ là 0,87%/năm giai đoạn 2011-2015 và 0,51%/năm trong giai đoạn 2016-2020. Đến năm 2015 sản lượng NTTS toàn vùng là 96.030 tấn, tăng lên 104.000 tấn vào năm 2020. Tốc độ tăng trưởng BQ là 6,55%/năm giai đoạn 2011-2015 và 1,61%/năm trong giai đoạn 2016-2020. Giá trị sản lượng (theo giá hiện hành) từ 5.089,3 tỷ đồng năm 2010 tăng lên 6.778,0 tỷ đồng năm 2015, tiếp tục tăng lên 7.735,4 tỷ đồng đến năm 2020. Thu hút, giải quyết việc làm cho một số lượng lớn lao động trong địa bàn. Số lao động từ 32.570 người năm 2010 tăng lên 34.090 người năm 2015. Đến năm 2020 thu hút được 35.470 lao động. Hình thành được bộ máy quản lý, ban quản lý vùng nuôi đến cấp xã và các vùng nuôi tập trung. Ổn định sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao trình độ, nhận thức về sản xuất sạch, ATVSTP, bảo vệ môi trường của người tham gia nuôi. Đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống thủy lợi, sẽ làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ các hoạt động nuôi, các vùng NTTS tập trung được phân vùng QH cụ thể thuận lợi trong việc quản lý và khống chế được nếu có sự cố dịch bệnh xảy ra. Áp dụng quy trình công nghệ mới vào sản xuất, có hệ thống xử lý nước thải trước khi đưa ra sông rạch sẽ làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Việc áp dụng công nghệ nuôi sạch không những làm tăng hiệu quả kinh tế mà còn góp phần giảm thiểu tối đa tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Đề xuất được các chương trình, dự án để phát triển nghề nuôi NTTS trên địa bàn 3 huyện trong giai đoạn 2010-2020. 8.2. Kiến nghị - Phải tổ chức xây dựng các chương trình, dự án đầu tư kịp thời, làm căn cứ cho việc đầu tư vào sản xuất. - Công tác phối hợp liên ngành phải triển khai thực hiện ngay sau khi quy hoạch được phê duyệt, để định hướng đầu tư có hiệu quả và phân cấp quản lý phù hợp. - Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi đặc biệt là hệ thống thủy lợi làm mới và nạo vét. Quy hoạch chi tiết NTTS trên địa bàn huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú đến năm 2020 126 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre các năm từ 2003 – 2009 (Cục Thống kê tỉnh Bến Tre). 2. Báo cáo quy hoạch chi tiết NTTS huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre đến năm 2010. 3. Báo cáo quy hoạch chi tiết NTTS huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre đến năm 2010. 4. Báo cáo quy hoạch chi tiết NTTS huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre thời kỳ 2003 – 2010. 5. Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Bến Tre đến năm 2020. 6. Báo cáo tổng hợp Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2008 đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. 7. Sở tài nguyên & môi trường tỉnh Bến Tre, 2009. Điều tra khảo sát hiện trạng tài nguyên vùng ven bờ tỉnh Bến Tre và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường. 8. Báo cáo Kết quả điều tra, thống kê các cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường trong nội ô thị xã Bến Tre. 9. Thống kê, kiểm kê diện tích đất tỉnh Bến Tre theo đơn vị hành chính (đến ngày 01/01/2009). 10. UBND huyện Bình Đại, 2003. Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội huyện Bình Đại - Bến Tre thời kỳ 2001 – 2010. 11. Báo cáo tổng kết KT - XH huyện Bình Đại các năm (2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 6 tháng đầu năm 2010). 12. Báo cáo tình hình phát triển nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Bình Đại giai đoạn 2001 - 2009, 6 tháng đầu năm 2010 và định hướng đến năm 2015. 13. Báo cáo về công tác triển khai, quản lý vụ nuôi năm 2010 huyện Bình Đại. 14. Danh sách các hộ nuôi cá da trơn năm 2010 huyện Bình Đại. 15. Báo cáo Về tình hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Bình Đại. 16. Báo cáo Tình hình cơ bản về nuôi trồng và khai thác thủy sản nội địa của huyện Bình Đại các năm (2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009). 17. Đảng bộ huyện Bình Đại, 2005. Văn kiện đại hội đảng bộ huyện Bình Đại lần thứ IX nhiệm kỳ 2005 – 2010. 18. UBND huyện Ba Tri, 2003. Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội huyện Ba Tri - Bến Tre đến năm 2020. 19. Báo cáo tổng kết KT - XH huyện Ba Tri các năm (2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 6 tháng đầu năm 2010). 20. Báo cáo tình hình phát triển nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Ba Tri giai đoạn 2001 - 2009, 6 tháng đầu năm 2010 và định hướng đến năm 2015. 21. Báo cáo về việc đánh giá hiệu quả thực hiện QH chi tiết NTTS từ năm 2003 đến năm 2010 huyện Ba Tri. 22. Báo cáo Sơ kết 3 năm thực hiện chương trình hành động số 23-CTr/HU thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. 23. Báo cáo Sơ kết 5 năm thực hiện chương trình số 6-CTr/HU về phát triển kinh tế Quy hoạch chi tiết NTTS trên địa bàn huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú đến năm 2020 127 thủy sản huyện Ba Tri giai đoạn 2006-2010. 24. Báo cáo tổng kết KT - XH huyện Thạnh Phú các năm (2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 9 tháng đầu năm 2010). 25. Báo cáo Tình hình hoạt động sản xuất thủy sản huyện Thạnh Phú giai đoạn 2003 – 2008. 26. Báo cáo tổng kết ngành thủy sản huyện Thạnh Phú 2003 – 2008 (Phòng NN huyện Thạnh Phú). 27. Một số chỉ tiêu KT - XH huyện Thạnh Phú các năm 2005, 2006, 2007, 2009, 2010. 28. Các báo cáo tổng kết ngành thuỷ sản tỉnh Bến Tre các năm 2003-2004-2005- 2006-2007-2008 (Sở Thuỷ sản tỉnh Bến Tre). 29. Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Bến Tre đến năm 2020. 30. UBND tỉnh Bến Tre, 2011. Đánh giá tác động, chi tiết kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Bến Tre và đề xuất giải pháp ứng phó.
File đính kèm:
- quy_hoach_chi_tiet_ntts_tren_dia_ban_huyen_binh_dai_ba_tri_v.pdf